Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn một số GIẢI PHÁP THU hút bạn đọc đến với PHONG TRÀO đọc SÁCH ở THƯ VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú - Định Quán
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC ĐẾN VỚI
PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN
Người thực hiện: Nguyễn Anh Dũng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
- Lĩnh vực khác: Công tác thư viện 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2015 - 2016


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Anh Dũng
2. Ngày tháng năm sinh: 15/ 08/ 1983
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Khu 8; Thị Trấn Tân Phú; Huyện Tân Phú; Tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613856483 (CQ)/(NR); ĐTDĐ: 01254540358


6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Nhân viên
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Thư viện
9. Đơn vị công tác: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú –

Định Quán.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Khoa học Thư viện
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác Thư viện
Số năm có kinh nghiệm: 09 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC ĐẾN VỚI PHONG TRÀO
ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN

2


MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC ĐẾN VỚI PHONG TRÀO
ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục, có nhiệm
vụ: “Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc
trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở vật chất ban đầu, là nền tảng cho sự phát triển nhân

cách toàn diện của các em…” Đây cũng là nền tảng quan trọng để con người Việt
Nam phát triển toàn diện. Vì vậy sách báo là một trong những cơ sở vật chất có vai
trò quan trọng trong nhà trường.Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục nâng cao
chất lượng dạy và học, mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý
nghĩa hết sức quan trọng, thực tiễn những năm tháng qua đã cho chúng ta thấy rất
rõ điều đó.
Trước tình hình chung của xã hội hiện nay với sự phát triển của viễn thông,
Smartphone, truyền hình, báo hình, Internet, công nghệ thông tin phát triển như vũ
bão, nào là games, chat, ... với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp
dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Hiện nay nạn chơi điện tử hay nói
cách khác là những trò chơi game online đang ngốn không ít thời gian của các em
học sinh. Ngoài các trò chơi đa dạng thì bên cạnh đó là khi cần tìm kiếm tới bất kỳ
một kiến thức hay thông tin nào chúng ta thường sử dụng mạng internet để tra cứu
cũng là vấn đề đã tác động không nhỏ tới giới trẻ ngày nay. Chúng ta đều biết
trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người
tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp
con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Nhưng nó lại
tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các
phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn.
Công tác thư viện trong nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Thư
viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường giúp người đọc giải
trí, thư giãn vì giữa học căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời nâng cao được sự hiểu biết
về kiến thức về đời sống… và thông qua hoạt động thư viện, xây dựng thói quen tự
học cho học sinh.
Tuy nhiên tình trạng học sinh hiện nay, các em đến với thư viện với niềm
say mê, tìm tòi học hỏi còn hạn chế, chủ yếu mới thu hút số ít học sinh có lòng
ham mê đọc sách. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách chưa thấy hết giá trị
tầm quan trọng của từng cuốn sách do đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc học tập
của mình.
Trong nhiều năm qua, thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện

Tân Phú – Định Quán luôn đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm thu hút bạn
đọc đến với thư viện, song việc ham muốn đọc sách của các em đạt hiệu quả chưa
cao.
Xuất phát từ nhận thức trên cũng như việc tìm hiểu thực tiễn thực trạng công
tác thu hút bạn đọc ở trường, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp thu
hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách ở Thư viện”.
3


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận.
- Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư
viện. Vốn tài liệu của nó chỉ thực sự phát huy giá trị của nó khi được bạn đọc sử
dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt
động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các loại
tài liệu, giúp cho bạn đọc tới thư viện lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích
hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ
với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu.
- Thư viện là nơi trao dồi kiến thức.
- Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, báo, truyện, có khả năng và phương
tiện phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên
và học sinh trong việc dạy và học.
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy của thầy và trò trong nhà trường.
- Để nâng cao kiến thức chất lượng và bổ sung kiến thức cho học sinh.
- Là Công tác trung tâm của mỗi thư viện nhằm dùng mọi hình thức, nhanh
chóng luân chuyển để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh.
- Là công tác khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại…đều có
mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc.
- Để thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách ở thư viện ngày một đông
cần đảm bảo các nội dung công tác phục vụ bạn đọc:

* Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú của bạn đọc.
* Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện và đọc tài liệu.
* Xây dựng kế hoạch đọc sách
* Tuyên truyền giới thiệu sách các loại hình tài liệu.
2. Cơ sở thực tiễn.
- Trường được thành lập từ năm 1994.
- Thư viện được xây dựng trong khuôn viên trường, có phòng đọc cho giáo
viên và học sinh, kho sách, phòng mượn, phòng tra cứu, rộng trên 100m 2 tất cả
được trưng bày gọn gàng hợp lý.
- Ngoài ra thư viện còn được trang bị các khẩu hiệu, bảng nội quy hướng
dẫn sử dụng sách, máy vi tính, lịch làm việc cụ thể ... theo đúng nghiệp vụ thư viện
trường học.
- Đối tượng bạn đọc gần gũi cơ bản nhất là 267 học sinh của con em 12 dân
tộc như Châu - ro, Mạ, Xtiêng, K’ho, Tày, Nùng, v.v… Mọi sinh hoạt của các em
chủ yếu ở nội trú tại trường.
- Vốn tài liệu năm học 2015 - 2016: Được thể hiện qua biểu đồ phát triển
kho sách.
4


