Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ôn tập ngữ văn 8 tập II (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.24 KB, 33 trang )

Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

TỔNG HỢP KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 TẬP II
Phần 1: Phần văn bản
Thể loại

Thơ

Nghị luận

Kịch

đanhdu
mặc lễ phục
dờicảnh
đô, Pác
HịchBó,
tướng
sĩ, trăng,
Thuế máu,
Bàn luânj về phépÔng
học,Giuốc
Đi bộ–ngao
ơng, Khi con tuChiếu
hú, Tức
Ngắm
Đi đường,

Phần A. CÁC TÁC PHẨM THƠ
1. NHỚ RỪNG(Thế Lữ)


a, Tác giả
- Thế Lữ(1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu
biểu nhất của phong trào thơ mới. Ngoài sáng tác thơ thì ông còn viết truyện, và hoạt
động sân khấu, là người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói nước ta.
b, Tác phẩm
- Xuất xứ: Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ in trong tập
“Mấy vần thơ”(1935)
- Bố cục: ba phần( Đoạn 1,4: Cảnh con hổ trong vườn bách thú. Đoạn2, 3: cảnh con hổ
trong chốn giang sơn hùng vĩ. Đoạn 5: niểm khao
Tác khát
phẩmtự do mãnh liệt)
Nghệ thuật

Nội dung:

Con Hổ trong vườn bách
thú( khổ 1,4)

Nội dung

Con hổ chốn rừng xanh
( khổ 2, 3)

- Cũi sắt, tù túng, chật hẹp
- Mênh mông,bạt ngàn, âm u,
- Cảnh sắc: xấu xí, nhàm
đầy
bínúihiểm
Nghệ
dựng

hình
Nghệ
tượng
thuật
nghệ
Sử
thuật
dụng
từ
nhiều
ngữ,đại,
hình
ý nghĩa:
ảnh,
con
giọng
hổ,điệu
rừnghình
linh
hoạt
và vườn
trong
từng
thú.
đoạn
thơ
n với nhiều
biệnthuật
phápxây
nghệ

thuật
nhân
hóa,
đối
lập, có
phóng
sử
dụng
từ
ngữ
ảnh
giàubách
sức
biểu
cảm.
Không
chán, sửa sang, giả dối,
- Cảnh sắc
Gian
tầm thường
- Âm thanh dữ dội, mạnh mẽ:
- Không có âm thanh
gió gào ngàn, nguồn hét

ườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những

núi…
Bị hạ thấp: ngang hàng với
Chúa tể muôn loài, đầy quyền
Vị Thế

gấu báo, đưa làm trò chơi.
lực.
Trường
Quyết
Thắng
TâmTHCSĐau
đớn,
buồn bã,thất vọng, Page1
Vừa hả hê, sảng khoái, vừa say Giấc mộng ngàn(khổ 5)
Trạng
bế tắc, bất lực
đắm mơ mộng
To lớn mãnh liệt, nhưng đau xót, bất lực
Hành
Nằm dài
Dũng mãnh đầy quyền uy, tung
Động
hoành, hống hách


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

* Một số câu hỏi liên quan:
Đề 1: Phân tích tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú( gợi ý nội dung khổ 1, 4)
Đề 2:Chứng minh rằng: “Đoạn 3 của bài thơ có thể coi là một bộ tranh Tứ bình lộng
lẫy”
Gợi ý:
- Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh,
cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể.

+ Đó là cảnh “những đêm vàng bên bờ suối” hết sức diễm ảo với hình ảnh con
hổ“say mồi đứng uống ánh trăng tan” đầy lãng mạn.
+Đó là cảnh “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” với hình ảnh con hổ mang dáng
dấp đế vương: “Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”.
+ Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gội” chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim
đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
+ Và đó là cảnh “Chiều lênh láng máu sau rừng” thật dữ dội với con hổ đang chờ đợi
mặt trời “chết” để “chiếm lấy riêng phần bí mật” trong vũ trụ. ở cảnh nào núi rừng cũng
mang vẻ đẹp hùng vĩ vừa thơ mộng, và con hổ nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng,
đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực.
- Một bức tranh có đầy đủ màu sắc, ít chi tiết nhưng rất đậm nét, rất biểu cảm. Bức
tranh ấy có lúc sao dữ dội đến cực độ, có lúc lại im lặng thiêng liêng đến ghê rợn. Thủ pháp
đòn bẩy được Thế Lữ sử dụng rất đắc địa. Trong bức tranh tứ bình đó, nhà thơ đã để cho
con hổ đối diện với tiên nhiên, hoành tráng dữ dội… và trong đó con hổ đều ở thế chế ngự :
“say mồi đứng…, Lặng ngắm, đợi… chiếm lấy”. Đến “vầng thái dương” cao cả và trong
mắt của chúa sơn Lâm. Tất cả chỉ còn lại sự im lặng, và ngự trị trong bóng tối bí hiểm là oai
linh của hổ, đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, Thực đúng là chúa tể
- Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn
của con hổ. Một loạt điệp ngữ :nào đâu, đâu những…. cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi
nhớ tiếc khuôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc
mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất: “- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn
đâu?”.

Trường THCS Quyết Thắng

Page2


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản


2. QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh)
a, Tác phẩm
Xuất xứ: Bài thơ được rút trong tập nghẹn ngào(1939) sau được in lại trong tập hoa niên
Bố cục: 3 phần
Phương diện
Nội dung
Nghệ thuật
Bố cục
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh - Nghệ thuật so sánh độc đáo:
cá:
Thuyền như tuấn mã, đặc biệt là
hình ảnh cánh buồm được so sánh
+ Con thuyền ra khơi đánh cá với mảnh hồn làng( so sánh cái trừu
trong buổi bình minh tươi đẹp.
tượng với cái cụ thể)

-

Phần 1: 8 câu
đầu

Phần 2: 8 câu
tiếp

Phần 3: 4 câu
còn lại

+Con thuyền đầy sức sống mạnh
=>cánh buồm trở nên lớn lao,

mẽ vượt sóng gió tiến ra khơi.
thiêng liêng và rất thơ mộng, nó là
+Bức tranh lao động đầy hứng một phần làng chài theo dân chài ra
khởi và dạt dào sức sống.
biển. Cánh buồm là khát vọng ước
mơ của dân làng chài.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở
về:
+ Đây là một bức tranh lao động
náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự
sống, toát ra từ không khí ồn ào,
tấp nập đông vui, từ những chiếc
ghe đầy cá, từ những lời cảm tạ
chân thành đất trời
+ Hình ảnh người dân chài vừa
chân thực, vừa lãng mạn và trở
nên có tầm vóc phi thường: da
ngăm, rám nắng, thân hình nồng
thở vị xa xăm.

-

-

Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: cá
tươi ngon, thân bạc trắng, làn
da ngăm rám nắng…
Nghệ thuật chuyển đổi cảm
giác tài tình: nghe chất muối

thấm dần trong thớ vỏ.

- Nỗi nhớ quê da diết sâu nặng, sự lời thơ thật giản dị, tự nhiên, như
gắn bó thủy chung với quê hương. thốt ra từ trái tim tác giả: nhớ mùi
nồng mặn quá…..

