Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

SKKN sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học địa lý tự nhiên lớp 10 và lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.04 KB, 67 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƯNG YÊN

“KHAI THÁC THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12”

Lĩnh vực/ Môn: Địa lí
Tên tác giả

: Trần Thị Huấn

Giáo viên môn : Địa lí

NĂM HỌC: 2015 - 2016


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................5
4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1:...................................................................................................................................7
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ
PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12..........................................................7
I. Cơ sở lí luận.................................................................................................................................7
1. Thơ, ca dao, tục ngữ................................................................................................................7
2. Địa lí tự nhiên..........................................................................................................................7


II. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................8
1. Giá trị khoa học của ca dao, tục ngữ.......................................................................................8
2. Dạy học liên môn....................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: BIÊN SOẠN HỆ THỐNG THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12..............................................................................................10
I. Địa lí tự nhiên đại cương lớp 10................................................................................................11
1. Bài 5......................................................................................................................................11
2. Bài 6......................................................................................................................................12
3. Bài 9......................................................................................................................................15
4. Bài 11....................................................................................................................................16
5. Bài 12....................................................................................................................................17
6. Bài 13....................................................................................................................................18
Giáo viên có thể đọc cho các em nghe bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa mô tả về thiên
nhiên trước trận mưa rào khá sinh động....................................................................................23
7. Bài 15....................................................................................................................................24
8. Bài 16....................................................................................................................................25
Ví dụ 1:..................................................................................................................................25
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như do
động đất, núi lửa dưới đáy biển, đại dương, ........................................................................25
9. Bài 18....................................................................................................................................27
10. Bài 20..............................................................................................................................27
11. Bài 21..................................................................................................................................29
II. Lớp 12.......................................................................................................................................30
1. Bài 2......................................................................................................................................30
2. Bài 6, 7..................................................................................................................................30

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2



Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
3. Bài 8......................................................................................................................................32
4. Bài 9, 10................................................................................................................................34
5. Bài 11, 12..............................................................................................................................41
6. Bài 14....................................................................................................................................44
7. Bài 15....................................................................................................................................45
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC NỘI DUNG THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12..............................................................................................50
I. Cách khai thác khía cạnh nội dung địa lí của thơ, ca dao, tục ngữ............................................50
1. Phần mở bài...........................................................................................................................50
2. Dạy bài mới...........................................................................................................................51
a. Tư liệu hình thành kiến thức mới......................................................................................51
b. Phương tiện minh họa kiến thức cho bài học....................................................................52
c. Mở rộng, nâng cao kiến thức cho bài dạy.........................................................................52
3. Củng cố.................................................................................................................................53
4. Dặn dò - Giao bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới....................................................................54
5. Kiểm tra, đánh giá.................................................................................................................54
II. Những hạn chế về giá trị khoa học của ca dao tục ngữ và hướng khắc phục...........................55
1. Tính địa phương....................................................................................................................56
2. Phân tích sự vật hiện tượng Địa lí phiến diện, chưa tổng hợp..............................................56
3. Một số nội dung chưa hoàn toàn chính xác về khoa học......................................................57
4. Sử dụng âm dương lịch.........................................................................................................57
III. Hạn chế của thơ và cách khắc phục........................................................................................57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................59
1. Đối với giáo viên...................................................................................................................59
2. Đối với học sinh....................................................................................................................61
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................62
1. Kết luận.................................................................................................................................62
2. Kiến nghị...............................................................................................................................63

- Giáo viên Địa lí cần tự học, tự nghiên cứu các môn học khác có liên quan đến Địa lí để nâng
cao kiến thức, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay và trong tương lai................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................64

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thơ, ca dao, tục ngữ là những sáng tác văn học có vần, nhạc điệu, giàu hình
ảnh, kết cấu ngắn gọn dễ nhớ phản ánh nhận thức tâm tư của con người trước các
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
hiện tượng đời sống trong đó có các hiện tượng tự nhiên. Nhiều nhạc sĩ đã phổ
nhạc cho các bài thơ hoặc sử dụng ca dao tục ngữ trong các sáng tác của mình. Ta
không thể quên âm hưởng trữ tình, ngọt ngào của bài hát “Sợi nhớ, sợi thương”
mà nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ thành nhạc từ bài thơ “Sợi nhớ, sợi thương”
mà tác giả là nữ nhà thơ Thúy Bắc. Tương tự vậy, nhiều họa sĩ đã vẽ nên các bức
tranh kiệt tác của đời mình lấy cảm hứng từ các bài thơ hoặc các câu ca dao, tục
ngữ. Đã có 17 tác phẩm tranh của họa sĩ Nguyễn Lai và Võ Trịnh Biện lấy cảm
hứng từ bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Với những nét vẽ phóng
khoáng mà tinh tế, cách phối màu điêu luyện, các tác phẩm gợi nhắc không khí
hào