- Đảm bảo 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học, 100% giáo viên
đứng lớp có sách nghiệp vụ hỗ trợ giảng dạy. Ngoài ra, thư viện có rất nhiều loại
sách tham khảo nhằm đáp ứng với việc nâng cao, mở rộng kiến thức cho cả thầy và
trò cũng như đa dạng sách giải trí phù hợp với độc giả trường học, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho giáo viên và học sinh trong việc sử dụng sách.
- Mỗi loại đều có vị trí và tầm quan trọng riêng biệt, song cả 3 loại sách trên
đều không thể thiếu trong việc phục vụ giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
- Theo số liệu trên thì lượng sách giáo khoa tỷ lệ cao nhất trong tổng số vốn
tài liệu và lượng sách tham khảo cũng khá cao. Số lượng truyện đọc thiếu nhi, báo

tạp chí còn thấp so với nhu cầu đọc của các em.
- Thư viện trường đạt chuẩn 01.
* Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của ngành của trường hoạt động của thư viện về phong
trào đọc sách trong nhà trường và công tác phục vụ bạn đọc tương đối tốt.
- Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất.
Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác
phục vụ bạn đọc.
- Cán bộ thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẻ, thường xuyên quan
tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới các hình thức phục vụ vì vậy bạn đọc rất
ham muốn đến thư viện,
* Khó khăn.
5


- Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hàng năm
ít; vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện.
- Đa số chưa biết sử dụng thư viện, chưa biết khai thác sách báo, chưa biết tự
học, tự bồi dưỡng bằng sách báo.
- Do đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu đọc sách báo của các lứa tuổi học sinh
cũng khác nhau.
* Số liệu thống kê.
- Số liệu khảo sát về tỉ lệ bạn đọc đến thư viện đọc sách tại đơn vị năm học
2014 - 2015 khi chưa áp dụng sáng kiến.
Kết quả
Số bạn đọc

Tổng

được khảo sát


số

Bạn đọc không thu hút
đến thư viện đọc sách

Bạn đọc thu hút đến
thư viện đọc sách

Số lượng

%

Số lượng

%

Học sinh

271

86

32

185

68

GV


24

4

17

20

83

CB- CNV

19

8

42

11

58

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Một số giải pháp thu hút bạn đọc đến với phong trào đọc sách ở Thư viện
1. Giải pháp 1: Nghiên cứu hứng thú nhu cầu đọc cho học sinh.
- Ngay từ đầu năm học thư viện phát phiếu nhu cầu đọc cho học sinh nắm
bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán bộ thư viện đã phân loại hiệu quả và
đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh.
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỨNG THÚ ĐỌC CỦA HỌC SINH

Em hãy đánh dấu x vào ô trống các thể loại truyện mà em thích









Cổ tích
Truyện tranh
Truyện Bác Hồ
Truyện danh nhân
Truyện lịch sử
Truyện KHTN
Truyện văn học
6


Em hãy giải thích vì sao em thích các truyện đó ?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Hứng thú đọc của các em trước hết lệ thuộc vào đặc điểm của từng lức tuổi
và được nghiên cứu trong quá trình phục vụ sách, báo cho bạn đọc.
- Ở Lứa tuổi học sinh cấp 2 là thời kỳ giữa của tuổi học trò hay là thời kỳ
thiếu niên: khoảng từ 11 đến 15 tuổi. Đây là thời kỳ mang tính chất bắc cầu, các
em không còn là trẻ con cũng chưa hẳn hoàn toàn là người lớn.
- Về sinh lý, thời kỳ thiếu niên là thời kỳ hình thành nam tính, nữ tính. Hình
dáng của các em thay đổi rõ rệt, mỗi năm trung bình các em cao thêm 5 - 6 phân,

trong thời kỳ này các em nữ thường chóng cao hơn các em nam. Cảm xúc của các
em dễ biến đổi đột ngột do hoạt động của hệ thần kinh, cơ năng của não ngày một
hoàn thiện. Điều này giúp tư duy của các em hoạt động tích cực, tính tò mò của các
em trong thời kỳ này có tính khoa học và đi sâu vào bản chất của đối tượng hơn.
Trong thời kỳ này yếu tố tư duy trừu tượng trên đà phát triển nhưng yếu tố tư duy
cụ thể vẫn còn giữ vị trí trọng yếu. Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi nên nhu
cầu đọc của các em cũng rất đa dạng, mỗi lứa tuổi thích ứng với mỗi loại sách khác
nhau:
- Lứa tuổi lớp 6: Quan tâm đến các tài liệu tác động đến óc tưởng tượng của
các em; Tính bắt trước mở rộng hiểu biết của các em về thế giới xung quanh như:
truyện tranh, truyện cổ tích, các gương anh hùng, báo thiếu nhi dân tộc,…
Ví dụ: Các em học bài “Thời Nguyên Thủy, Đời Sống Của Con Người
Nguyên Thủy”: Thư viện sẽ cho các em mượn cuốn sách “Tìm Hiểu Trái Đất Và
Loài Người” của tác giả Nguyễn Hữu Danh. Cuốn sách giúp các em có hệ thống
kiến thức về các giai đoạn phát triển trái đất và con người từ thời kỳ sơ khai và làm
phong phú thêm sự hiểu biết của mình.
- Đối với lứa tuổi lớp 7 và lớp 8: Các tác phẩm văn học trong và ngoài nước,
sách khoa học kỹ thuật hiện đại, nghệ thuật âm nhạc, báo dưới mái trường,…là đề
tài yêu thích của các em.
Ví dụ: Các em học bài:“ Cảnh Khuya - Rằm Tháng Giêng”: Thư viện cho
các em mượn cuốn sách: “Thơ ca chiến khu” của chủ tịch Hồ Chí Minh do nhà
xuất bản Thanh Niên ấn hành. Để giúp các em có sự hiểu biết về một quãng đời
hoạt động của Người, làm phong phú và sinh động bài học của mình. Từ đó, các
em thêm yêu kính vị lãnh tụ vĩ đại – Người cha già kính yêu của dân tộc - nhà thơ
lớn Hồ Chí Minh.
- Lứa tuổi lớp 9: Chú trọng đến tài liệu về các mối quan hệ xung quanh: gia
đình, bạn bè, trường lớp, xã hội, …sách về các nhân vật nổi tiếng ảnh hưởng đến
sự hình thành tính cách của các em.
Ví dụ: Các em học bài “Hiện tượng kinh nguyệt - Sự thụ tinh. Sự phát triển
của bào thai”: Thư viện cho các em mượn cuốn sách: “Những câu hỏi về giới tính”

