Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN người quản lý ở trường THCS –THPT tây sơn làm gì để công tác xã hội hóa giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.84 KB, 16 trang )

SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THCS-THPT Tây Sơn
Mã số : …................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGƯỜI QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG THCS-THPT TÂY SƠN LÀM GÌ
ĐỂ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC ĐƯỢC PHÁT HUY TÍCH CỰC,
HIỆU QUẢ

Nguời thực hiện :
NGUYỄN CÔNG HIẾN
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn :
Phương Pháp giáo dục:

Lĩnh vực khác : .......................

Có đính kèm :
 Mô hình
 Phần mềm

Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

 Phim ảnh

Nguyễn Công Hiến

 Hiện vật khác



năm học: 2015 - 2016

Trang 1


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Đồng Nai lấn thứ X ( Nhiệm kỳ 2015-2020) đã
quán triệt và chỉ đạo là tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá XI); tạo nguồn
nhân lực đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập quốc tế. Tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần
thứ 9, Ban Chấp hành trung ương Đảng ( khoá X) về “ xây dựng và phát triển văn hoá, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Vai trò của sự nghiệp giáo dục hiện nay là hết sức to lớn và quan trọng trong cuộc sống của
mọi người và toàn xã hội. Đặc biệt đối với đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn thực
hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Muốn công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì phải phát triển giáo dục – đào tạo. Quan điểm của
Đảng ta coi trọng giáo dục, Nghị quyết IV Ban chấp hành TWII khẳng định: “ Giáo dục – đào
tạo là quốc sách hàng đầu”, Nghị quyết TWII khóa III đã nhấn mạnh về chuyên đề giáo dục –
đào tạo nhằm nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh về chất lượng để đáp ứng CNH – HĐH
đất nước theo hướng hiện đại.
Vậy muốn thực hiện được sứ mệnh của đất nước thì phải đầu tư cho giáo dục, mà đầu tư
cho giáo dục không chỉ đó là việc của Đảng, của chính phủ, cũng không phải trách nhiệm của
riêng ai mà phải huy động toàn xã hội làm giáo dục. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW
Đảng khóa VIII một lần nữa khẳng định: “ Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội,
của nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân.
Tuy nhiên huy động sức mạnh của toàn xã hội hướng về giáo dục là cả một vấn đề hết sức

khó khăn. Đặc biệt đối với một ngôi trường vùng sâu, vùng xa , như trường THCS-THPT Tây
Sơn chúng tôi lại càng khó khăn gấp bội lần, bởi dân cư nhiều miền về làm ăn sinh sống và
phát triển kinh tế không tập trung, dân cư ở thưa thớt, công tác tuyên tuyền đạt hiệu quả
không cao, nhận thức lại không đồng đều giữa người vùng này với người vùng khác cùng
chung sống trên một địa bàn nên việc thuyết phục, giải thích kêu gọi là một vấn đề hết sức
nan giải. Đa số bà con từ các tỉnh khác đến lập nghiệp chủ yếu trước mắt lo ổn định kinh tế
gia đình, chứ chưa nghĩ đến các hoạt động xã hội, nhiều phụ huynh có tư tưởng khoán trắng
con em cho nhà trường, có khi cả năm không tham gia hội họp một lần nào, thậm chí không
biết con mình học thầy, cô nào, lớp nào.....
Vì vậy làm sao để có biện pháp tuyên truyền, huy động không những các bậc phụ huynh
học sinh và các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đều hướng về nhà
trường bằng cả tâm huyết, tinh thần, trách nhiệm để làm sao con em của họ có môi trường
học tập tốt. Chi bộ, Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương quan tâm rất
nhiều đến sự phát triển của nhà trường. Để thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục của xã nhà
là một điều trăn trở của bản thân tôi từ khi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý ở trường
THCS-THPT Tây Sơn.
Từ những trăn trở ấy, với trách nhiệm là một phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng, bản thân
tôi đã có cách làm để thu hút các bậc cha mẹ học sinh và các cá nhân cũng như các tổ chức xã
hội cùng với nhà trường đẩy mạnh công tác XHHGD để làm sao nhà trường có được cơ sở
vật chất, cảnh quan sư phạm, chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước thay đổi một
cách tích cực, có hiệu quả, làm cho nhà trường thực sự là trung tâm văn hóa, ngày càng thu
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 2



SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

hút được sự quan tâm của nhiều người. Để từ đó các phụ huynh học sinh đều có chung quyết
tâm đầu tư đóng góp để xây dựng cho nhà trường về mọi mặt với mong muốn để con em có
một môi trường học tập ngày càng tốt hơn.
Qua ba năm tích cực tuyên truyền, huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát
triển nhà trường một cách toàn diện về cả số lượng và chất lượng, bản thân tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm về: “Người quản lý ở trường THCS-THPT Tây Sơn làm gì để công tác
xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả” , đó là lý do mà tôi chọn chủ đề này
để làm đề tài nghiên cứu.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết 05/2005/NQ- CP của chính phủ về công tác XHHGD. Vây như thế nào là
xã hội hóa giáo dục. Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục là: Huy động toàn xã hội làm
giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây để dựng nền giáo dục
quốc dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát
triển tiềm năng vế trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí
lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. ( Trích: tài liệu bồi dưỡng cán
bộ quản lý của nhà xuất bản giáo dục).
Điều 12 luật giáo dục đã quy định: “ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát
triển giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến
khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ
chức, cá nhân, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối
hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và
an toàn.
Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 – 2011 đã nêu rõ: “
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực để phát triển
giáo dục”.
Ngày 18-1-1967, nói chuyện với lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh

căn dặn: Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm
được...
Người dạy :
“ Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Lời dạy đã thể hiện nỗi bật Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của nhân dân và sự
cần thiết phải rèn lối làm việc dân chủ, gần gủi nhân dân, dựa vào nhân dân, do đó nhiều công
việc to lớn, khó khăn của cách mạng đã thành công nhờ được nhân dân đồng lòng thực hiện.
Vậy chúng ta muốn phát triển giáo dục nước nhà thì phải có sự đồng lòng của nhân dân.
Muốn có sự đồng lòng, nhất trí của nhân dân thì phải tin dân, có tin vào khả năng, sức mạnh
to lớn của nhân dân thì họ mới nhiệt thành bày tỏ ý kiến. Tức là việc gì cũng phải học hỏi và
bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng biết thì thực hiện nhiệm vụ, công việc bao
giờ cũng tốt đẹp.
Thật vậy, trong thực tế cho thấy nơi nào làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư đầy
đủ, hợp lý thì nơi ấy chất lượng dạy và học cũng như các hoạt động khác trong nhà trường
tăng lên rõ rệt. Mà muốn thực hiện được công tác XHHGD thì phải kết hợp và dựa vào sức
mạnh toàn dân. Kết hợp ở đây có nghĩa là vận động, động viên mọi tầng lớp nhân dân tức là
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 3


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, để xây dựng và phát triển trường
học.

2. Thực tiễn
a.Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của ủy ban
nhân dân huyện, phòng giáo dục và đào tạo huyện Định Quán, Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã
Thanh Sơn và hội cha mẹ phụ huynh học sinh.
Trường học được xây dựng khang trang, bố trí hợp lý, tập thể hội đồng sư phạm nhà
trường trẻ, khỏe, đoàn kết gắn bó, có tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt
tình trong mọi công tác, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đại đa số học sinh
ngoan, hiền, lễ phép, có ý thức học tập và rèn luyện.
b. Khó khăn:
Trường THCS – THPT Tây Sơn là trường thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn,
địa bàn rộng, dân cư sống không ổn định, đa số con em lao động nghèo, hoàn cảnh kinh tế
khó khăn. Phần lớn học sinh là con em dân tộc thiểu số, gia đình chưa quan tâm đến việc học
của con em nên ảnh hưởng đến học tập của học sinh là khá nhiều.
Đội ngũ giáo viên phần lớn còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Cơ sở vật
chất của nhà trường còn thiếu rất nhiều chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo
viên và học sinh.
Khuôn viên nhà trường còn thiếu cây xanh bóng mát, sân chơi, bãi tập chưa có nên
cũng ảnh hưởng rất lớn đến học tập, vui chơi giải trí của học sinh.
c. Số liệu thống kê:
Bảng 1
BẢNG THỐNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỚC KHI VIẾT ĐỀ TÀI
Diện
tích

Phò
ng

Phò
ng


Phòng
làm

6535

18

1

7

Bàn ghế/ bộ

Bảng/cái

Giáo
viên

Học
sinh

Tổng
số

Đúng
quy
cách

18


216

18

18

Bộ
đồ

Sách
giáo

Sách
tham

Sách
học

Giế
ng

143

152

80

1800


1

Nhà xe
Giáo
viên

1

Sân chơi

Học
sinh


tông

Bãi
tập

Cây
xanh
bóng
mát

0

587

80
m2


60
m2

Bảng 2
BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH HỌC SINH TRƯỚC KHI VIẾT ĐỀ TÀI
Về học sinh:
Năm học
Tỷ lệ huy động trẻ ra
lớp
2014 - 2015 93%

Tỷ lệ học sinh lên
thẳng
94,1%
Bảng 3

Tỷ lệ học sinh bỏ học
5%

Tỷ lệ học sinh lưu
ban
1,5%

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁO DỤC TRƯỚC KHI VIẾT ĐỀ TÀI
KHỐI

6
7
8


TS
HS

Giỏi

207 36
17
8
33
16 17

HỌC LỰC
Khá
TB

Yếu

Kém

Tốt

Ghi
chú

HẠNH KIỂM
Khá
TB

Yếu


72

83

16

0

173

34

0

0

69
55

70
85

6
9

0
0

151

131

27
35

0
0

0
0

Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 4


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

9
10
11
12
Tổng
cộng

6

14
8
11
46
11
1
8
28
77 9
21
Chưa có khối 12
291
887 114
32,81
12,85% %

Năm học
2014-2015
Về giáo viên:
Năm học
2014-2015

88

3

0

114


34

0

0

71
46

4
1

0

71
52

40
25

0

0

443
49,94%

39
4,4%


0
00%

692
195
00
78,02% 21,98% 0.0%

00
0.0%

Bảng 4
Tỷ lệ học sinh giỏi
tỉnh
0,01%
Bảng 5
BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH GIÁO VIÊN TRƯỚC KHI VIẾT ĐỀ TÀI
Tỷ lệ học sinh giỏi
trường, huyện
8%

Tỷ lệ giáo
viên đạt chuẩn
100%

Tỷ lệ giáo viên
trên chuẩn
24,1%

Tỷ lệ giỏi

trường
60%

Tỷ lệ giáo viên
giỏi huyện
0,3

Tỷ lệ giáo viên
giỏi tỉnh
0%

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
1. Giải pháp 1: Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy đảng, chính quyền và cộng
đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường.
Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của nhà trường, sự phấn đấu của mỗi thầy giáo,
cô giáo biến quá trình giảng dạy thành trình tự học tập của trẻ. Phấn đấu làm sao mỗi ngày
đến trường học sinh được học, được vui chơi một cách thoải mái, hiệu quả. Mỗi giáo viên
phải coi học sinh như chính con em ruột thịt của mình, giảng dạy bằng cả tình thương, lương
tâm và trách nhiệm để học sinh thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp
cùng các bạn.
Phải xác định rằng phụ huynh sẵn sàng đóng góp công sức và tiền của cho sự nghiệp giáo
dục, miễn là con em họ được học hành chu đáo, đến nơi đến chốn.
Để tạo được uy tín cao với phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương, nhà trường phải
xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu và có đạo đức nghề nghiệp, tập
thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường vững mạnh.
Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng thật bằng việc tăng cường công tác thanh kiểm
tra nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động : hai không với bốn nội dung” do
ngành giáo dục phát động.
Thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh đến từng phụ huynh học sinh và kết quả
mỗi học kỳ, mỗi đợt thi đặc biệt những thành tích nổi trội đến ban đại diện cha mẹ học sinh,