hùng,

bi

tráng


của

những

đoàn

quân

Tây

Tiến

năm

xưa

( />Đối với tôi - một giáo viên Địa lí, việc sử dụng thơ – ca dao – tục ngữ vào
bài dạy là một công cụ để tạo hứng thú cho học sinh, để minh họa cho bài học, ...
để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả năng vận dụng của các em vào
những tình huống cụ thể, phù hợp với quan điểm “học đi đôi với hành” lý thuyết
gắn với thực tiễn cuộc sống.
Việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên là hoàn toàn
có cơ sở lí luận và thực tiễn. Điểm giao hòa giữa thơ, ca dao tục ngữ và Địa lí tự
nhiên là đều phản ánh đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với tự
nhiên, ảnh hưởng của tự nhiên đến đời sống kinh tế xã hội. So với Địa lí thì thơ, ca
dao, tục ngữ mô tả tự nhiên mang tính chất hình ảnh, nghệ thuật làm cho người
đọc, người nghe dễ nhớ hơn. Việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa
lí tự nhiên cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực với việc học môn Ngữ văn, làm cho
các em hiểu được phần hiện thực cuộc sống phản ánh trong thơ, trong ca dao tục

ngữ. Hơn nữa, việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên cũng
hoàn toàn phù hợp với quan điểm tích hợp liên môn của Bộ giáo dục và Đào tạo
hiện nay.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Câu hỏi đặt ra là: sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên
như thế nào sao cho hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này tôi xin được đưa ra kinh
nghiệm của mình chia sẻ với các bạn đồng nghiệp thông qua đề tài: “Khai thác
thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12”
2. Lịch sử vấn đề
Tích hợp liên môn giữa Địa lí với các môn học khác có vai trò quan trọng. Vì
thế đây là đề tài đã được một số giáo viên tìm hiểu nghiên cứu.
Trong quá trình viết đề tài “Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học
Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12”, tôi cũng đã tham khảo một số tài liệu từ các vấn đề
đã được nghiên cứu trước đó. Bên cạnh đó tôi đã bổ sung thêm rất nhiều nội dung,
quan điểm mới của mình trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phuc vụ dạy học Địa lí
Tự nhiên
Học sinh trường THPT chuyên Hưng Yên
Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Địa lí Tự nhiên đại cương (lớp 10) và Địa lí
Tự nhiên Việt Nam (lớp 12).
4. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp cho Giáo viên các tư liệu về thơ, ca dao, tục ngữ liên quan đến dạy
học Địa lí tự nhiên, giải thích nội dung Địa lí chứa đựng trong các câu thơ, câu ca

dao tục ngữ đó.
Tôi cũng phân tích tác dụng, hướng dẫn cách thức sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ
phục vụ dạy học Địa lí.
- Sáng kiến cũng có thể được dùng làm tư liệu tham khảo cho các em học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan của các tác giả khác và trên
Internet.
Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát thực tế đối với Giáo viên và Học sinh về
việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12.

PHẦN NỘI DUNG
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC THƠ, CA DAO,
TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12

I. Cơ sở lí luận
1. Thơ, ca dao, tục ngữ.

Ca dao, tục ngữ là những sáng tác của nhân dân còn thơ là những sáng tác
gắn với tác giả cụ thể. Điểm chung giữa thơ và ca dao tục ngữ là đều có vần, nhạc
điệu, giàu hình ảnh, kết cấu ngắn gọn dễ nhớ phản ánh nhận thức tâm tư của con
người trước các hiện tượng đời sống trong đó có các hiện tượng tự nhiên. Ví dụ
như phản ánh hiện tượng tự nhiên tháng năm (âm dương lịch) ngày dài đêm ngắn,
tháng mười ngày (âm dương lịch) ngắn đêm dài ca dao có câu: ‘Đêm tháng năm
chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối’
Trong chương trình ngữ văn phổ thông các em học sinh đã được học nhiều
tác phẩm thơ, học nhiều về ca dao tục ngữ về các hiện tượng, qui luật tự nhiên, ảnh
hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của con người.
2. Địa lí tự nhiên
Hệ thống khoa học Địa lí bao gồm hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa học
Địa lí tự nhiên và nhóm khoa học Địa lí kinh tế, xã hội. Trong chương trình lớp 10
các em được học về Địa lí tự nhiên đại cương từ bài 2 đến bài 21. Trong chương
trình lớp 12 các em được học về Địa lí tự nhiên Việt Nam từ bài 2 đến bài 15.
Địa lí tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng, quá trình tự nhiên, sự kết hợp có
qui luật của các thành phần địa lí tự nhiên như địa hình, khí hậu, nước, sinh vật,
đất ... nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành một hệ
thống không thể chia cắt được.
Như vậy giữa thơ, ca dao tục ngữ và Địa lí tự nhiên có sự giao hòa về nội
dung: đều phản ánh nhận thức của con người về đặc điểm của sự vật hiện tượng tự
nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên và mối quan hệ giữa tự nhiên với
con người. So với Địa lí thì thơ, ca dao, tục ngữ mô tả tự nhiên mang tính chất
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
hình ảnh, nghệ thuật làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ hơn. Ví dụ để mô tả