của nhà xuất bản Kim Đồng. Cuốn sách là cẩm nang tốt giúp các em giải đáp nhiều
7


khúc mắc mà lứa tuổi mới lớn thường hay băn khoăn về giới tính. Khi có sự hiểu
biết rồi, các em sẽ tự tin trước những thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi và biết tự giải
quyết những vấn đề tế nhị có thể xảy ra trong cuộc sống của các em.
Kết quả
Khảo sát

Bạn đọc

Tổng
số

Học sinh

Học sinh

không hứng thú đến
thư viện đọc sách

hứng thú đến thư
viện đọc sách

Số lượng

%

Số lượng


%

Khi chưa áp
dụng giải
pháp 1

Học sinh

271

86

32

185

68

Sau khi áp
dụng giải
pháp 1

Học sinh

267

11

4


256

96

2. Giải pháp 2: Hướng dẫn bạn đọc sử dụng vốn tài liệu sách, báo thư
viện.
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ giúp bạn đọc nắm được
kỹ năng đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện
cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với
từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện phải
xác định rõ các nhiệm vụ sau đây:
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì?
- Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện,
người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ
trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo,sách
giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát hợp với chương trình học tập trong nhà trường, các
loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và
học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức,
tác phong ý chí, và tình cảm lành mạnh của học sinh.
- Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc
Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng cấp học bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách,
báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới
hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc.
Với học sinh cán bộ thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào các môn học
của các em trong chương trình THCS.
Ví dụ:
- Đối với học sinh giỏi hướng dẫn các em sử dụng các loại sách tham khảo
- Đối với học sinh trung bình hướng dẫn các em sử dụng các loại sách bài
tập....

8


- Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu cầu
và có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng, cần giúp các em biết sử
dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là
người thầy thứ hai của mình.
- Công tác tuyên truyền trực quan như trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề,
tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách tự chọn cũng được thay đổi sách mới thường
xuyên. Với những hình thức trên đều nhằm mục đích quảng bá và thu hút bạn đọc
tiếp cận với tài liệu trong thư viện một cách đơn giản, dễ dàng và thuận tiện nhất.
Kết quả
Khảo sát

Bạn đọc

Tổng
số

Học sinh

Học sinh

Không hứng thú sử
dụng sách, báo

hứng thú sử dụng
sách báo

Số lượng


%

Số lượng

%

Khi chưa áp
dụng giải
pháp 2

Học sinh

271

86

32

185

68

Sau khi áp
dụng giải
pháp 2

Học sinh

267


11

4

256

96

3. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch đọc sách.
- Ngay từ đầu năm học thư viện xây dựng kế hoạch và đã được sự đồng ý
của Ban giám hiệu. Tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo
viên và học sinh trong nhà trường cùng hưởng ứng.
- Thư viện đã xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu của từng
lớp và nhu cầu đọc của học sinh.
Ví dụ: Mỗi lớp có một giờ đọc sách trong tuần, theo thời khóa biểu phân
công của nhà trường; Ngoài ra phát động phong trào đọc sách tới toàn thể CB-GVCNV và học sinh tham gia đọc sách Pháp luật vào chiều thứ sáu hàng tuần hoặc
các ngày trong tuần tại thư viện.
- Thư viện bám sát kế hoạch của bộ phận chuyên môn. Vì vậy, khi đến gần
tới ngày kiểm tra một tiết các môn và các kỳ thi. Thư viện tiến hành đôn đốc và
cho các em mượn các loại sách như: Giải bài tập, sách tham khảo, câu hỏi ôn tập,
một số đề kiểm tra…Vì thế việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp các em mở rộng
kiến thức từ đó các em biết vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao
trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi.
Ví dụ: Giới thiệu tới các em học sinh bộ sách “ ĐỀ KIỂM TRA KIẾN
THỨC TOÁN THCS ” gồm 4 cuốn:
+ ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC TOÁN 6
+ ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC TOÁN 7
+ ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC TOÁN 8
9



+ ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC TOÁN 9
Bộ sách chắc chắn sẽ thành công trong truyền tải nội dung đến người đọc
bởi “ Trăm nghe không bằng mắt thấy ” phải không các bạn và bây giờ, mời các
bạn cùng tôi khám phá nhé.
Thuộc bộ sách đề kiểm tra kiến thức toán THCS. Bộ sách này nhằm cung
cấp thêm cho các em học sinh một tài liệu giúp tự học tốt môn toán, bộ sách gồm
các đề kiểm tra viết bám sát theo chương trình môn toán THCS hiện hành; Giúp
học sinh dễ dàng ôn luyện, kiểm tra kiến thức sau mỗi phần, mỗi chương theo nội
dung của sách giáo khoa. Từ đó giúp các em phát huy tính sáng tạo, linh hoạt chủ
động trong khi làm bài kiểm tra.
Bộ sách gồm có 2 phần:
Phần 1: Đề mẫu và hướng dẫn giải
A. Đề kiểm tra
B. Hướng dẫn giải
Phần 2: Một số đề kiểm tra ở địa phương
A. Đề kiểm tra
B. Hướng dẫn giải
- Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác
dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng
quay của sách.
Ví dụ:
+ Tổ chức “ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015” với chủ đề
“ Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay”. Nhằm nâng
cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về học tập suốt đời và
góp phần phát triển văn hóa đọc; Tạo sân chơi cho học sinh về hoạt động trao đổi,
đọc sách của nhau.