Trường THCS Quyết Thắng

Page3


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

3. KHI CON TU HÚ (Tố Hữu)
a, Tác phẩm:
- Xuất xứ: - Bài thơ được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ khi tác giả đang bị giam cầm ở
đó.
- Bố cục : 2 phần
Phương diện
Nội dung
Bố cục
Phần 1: 6
- Khung cảnh trời đất rộng lớn, dào dạt sức sống lúc vào hè (tả cảnh)
câu đầu
+ Âm thanh : Tiếng Tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều
+ Màu sắc : Màu vàng của lúa chiêm, của bắp, của nắng, màu xanh của trời.
+ Hương vị : Vị ngọt của trái cây,
Phần 2 : 4
Tâm trạng người chiến sĩ trong nhà tù(tả tình)

câu còn lại
+ tâm trạng của một thanh niên dạt dào tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống,
tâm trạng của một chiến sĩ cách mạng với bầu nhiệt huyết đang sục sôi, khát
khao được hoạt động, được cống hiến nhưng lại uất ức vì đang phải chịu
cảnh giam cầm
b, một số câu hỏi liên quan:
Câu 1: Nhan đề “khi con tu hú” có điểm gì đặc sắc
- Chỉ đơn giản là cái cớ để gợi mở cảm hứng sáng tác của thi nhân.
- Nhan đề bài thơ rất lạ, bởi lẽ nhan đề của một tác phẩm thường thể hiện một tư tưởng-Bàn
luận về phép học, một nỗi niềm- Nhớ rừng, một địa danh, một nhân vật- ông đồ, một sự vậtchiếc lá,,,
- Nhan đề của bài thơ lại là một thời điểm: khi con tu hú, đọc lên có vẻ đơn giản quá Thậm
chí chưa đủ để làm một trạng ngữ nếu xét theo chức năng cú pháp.
- Nhưng đằng sau sự tiết kiệm ngôn từ ấy là cả một dụng ý nghệ thuật, một sự hàm chứa
bao ý nghĩa sâu sắc. Bởi đó là âm thanh là sống dậy trong lòng người tù cả một thế giới rộn
ràng, sôi sục.
Câu 2: Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ có điểm gì khác nhau?
- Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú, khép lại bài thơ cũng tiếng chim ấy nhưng tâm trạng
người tù khi nghe tiếng tu hú mỗi lần khác nhau vì:
+ Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ là gọi hè xôn xao, náo nức, rộn ràng là biểu hiện của sự
cảm nhận về thiên nhiên tươi đẹp, tiếng gọi bầy họp bạn.
+ Tiếng tu hú kết thúc bài thơ thể hiện sự hối thúc, bức bối, niềm khao khát tự do cháy
bỏng. Từ tiếng gọi bầy họp bạn, tiếng báo hiệu màu hè, trở thành tiếng giục giã trong lòng
người, đó khônng còn là tiếng chim đơn thuần nữa mà trở thành tiếng gọi của đồng chí,
tiếng gọi của cuộc sống, của lí tưởng cách mạng đối với người chiến sĩ, câu thơ chứa đựng
nỗi khắc khoải, day dứt khôn nguôi cả thể xác lẫn tâm hồn nhà thơ trẻ.

Trường THCS Quyết Thắng

Page4



Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

4. TỨC CẢNH PÁC BÓ (Hồ Chí Minh)
a, Tác phẩm:
- Xuất xứ: - Tháng 2/1941, khi Bác sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở
trong hang Pác Bó.
- Bố cục: 4 phần theo cấu trúc của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
Phương diện
Nội dung
Nghệ thuật
3 câu thơ đầu
Phong thái ung dung tự tại, và tinh
- Tương phản đối lập:
thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh
sáng/ tối, ra/ vào
của bác, dù mỗi bữa ăn chỉ có cháo
- Liệt kê: cháo bẹ, rau
với rau rừng, dù phải ở trong hang đá
măng
lạnh lẽo, ẩm ướt, dù điều kiện làm
- Đối ý: Bàn đá/dịch sử
việc thiếu thốn, nhưng tinh thần bác
đảng, vật chất tạm
thi lúc nào cũng lạc quan vui vẻ.
bợ/công việc quan
trọng
Câu thơ cuối
Kết thúc bài thơ: Cảnh ấy, cuộc sống

cách mạng ấy thật là đẹp, thật là sang.
Chữ "sang" kết thúc bài thơ có thể coi
là chữ "thần" đó kết tinh, toả sáng
toàn bài
b, Một số đề liên quan:
Câu 1: chép thuộc lòng bài thơ, trình bày giá trị nội dung, Nghệ thuật
Câu2: Tại sao trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ như vậy mà bác vẫn gọi đó là
“sang”? Qua đó em hiểu thêm điều gì về con người của bác?( gợi ý nội dung 3 câu đầu)
Câu 3: Có ý kiến cho rằng; “ sự chông chênh của chiếc bàn đá nó không chỉ thể hiện
sự thiếu thốn về điều kiện làm việc của bác mà nó còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng
khác” anh chị hãy lí giải ý kiến đó?
- Bàn đá Chông chênh thể hiện thực tế đóchir là một phiến đá phẳng được kê cao lên làm
chỗ làm việc cho bác.
- Sự chông chênh đó nó còn có thể hiểu là sự chông chênh, khó khăn thử thách của cách
mạng Việt Nam
- Cũng có thể hiểu như là nhưng khó khăn sóng gió mà cuộc đời bác đã trải qua trong suốt
30 năm bôn ba.

Trường THCS Quyết Thắng

Page5


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

5. NGẮM TRĂNG (Hồ Chí Minh)
a, Tác Phẩm
- Xuất xứ: Sáng tác 9. 1942 in trong tập thơ “Nhật kí trong tù” Nhật kí trong tù gồm 133
bài thơ chữ Hán được viết khi Bác bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.

b, một số câu hỏi liên quan
Câu 1: trình bày nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
- Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, và tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Hồ
Chí Minh, nó vượt lên trên mọi hoàn cảnh mọi, khó khăn vất vả.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ trong thơ Bác luôn giản dị, gần gũi
+ Nghệ thuật lặp từ: “không” nhấn mạnh sự thiếu thốn trong tù
+ Nghệ thuật đối đối rất chỉnh ở câu ¾: Nhân – nguyệt, Nguyệt – thi gia, hướng- theo,
khán- khán . làm cho người và trăng trở nên gần gũi, có sự giao lưu, giao hòa vào nhau.
Câu 2: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? qua đó em thấy tâm trạng của bác
được bộc lộ ra sao?
- Hoàn cảnh: trong tù thiếu thốn đủ mọi thứ, cơm chẳng đủ no, áo không đủ mặc nước
không đủ uống vậy mà bác lại chỉ nói tới sự thiếu thốn rượu và trăng, đó là những thứ
rất đỗi bình thường với các thi sĩ xưa khi thưởng trăng nhưng với bác lúc này đó lại là
một điều cao sang quá chăng. Khi đứng trước cảnh đêm trăng đẹp và thưo mộng , trước
sự mời gọi của ánh trăng bác lại chẳng có gì để đáp lại rượu thì chẳng có, hoa cũng
không cho nên bác cảm thấy thiếu xót thấy ngượng ngùng thấy bối rối . Nhưng lạ lùng
thay bác lại không thể nào cưỡng lại được vẻ đẹp của đêm trăng vì thế bác mới viết;
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Câu 3: Mối quan hệ giữa người và trăng được thể hiện thế nào qua hai câu thơ:
“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
- Hai câu thơ cuối miêu tả cuộc ngắm trăng rất đặc biệt. Người chiến sĩ cách mạng chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của trăng trong khung cảnh đối nguyệt( Nhân><nguyệt , Nguyệt>< thi
gia). Điều đó cho thấy ở đây không chỉ có người tù say sưa ngắm trăng mà trăng như
cũng hiểu được lòng người. Chỉ qua khe cửa nhỏ, trăng và nhà thơ, hai gương mặt trong
sáng, hai tâm hồn thanh cao như đối diện với nhau , gần gũi với nhau ân tình, sự đối
diện đó làm cho cả trăng và người đèu đẹp hơn thanh cao hơn , nhân trở thành thi gia và
nguyệt cung trở thành minh nguyệt. người chiến sĩ trong bài thơ bộc lộ tư thế ngắm
trăng rất ung dung, chủ động và thanh thản, qua đó bộc lộ chất thép của người tù, không

có một nghi lực vững chắc , một ý chí kiên cường thì sao có thể vượt trên hoàn cảnh để
đến với thiên nhiên trong hoàn cảnh đó.

