Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận giai cấp và vấn đề giai cấp ở VN hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.88 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:................................................................................................2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:.................................................................................3
I. LÍ LUẬN CHUNG:......................................................................................3
1.Quan điểm lí luận trước Mác về giai cấp:..................................................3
2.Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp:....... .3
2.1. Những hình thức cộng đồng người:................................................... .3
2.1.1. Thị tộc:...................................................................................... ....3
2.1.2. Bộ lạc:..................................................................................... ......4
2.1.3. Bộ tộc:.................................................................................... .......5
2.1.4. Dân tộc:.................................................................................. .......5
2.2. Giai cấp và đấu tranh giai cấp:............................................................5
2.2.1. Khái niệm giai cấp:.............................................................. .........5
2.2.2. Đặc trưng của giai cấp:......................................................... ........6
2.2.3. Nguồn gốc hình thành giai cấp:............................................... .....6
2.2.4. Kết cấu xã hội-giai cấp:........................................................... .....7
2.2.5. Khái niệm đấu tranh giai cấp:.................................................. .....7
2.2.6. Vai trò của đấu tranh giai cấp:................................................. .....8
2.3. Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, nhân loại:.......................... .....9
2.3.1. Quan hệ giai cấp và dân tộc:...................................................... ...9
2.3.2. Quan hệ giai cấp và nhân loại:................................................... .10
II. THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:.. ..11
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp, đấu tranh giai cấp và dân tộc:........11
1.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp:.......................................11
1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc:........................................11
1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:...............12
1.3.1.Về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc:..........................12
1.3.2.Về sự lãnh đạo của Đảng vô sản trong giải phóng DT:...............12
2.Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:.................13
2.1.Cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta:.......................................................13
2.2.Tình hình của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta:...............................13


2.3.Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì hiện nay:............14
2.4.Đấu tranh giai cấp trên mọi lĩnh vực của đời sống:............................15
2.4.1.Đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực kinh tế:......................................15
2.4.2.Đấu tranh gia cấp trên lĩnh vực văn hóa-xã hội:..........................15
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:............................................................................17

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giai cấp và đấu tranh giai cấp luôn là một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng
đến sự phát triển của một dân tộc, vấn đề này cũng đã được đề cập đến trong rất
nhiều kỳ họp Đại hội đại biểu toàn quốc. Một xã hội bao giờ cũng tồn tại nhiều
giai cấp, trong đó có những giai cấp đối kháng nhau, dẫn đến hệ quả tất yếu là
đấu tranh giai cấp. Khi hiểu rõ về bản chất của đấu tranh giai cấp, chắc chắn
con đường giải quyết vấn đề sẽ trở nên rõ ràng và đúng đắn hơn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới, đã xác định
phương hướng xây dựng giai cấp công nhân trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất
lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp,
xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế giới,
trước sự phát triển quanh co của lịch sử, nhất là từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và Đông Âu sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào, chủ nghĩa tư bản tạm
thời thắng thế, làn sóng hận thù chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin lại dấy lên khắp mọi
nơi; nhân cơ hội đó, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, thậm chí có cả một bộ phận không ít những
người vốn là mác xít, nay trở cờ, lật lọng quay lại phê phán, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa
Mác- Lênin, phủ nhận học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và rêu rao về sự
“tận cùng của lịch sử”.
Trong bối cảnh đó, việc làm sáng tỏ và nhận thức lại đúng đắn hơn về giai cấp công nhân là

vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và thiết thực.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Giai cấp và vấn đề giai

cấp ở Việt Nam hiện nay “. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai
sót, kính mong thầy cô giúp đỡ em hoàn thiện bài tiểu luận.
Em xin cám ơn thầy cô!

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. LÝ LUẬN CHUNG

1. Quan điểm lý luận trước Mác về giai cấp :
Từ thời cổ đại đến nay xã hội phân chia thành các giai cấp đối lập nhau: chủ
nô-nô lệ (trong xã hội trung cổ); tư sản-vô sản (XH cận đại và đương đại); ngoài
ra còn các tầng lớp, hệ thống khác.
Trước Các Mác đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài giai cấp, đấu
tranh giai cấp của các sử gia tư sản như Chie, Ghiđô, Minhê,… phần lớn các “lý
thuyết phân tầng” của xã hội học tư sản hiện đại cùng thừa nhận sự tồn tại thực tế
của các giai cấp. Các lý thuyết đó tránh đụng đến các vấn đề cơ bản, đặc biệt là
vấn đề QHSX, TLSX.

