Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn THỰC HIỆN một số BIỆN PHÁP làm GIẢM số LƯỢNG học SINH yếu kém tại TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.73 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
-----oOo----Mã số:……………….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM SỐ LƯỢNG
HỌC SINH YẾU - KÉM TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ

Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thu
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: 
- Phương pháp dạy bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục: 
- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mền

 Phim ảnh

Năm học: 2015 - 2016

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
-----oOo-----

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN


1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Thu
2. Ngày tháng năm sinh: 18/04/1979
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp Thọ Hoà – Xuân Thọ – Xuân Lộc – Đồng Nai
5. Điện thoại: ĐTDĐ: 0979503797 - Cơ quan: 0613731769
6. Fax:

; E-mail:

7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý hoạt động dạy và học, quản lý bồi dưỡng học sinh
giỏi và phụ đạo học sinh yếu, quản lý dạy thêm và học thêm tại trường.
9. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân sinh học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy, quản lý tổ
chuyên môn.
- Số năm kinh nghiệm: 12 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Biện pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất tại trường THPT Xuân Thọ
năm học 2013 - 2014.
+ Một số biện pháp xây dựng xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm tại
trường THPT Xuân Thọ năm học 2014 - 2015.
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN LÀM GIẢM SỐ LƯỢNG


HỌC SINH YẾU - KÉM TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiền thân trường THPT Xuân Thọ là phân hiệu của trường THPT Xuân Lộc
được mở vào năm học 2005 – 2006, mượn tạm cơ sở của trường tiểu học Quang
Trung và đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã
quyết định số 4562/QĐ – UBND về thành lập trường THPT Xuân Thọ và đến ngày
03 tháng 03 năm 2009 trường chính thức ra đời với 28 cán bộ, giáo viên và nhân
viên. Tháng 07 năm 2010 trường được chuyển về cơ sở mới sau hơn 1 năm xây
dựng đặt tại ấp Thọ Hoà – xã Xuân Thọ – huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai với
diện tích 2600 m2 có đủ sân TDTT, 29 phòng học, 02 phòng trình chiếu, 01 phòng
vi tính, 01 phòng ngoại ngữ, 01 thư viện và 01 hội trường với sức chứa 500 người
và đủ các phòng chức năng thực hành hoá – sinh, vật lý, công nghệ và nữ công,
đây là xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chất lượng giáo dục của nhà trường từ khi tách ra luôn nằm trong tốp dưới
về tỷ lệ tốt nghiệp THPT, hiệu quả đào tạo nhà trường trong các năm gân đây chỉ
đạt khoảng 80% (ví dụ: các em khối 10 vào có 500 học sinh đến khi tốt nghiệp
THPT ra trường chỉ còn lại 400 em; trong 3 năm học các em học yếu phải ở lại lớp
10 và 11, một số em nhà ở gần trường THPT Xuân Lộc thi vào không đậu đã nộp
đơn xét tuyển vào trường sau một thời gian xin chuyển trở lại trường THPT Xuân
Lộc nếu không được về thì một số em chuyển về trường THPT Tư Thục Hồng
Bàng, thậm trí có em chuyển về trung tâm giáo dục thường xuyên Xuân Lộc (bổ
túc). Tỷ lệ học sinh yếu – kém luôn chiếm tỷ lệ cao cụ thể như sau:
Thứ tự

Năm học

Tỷ lệ tốt
nghiệp THPT
(QG) của tỉnh

Tỷ lệ tốt nghiệp

THPT (QG) của
trường

Tỷ lệ học sinh
yếu - kém

1

2009 – 2010

91,35%

77,40%

20,07%

2

2010 – 2011

95,34%

84,38%

19,29%

3

2011 – 2012


99,08%

98,20%

17,40%

4

2012 – 2013

99,68%

97,27%

15,60%

5

2013 – 2014

99,46%

99,25%

11,91%

6

2014 – 2015


96,18%

79,35%

8,91%

Từ tình hình thực tế tại trường và bắt đầu từ năm học 2014 - 2015 được
Hiệu trưởng phân công thêm nhiệm vụ quản lý phụ đạo học sinh yếu- kém. Đặc
biệt từ tháng 11 năm 2015 trở lại đây tôi được Hiệu trưởng phân công phụ trách
chuyên môn nhà trường thay thầy phó hiệu trưởng quản lý chuyên môn đi học cao
học, tôi đã chủ động đề ra biện pháp để quản lý tốt chuyên môn của nhà trường nói


chung và quản lý hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém nói riêng, đó là lý do tôi
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN LÀM GIẢM
SỐ LƯỢNG HỌC SINH YẾU - KÉM TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ” từ
những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác tại trường và học hỏi
kinh nghiệm từ các trường bạn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
a. Tóm tắt các quan điểm, những việc đã làm của các nhà khoa học, các nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục, các giải pháp đã có về những vấn đề có liên quan đến đề
tài đang viết.
Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác
định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35). Luật
giáo dục năm 2005 đã cũng đã nêu rõ: “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt
động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục” (Điều 53) nhằm giúp
cho học sinh hoàn thành chương trình và tốt nghiệp bậc học, người thầy giáo còn
có một nhiệm vụ rất quan trọng là quan tâm bồi dưỡng học sinh yếu kém để các em
có được kiến thức cơ bản. Chúng ta tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 33 của Thủ Tướng

chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Tiếp tục
thực hiện hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ giáo
dục và đào tạo.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, công tác
kiểm tra và đánh giá khách quan chất lượng học sinh, không để học sinh không đạt
yêu cầu lên lớp, nhất là học sinh ở cuối cấp.
Tại Điều 28 khoản 2 Luật giáo dục sửa đổi năm 2010 khẳng định: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo
của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học. Không có phương pháp dạy học
toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và
hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc
phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình
dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất
lượng dạy học (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Module -4, trang 66).
Động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học
tập, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ
động sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội. Chú ý khai
thai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh. Tạo niềm vui
hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập giúp học sinh phát
triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. Đa dạng hoá nội dung, các hình thức,


cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả đánh giá (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ
quản lý Module -4, trang 63).
Trong quá trình giáo dục, để đạt hiệu quả cao – điều đó không dễ một chút
nào bởi vì trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch về khả năng
tiếp thu của học sinh và nhất là học sinh yếu - kém. Đối với học sinh - yếu kém thì