Trường THCS Quyết Thắng

Page6


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

6. ĐI ĐƯỜNG ( Hồ Chí Minh)
a, Tác phẩm
- Xuất xứ: - Sáng tác 9. 1942 in trong tập thơ “Nhật kí trong tù”
- Bố cục: 4 phần tương ứng với 4 câu thơ.
Phương diện
Nội dung
Nghệ thuật
Câu thơ
Câu đầu mở ra ý bài thơ, là lời chiêm
Câu 1
nghiệm của người từng trải, đi nhiều
biết nhiều
Diễn tả sự gian khó, vất vả của người Điệp từ: “Trùng san” để
đi đường phải vượt qua những ngọn nhấn mạnh sự chồng chất
Câu 2
núi cao, khó khăn chồng chất khó khó khăn
khăn không biết đâu là con đường
thẳng phía trước
Diễn tả niềm vui xướng , tự hào của

Câu 3
người tù khi lên tới đỉnh, được nghỉ
ngơi, được ngắm cảnh
Câu thơ cuối kêt thúc vừa tự nhiên,
vừa bất ngờ mở ra một tàng ý nghĩa
sâu sắc: trên đỉnh cao chót vót của
Câu 4
đỉnh núi cao nhất con người thâu tóm
toàn bộ giới tự nhiên vào tầm mắt, đó
cũng là quy luật: đúng cao, nhìn xa để
bao quát toàn bộ .
b, một số câu hỏi liên quan
Câu 1: chép thuộc lòng bài thơ. Cho biết tên tác phẩm, tác giả, nội dung và nghệ thuật
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ Đi đường là bài thơ tả cảnh, kể chuyện” anh chị có
đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Gợi ý
- Không đồng ý với ý kiến trên vì
- Bài thơ không đơn thuần là tả cảnh, kể chuyện mà mang một triết lí sau xa, một bài học
đườn đời. Từ sự trải nghiệm của bản thân về đường đời gian nan, Bác đã viết thành bài
thơ “đi đường”. Đường đời đầy gian nan thử thách người đi dường phải kiên trì, bền chí
mới vượt qua được các trở ngại đó. Đường đời đã khó là vậy, con đường cách mạng còn
nhiều chông gai, nhiều khó khăn hơn, phải quyết tâm sắt đá mới đi đến đích của chiến
thắng, đến đỉnh cao của vinh quang.
- Bài thơ không chỉ dừng lại ở mức độ tự khuyên mình mà đã trở thành một bài học có ý
nghĩa giáo dục lớn, cổ vũ mọi người bền gai, vượt gian khó để đạt được lí tưởng cao đẹp
trong cuộc sống.

Trường THCS Quyết Thắng

Page7



Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

Phần B: TÁC PHẨM NGHỊ LUẬN
Thể loại
Phương
diện
Người viết

Nội dung

Hịch
Vua, tướng lĩnh, thủ
lĩnh
Thường nêu ra truyền
thống vẻ vang để gây
lòng tin tưởng, phân
tích phải trái đúng sai,
khơi dậy lòng căm
thù, kêu gọi đấu
tranh.

Hình thức

Thường viết theo thể
văn biền ngẫu, thường
có kết cấu chặt chẽ, lí
lẽ sắc bén


Mục đích

Dùng để cổ động,
thuyết phục hoặc kêu
gọi

Trường THCS Quyết Thắng

Cáo

Chiếu

Vua chúa, thủ lĩnh

Vua

Thể hiện tư tưởng
Trình bày chủ chương
chính trị lớn lao có
hay công bố kết quả
ảnh hưởng tới vận
một sự nghiệp để mọi
mệnh của cả triều đại,
người cùng biết
cả đât nước
Thường viết bằng văn
biền ngẫu, có tính chất
hùng biện lời lẽ phải
đanh thép, lí luận sắc

bén , kết cấu chặt chẽ
Trình bày, công bố kết
quả

Page8

Thường viết bằng văn
xuôi, văn vần, văn
biền ngẫu
Ban bố mệnh lệnh


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản
1.

CHIẾU DỜI ĐÔ(Lí Công Uẩn)

a,Tác phẩm
- Xuất xứ: Năm 1010( canh tuất) Lí Công Uẩn viết bài Chiếu này để bày tỏ ý dịnh dời đô từ
Hoa Lư về Đại La.
- Bố cục: 3 Phần
Phương Nội dung
Dẫn chứng
Mục đích
Kết quả
diện
Các
phần
Dẫn sử sách - Nhà thương: 5 lần dời đô - Đóng đô ở nơi -Vận nước lâu dài

làm tiền đề - Nhà Chu: 3 lần dời đô
trung tâm, mưu - Phong tục phồn
Phần 1
toan nghiệp lớn thịnh
- Vâng mệnh
trời, thuận ý dân
Soi tiền đề
- Hai nhà Đinh -Lê:
-Theo ý thích
- Triều đại không
vào thực tế
không theo dấu cũ nhà riêng của mình
được lâu bền
thương chu
- Khinh thường - số vận ngắn ngủi
Phần 2
mệnh trời
- trăm họ hao tốn
- muôn vật không
được thích nghi
Khẳng định - Về lịch sử: Kinh đô cũ
Thuyết phục
-Đất nước phát
Đại La là
của cao vương
mọi người dời
triển
thắng địa
- Địa lí: Trung tâm trời
đô về Đại La

Phần 3 định đô
đất… dựa núi
- Tiềm năng phát triển kinh
tế: Địa thế rộng mà bằng…
tốt tươi.
b, một số câu hỏi liên quan:
Câu 1 : xác định luận điểm luận cứ trong đoạn cuối( phần 3)
Câu 2: Nếu Phải viết đoạn văn làm rõ luận điểm: Đại la là thắng địa, xứng đáng là
kinh đô của đế vương muôn đời” em sẽ đưa ra hệ thống luận cứ nào? ( gợi ý, xem dẫn
chứng phần 3)
Câu 3: Việc Dời đô từ Hoa Lư về Đại La có ý nghĩa gì?
- Khẳng định sức mạnh của đất nước ta đủ sức đương đầu với kẻ thù, không phải dựa vào
địa hình đồi núi để phòng thủ nữa
- Đại La là nơi phồn hoa đô hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước
- Phản ánh khát vọng của nhân dân ta , phản ánh ý chí tự lực tự cường của dân tộc Đại
Việt
Câu 4: Việc Tác giả kết thúc bài chiếu bằng một câu nghi vấn: “Các khanh nghĩ thế
nào?” có tác dụng gì
- Chiếu vốn là một loại văn bản có tính chất bắt buộc phải thi hành, mang tính mệnh lệnh.
Việc kết thúc bằng một câu hỏi tu từ có tác dụng giảm nhẹ tính chất bắt buộc mà mang
tính chất đối thoại , tạo sự đồng cảm giữa vua với quần thần