10



+ Tổ chức Ngày hội đọc sách với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thiết
thực, với mong muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho các em, xây dựng cho
các em niềm tin từ cuộc sống qua từng trang sách.
Phát động phong trào đọc sách hàng tuần.

11


+ Xếp sách nghệ thuật giữa các lớp.

12


- Căn cứ vào tình hình số lượng sách tại thư viện, cán bộ thư viện cho các
em mượn để các có thời gian đọc thêm.
Ví dụ: Nếu đọc tại chỗ thì thư viện không hạn chế số sách, báo bạn đọc có
nhu cầu. Nếu mượn đôi với sách tham khảo tối đa không quá 2 bản và hạn mượn
không quá 1 tuần, sau khi đọc xong đem lên trả rồi mới được mượn tiếp. Vì vậy
sách mới được luân chuyển từ bạn đọc này sang bạn đọc khác.
Kết quả
Khảo sát

Bạn đọc

Tổng
số

Không hứng thú đến

thư viện đọc sách

Hứng thú đến thư
viện đọc sách

Số lượng

%

Số lượng

%

Khi chưa áp
dụng giải
pháp 3

Học sinh

271

86

32

185

68

Sau khi áp

dụng giải
pháp 3

Học sinh

267

0

0

267

100

4. Giải pháp 4: Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.
Ngay từ đầu năm học, tổ thư viện trường học được thành lập do đồng chí
phó Hiệu trưởng làm Trưởng ban, Cán bộ thư viện làm phó ban cùng với 2 tổ
trưởng chuyên môn, 8 giáo viên các bộ môn và 16 em học sinh làm cộng tác viên ở
các lớp. Tổ thư viện đã phối hợp với thư viện trường lựa chọn, trưng bày giới thiệu
sách theo chủ đề tháng, thường xuyên động viên, đôn đốc các bạn trong lớp mượn
và trả sách đúng qui định để phong trào đọc sách diễn ra thường xuyên và liên tục.
Tổ thư viện còn là nơi tin cậy cho bạn đọc, cho cán bộ thư viện mỗi khi bổ sung
13


sách mới, nhờ sự nhiệt tình, năng nổ của cộng tác viên trong khâu xử lý nghiệp vụ
như dán gáy, đóng dấu, … để sớm đưa sách mới ra phục vụ.

TỔ CỘNG TÁC VIÊN THƯ VIỆN

(V/v Thành lập mạng lưới cộng tác viên thư viện)
Theo quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông (Ban hành
theo quyết định số 61/ 1998/ QĐ/ BGD&ĐT Ngày 6 tháng 11 năm 1998 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ công tác Thư viện năm học 2015 2016. Hoạt động của tổ cộng tác viên thư viện (theo kế hoạch hoạt động TV). Để
thuận tiện trong công tác thư viện, nay thư viện trường Phổ thông Dân tộc nội trú
liên huyện Tân Phú - Định Quán được thành lập tổ cộng tác viên thư viện như sau:
Stt