2


Các lý thuyết xã hội phi mácxít chỉ đưa ra những định nghĩa mơ hồ về giai
cấp, không đi vào các đặc trưng cơ bản nhất. Họ cho rằng giai cấp là tập hợp
những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống,
cùng một đơn vị và uy tín xã hội…
Quan điểm về giai cấp hình thành khá sớm ở Trung Quốc, biểu hiện từ thế
kỉ IV-III trước CN. Trong cuốn “Quân tự luận” tác giả đã chỉ rõ: sỹ-nông-côngthương là cơ sở của nhà nước.
Công lao lớn nhất trong việc phát hiện ra vấn đề giai cấp và đấu tranh giai

cấp lại thuộc về những nhà sử học tiến bộ của Pháp thời kỳ Phục Hưng: lịch sử xã
hội phong kiến về sự hình thành xã hội tư sản là lịch sử cuộc đấu tranh thứ ba
chống quý tộc và tăng lữ, đấu tranh giai cấp bắt nguồn từ quan hệ sở hữu tư sản
(Marx gọi Ghieri là “bố đẻ của đấu tranh giai cấp”)
2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp
2.1. Những hình thức cộng đồng người .
Con người phải gắn kết với nhau thành những cộng đồng , đó là điều kiện để tồn
tại và phát triển.Các hình thức cộng đồng người trong quá trình phát triển là:
Thị tộc → Bộ lạc → Bộ tộc → Dân tộc .
2.1.1. Thị tộc :
Khái niệm :
Thị tộc là cộng đồng người gồm khoảng vài trăm người có cùng huyết thống.
Thị tộc là một đơn vị sản xuất và là một hình thức tồn tại cơ bản của xã hội
nguyên thuỷ.
Đặc điểm :
Nguồn gốc chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi .
Vai trò của người phụ nữ trong thị tộc có một vị trí đặc biệt .
Thời kì đầu có chế độ quần hôn , cùng với địa vị độc tôn của người phụ nữ
trong sản xuất là cơ sở để hình thành hình thức thị tộc mẫu quyền đầu tiên trong
lịch sử.
Cơ sở tồn tại về kinh tế là quyền sở hữu chung về tư liệu sản xuất và tài sản.
Đặc trưng :
Đặc trưng về huyết thống là chủ yếu.
Đặc trưng về những quan hệ cộng đồng, về ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng,
và văn hoá.
Có khu vực cư trú, vùng săn bắn và tên gọi riêng.
Tổ chức và quản lí xã hội :
Lãnh đạo thị tộc là hội đồng thị tộc: bao gồm những người lớn tuổi trong thị
tộc với quyền hạn rất lớn.
Đứng đầu hội đồng thị tộc là tộc trưởng do mọi người bầu r .

Việc quản lí điều hành thị tộc dựa trên nghị quyết của hội nghị dân tộc.
3


2.1.2. Bộ lạc :
Nguồn gốc: Sự phát triển của xã hội cộng với các yếu tố tác động khác đòi hỏi
thị tộc phải mở rộng quan hệ với các thị tộc khác .Dẫn tới sự hình thành bộ lạc.
Khái niệm :
Bộ lạc là tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có mối quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau.
Trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.
Đặc điểm :
Có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc (ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc
còn có sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, ... )
Trong thời kì này công cụ sản xuất bằng kim loại đã được hình thành → tạo
thành hình thức phân công lao động xã hội đầu tiên giữa trồng trọt và chăn
nuôi, nông nghiệp và thủ công nghiệp → là tiền đề khách quan của sự xuất
hiện sở hữu tư nhân.
Đặc trưng :
Có cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hoá tín ngưỡng và cùng chung
sống trên một vùng lãnh thổ.
Đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc là xác lập về mặt chủ quyền lãnh thổ.
Tổ chức và quản lí xã hội :
Lãnh đạo bộ lạc là hội đồng các tộc trưởng.
Có thủ lĩnh tối cao.
Mọi quyền hành quản lí bộ lạc do hội nghị của hội đồng các tộc trưởng và thủ
lĩnh quân sự quyết định.
Liên minh bộ lạc được hình thành.
2.1.3. Bộ tộc :
Nguồn gốc: Để đảm bảo cho sự phát triển của xã hội thì đòi hỏi sự liên kết

giữa các bộ lạc để hình thành bộ tộc.
Khái niệm :Bộ tộc là một cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của
nhiều bộ lạc và liên minh của các bộ lạc trên cùng một lãnh thổ nhất định .
Đặc điểm :
Bộ tộc đông đảo hơn bộ lạc.
Bộ tộc có đặc điểm về kinh tế, văn hoá riêng.
Hình thành bộ tộc đánh dáu sự tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội công xã
nguyên thuỷ.
Sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời thay thế cho sở hữu tập thể.
Đặc trưng :
Có cùng lãnh thổ tương đối ổn định.
Dân cư đa dạng và đan xen, đa ngôn ngữ, văn hoá.
Tổ chức và quản lí xã hội :
4


Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có giai cấp đầu tiên được hình thành.
2.1.4. Dân tộc:
Nguồn gốc :
Do đặc điểm phát triển của nền kinh tế thị trường, giai cấp tư sản ngày càng
xoá bỏ sự phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và dân cư, đòi hỏi sự hình
thành một dân tộc thống nhất.
Khái niệm :
Là một cộng đồng dân cư hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết của tất
cả các bộ tộc trên cùng một vùng lãnh thổ.
Đặc điểm :
Hình thức cộng đồng người gắn kiền với xã hội có giai cấp, có các thể chế
chính trị và nhà nước.
Là cộng đồng dân cư có tính thống nhất cao, ổn định và tương đối bền vững
dựa trên những nguyên tắc pháp lý cao.