hiện tượng ngày ngắn vào tháng mười (âm dương lịch) ca dao sử dùng hình ảnh
“chưa cười đã tối”, đêm ngắn vào tháng mười (âm dương lịch) là hình ảnh “chưa
nằm đã sáng”.
Việc sử dụng thơ – ca dao – tục ngữ vào bài dạy là một công cụ để tạo hứng
thú cho học sinh, để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả năng vận dụng
của các em vào những tình huống cụ thể phù hợp với quan điểm “học đi đôi với
hành” lý thuyết gắn với thực tiễn cuộc sống. Ngược lại vận dụng thơ, ca dao, tục
ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực với việc học
môn Ngữ văn, làm cho các em hiểu được phần hiện thực cuộc sống phản ánh trong
thơ, trong ca dao tục ngữ.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Giá trị khoa học của ca dao, tục ngữ.
Ca dao tục ngữ của nhân dân ta cũng như thơ đều có một giá trị nhất định về
mặt khoa học. Trong thực tiễn lao động sản xuất đấu tranh gian khổ với thiên
nhiên, dân tộc ta đã có một nhận thức tương đối vững vàng về các hiện tượng và
qui luật của tự nhiên có liên quan trực tiếp đến đời sống và sự hoạt động sản xuất
hàng ngày của mình. Nhờ đó đã có một tác dụng nhất định trong việc đấu tranh
với thiên nhiên và lợi dụng những mặt thuận lợi của thiên nhiên để bảo vệ đời
sống và phát triển sản xuất trong điều kiện khoa học địa lí tự nhiên chưa hình
thành.
Ca dao tục ngữ là một biểu hiện thực tế về khả năng nhận thức qui luật của tự
nhiên trong quá trình lao động sản xuất. Đây là cái vốn khoa học quí báu của dân
tộc cần được lưu giữ và phát triển thêm nhất là các thế hệ trẻ trong đó có học sinh
phổ thông.
2. Dạy học liên môn
Việc vận dụng thơ, ca dao tục ngữ trong dạy học Địa lí Tự nhiên bản chất là
việc dạy học liên môn. Hiện nay việc dạy học liên môn được Bộ giáo dục và đào
tạo khuyến khích triển khai xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên


2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức
vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn,
bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp,
liên quan đến nhiều môn học.
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một
nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn
nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của
môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành
các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song
song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
Với học sinh, các chủ đề liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn
đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học
sinh. Học các chủ đề liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng
hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách
máy móc.
Điều quan trọng hơn là liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều
lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm
chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của
kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là
bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy
học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có
liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức

liên môn đó. Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của
giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra,
định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Dạy học theo
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến
thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên.

CHƯƠNG 2: BIÊN SOẠN HỆ THỐNG THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ PHỤC VỤ
DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 10 VÀ 12
Để thuận tiện cho việc sử dụng tài liệu cho giáo viên và học sinh đối với
từng câu ca dao, tục ngữ và các trích đoạn thơ tôi đều chỉ ra nội dung địa lí được
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
thể hiện là gì và xắp xếp chúng theo các đơn vị bài học. Lưu ý rằng mỗi câu ca dao
tục ngữ hay trích đoạn thơ có thể sử dụng ở nhiều bài khác nhau.

I. Địa lí tự nhiên đại cương lớp 10
1. Bài 5
(Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái
Đất)

Ví dụ 1
Ca dao có câu:
“Thời giờ ngựa chạy, tên bay,
Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.
Cụm từ “hết ngày lại đêm” phản ánh hiện tượng luân phiên ngày đêm.
Lí do: Trái Đất có dạng hình cầu, Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa
Trái Đất nên sinh ra hiện tượng ngày đêm. Tuy nhiên do Trái Đất tự quay quanh
trục nên mọi địa điểm trên Trái đất đều lần lượt được đưa ra ánh sáng (ngày) rồi
lại khuất vào trong bóng tối (đêm).
Ví dụ 2
Trong bài “Buổi sáng nhà em” Trần Đăng Khoa viết:
“Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay”
Câu thơ “Ông trời nổi lửa đằng đông” phản ánh hiện tượng hàng ngày Mặt
Trời mọc phía Đông.
Tại sao? Vì Trái Đất tự quay theo chiều từ Tây sang Đông nên ta nhìn thấy
Mặt Trời mọc phía Đông và lặn phía Tây (chuyển động biểu kiến hàng ngày của
Mặt Trời)
Ví dụ 3
Ca dao Việt Nam có câu:
“Con sông bên lở bên bồi.
Bên lở thì đục bên bồi thì trong”
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Câu thơ “Con sông bên lở bên bồi” phản ánh hệ quả sự chuyển động lệch
hướng của các vật thể trên Trái Đất. Các sông chảy theo phương kinh tuyến ở Bắc