Trường THCS Quyết Thắng

Page9


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản


2. HỊCH TƯỚNG SĨ (Trần Quốc Tuấn)
a, Tác phẩm
- Xuất xứ:Tác phầm được viết tháng 9/1284 trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông Nguyên lần thứ 2
- Bố cục : 4 phần
Phần 1 : Nêu gương sáng trong sử sách
- Xưa : Kỉ Tín chết thay cho Cao Đế , Do Vu Chìa lưng chịu giáo che chở cho Chiêu
Vương, Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ, Thân khoái chặt tay cứu nước, Thân
khoái phò vua thoát vòng vây, Cảo Khanh Mắng lộc sơn.
- Nay:,Nguyễn Văn Lập giữ thành Điếu Ngư, Xích Tu Tư đánh quân Nam Chiếu.
=> Có người là tướng, có người là thần, bề tôi có người là tì tướng địa vị , thân phận khác
nhau nhưng họ đều có một điểm chung là đều sẵn sàng xả thân vua vì chủ tướng
=> Phép liệt kê, câu cảm thán: khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ.
Phần 2 : Tội ác của giặc và tâm trạng của tác giả
1. Tội ác của giặc :
- Đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, đòi ngọc
lụa, thu bạc vàng, vét của kho. =>Tham lam ngang ngược.
=>Nghệ thuật : Nghệ thuật ẩn dụ vật hóa để làm nổi bật tội ác của kẻ thù
=>Tác dụng: Khích lệ lòng căm thù giặc
2. Tâm trạng của tác giả:
- Căm phẫn, tức giận, uất hận: quên ăn, mất ngủ, hận không thể xẻ thịt lột da, ăn gan, uống
máu quân thù.
=> Biểu lộ trực tiếp lòng căm thu giặc và tinh thần săn sàng hy sinh vì nước.
Phần 3: Mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ , Phân tích việc làm sai
trái
1. Nhắc lại mối ân tình giữa mình và tướng sĩ qua hai mối quan hệ:
+ Quan hệ thần-chủ: Không có mặc…. đi bộ thì ta cho ngựa
+ Quan hệ cùng cảnh ngộ: Cùng nhau sống chết, cùng nhau vui cười.
=>Khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng trung quân ái quốc và ân nghĩa của ngừoi cùng cảnh
ngộ

2. Phê phán việc sai trái
+ …Chủ nhục… không lo …Nước nhục….không thẹn. ….Hầu giặc…. không tức
…..Đãi yến ngụy sứ …. Không căm.
+ … chọi gà, đánh bạc, vui thú ruộng vườn…. quên việc nước….
=>Phê phán thái độ bàng quan hưởng lạc, dẫn tới nước mất nhà tan để tiếng xấu muôn đời.
=> Khích lệ lòng tự trọng liêm sỉ, phân rõ phải trái đúng sai
=> Nghệ thuật : Liệt kê, điệp ngữ, sử dụng câu văn biền ngẫu .
Phần 4: Những việc nên làm
- Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, trau dồi binh lực
Trường THCS Quyết Thắng

Page10


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

=> Kêu gọi binh sĩ học binh thư yếu lược, để đất nước yên ổn vững mạnh, tiếng thơm được
lưu truyền
b, Một số câu hỏi liên quan
Câu 1: Đoạn văn nào thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc
Tuấn? Phân tích những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn đó.( gợi ý
phần 2: ta thương tới bữa quên ăn…..)
- Về mặt nghệ thuật, cần chú ý sự xuất hiện liên tiếp của các vế gồm 4 từ (tới bữa quên ăn,
nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa) nhằm nhấn mạnh một nỗi đau lớn;
cách diễn tả lòng căm thù giặc cao độ thông qua cácđộnh từ gây ấn tượng mạnh (xả thịt, lột
da, nuốt gan, uống máu) và câu văn có quan hệ dẫu cho …(thì) ta cũng vui lòng nhằm khẳng
định tinh thần quyết sống mái với kẻ thù.
- Những lời bộc bạch trên đây không phải là những lời nói suông mà là những lời nói từ tim

gan của một con người coi lợi ích của Tổ quốc là lợi ích tối cao. Những lời bộc bạch tự đáy
lòng này có ý nghĩa như một tấm gương để tướng sĩ học tập.
Câu 2: Phân tích nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn phê phán những hành
động sai trái của tướng sĩ và nêu lên những hành động đúng đắn, nên làm.
+Sử dụng liên tiếp những từ mang màu sắc phủ định (không biết lo, không biết thẹn,
không biết tức, không biết căm) để nói về thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước
của các tướng sĩ. Đoạn văn này đặt ngay sau đoạn văn nói về ân tình chủ – tớ ở trên với ý:
tướng sĩ đang phụ lòng tốt của chủ tướng.
+ Chỉ ra các thú hưởng lạc làm “quên việc nước, quên việc binh” cũng là chỉ ra thái
độ vô trách nhiệm của các tướng sĩ trước vận nước, nhất là trong cảnh đất nước lâm nguy.
+ Chỉ ra hậu quả khôn lường: nước mất nhà tan. Cần lưu ý, tác giả nói đến hậu quả
khi đất nước bị xâm chiếm: quá khứ (xã tắc tổ tông bị giày xéo, mồ mả cha ông bị quật
lên), hiện tại (bị bắt, gia quyến bị tan,…),tương lai (trăm năm sau tiếng dơ khôn rửa, tên xấu
còn lưu,…).
– Các việc nên làm:
+ Nêu cao tinh thần cảnh giác.
+ Tăng cường luyện tập, học tập Binh thư yếu lược.
Những việc nên làm mà tác giả nêu lên đều gắn với chuyện ích nước lợi nhà. Để mọi
người nhận thức rõ hơn, Trần Quốc Tuấn nêu lên hai viễn cảnh:
(1) Khi nói đến viễn cảnh thất bại, tác giả sử dụng hàng loạt từ phủ định: không còn,
cũnh mất, bị tan, cũng khốn,…
(2) Khi nói đến viễn cảnh thắng lợi, tác giả sử dụng hàng loạt từ khẳng định: mãi
mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, không bị mai một, sử sách lưu thơm,…
Ngoài ra, gắn với thủ pháp đối lập, tương phản, tác giả rất chú ý tác động tới tiến
trình nhận thức, nêu bật vấn đề từ nông đến sâu, từ nhạt đến đậm.
Câu 3: Chứng minh bài “Hịch tướng sĩ” vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu
hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.
A. Mở bài:
Trường THCS Quyết Thắng


Page11


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

– Giới thiệu bài “Hịch tướng sĩ”.
– Giới thiệu đặc điểm nghệ thuật bài hịch: vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu
hình tượng, cảm xúc.
B. Thân bài:
1. Nêu đặc điểm chung của thể hịch.
2. Chứng minh bài “Hịch tướng sĩ” có lập luận chặt chẽ, sắc bén:
a. Bài hịch có trình tự và bố cục lập luận hợp với tâm lí tiếp nhận.
– Nêu bố cục của bài hịch gồm 4 phần.
– Tác dụng của cách bố cục đó: tác động vào nhiều mặt trong nhận thức và tình cảm
của tướng sĩ.
b. Cách lập luận phong phú và linh hoạt. Ở mỗi phần, tác giả trình bày luận điểm khác nhau.
(nội dung phần 1 2 3 4)
3. Chứng minh bài “Hịch tướng sĩ” giàu hình tượng và cảm xúc.
- Hình tượng và cảm xúc của lời văn xuất phát từ tình cảm mãnh liệt của người viết: tấm
lòng yêu thương tướng sĩ, muốn tướng sĩ đi theo con đường đúng đắn.
- Đặc điểm này thể hiện trong toàn bài hịch, nhưng tập trung nhất ở phần hai, qua việc tố
cáo tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù( kể ra)
– Giọng văn phong phú đa dạng, bộc lộ nhiều sắc thái, cung bậc tâm trạng, làm nên sức
truyền cảm mạnh mẽ.
C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm: là một áng văn bất hủ, là một mẫu
mực về văn nghị luận trung đại.
Câu 4: Qua “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, em hãy nêu lên nét giống và khác nhau
giữa 2 thể loại: chiếu và hịch.( xem lại phần giới thuyết chung)


