Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ
NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH
HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trần Thụy
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục




Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 

Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 
Có đính kèm:
 Mơ hình

 Phần mềm

 Phim ảnh
Năm học: 2014-2015



 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Trần Thụy
2. Ngày tháng năm sinh: 3-11-1981
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 12 lô D Khu Tái Định Cư Phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0915722124
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chun môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Vi sinh vật
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
 Ứng dụng CNTT Hỗ trợ cho phương pháp vấn đáp tìm tịi trong dạy học sinh 11.
 Sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học.
 Tích hợp các kiến thức liên mơn trong tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm ở địa
phương.
 Kinh nghiệm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học thực hành

thí nghiệm sinh học.

2


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH
HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Hiện nay ngành giáo dục Việt Nam đang trong q trình đổi mới tồn diện từ phương pháp
dạy học cho đến phương pháp kiểm tra đánh giá điều này được thể hiện trong nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu giáo
dục phổ thông : "Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn..."
 Một trong những định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thơng là chuyển từ
chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình phát triển năng lực. Hiện nay việc
giáo dục định hướng nội dung chỉ chú trọng đến việc truyền thụ hệ thống kiến thức khoa học dẫn
đến xu hướng kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra đánh giá khả năng tái hiện kiến
thức mà không đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh để giải quyết các vấn đề
thực tiễn nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, khả năng sáng tạo và
năng động bị hạn chế. Do đó chương trình giáo dục này khơng đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao của xã hội và thị trường lao động. Vì vậy, cần phải có những bước thay đổi mới trong phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Để thực hiện được điều đó, cần thiết phải thực hiện việc
chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cho học sinh cách học,
cách vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn, từ đó cũng đổi từ việc kiểm tra trí
nhớ sang kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Sinh học
là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức g n liền với thực tiễn đời sống ...

Vì vậy, trong dạy học sinh học việc r n luyện và nâng cao cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến
thức sinh học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần phải đặc biệt quan tâm.
Để đáp ứng được nhu cầu thay đổi đó cũng như góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động dạy

3


và học tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức
sinh học vào thực tiễn cho học sinh phổ thông”.
II. CƠ S

L LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Thuận lợi
 Các kiến thức của môn sinh học gần gũi với thực tiễn đời sống tạo hứng thú cho học sinh
trong quá trình học tập.
 Việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được sự quan tâm
khuyến khích của nhà trường.
 Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang được khuyến
khích thực hiện tại các trường THPT.
2. Khó khăn
 Sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cịn hạn chế, chưa
làm chủ được phương pháp mới dẫn đến tâm lí ngại sử dụng.
 Việc dạy học trên lớp hiện nay vẫn cịn bố trí theo bài, theo tiết như trong sách giáo khoa
mà thời gian của một tiết học thường không đủ để giáo viên bố trí các hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực, dẫn đến phương pháp dạy học chỉ mang tính hình thức, hiệu quả
sử dụng khơng cao.
 Hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu vẫn còn là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa
chuyển sang đánh giá năng lực nên chưa tạo ra động lực để đổi mới phương pháp dạy và học.
 Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng năng lực vẫn chưa có chuẩn kiểm tra

đánh giá rõ ràng làm giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong việc lựa chọn chuyên đề giảng dạy
cũng như những năng lực cần thiết phải hình thành cho học sinh thông qua chuyên đề.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn [7]
-

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bao gồm việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các

vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống,
sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, áp dụng trong chăn ni, trồng
trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp ...
-

Kĩ năng vận dụng kiến thức thúc đẩy việc g n kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà

trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với

4


hành". Kĩ năng vận dụng kiến thức là năng lực hay khả năng của chủ thể vận dụng những kiến
thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễn.
2. Vai trò của việc vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức và học tập
-

Vận dụng kiến thức là khâu quan trọng nhất của quá trình nhận thức và học tập. Quá trình

nhận thức học tập diễn ra theo các cấp độ sau:
 Tri giác tài liệu: là giai đoạn khởi đầu nhưng có ý nghĩa định hướng cho cả quá trình
nhận thức về sau.

 Thông hiểu tài liệu: là giai đoạn chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ đơn giản nhất.
 Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức một cách thấu đáo và đầy đủ hơn.


Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Mỗi cấp độ có một tác dụng riêng, một thế mạnh riêng nhưng đều có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình nhận thức và học tập tồn vẹn. Nhưng chúng ta phải thừa
nhận rằng cấp độ vận dụng kiến thức là thước đo hiệu quả nhận thức, học tập của học sinh. Tầm
quan trọng của việc vận dụng kiến thức khơng chỉ đối với q trình thực hành ứng dụng mà cịn
có ý nghĩa ngay cả với q trình tiếp nhận thêm tri thức mới. Muốn đạt đến kiến thức mới thì
cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cũ vốn là mục đích trong lần học trước nay trở
thành phương tiện cho lần học này hoặc cũng có thể muốn có những kỹ năng mới thì phải vận
dụng được thành thạo những kỹ năng cũ.
-

Vận dụng kiến thức đòi hỏi sự huy động tổng hợp nhiều năng lực của người học. “Năng lực

là sự kết hợp linh hoạt và độc đáo nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo thành những điều
kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng, tập dượt nhanh chóng và hoạt động
đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó”.
-

Vận dụng kiến thức địi hỏi huy động nhiều năng lực khác nhau như:
 Năng lực phát hiện
 Năng lực chủ động sáng tạo
 Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc
 Năng lực hệ thống hoá kiến thức
 Năng lực định hướng kiến thức
Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một tư duy sáng tạo. Muốn vận dụng tốt


kiến thức không thể thiếu một tư duy sáng tạo.