Bán Cầu các dòng sông có bờ phải bị xói lở nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu
Nam – bờ trái) và ngược lại ở Bắc Bán Cầu các dòng sông có bờ trái được bồi
nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu Nam – bờ phải). Hiện tượng dòng sông bên lở
bên bồi làm cho sông ngòi không chảy thẳng mà thường uốn khúc quanh co nhất
là ở Đồng bằng.
Dưới góc độ khoa học, các dòng sông chảy không thẳng mà uốn khúc là do
2 nguyên nhân chính: địa hình và lực Côriôlit. Dòng sông có xu hướng chảy từ nơi
có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, những nơi có địa hình gồ ghề thì dòng
sông sẽ uốn lượn. Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh trục của Trái Đất.
Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt
Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây
sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với
ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính).
Ở Bắc bán cầu, nếu có một dòng nước từ nam chảy về bắc, nó sẽ vì quán
tính mà duy trì tốc độ hướng đông tương đối nhanh mà lệch về phía đông; còn nếu
từ bắc chảy về nam thì tốc độ hướng đông vốn có tương đối nhỏ, nó sẽ lệch về
phía tây, giống như có ai đó đang đẩy chúng. Khi nước từ bốn phía chảy tới thì
nước từ nam chảy tới bắc sẽ lệch về đông, nước từ bắc chảy tới nam sẽ lệch về tây
và sẽ chảy theo ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng tình hình trên, ở nam bán cầu sẽ
ngược lại hoàn toàn.
Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động không chỉ của dòng
sông mà còn của các khối khí, các dòng biển, đường đạn bay, ...
2. Bài 6
(Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất)
Ví dụ 1:
Ca dao có câu:
”Đông qua Xuân lại đến liền,
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2



Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang”
Câu ca dao phản ánh hiện tượng mùa trên Trái Đất. Một năm chia thành 4 mùa
xuân, hạ, thu, đông.
Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết khí hậu.
Nguyên nhân là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất và trong
suốt năm trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì bán cầu
Bắc hoặc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm thời gian chiếu sáng và sự
thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Ví dụ 2:
Trong ”Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết:
”Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
Các hiện tượng tự nhiên được nhắc đến trong hai câu thơ trên phản ánh 2 hệ quả
của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời:
- Hệ quả mùa trên Trái Đất. Lưu ý rằng hiện tượng 4 mùa chỉ thể hiện rõ ở vùng
ôn đới. Ở miền Bắc nước ta mùa xuân thu không rõ, mang tính chất chuyển tiếp giữa
hai mùa nóng lạnh.
- Hệ quả ngày đêm dài ngắn theo mùa ”Sầu dài ngày ngắn” ý nói mùa đông ngày
ngắn đêm dài.
Nguyên nhân là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất và
trong suốt năm trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì
bán cầu Bắc hoặc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm thời gian chiếu sáng
và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Ví dụ 3:
Ca dao có câu:
“Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.”
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Đây là câu ca dao, sử dụng khi dạy phần “các mùa trong năm”. Mỗi mùa, có
đặc điểm riêng về thời tiết khí hậu thích nghi với sự phát triển của từng loại cây
trồng nên có câu ca trên. Hiện nay sự tác động của khoa học, việc ứng dụng các kỹ
thuật trong sản xuất có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, tuy nhiên “mùa nào, thức
nấy” vẫn rất đặc trưng.
Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt động
theo một quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi
sẽ làm cả tổng hợp thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân sâu xa là sự thay
đổi của bức xạ Mặt trời, do “chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này sang nửa cầu
kia của Mặt trời: Khi Mặt trời chuyển động về phía cầu nào thì các yếu tố: nhiệt
độ, khí áp, hướng gió, mưa, sự phát triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan
địa lý đặc trưng theo mùa.
Ví dụ 4:
Nhân dân ta có câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
- Ý nghĩa của câu nói: Ở nước ta vào khoảng tháng 6 dương lịch (tháng năm
trong câu ca dao theo âm dương lịch) có đêm ngắn hơn ngày (hay ngày dài đêm
ngắn) nên mới nói “chưa nằm đã sáng”
Còn khoảng tháng 11, 12 dương lịch (tháng mười trong câu ca dao theo âm
dương lịch) lại có ngày ngắn hơn đêm (hay đêm dài ngày ngắn) nên mới nói “chưa
cười đã tối”