đây quả là một gánh nặng khó vượt qua để theo kịp các bạn cùng trang lứa. Điều
đó, dẫn đến việc các em chán nản không muốn đi học, mặc cảm với các bạn trong
lớp. Vậy, để thúc đẩy động cơ học tập của các em học sinh yếu kém, chúng ta phải
làm gì? Đó là vấn đề đặt ra và cần có hướng giải quyết.
b. Nội dung
Trường THTP Xuân Thọ được tách từ trường THPT Xuân Lộc vào tháng 03
năm 2009. Từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2014 – 2015, 06 năm tuyển vào
10 của trường theo hình thức xét tuyển, có năm học sinh nộp bao nhiêu hồ sơ xét
tuyển nhà trường lấy bây nhiêu, có năm không đủ chỉ tiêu do Sở giao cho, có năm
nhà trường chỉ loại được hơn 20 bộ hồ sơ. Nhiều học sinh chỉ cần 04 học lực trung
bình và hạnh kiểm tốt là vào trường. Nhà trường cũng rất tin tưởng học sinh đầu
vào lớp 10 là con em các xã Xuân Thọ, Xuân Bắc có truyền thống học hành, đa số
là con em của người Bắc và người Trung. Năm học 2015 – 2016 nhà trường xin Sở
được thi tuyển sinh vào lớp 10, sau khi có kết quả điểm thi công bố nhà trường mới
giật mình không ngờ chất lượng đầu vào lại thấp như vậy, điểm chuẩn thi tuyển
vào 10 của nhà trường là 7,25 điểm, trong khi trường THPT xuân Lộc lấy 23 – 24
điểm chuẩn vào 10, trường tôi chưa bằng 1/3 của trường bạn. Đặc biệt 134 học
sinh có nguyện vọng vào trường bị điểm liệt (dưới 1 điểm) chủ yếu hai môn Toán
và Văn. Trong đó trường THCS Nguyễn Trãi ở xã Xuân Thọ nơi trường đóng chân
trên địa bàn có 53 em, trường THCS Thái Bình ở xã Xuân Bắc có 47 em. Đây là
hai nguồn cung cấp học sinh chủ yếu cho nhà trường, gần 20 học sinh thi có Toán
0 điểm, nhiều học sinh được 0,25 điểm, 0,5 điểm, 0,75 điểm. Với kết quả điểm như
vậy, các em là những học sinh kém chứa không phải là yếu nửa, nhiều em khi thực
hiện phép tính đơn giản như -1 + 1 =? Các em cũng phải lấy máy tính ra để bấm;
cộng, trừ, nhân, chia sử dụng không thành thạo. Giáo viên dạy các môn tự nhiên cứ
than thở; giáo viên dạy các môn xã hội cũng than thở học sinh lười học bài; nhiều
em viết chữ rất xấu đọc không được. Một số học sinh đến trường để được gặp bạn,
được nói chuyện với bạn, ở nhà buồn. Một số em học sinh bố mẹ ở nhà cũng bất
lực, khi các em vi phạm nội quy nhà trường mời lên, phụ huynh nói chúng tôi bất
lực trăm sự nhờ thầy cô vậy.

Tổ chức dạy và học phụ đạo hoc sinh yếu kém ở các trường trung học hiện
nay để đạt hiệu quả cao là vấn đề khó đối với các nhà trường tốp dưới như trường
chúng tôi. Các trường đa số chỉ lọc những học sinh có kết quả điểm tổng kết từng
môn thấp nhất trong các lớp gom lại thành một hoặc hai lớp theo từng môn rồi


phân công cho một giáo có kinh nghiệm giảng dạy; ít có điểm danh nên chỉ tổ chức
học được một vài tuần đầu rồi dần dần học sinh nghỉ ngày càng nhiều cuối cùng
dẫn đến giải tán lớp học đó. Trường chúng tôi đối với khối 11 và 12 ngay trong
đầu năm học chúng tôi dựa vào phần mềm quản lý điểm để lọc những em có điểm
trung bình môn thấp nhất ở các môn Toán, Văn và Anh thường là những em thi lại
trong hè; trong từng khối gom lại thành một lớp theo từng môn và cũng phân công
giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy các lớp này. Đối với học sinh khối 10 thì sau
khi có kết quả học kỳ I chúng tôi mới lọc ra để tổ chức học phụ đạo. Trước khi tổ
chức dạy phụ đạo Ban giám hiệu trường thông qua giáo viên chủ nhiệm mời phụ
huỳnh những em này lên hội trường họp với Ban giám hiệu. Ban giám hiệu sẽ phân
tích cho phụ huynh học sinh hiểu để phối hợp với nhà trường trong việc kiểm tra,
nhắc nhỡ con em mình tham gia đầy đủ các buổi học.
Một cái mới là tôi bố trí sơ đồ chỗ ngồi đối với các em tham gia học lớp phụ
đạo học sinh yếu - kém bắt buộc tại trường, từng buổi học phân cho một thầy hoặc
cô giáo trong ban chấp hành đoàn trường đứng bên ngoài hành lang điểm danh để
tính thi đua hàng tuần. Đồng thời tôi cũng làm một mẫu đơn cam kết có chữ ký của
học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu đồng ý khi
một em học sinh nào đó không muốn tham gia học môn phụ đạo này nhưng cuối
học kỳ hoặc cuối năm học em phải đạt từ 5.0 điểm đối với môn đó trở lên và có
học lực trung bình thì không phải tham gia lớp phụ đạo bắt buộc này.
Từ thực tế tại trường trong những năm qua như vậy, sau khi được Hiệu
trưởng phân công nhiệm vụ quản lý phụ đạo học sinh yếu - kém và đặc biệt quản
lý chuyên môn nhà trường, tôi càng chủ động xây dựng các kế hoạch để nâng cao
chất lượng chuyên môn của nhà trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp 1:
a. Mô tả
Mời họp phụ huynh học sinh toàn trường những em học sinh yếu, phân công
sơ đồ chỗ ngồi trong lớp phụ đạo học sinh yếu kém; phân công ban chấp hành đoàn
trường điểm danh từng buổi và tính thi đua hàng tuần, lập sổ điểm danh lớp học
sinh yếu kém và môn tự chọn, thiết kế mẫu đơn cam kết không tham gia lớp phụ
đạo bắt buộc nhưng cuối học kỳ hoặc cuối năm học môn đó phải đạt từ 5.0 điểm
trở lên và xếp loại từ học lực trung bình trở lên.
b. Các dữ liệu chứng minh quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp
Thông qua giáo chủ nhiệm Ban giám hiệu trường mời phụ huynh của những
em học sinh học yếu – kém này để thông báo tình hình chất lượng của nhà trường
trong những năm qua, đặc biệt là kết quả tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015,
trường chỉ đạt được tỷ lệ 79,35% (mặt bằng tỉnh 96,18%), đạt kết quả thấp có


nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan đó là năm 2015
kỳ thi THPT quốc gia điểm thi vừa xét tốt nghiệp THPT và vừa xét vào các trường
đại học - cao đẳng nên mức độ đề khó hơn nhiều so với các năm trước, đồng thời
học sinh trường cũng phải ra thị trấn Gia-ray thi chung với học sinh các trường
THPT Xuân Lộc và THPT Xuân Hưng nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tốt
nghiệp. Nguyên nhân chủ quan đó công tác quản lý của nhà trường có lúc chưa sâu
sát, giáo viên trường một số thầy cô còn trẻ thiếu kinh nghiệm giảng dạy và trong
độ tuổi sinh đẻ nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới thời gian đầu tư cho giảng dạy.
Một nguyên nhân chủ mà quan trọng nhất đó là đầu vào lớp 10 của nhà trường quá
thấp nên qua ba năm học ở trường cũng chưa giúp các em có mặt bằng kiến thức
ngang bằng với cả tỉnh được. Năm học 2015 – 2016, nhà trường tổ chức thi tuyển
sinh vào 10. Những học sinh sau khi thi tuyển 10 và có nguyện vọng vào học tại
trường THPT Xuân Thọ thì có 134 học bị điểm liệt dưới 1.0 . Điểm chuẩn vào
trường 7,25 điểm nhưng trường chỉ thu được 330 học sinh còn thiếu 130 học sinh

(chỉ tiêu tuyển mới do Sở giao là 460 học sinh). Sở đã chỉ đạo nhà trường tiếp tục
xét tuyển để lấy đủ chỉ tiêu nhưng vừa thi tuyển và vừa xét tuyển nhà trường chỉ
nhận đước 440 học sinh vẫn thiếu chỉ tiêu so với Sở giao.
Phân công sơ đồ chỗ ngồi trong lớp phụ đạo học sinh yếu - kém theo từng
môn. Mỗi môn Toán, Văn và Anh sẽ có các học sinh từ 11 lớp khác nhau về cùng
học. Nhiều em học yếu thường đi kèm với quậy phá hay nghỉ học. Nếu không phân
sơ đồ chỗ ngồi để các em ngồi lộn xộn gây mất trật tự ảnh hưởng đến tiết dạy, mà
giao cho giáo viên dạy điểm danh sẽ mất thời gian dạy học. Phân sơ đồ chỗ ngồi
học sinh ngồi đúng vị trí đã được phân công, giáo viên được phân công cứ dạy
bình thường; điểm danh học sinh vắng để tính thi đua hằng tuần do Bí thư hoặc
Phó bí thư đoàn trường đảm nhận.
Thiết kế mẫu đơn cam kết cho những học sinh không tham gia lớp học phụ
đạo bắt buộc. Học sinh sẽ điền những thông tin cần thiết vào mẫu đơn có chữ ký
của học sinh, Cha hoặc Mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm và được sự đồng ý của
Phó hiệu trưởng chuyên môn nhà thì em đó không cần phải tham gia lớp phụ đạo
học sinh yếu kém này. Học sinh học yếu mà không muốn tham gia lớp phụ đạo; tự
học ở nhà hoặc có điều kiện thì mời giáo viên về nhà dạy kèm miễn kết quả cuối
học kỳ hoăc cuối năm xếp loại học lực trung bình trở lên, môn đó phải 5.0 điểm,
đối với học sinh lớp 12 phải đậu tốt nghiệp THPT quốc gia. Những em thuộc diện
yếu – kém mà làm đơn không tham gia học kết quả cuối học kỳ hoặc cuối năm học
yếu phải thi lại, sau thi lại ở lại lớp đối với khối 10 và 11; với học sinh lớp 12 rớt
tốt nghiệp nhà trường không chịu trách nhiệm, lỗi trước hết thuộc về bản thân các
em và gia đình. Những học sinh tham gia lớp phụ đạo này không phải đóng tiền,
tiền chi trả cho giáo viên dạy lấy từ quỷ hội CMHS hoặc từ ngân sách nhà nước.
Lập sổ điểm danh học sinh yếu – kém đối với ba khối và học sinh tham gia
học môn tự chọn đối với khối 12. Đoàn trường sau khi điểm danh học phụ đạo yếu
- kém theo từng buổi các môn Toán, Văn, Anh mỗi môn hai tiết; môn tự chọn mỗi
tuần một tiết để trừ điểm thi đua hàng tuần; đồng thời đánh dấu vào sổ điểm danh.