Trường THCS Quyết Thắng

Page12


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

3. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Nguyễn Trãi)
a, Tác phẩm
- Xuất xứ: Tác phẩm này thuộc phần đầu Bình ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh
Lê Lợi viết năm 1428.
- Bố cục: 3 phần ( Phần 1: Nguyên lí nhân nghĩa, Phần 2: Chân lí chủ quyền độc lập dân
tộc, Phần 3: chứng cớ lịch sử)
B, Một số câu hỏi liên quan
Câu 1: Qua hai câu thơ đầu, có thể hiểu cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là gì?
- Giải thích nhân nghĩa theo quan niệm nho giáo là mối quan hệ giữa người với người
- Yên dân chống quân xâm lược(giải thích được yên dân là làm cho nhân dân có một cuộc
sống ấm lo hạnh phúc )
- Trừ bạo, trừ giăc minh xâm lược
=> Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là thương dân , lấy dân làm gốc, Nguyễn Trãi còn mở
rộng tư tưởng nhân nghĩa không chỉ là quan hệ giữa người với người mà con là quan hệ
giữa các quốc gia dân tộc.
Câu 2 để khẳng định chủ quyền dân tộc tác giả đã dựa vào những yếu tố nào, có điểm
gì mới so với bài Nam Quốc Sơn Hà?
- Khẳng định củ quyền qua:
Sự tồn tại độc lập của Đại Việt
Các triều độc
Văn hiến
Lãnh thổ

Phong tục
Lịch sử
lập
- Điểm mới so với Nam quốc sơn hà:
+ Nếu như trong Nam quốc Sơn hà Lí Thường Kiệt chỉ mới khẳng định chủ quyền qua:
Thiên thư ( cái gì đó mang tính viển vông trừu tượng), Qua ranh giới, vàngười đứng đầu đất
nước: Nam Đế sánh cới Bắc Đế, thì Nguyễn Trãi khẳng định chủ quyền đó một cách cụ thể
bằng Lịch sử, bằng văn hiến, bằng Phong tục, qua các triều đại ( trích thơ và phân tích rõ)
+ Như vậy so với “Nam quốc sơn hà” thì “Bình ngô đại cáo” là sự kế thừa bổ sung, hoạn
thiền và phát triển nguyên lí về chủ quyền dân tộc đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn
Câu 3 Tại sao nói Bình ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta
- Nó có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập:( Nêu luận đề chính nghĩa, kể
tội giặc minh, quá trình khởi nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc)
- Là văn bản chính luận có ý nghĩa nhu một bản tuyên ngôn thứ 2 sau Nam quốc sơn Hà
đầu tiên.

Trường THCS Quyết Thắng

Page13


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

4.BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Nguyễn Thiếp)
a, Tác Phẩm:
- Xuất xứ: được trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào thang 8/1791
- Bố cục: 3 phần
Bố cục
Nội dung

Dẫn chứng
Mục đích của việc - Phê phán lối học chuộng hình thức , cầu danh
Phần 1
học: Học để làm
lợi dẫn tới hậu quả xấu: chúa tầm thường, thần
người
nịnh hót,nước mất nhà tan.
Bàn luận về việc
- Phổ biến việc học rộng khắp
đổi mới phép học - Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ
bản có tính chất nền tảng
Phần 2
- Học tuần tự từ thấp tới cao
-Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những yếu tố
cơ bản nhất
- Học phải kết hợp với hành
Tác dụng của việc - Đất nước nhiều nhân tài
học chân chính
- Chế độ vững mạnh
Phần 3
- Quốc gia hưng thịnh
- Xã hội ổn định
b, Một số câu hỏi liên quan
Câu 1: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy
nghĩa của em về mối quan hệ giữa học và hành
MB:Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép
học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học
mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm
quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho
chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau

không thể tách rời.
TB:
- Giải thích học là gì: là quá trình tiếp thu tri thức, biến tri thức đó thành hiểu biết của
mình…
- Hành là gì: hành là quá trình vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, Theo La Sơn Phu
Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của
thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể
hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
- Tác dụng của việc học đi đôi với hành theo la lơn phu tử: có nhiều nhân tài, đất nước
vững mạnh, quốc gia hưng thịnh…
- Tác dụng của việc học đi đôi với hành trong thực tế hiện nay
KB: Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan
hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng
cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao
Trường THCS Quyết Thắng

Page14


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ
học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

5. THUẾ MÁU(Nguyễn Ái Quốc)
a, Tác phẩm
- Xuất xứ:
- Thuế máu là chương đầu tiên trong tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân pháp” gôm 12

chương được Nguyễn Ái Quốc Viết Năm 1925 tại pari
- Bố cục: 3 phần
Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ
Phương
Trước chiến tranh
Trong chiến tranh
diện
Tên gọi
- Da đen bẩn thỉu
-Những đứa con yêu
- An Nam mít bẩn
-Những người bạn hiền
thỉu
-Những chiến sĩ bảo vệ công lí tự do
Thái độ
- Đánh đập, khinh
- Nịnh bợ, hứa hẹn
thực dân
bỉ
Cái giá dân
- Kéo xe tay
- Xa lìa vợ con
An nam
- Ăn đòn của quan
- Phơi thây trên các chiến trường…..
phải trả
cai trị
=> bộ mặt giả tạo tráo trợn, phỉnh nịnh của chính quyền thực dân
Phần 2: Chế độ lính tình nguyện
- Thủ đoạn mánh khóe trong việc bắt lính

Chúa tỉnh
Công sứ
Bắt đủ số người quy
Thời gian nhất định
định
Ra lệnh
Xoay Sở
Bắt người nghèo khổ
khỏe mạnh trước
Bắt đến người giàu
- Phản ứng của những người bị bắt lính
+ Người nghèo: tìm đủ mọi cách chốn thoát, tự sát vào mắt mình những chất độc từ vôi
sống và mủ bệnh lậu
=>Thà mù chứ không chịu đi lính
+ Người giàu: có hai sự lựa chọn: đi lính hoặc xì tiền ra
=>Tố cáo tội ác của chính quyền thực dân, lên án sự giả tao của chế độ lính tình nguyện
Phần 3: Kết quả của sụ hi sinh
*các xứ thuộc địa
- Trở lại giống người bẩn thỉu
- Bị đối xử tàn tệ: đánh đập,lột hết quần áo, của cải mà họ bỏ tiền mua, cho ăn như cho
lợn ăn, xếp như xếp lợn
Trường THCS Quyết Thắng

Page15


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

Về đến xứ sở : bị hắt hủi mỉa mai bằng bài diễn văn “ … chúng tôi không cần đến các

anh nữa cút đi”
*người Pháp: được cấp môn bài buôn bán thuốc phiện
=> Phạm tới hai tội ác với nhân loại: đầu độc cả nhân loại bằng thuốc phiện, lôi kéo họ vào
những cuộc chiến tranh phi nghĩa
b, Câu hỏi liên quan
Câu 1 : giải thích ý nghĩa nhan đề thuế máu
- Nghĩa tường minh: là thuế được đánh bằng xương máu của nhân dân an nam và các
nước thuộc địa của pháp
- Nghĩa hàm ý: qua đó lên án, tố cáo tội ác dã man của chính quyền thực dân pháp….
Câu 2: Thực chất cảu chế độ lính tình nguyện là gì?( gợi ý nội dung phần 2)
Cau 3: Thái độ của chính quyền thực dân thay đổi như thế nào trước, trong và sau
chiến tranh( Phần 1, 3)
-