lãnh đạo địa phương, hội khuyến học xã. Không tiếc lời khen, khen những học sinh có nhiều
tiến bộ. Đồng thời cũng thông báo kịp thời những học sinh có biểu hiện chây lười trong học
tập cho phụ huynh học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục với chất lượng thực để tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh.
Niềm tin ấy cũng chính là cơ sở quan trọng để cấp ủy chính quyền địa phương ủng hộ.
Thực hiện hoạt động công khai minh bạch theo đúng điều lệ các khoản huy động, không để
phụ huynh học sinh hiểu nhầm, hãy sẵn sàng nhận lỗi trước phụ huynh học sinh khi cần,
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 5


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

không xử lý một chiều, thành tâm lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa
phương, tạo đươc sự đồng thuận trong toàn hội viên và cộng đồng, sự quan tâm của lãnh đạo,
đoàn thể địa phương.
Cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả
từ xã hội hóa, tạo được nét thay đổi, nỗi bật cho nhà trường.
2. Giải pháp 2: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền:
- Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường:
Thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn nhà
trường thông báo rõ chủ trương, mục đích huy động XHHGD, xây dựng nội dung cụ thể, chi
tiết cho giáo viên khi triển khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp định kỳ
trong năm, giáo viên lắng nghe ý kiến phản hồi của phụ huynh học sinh, tổng hợp ý kiến để
xây dựng kế hoạch thực hiện, sau đó thông báo lại ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp để

tạo được sự đồng thuận cao nhất.
Công khai kịp thời các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo từng giai
đoạn để tất cả tập thể sư phạm trong nhà trường để được tham gia, góp ý kiến và tham mưu
cho nhà trường.
- Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương, các tổ chức đoàn thể, các mạnh thường quân trên
địa bàn.
Tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tổ chức tốt đại hội giáo dục cấp cơ sở
đúng định kỳ, xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà
trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục của xã nhà nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của
mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo
dục. Phải chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cho cả nhiệm kỳ 5 năm về kế hoạch phát
triển giáo dục của nhà trường cũng như của toàn xã nhà. Từ kế hoạch đó, mới có thể nghĩ đến
kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế của đơn vị, mới được địa phương hỗ trợ. Công tác
huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển nhà trường mới trở thành nghị quyết
của Đảng, của chính quyền, của đoàn thể địa phương. Từ nghị quyết đó nhà trường mới có cơ
sở để xây dựng kế hoạch hành động. Và cũng từ nghị quyết đó mới huy động được sức mạnh
tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể, mới kêu gọi được sự đóng góp, hổ trợ của các nhà
mạnh thường quân, các nhà hảo tâm,..... đặc biệt là sự đồng thuận, sự hổ trợ đóng góp của
từng phụ huynh học sinh.
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhà trường tuyên dương kịp thời những điển
hình tiên tiến để nhân rộng phong trào
Duy trì thường xuyên, liên tục, sinh động, đa dạng và có hiệu quả việc tuyên truyền các
chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại
chúng, thông qua các đợt sơ, tổng kết các đoàn thể thôn, xóm, các chi bộ trong toàn xã,... Mời
dự, người quản lý nhà trường tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn kẽ
các chủ trương huy động của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và
cộng đồng, xã hội trong việc chăm lo phát triển giáo dục. Chú ý vận động, tuyên truyền phải
đúng mức.
3. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch phân phối các nguồn nhân lực:
Năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

nâng cao chất lượng giáo dục, uy tín của nhà trường sẽ được khẳng định.
Phân phối nguồn lực, hay sử dụng nguồn lực được tốt thì chất lượng sẽ tốt. Muốn vậy,
trước hết phải phân công đúng người, đúng việc, chẳng hạn về phân công giáo viên chủ
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 6


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

nhiệm làm sao để chất lượng học sinh ngày càng tốt hơn, phụ huynh yên tâm hơn khi giao
tương lai con em họ cho nhà trường, học sinh yêu trường hơn, có nhiều niềm vui hơn khi đến
trường là một điều cần đặc biệt lưu tâm. Ngay từ đầu năm học, dựa vào kết quả thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn năm trước, dựa vào độ tin cậy của phụ huynh với từng giáo viên của
từng khối lớp, nhà trường lựa chọn, sàng lọc đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tận tâm, tận lực với
học sinh để phụ huynh tin tưởng nhà trường hơn.
Thường xuyên hỗ trợ sư phạm cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt các hoạt
động giáo dục thông qua dự giờ, thăm lớp...
Phân loại trình độ, năng lực của giáo viên để phân công theo từng khối lớp cho phù hợp, tạo
được thế mạnh cho giáo viên trong việc phát huy sở trường, năng lực chuyên môn vừa có lợi
cho họ, vừa có lợi cho công việc chung. Trong một khối phải có một giáo viên cốt cán để cầm
chịch chuyên môn trong khối và là nòng cốt trong công tác tự bồi dưỡng, cải tiến giảng dạy,
phát huy sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Kiện toàn các tổ chức đoàn thể theo tinh thần “đúng người, đúngviệc”, hướng hoạt động của
các đoàn thể nhà trường đi vào thực chất, có hiệu quả. Đồng thời cũng cố và tăng cường tinh
thần đoàn kết của các đoàn thể nhà trường, tạo nên khối thống nhất của một tập thể sư phạm.