- Những nơi đúng: Bắc bán cầu
- Những nơi không đúng:
+ Xích đạo: luôn có ngày đêm dài bằng nhau
+ Nam bán cầu: hiện tượng ngược lại. Khi Bắc bán cầu là mùa hạ thì Nam
bán cầu là mùa đông, khi Bắc bán cầu là mùa đông thì Nam bán cầu là mùa hạ

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Tháng 6 dương lịch (tháng năm âm dương lịch) Mặt Trời chuyển động biểu
kiến lên vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc
(Việt Nam) dài nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
Vào tháng 11, 12 dương lịch (tháng 10 âm dương lịch), Mặt trời chuyển động
biểu kiến xuống vùng nội chí tuyến Nam bán cầu nên Nam bán cầu lúc này ngày
dài đêm ngắn và ở Bắc bán cầu (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn - đêm dài.
Ví dụ 5:
Tục ngữ có câu:
“Nắng chóng trưa mưa chóng tối.”
Vì trời nóng cường độ bức xạ Mặt Trời trực tiếp cung cấp cho mặt đất lớn,
vì bầu trời không mây nên ta cảm thấy ngày dài ra, ánh sáng Mặt Trời chói chang
hơn, còn bầu trời mưa thì âm u, nhiều mây, lượng bức xạ Mặt Trời cung cấp cho
mặt đất giảm và chủ yếu là bức xạ khuếch tán, nên ta cảm thấy thời gian được
chiếu sáng hầu như ngắn lại (mưa chóng tối).
Như vậy độ dài ngày đêm ngoài phụ thuộc vào đặc điểm thời tiết địa
phương (mây, mưa ...)
3. Bài 9
(Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất)

Ví dụ 1:
Tục ngữ có câu “Nước chảy đá mòn”
Hiện tượng trên phản ánh tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất. Cụ thể “Nước chảy đá mòn” là kết quả của quá trình mài mòn do dòng nước.
Nước chảy tạo ra năng lượng làm phá hủy đá và cuốn đi nên “đá mòn”. Lưu
ý rằng quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu trên bề mặt đá nên tốc độ chậm.
Ví dụ 2:
Ca dao có câu:
“Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Đầm phá ven bờ biển là một dạng địa hình có hình dáng kéo dài, được ngăn
cách với biển bởi hệ thống đê cát và có cửa thông nối với biển. Cửa đầm phá có
thể một hoặc nhiều, mở thường xuyên hoặc định kỳ về mùa mưa lũ, thậm chí bị
đóng kín nhưng vẫn trao đổi với biển phía ngoài nhờ thẩm thấu hay chảy thấm qua
thân đê cát chắn.
Đầm phá được hình thành ở nơi giàu nguồn bồi tích cát ven bờ, động lực
sóng mạnh và thuỷ triều không lớn.
Đầm phá ven bờ có mặt ở nhiều nơi, chiếm khoảng 13% chiều dài đường bờ
đại dương thế giới. Ở Việt nam, các đầm phá tập trung ở Miền Trung. Từ Thừa
Thiên - Huế tới Ninh Thuận, có 12 đầm phá tiêu biểu với tổng diện tích khoảng
458km2, phân bố trên khoảng 21% chiều dài bờ biển Việt Nam. Hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai ở Thừa Thiên - Huế dài 70 km, rộng 216 km2 thuộc loại lớn nhất
Đông Á và loại lớn trên thế giới. Phá Tam Giang ngày xưa hai bên bờ là những

đầm lầy đầy lau lách - nơi có sào huyệt của một nhóm cướp khét tiếng vào thời kỳ
bấy giờ - cho nên thương em mà không dám vô cớ là vậy.
4. Bài 11
(Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất)
Ví dụ 1:
Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa có đoạn:
“Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ”
Tháng 6 ở đồng bằng Bắc Bộ nhiệt độ thường cao.
Nguyên nhân là bởi khoảng thời gian này đồng bằng có hiện tượng Mặt Trời
lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài nên nhiệt độ của nước
thường cao vì vậy nước như được nấu sôi rất nóng khiến chết cá cờ, cua ở trong
hang phải ngoi lên bờ
Ví dụ 2:
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Ca dao Việt Nam có câu:
“Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”
Ý nghĩa câu ca dao: ở Bắc Bộ nước ta tháng 3 (tức tháng 4 dương lịch) thời
tiết nóng lên.
Nguyên nhân là do Mặt trời chuyển động biểu kiến lên Bắc bán cầu nên
lượng bức xạ nhận được lớn. Hơn nữa gió mùa đông bắc xuất phát từ áp cao Xibia
thổi yếu nên nhiệt độ tăng cao. Do vậy “bà già cất chăn”.