5


-

Vận dụng kiến thức là sự thể hiện tư duy của học sinh. Khi người học vận dụng kiến thức

vào một đối tượng, một tình huống cụ thể, con người cần phải phát huy hết năng lực tư duy của
mình. Từ chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề đến q trình tìm hiểu, suy luận, phân tích, khái qt
hóa…để vận dụng giải quyết vấn đề đều thể hiện tư duy của học sinh ở các cấp độ khác nhau.
Quá trình lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như hiệu quả của việc
vận dụng kiến thức thể hiện những phẩm chất tư duy của học sinh. Vì vậy mà ở mỗi người học
khả năng vận dụng kiến thức là khác nhau do năng lực tư duy của mỗi em là khác nhau. Vận
dụng kiến thức g n liền với quan niệm mới về kiến thức
-

Kỹ năng vận dụng kiến thức là một phẩm chất, một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con người

năng động, sáng tạo trong nhà trường. Trong nhà trường chúng ta hiện nay khơng phải khơng
cịn những hiện tượng học sinh trình bày lại bài học khá đầy đủ, tồn vẹn những điều ghi nhận
được từ thầy cô giáo hoặc đã được đọc từ các tài liệu nhưng lại rất lúng túng khi vận dụng kiến
thức vào các vấn đề thực tiễn cuộc sống . Để kh c phục tình trạng đó, chúng ta nên tăng cường
cơng tác thực hành. Khi thực hành buộc học sinh phải phát huy mọi năng lực để vận dụng kiến
thức sao cho có hiệu quả. Cho nên việc r n luyện năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
trong giờ học là rất phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường chúng ta.
3. Một số biện pháp rèn luyện k năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy
học môn Sinh học

-

Để r n luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học,

chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp như:
 Sử dụng câu hỏi - bài tập.
 Sử dụng bài tập tình huống.
 Dạy học theo dự án.
 Dạy học gợi mở vấn đáp.
 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Tổ chức thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và thi khoa
học kĩ thuật dành cho HS THPT.
4. Thực trạng dạy học môn sinh hiện nay
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường chỉ tập trung váo các kiến thức và kĩ năng cần
n m trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc nâng
cao cho học sinh kĩ năng vận dụng các kiến thức sinh học vào thực tiễn. Cụ thể là trong quá
6


trình hình thành kiến thức mới các thầy cơ chưa đưa ra được các câu hỏi, bài tập hoặc các
tình huống thực tiễn để học sinh liên tưởng và áp dụng các kiến thức đã học.
- Để chuẩn bị cho bài mới giáo viên thường yêu cầu học sinh về đọc trước nội dung bài học
trong sách giáo khoa mà chưa chú ý trong việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu
cuộc sống, mơi trường xung quanh, tìm các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học
kế tiếp để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn.
- Giáo viên thường không chú ý dành thời gian để các em đưa ra các khúc m c và giải đáp
cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống.
- Trong các giờ học nói chung học sinh thường chỉ phát hiện ra các mâu thuẫn về mặc lí
luận với lí luận là chính việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn cịn hạn chế.
5. Giải pháp để khắc phục

- Để kh c phục những thực trạng trên ta có thể tiến hành một số các biện pháp như sau:
o

iện pháp 1: Lựa chọn xây dựng các vấn đề thực tiễn, các bài tập tình huống g n
liền với cuộc sống và môi trường xung quanh học sinh thơng qua đó hình thành
kiến thức mới cho học sinh.
V dụ: Khi dạy bài : Sự h p thu nư c và muối khoáng

rễ. SGK Sinh học

cơ bản 11) Giáo viên có thể nêu ra tình huống như sau: Hai bạn A và B cùng
trồng cây. Vì bận đi học nên bạn A quên không tưới nước cho cây một tuần sau
khi nhớ ra thì cây của bạn A đã chết. Theo em vì sao cây của bạn A lại chết?
HS: Do bạn A không tưới nước nên cây bị chết.
GV: Vì sao khơng có nước thì cây s chết?
HS: nêu các vai trò của nước đối với cây.
o

iện pháp 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu cuộc sống, mơi trường
xung quanh, tìm các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học kế tiếp để
học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn.
V dụ: Trước khi dạy bài

: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái SGK

sinh học cơ bản 12) Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà quan sát môi
trường sống của một cái cây, một con cá hoặc một con chim về tất cả các yếu tố
như chúng ở đâu ăn gì có những yếu tố nào chi phối sự sinh trưởng và phát
triển của chúng?


7


Từ đó khi b t đầu dạy bài mới giáo viên có thể để các em mơ tả về những gì mình
đã quan sát được. Sau đó giáo viên có thể hướng học sinh vào nội dung bài mới là
khái niệm môi trường,các loại môi trường, các nhân tố sinh thái, phân loại các
nhân tố sinh thái.
Bằng cách này giáo viên có thể giúp học sinh kết nối các kiến thức các em quan
sát được từ thực tiễn với các kiến thức lí thuyết trên sách vở tạo cho các em tâm
thế vào bài mới một cách hứng thú hơn.
o

iện pháp 3: Lựa chọn xây dựng và sử dụng bài tập sinh học có nội dung liên
quan đến thực tiễn để r n kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
V dụ: Hãy s p xếp các đặc điểm cấu tạo của lá cây xanh phù hợp với chức năng
quang hợp:
Đặc điểm c u tạo

Chức năng

1. Diện tích bề mặt lớn

a. Hấp thu các tia sáng
b. Là con đường cung cấp
nước cùng các con khoáng

2. Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng

cho quang hợp và là con
đường dẫn sản phẩm quang

hợp ra khỏi lá.

3. Hệ gân lá đến từng tế bào nhu mô của lá

c. Khí CO2 khuyếch tán vào

chứa mạch gỗ và mạch rây.

bên trong lá đến lục lạp

4. Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp.

d. Là bào quan quang hợp

A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
C. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a.

B. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.
D. 1-c, 2-a, 3-c, 4-a.

Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do:
I. Tính chất lí, hố của đất thay đổi nên rễ cây bị thối.
II. Thiếu ôxy phá hoại tiến trình hơ hấp bình thường của rễ.
III. Tính luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lơng hút chết, khơng hình
thành được lơng hút mới.
IV. Khơng có lơng hút thì cây khơng hấp thu được nước cân bằng nước trong cây

8



bị phá huỷ.
A. I, III, IV

B. I, II, IV

C. I, II, III

D. II, III, IV

Câu 3: Hằng ngày phụ nữ uống thuốc viên tránh thai để tránh thai. Vậy trong
thuốc tránh thai có chứa các hoocmon nào Giải thích cơ chế tránh thai đó?
o

iện pháp 4: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để nâng cao khả năng
vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy chương III: Vir t và một số bệnh truyền nhiễm SGK Sinh
học

cơ bản) Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành dự án “ Tìm hiểu về một

số bệnh truyền nhiễm

địa phương”

IV. ÁP DỤNG GIẢNH DẠY MỘT SỐ ÀI TRONG SGK SINH HỌC THPT
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG

RỄ


I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khống ở rễ cây.
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong q trình hấp thụ nước và
các ion khống.
2. Kĩ năng
- R n luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước
4. ăng

c

- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực ngôn ngữ,
- Tri thức về sinh học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh v hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
9


IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định ớp:
2. Bài mới:
GV : giới thiệu chương trình sinh học lớp 11.
GV : Cơ thể muốn tồn tại và phát triển thì phải thường xuyên xảy ra quá trình gì Cơ sở
của sự sống là gì Đối với thực vật trao đổi chất và năng lượng diễn ra như thế nào

Hoạt động của thầy - trị

Nội dung kiến thức

* Hoạt động : Tìm hiểu vai trị của nước.
GV : Nêu tình huống: Hai bạn A và B cùng trồng cây.
Vì bận đi học nên bạn A quên không tưới nước cho
cây một tuần sau khi nhớ ra thì cây của bạn A đã chết. - Vai trị của nước: Làm dung mơi, đảm
Theo em vì sao cây của bạn A lại chết?

bảo sự bền vững của hệ thống keo

HS: Do bạn A không tưới nước nên cây bị chết.

nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế

GV: Vì sao khơng có nước thì cây s chết?

bào, tham gia vào các q trình sinh lí

HS: nêu các vai trò của nước đối với cây.

của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt

GV: Vậy cây dùng cơ quan nào để hấp thu nước và độ của cây, giúp q trình trao đổi chất
muối khống?

diễn ra bình thường…), ảnh hưởng đến

HS: Rễ


sự phân bố của thực vật.

Mục I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng :
không dạy nhưng lồng ghép vào mục II, chỉ cần giới
thiệu cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu
của cây là rễ.
GV: Rút kinh nghiệm từ bạn A, bạn B khi trồng cây I. Rễ là cơ quan h p thụ nư c và ion
đã tưới rất nhiều nước cho cây của mình nhưng một khống
thời gian sau cây của bạn B vẫn chết. Theo em vì sao
cây của bạn B đã được cung cấp rất nhiều nước mà - Rễ có nhiếu lơng hút làm nhiệm vụ hút
vẫn chết?

nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

HS: Do bạn B tưới nhiếu nước làm cho đất bị thiếu - Lông hút của rễ rất dễ gẫy và s tiêu
oxi rễ không hô hấp được nên bị chết.

biến trong mơi trường đất q ưu trương,

GV: Ngồi thiếu oxi rễ cây cịn có thể bị chết vì q axit hay thiếu oxi.
những nguyên nhân gì?
10


Hoạt động của thầy - trị

Nội dung kiến thức

HS: Mơi trường đất quá ưu trương, quá axit hay thiếu

oxi.
* Hoạt động : Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và
muối khống ở rễ cây.
GV: Có thể nêu tình huống sau: người ta đặt 2 cây
bơng hồng cịn ngun rễ vào cốc dung dịch A
(100ml nước), dung dịch B (100ml nước và 10g muối
ăn). Sau một thời gian ta thấy cây hoa hồng ở cốc B
dần héo đi. Hãy giải thích hiện tượng trên?
HS: áp dụng kiến thức lớp 10 giải thích do mơi II. Cơ chế h p thụ nư c và muối
trường dung dịch A là nhược trương nên rễ cây hút khống

rễ cây.

được nước. Cịn mơi trường dung dịch B là ưu trương
nên cây không hút được nước thậm chí bị mất nước.
GV: Vậy nước được hấp thụ từ đất vào rễ theo cơ chế 1. Hấp thụ nước và các ion khống từ
nào Giải thích

đất vào tế bào ông hút.

HS: Nêu cơ chế
GV: Nếu rễ hút được nước thì sau một thời gian mơi
trường A khơng cịn nhược trương so với tế bào rễ
nữa vậy cây s khơng hút nước nữa. Câu nói này là
đúng hay sai vì sao?
HS: Sai. Vì rễ ln duy trì mơi trường trong tế bào rễ a. Hấp thụ nước:
là ưu trương so với mơi trường nước nhờ q trình - Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế
thoát hơi nước và nồng độ các chất tan có s n trong bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: đi từ
rễ.


môi trường nhược trương vào dd ưu

GV: Vậy những cây sống ở vùng ngập mặn nồng độ trương của tế bào rễ cây nhờ sự chênh
nước là ưu trương làm cách nào để lấy được nước?

lệch áp suất thẩm thấu.