Phó hiệu trưởng chuyên môn sẽ kiểm tra sổ theo từng đợt để nhắc nhỡ kịp thời
dưới cờ những học sinh vắng nhiều trong các buổi học phụ đạo, đồng thời thông
báo đến giáo viên chủ nhiệm để điện thoại hoặc mời phụ huynh những em này lên
để trao đổi về tình hình học tập của các con họ. Đối với môn tự chọn khối 12 làm
danh sách điểm danh từng buổi do giáo viên dạy điểm danh để đưa các em vào nề
nếp, chúng tôi chỉ mất công một gian đầu sau đó các em đã vào nền nếp thì mọi
việc sẽ thuận lợi hơn nhiêu.
Ngoài ra Ban giám hiệu, chủ yếu là tôi thường xuyên kiểm tra lớp học phụ
đạo yếu kém theo từng buổi và lớp học môn tự chọn khối 12 vào tiết 10 chiều thứ 4
hằng tuần cũng giúp cho giáo viên và học sinh các lớp này thực hiện nghiêm túc
hơn bình thường. Tôi cũng hay trao đổi với quý thầy cô dạy lớp phụ đạo và môn tự
để kịp thời nắm tình hình dạy và học của giáo viên và học sinh đồng thời giúp cho
giáo viên yên tâm dạy. Những môn tự chọn (Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý) đối
với khối 12 lúc đầu tôi bố trí học hai buổi vào tiết 10 chiều thứ 4 và chiều thứ 6.
Trường tôi khối 12 đầu năm có 320 học sinh bối trí 11 lớp học chính khoá nhưng
môn tự chọn học kỳ II chúng tôi mới tổ chức dạy. Lúc đầu tôi bố trí 03 lớp Vật lý,
01 lớp Hoá học, 01 Sinh học và 05 lớp Địa lý, môn Địa lý chúng tôi chỉ có 04 giáo
viên dạy khối 12. 10 lớp tự chọn bối trí vào tiết 10 chiều thứ 4 và thứ 6. Tiết 10
vào chiều thứ 4 có 7 lớp học và thứ 6 có 3 lớp tự chọn học đã xảy ra tình trạng một
số em học chiều thứ 4 cúp tiết bỏ về theo các em học chiều thứ 6 và ngược buổi
học thứ 6 cũng vậy mặc dù giáo viên dạy môn tự chọn có điểm danh từng buổi,
Ban giám hiệu trực tiếp tôi và Hiệu trưởng trường có đi dạo kiểm tra gặp hỏi các
em học chiều thứ 4 nói học lớp chiều thứ 6, hỏi các em ra về chiều thứ 6 nói học
lớp chiều thứ 4. Trước tình trạng đó, tôi đã điều chỉnh từ 05 lớp địa lý xuống còn
04 lớp địa mặc dù lớp có 47 em hơi đông ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, lúc
đầu 05 lớp Địa lý mỗi lớp chỉ 35 em. Từ 10 lớp môn tự chọn xuống còn 09 lớp, 09
lớp này cùng học vào tiết 10 chiều thứ 4; các em sau khi học xong ba tiết của các
môn Toán, Văn và Anh; tất cả cùng di chuyển vào lớp đã được phân công bố trí
không có em nào được về. Tôi trực tiếp đi kiểm tra bên ngoài, tiết đầu các em còn
lộn xộn từ tiết sau các em đã ổn định vào từng lớp được phân công.

c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả của giải pháp đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
Mời phụ huynh học sinh để thông báo chất lượng giáo dục của nhà trường so
với mặt bằng chung của tỉnh, chất lượng đầu vào và đầu ra của nhà trường, xu thế
giáo dục trong những năm tới đến phụ huynh học sinh để họ hiểu, cùng chia sẽ,
phối hợp nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tiếp
theo. Tránh để cho phụ huynh học sinh có những hiểu biết không đầy đủ từ dư luận
xã hội. Một ngày 24h, học sinh học ở trường nhiều lắm là 9 – 10 h/ngày, còn lại các
em ở nhà hoặc bên ngoài xã. Nhiều phụ huynh do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn
lo làm ăn ít quan tâm đến học hành của con cái thì giờ giành thêm một ít thời gian
để nhắc nhỡ con cái chú ý đến học hành.


Phân công sơ đồ chỗ ngồi thuận lợi cho công tác điểm danh làm cho giáo
viên giảng dạy lớp phụ đạo có nhiều thời gian giúp học sinh lấy lại kiến thức căn
bản. Phân công sơ đồ chỗ ngồi tránh cho những học sinh quậy phá ngồi cùng một
chỗ gây mất trật tự lớp học. Phân sơ đồ chỗ ngồi giúp đoàn trường thuận lợi trong
điểm danh đồng thời tính điểm thi đua hàng tuần nhanh chóng. Đoàn trường sẽ ghi
tên những học sinh vắng, đi trễ trong buổi học phụ đạo từng môn lên bảng tin đoàn
trường giáo viên chủ nhiệm sẽ theo dõi để thông báo đến từng phụ huynh về tình
hình con cái của họ tham gia lớp học phụ đạo và các hoạt động khác của nhà
trường. Trường tôi công tác thi đua liên quan đến học tập trừ điểm thi đua rất cao.
Vắng học có phép trừ 01 điểm, không phép trừ 20 điểm; cúp tiết trừ 20 điểm; đi trễ
trừ 10 điểm; giờ học B trừ 06 điểm, C trừ 08 điểm, D thì trừ 10 điểm; không mặc
đúng đồng phục trừ 05 điểm; đi dép lê trừ 05 điểm; vi phạm tác phong trong giờ
chào cờ trừ 10 điểm và trong giờ học 05 điểm nên hầu như giáo viên chủ nhiệm
nào cũng quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém này. Các trường hầu như chỉ tổ
chức học phụ đạo mà không điểm danh hoặc không tính điểm thi đua nên nhiều
giáo viên không quan đến các em học sinh tham gia lớp phụ đạo này dẫn đến nhiều
em học một buổi nghỉ một buổi, thậm trí có những em nghỉ luôn làm cho chất