5. Bài 12
(Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính)
Ví dụ 1:
Trong bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh viết:
“Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?”
“Gió bắt đầu từ đâu” Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao (trị
số > 1013,25 mb) về nơi áp thấp (trị số < 1013,25 mb).
Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch về khí áp.
Ví dụ 2:
Ca dao có câu:
“Gió nam thổi kiệt bảy ngày
Ruộng đồng nứt nẻ, cỏ cây úa tàn”
Giáo viên có thể dùng câu ca dao này để nói đến thời tiết khô nóng những
ngày có gió phơn ở miền Trung nước ta.
Cơ chế hình thành gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi
chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao. Nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của khí ẩm,
trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6 0C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây
hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều. Nhiệt độ
tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng
10C. Vì vậy sườn khuất gió có gió khô và rất nóng (gió phơn).

Ví dụ 3:
Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận viết:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
....................................
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
...................................
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao
..................................
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”
Tàu buồm thường ra khơi đánh cá vào ban đêm do ban đêm có hoạt động
của gió đất
Ban đêm mặt đất tỏa nhiệt và lạnh đi nhanh chóng, hình thành khu áp cao
tạm thời ở đất liền. Đại dương toả nhiệt chậm nên hình thành áp thấp. Gió có
hướng thổi từ đất liền ra biển gọi là Gió đất. Vì vậy, tàu buồm ra khơi vào lúc đêm
theo hướng gió đất thổi mạnh nhất
Hoặc câu thơ sau trong bài “Quê hương” của Tế Hanh cũng có ý nghĩa
tương tự:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

6. Bài 13
(Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa)
Ví dụ 1:
Tục ngữ có câu:
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên


2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”
“Đen táp, bạc mưa”
Thực tế không có loại mây xanh. Bầu trời xanh tức là trời quang mây nên trời
nắng.
Mây đen tức mây dông, là loại mây đối lưu phát triển rất mạnh vào mùa hè
Mây trắng cũng là mây đối lưu tức thuộc loại mây tích hình thành vào buổi
sáng mùa hè. Nếu gặp điều kiện nhiệt độ thuận lợi thường phát triển thành mây
dông vào buổi chiều và gây ra mưa
Ví dụ 2:
“Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây”
(“Mây và bông” Ngô Văn Phú)
Đây là mây tích trông tựa như những múi bông hay bọt nước trắng xóa,
chân mây bằng phẳng, đỉnh mây nhô lên, độ cao của chân mây thường cách mặt
đất dưới 2000m. Loại mây này thường xuất hiện vào mùa nóng
Ví dụ 3:
Ca dao có câu:
“Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh”
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Các em đã được tìm hiểu điều kiện ngưng đọng hơi nước trong khí quyển,
điều kiện hình thành mây và mưa. Hãy dựa vào mối liên hệ giữa sinh vật và hiện
tượng thời tiết để giải thích tại sao én bay thấp - cao có liên quan đến hiện tượng
mưa to hay mưa rào?

Trong số các loài sinh vật như chim én (hay các loài côn trùng: chuồn chuồn,
các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy) thường thì vào cuối xuân
đầu hạ, quan sát ở ngoài đồng, nếu thấy chim én bay thành đàn sà thấp xuống mặt
đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa.
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng
vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể
bay là là sát mặt đất.
Ngoài ra vì áp thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt
đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. Cho
nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp
có mưa.
Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao,
thấp của con chuồn chuồn. Học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió,
mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa,
nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm.
Những câu ca dao có nội dung tương tự như trên về dự báo mưa: “Ếch kêu
om om, ao chôm đầy nước”. Đối với loài ếch nhái là những loài lưỡng cư, loài cóc
có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, những lúc trời nắng ấm các loài này
thường nấp nơi mát mẻ để tránh nắng, khi độ ẩm tăng lên trời chuẩn bị mưa, chúng
nhảy ra ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và đây cũng là thời kỳ
sinh sản của chúng ... khi cóc nghiến răng, ếch nhái kêu thì nhất định trời sẽ có
mưa nên mới có câu : “Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa”. “Ếch kêu om
om, ao chôm đầy nước”
Hoặc tục ngữ có câu: “Qụa tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa”. Sáo và Qụa là

hai loài chim, Qụa hay tắm những lúc no mồi còn Sáo thì ít khi tắm, chỉ những lúc
nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, thời tiết nóng bức đột ngột Sáo nhảy xuống nước tắm
làm mát cơ thể. Những lúc đó trời rất dễ mưa nên có câu tục ngữ trên.
Hay câu tục ngữ: “Trời đã sẩm tối rồi. Gà còn đi bới điểm trời sắp mưa”.
Khi thời tiết xấu, áp suất không khí giảm, độ ẩm tăng, các loài côn trùng bay ra
khỏi tổ, các loài giun, dế bò lên mặt đất ... đó là những mồi ngon của gà, nên gà
mãi mê bắt mồi quên cả việc về chuồng, nên ta có thể đoán được gà về chuồng
muộn là trời sắp mưa