Mặt khác, coi trọng việc thực hiện nề nếp, ngày giờ công và hiệu quả, chất lượng giáo dục
của giáo viên cũng như nề nếp sinh hoạt, học tập của học sinh, nề nếp, giờ giấc sinh hoạt, học
tập của giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm túc, để học sinh có kỷ cương ngay từ ban
đầu...một khi hoạt động của nhà trường đã đi vào nề nếp, trở thành một guồng máy thống
nhất thì sẽ tạo nên một động lực to lơn để đạt hiệu quả công tác lớn nhất.
Mặt khác, nhà trường tập trung quan tâm vào mũi nhọn giáo viên giỏi, học sinh giỏi, hạn
chế học sinh bỏ học, lưu ban nhằm khẳng định uy tín của nhà trường, đây là yếu tố cực kỳ
quan trọng để công tác XHHGD và phổ cập giáo dục được triển khai có hiệu quả.
4. Giải pháp 4: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và
nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc bố trí giáo viên
chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ tạo được uy tín cao đối với phụ huynh học sinh là
điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.
Nhà trường chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh
học sinh thông qua sổ liên lạc, sau một đợt kiểm tra. Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của phụ
huynh, chia sẻ với họ về những nổi lo lắng về sự chậm tiến bộ của con em, nêu rỏ những cố
gắng của giáo viên đã giúp đỡ các em nhưng chưa có kết quả vì thiếu sự phối hợp của gia
đình.
Đưa ra những biện pháp cụ thể đề nghị gia đình và nhà trường cùng quan tâm đồng bộ thực
hiện đem lại sự tiến bộ của các em. Tuyệt đối không làm “mất mặt” khi nói về con em họ, tạo
được niềm tin cho họ để gia đình tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm hơn. Nếu chúng ta chỉ
phân tích những hành vi xấu của con em họ thì phụ huynh học sinh không cần đến ta nữa.
Yêu cầu phụ huynh lựa chọn được ban đại diện cha mẹ học sinh từng khối, lớp là những
người có thể chung lưng đấu cật để cùng xây dựng và phát triển nhà trường, là những người
biết phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường
để cùng giáo dục học sinh một cách tốt nhất.
5. Giải pháp 5: Tận dụng những kinh nghiệm, tri thức của phụ huynh và các đồng
nghiệp đi trước.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:


Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 7


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

Xác định rõ nguyên nhân của thực trạng những năm học trước, thăm dò, tìm hiểu qua
đồng nghiệp đi trước, phụ huynh học sinh tìm ra lý do của sự chậm phát triển của nhà trường,
nguyên nhân vì sao phụ huynh và cộng đồng không ủng hộ, sàng lọc đúc rút những ý kiến
thiết thực, bổ ích ghi vào nhật ký công tác, tổng hợp thành quan điểm chung nhất để rút ra bài
học cho công tác quản lý của mình.
Bởi khi có một phụ huynh học sinh hay một người nào đó trực tiếp gặp ban giám hiệu nhà
trường để góp ý, phê bình về một điều gì đó chứng tỏ họ rất quan tâm đến nhà trường, chứng
tỏ phong trào XHHGD ở địa phương phát triển tốt, khi đó chúng ta hãy tôn trọng họ, lúc này
mình sẽ có thêm một lực lượng tư vấn giáo dục về nhà trường đắc lực.
Tìm ra được một trong những nguyên nhân thất bại trong việc huy động cộng đồng tham
gia xây dựng nhà trường chẳng hạn:
- Công tác tuyên truyền của nhà trường đã tốt chưa
- Việc thực hiện công tác dân chủ hóa trong nhà trường còn mang tính hình thức, công tác
phối kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường chưa tạo được tiếng nói chung, chưa có
sự đồng thuận cao.
Từ những đóng góp chân tình của đồng nghiệp đi trước, của phụ huynh học sinh về nguyên
nhân thất bại đã có được bài học vô cùng quý báu, từ những thất bại của những thế hệ đi
trước, từ đó bản thân nhanh chóng xây dựng ngay kế hoạch thực hiện dựa trên những cái vừa
bị phê bình, góp ý để mình tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược đột phá giải quyết nhanh
chóng những tồn tại trước mắt bằng nội lực, tạo nét mới sau đó kêu gọi phụ huynh học sinh,
các tổ chức, cá nhân....ủng hộ.

6. Giải pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo đơn vị ( Hiệu trưởng) và địa
phương:
- Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp, tuy nhiên việc tham mưu phải có
kế hoạch chuẩn bị, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, mỗi lần được bố trí làm việc phải
chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp
thuận về thực hiện xong phải báo cáo lại liền.
- Tạo được nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất, gặp
gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời
báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm
tay của nhà trường. Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, không
ngồi chờ và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy khi nhà trường gặp khó khăn.
- Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục của nhà trường đều phải tham mưu các
biện pháp thực hiện.
- Không nên báo cáo gặp gỡ lãnh đạo cấp trên lúc họ đang tập trung lo những việc lớn.
- Phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được hãy lặp lại nhiều lần. Trình bày với những
đồng chí chủ chốt, các đồng chí trong cấp ủy, chính quyền để được tập thể ủng hộ, đồng tình
với đề xuất của nhà trường.
- Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục ( các chủ trương của
ngành, các hoạt động của những đơn vị tiên tiến...) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy và
chính quyền địa phương.
- Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các nghị quyết
của chi bộ, cấp ủy, Đảng ủy, văn bản chỉ thị của địa phương mới được toàn cộng đồng ủng
hộ.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 8



SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

7. Giải pháp 7: Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và lực lượng xã
hội:
Nhà trường phải luôn luôn quan tâm đến nguyên tắc lợi ích trong việc huy động cộng
đồng, biết tận dụng thời cơ và biết làm cho cộng đồng những việc làm có ích dưới nhiều hình
thức. Chủ động tham gia các hoạt động của địa phương khi được yêu cầu đặc biệt là trong các
dịp lễ, tết, vừa tạo được không khí sôi động trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của đơn vị,
vừa tạo được mối quan hệ mật thiết với đoàn thể, chính quyền địa phương, vừa tạo chọ học
sinh thêm gắn bó với quê hương làng xóm.
Mặt khác, nhà trường tổ chức giao lưu các hoạt động văn nhệ, thể dục, thể thao với các
đoàn thể thuộc địa bàn nhà trường xây dựng như: Chi đoàn ấp 6, ấp 3, trường tiểu học Hoàng
Hoa Thám, Cựu chiến binh các ấp...nhờ đó mà nhận được sự hỗ trợ đắc lực về cả vật chất lẫn
tinh thần.
8. Giải pháp 8: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi
trường giáo dục lành mạnh:
Thành lập đội văn nhệ bài bản, duy trì tốt công tác tập luyện với nhiều nội dung phong
phú, đặc biệt dành nhiều nội dung cho những tiết mục mang âm hưởng làn điệu dân ca, dân
gian. Tổ chức cho giáo viên và học sinh biểu diễn nhân dịp các ngày lễ, các phong trào của
trường cũng như địa phương phát động.
Tổ chức thi đấu giao lưu bóng chuyền, bóng đá với các đơn vị lân cận, giữa các khối lớp,
duy trì thể dục buổi sáng, giữa giờ, múa sân trường để tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp
trong nhà trường.
Trong khi địa phương chưa có nhà thiếu nhi, nơi cho trẻ tham gia các hoạt động văn hóa,
văn nghệ TDTT, thì nhu cầu của tuổi trẻ tại địa phương rất lớn. Ngoài trường học ra các em
không có chỗ nào để vui chơi, vì vậy phải làm sao để nơi đây thực sự trở thành trung tâm văn
hóa, môi trường giáo dục lành mạnh cho các em. Nhà trường sẵn sàng cho học sinh đến
trường vui chơi, tập luyện trong những ngày nghỉ để sân trường lúc nào cũng đông vui.

Chú trọng đầu tư sân chơi, bãi tập để các em có chỗ vui chơi. Chăm lo xây dựng bồn hoa,
cây cảnh...., chú trọng công tác vệ sinh để nhà trường thực sự sạch đẹp như công viên. Từng
bước hoàn thành các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực, đúng với nghĩa làm
cho học sinh “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Nhờ đó mới thu hút được sự chú ý
của nhiều người và mới được nhiều người ủng hộ.
Xây dựng lớp học thân thiện, sưu tầm tranh ảnh, trang trí lớp học duy trì theo chủ đề hàng
tháng các nội dung theo chủ điểm chuyên môn để các em khắc sâu thêm vốn kiến thức về con
người, tự nhiên, xã hội về lịch sử quê hương đất nước.
9. Giải pháp 9: Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh
dân tộc thiểu số và con em gia đình chính sách:
Ngay từ đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm điều tra thật kỹ hoàn
cảnh học sinh, tranh thủ thời gian đến thăm nhà các em để tìm hiểu, nhờ đó mới có thể tìm
được phương pháp giáo dục thích hợp. Gần gủi, chia sẽ với các em có hoàn cảnh khó khăn,
nhất là mồ côi cha mẹ, trẻ khuyết tật, con em gia đình chính sách, học sinh dân tộc thiểu số.
Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên để tạo điều kiện cho các em có chỗ dựa vững chắc khi đến
trường. Tổ chức tốt phong trào: “ Giúp bạn đến trường”: : Đôi bạn cùng tiến”: : Áo trắng tặng
bạn”....Qua đó giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho các em qua những phong trào ấy.
Đồng thời kêu gọi mọi người cùng nhà trường chăm lo cho các cháu. Có như vậy ngôi nhà
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 9


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

chung mới thật sự ấm cúng, phụ huynh học sinh lại càng phấn khởi với những hoạt động mà

nhà trường làm được, từ đó họ sẵn sàng ủng hộ.
10. Giải pháp 10: Đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn thực hiện:
Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp đi trước, của phụ
huynh học sinh để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo được tốt hơn.
Tổng hợp sàng lọc kinh nghiệm của mọi người thành kinh nghiệm của riêng mình, đây là
một trong những bí quyết để giúp chúng ta tự hoàn thiện mình hơn, từ đó vững vàng hơn
trong công tác quản lý.
Tổ chức chuyên đề đánh giá lại công tác XHHGD sau mỗi đợt, điểm gì chưa được thì tìm
biện pháp khắc phục, điểm nào tốt thì phát huy.
Thông báo kịp thời kết quả đã thực hiện sau mỗi giai đoạn thực hiện cho phụ huynh hoc
sinh và lãnh đạo địa phương biết.
Trân trọng cảm ơn những đóng góp của các nhà hảo tâm, các đơn vị, tổ chức, đoàn thể, cá
nhân,... qua các thông tin đại chúng của địa phương để họ thấy sự đóng góp của họ không
uổng công, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những lần thực hiện kế hoạch huy động tiếp
theo.
Gây, nhân rộng điển hình ghi vào sổ nhật ký của nhà trường lưu giữ qua nhiều thế hệ, cập
nhật tổng hợp đề nghị lãnh đạo địa phương tuyên dương, khen thưởng cho những tập thể, cá
nhân có nhiều đóng góp cho dục của xã nhà nói chung và sự phát triển của trường THCS –
THPT Tây Sơn nói riêng, nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục của xã Thanh Sơn đạt
tiến độ và đúng quy định.
Phải xác định việc xây dựng kế hoạch chỉ là tiền đề, đúc rút kinh nghiệm, tổng kết công tác,
phong trào đã làm là việc quan trọng. Có như vậy việc huy động cộng đồng tham gia
XHHGD mới được bền vững và duy trì thường xuyên.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau khi thực hiện và áp dụng những biện pháp trên, trường THCS – THPT Tây Sơn đã
thu được những kết quả tương đối khả quan. Sau đây là kết quả cụ thể của từng mục đích của
việc huy động XHHGD để xây dựng và phát triển nhà trường.
1. Thống kê kết quả huy động sự đóng góp về cơ sở vật chất qua ba năm:
Bảng 1
BẢNG THỐNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT SAU KHI VIẾT ĐỀ TÀI NĂM HỌC 2015-2016