lượng của lớp phụ đạo không lên, thậm chí giải tán do học sinh đi học quá ít.
Liên quan đến điểm danh lớp phụ đạo học sinh yếu và trừ điểm thi đua hàng
tuần đã dẫn đến một số giáo viên sợ lớp bị trừ điểm thi đua nhiều nên đã gây áp lực
làm cho một số học sinh làm đơn có chữ ký của học sinh, phụ huynh và giáo viên
chủ nhiệm xin không tham gia lớp phụ đạo học sinh yếu kém. Tôi đã phải trao đổi
riêng với những giáo viên đó, họp giáo viên chủ nhiệm và hội đồng sư phạm đã
phân tích quý thầy cô cứ cố gắng thi đua cuối năm dựa vào nhiều mặt chứa không
phải chỉ công tác chủ nhiệm và xếp hạng thi đua cuối năm của lớp chủ nhiệm. Nhà
trường tổ chức các lớp phụ đạo này mục đích làm nâng cao chất lượng giáo dục,
làm giảm số lượng học sinh yếu kém. Quý thầy cô giáo phải có trách nhiệm cùng
nhà trường.
Lập sổ điểm danh lớp phụ đạo theo từng học kỳ một giống như phần đầu của
sổ điểm lớn, đoàn trường điểm danh theo sơ đồ chỗ ngồi sau đó đánh dấu những
em nghỉ vào sổ sẽ thuận lợi cho công tác theo dõi, kiểm tra của Ban giám hiệu và
giáo viên chủ nhiệm không phải thông kế khi cần làm việc với các em này và cha
mẹ của các em. Chúng tôi tính như một buổi học bình thường điểm danh vào phần
mềm quản lý để in ra sổ điểm chính ra.
Học sinh học yếu đầu năm học 2015 – 2016 tham gia lớp phụ đạo yếu - kém,
thì kết thúc học kỳ I đã có rất nhiều em học sinh tạm thời ra khỏi lớp phụ đạo bắt
buộc và nhà trường sẽ bổ sung nhưng em học yếu trong khối vào lớp phụ đạo, còn
học kỳ II tôi chưa thống kê, số liệu cụ thể thông qua bảng dưới đây:

Thứ tự

Khối

Môn học

Đầu năm học số


Kết thúc học kỳ I số


lượng các em trong
lớp phụ đạo các môn

1

2

12

10

lượng các em ra
khỏi lớp phụ đạo

Toán

29

12

Văn

33

20

Anh


30

10

Toán

32

16

Văn

31

14

Anh

35

21

(Khối 11 trong học kỳ I năm học 2015 – 2016 trường chúng tôi chưa bố trí,
sang học kỳ II chúng tôi mới bố trí học cùng khối 10 – 12 do nguồn kinh phí có
hạn nên không thể bố trí nhiều lớp cùng một lúc).
Trường tôi đã từng tổ chức học môn tự chọn năm học 2014 – 2015, nhưng
thầy Phó hiệu trưởng chuyên môn không cho điểm danh sợ mất thời gian, cũng bố
trí học vào tiết 10 hai buổi chiều thứ 4 và thứ 6. Ban giám hiệu cũng ít kiểm tra,
giáo viên bộ môn không điểm danh các em bước vào tiết 10 vừa mệt, một số em

đói bụng do học cả ngày đã 8 tiết rồi, một số em muốn học nhưng bị một số bạn
lười học rủ bỏ ra về; những buổi học đầu đông, những buổi học vắng dần. Trường
tôi năm ngoái chỉ học được vài tháng rồi giải tán do các em học yếu lười học, nhà
trường chưa có biện pháp để bắt buộc các em phải học.
.2. Giải pháp 2:
a. Mô tả
Chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng đề cương đầy đủ, cụ thể, chi tiết; tổ chức
ôn tập kỹ càng, giới hạn chương trình vừa phải; xây dựng đề cương thi lại, tổ chức
ôn tập và thi lại cho học sinh sau khi tổng kết năm học
b. Cách thức tổ chức, các dữ liệu chứng minh
Như trình bày ở trên trường tôi đầu vào lớp 10 rất thấp, từ năm học 2010 –
2011, Ban giám hiệu nhà trường đã họp hội đồng sư phạm thống nhất trong tập thể
nhà trường; sau đó họp phụ huynh toàn trường thống nhất tổ chức học hai buổi trên
ngày cả ba khối. Đối với khối 12 từ năm học 2015 trở về trước mỗi tuần tăng 08
tiết cho các môn Toán, Văn, Anh, Vật lí, Hoá học và Sinh học. Đối với khối 10 và
11 học tăng 06 tiết: Toán, Vật lí, Hoá học, Anh. Từ năm 2015 – 2016 đối với khối
12, trường tôi chi tăng 06 tiết mỗi môn Toán, Văn, Anh 02 tiết và môn tự chọn 01
tiết. Đối với khối 10 và 11 tăng 04 tiết cho các môn Toán, Văn và Anh. Trong học
kỳ I một cứ vào đầu tháng 11và học kỳ II thì cuối tháng 3 đầu tháng 04, Ban giám


Hiệu chỉ đạo cho các tổ trưởng họp tổ chuyên môn ra đề cường ôn tập cụ thể chi
tiết, xây dựng ma trận đề kiểm tra cho tất cả các môn và giới hạn chương trình thi
cho khối 10, khối 11 còn khối 12 theo giới hạn của Sở giáo dục. Do có các tiết tăng
tiết nên trường tôi có thêm thời gian để ôn tập cho các học sinh nói chung và học
sinh yếu nói riêng trong vòng gần một tháng. Khi ra đề thi bám sát đề cương đã ôn
tập và ma trận đề kiểm tra. Học sinh trường nhiều học sinh trung bình - yếu – kém
nên khi giới hạn chương trình khối 10 và 11, chúng tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn
giới hạn chương trình thi vừa phải giúp học sinh có thể ôn tập hết để thi đảm bảo
có thể được 5 điểm trở lên.