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Loài ốc, cua tuy là loài sống ở nước, chỉ những lúc ẩm mát chúng mới nổi
lên mặt nước hay bò lên các bụi cây để sinh sản: “Ốc nổi bờ ao, mưa rào sắp đến”
Ví dụ 4:
Tục ngữ có câu:
“Trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa”
Dự báo hiện tượng mưa
Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá
lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu dọn thóc đang phơi,
cất quần áo, đóng cửa sổ... Họ bảo nhau sắp có mưa gió đến. Vầng sáng ấy được
gọi là tán hay quầng
Quầng ánh sáng xuất hiện xung quanh mặt trời phần lớn là có màu sắc theo
thứ tự từ trong ra ngoài là hồng, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Quầng xuất
hiện quanh mặt trăng phần lớn là màu trắng.
“Quầng” xuất hiện khi bầu trời có mây ti tầng. Lớp mây này là những mây ở
tầng cao do vô vàn tinh thể băng li ti tạo thành, đáy lớp mây cách mặt đất khoảng

hơn 6 km. Không khí ở đây lúc này vẫn còn lạnh, thời tiết vẫn tốt.
Tuy nhiên, ở nơi xa (cách đó khoảng mấy trăm km), luồng không khí nóng
ẩm đang giao tranh với luồng không khí lạnh. Không khí dần ấm nóng và bay lên
theo mặt nghiêng của khối không khí lạnh. Trong quá trình không khí nóng lên
cao, nhiệt độ của khối khí bị giảm dần, hơi nước ngưng đọng thành tầng mây.
Dần dần xuất hiện mây vũ tầng dày, loại mây này thường cho mưa thời gian
kéo dài và diện rộng tới khoảng 300 km. Càng lên cao, do mặt front nóng (mặt
phân cách khối khí nóng lạnh) càng cách xa mặt đất, độ cao ngưng kết hơi nước
cũng dần dần tăng lên, do đó độ cao của chân mây cũng dần cao hơn, thành mây
cao tầng và mây ti tầng, lên cao hơn nữa là mây ti.
Vì mây ti tầng hình thành ở độ cao trên 6 km, nhiệt độ không khí lúc này đã
hạ xuống khoảng - 20 độ C, do đó có thể tạo thành những tinh thể băng hình trụ
hoặc hình lục lăng. Khi tia nắng mặt trời và ánh trăng chiếu qua tinh thể băng này
sẽ tạo ra quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng.
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Khi ta nhìn thấy quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng chứng tỏ mặt đất nơi ta
đứng tuy vẫn có không khí lạnh khống chế, thời tiết vẫn bình thường, nhưng ở trên
cao đã xuất hiện không khí nóng, và khi hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngày càng lan
đến gần nơi ta đứng hơn, thì ảnh hưởng tiếp theo sẽ là mây ngày càng thấp, gió
mạnh dần lên. Cuối cùng là những giọt mưa rơi. Vì vậy, quầng là dấu hiệu đầu tiên
cho thấy sẽ có mưa gió.
Ngoài ra, tại khu vực ngoại vi của bão cũng thường có lớp mây cuốn và
quầng, sau quầng các đám mây dần dần dày lên và đen đặc, tiếp đó sẽ có mưa to
gió lớn.
Nhưng, không có nghĩa là hễ mặt trời có quầng, vầng trăng có tán thì nhất

định có mưa gió. Chủ yếu ở đây là thời tiết sẽ xấu đi, còn mưa gió hay không lại
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Ví dụ 5:
Tục ngữ có câu:
“Dày sao thì nắng
Vắng sao thì mưa”
Về mùa hè vào ban đêm nhìn thấy sao mọc dày và sáng ta có thể biết được
trời còn có thể nắng và ngược lại sao mọc thưa là báo hiệu trời có thể mưa
Cơ sở khoa học: lớp không khí chứa ít hơi nước thì bầu trời mới quang mây
và đó là điềm trời nắng cho nên mới nhìn thấy sao mọc dày và sáng
Ngược lại không khí có dộ ẩm cao, bầu trời sẽ nhiều mây và đục mờ, đó là
điềm trời dễ có mưa cho nên mới thấy sao thưa
Câu ca dao sau cũng có ý nghĩa tương tự như câu tục ngữ trên:
“Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.”
Ví dụ 6:
Tục ngữ có câu:
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
“Mặt trăng má đỏ
Trời đã sắp mưa”
Dự báo hiện tượng mưa
Cơ sở khoa học: Ánh sáng Mặt Trời là dãy ánh sáng quang phổ gồm 7 màu.
Mặt Trăng không phát ánh sáng mà phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Nếu không khí