Họ và tên

1

Đoàn Duy Thìn

2

Chức vụ

Lớp

Nhiệm vụ

PHT

Trưởng ban

Nguyễn Anh Dũng

CBTV


Phó ban

3

Ngô Thị Hường

TTXH

Thành viên

4

Bùi Thị Thủy

TTTN

Thành viên

5

Vũ Văn Hùng

TPT

Thành viên

6

Trương Thị Kim Âu


GVCN

6A

Thành viên

7

Nguyễn Thị Phương Anh

GVCN

6B

Thành viên

8

Nguyễn Thị Hòa

GVCN

7B

Thành viên

9

Nguyễn Đức Hùng


GVCN

7A

Thành viên

10 Nguyễn Thị Loan

GVCN

8A

Thành viên

11 Lê Thị Hồng

GVCN

8B

Thành viên

12 Trần Xuân Ninh

GVCN

9A

Thành viên


13 Quách Thị Huế

GVCN

9B

Thành viên

14 Đặng Thị Kim Anh

Học sinh

6A

Thành viên

15 T sằn Thiên Bảo

Học sinh

6A

Thành viên

16 Bùi Nguyễn Đình Nhân

Học sinh

6B


Thành viên

17 Hoàng Thủy Minh Nguyệt

Học sinh

6B

Thành viên

18 Đặng Gia Hướng

Học sinh

7A

Thành viên

19 Vòng Thị Trâm Anh

Học sinh

7A

Thành viên

20 Nguyễn Vi Kiên

Học sinh


7B

Thành viên

21 Hoàng Thủy Minh Mến

Học sinh

7B

Thành viên

22 Hoàng Ngọc Hân

Học sinh

8A

Thành viên

Ghi chú

14


23 Nông Thị Như Quỳnh

Học sinh


8A

Thành viên

24 Phan Trí Đức

Học sinh

8B

Thành viên

25 Đặng Ngọc Anh

Học sinh

8B

Thành viên

26 Trần Thị Thu Thảo

Học sinh

9A

Thành viên

27 Tằng Thị Phượng


Học sinh

9A

Thành viên

28 Danh Thị Bích Ngọc

Học sinh

9B

Thành viên

29 Nông Thị Thùy Dương

Học sinh

9B

Thành viên

Tổ cộng tác viên thư viện có nhiệm vụ tổ chức phân công cho mỗi tổ viên
chủ động thực hiện những nhiệm vụ của thư viện như sau:
+ Các thành viên trong tổ là mạng lưới phát hiện, sưu tầm những sách, báo,
tư liệu mới, tổ chức giới thiệu, hướng dẫn phục vụ các nhu cầu dạy học theo mục
tiêu đào tạo, nâng cao dân trí theo kế hoạch của tổ.
+ Các tổ trưởng (khối trưởng) chuyên môn chỉ đạo tổ tham gia công tác thư
viện, có kế hoạch về sách, giới thiệu sách, tổ chức sưu tầm các bài báo xây dựng
kho tư liệu, hướng dẫn học sinh đọc sách.

+ Các giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ đạo lớp về các mặt phân phối, thu hồi,
bảo quản và sử dụng sách.
+ Vai trò nồng cốt của cán bộ thư viện trường học.
+ Cán bộ thư viện phải là người chịu khó, hết lòng với công việc, biết tham
mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Trong trường học, việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên và
học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện, nó được đặt lên hàng đầu.
Đây là việc làm phải thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn
sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học nhất là quá trình thực
hiện cải cách giáo dục.
Chính vì vậy theo tôi để phát huy tối đa của việc tuyên truyền, giới thiệu
sách báo đến bạn đọc người cán bộ thư viện phải thực hiện những nội dung sau:
* Lựa chọn sách, báo phù hợp.
Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền, giới
thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải
nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc, các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như chúng
ta cũng đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng dạy và
học tập. Vì vậy sách, báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp phục vụ cho
nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những sách được mọi người
quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao, làm được như vậy chúng ta
mới phục vụ bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa
mãn nhu cầu của mình.
15


Ví dụ:
Đối với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa để học trên lớp
thì người cán bộ thư viện giới thiệu cho các em các sách bài tập, các sách tham
khảo để các em luyện tập, bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình.

Đối với những em học sinh giỏi cán bộ thư viện giới thiệu cho các em những
sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức.
Đối với giáo viên ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng dạy
và học tập thì cán bộ thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách tham
khảo hay những chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo viên có tài liệu học tập
nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Nói tóm lại hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo
như thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách, báo tài liệu của thư
viện.
* Lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền.
Hình thức tuyên truyền của tôi là truyền miệng và qua công tác giới thiệu
sách trong buổi sinh hoạt, buổi học chuyên môn và lúc chào cờ đầu tuần.
Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách báo có tác động trực tiếp rất
lớn đến bạn đọc. Theo tôi với đối tượng các em là học sinh phương pháp tối ưu cho
việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo tuyên truyền bằng miệng là hiệu quả nhất.
Phương pháp này gần gũi với việc lên lớp của giáo viên, nó tác động trực tiếp đến
bạn đọc, gây hứng thú đọc sách, khắc phục đựợc một phần tình trạng thiếu sách
hiện nay.
Phương pháp này rất thông dụng có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở nơi đâu,
thời gian nhiều hay ít.
- Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu cho học sinh những cuốn sách có
nội dung về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 09/1, 3/2, 26/3…, để
các em tìm hiểu. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về truyền
thống của dân tộc ta qua các ngày lễ.
Ví dụ:
- GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12
CUỐN SÁCH: " MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI"
Bạn đọc thân mến!
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở nên thật gần gũi, thân thương, là một
biểu tượng đẹp, rất đáng tự hào của người Việt Nam. Những hi sinh, gian khổ mà

họ trải qua trong chiến tranh; những ý trí, nghị lực, sự kiên cường, dũng cảm chiến
thắng kẻ thù xâm lược của bộ đội ta là dấu ấn sâu đậm, mốc son chói lọi trong lịch
sử nước nhà. 22/ 12 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân ta thể hiện niềm tự
hào và biết ơn sâu sắc những chiến sĩ đã đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
16


Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, hoà chung với không khí thiêng liêng
chào mừng 71 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 22/12/2015, xin trân trọng gửi đến bạn đọc một cuốn sách - cuốn nhật kí thời chiến
của một chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của rất
nhiều độc giả, ở mọi lứa tuổi.
Bạn đọc thân mến, các bạn đang nhìn thấy một cuốn sách bình thường như
bao cuốn sách khác, nhưng mong các bạn hãy tĩnh tâm lại giây phút, nhìn vào chân
dung một con người hiện hình trên trang bìa và đọc vào dòng chữ dưới tên sách: “
Nhật kí thời chiến Việt Nam”.
Khi đó các bạn sẽ thấy trước mắt mình bây giờ không phải là cuốn sách
bình thường nữa, không phải là cuốn sách nữa, mà là một cuộc đời, một số
phận đại diện cho thế hệ thanh niên Việt Nam thời chiến. Các bạn sẽ thấy một trái
tim, một tâm hồn của một con người. Cuốn sách đặc biệt của ngày hôm nay có một
cái tên rất trẻ, tràn đầy sức sống: " Mãi mãi tuổi hai mươi". " Mãi mãi tuổi hai
mươi" là cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc (1952-1972) viết từ ngày nhập
ngũ 2-10-1971 đến ngày 24-5-1972 do NXB Thanh Niên giới thiệu tháng 5-2005
là cuốn nhật ký dày dặn và khá hoàn chỉnh được xuất bản. Nhà thơ, nhà báo Đặng
Vương Hưng cùng với việc biên soạn Những lá thư chiến tranh đã sưu tầm, giới
thiệu tập nhật ký này..
Bạn đọc thân mến, người các bạn gặp trên trang sách này là một người trai
Hà Nội. Khi anh bước chân vào ngưỡng cửa Đại học là khi cuộc chiến tranh Việt
Nam đang thời kì căng thẳng, ác liệt nhất. Anh học giỏi cả “xã hội” và “tự nhiên”
như thời ấy thường nói, nghĩa là cả văn và toán. Ở Trung học, anh đoạt giải nhất

thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc. Ở Đại học, anh là sinh viên xuất sắc của
khoa Toán- Cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh có thể được chọn một con đường
khác vào đời. Nhưng anh và cả thế hệ anh, năm tháng ấy đã cởi áo sinh viên
để khoác lên mình áo lính. Không có sự lựa chọn nào khác khi Tổ quốc lâm nguy,
bởi “Cuộc đời đẹp nhất của thanh niên là trên trận tuyến đánh quân thù”. Và
anh, một thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, đã chấp nhận và dấn thân, dấn thân
không theo nghĩa hiện sinh mà theo nghĩa yêu nước, “ Nước còn giặc còn đi đánh
giặc, đánh đến cùng mới thôi”..
Bạn đọc thân mến, người trai Hà Nội ấy đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất
Quảng Trị 40 năm về trước. Hôm nay, sau 40 năm ngày chiến tranh khép lại, các
bạn đang có trên tay mình những tâm tình của anh qua cuốn sổ nhật kí quân ngũ
anh ghi trong quãng thời gian huấn luyện tân binh.
Nguyễn Văn Thạc đã ghi chép rất kĩ những điều mắt thấy, tai nghe và cả
những điều anh cảm nhận được. Đó là chuyện về gia đình những người dân nơi
anh đóng quân, chuyện về những anh lính cùng đơn vị, về những cán bộ chỉ huy
tiểu đội, trung đoàn...Có nhiều chuyện vui, nhưng có cả những chuyện buồn. Dưới
cái nhìn tinh tế, giàu cảm xúc của người lính trẻ, bạn đọc sẽ cảm nhận được sâu
xắc tình quân dân nồng ấm, anh bộ đội cụ Hồ luôn được nhân dân tin yêu; cảm
nhận được tình đồng chí keo sơn, gắn bó của các chiến sĩ trên đường chiến
đấu,...Bên cạnh những kỉ niệm ấm áp đó, người lính trẻ cũng thật đau đớn, chua
17


xót khi phải chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh: " Làng xóm chìm
trong tang tóc và bóng đêm", nhân dân nghèo đói; chứng kiến sự hi sinh, mất mát
của đồng đội mình. Tất cả, đã để lại trong lòng người chiến sĩ trẻ những dấu ấn sâu
đậm, để thôi thúc, để thổi bùng ý chí quyết tâm chiến đấu với kẻ thù xâm lược.
Trong nhật kí, Nguyễn Văn Thạc viết: " Không, suốt đời ta không quên, ta không
quên cảnh em bé miềnNam đập tay lên vũng máu. Dưới tay em lẽ ra là chậu nước
trong mát- cái biển mênh mông của tuổi thơ hồn nhiên, nhí nhảnh..."

" Bây giờ cái khao khát nhất của ta- cái day dứt trong ta là khi nào được vào
miền Nam, vào Huế, Sài Gòn- xọc lê vào thỏi tim đen đủi của quân thù."
Trước lúc hi sinh, anh vẫn nói với đồng đội: " chỉ tiếc là không còn chiến đấu
được nữa...bao dự định còn dang dở." Anh đã hi sinh khi tuổi mới 20.
Mặc dù chỉ có mười tháng tuổi quân, nhưng dọc đường hành quân ra trận,
khắc phục biết bao gian khổ, hi sinh, Thạc vẫn làm tốt nhiệm vụ của người chiến
sĩ, vừa tích cực ghi chép những sự kiện, những cảm nghĩ về Đời, về Người trong
những năm tháng hào hùng của cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước đang trong giai
đoạn ác liệt tiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Tấm gương của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là minh chứng cho Quân đội nhân
dân Việt Nam anh dũng, dân tộc Việt Nam anh hùng.
Hôm nay, khi đất nước ta đã hoà bình, độc lập, nhân dân Việt nam luôn ghi
nhớ, biết ơn công lao to lớn của thế hệ cha anh, những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh.
Hướng tới kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, mỗi
người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hãy ra sức phấn đấu, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý.
“Nhà văn Đức Anna Seghers có tiểu thuyết: Những người chết còn trẻ mãi.
Những người lính chết trẻ còn mãi tuổi thanh xuân và luôn là một biểu tượng đẹp,
trong sáng đến nao lòng. Thời gian khắc nghiệt vô chừng, nó làm người ta già nua,
cùn mòn, nhạt nhẽo đi, thậm chí trở nên tầm thường, nhỏ bé nữa. Điều ao ước của
anh ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và
đông đúc… là điều không thể, nhưng thật đáng yêu vì nó là những lời của một
người lính yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp đang tuổi 20”.
Nhật kí "Mãi mãi tuổi hai mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sẽ là một
cuốn sách thật ý nghĩa, một tư liệu quý giá mà thư viện trường PTDT Nội Trú liên
huyện Tân Phú – Định Quán muốn gửi đến độc giả. Hi vọng các bạn tìm đọc!
- GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 3.
Kính chào Quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!
Gletxinh từng nói: “Sách làm trí tuệ con người sâu sắc và sáng sủa hơn’’.
Sách là nguồn tri thức vô tận, giáo dục cảm hóa tâm hồn con người, đưa ta

