SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN ÔN TẬP VÀ
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VẬT LÍ
BẰNG SƠ ĐỒ TRONG TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG
Người thực hiện: Quách Thị Hồng Nhung
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lí
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác
BIÊN HÒA, NĂM HỌC 2014-2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: QUÁCH THỊ HỒNG NHUNG
2. Ngày tháng năm sinh: 02-06-1987
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 8B/12, Bùi Hữu Nghĩa, ấp Đồng Nai, Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613822538 (CQ)/ 0613855212 (NR); ĐTDĐ: 0904275262
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX TP Biên Hòa
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Dạy học Vật lí
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học Vật lí
Số năm có kinh nghiệm: 6
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 02
+ Năm học 2010 – 2011: SKKN “Phối hợp các phương pháp dạy học nhằm
nâng cao tính tích cực, chủ động của học viên”
+ Năm học 2013 – 2014: SKKN “Hướng dẫn học viên giải bài tập dòng điện
xoay chiều”
HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN ÔN TẬP VÀ HỆ THỐNG HÓA
KIẾN THỨC VẬT LÍ BẰNG SƠ ĐỒ TRONG TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng, mục tiêu của các bài
Tổng kết chương là khái quát và hệ thống lại các kiến thức vật lí trong chương,
nhằm giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu sâu hơn các kiến thức đã được học.
Trong chương trình vật lí trung học phổ thông, các bài Tổng kết chương
thường chủ yếu trình bày dưới dạng liệt kê các kiến thức trọng tâm và chưa thể
hiện mối liên hệ với nhau. Thực tế khi dạy học, tôi nhận thấy rằng: Các tiết Tổng
kết chương thường nặng nề, không hấp dẫn. Học viên khó ghi nhớ, khó hệ thống
được kiến thức, không rèn dược khả năng tự học và phát huy tính tích cực của bản
thân.
Với mục đích giúp học viên hệ thống hóa được kiến thức đã học, hiểu được
mối liên hệ giữa các kiến thức vật lí trong chương,... để từ đó tạo điều kiện thuận
lợi hơn trong việc học tập cũng như phát huy được tính tích cực cho học viên, tôi
đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn học viên ôn tập và hệ thống hóa kiến
thức vật lí bằng sơ đồ trong tiết ôn tập chương”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Để học viên có thể hệ thống hóa kiến thức đã học cũng như hiểu được mối
liên hệ giữa các kiến thức, tôi sử dụng một số phương pháp dạy học để phát huy
tính tích cực và khả năng tự học của học viên: sử dụng sơ đồ khối khi tổng kết các
kiến thức trong chương kết hợp với phương pháp đàm thoại.
Phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học là một trong những phương pháp
thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan. Để sử dụng được phương pháp này,
trước tiên các kiến thức cơ bản cần được sắp xếp dưới dạng sơ đồ. Sơ đồ này là
những hình ảnh có tính biểu tượng được xây dựng trên các kiến thức và mối liên hệ
giữa các kiến thức.
Phương pháp dạy học theo sơ đồ kiến thức là cách thức hoạt động phối hợp
thống nhất của người dạy và người học nhằm giúp người học hiểu được bản chất
của các sự vật, hiện tượng liên quan đến nội dung, nhiệm vụ dạy học dựa vào mô
hình, sơ đồ của chúng.
Ưu điểm của phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức:
Phát huy tính tích cực của người học.
Kiến thức được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, ngắn gọn dễ nhớ.
Tạo ra sự hứng thú trong giờ học, tiết học trở nên sôi động.
Kích thích tư duy người học, củng cố kiến thức, có lòng yêu thích môn học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Khó khăn của học viên khi học bài Tổng kết chương
Học viên học các kiến thức một cách máy móc, rời rạc theo từng bài, từng mục
trong sách giáo khoa nên khi hệ thống các kiến thức gặp nhiều khó khăn.