trong sạch tia xanh và tia tím sẽ bị khuếch tán nhiều hơn, bầu trời có màu xanh và
lúc ta nhìn thấy đĩa mặt trăng hay mặt trời có màu vàng. Trong trường hợp bầu trời
có nhiều nước, nhiều bụi, từ đó nhìn từ dưới đất nhìn lên bầu trời ta thấy Mặt
Trăng hay Mặt Trời có màu đỏ (Trăng má đỏ) bởi vì tia bức xạ bị khuếch tán nhiều
hơn cả. Như vậy khi thấy Mặt Trăng màu đỏ chứng tỏ không khí ẩm ướt và vẫn
đục, tình trạng thường thấy khi thời tiết chuyển xấu nên “Trăng má đỏ” trời đã sắp
mưa.
Ví dụ 7:
Ca dao có câu:
“Rễ Si đâm ra trắng xóa
Mưa to gió lớn hẳn là tới nơi”
Dự báo hiện tượng mưa
Mỗi khi thời tiết thay đổi thì một số loại thực vật như cây Si (Sanh) rất nhạy
cảm với thời tiết nên các hoạt động sinh lý của nó biến đổi. Si là loại cây to, lá
nhỏ, rậm cành, có nhiều rễ phụ xuống, thường mọc ở bờ nước nên rất nhạy cảm
với độ ẩm không khí, khi độ ẩm không khí tăng lên rễ Si sinh ra trắng xoá vì hút
nhiều nước. Như vậy thời tiết rất dễ mưa nên nhân dân ta có cách dựa vào đó để
dự báo thời tiết.
Ví dụ 8:
Giáo viên có thể đọc cho các em nghe bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa
mô tả về thiên nhiên trước trận mưa rào khá sinh động
“Sắp mưa

Bay ra

Mối già

Sắp mưa

Mối trẻ


Bay thấp

Những con mối

Bay cao

Gà con

GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Rối rít tìm nơi

Gỡ tóc

Mưa

Ẩn nấp

Hàng bưởi

Mưa

Ông trời

Đu đưa


Ù ù như xay lúa

Mặc áo giáp đen

Bế lũ con

Lộp bộp

Ra trận

Đầu tròn

Lộp bộp...

Muôn nghìn cây mía

Trọc lốc

Rơi

Múa gươm

Chớp

Rơi...

Kiến

Rạch ngang trời


Đất trời

Hành quân

Khô khốc

Mù trắng nước

Đầy đường

Sấm

Mưa chéo mặt sân

Lá khô

Ghé xuống sân

Sủi bọt

Gió cuốn

Khanh khách

Cóc nhảy chồm chồm

Bụi bay

Cười


Chó sủa

Cuồn cuộn

Cây dừa

Cây lá hả hê

Cỏ gà rung tai

Sải tay

Bố em đi cày về

Nghe

Bơi

Đội sấm

Bụi tre

Ngọn mùng tơi

Đội chớp

Tần ngần

Nhảy múa


Đội cả trời mưa“

7. Bài 15
(Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông)
Ví dụ
Ca dao có câu:
“Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng”
“Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu”
“Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng” hay “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ”
phản ánh tốc độ chảy của sông Cửu Long (sông này chảy qua địa phận tỉnh Bạc
Liêu) chậm, nước sông lên chậm rút chậm.
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


Khai thác thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 và 12
Nguyên nhân: Lưu vực dạng lông chim, diện tích lớn, độ dốc nhỏ, lưu vực
chảy qua địa hình đồng bằng. Vai trò của Biển Hồ điều tiết chế độ nước sông. Mùa
lũ từ tháng 7 đến 12 lũ lên chậm và xuống chậm bởi khi sông thoát lũ ra biển đổ
theo 9 cửa khiến cho lũ thoát nhanh. Đồng bằng địa hình thấp cộng với hệ thống
kênh rạch chằng chịt có tác dụng phân lũ nhanh sang các khu vực xung quanh.
8. Bài 16
(Sóng. Dòng biển. Thủy triều)
Ví dụ 1:
Trong bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh viết:
“Từ nơi nào sóng lên

Sóng bắt đầu từ gió”
Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
nhưng lại cho người ta có cảm giác là nước biển chuyển động theo chiều ngang từ
ngoài khơi xô vào bờ.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió. Ngoài ra còn một số nguyên nhân
khác như do động đất, núi lửa dưới đáy biển, đại dương, ...
Như vậy câu thơ “Sóng bắt đầu từ gió” là đúng nhưng chưa đầy đủ.
Ví dụ 2:
Đọc bài đồng dao sau:
“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật, mồng sáu thật trăng
Mồng bảy thượng huyền, mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo, mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu, mười chín đụn dịn
Hăm mươi giấc tốt, hăm mốt nửa đêm
Hăm hai hạ huyền, hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu, hăm nhăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy, hăm bảy làm sao
GV | Trần Thị Huấn – THPT chuyên Hưng Yên

2


×