Có một chính phủ thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất, có tính giai cấp
và một hàng rào thuế quan thống nhất.
Đặc trưng: Thống nhất rất chặt chẽ
Cộng đồng về lãnh thổ.
Cộng đồng về kinh tế.
Cộng đồng vềngôn ngữ.
Cộng đồng về văn hoá, tâm lí.
2.2. Giai cấp và đấu tranh giai cấp :
2.2.1. Khái niệm giai cấp:
Giai cấp là phạm trù kinh tế - xã hội có tính chất lịch sử . Giai cấp chỉ xuất
hiện và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất.
Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, với phương thức sản xuất tương ứng, có một
hệ thống giai cấp nhất định.
Định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại ” :
“Người ta gọi là giai cấp , những địa tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất nhất định trong lịch sử , khác
nhau về quan hệ của họ ( thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định
và thừa nhận ) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã
hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng . Giai cấp là những tập đoàn người mà tập
đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác , do chỗ các tập đoàn đó
có vị trí khác nhau trong một chế độ kinh tế và xã hội nhất định.”
2.2.2. Đặc trưng của giai cấp:
Giai cấp có 4 đặc trưng cơ bản:

5


Là những tập đoàn người khác nhau về quyền sở hữu TLSX : có người sở hữu
có người không sở hữu. ây là đặc trưng quan trọng nhất.

Là những tập đoàn người khác nhau về vai trò tổ chức lao động xã hội
Là những tập đoàn người khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập xã
hôị.
Là những tập đoàn người khác nhau về địa vị xã hội : Trong xã hội có người
làm chủ, người làm thuê, không bình đẳng  tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao
động tập đoàn khác.
Các đặc trưng nêu trên liên hệ mật thiết với nhau, trong đó đặc trưng thứ
hai là cơ bản, nó chi phối các đặc trưng còn lại, quy định buộc chặt giai cấp.
Bản chất giai cấp XH chi phối toàn bộ đời sống XH cả về KT, CT, VH, XH, tư
tưởng… không có CT, tư tưởng đạo đức chung cho cả XH.
2.2.3. Nguồn gốc hình thành giai cấp :
C.Mác là người đầu tiên đưa ra quan niệm cho rằng: Giai cấp chỉ xuất
hiện và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, đó là những giai
đoạn phát triển nhất định của sản xuất. Cơ sở tồn tại của giai cấp phải tìm
trong sản xuất kinh tế chứ không phải tìm trong hình thái chính trị hay tư
tưởng con người
Nguồn gốc giai cấp bắt nguồn từ kinh tế: Giai cấp xuất hiện khi lao
động xã hội đã có thể tạo ra sản phẩm thặng dư tương đối , khiến cho sức lao
động đã có một giá trị mà người ta có thể lợi dụng như đối tượng khai thác
để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra. Khả năng này chưa
xuất hiện thì không thể hình thành chế độ người bóc lột người .Cuối chế độ
công xã nguyên thủy, nhờ tìm ra những công cụ bằng kim loại làm cho năng
suất lao động tăng lên, phân công lao động XH phát triển, CN tách rời khỏi
trồng trọt; TTCN phát triển thành một ngành nghề độc lập; lao động trí óc
tách khỏi lao động chân tay; chế độ làm chung, ăn chung nguyên thủy không
còn phù hợp, SX và tổ chức sinh hoạt theo gia đình có hiệu quả hơn. Sở hữu
tư nhân về TLSX gắn với bất bình đẳng về tài sản xuất hiện; XH phân hóa
thành những giai cấp bóc lột và bị bốc lột, thống trị và bị thống trị.
Nguyên nhân sâu xa của sự phân chia xã hội thành giai cấp là lực lượng sản
xuất phát triển trong những giai đoạn phát triển nhất định.

Nguyên nhân trực tiếp là do quá trình phát triển các công cụ lao động tăng
lên đáng kể , phân công lao động xã hội to đó được hình thành , xuất hiện của cải
dư thừa  chế độ tư hữu ra đời, bất bình đẳng về kinh tế nảy sinh. Đó chính là
cơ sở hình thành giai cấp.
Ngoài ra sự phân chia XH thành giai cấp còn gắn với các cuộc chiến
tranh giữa các thị tộc, bộ lạc. Những thị tộc bộ lạc bại trận bị bắt về làm tù
6