HS: Bối rối
GV: - Do tế bào có áp suất thẩm thấu cao hơn mơi
trường bên ngồi để hút nước và có tuyến thải muối.
GV: Các ion khống được hấp thụ vào tế bào lông hút
11


Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức

ntn?

b. Hấp thụ muối khoáng.

- Hấp thụ động khác hấp chủ động ở điểm nào

- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ

HS : :trả lời câu hỏi.

cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:


GV : nhận xét, bổ sung → kết luận.

+ Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi

GV : cho HS quan sát hình 1.3 SGK yêu cầu HS: có có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
mấy con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ
đất vào mạch gỗ của rễ

+ Chủ động: Di chuyển ngược chiều
gradien nồng độ và cần năng lượng.

HS : trả lời.
GV : yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau giữa 2 con 4. Dịng nước và ion khống đi từ dất
đường này.

vào mạch gỗ của rễ.

HS : trả lời.

- Hấp thụ nước:

GV: Hãy cho biết môi trường ảnh hưởng đến q + Có 2 con đường:
trình hấp thụ nước và các ion khoáng của rễ ntn

* Con đường qua thành tế bào - gian bào:
Nhanh, không được chọn lọc.
* Con đường qua chất nguyên sinh không bào: Chậm, được chọn lọc.
+ Cơ chế: Thẩm thấu, do sự chênh lệch
áp suất thẩm thấu.


3. Củng cố:
Giáo viên có thể dành thời gian để yêu cầu học sinh liên hệ bài với các quá trình xãy ra
trong thực tế, trả lời các th c m c của học sinh như:
- Vì sao rễ của các loài thực vật thủy sinh hay ngập mặn vẫn sống được dù bị ngập
trong nước thiếu oxi?
- So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh Giải
thích?
- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khống Làm thế nào để cây có thể
hấp thụ nước và các muối khống thuận lợi nhất
- Vì sao khi bón nhiều phân cây s chết?

12


PHẦN VII: SINH THÁI HỌC
CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU ÀI HỌC
. Kiến thức Sau khi học bài này, học sinh cần:
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm).
- Nêu được quy luật tác động giới hạn của các nhân tố sinh thái
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái.
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh (trên chuẩn)
. K năng
- Rèn kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp và suy luận
- Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong
hoạt động nhóm

- Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi,
trồng trọt. (trên chuẩn)
. Thái độ
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
. Năng lực
- Năng lực tự học.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Tri thức sinh học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN Ị
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh phóng to hình SGK,PHT.
- êu cầu học sinh về nhà quan sát trước môi trường sống của một cái cây, con cá hoặc một con
chim v.v...( chú ý: nên lựa chọn nhiều sinh vật sống ở các loại môi trường sống khác nhau)
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ và quan sát các loài sinh vật theo yêu cầu của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

13


- Trực quan – tìm tịi
- Vấn đáp – tìm tịi
- Suy nghĩ- thảo luận cặp đơi – chia sẻ
- Thảo luận nhóm
VI. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
. Ổn định l p:
. Kiểm tra bài cũ:
. ài m i:

Các sinh vật sống trên trái đất không tồn tại một cách độc lập, đơn l mà giữa chúng ln có mối quan
hệ tương hổ với nhau và với môi trường sống. Môn khoa học nghiên cứu về vấn đề trên được gọi là isnh
thái học.
Vậy sinh thái học bao gồm những vấn đề gì Hơm nay ta s nghiên cứu ở chương I “....” bài 1: “...”
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
*Họat động : Tìm hiểu mơi trường sống và các nhân tố

I.

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ SINH THÁI:

sinh thái:
GV:

NỘI DUNG

êu cầu học sinh báo cáo kết quả quan sát về môi

trường sống của một cái cây, một con cá.
HS: Trình bày kết quả quan sát của cả nhóm.
GV:

êu cầu các nhóm khái qt câu trả lời của mình theo

sơ đồ sau
Ás
Nhiệt độ
Nước
......


1. Môi trường
Môi trường là tất cả các nhân tố bao
quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc

Cây
xanh

ĐV
TV
VSV
Con
người

gián tiếp tới sinh vật ; ảnh hưởng đến sự
tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những
hoạt động khác của sinh vật.

GV: Người ta gọi tất cả các yếu tố này là mơi trường. Vậy
mơi trường là gì?
HS: Nêu khái niệm

Có các loại mơi trường sống: Mơi trường

GV: Hãy kể tên các loại môi trường sống của sinh vật?

cạn (mặt đất và lớp khí quyển), mơi trường

HS: Kể tên.


đất, mơi trường nước (nước mặn, nước
ngọt, nước lợ), môi trường sinh vật (thực
vật, động vật, con người).

GV: Khi các nhân tố như: ás, nhiệt độ,... ảnh hưởng lên sinh 2. hân tố sinh thái

14


vật ta gọi nó là nhân tố sinh thái. Vậy nhân tố sinh thái là - Là những nhân tố mơi trường có ảnh
gì?

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống

HS: Nêu khái niệm.

sinh vật.