Học viên không xây dựng được mối liên hệ giữa các kiến thức trong chương
nên dễ nhầm lẫn giữa các kiến thức và khó có thể hiểu sâu từng nội dung.
Học viên chưa phân biệt được các dạng bài tập trong chương nên gặp trở ngại
khi phân loại và giải bài tập.
2.2. Cách khắc phục
Để khắc phục những khó khăn mà học viên gặp phải, giúp học viên có thể hệ
thống hóa kiến thức đã học, phân loại các dạng bài tập, phát huy tính tích cực và
khả năng tự học của học viên, tôi sử dụng sơ đồ khối khi dạy bài tổng kết các kiến
thức trong chương.
Để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi phải có sự đầu tư và phối hợp
giữa giáo viên và học viên. Cụ thể là:
* Đối với giáo viên:
Xác định các kiến thức cơ bản, trọng tâm và mối liên hệ giữa các kiến thức.
Xây dựng sơ đồ kiến thức trong chương để ôn tập.
Soạn hệ thống các câu hỏi có chủ đích theo sự xuất hiện kiến thức trong sơ đồ
(Phiếu học tập giao cho học viên chuẩn bị trước ở nhà).
Hệ thống các dạng bài tập và chọn dạng bài tập, câu hỏi vận dụng để củng cố,
rèn luyện.
* Đối với học viên:
Ôn lại các kiến thức trong chương.
Tự trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập được giáo viên giao về nhà chuẩn bị.
Tự xây dựng sơ đồ ôn tập của riêng mình.
2.3. Nội dung thực hiện
Để học viên có thể hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ, hiểu được mối
liên hệ giữa các kiến thức, phân loại và làm được các dạng bài tập, tôi sử dụng
phương pháp dạy học theo sơ đồ kết hợp với phương pháp đàm thoại trong 02 bài
của sách Vật lí 10 cơ bản:
Tổng kết chương Động học chất điểm
Tổng kết chương Động lực học chất điểm
Tôi xin giới thiệu các sơ đồ và các câu hỏi định hướng để vẽ sơ đồ trong các
tiết tổng kết chương sau:
2.3.1 Bài Tổng kết chương Động học chất điểm
SƠ ĐỒ 1
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Quỹ đạo thẳng
Quỹ đạo tròn
CĐ THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
v vo
Gia tốc: a
t
Vận tốc: v vo at
CĐ TRÒN ĐỀU
Gia tốc: a ht
Vận tốc góc: 2f
1
2
Quãng đường: s v o t at 2
Vận tốc dài: v r
1
2
Phương trình CĐ: x x o vo t at 2
r r
v const; a 0
CĐ THẲNG ĐỀU
Gia tốc: a 0
Vận tốc: v
s
t
Quãng đường: s vt
Phương trình CĐ: x x o vt
v2
r2
r
r r
vo 0; a g
CĐ RƠI TỰ DO
Gia tốc: a g
Vận tốc: v gt
1
2
Quãng đường: s gt 2
2
T
Để học viên có thể tự hệ thống kiến thức theo sơ đồ 1, học viên phải trả lời
các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Học viên nghiên cứu SGK Vật lí 10 cơ bản trang 51-52 để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy nêu các dạng chuyển động đơn giản đã học? Những dạng chuyển
động này có quỹ đạo là đường gì?
Câu 2: Trong các dạng chuyển động đơn giản trên, nếu dựa vào quỹ đạo của
chuyển động, ta có thể phân làm mấy dạng? Đó là những dạng chuyển động nào?
Câu 3: Chuyển động thẳng có thể chia làm mấy dạng? Đó là những dạng nào?
Gợi ý:
- Nếu vận tốc được giữ không đổi, gia tốc bằng 0, ta có dạng chuyển động nào?
- Nếu vận tốc ban đầu bằng 0, gia tốc chuyển động là gia tốc trọng trường, ta có
dạng chuyển động nào?