binh và biến thành nô lệ.
Chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử là nô lệ, và cuối cùng là CNTB
2.2.4. Kết cấu xã hội – giai cấp :
Kết cấu giai cấp XH vận động biến đổi phụ thuộc vào SX; mỗi hình thái
KT-XH đều có một kết cấu giai cấp nhất định; khi HT KT-XH thay đổi thì kết
cấu giai cấp cũng thay đổi theo.
Trong XH có giai cấp thì thường bao gồm các giai cấp cơ bản và không
cơ bản.
Những giai cấp cơ bản là những giai cấp xuất hiện tồn tại gắn liền với
QHSX thống trị XH (chủ nô và nô lệ, nông dân và địa chủ phong kiến, tư sản
và vô sản). Ngoài những giai cấp cơ bản còn có những giai cấp không cơ bản.
Mỗi kiểu xã hội có kết cấu giai cấp xã hội riêng nhưng đều bao gồm hai
giai cấp cơ bản đối lập nhau :
Chủ nô >< Nô lệ trong chế độ nô lệ
Địa chủ >< Nông nô trong chế độ phong kiến
Tư bản >< vô sản trong tư bản chủ nghĩa
Ngoài ra còn có nhứng giai cấp khác:
Giai cấp không cơ bản ( ví dụ là tập đoàn giai cấp tàn dư của phương thức sản
xuất cũ hay tập đoàn giai cấp mầm mống của phương thức sản xuất tương lai ).
Tầng lớp trung gian bao gồm tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu
tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản.

Tầng lớp tri thức. Nó chỉ được gọi là một tầng lớp chứ không được gọi là giai
cấp vì không gắn với một phương thức sản xuất nào.
2.2.5. Khái niệm đấu tranh giai cấp :
Theo Lênin định nghĩa: “ Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận
nhân dân này chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng cùng khổ, bị áp
bức và lao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, đấu
tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những
người hữu sản hay giai cấp tư sản” ( Lênin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, 1779, tập 7,
tr237, 238).
Đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà lợi
ích căn bản đối lập nhau, bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với trình
độ của lực lượng sản xuất, thể hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn đối kháng giữa giai
cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Đấu tranh giai cấp là quy luật phổ biến trong XH có giai cấp đối kháng, là động lực cơ
bản của sự phát triển XH có các giai cấp đối kháng : trong XH nô lệ giai cấp chủ nô
bóc lột những người nô lệ dưới hình thức nô dịch, cưỡng bức trực tiếp, trong XH phong kiến

7


thì giai cấp địa chủ phong kiến quý tộc bóc lột những người nông dân tá điền thông qua tô tức
cho vay nặng lãi, trong XH TB thì giai cấp tư sản bóc lột công nhân thông qua giá trị thặng dư.

Trước khi giành chính quyền, hình thức của các cuộc đấu tranh giai cấp giữa
giai cấp tư sản và vô sản là đấu tranh kinh tế, chính trị, tư tưởng. Sau khi giành
chính quyền các hình thức đấu tranh giai cấp phải vận dụng linh họat như phải giữ
vững thành quả cách mạng, xây dựng củng cố chính quyền của nhân dân, tổ chức
quản lý sản xuất, quản lý xã hội , bảo đảm tạo ra năng suất cáo trân cơ sở thủ tiêu
dần chế độ người bóc lột ngừơi, xây dựng xã hội mới công bằng, dân chủ, văn mi
Nguyên nhân :

Cội nguồn của mâu thuẫn giai cấp XH xuất phát từ kinh tế. Đó là xung đột giữa LLSX tiên
tiến với QHSX lỗi thời. Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt XH thành mâu thuẫn đối kháng
giữa giai cấp CM đại biểu cho LLSX tiến bộ với giai cấp thống trị bóc lột, đại biểu cho QHSX
lỗi
thời,
nhưng
đang
thống
trị
XH.

Do sự đối lập về địa vị và lợi ích giữa các giai cấp.
Đấu tranh giai cấp xảy ra khi có mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX lỗi thời,
từ đó thúc đẩy sự phát triển của LLSX.
Biểu hiện : Giai cấp cách mạng, tiến bộ với phương thức sản xuất mới mâu
thuẫn với Giai cấp thống trị với quan hệ sản xuất lỗi thời và lạc hậu.
Đấu tranh giai cấp lắng xuống là nhờ những cải cách tiến bộ nhất định ở một số nước
và kết quả đấu tranh của các giai cấp CM của các nước trên thế giới.

2.2.6. Vai trò của đấu tranh giai cấp:
Trong xã hội có giai cấp, những quan hệ sản xuất lỗi thời không tự động
nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới. Chúng được giai cấp thống trị bảo vệ bằng
tất cả sức mạnh chính trị, kinh tế và tư tưởng, đặc biệt là bạo lực có tổ chức. Muốn
thay đổi quan hệ sản xuất để giải phóng sức sản xuất phải gạt bỏ lực cản lớn lao
ấy, điều đó chỉ có thể thực hiện được qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
Mác và Angghen đã xem đấu tranh giai cấp như là đòn bẩy để thay đổi hình thái
kinh tế-xã hội, do đó “đấu tranh giai cấp” là động lực của lịch sử các xã hội có giai
cấp.
Đấu tranh giai cấp là một động lực thúc đẩy XH có giai cấp phát triển.
Đấu tranh giai cấp là một động lực thúc đẩy XH phát triển (mâu thuẫn