Năm học
2014 - 2015

Tổng số huy động
-Các nhà hảo tâm đã trao tặng 1700
quyển vở học sinh, 31 lượt áo trắng tặng
học sinh nghèo.
- Phong trào “quỹ vì bạn
nghéo”:2.696000 đ
- Quỹ học bỗng EDF: 70 suất:
70.000,000 đ
- Xe đạp: 11 chiếc
- Học bổng chùa Kiên Sơn: 431 suất và
22000,000 đ
- Học bỗng quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh:
6000,000 đ
- Học bỗng từ phòng LĐTB huyện:
9000,000 đ
- Học bỗng chùa thầy Dũng, ấp 7 - Thanh

Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

Kết quả xây dựng
Trồng và phủ xanh cây xanh xung quanh khuôn viên
trường. Học sinh có thêm vở, các em nghèo được
tặng học bổng và áo mới. Sửa chửa hệ thống điện,
nước, bàn ghế cửa kính, quạt, bóng đèn, công trình
vệ sinh của nhà trường, mua thêm sách tham khảo,

bản đồ, tranh ảnh phục vụ dạy và học. Các khoản
tiền được tài trợ đã trao đến tận tay những học sinh
nghèo.

năm học: 2015 - 2016

Trang 10


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

Sơn: 6 suất
=> Tổng số tiền tài trợ là 108.000,000 đ
-Các nhà hảo tâm đã trao tặng 3000
Nhiều học sinh nghèo được tạo điều kiện đến trường
quyển vở học sinh, 82 lượt áo trắng tặng
bằng vật chất có giá trị như: xe đạp, sách vở, áo mới
học sinh nghèo.
và cả tiền mặt để lo trang trai mua sắm dụng cụ học
- Phong trào “quỹ vì bạn
tập.Trồng và phủ xanh cây xanh xung quanh khuôn
nghèo”:4.236000 đ
viên trường. Một số em được tặng học bổng hàng
- Quỹ học bỗng EDF: 110 suất:
tháng. Nhà trường sửa chửa hệ thống điện, nước, bàn
110.000,000 đ
ghế cửa kính, quạt, bóng đèn, công trình vệ sinh của
- Xe đạp: 29 chiếc
nhà trường, mua thêm sách tham khảo, bản đồ, tranh
- Học bổng chùa Kiên Sơn: 633 suất và

ảnh phục vụ dạy và học. Các khoản tiền được tài trợ
42000,000 đ
đã trao đến tận tay những học sinh nghèo. Từ đó tạo
- Học bỗng quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh:
được niềm tin, hứng khởi và động lực để các em
18,000,000 đ
thích đến trường, yên tâm học tập. Chính vì vậy kết
- Học bỗng từ phòng LĐTB huyện:
quả học tập và rèn luyện năm sau luôn cao hơn năm
20,000,000 đ
trước, từ đó ngày càng tạo được niềm tin trong phụ
- Học bỗng chùa thầy Dũng, ấp 7 - Thanh huyng học sinh khi cho con em đến trường.
Sơn: 11 suất
=> Tổng số tiền tài trợ là 200.174,000 đ
Bảng 2

2015- 2016

Diện
tích

Phò
ng

Phò
ng

Phò
ng


6535

18

3

7

Bàn ghế/ bộ

Bảng/cái

Giáo
viên

Học
sinh

Tổng
số

Đúng
quy
cách

18

216

18


18

Bộ
đồ

Sách
giáo

Sách
tham

Sách
học

Giếng
nước

201

252

140

2800

1

Nhà xe
Giáo

viên

1

Sân chơi

Học
sinh


tông

Bãi
tập

Cây
xanh
bóng
mát

1

587

140

100
m2

2.Thống kê kết quả huy động sự đóng góp XHHGD, về chất lượng giáo dục của nhà trường qua ba năm:

Bảng 3
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH SAU KHI VIẾT ĐỀ TÀI NĂM HỌC 2015-2016
Về học sinh:
Năm học
Tỷ lệ huy động trẻ ra
Tỷ lệ học sinh lên
Tỷ lệ học sinh bỏ học Tỷ lệ học sinh lưu
lớp
thẳng
ban
2014 - 2015 97%
97,3%
0,1%
0,03%
2015 - 2016 99%
99,2%
0,05%
0,02%
Bảng 4
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁO DỤC SAU KHI VIẾT ĐỀ TÀI NĂM HỌC 2015 -2016
KHỐI
6
7
8
9
10
11
12
Tổng


TS
HS
191
170
155
142
140
101
71
970

Giỏi
26
26
20
12
11
8
9
112
11,55%

HỌC LỰC
Khá
TB
59
78
62
69
53

71
45
81
51
68
49
40
35
27
354
434
36,49% 44,74%

Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Yếu
26
13
10
4
10
4
0
67
7,91%