Câu 4: Trong mỗi dạng chuyển động đã được phân loại, em hãy viết công thức
tính gia tốc, vận tốc, quãng đường (nếu có) và phương trình chuyển động (nếu có).
Câu 5: Từ các câu trả lời ở trên, em hãy điền những kiến thức trọng tâm của
chương Động học chất điểm vào sơ đồ khối sau.
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Quỹ đạo ……
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
r r
v const; a 0
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
Quỹ đạo ….
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
r r
vo 0; a g
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
SƠ ĐỒ 2
DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
DẠNG 1:
Tính các đại lượng cơ
bản của các dạng CĐ
- Gia tốc
- Vận tốc
- Quãng đường
- Thời gian
- Chu kỳ, tần số
DẠNG 2:
Lập phương t nh CĐ
- Bước 1: Chọn gốc tọa
độ, gốc thời gian. Chiều
dương.
- Bước 2: Xác định xo,
vo, a.
- Bước 3: Thay vào
phương trình CĐ.
DẠNG 3:
Bài toán gặp nhau
- Bước 1: Chọn gốc tọa
độ, gốc thời gian. Chiều
dương.
- Bước 2: Viết phương
trình chuyển động của
từng vật.
- Bước 3: Hai vật gặp
nhau khi x1 = x2
Để học viên có thể ôn lại các dạng bài tập cơ bản trong chương theo sơ đồ 2,
học viên phải làm Phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2m/s vào lúc t =2s thì vật
có tọa độ x = 5m. Phương trình tọa độ của vật là
A. x = 2t + 5.
B. x = -2t + 5.
C. x = 2t + 1.
D. x = -2t + 1.
Câu 2: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh, chuyển
động chậm dần đều và dừng lại sau 10s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động
của ô tô. Vận tốc của ô tô sau khi hãm phanh được 6s là
A. 2,5m/s.
B. 6m/s.
C. 7,5m/s.
D. 9m/s.
Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian chuyển động
và vận tốc khi chạm đất là
A. 2s và 10m/s.
B. 4s và 20m/s.
C. 4s và 40m/s.
D. 2s và 20m/s.
Câu 4: Một chất điểm chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo tròn, bán kính
0,4m. Biết rằng nó đi được 5 vòng trong 1 giây. Tốc độ dài và gia tốc hướng tâm
của nó lần lượt là
A. 6,28m/s; 197,2m/s2.
B. 12,56m/s; 394,4m/s2.
C. 18,84m/s; 98,6m/s2.
D. 21,98m/s; 49,3m/s2.
2.3.2. Bài Tổng kết chương Động lực học chất điểm
SƠ ĐỒ 3
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Định luật I Niu-tơn
(Định luật quán tính)
ur
r
F= 0
Tổng hợp lực
Phân tích lực
Quy tắc
HBH
LỰC
Định luật
II Niu-tơn
ur
Các định luật
Là nguyên
nhân biến
đổi CĐ
r
ur
r
F
a=
hay F = ma
m
CĐ thẳng
Định luật III Niu-tơn
uur
uur
F12 = - F21
Các lực cơ
Lực hấp dẫn
Fhd = G
m 1m 2
Lực đàn hồi
Lực ma sát
F®h = k D l
Fms = mN
r2
Lực hướng tâm
Fht = m
v2
= mr w2
r
Để học viên có thể tự hệ thống kiến thức theo sơ đồ 3, học viên phải trả lời
các câu hỏi trong Phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Học viên nghiên cứu SGK Vật lí 10 cơ bản trang 93-94 để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy cho biết tác dụng của vật này lên vật khác gọi là gì? Kết quả của
tác dụng này lên vật là gì? Em có kết luận gì về đại lượng này?
Câu 2: Những định luật nào mô tả chuyển động thẳng của một chất điểm? Em hãy
nêu nội dung của những định luật đó.
Câu 3: Trường hợp một chất điểm chịu tác dụng của nhiều lực hay một lực ta sử
dụng quy tắc hình bình hành (HBH) để làm gì? Em hãy nêu quy tắc hình bình hành
cho từng trường hợp.