được giải quyết, XH mới ra đời thay XH cũ).
Đấu tranh giai cấp dẫn đến đỉnh cao là CMXH, xóa bỏ QHSX cũ, CSKT cũ,
KTTT cũ, thiết lập QHSX mới và dẫn đến sự thay đổi PTSX, thay đổi mọi
mặt của XH.
Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng
thời góp phần cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng.
Đấu tranh giai cấp vô sản nhằm thủ tiêu chế độ tư hữu và thiết lập chế độ
công hữu về TLSX chủ yếu.
8


Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh
sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Trước khi giành chính quyền: nội dung
của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản: đấu tranh kinh tế
đấu tranh tư tưởng,đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền: thiết lập nền chuyên
chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi.
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển XH không chỉ trong thời kỳ CM XH, mà cả
trong thời bình c ũng cần đến đấu tranh giai cấp. Do đó, giai cấp vô sản c ần phải biết
cách sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh .

2.3. Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, nhân loại
2.3.1. Quan hệ giai cấp và dân tộc:
2.3.1.1. Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc:
Giai cấp và dân tộc có mối quan hệ khăng khít hữu cơ với nhau, không
thể tách rời nhau nhưng có vai trò lịch sử khác nhau và không thể thay thế
nhau.
Trong một dân tộc bao giờ cũng có nhiều giai cấp và tầng lớp xã
hội khác nhau cùng chung sống. Lợi ích dân tộc là lợi ích chung của tất cả
các giai cấp, các tầng lớp xã hội sống trong cộng đồng ấy. Trong mỗi giai
đoạn phát triển cụ thể của lịch sử, giai cấp nào có lợi ích gắn liền với PTSX

thống trị sẽ trở thành lực lượng tiêu biểu và lãnh đạo dân tộc.
Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đi không đồng thời: Giai cấp có
trước dân tộc nhưng khi giai cấp mất đi thì dân tộc vẫn tồn tại.
2.3.1.2. Giai cấp tác động đến dân tộc:
Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm trực tiếp của PTSX trong xã
hội có giai cấp, là nhân tố có vai trò quyết định sự hình thành và xu hướng
phát triển của dân tộc, quy định tính chất của mối quan hệ dân tộc.
Áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc.
Hiện tượng dân tộc này thống trị, áp bức các dân tộc khác thực chất là giai
cấp thống trị của dân tộc này áp bức dân tộc khác mà bộ phận bị áp bức
nặng nề nhất là nhân dân lao động. Do vậy nhân tố giai cấp là nhân tố cơ
bản trong giải phóng dân tộc.
2.3.1.3. Dân tộc tác động đến giai cấp:
Áp bức dân tộc tác động trở lại áp bức giai cấp, nó nuôi dưỡng áp bức
giai cấp và làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. Do vậy, trong phong trào giải
phóng giai cấp không được xem nhẹ vấn đề dân tộc. Khi mâu thuẫn dân tộc
lên cao thì ngay trong bản thân dân tộc, mâu thuẫn giữa các giai cấp cũng
lên cao.
Mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc không chỉ
diễn ra theo một chiều mà còn có chiều ngược lại. Một dân tộc chưa có độc
lập thống nhất thì giai cấp đại biểu cho PTSX mới muốn trở thành giai cấp
9


thống trị phải tiên phong trong cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ
trước hết là phải thực hiện nhiệm vụ khôi phục, thống nhất dân tộc.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân về bản chất mang tính quốc tế,
đoàn kết quốc tế là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cuối cùng
của sự nghiệp giải phóng ngưới lao động. Các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc có vai trò hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công

công nhân trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Trong các xã hội tồn tại chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX, quan hệ
lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc thường không thống nhất với nhau. Trong
các xã hội này, vấn đề quan hệ giai cấp và dân tộc được giải quyết trên lập
trường giai cấp nhất định.
2.3.2. Quan hệ giai cấp và nhân loại :
Nhân loại một mặt phân chia thành các giai cấp, tầng lớp có vai trò xã hội
và lợi ích khác nhau; mặt khác phân chia thành các cộng đồng xã hội, các tộc
người có trình độ khác nhau. Tuy nhiên nhân lọai vẫn là một thể thống nhất. Cơ
sở của sự thống nhất ấy là bản chất người của từng cá thề và của cả cộng đồng,
bản chất đó quy định lợi ích chung và quy luật phát triển chung của cả cộng đồng.
Do vậy tất cả các cá nhân, các dân tộc, các giai cấp không tồn tại và phát
triển tách rời sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng nhân loại. Tất cả đều có lợi
ích chung là bảo vệ và phát triển cuộc sống của cả loài người. Ngay nay những
lợi ích chung như: Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ môi trường, dân số, chống
các loại dịch bệnh, chống đói nghèo … trở thành mục tiêu chung của toàn nhân
loại.
Tuy nhiên, các giai cấp trong xã hội có giai cấp, do địa vị, lợi ích khác
nhau, đã nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái giai cấp
và cái toàn nhân lọai rất khác nhau. Lợi ích của giai cấp tiến bộ phù hợp với lợi
ích của nhân loại. Còn lợi ích của giai cấp phản động thì mâu thuẫn với lợi ích
của dân tộc, nhân loại.
Mục tiêu của cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo là xây dựng một xã
hội công bằng, văn minh, nhân dân làm chủ, bảo đảm lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ và phục vụ cho con người…Những lợi ích ấy thống nhất với lợi
ích của toàn nhân loại.
Trong khi khẳng định trong xã hội có giai cấp, tư tưởng xã hội có tính giai
cấp, chủ nghĩa Mác – Lênin không phủ nhận những giá trị toàn nhân loại mang
tính vĩnh cửu.