6. ĐI BỘ NGAO DU (Ru – xô)
a, Tác Phẩm
-Xuất xứ: Trích trong quyển V quyển cuối cùng của tác phẩm E-Min hay về giáo dục ra đời
năm 1762.
- Bố cục: 3 phần
Bố cục
Nội dung
Nghệ thuật
- Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn:
+ Muốn đi, muốn đứng tuỳ ý(dẫn chứng).
- Luận cứ phong phú;
+ Không phụ thuộc vào con người, phương
dẫn chứng và lí lẽ trình
tiện.
Phần 1
bày xen kẽ, tiếp nối tự

+ Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.
nhiên.
+ Đi vừa để giải trí vừa để học hỏi, vận động,
làm việc.
=> không bao giờ chán
- Đi bộ ngao du giúp trau dồi tri thức:
- Nêu dẫn chứng dồn
dập liên tiếp.
Tác giả lập luận bằng các luận cứ sau:
- Sử dụng các kiểu câu
+ Đi như các nhà triết học lừng danh.
khác nhau: so sánh,
+ Xem xét các tài nguyên phong phú trên mặt
nêu cảm xúc, câu hỏi
đất.
Phần 2
tu từ...
+ Tìm hiểu các sản vật.
=> Chặt chẻ, tự nhiên,
+ Sưu tập các mẩu vật.
=>Luôn có ý thức học hỏi, học mọi lúc, mọi làm sáng tỏ được luận
điểm.
nơi bởi quanh ta là một kho tri thức vô giá.
Phần 3

-

Đi bộ ngao du tăng cường sức khỏe, tinh
thần:
+Sức khỏe: Ăn một bữa cơm đạm bạc….

ngon
+ Ngủ trên một chiếc giường tồi
tàn…..ngon giấc
+Tinh thần: luôn vui vẻ, khoan khoái và

Trường THCS Quyết Thắng

Page16

- Chứng minh bằng
nghệ thuật so sánh đối
lập: ngao du bằng
phương tiện với ngao
du bằng đi bộ.


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

hài lòng
=>Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao
du, đó là nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi
dậy niềm vui sống và tính tình được vui vẻ.

Phần 2: Tiếng Việt
I. Kiến thức cơ bản
1. Lựa chọn trật tự từ trong câu
2. Hành động nói

3 Hội thoại

4. Các kiểu câu

LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
- Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt
riêng. Người nói( người viết) càn biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Một số tác dụng
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… nêu ra trong văn
bản.
Ví dụ: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người
yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu( Hồ Chí
Minh)+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng:
Ví dụ:Roi song tay thước và dây thừng
+ Liên kết câu với nhưungx câu khác trong văn bản
Ví dụ: Ấy cũng may cho cô, vớ vẩn mãi ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con
gái thì khốn. Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần(Nguyễn Công
Hoan)
+ đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Ví dụ: “Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

HÀNH ĐỘNG NÓI
1. Khái Niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích
nhất định
2.Các kiểu hành động nói thường gặp
- Việc phân chia hành động nói chủ yếu dựa vào mục đích của hành động nói, tên của hành
động nói được đặt theo tên mục địch của hành động nói
+ Hành động hỏi là hành động của người hỏi muón người nghe cung cấp tin hoặc biểu thị
thái độ,

Vd: Thầy quay mặt vào, lại hỏi thầy đề: Thầy bốc quân gì thế? ( Phạm Duy Tốn).
+ Hành động điều khiển là hành động mà người nói muốn người nghe làm một việc nào đó.
Trường THCS Quyết Thắng

Page17


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

Vd: Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: các em đừng khóc. Trưa nay các em được
về nhà cơ mà(Thanh Tịnh)
+ Hành động hứa hẹn là hành động mà người nói tự ràng buộc mình vào trách nhiệm làm
một việc gì đó.
Vd: anh cứ yên têm lên đường, em sẽ chờ anh về.
+Hành động trình bày là hành động mà người nói biểu lộ ý nghĩ, lí lẽ của mình cho người
nghe hiểu và tin
Vd: Hôm qua trên đường đi học về, tớ đã gặp Mai, người bạn học chung hồi cấp hai với tớ,
Mai nhìn khác quá, không còn là một cô bé gầy gò xanh xao như trước mà đã trở thành một
thiếu nữ xinh đẹp.
+ Hành động bộc lộ cảm xúc là hành động bày tỏ, bộc lộ thái độ tâm trạng về một sự vật sự
việc. Buồn, vui, giận, yêu, ghét…
Vd: Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa
nhiều ngang trái.
3. Các cách thực hiện hành động nói
- Trực tiếp: Là cách thực hiện hành động nói phù hợp với chức năng chính của kiểu câu
đó
Vd:
+ Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày: “ Nay các người nhìn chủ nhục mà
không biết lo, thây nước nhục mà không biết thẹn” ( Trần Quốc Tuấn)

+ Câu cầu khiến thực hiện hành động điều khiển
VD: Em để nó lại, giơngj em ráo hoảnh, Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi
xa cách nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi( Khánh Hoài)
- Gián tiếp: Là cách thực hiện hành động nói không phù hợp với chức năng chính của
kiểu câu
+ Dùng câu nghi vấn thực hiện hành động điều khiển
Vd: Đê vở rồi! …Đề vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết
không?... Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộ vào đây như vậy? Không còn phép
tắc gì nữa à?( Phạm Duy Tốn)

HỘI THOẠI
1. Khái niệm: Hội thoại là nói chuyện với nhau, trao đổi ý kiến với nhau trong giao tiếp,
trong hội họp hằng ngày
2. Vai xã hội trong hội thoại: Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với
người khác trong cuộc thoại
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân – sơ( theo mức độ quen biết,thân tình
=> Vì quan hệ xã hội vốn đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, khi tham gia
hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai xã hội của mình để lựa chọn cách nói cho phù
hợp về: nội dung, xưng hô, cách nói, thái độ
3. Lượt lời trong hội thoại: Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham
gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời
Trường THCS Quyết Thắng

Page18


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản


- Lượt lời cần phải được thực hiện luân phiên đúng lúc. Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt
lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác
- Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biẻu thị thái độ.

Trường THCS Quyết Thắng

Page19


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

CÁC KIỂU CÂU

Ôn Tập Tiếng Việt
Kiểu câu
Phương
diện

Đặc điểm
hình thức

Câu nghi vấn

Câu cầu khiến

Câu cảm thán

Câu trần thuật


Câu phủ định

Câu nghi vấn là câu:
+ có những từ nghi vấn:
Ai, gì, nào, sao, tại sao,
đâu, bao giờ, bao nhiêu,
à, ư, hả, chứ.. không,
chưa hoặc có từ hay nối
với các vế có quan hệ lựa
chọn.
+ khi viết kết thúc bằng
dấu chấm hỏi
- Có chức năng chính
dùng để hỏi

Câu cầu khiến là câu:
+ có những từ ngữ cầu
khiến như: hãy, đừng,
chớ, đi, thôi, nào…
+ Ngữ điệu cầu khiến
+ Thường kết thúc bằng
dấu chấm than

Câu cảm thán là câu:
+ Có những từ ngữ cảm
thán: ôi, than ôi, hỡi ôi,
chao ôi, thay, biết bao,
trời ơi, biết chừng nào..
+ Thường kết thúc bằng

dấu chấm than

Câu trần thuật không có dấu
hiệu hình thức của nhgững
kiểu câu khác ( Không có từ
nghi vấn , cầu khiến , từ ngữ
cảm thán ) ; thường kết thúc
bằng dấu chấm nhưng khi
dùng để yêu cầu , đề nghị
hay bộc lộ tình cảm , cảm
xúc ...nó có thể kết thúc bằng
dấu chấm lửng hoặc chấm
than

Câu phủ định là câu:
+ có những từ ngữ phủ
định: Không, chẳng, chả,
chưa, không phải,, chẳng
phải, đâu có phải, đâu có..