GV: Dựa vào hình ta có thể chia các nhân tố sinh thái trên ra - Có 2 nhóm nhân tố sinh thái cơ bản: vơ
làm mấy nhóm.

sinh và hữu sinh

HS: Phân loại.
GV: Cho biết hai nhóm NTST trên khác nhau ở điểm nào?
HS: giải thích
* Nhân tố vơ sinh : là tất cả các nhân tố vật lí, hố học của
mơi trường xung quanh sinh vật. Ví dụ : Ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm…
* Nhân tố hữu sinh : là thế giới hữu cơ của môi

trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc
nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật)
khác sống xung quanh.
-Nhân tố sinh thái ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của
sinh vật ?
Con người cói vai trị ntn đối với MT sống của các lòai SV?
->cung cấp cho SV những điều kiện sống tốt nhất như:thức
ăn, nơi ở….
->gây ô nhiễm MT sống của SV
*Họat động 2: Tìm hiểu gi i hạn sinh thái và ổ sinh thái
GV: Một nhà khoa học ở B c Cực muốn đem cá rô phi về

II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH
THÁI:

nuôi ở B c Cực. Hãy quan sát sơ đồ hình 35.1. Theo em nhà 1. Giới hạn sinh thái:
khoa học này có thể ni các rô phi ở B c Cực được không?

a. Khái niệm:

HS: Quan sát hình. khơng. Vì cá rơ phi chỉ sống được trong Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố
nhiệt độ 5.6 - 42 0C mà B c cực có nhiệt độ dưới 5.60C nên sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có
cá khơng sống được.

thể tồn tại và phát triển được

GV: Người ta gọi 5.6 - 42 0C là giới hạn sinh thái về nhiệt b. Các khoảng của giới hạn sinh thái:
độ của các rơ phi. Vậy giới hạn sinh thái là gì?

- Khoảng thuận lợi: là khoảng các nhân tố


HS: Nêu khái niệm.

sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho

GV: Cần nh c nhở HS giới hạn sinh thái không chỉ có giới sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt
hạn về nhiệt độ mà còn giới hạn về các nhân tố khác như: nhất.
ánh sáng, độ ẩm v.v...

- Khoảng chống chịu: là khoảng các nhân tố

15


GV: Vậy nhà khoa học trên nên nuôi cá rô phi trong nhiệt sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của
độ bao nhiêu s giúp cá rơ phi phát triển tốt nhất?
0

0

sinh vật.
c. Ví dụ: Cá rơ phi VN: có GHST: 5,60C –

HS: 20 C – 35 C

GV: Cho HS nêu khái niệm về khoảng thuận lợi và chống 420C.
chịu.

+ Khoảng thuận lợi t0: 200C – 350C


GV: Cho HS quan sát sơ đồ sau

+ Khoảng chống chịu t0: 5,60C – < 200C

Tốc

Loài 1

loài 2

<350C – < 420C

loài 3

Độ
Sinh
trưởng

Nhiệt độ
GV: Trong 3 lồi trên lồi nào có khả năng phân bố rộng
nhất Vì sao?
HS: Lồi 2 vì giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài 2 rộng
nhất.
GV: Việc nghiên cứu giới hạn sinh thái của mỗi lồi có ý
nghĩa gì?
HS: Giúp con người lựa chọn các điều kiện sinh thái tối ưu
để vật nuôi cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng
suất cao.
Gv: trong 1 ao nuôi kết hợp:m tr ng(ăn TV nổi),m hoa(ăn 2. Ổ sinh thái:
ĐV nổi)tr m cỏ(TV,phân bố nước mặt),tr m đen(thân a. Ví dụ: Trên cùng 1 cây:

mềm,đáy ao),cá chép(ăn tạp).

+ Lồi chim A: ổ sinh thái trên cao.

Chia HS ra làm các nhóm cho các em thảo luận.Cho HS tự + Loài chim B: ổ sinh thái dưới thấp.
đọc phần 2 trong SGK.

b. Khái niệm:

GV: Nêu tình huống: Một bạn học sinh sau khi xem ví dụ đã - Ổ sinh thái của một lồi là một “khơng
cho rằng các lồi cá được liệt kê tronh hình có cùng nơi ở và gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố
ổ sinh thái. Theo em ý kiến của bạn là đúng hay sai Vì sao? sinh thái của mơi trường nằm trong giới hạn
HS: Thảo luận. Phát biểu ý kiến.

sinh thái cho phép lồi đó tồn tại và phát

GV: nhận xét. rút ra ý chính cho HS.

triển lâu dài.

GV: Theo em lồi nào trong ao có quan hệ cạnh tranh với - Nơi ở là địa điểm cư trú của các lồi.
các lồi cịn lại Vì sao?

16


HS: Cá chép. Vì nó ăn chung nguồn thức ăn với các lồi cịn
lại.
GV: Vậy giữa m tr ng với tr m cỏ và m hoa với tr m cỏ
mối quan hệ cạnh tranh nào mạnh hơn?

HS: M tr ng với tr m cỏ. Động vật có ổ sinh thái càng
trùng nhau thì sự cạnh tranh càng mạnh.
Củng cố:
- Bản thân là hs, các em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống hiện tại?
- Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Nơi ở của các loài là:
A. địa điểm dinh dưỡng của chúng
B. địa điểm thích nghi của chúng
C. địa diểm sinh sản của chúng
D. địa điểm cư trú của chúng
Câu 2: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là:
A. sống trong trạng thái nghỉ
B. cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc
C. cơ thể nhỏ và cao
D. ra mồ hôi
Câu 3 (SGK): ĐÁ B.
5. Giao việc về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk vào vở bài tập.
- Quan sát mối quan hệ giữa các cá thể của đàn ong hoặc một đàn cá.
6. R t kinh nghiệm bài dạy:

BÀI 47: THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỂM

ĐỊA PHƯƠNG [9]

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1. Về kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Nhận biết được một số bệnh truyền nhiễm ở nước ta.

-

Liệt kê được các tác nhân gây bệnh và con đường lây nhiễm.

-

Mô tả được các triệu chứng biểu hiện của bệnh.
17


- Trình bày được tác hại của bệnh gây ra ở nước ta.
- Nêu được các biện pháp phòng tránh
2. Về kĩ năng
Góp phần hình thành cho HS kỹ năng
- Tìm kiếm thơng tin trên mạng.
- Thu thập và xử lí thơng tin.
- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong học tập.
- Làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng phân vai.
- Kĩ năng viết kịch bản.
- Viết và trình bày báo cáo trước đám đơng.
- Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
3. Về thái độ
- Nâng cao ý thức phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và vệ sinh cá nhân.
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Hình thành thái độ, cách cư xử đúng đ n đối với người bệnh.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự học.

- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Tri thức về sinh học.

II. Chuẩn bị:
-

Máy tính, đ n chiếu, màn hình.

- Kế hoạch phân công công việc cho học sinh.

III. Các bư c tiến hành
1. Hư ng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện
18


a. Gi i thiệu các bư c thực hiện dự án
-

Giáo viên lên kế hoạch dự án, giới thiệu dự án, in tài liệu phát cho mỗi nhóm
học sinh.

- Trong thời gian 1 tuần các nhóm tiến hành thu thập thông tin liên quan đến
dự án trong phần nhiệm vụ đặt ra, tiến hành xử lí các thơng tin thu thập
được.
- Các nhóm tiến hành xử lí các thơng tin thu thập được, viết kịch bản, chuẩn bị
làm bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint. Hoàn chỉnh sản phẩm,

nộp sản phẩm, chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên kiểm tra kịch bản, sữa chữa cho phù hợp. Học sinh tiến hành luyện
tập theo kịch bản.
- Báo cáo sản phẩm và tổng kết dự án.
b. Phân nhóm, gi i thiệu dự án, phát và hư ng dẫn học sinh sử dụng tài liệu
liên quan đến dự án
- Giáo viên chia lớp thành 2-3 nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư kí.
- Giáo viên phát kế hoạch dự án, phát phiếu hướng dẫn, phát tài liệu và chép
file giới thiệu cho mỗi nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm, xử lí thơng tin liên quan đến dự
án.
c. Thực hiện dự án
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn.
- Nhóm trưởng chỉ định cơng việc cho mỗi thành viên.
* Nhóm 1: Tìm hiểu bệnh c m gà H5N1.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh( tên vi sinh vật gây bệnh, cấu tạo của
chúng), các con đường lây nhiễm, các triệu chứng khi m c bệnh, tác hại của bệnh đối
với cộng đồng, biện pháp phòng tránh.
- Xây dựng kịch bản trong cốt truyện có liệt kê các nội dung có liên quan đến
bệnh (thời gian vỡ kịch là 5-10 phút)
- Nộp kịch bản cho giáo viên duyệt một tuần trước khi thuyết trình.
- Phân vai các bạn tập theo kịch bản giáo viên đã duyệt.

19


- Xây dựng phần PowerPoint trình chiếu cho các bạn những nội dung chính và
những câu hỏi đặt ra cho các bạn sau khi xem xong vở kịch.
* Nhóm 2: Tìm hiểu bệnh HIV/AIDS
- Xác định nguyên nhân gây bệnh( tên vi sinh vật gây bệnh, cấu tạo của

chúng), các con đường lây nhiễm, các triệu chứng khi m c bệnh, tác hại của bệnh đối
với cộng đồng, biện pháp phịng tránh.
- Xây dựng kịch bản trong cốt truyện có liệt kê các nội dung có liên quan đến
bệnh (thời gian vỡ kịch là 5-10 phút)
- Nộp kịch bản cho giáo viên duyệt một tuần trước khi thuyết trình.
- Phân vai các bạn tập theo kịch bản giáo viên đã duyệt.
- Xây dựng phần PowerPoint trình chiếu cho các bạn những nội dung chính và
những câu hỏi đặt ra cho các bạn sau khi xem xong vở kịch.
* Nhóm 3 : Tìm hiểu bệnh tiêu chảy
- Xác định nguyên nhân gây bệnh( tên vi sinh vật gây bệnh, cấu tạo của
chúng), các con đường lây nhiễm, các triệu chứng khi m c bệnh, tác hại của bệnh đối
với cộng đồng, biện pháp phòng tránh.
- Xây dựng kịch bản trong cốt truyện có liệt kê các nội dung có liên quan đến
bệnh (thời gian vỡ kịch là 5-10 phút)
- Nộp kịch bản cho giáo viên duyệt một tuần trước khi thuyết trình.
- Phân vai các bạn tập theo kịch bản giáo viên đã duyệt.
- Xây dựng phần PowerPoint trình chiếu cho các bạn những nội dung chính và
những câu hỏi đặt ra cho các bạn sau khi xem xong vở kịch.
2. Cơng việc của giáo viên:
- Lên kế hoạch.
- Phân nhóm, giao nhiệm vụ.
- Hỗ trợ, góp ý các nhóm trong quá trình thực hiện dự án.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo. Giáo viên nhận xét – đánh giá.
a.

Ý kiến đánh giá
- Sử dụng bảng thu thập dữ kiện để xây dựng một bảng đánh giá khơng chính

thức trước khi học sinh thuyết trình bằng PowerPoint.


20


- Giáo viên có thể đánh giá học sinh về độ chính xác của thơng tin, sử dụng
hiệu quả các ví dụ, dữ kiện và kết luận
- Đánh giá bài thuyết trình sử dụng một qui chuẩn đánh giá cho dự án.
b.

Các hoạt động bổ sung
- Giáo viên có thể khuyến khích học sinh các nhóm chia sẻ thơng tin thu thập

của nhóm mình với các nhóm khác hoặc bạn b của mình . Học sinh có thể đánh giá
các bài thuyết trình và tạo ra những thơng tin phản hồi. Giáo viên cần khuyến khích
học sinh cập nhật thơng tin hằng ngày để sâu sát hơn với bạn b .
c.