Nguyễn Công Hiến

HẠNH KIỂM
Kém

Tốt
Khá
TB
2
157
32
2
0
144
25
1
1
126
26
3
0
122
19
1
0
121
18
1
0
91
6
1
0
69
2

0
3
830
128
9
0,31% 85,56% 13,20% 0,93%
năm học: 2015 - 2016

Ghi
chú
Yếu
0
0
0
0
0
3
0
3
0,31%

Trang 11


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

Bảng 5
Về giáo viên:
Năm học
Tỷ lệ giáo

viên đạt chuẩn
2014 - 2015 100%
2015 - 2016 100%

Tỷ lệ giáo viên
trên chuẩn
46%
70%

Tỷ lệ giỏi
trường
80%
94,2%

Tỷ lệ giáo viên
giỏi huyện
0,4
0,8

Tỷ lệ giáo viên giỏi tỉnh
Chưa được tham gia
Chưa được tham gia

Từ bảng thống kê trên cho thấy trong ba năm trở lại đây trường THCS – THPT Tây Sơn có
nhiều thay đổi rõ nét về nhiều mặt ( cơ sở vật chất, trang thiết thiết bị dạy học, chất lượng học
sinh, chất lượng giáo viên, hoạt động xã hội...) đó là nhờ sự đồng thuận và ủng hộ của đa số
phụ huynh học sinh trong địa bàn. Ba năm trở lại đây ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp
chặt chẽ với nhà trường, các đoàn thể phối hợp nhịp nhàng với đoàn thể địa phương cũng như
phối hợp hoàn thành tốt công việc trong đơn vị, lãnh đạo địa phương phấn khởi quan tâm
nhiều hơn đến sự phát triển của nhà trường. Trường đã được lãnh đạo Ngành chọn đầu tư xây

dựng trường cấp 2,3 từ năm học 2013-2014.
Nhờ tạo được uy tín với phụ huynh học sinh bằng sự khẳng định mình thông qua việc nâng
cao chất lượng của nhà trường, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã có những nghị quyết chỉ
đạo cụ thể, các ban ngành đoàn thể địa phương hết mình ủng hộ, phụ huynh học sinh toàn
tâm toàn ý với nhà trường, nhờ vậy sau chỉ một thời gian ngắn nhà trường đã nhận được sự
ủng hộ một cách tự nguyện, vui vẻ như số liệu trong các bảng thống kê trên.
- Chất lượng học sinh các năm sau tăng nhanh so với các năm học trước về cả số lượng lẫn
chất lượng, tham gia tích cực và có kết quả các hội thi do ngành đề ra.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên. Qua các đợt kiểm tra toàn diện cho thấy hiện nay không còn
giáo viên xếp loại đạt yêu cầu, giáo viên giỏi các cấp ngày càng tăng. Trình độ đào tạo và
trình độ chuẩn nghề nghiệp tăng vượt trội.
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin và các loại đồ dùng dạy học có hiệu quả phục vụ
cho giảng dạy cũng như làm đồ dùng hỗ trợ cho các hội thi đạt kết qua cao.
Sau ba năm nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp huy động xã hội hóa để xây dựng và
phát triển trường THCS - THPT Tây sơn. Bên cạnh đầu tư của nhà nước, trường chúng tôi
còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, các tập thể, cá nhân,...đã
giúp đỡ về cả nhân lực, vật lực, trí lực và cả niềm tin. Sự hỗ trợ đó đã góp phần tích cực, có
hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị dạy học, giúp đỡ những
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến trường. Không những thế, nhờ sự phối hợp giữa
các ban ngành đoàn thể, địa phương mà tình trạng trẻ em trong độ tuổi thất học đã giảm đến
mức tối thiểu, công tác phổ cập THCS đang có nhiều tiến triển tốt đẹp. Chất lượng giáo dục
ngày càng đạt kết quả cao kể cả giáo viên cũng như học sinh về cả số lượng cũng như chất
lượng. Cảnh quan sư phạm nhà trường ngày càng khang trang.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Muốn làm tốt công tác huy động xã hội hóa giáo dục để phát triển nhà trường, trước hết
phải làm tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo được uy tín với cộng
đồng bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động, trân
trọng sự đóng góp của cộng đồng, quan tâm chăm lo đến, mọi đối tượng học sinh, đồng thời
phải chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo được môi trường học
tập tốt nhất cho học sinh mới được phụ huynh và cộng đồng quan tâm ủng hộ, khi đó công tác

xã hội hóa giáo dục mới được lâu bền và liên tục, đặc biệt phải tuân thủ một số nguyên tắc
sau đâu:
1. Phải làm rõ được lợi ích của việc huy động:
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 12


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía
( nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của tập thể
cũng như của cộng đồng. Phải nói rõ huy động cho ai, để làm gì và đặc biệt phải đặt lợi ích
tập thể lên trên hết. Có như vậy mới huy động cộng đồng tham gia một cách có hiệu quả.
2. Phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bên:
Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức, đoàn thể...đều có những chức
năng và nhiệm vụ riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt
động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác, có như
vậy họ mới tham gia một cách nhiệt tình.
Chẳng hạn: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ
trương, văn bản chỉ đạo, giáo viên thì ra sức học tập rèn luyện để nâng cao tay nghề giảng
dạy cho thật tốt, phụ huynh học sinh thì phối hợp với nhà trường tuyên truyền đến các hội
viên xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện.
3. Phải đảm bảo thực hiện tốt công tác dân chủ:
Tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà
trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “ phụ huynh biết, phụ huynh bàn, phụ