đến Chân - Thiện - Mỹ.
Nhân kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3, Thư viện trường PTDTNT liên
huyện Tân Phú- Định Quán trân trọng giới thiệu cuốn sách:
18


Cuốn sách Mẹ tôi là tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả tham dự cuộc
thi viết ngắn Mẹ tôi do báo Tuổi trẻ tổ chức vào nửa đầu năm 2001. Cuốn sách do
NXB Trẻ ấn hành tháng 7/ 2005, được in thành 1.500 bản với số lượng 161 trang
trên khổ giấy 21 cm. Cuốn sách gồm 2 tập:
Tập 1 - Lời xin lỗi muộn màng
Hình ảnh người mẹ luôn là hình ảnh đẹp nhất trong trái tim mỗi người.
Hình ảnh trang bìa: chiếc lá đã ngả màu vàng nổi bật trên màu vàng của bìa
sách gợi ta liên tưởng đến hình ảnh của người mẹ.
Tập 2 – Hoài niệm mẹ tập hợp những bài viết hay, xúc động về những
người mẹ - mà hầu hết vẫn là những bà mẹ quê nghèo, phần lớn nay đã khuất
bóng. Để nuôi được con khôn lớn, nên người, cuộc đời của họ đã trôi qua trong vô
cùng gian nan, vất vả. Họ làm bất cứ việc gì: cày cấy, buôn bán, may vá, chạy chợ,
làm thuê…miễn có thể nuôi được con ăn học.
Những bà mẹ trong “Hoài niệm mẹ” có thể đi mua ve chai (Ve chai Huỳnh Minh Nhã), bán chuối nướng (Hương chuối nướng (Thảo Uyên), bán chè
(Những chén chè đậu xanh - Hạnh Trần) gom góp từng đồng bạc nhàu nát cho con
(Thư của mạ - Lương Duy Thắng), để rồi đến khi già yếu, được con cái gửi tiền
cho thì lại tiếp tục chắt chiu dành dụm cho những con, cháu còn nghèo hoặc tự
dành dụm cho ngày ra đi của mình, đỡ gây hao tốn cho con cái (Mẹ tôi và 203.000
đồng - Đức Tiện).
Đặc biệt trong tập 2 này còn có 3 bà mẹ làm cô giáo. Cô giáo khác thường
nhất chính là một người có học thức thấp, chỉ làm cô giáo một lần trong đời và chỉ
với một học trò duy nhất (Người thầy đầu tiên - Hải Âu). Cô giáo thứ 2 là hiệu
trưởng một ngôi trường danh tiếng ở Cần Thơ. Cô giáo thứ 3 đã qua đời, là mẹ của
tác giả La Quốc Tiến ở Mỹ Tho (Mồ côi cô giáo).

Người con trong “Hoài niệm mẹ” nhớ về mẹ với những kỉ niệm thật đẹp và
xúc động, nhớ hương vị cháo trìa với lời mẹ dặn “các con ăn cho no, cố gắng học
hành để sau này khỏi thua chúng kém bạn” (Hương vị cháo trìa - Ngô Thừa
Thiên); nhớ “mỗi bước chân đi” của mẹ (Đoàn Ngọc Tăng) và nhớ nhất là “Nồi
nước xông thơm ngát” (Cao Xuân Lương - Sóc Trăng) vừa rẻ tiền mà lại vừa rất
công hiệu mà mẹ nấu mỗi lần con bị ốm.
Và cũng y như trong tập 1, bao trùm trong tập 2 là một sự nuối tiếc. Chỉ khi
mẹ đã lìa xa, người con mới thấy mẹ mình vĩ đại như thế nào, và công ơn trời biển
của mẹ đối với mình thật không có gì sánh được. Có muốn đền đáp cỡ nào cũng
không thấm, và cũng không mong gì đền đáp, vì mẹ đã mất rồi. Những lời trích
xúc động về mẹ.
Cảm ơn số phận đã cho con được đầu thai làm con của mẹ. Cảm ơn mẹ đã
cho con những bài học quý giá làm hành trang vào đời…(Thạch Thảo- Đà Lạt).
Tôi yêu mẹ từ những hình ảnh rất giản dị, tôi thích cách mẹ quạt mát bằng
chiếc nón lá mỗi trưa đi làm về. Tôi thích cách mẹ cười mỗi khi tôi mang cho mẹ
ly nước mát…Tôi thích mẹ ôm tôi và em út trong hai tay khi ngủ. Tôi thích ánh
19


mắt mẹ nhìn chúng tôi khi tôi giật mình thức giấc giữa đêm.(Nguyễn Tú Loan TPHCM)
Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh!
Mẹ tôi - tập 2 - Hoài niệm mẹ là đã phần nào nói lên được nỗi vất vả nhọc
nhằn của những người mẹ và xen lẫn trong đó là niềm tự hào, lòng biết ơn về mẹ.
Đọc và tìm hiểu cuốn sách, hi vọng chúng ta sẽ càng thêm yêu mẹ hơn, biết
trân trọng từng phút giây được sống bên mẹ. Hi vọng các em sẽ chăm ngoan, học
giỏi hơn để không phụ lòng mong mỏi của mẹ.
* Hình thức điểm sách.
Có tác dụng giới thiệu những sách mới nhập về thư viện, những sách có
trong thư viện theo từng kho, khi chọn theo kho cán bộ thư viện đã tìm hiểu và
nghiên cứu và nắm vững nhu cầu của bạn đọc, phương pháp chung của điểm sách