10


II. THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp, đấu tranh giai cấp và dân tộc:
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp:
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh “Giai cấp vô sản”; “Đạo quân vô sản”;
“Giai cấp cần lao”; “Giai cấp công nhân” là những từ có cùng ý nghĩa.
Trong giai đoạn kháng chiến, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng các giai cấp
địa chủ- nông dân cùng hoà hoãn quyết tâm giải phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng luôn đứng về phía bình đẳng cho quyền lợi của
giai cấp nông dân.
Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm
nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách
mạng tiền phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công
nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân
Việt Nam”.
Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng nước ta thuộc về giai cấp công nhân
Việt Nam là một đóng góp quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hơn hết, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể
dân tộc là một, “ ĐOÀN KẾT, ĐOÀN KẾT, ĐẠI ĐOÀN KẾT ”
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc:
Hồ Chí Minh luôn luôn đứng vững trên quan điểm giai cấp để nhận thức và
giai quyết vấn đề dân tộc.
Mọi đường lối, chính sách ở tất cảc các thời kỳ cách mạng, người luôn đứng
trên quan điểm “ lấy dân làm gốc.”
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ quyền quốc gia, quyền bình đẳng, tự do,
hạnh phúc của nhân dân.
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh – là vấn đề dân tộc thuộc địa.
“Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các

dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân
tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập
nhà nước dân tộc độc lập”.
Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc
lập.
Người xác định con đường cách mạng Việt là kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân
tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế.
Để phát huy mạnh mẽ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân
tộc, Hồ Chí Minh khẳng định “phải xác định những chiến lược, sách lược,
phương pháp cách mạng đúng để phát huy mội lực lượng hùng mạnh vốn có và
tạo nên những sức mạnh mới có khả năng đưa cách mạng đến thắng lợi.”
11


Một trong những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là “ phát huy sức
mạnh của nhân dân trong mọi công việc của sự nghiệp giữ nước và dựng nước.”
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
1.3.1. Về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc:
C.Mác và Ph.Angghen, V.I Lênin đã khẳng định không có cái gọi là “dân
tộc phi giai cấp”. Song theo Hồ Chí Minh “dân tộc” và “giai cấp” là hai phạm trù
khác nhau và “giải phóng dân tộc” và “giải phóng giai cấp” cũng là những công
việc khác nhau.
Người cũng chỉ rõ, xét cho cùngcuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng thể
hiện tính giai cấp rõ rệt. Đó là cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân lao động mà
“công nông là gốc cách mệnh”, nhằm chống lại “cường quyền”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và độc lập dân tộc gắn liền với tư tưởng
về cách mạng giẩi phóng dân tộc. Tư tưởng này được hình thành và phát triển
trong quá trình Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước và đấu
tranh chống thực dân đế quốc để giành độc lập cho nhân dân Việt Nam và góp

phần vào công cuộc giẩi phóng thuộc địa.
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của
“cách mạng vô sản”.
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân
tộc thành công “trước hết phải có đảng cách mện”, “Đảng có vững cách mệnh
mới thành công”, “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cố” - đó là chủ
nghĩa Lênin.
Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở
liên minh công-nông. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc “là
việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một, hai ngườ”, vì vậy phải đoàn
kết toàn dân, trong đó “công-nông là người chủ cách mện”... “công-nông là gốc
cách mệnh”.
Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực,
kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân.
1.3.2. Về sự lãnh đạo của Đảng vô sản trong cách mạng giải phóng dân tộc:
Hồ Chí Minh Khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành côngcũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng có vững thì phải có chủ nghĩa
làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà
không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ
nam”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc xây dựng một Đảng cộng sản để lãnh đạo
12


cách mạng giải phóng dân tộc là một vấn đề tất yếu của thời đại hợp vưói yêu cầu
và điều kiện của các nước phương Đông và có nét riêng của một nước thuộc địa.
2. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:

2.1. Cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta :
Cơ cấu giai cấp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân, đọi ngũ trí thức, người sản xuất nhỏ, tầng lớp doanh nhân .
Liên minh công-nông-trí thức là cơ sở của toàn xã hội, làm cơ sở chính trị
-xã hội vững chắc cho chế độ mới. Giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, quyết
định xu hướng phát triển của xã hội.
Cơ cấu xã hội-giai cấp nước ta biến đổi theo xu hướng tiến bộ , được phản
ánh ở sự thay đổi tích cực của các giai cấp tầng lớp xã hội. Trong suốt thời kì quá
độ , liên minh công-nông-trí thức là lực lượng chính trị -xã hội cơ bản, là nền
tảng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Văn kiện Đại hội Đảng lần X đã nêu: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng
liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức , dưới sự lãnh
đạo của Đảng , là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam
2.2. Tình hình của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay:
Đấu tranh giai cấp hiện nay ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện mới. Mối
quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh
trong nội bộ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh giai cấp ở nước ta
xuất phát từ :
Đấu tranh dưới hình thức cạnh tranh thi đua kinh tế.
Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước.
Đấu tranh bằng quản lý nền kinh tế bằng pháp luật
Đấu tranh chủ yếu trên ba lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Đấu tranh cảnh giác với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa – chệch hướng
xã hội chủ nghĩa.
Đấu tranh trong quan hệ quốc tế: linh hoạt , mềm dẻo nhưng kiên định.
Nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
Hệ thống XHCN đang bị thoái trào, CNTB đang tạm thời khắc phục những
hạn chế và chiếm ưu thế trên các mặt : quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội.
Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không còn trực diện như thời kì đáu tranh
giải phóng dân tộc mà ẩn sau các cuộc đáu tranh về kinh tế, văn hoá , tư

tưởng…
Thời kì quá độ lên CNXH hiện nay mà nhất là xu thế toàn cầu hoá đã đặt
13


nước ta trước nhiều nguy cơ và thử thách. Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kì (1-1999) đã xác định 4 nguy cơ đền nay vẫn còn tồn tại và có nhiều
diễn biến hơn, đó là: tụt hậu về kinh tế, diễn biến hoà bình, nguy cơ chệch hướng
XHCN, và nguy cơ nạn tham nhũng.
Đấu tranh giai cấp diễn ra trong những điều kiện mới như sau:
Nước ta đang ở trong thời kì quá đọ chứ chưa thật sự trên con đường
XHCN.
CNTB đang phát triển mạnh trên thế giới.
Xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng gia tăng.
Mối quan hệ giưa các giai cấp tầng lớp trong xã hội không còn như trước
mà ngày nay chủ yếu là mối quan hệ hợp tác , đấu tranh trong nội bộ nhân dân
nhằm tăng cường đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự
lãnh đạo của Đảng .
2.3. Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì hiện nay :
Thứ nhất, nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ
lên XHCN là cuộc đấu tranh giữa hai con đường TBCN và XHCN.
Đúng vậy, chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nền
kinh tề thị trường định hướng XHCN, thực tế tiềm ẩn nhiều khuynh hướng phát
triển trái ngược nhau, có khuynh hướng tự phát lên CNTB, có khuynh hướng tự
giác theo định hướng XHCN. Theo đó, các thế lực thù địch chống đối thì khuyến
khích, ủng hộ cho khuynh hướng tự phát lên CNTB. Chúng dùng mọi thủ đoạn
trong đó có chiến lược diễn biến hoà bình để thực hiện âm mưu đó, điều đó được
thể hiện trên mọi lĩnh vực dưới các mức độ khác nhau.
Do đó cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay là chống khuynh hướng tự phát lên
CNTB, đồng thời phải giữ lại và phát triển các nhân tố trung gian, quá độ thậm

chí phải phát triển CNTB trong một giới hạn để có lợi về kinh tế, tạo tiền đề vật
chất- kĩ thuật lên XHCN.
Thà là xoá bỏ sự tồn tại của giai cấp tư sản( nhưng chúng ta vẫn chưa đủ
điều kiện để làm điều này khi LLSX của chúng ta chưa đủ lớn mạnh ) còn dễ hơn
là phải tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng luôn
phải canh chừng, để cho nó phát triển nhưng không cho nó thống trị.
Như vậy, nhìn dưới góc độ khái quát, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ mới là
đấu tranh giữa hai khuynh hướng đối lập, khuynh hướng tự phát lên CNTB và
khuynh hướng tự giác lên XHCN.
Thứ hai, là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng
XHCN
Những xu hướng trên thế giới và nước ta thời gian gần đây cho thấy độc
lập dân tộc và định hướng XHCN không thể giữ vững khi nước ta còn nghèo, còn
trong tình trạng kém phát triển.
14


Vì vậy bằng mọi cách chúng ta phải phát huy toàn bộ sức mạnh của các
giai cấp tầng lớp trong xã hội hướng vào nhiệm vu trung tâm là giành thắng lợi sự
nghiệp CNH-HĐH đát nước. Đặc biệt là sự chống đối của các thế lực bên trong v
à sự tiếp tay cho những thế lực đó t ừ bên ngoài v ẫn còn. Cách hiểu đó giúp
chúng ta nhận thức được nhiệm vụ quan trọng thời kỳ quá độ là nhanh chóng phát
triển lực lượng sản xuất, thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. R õ ràng sự chậm phát triển về kinh tế l àm cho chúng ta đứng ngoài quá
trình toàn cầu hoá, đất n ước bị mất độc lập, tự chủ, bị phụ thuộc. Sự yếu kém về
kinh tế làm suy yếu vị thế chính trường quốc tế và trong điều kiện đó càng làm
suy yếu chính trị trong nước.
2.4. Đấu tranh giai cấp trên mọi lĩnh vực của đời sống:
2.4.1.Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế:
Đảng ta khẳng định các thành phần kinh tế bình đẳng cùng phát triển trong