huynh làm, phụ huynh kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ vậy họ mới
tham gia một cách tự giác.
4. Huy động phải dựa vào khuôn khổ luật pháp quy định:
XHHGD phải tuân thủ pháp luật nhà nước, có nghĩa là cần dựa vào cơ sở pháp lý.
Ngược lại, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội,.. cũng cần có những cơ sở pháp lý để
triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục. Có như vậy mới có được
sự hỗ trợ một cách mạnh mẽ.
5. Phải biết chọn thời gian, không gian phù hợp và thích ứng:
Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra chủ
trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch
cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng.
6. Phải tôn trọng truyền thống để khơi dậy tình cảm:
Đó là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề
cao giá trị của học vấn, những thành tựu đi trước, đề cao niềm tự hào của các thế hệ đi trước
vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn
lực khác nhau.
7. Phải biết kết hợp ngành – địa bàn:
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục, “ nhà trường gắn liền
với xã hội”. Nếu không biết kết hợp tốt thì mọi kết quả chỉ đi theo quy tắc một chiều không
hiệu quả.
8. Phải thực hiện tốt công tác giao tiếp:
Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức ( các văn bản, công văn, kiến
nghị...) và con đường không chính thức ( thông qua nguyên tắc tuyên truyền và tình cảm). Vì
vậy, khi thực hiện công tác xã hội hóa một mặt làm văn bản, mặt khác phải tích cực làm tốt
công tác tham mưu đối thoại, có như vậy mới tạo được sự hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, các ban
ngành, đoàn thể liên quan.
9. Phải thực hiện tốt chiến lược đột phá:
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:


Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 13


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia XHHGD tuy ít nhưng
lại cho kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ quản lý giáo dục biết đột phá vào các bước phát
triển quan trọng, có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục một cách tích cực. Ngành giáo dục
và đào tạo là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai công tác XHHGD trong đó nhà trường,
bản thân người cán bộ quản lý giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò
quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh. Nếu nhà trường chăm lo nâng cao
chất lượng giảng dạy, uy tín nhà trường càng lớn, từ đó việc huy động cộng đồng tham gia
cho giáo dục lại càng thuận lợi.
Mặt khác, mỗi nhà giáo có mối quan hệ xã hội rất rộng bởi vì họ có rất nhiều cha mẹ học
sinh. Nếu mỗi giáo viên chủ nhiệm làm tốt vai trò trách nhiệm của mình, coi học sinh như
chính con em ruột thịt của mình từ đó phụ huynh học sinh lại càng yên tâm, lại càng tin tưởng
khi giao tương lai của con em mình cho nhà trường. Nhận thức khéo léo với tinh thần dân chủ
thực sự sẽ tạo được động lực lớn góp phần đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
Chính quyền các cấp với chức năng quản lý nhà nước của mình không chỉ huy động, khuyến
khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối hơp các lực
lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.
10. Người làm công tác giáo dục phải có sự hy sinh về công sức, thời gian của bản thân mới
thực hiện được công việc chung của xã hội về công tác XHHGD một cách có hiệu quả. Tức là
phải “ đến từng nhà, rà từng ngõ, gõ từng cửa” để tham mưu, vận động các gia đình có con
em bỏ học phải tiếp tục đến trường để tiếp tục con đường học tập vì tương lai, vì xã hội.
Tóm lại muốn xây dựng và phát triển nhà trường, ngoài sự đầu tư của nà nước nếu

không
có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, sự đóng góp của cả cộng đồng thì khó có thể thành công
được. Bởi ngoài sự lãnh đạo, giúp đở của cơ quan chủ quản cấp trên, chỉ có chủ trương
XHHGD mới khắc phục nhanh những khó khăn trước mắt. Phải xác định sức mạnh trong
dân, tiền của trong dân, sự ủng hộ trong dân, chỉ có huy động sức dân mới đem lại thắng lợi.
Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền
vững của nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm đã thực hiện có hiệu quả tại đơn vị; tôi muốn trao đổi với
quý đồng nghiệp và qua đây cũng mong quý vị góp ý kiến thêm để sáng kiến của của tôi ngày
một hoàn thiện, đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn!
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. ( Điều 12) Luật giáo dục
2. Các văn bản hội Nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII
3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên Trung học của nhà xuất bản giáo dục.
4. Các văn bản pháp quy của trường PT
5. Văn bản: Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT
6. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của chính phủ, công tác XHHGD.
7. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X ( Nhiệm kỳ 2015-2020)
VII. PHỤ LỤC:
1. Lý do chọn đề tài
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
3. Tổ chức thực hiện các giải pháp
4. Hiệu quả của đề tài
5. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016


Trang 14


SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

6. Tài liệu tham khảo

Định Quán, ngày 20 tháng 05 năm 2016
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Công Hiến

SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THCS-THPT TÂY SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Định Quán, ngày tháng 5 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Người quản lý ở trường THCS-THPT Tây Sơn làm gì
để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả
Họ và tên tác giả: NGUYỄN CÔNG HIẾN
Đơn vị: THCS-THPT TÂY SƠN
Lĩnh vực nhgiên cứu:
Quản lý giáo dục:

Phương pháp dạy học bộ môn:


Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác:

1. Tính mới: (Đánh dấu X vào 01 trong 03 ô có mức độ giải pháp thay thế đạt
được dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học đúng
đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện va có hiệu quả cho đơn vị. 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành
có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nguyễn Công Hiến

năm học: 2015 - 2016

Trang 15



SKKN: Người quản lý ở trường THCS –THPT Tây Sơn làm gì để công tác xã hội hóa Giáo dục được phát huy tích cực, hiệu quả

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT

Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá 
Đạt 
Không xếp loại

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiêm không sao chép tài
liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ
trưởng và thù trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm
này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được hội đồng chuyên môn trường xem xét,
đánh giá, tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung
sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dâu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký xác nhận của tác giả và
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến
kinh nghiệm
NGƯỜI THỰC HIỆN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Công Hiến

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên,đóng dấu)

năm học: 2015 - 2016

Trang 16



×