Kế hoạch hỗ trợ
- Giáo viên chú ý khi phân nhóm phải đảm bảo học sinh cần được trợ giúp s

cùng nhóm với học sinh có năng lực, có khả năng hoạt động độc lập.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh địa chỉ mail, số điện thoại di động, số điện
thoại bàn để học sinh liên hệ giải đáp th c m c khi cần thiết.
A. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
QUI CHUẨN ĐÁNH GIÁ: theo thang điểm (hoặc đánh giá theo mức độ A, B, C...)
Đánh giá các
u cầu

Thang
điểm


nhóm khác
1

2

3

Điểm
TB các
nhóm

Đánh
giá

TỔNG

của

ĐIỂM

GV

1. Học sinh sử dụng
nguồn cơng nghệ thơng
tin một cách hiệu quả.

3

Nghiên cứu hồn thiện
và xử lí được vấn đề

2. Nội dung kịch bản
hay, có ý nghĩa phân

4

vai phù hợp.
3. Nội dung câu hỏi đặt
ra phù hợp với yêu cầu

2

bài giảng và nội dung
21


vỡ kịch
4. Thiết kế powerpoint
đẹp rõ ràng

1

B. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
. Tiểu phẩm tìm hiểu bệnh c m gà H5N1
Vừa xong tiết học thể dục A rủ B
A: Đi uống nước đi. Tao khát cháy cả cổ rồi
B: Hay tụi mình ra quán KFC vửa ăn vừa uống luôn ha. Tao th m gà rán quá.
A: Thôi mày, tao chưa muốn chết.
B: sao vậy
A: mày không coi tivi hả Dạo này dịch cúm gia cầm lại bùng phát rồi. Tao nghe nói có
con virus mới H7N9 gì đó cịn ghê hơn H5N1 nữa đó.

B: Hi hi chuyện ở bên Trung Quốc chừng nào mới tới nước mình. mày lo xa quá.
A: Mày đúng là thiếu hiểu biết, Mày có biết virus H5N1 lây qua đường nào khơng
B: Thì nó gây bệnh trên gia cầm, các lồi động vật rồi từ các loài này lây sang người, Bệnh
cúm gà lây truyền qua khơng khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn,
nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho
thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín. Nên tụi mình ăn gà đã
nấu chín khơng sao đâu. Thấy tao thuộc bài chưa.
A: Ừa, quá thuộc nhưng tao nghe nói H7N9 cịn độc hơn khơng biết nó có lây từ người
sang người không nữa. Mà mày cũng biết mấy con chim di trú từ nơi này sang nơi khác s
màng virus phát tán kh p nơi. Lúc đó trở thành đại dịch lúc nào khơng hay đó.
Lúc đó C vừa ho vừa đi tới.
C: Tụi mày đi đâu cho tao đi với. Tao cũng khát nước nữa.
A: Định đi uống nước rồi ăn gà mà sợ cúm gà. He he, mà nhìn mày tao nghi mày bị cúm gà
rồi quá.
C: bậy mày, tao chỉ ho thơi đâu có sốt, khó thở hay đau cơ gì đâu.
A: Thì tao chọc mày chơi vây mà. tụi mình đi đi
Câu hỏi:
- Trong tiểu phẩm vừa rồi vì sao 2 bạn A và B không dám ăn gà
- H5N1 lây lan qua mấy con đường
22


- Vì sao H5N1 có nguy cơ chở thành đại dịch trên tồn thế giới
- Người nhiễm virus cúm có những triệu chứng gì
Chiếu một đoạn Powwer point mơ tả cấu tạo và con đường lây nhiễm.
- Chúng ta cần phòng tránh H5N1 như thế nào
MỘT SỐ ÀI TẬP, CÂU H I VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Câu 1: Dự án “Lai tạo và sản xuất giống ợn rừng ai F1 thương phẩm chất ượng cao trên địa bàn
huyện Yên Lập", tỉnh Phú Thọ do Trạm khuyến nông huyện triển khai đã đem lại hiệu quả cao cho người

nuôi. Các nhà khoa học đã cho lai tạo lợn đực rừng Việt Nam với lợn nái Móng Cái. Kết quả, sau 2 năm
triển khai lợn con F1 sinh ra có khả năng thích nghi và sức đề kháng tốt, không m c bệnh truyền nhiễm,
chất lượng thịt tốt, thu nhập cao hơn hẳn so với giống lợn nuôi thường. ( www.khoahoc.com.vn)
Dựa vào đoạn văn trên em hãy cho biết lợn rừng lai F1 là thành tựu của phương pháp tạo giống nào sau
đây
A. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
B. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
C. Tạo giống bằng công nghệ tế bào
D. Tạo giống bằng kĩ thuật chuyển gen
Nếu muốn tiến hành chăn nuôi lâu dài người ta nên giữ những cá thể nào sau đây làm giống
A. Lợn rừng lai F1.
B. Lợn đực rừng Việt Nam.
C. Lợn nái Móng cái.
D. Lợn đực rừng Việt Nam và lợn nái Móng Cái
Câu 2: Năm 1981 một con m o đen lạc vào một gia đình ở California. Con m o này bị đột biến có tai
trịn khơng bình thường, cong về phía sau. Con m o này đã sinh ra hàng trăm con m o con và những
người thích chơi m o đã hi vọng phát triển chúng thành giống m o tai cong làm cảnh. Giả sử rằng bạn có
một con m o tai cong đầu tiên và muốn tạo dòng thuần chủng tai cong. Biết rằng tính trạng qui định độ
cong của tai m o là do 1 gen nằm trên một cặp NST thường qui định.
a. Làm thế nào để xác định được alen tai cong là trội hay lặn
b. Nếu alen qui định tính trạng tai cong là trội làm thế nào để tạo ra giống m o thuần chủng tai cong Làm
thế nào để xác định m o tai cong tạo ra đã thuần chủng chưa