Để giúp học sinh có kiến thức cho thi lại có thể lên lớp 11 và 12. Sau khi thi
học kỳ II, chúng tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng đề cương ôn tập ngay,
nộp cho Phó hiệu trưởng chuyên đưa cho văn phòng phôtô và dán lên bảng tin của
nhà trường để học sinh yếu thuộc dạng bắt buộc phải thi lại xem để ôn tập. Thiết kế
mẫu đơn thi lại có chữ ký của học sinh thi lại, giáo viên chủ nhiệm và nộp lại cho
Phó hiệu trưởng chuyên môn để bố trí ôn tập thi lại hai tuần sau khi tổng kết năm
học. Chúng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm bằng nhiều cách phải tư vấn đúng môn
cho học sinh thi lại tránh tư vấn sai, chỗ nào không biết hỏi Ban giám hiệu và
thông báo đến phụ huynh học sinh những em học sinh phải thi lại để phụ huynh
học sinh nhắc nhỡ các em đi ôn tập và đi thi lại đúng ngày thi tránh quên lịch thi
lại.
c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả của giải pháp đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
Học sinh trường nhiều học sinh trung bình, yếu thậm trí là kém nên không
giống các trường tốp trên, giới hạn chương trình thi khối 10 và 11 nhiều hoặc học
đến đâu thi đến đó, không cần xây dựng đề cương chi tiết, cụ thể thì học sinh vẫn
có khả năng học hết. Học sinh trường tôi đầu vào thấp; tôi ví dụ một người chỉ
gánh được 50 kg, anh giao 55 kg thì người đó còn cố gắng để gánh chứa anh giao
người ta 65 – 70 kg thì chắc người ta không gánh rồi. Cũng giống học sinh; ví dụ
Sinh 10 học kỳ I 16 bài trong quá trình ra đề kiểm tra 15 phút, kiểm một tiết quý
thầy cô đã ra rồi thì những bài nào quan trọng thì tiếp cho học sinh kiểm tra học kỳ
còn không giảm bớt cho các em. Vì vậy khi thi học kỳ chỉ cho 6 – 7 bài các em còn
cố gắng học hết còn nếu giáo viên bắt học hết hoặc học 12 bài thì những em ma
lanh sẽ học tủ một số bài, những em không ma lanh thi học một số bài thậm trí là
không học bài nào cả. Như vậy điểm thi học kỳ đương nhiên là thấp dẫn đến học
sinh yếu sẽ nhiều. Nhờ giới hạn chương trình cho học sinh khối 10 và 11 vừa phải,
xây dựng đề cương cụ thể chi tiết, ôn tập nhiều đã làm giảm số lượng học sinh yếu
trong những năm qua bảng trình bày ở mục lí do cho đề tài. Học sinh yếu – kém
năm học 2009 – 2010 là 20,7% thì đến năm học 2014 – 2015 chỉ còn 8,91%.
Từ năm học 2013 trở lại đây trường tôi tổ chức ôn tập hai tuần và sau đó tổ

chức thi lại sau khi tổng kết đã giúp được nhiều em có khả năng được lên lớp 11 và
12. Từ năm học 2013 trở về trước nhà trường cũng ra đề cương thi lại nhưng cho
các em nghỉ hè đến cuối tháng 07 mới ôn tập và đầu tháng 08 tổ chức thi lại, chấm


thi và duyệt kết quả thi lại; có một số em về nhà nghỉ hè ở nhà tự ôn tập đến khi
nhà trường tổ chức ôn các em tiếp tục đến ôn và thi lại được lên lớp. Một số em
không thèm ôn lại bỏ cả gần 02 tháng hè đi chơi đến khi nhà chức ôn thi lại mới đi
ôn, thậm trí không đi ôn kết quả học lực yếu ở lại lớp, có những em theo bố mẹ đi
làm ăn xa, nhà trường không liên lạc được khi tổ chức thi lại, duyệt kết quả lên lớp,
ở lại thì mới chạy lên trường năn nhỉ cho con tôi thi lại, gia đình không biết gây
khó khăn cho nhà trường, không cho em thi lại thì em phải ở lại lớp mà tổ chức thi
lại phá vỡ nguyên tắc của nhà trường, năm này còn năm khác nửa. Từ năm 2013
trở lại đây trường chúng tôi tổ chức ôn tập sau khi kết thúc năm học thì nhiều em
đang còn một lượng kiến thức ôn tập khi thi học kỳ II, nhiều học sinh yếu để lâu
ngày không ôn lại các em sẽ quên kiến thức ngày càng nhiều. Chúng tôi yêu cầu
giáo viên bằng nhiều hình thức như điện thoại, đến nhà phụ huynh thông báo biết
con em họ phải thi lại để nhắc nhỡ ôn tập và thi lại nhờ vậy không còn tình trạng
phụ huynh xin nhà trường cho em thi lại không biết lịch khi nhà trường đã tổ chức
thi lại rồi.
Hiệu quả của việc xây dựng đề cương ôn tập cụ thể, chi tiết, ôn tập kỹ, giới
hạn chương trình vừa phải giúp làm tăng chất lượng giáo dục nhà trường cụ thể số
lượng học sinh giỏi – khá – trung bình ngày càng tăng, đồng thời số lượng học sinh
yếu kém ngày càng giảm thể hiện ở bảng sau:
Thứ Năm học
tự