Câu 4: Em hãy cho biết các lực cơ mà em đã được học? Em hãy nêu công thức của
mỗi lực.
Câu 5: Từ các câu trả lời ở trên, em hãy điền những kiến thức trọng tâm của
chương Động lực học chất điểm vào sơ đồ khối sau.
…………………….
Công thức:
…………………….
…………….
…………….
Quy tắc
HBH
LỰC
…………………….
Công thức:
…………………….
Các định luật
…………….
……………..
CĐ thẳng
…………………….
Công thức:
…………………….
Các lực cơ
……………...
Công thức:
…………..….
……………...
Công thức:
……………...
……………...
Công thức:
…………..….
………………....
Công thức:
…………………
.
SƠ ĐỒ 4
DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
DẠNG 1:
Tổng hợp và phân tích lực
PP h nh học tổng hợp lực:
- Cộng lần lượt hai vectơ
theo quy tắc hình bình hành
F=
F12 + F22 + 2F1F2 .cosa
PP phân tích lực:
- Chia lực tổng hợp thành
các lực thành phần theo các
phương nhất định
DẠNG 2:
Định luật II Niu-tơn
- T m gia tốc của vật khi
cho biết lực
B1: Xác định lực tác dụng
lên vật, tìm hợp lực
B2: Áp dụng ĐL II Niutơn
- T m lực khi biết gia tốc
B1: Dựa vào các phương
trình động học tìm gia tốc a.
B2: Áp dụng ĐL II Niutơn
DẠNG 3:
Các lực cơ học
- Lực hấp dẫn
- Lực đàn hồi
- Lực ma sát
- Lực hướng tâm
- Ứng dụng định
luật Niu-tơn với
các lực cơ học
Để học viên có thể ôn lại một số dạng bài tập cơ bản trong chương theo sơ
đồ 4, học viên làm Phiếu học tập số 4.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Một vật có khối lượng 2,5kg, chịu tác dụng của một lực 0,125N. Gia tốc
của vật là
A. 0,5 m/s2.
B. 5m/s2.
C. 0,05m/s2.
D. 50m/s2.
Câu 2: Một vật có khối lượng 2kg được truyền một lực
này tăng vận tốc từ 2,5m/s đến 7,5m/s. Độ lớn của lực
A. 5N.
B. 10N.
không đổi thì sau 2s vật
bằng
C. 15N.
D. 20N.
Câu 3: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k =
50N/m để lò xo dãn ra 10cm? Lấy g = 10m/s2.
A. m = 0,5kg.
B. m = 1,5kg.
C. m = 2,5kg.
Câu 4: Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn tấn chuyển động
đều qua một cầu vượt (coi là cung tròn) với vận tốc
10m/s. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao
nhất như hình vẽ bằng bao nhiêu ? Biết bán kính cong
D. m = 3,5kg.
ur
N
ur
P
của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10m/s2.
A. 11100N.
B. 11200N.
C. 9600N.
D. 12250N.
Câu 5: Một cái tủ lạnh có khối lượng 40kg, đặt trên sàn nhà, hệ số ma sát trượt
giữa tủ lạnh và sàn nhà là t = 0,2. Người ta đẩy tủ lạnh bằng một lực 20N theo
phương hợp với phương nằm ngang một góc = 30o chếch xuống dưới. Cho g =
9,8m/s2. Gia tốc của tủ lạnh đạt được là
A. 1,15m/s2.
B. 1,52m/s2.
C. 1,87m/s2.
D. 2,78m/s2.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này được thực hiện đối với lớp 10A và 10N trong tiết 12 và tiết 24
của học kỳ I. Lớp đối chứng là 10B1 và 10B2 dạy theo phương truyền thống: Liệt
kê lại các kiến thức trọng tâm trong chương và làm một số bài tập củng cố.