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chủ trương này không ngoài mục đích
hướng tới sự phát triển toàn diện mọi tiềm năng hợp tác, đoàn kết các giai cấp,
tầng lớp trên phương diện xã hội.
Đảng ta cũng đã khẳng định: “Tôn trọng những ý kiến khác nhau mà không
trái với lợi ích chung dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến phân biệt đối xử về quá
khứ, giai cấp thành phần, xây dưng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới
tương lai”.
Trước nguy cơ tiềm tàng khả năng phát triển TBCN, Văn kiện Đại hội
Đảng lần IX khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán
và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng XHCN”.
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần thị tất cả các giai tầng đều có vai trò nhất định, song để giữ vững định
hướng XHCN thì giai cấp công nhân và liên minh của nó phải trở thành lực
lượng đại diên cho dân tộc.
2.4.2. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá-xã hội:
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế toàn cầu hoá phát triển thì đấu
tranh giai cấp được phát triển trên cả lĩnh vực văn hoá-xã hội.
Đấu tranh trên lĩnh vực VH-XH là đấu tranh chống lại sự đồng hoá, bài trừ
nô dịch, củng cố những giá trị truyền thống và tôn trọng những bản sắc riêng của
dân tộc.
Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng để khắc phục những tư tưởng tiêu cực sai
trái , gắn với cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng.
Ở nước ta hiện nay, đấu tranh giai cấp biểu hiện nội dung rộng lớn, hình
thức phong phú, tính chất phức tạp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ không chỉ trên
lĩnh vực kinh tế, văn hoá mà nó còn diễn ra khá phức tạp trên lĩnh vực tư tưởng
15


và an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Cuộc đấu tranh làm trong sạch nội bộ sẽ góp phần vào việc bảo vệ chế độ,
bảo vệ dân tộc và thành quả cách mạng, là bộ phận không thể tách rời của cuộc
đấu tranh giai cấp.
Tham nhũng không chỉ là sự suy thoái về đạo đức mà còn ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Đấu tranh chống tham nhũng và các hành
vi tiêu cực vì lợi ích cá nhân là tất yếu trong thời kì mở cửa hiện nay.
Đấu tranh giai cấp hiện nay còn nhằm làm thất bại âm mưu và hành vi
chống phá của các thế lực thù địch, đe doạ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Các thế lực hiếu chiến luôn tìm mọi cách xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng,
xoá bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Một số người lên tiếng đòi Mĩ phải quan hệ giao bang tốt với Việt Nam,
nhưng trên thực tế là chúng muốn sử dụng chiến lược diễn biến hoà bình để biến
đổi dần chế độ chính trị Việt Nam, đánh bại CNXH mà không cần đến súng ống.
Trước tình hình đó ta cần thấy rõ được tầm quan trọng của cuộc đấu tranh
giai cấp ở nước ta hiện nay_thời kì mở cửa hội nhập, đấu tranh giai cấp để bảo vệ
độc lập dân tộc và CNXH.

C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Một lần nữa ta có thể khẳng định vấn đề giai cấp và đấu tranh giai
cấp có ảnh hưởng mật thiết với sự phát triển của dân tộc Việt Nam mà trong
đó vai trò của giai cấp công nhân được xem như là giai cấp tiên phong trong
công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.
Đấu tranh giai cấp là một quy luật tất yếu của xã hội cso giai cấp.
Mặc dù quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù của từng xã hội cụ thể, nhưng
nó cũng đã đóng một vai trò hết sức to lớn nhằm thúc đẩy xã hội phát triển
hơn.
Nghiên cứu đề tài càng giúp em thêm hiểu hơn về vấn đề có tính cấp
thiết này, giúp em có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề tuy vẫn còn nhiều
khiếm khuyết, mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em hoàn chỉnh hơn đề

tài

16


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình chủ nghĩa xã hội _NXB Chính trị quốc gia.
2.Giáo trình luật đại cương _ NXB Đại học kinh tế quốc dân.
3.Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh_ Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
4.Giáo trình triết học Mác-Lênin _NXB Chính trị quốc gia.
5. TS. Nguyễn An Ninh _ Để hệ giá trị của giai cấp công nhân VN trở thành
một hệ thống giá trị xã hội _ Tạp trí triết học.
6. Phát triển toàn diện giai cấp công nhân , vì thắng lợi của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá _ Báo điện tử Tạp trí cộng sản số 5(149) năm 2008.
7. Trúc Thanh_ Để giai cấp công nhân thực sự là giai cấp tiên phong_ Báo
điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam www.cpv.org.vn
8. Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện
nay _ Báo điện tử Tạp trí cộng sản số 1 (145) năm 2008.
9. Văn kiện Đại hội Đảng VI, IX, X.

18



×