Số lượng tỷ lệ học
sinh giỏi


Số lượng - tỷ lệ Số lượng - tỷ Số lượng - tỷ
học sinh khá
lệ học sinh lệ học sinh
trung bình
yếu - kém

1

2009 – 2010

10 - 1,2%

174 - 20,40%

492 – 57,7%

177- 20,07%

2

2010 – 2011

26 - 2%

213 - 18,3%

705- 60%

223- 19,11%


3

2011 – 2012

39- 2,96%

304- 23,10%

744- 56,53%

229- 17,40%

4

2012 – 2013

34-2,46%

361-26,16%

769-55,72%

216-15,65%

5

2013 – 2014

46 - 3,78%


388 - 31,88%

635 - 52,18%

145 - 11,91%

6

2014 – 2015

52 - 4,5%

362 - 31,31%

636 - 55,28%

103 - 8,91%

7

2015 - 2016

62 - 5.82%

319 – 29,95%

532 – 49,95% 152 – 14,27%

Tỷ lệ học sinh yếu kém năm học 2015 - 2016 tăng do đầu vào 10 lớp rất thấp,
trường tôi tuyển mới được 440 học sinh thì có 134 em bị điểm liệt (dưới 1.0 điểm)

đây thực sự là những học sinh kém nên mặc dù trên trường đã làm đủ mọi cách
nhưng học sinh khối 10 có 19,95% học sinh yếu, đặc biệt có 05 em bị xếp loại học
lực loại kém và ở lại lớp. Trong 3 năm gần đây trường tôi không có học kém. Như
vậy đầu vào cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI


Để làm giảm số lượng học sinh yếu – kém, đồng thời tăng số lượng học sinh
trung bình, khá, giỏi trong những trường tốp dưới có đầu vào thấp như trường
chúng tôi thì phải sử dụng nhiều biện pháp phối kết hợp với nhau và nhiều lực
lượng cùng tham gia.
Những biện pháp trường chúng tôi đã sử dụng trong những năm gần đây
như: Sử dụng phần mềm quản lý điểm để lọc ra những em có điểm trung bình môn
thấp nhất lập thành các lớp phụ đạo trong từng khối. Lập sơ đồ chỗ ngồi lớp phụ
đạo giúp các em ngày càng tự giác trong học tập thuận lợi cho công tác điểm danh
buổi hoc. Điểm danh học sinh học phụ đạo yếu kém và tính điểm thi đua mục đích
giúp cho giáo viên chủ nhiệm quan tâm hơn đến đối tượng học sinh này. Xây dựng
đề cương ôn tập chi tiết, cụ thể, giới hạn chương trình thi vừa phải giúp các em
thuận lợi cho ôn tập để đạt kết quả cao trong thi học kỳ. Xây dựng đề cương thi lại
sau khi kết thúc thi học kỳ II, đồng thời tổ chức ôn thi lại sau khi tổng kết năm học
thuận lợi cho các em học yếu đang còn một lượng kiến thức vừa thi học kỳ II, tránh
cho những em học sinh này để sau gần 02 tháng hè các em sẽ quên nhiều. Xây
dựng đề cương thi lại liền, tổ chức ôn tập ngay, đồng tổ chức thi lại, chấm thi và
duyệt kết quả mục đích giúp cho nhiều em học yếu có kiến thức căn bản và có thể
vượt qua kỳ thi lại để được lên lớp 11 và 12.
Nhiều lực lượng tham gia giúp làm giảm số lượng học sinh yếu – kém. Ban
giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu – kém để các tổ
chuyên môn xây dựng kế hoạch phụ đạo cho từng môn. Các tổ chuyên môn xây
dựng kế hoạch cụ thể, giáo viên dạy trên lớp giúp đỡ các em học sinh yếu - kém
trong các tiết tăng tiết. Đoàn trường tham gia quản lý, điểm danh và tính điểm thi

đua để giúp các em tự giác hơn, giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều đến các em
này. Giáo viên chủ nhiệm sẽ thường xuyên liên lạc với phụ huynh những em học
sinh tham gia lớp phụ đạo bắt buộc nhưng hay thường xuyên nghỉ học.
Một số biện pháp trong đề tài sáng kiến của tôi cùng các biện pháp khác của
trường tôi đã thực hiện trong những năm gần đây đã góp phần làm giảm số lượng
học sinh yếu kém; đồng thời tăng dần số lượng học sinh trung bình, khá, giỏi góp
phần vào mục tiêu giáo dục chung của địa phương. Nhà trường cũng góp một phần
nhỏ bé vào xây dựng huyện Xuân Lộc là một huyện miền núi và là huyện đầu tiên
trong cả nước được Thủ Tướng Chính Phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào
tháng 12 năm 2014.

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG


Đề tài của tôi là thực hiện một số biện pháp làm giảm số lượng học sinh yếu
tại trường THPT Xuân Thọ gần hai năm tiến hành đã mang lại hiệu quả cao tại đơn
vị, sang năm tiếp theo tôi sẽ hoàn thiện những biện pháp trên. Một lợi thế trong
năm học tiếp theo đó là trường tôi vừa lắp xong hệ thống camera trong phòng học
chúng tôi sẽ cho đoàn trường điểm danh thông qua hệ thống camera để tính thi đua,
đồng thời chúng tôi sẽ cho giáo viên chủ nhiệm quan sát tình hình học sinh lớp
mình qua hệ thống camera để có thông tin xử lí hoặc làm việc với phụ huynh học
sinh.
Trong kỳ thi tuyển sinh 10 năm học 2015 – 2016 của Sở giáo dục Đồng Nai
rất nhiều học sinh bị điểm liệt trong đó ở Huyện Xuân có hai trường cơ sở Nguyễn
Trãi và Nguyễn Thái Bình (Một trăm em). Từ những kết quả thực tế vậy, Sở giáo
dục đã có quyết định quan trọng đó là Sở ra đề thi kiểm tra tập trung lớp 9 cho toàn
tỉnh; đó là một kế hoạch hay tôi mong rằng tiếp tục được tiến trong những năm tiếp
theo sẽ góp phân nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Đồng Nai.
Tôi có kiến nghị nên xem lại bệnh thành tích trong giáo dục đó là kết quả
học tập năm học sau phải cao hơn năm học trước; Sở giáo dục đào tạo tiếp tục có