Chức năng

Các dạng

- Câu nghi vấn dùng để
hỏi: thường kết thúc bằng
dấu hỏi chấm
- Câu cầu khiến không
dùng để hỏi: có thể kết
thúc bằng dấu chấm,

chấm than.

Trường THCS Quyết Thắng

- Dùng để ra lệnh, yêu - Dùng dể bộc lộ trực tiếp - dùng để kể , xác nhận , Dùng để:
cầu, đề nghị, khuyên cảm xúc của người miêu tả thông báo , nhận - Thông báo, xác nhận
định trình bày , miêu tả
bảo…
nói( viết)
không có sự vật, sự việc,
- Ngoài ra còn dùng đê bộc
tính chất, quan hệ nào đó.
lộ cảm xúc, yêu cầu, hay đề
- Phản bác một ý kiến,
nghị
một nhận định
- Câu cảm thán được câu - Câu trần thuật dùng để - Câu phủ định miêu tả
tạo bằng thán từ :Ôi , ái, + kể
- Câu phủ định bác bỏ
ơi ối, eo ơi hỡi ơi ,trời ơi
+ Nhận định
+ Thán từ đứng tách riêng + Thông báo
+ Thán từ kết hợp với + Miêu tả
thực từ
+ Bộc lộ cảm xúc
-Câu cảm thán được cấu + yêu cầu, đề nghị
Page20


Phạm Công Thành

tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản
Ví dụ

- Câu nghi vấn dùng để
hỏi:
Các em làm bái tập
chưa?
Câu cầu khiến không
dùng để hỏi:
+ Cầu khiến: Bạn có thể
cho nhỏ tiếng xuống
được không?
+ Đe dọa: Bạn có muốn
tớ nói với bố mẹ bạn là
bạn có bạn trai không?
+ Bộc lộ cảm xúc: Than
ôi ! thời oanh liệt nay
còn đâu
+ Tu từ: Em là ai cô gái
hay nàng tiên?

Trường THCS Quyết Thắng

- Ra Lệnh: Đi thôi !,
cửa ra ngay!
- Yêu cầu: Các em
giữ trật tự!
- Khuyên bảo: Thôi
đừng khóc nữa rồi
chuyện sẽ qua thôi!


Page21

mở
hãy
bạn
mọi

tạo bằng từ thay hoặc nhỉ
+ Thán từ đứng tách
riêng: Ôi! Trăm hai mươi
lá bài đen đỏ có cái ma
lực gì mà run rủi cho quan

được
như thế ?
+ Thán từ kết hợp với
thực từ: ệt ơi là mệt !
-Câu cảm thán được cấu
tạo bằng từ thay hoặc nhỉ
VD : Thương thay cũng
một kiếp người . ( Nguyễn
Du
)
Bố mày khôn nhỉ !
( Nguyễn Công Hoan )

- Kể: Hôm qua, tôi và
nam đi chơi bóng đá.
- Nhận định: Cái bàn này

rất chắc chắn.
- Miêu tả: bạn lan quàng
chiếc khăn màu đỏ,sáng
lấp lánh.
- Bộc lộ cảm xúc: tớ cảm
ơn bạn! cảm ơn bạn
nhiểu lắm!
Yêu cầu đề nghị: hôm
nay tớ bận đi học thêm
mai bạn hãy tới chơi với
tớ

Câu phủ định miêu tả:
- hôm nay, quỳnh không
đi học thêm
Bây giờ quỳnh vẫn chưa
tới lớp.
Câu phủ định bác bỏ:
- Không! Lan không yêu
huy
Lan chỉ coi huy là bạn
thôi!
Huy không tin! Lan nói
rối!


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

Phần 3: Tập làm văn

1. Văn Thuyết Minh.
1.1 Thuyết minh về một phương pháp( cách làm
a, Yêu cầu :
+ Khi giới thiệu một phương pháp cách làm nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương
pháp( cách làm) đó.
+ Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự… làm ra sản phẩm và yêu
cầu chất lượng đối với sản phẩm đó
+ Lời văn cần ngắn gọn rõ ràng.
b, Cấu trúc chung
Mở bài: Giới thiệu khái quát về sản phẩm định thuyết minh
Thân bài:
* Nguyên vật liệu
- Đồ chơi đó được làm bằng gì (giấy, bìa, đất sét...) ? Mỗi thứ cần bao nhiêu ? Tiêu chuẩn
(cứng, mềm, dài, ngắn...) như thế nào ?
- Để làm được đồ chơi đó, cần những dụng cụ (kéo, hồ dán, băng dính, kim khâu, ghim...)
gì?
* Cách làm
Hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước, từ pha chế, cắt dán, tạo hình cho đến lắp ghép các chi
tiết với nhau.
* Yêu cầu thành phẩm
Nêu các yêu cầu thẩm mỹ, công dụng... của đồ chơi sau khi hoàn thành.
Kết bài: nêu tác dụng , ý nghĩa của sản phẩm
c, Một số đề liên quan:
Câu 1: thuyết minh về cách làm một thứ đồ chơi mà em yêu thích
Câu 2: thuyết minh về trò chơi mà em thích nhất
Câu 3: thuyết Minh về đồ dùng học tập..
1.2 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
a, Yêu cầu:
- Muốn viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh thì tốt nhát phải đi thăm thu, quan
sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.

- Phải đủ bố cục 3 phần, nên kèm lời miêu tả, bình luận, phải dựa trên cơ sở kiến thức
đáng tin cậy.
- Lời văn cần chính xác biểu cảm.
b, Cấu trúc chung
Mở bài: Giới thiệu khái quát về vị trí, đặc điểm của thắng cảnh
Thân bài:
-Giới thiệu vị trí địa lí, của thắng cảnh
- Trình bày cấu tạo: thắng cảnh gồm những bộ phận nào, lần lượt giới thiệu, mô tả từng bộ
phận
- Vị trí , lợi ích…. của thắng cảnh trong đời sống của con người
Trường THCS Quyết Thắng

Page22


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng thuyết minh
c, Một số câu hỏi liên quan
Câu 1: Thuyết minh về ngôi trường của em
MB: Giới thiệu khái quát về Trường THCS Quyết Thắng
Gợi ý Trường THCS Quyết Thắng là một ngôi trường có truyền thống lâu đời, Trường nằm
trên địa bàn Xóm Thái Sơn 1, Phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên. Trải
qua 37 năm, hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, nhân viên và học sinh nhà trường
không ngừng phấn đấu xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Đến nay trường
đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
TB: Giới thiệu mô tả chi tiết về lịch sử, cấu tạo của từng bộ phận
Gợi ý
Trường THCS Quyết Thắng tiền thân là trường PTCS Thái Sơn, được thành lập vào