23


Câu 3: Biết rằng mã di truyền có tính phổ biến (trừ một vài ngoại lệ), một nhà khoa học đã dùng các
phương pháp sinh học phân tử để cài gen β-globin của người vào hệ gen của vi khuẩn với hi vọng rằng các
tế bào vi khuẩn s tổng hợp được phân tử protein β-globin biểu hiện chức năng. Nhưng kết quả là protein
hình thành khơng có hoạt tính và người ta phát hiện ra phân tử prôtêin này có số lượng axit amin nhiều

hơn so với β-globin được tạo ra ở tế bào sinh vật nhân thực.
a. Hãy giải thích tại sao có hiện tượng trên
b. Phương pháp được nhà khoa học trên sử dụng để tạo các tế bào vi khuẩn tổng hợp được phân tử protein
β-globin biểu hiện chức năng là phương pháp gì Nêu các bước của phương pháp đó
Câu 4: Hàng triệu con gà lôi đồng cỏ lớn ( Tympanuchus cupido) một thời đã từng sống ở các đồng cỏ của
Illinois. Khi đồng cỏ bị chuyển thành đất canh tác cũng như cho các mục đích sử dụng khác trong thế kỉ
19 và 20, thì số lượng gà lơi đồng cỏ bị tụt giảm đột ngột. Chỉ cịn hai quần thể gà lơi cịn sót lại tổng cộng
ít hơn 50 con. Những con sống sót này có tỷ lệ trứng đẻ ra có thể nở thấp hơn 50%. Các nhà nghiên cứu
khảo sát 6 gen thì thấy quần thể gà lơi cịn sống sót đã mất đi 9 alen so với các mẩu gà lơi có trong bảo
tàng và tần số các alen có hại dẫn đến làm giảm tỷ lệ trứng nở đang tăng lên.
a. Nhân tố tiến hóa đã tác động lên quần thể gà lôi này là nhân tố nào Giải thích
b. Từ ví dụ trên ta có thể rút ra những kết luận gì về sự tác động của nhân tố tiến hóa trên
Câu 5: Các nhà khoa học nhận thấy chỉ khoảng 1,5% số nucleotic trong hệ gen của người tham gia vào
việc mã hóa các chuỗi poliepetit. Theo em số nucleotic cịn lại có thể giữ vai trị gì

Câu 6: Do cây lúa C3 hiện nay đã đụng trần về sản lượng, trước nguy cơ của biến đổi khí hậu và
đơ thị hố ở các nước đang phát triển, kể cả một phần diện tích đất trồng lúa bị cạnh tranh do cây
trồng cung cấp năng lượng hoá học trong nhiều thập kỷ tới nên diện tích trồng lúa thế giới s tụt
giảm nghiêm trọng. Trước nguy cơ đó đặt ra vấn đề phải mở ra cuộc cách mạng xanh lần thứ 2 đó
là thay cây lúa quang hợp theo chu trình C3 b ng cây lúa quang hợp theo chu trình C4 trong thế kỷ
21.
a. Trong các phương pháp tạo giống đã học người ta có thể tạo giống lúc quang hợp theo chu trình
C4 bằng phương pháp nào Trình bày các bước của phương pháp đó
b. Theo em cây lúa C4 có những ưu điểm gì thích nghi với sự biến đổi khí hậu và đơ thị hóa ở các
nước đang phát triển so với cây lúa C3?

24


V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

- Giáo viên đã tiến hành dạy thực nghiệm trên 3 khối lớp. Mỗi khối 4 lớp gồm 2 lớp thực
nghiệm và 2 lớp đối chứng.
- Sau khi tiến hành thực nghiệm ở các lớp, tôi nhận thấy học sinh ở các lớp thực nghiệm đã có
sự thay đổi rõ rệt về các biểu hiện của kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Tiêu chí

L p đối chứng

L p thực nghiệm

Khả năng liên - Học sinh chưa có thói quen liên - Đa số các em học sinh có thể liên
hệ kiến thức đã hệ kiến thức đã học vào thực tiễn ( hệ kiến thức đã học vào thực tiễn
học vào thực Chỉ khoảng 2% học sinh liên hệ (50%)
tiễn.

được kiến thức đã học vào thực tiễn

Tìm ra được - Các em gặp nhiều khó khăn trong - Trong q trình học tập số các em
những

mâu việc tìm ra được những mâu thuẫn tìm ra được những mâu thuẫn giữa

thuẫn giữa lí giữa lí thuyết với thực tiễn.

lí thuyết với thực tiễn đã tăng

thuyết với thực - Các em còn ngại ngùng khi đưa ra lên(70%).
tiễn

những khúc m c của mình về - Các em thường xuyên đưa ra

những hiện tượng mà các em quan những khúc m c của mình về
sát được trong thực tiễn có liên những hiện tượng mà các em quan
quan đến kiến thức trong bài

sát được trong thực tiễn có liên
quan đến kiến thức trong bài

Thái
được

độ

khi - HS còn ngại khi GV giao nhiệm - Khi được giao nhiệm vụ về nhà
giao vụ về nhà tìm hiểu các hiện tượng các em thường chủ động tìm hiểu

nhiệm vụ về thực tiễn có liên quan đến bài thực tiễn để hồn thành nhiệm vụ
nhà

học(chỉ có 5% có thái độ tích cực được giao, tích cực hơn trong các
khi được giao nhiệm vụ tìm hiểu giờ dạy được giao nhiệm vụ đó
thực tiễn )

(nhóm nào cũng cũng cố g ng để
sản phẩm của nhóm mình được cơ
và các bạn trong nhóm khác đánh
giá cao) các em đã hứng thú hơn
khi được giao nhiệm vụ này(65%)

- Kết quả trên cho thấy, việc nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đã có hiệu
quả; khẳng định được tính đúng đ n của giả thuyết nghiên cứu.

25


×