Sau khi học xong, mỗi lớp đều làm bài kiểm tra 1 tiết. Kết quả như sau:
Số điểm đạt được
Số học viên
Lớp
dự kiểm tra
<5
5-6,5
7-8,5
9-10
Thực
10A
35/35
3
7
20
5
nghiệm
10N
30/30
2
8
12
8
Đối
10B1
30/30
15
8
5
2
chứng
10B2
35/35
18
12
3
2
Biểu đồ so sánh
25
20
10A
15
10N
10B1
10
10B2
5
0
<5đ
5-6,5đ
7-8,5đ
9-10đ
Đánh giá:
So sánh với 2 lớp 10B1, 10B2 không sử dụng sơ đồ, kết quả ở lớp 10A, 10N
khả quan hơn:
Số học viên đạt điểm khá giỏi (7-10 điểm) của lớp 10A và 10N chiếm tỉ lệ
69,2% cao hơn so với lớp 10B1và 10B2 là 18,5%.
Số học viên đạt điểm dưới trung bình (0-5 điểm) của lớp 10A và 10N chiếm tỉ
lệ 7,7% thấp hơn nhiều so với lớp 10B1và 10B2 là 50,8%.
Vậy: Chứng tỏ việc vận dụng đề tài này đã phát huy được ưu điểm của nó,
đó là:
Học viên có thể hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ
Học viên hiểu được mối liên hệ giữa các kiến thức.
Học viên phân loại được dạng bài tập và vận dụng linh hoạt vào từng bài tập cụ
thể.
Học viên phát huy được tính tích cực và rèn khả năng tự học của mình.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Với mục đích và các kết quả đã đạt được từ đề tài, tôi xin đưa ra các khuyến
nghị sau để thực hiện đề tài:
Sau mỗi bài học, mỗi chương, giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm dưới dạng
sơ đồ khối: Xuất phát từ kiến thức trọng tâm đến các kiến thức liên quan.
Giáo viên lựa chọn và phân loại các dạng bài tập điển hình theo sơ đồ khối.
Hướng dẫn học viên làm bài tập dựa trên việc vận dụng kiến thức trên sơ đồ khối.
Từ đó nắm bắt được kiến thức trọng tâm bài học.
Giáo viên hướng dẫn học viên làm bài tập để củng cố kiến thức và phương
pháp đã học.
Đề tài này mới nghiên cứu, sử dụng trong phạm vi các tiết tổng kết chương
của vật lí 10 - học kỳ I với mục tiêu giúp học viên đạt kết quả cao trong các bài
kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ I. Trên cơ sở đó, có thể phát triển tiếp đề tài theo
hướng dạy học theo chủ đề (kết hợp những bài dạy có mối liên hệ với nhau) theo
định hướng phát triển năng lực cho học viên. Đề tài này có thể mở rộng thực hiện
trong các kiến thức khác của Vật lí 10 nói riêng và Vật lí phổ thông nói chung.
Trên đây là những kinh nghiệm trong giảng dạy mà tôi đúc kết được. Do
kinh nghiệm còn có hạn nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự
đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm
này có ích trong việc dạy học cho học viên theo định hướng phát triển năng lực ở
người học.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vật lí 10 Cơ bản - Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô
Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh - NXB Giáo Dục - Năm
2013.
2. Sách giáo viên Vật lí 10 Cơ bản - Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Nguyễn
Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh - NXB Giáo
Dục - Năm 2013.
3. Bài tập Vật lí 10 Cơ bản - Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Nguyễn Xuân
Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh - NXB Giáo Dục Năm 2013.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Quách Thị Hồng Nhung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày 27 tháng 03 năm 2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014 - 2015
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học viên ôn tập và hệ thống hóa kiến thức vật
lí bằng sơ đồ t ong tiết ôn tập chương.
Họ và tên tác giả: QUÁCH THỊ HỒNG NHUNG. Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trung tâm GDTX thành phố Biên Hòa
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: VẬT LÍ
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: .................................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có
ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và
đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)