tháng 8 năm 1979 do nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của Nhà máy Z115 - Tổng cục
kỹ thuật - Bộ Quốc phòng. Đến ngày 22 tháng 8 năm 1994 trường được đổi tên thành
trường phổ thông THCS Thịnh Đán (theo quyết định của Sở GD&ĐT Tỉnh Thái Nguyên).
Từ ngày 11 tháng 10 năm 2004 trường mang tên Trường THCS Quyết Thắng (theo
quyết định của UBND TP Thái Nguyên).
Lúc mới thành lập trường có 7 lớp với 15 Cán bộ Giáo viên và 423 học sinh, đến nay
trường có 11 lớp, 34 Cán bộ giáo viên, nhân viên và …… học sinh.
Với tổng diện tích cơ sở vật chất lên tới trên 4000m2, trong đó diện tích đã xây dựng
là trên 3000m2. Với đầy đủ các hạng mục: Thứ nhất các phòng chức năng như: phòng bảo
vệ, phòng y tế, phòng thiết bị, phòng thư viện, phòng hành chính tài vụ, đặc biệt là hệ thống
phòng học cho học sinh( lưu ý thuyết minh cụ thể đặc điểm của từng phòng, khi thuyết
minh phải xen cả yếu tố miêu tả và cảm xúc ….),
Ngoài ra Ngoài ra trường còn có các hạng mục khác nhu nhà hiệu bộ nơi làm việc
của cán bộ nhân viên nhà trường, khu vực nhà để xe của giáo viên và học sinh nhà trường,
khu vực nhà vệ sinh, Khi nhắc tới Trường THCS Quyết Thắng thì không thể không nhắc
tới khuôn viên nhà trường với hệ thống sân chơi bãi tập là nơi vui chơi giải trí cho em em
sau mỗi giờ học căng thẳng…..
Với những điều kiện cơ sở vật chất như vậy thầy và trò nhà trường đã đạt được
nhiều thành tích đánh kể như: ( đạt nhiều giải cao trong các kì thi giải toán , tiếng anh trên
mạng, các cuộc thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, kể càng cụ thể càng tốt)
KB: Thầy, trò Trường THCS Quyết Thắng, đã đang và sẽ phấn đấu để fđạt được nhiều
thành tích cao hơn nữa trong các hoạt động, hoạc tập cũng như phong trào để xứng đáng
với truyền thống vẻ vang của ngôi trường.
Câu 2 thuyết minh về hồ núi cốc
Đến hồ Núi Cốc, nghe một chuyện tình được truyền tụng từ bao đời: "Một người đi
nước mắt thành sông. Một người chờ tấm thân hoá núi". Khu du lịch hồ Núi Cốc. Hình
tượng nàng Công, chàng Cốc.
Hồ Núi Cốc nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây Nam.
được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành 1994. Hồ gồm một đập chính dài 480 mét
và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ rộng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới 89 hòn

đảo, Lòng hồ sâu 23 mét, dung tích nước hồ là 175 triệu m3. Hồ Núi Cốc có một công trình
Trường THCS Quyết Thắng

Page23


Phạm Công Thành
tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản

thủy lợi tưới tiêu cho các cánh đồng huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phú Lương… và là
một thắng cảnh du lịch nghỉ ngơi.
Tạo hóa tài tình cùng với sức mạnh dời non lấp biển của ngàn vạn thanh niên trên
công trường hồ Núi Cốc những năm 1960 của thế kỷ 20, đã biến nơi đây thành một danh
lam thắng cảnh "đông che hè thoáng" để có thể đón du khách đến nghỉ ngơi thăm thú quanh
năm. Những năm gần đây, khu du lịch hồ Núi Cốc (thuộc xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên) đã khoác lên mình một diện mạo mới do bàn tay của các nghệ nhân sáng tạo,
nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, du khách ưa vẻ hoang dã
của tự nhiên vẫn có thể tìm cho mình một khoảng thiên nhiên khoáng đạt riêng để thả hồn
vào huyền thoại chàng Cốc, nàng Công...
Vùng đất in bóng núi Tam Đảo này đã lưu truyền một câu chuyện tình đẹp từ xa xưa,
mà minh chứng sinh động của nó chính là khu du lịch hồ Núi Cốc ngày nay.
Chuyện xưa kể rằng, có đôi trái gái yêu nhau tha thiết, thủy chung, nhưng vì chàng
trai quá nghèo nên không được sự chấp thuận của cha mẹ cô gái vốn là một gia đình quan
lang giàu có. Mọi sự ngăn cản, cấm đoán cũng chỉ khiến đôi trai gái thêm quyết tâm mong
ngóng chờ đợi nhau. Tiếng sáo của chàng Cốc không còn vọng đến nàng Công. Nước mắt
nàng Công chỉ mình nàng Công biết. Nhớ thương tuyệt vọng, chàng Cốc héo hon mà chết.
Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sững giữa trời. Suốt bốn mùa, gió
man mác trong cây lá như tiếng sáo xa xăm vọng về. Còn nàng Công, trong buồng giam nhớ
thương chàng Cốc khôn nguôi. Nàng khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm
thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Những giọt nước mắt yêu thương thủy chung qua năm

tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc. Mỗi năm khi mùa hè
đến, trên núi Cốc và đôi bờ sông Công nở đầy loài hoa sim tím, như thầm nhắc thiên diễm
tình thuở ấy. Nàng Công quặn mình đau đớn, uất hận khao khát. Đó là những ngày mưa lũ,
nước sông Công dâng ào ạt để gần núi Cốc hơn.
Một điều thật thú vị là nơi sinh ra huyền thoại chàng Cốc, nàng Công, chính là vùng
chè Tân Cương thơm ngon nhất trên đất Thái Nguyên. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn
những đồi chè xanh non mỡ màng. Và thấp thoáng, vài cô gái đang hái chè. Các cụ già kể
lại với hậu thế rằng, nước mắt nàng Công thấm vào rễ cây chè, tạo nên vị ngọt cứ lưu luyến,
ngân nga, để người ta nhấp chén trà một lần rồi nhớ mãi.
Nếu du khách có nhu cầu, chủ nhà sẵn sàng thu xếp một chỗ nghỉ ngơi để đêm ấy,
bên bếp lửa bập bùng, vừa thưởng thức những đặc sản của núi rừng Việt Bắc, vừa nghe lại
câu chuyện tình sông Công núi Cốc: "Một người đi nước mắt thành sông. Một người chờ
tầm thân hoá núi…" do chính những người dân địa phương kể với một cảm xúc hào hứng
vẹn nguyên...
Trên đó, du khách có thể cắm trại một vài ngày để đắm mình trong bầu không khí
tinh khiết, tĩnh lặng, hoặc có thể cuối ngày lại trở về khu khách sạn Bến Đợi. Đó là một khu
nhà nổi giống như một quần đảo nhỏ giữa lòng hồ. Trên đó, ngoài những căn phòng sang
trọng với những tiện nghi hiện đại còn có hàng chục chiếc lều làm bằng tre giang, mái lợp lá
cọ trông như những quán cóc xiêu xiêu...
Một điểm đến thú vị cho du khách hôm nay và mãi mãi về sau
2. Văn nghị luận
2.1 Khái niệm: văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lạp cho người đọc người
nghe một tư tưởng quan điểm nào đó
2.2 Các yếu tố cơ bản: luận điểm, luận cứ, lập luận
Trường THCS Quyết Thắng

Page24


Phạm Công Thành

tài liệu này chỉ tổng hợp những kiến thức cơ bản
2.3 Một số dạng đề nghị luận

Đề 1: Tác dụng của sách đối với đời sống con người
A. Mở bài:
- Vai trò của tri thức đối với loài người
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi
sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người .
B. Thân bài:
* Giải thích : Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản
phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống
* Chứng minh tác dụng của sách
- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cách
nhanh nhất (Dẫn chứng)
- Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt
(Dẫn chứng)
- Sách là người bạn động viên ,chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta (Dẫn chứng)
* Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi
* Phương pháp đọc sách
- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm ,s uy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích
- Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.
C. Kết bài
- Khẳng định sách là người bạn tốt
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách
Đề 2: Viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không
chuyên cần.
A. Mở bài: Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng
nông thôn và vùng sâu xa
B. Thân bài

- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước
- Muốn có tri thức , học giỏi cần chăm học : kiên trì làm việc gì cũng thành công…
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :…
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ
lo buồn
- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được
niềm vui trong cuộc sống
- Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập
C. Kết bài : Liên hệ với bản thân
Đề 3: Viết bài nghị luận với đề tài : Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống
của chúng ta
Trường THCS Quyết Thắng

Page25


×