những biện pháp làm cho chất lượng học sinh cấp II ngày càng tăng thông qua chỉ
đạo các phòng giáo dục ở thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các huyện
thị.
Đề tài sáng kiến nghiệm của tôi là thực hiện một số biện pháp làm giảm số
lượng học sinh yếu; đối với lớp phụ đạo học sinh yếu – kém phân công sơ đồ chỗ
ngồi, điểm danh từng buổi, có tính điểm thi đua, thiết kế mẫu đơn cam kết xin
không tham gia lớp phụ đạo bắt buộc. Sự phối hợp giữa nhiều lực lượng trong và
ngoài trường. Ban giám hiệu chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, quản lý điểm danh
của đoàn trường và đặc biệt sự theo dõi thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm,
đồng thời có sự liên hệ thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm với Cha - Mẹ học
sinh. Sự chỉ đạo, phối kết hợp nhiều lực lượng trong và ngoài trường sẽ góp phần
làm giảm số lượng học sinh yếu – kém, nâng dần tỷ lệ học sinh trung bình, khá,
giỏi của nhà trường. Những biện pháp trên của trường tôi có thể áp dụng ở những
trường tốp dưới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường.
Ngoài ra biện pháp đã áp dụng ở trường tôi giúp nhiều học sinh được lên lớp
sau thi lại đó là xây dựng đề cương ôn tập sau khi kết thúc thi học kỳ II, tổ chức ôn
tập ngay sau khi tổng kết năm học, thi lại, chấm thi, duyệt kết quả sau thi lại. Tất
cả các công việc trên thực hiện sau khi tổng kết năm học giúp những học sinh yếu
đang còn một lượng kiến thức vừa ôn thi học kỳ II xong, do thi học kỳ nhiều môn
các em học không nổi nên kết quả thấp. Các em này để sau gần 02 tháng hè mới tổ
chức ôn tập và thi lại thì nhiều em sẽ quen nhiều kiến thức. Những biện pháp này
có thể thực hiện ở các đơn vị khác có số lượng học sinh đầu vào thấp như trường
tôi.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Tài liệu học tập: Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông của trường
cán bộ quản lý TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2013.
- Mẫu hướng dẫn làm sáng kiến kinh nghiệm của Sở giáo dục Đồng Nai năm
học 2015 – 2016.

- Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật giáo dục năm 2005 và Luật giáo dục sửa đổi năm 2010.

VII. PHỤ LỤC


- Mẫu bản cam kết
SỞ GIÁO DỤC ĐỒNG NAI
Trường THPT Xuân Thọ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT GIỮA PHỤ HUYNH HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊN CHỦ
NHIỆM, GIÁO VIÊN BỘ MÔN ………….. VÀ BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG

Kính gửi Ban giám hiệu trường THPT Xuân Thọ, đồng kính gửi giáo viên
chủ nhiệm và giáo viên dạy môn ……………………………………………………
Tên tôi là……………………………………………………………………..
Phụ huynh học sinh của em: …………………………………………………
Điểm tổng kết môn …………….năm học 2014 - 2015
Tôi xin cam đoan con của tôi không tham gia lớp phụ đạo học sinh yếu kém
môn: ………….. do nhà trường tổ chức nhưng kết quả cuối học kỳ I và cuối năm
học 2015 – 2016 điểm tổng kết môn …………………đạt từ 5,0 điểm trở lên, xếp
loại học lực đạt từ trung bình trở lên.
Trong khi chờ đợt sự xem xét giải quyết của Ban giám hiệu nhà trường, giáo
viên chủ nhiệm và giáo viên dạy môn………………….,tôi xin chân thành cảm ơn
các quý vị.
Xuân Lộc, ngày ……tháng …….năm 2015
(Người làm đơn ký và ghi họ tên)

Học sinh ký tên và ghi họ tên

Giáo viên chủ nhiệm xác nhận

Ban giám hiệu giải quyết


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : THPT Xuân Thọ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Lộc, ngày 16 tháng 05 năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2015 - 2016
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện một số biện pháp làm giảm số lượng học
sinh yếu kém tại trường THPT Xuân Thọ
Họ và tên tác giả: Nguyễn Hữu Thu - Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Họ và tên giám khảo 1: Phan Bá Kiên - Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Số điện thoại của giám khảo: 0914 247 498 – 096 681 5372
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.

2. Hiệu quả
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có):
...................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ...................................................
GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : THPT Xuân Thọ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Lộc, ngày 16 tháng 05 năm 2016

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện một số biện pháp làm giảm số lượng
học sinh yếu - kém tại trường THPT Xuân Thọ
Họ và tên tác giả: Nguyễn Hữu Thu - Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ

Họ và tên giám khảo 1: Nguyễn Thị Như Ý - Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Số điện thoại của giám khảo: 097 827 7976
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ...................................................
GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị trường THPT Xuân Thọ

–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Lộc, ngày 16 tháng 05 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016.
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện một số biện pháp làm giảm số lượng học sinh yếu kém tại trường THPT Xuân Thọ
Họ và tên tác giả: Nguyễn Hữu Thu - Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu của đơn vị)




×