là phân tích tư tưởng của tác phẩm, tóm tắt những cái hay cái đẹp nhằm tăng cường
hứng thú đọc sách của bạn đọc khiêu gợi sự ham thích, mong muốn được tự đọc
tác phẩm.
Ví dụ: Điểm sách với chủ đề: “Ngày nhà giáo Việt Nam”
Trong không khí chuẩn bị chào mừng ngày Nhà giáo việt Nam 20 - 11. Thư
viện trường PTDT Nội Trú liên huyện Tân Phú - Định Quán xin trân trọng giới
thiệu với các thầy cô giáo và các em học sinh chương trình điểm sách với chủ đề:
“Ngày nhà giáo Việt Nam”. Đó là những cuốn sách viết về những nhà giáo ưu tú,
những gương mặt giáo dục Việt Nam, những kỷ niệm thân thương luôn xôn xao,
sống dậy trong tâm hồn nhà giáo,…Chúng ta cùng đến với cuốn sách đầu tiên nhé.
- Những gương mặt giáo dục Việt Nam 2007/ Đoàn Thị Lam Luyến chủ
biên.- Hà nội: Giáo dục, 2007.- 455tr; 24cm.
Đây là một cuốn sách hay, dày gần 500 trang với hơn 100 bài viết. Cuốn
sách được xuất bản năm 2007 của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Cuốn sách
gồm hai phần:
+ Phần I: Khối giáo dục, bao gồm các bài viết về các tấm gương cá nhân, tập
thể thuộc các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
trong hệ thống giáo dục phổ thông.
+ Phần II: Khối đào tạo, bao gồm các bài viết về các cá nhân, tập thể thuộc
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thành tích xuất sắc trong
dạy, học, nghiên cứu khoa học và các thành tích khác.
Cuốn sách đưa người đọc đến với những tấm gương các thầy cô giáo đã và
đang thầm lặng hy sinh, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Cuốn
sách cũng giới thiệu cho ta biết các nhà trường có bề dày thành tích dạy tốt học tốt;
về những tấm gương vượt khó, thành đạt của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Đó là cô giáo Triệu Thị Kim Bình người dân tộc Nùng tốt ngiệp trường cao
đăng sư phạm Việt Bắc (nay là trường Đại học sư phạm Thái Nguyên), với 30 năm
giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT Ngô Sỹ Liên thuộc tỉnh Bắc Giang. Với sự
20



tìm tòi, sáng tạo, mỗi bài giảng của cô trở thành những chuyến du lịch đầy hấp dẫn,
“thắp lửa học” của các em, giúp các em say mê học tập. Cô đã có rất nhiều học
sinh đạt giải quốc gia môn lịch sử.
Đó là trường tiểu học thị trấn Hương Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
là một trường có bề dày thành tích, 10 năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp
tỉnh.
Còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương sáng của ngành giáo dục. Đó là sự
hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo, là những thầy cô giáo xứng danh anh hùng
nhưng chưa từng được phong danh hiệu, là những em học sinh vượt khó học giỏi,
là những ngôi trường với bề dày thành tích… Đó là những điển hình tiên tiến, là
hàng trăm ngôi sao đang toả sáng trên bầu trời hàng triệu ngôi sao của nền giáo
dục Việt Nam. Mỗi câu chuyện trong cuốn sách sẽ là một bài học sâu sắc, có tác
dụng nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, thúc đẩy phong trào thi
đua dạy tốt, học tốt, đẩy mạnh cuộc vận động “hai không”, đẩy lùi những tiêu cực
vẫn đang tồn tại trong ngành, củng cố niềm tin của xã hội vào sự đổi mới của nền
giáo dục nước nhà.Trên đây là một vài nét đại thể, một số bài viết, còn đầy ắp
những điều thú vị và bổ ích trong cuốn sách này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn
đọc.
- Chân dung các nhà giáo ưu tú Việt Nam/ Đoàn Thị Lam Luyến chủ biên
.- Hà Nội : Hội nhà văn, 2001 .- 626 tr.
Đây là một cuốn sách hay, dày hơn 600 trang với nhiều bài viết. Cuốn sách
được xuất bản năm 2001 của nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam. Cuốn sách gồm
hai phần:
+ Phần I: Các bài viết về tấm gương các nhà giáo ưu tú trên khắp mọi miền
của đất nước. Đó là những những người đã mang hết tâm huyết, tài trí, nhiệt tình
đào tạo nhân tài cho đất nước. Có thể nói họ là những nhà giáo xuất sắc, có vai trò
rất lớn trong sự nghiệp trồng người.
+ Phần II: Phụ lục: Hình ảnh một số trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, phổ thông và mầm non.

Cuốn sách được biên soạn không chỉ có ý nghĩa nhằm suy tôn, cổ vũ, động
viên các nhà giáo mà còn giúp thế hệ trẻ có cách nhìn thấu đáo công lao thầy cô, có
ý thức học tập, rèn luyện đạo đức, nhân cách để trở thành người có ích cho xã hội.
Chúng ta hãy cùng đọc, tìm hiểu và học tập nhé.
- Kí ức xôn xao/ Lê Thuần Thảo.- H.: Kim Đồng, 2012.- 110tr; 19cm.
Tiếp theo, xin trân trọng giới thiệu tới các thầy, cô giáo cùng các em học
sinh tập truyện ngắn “Ký ức xôn xao” của nhà giáo, nhà văn Lê Thuần Thảo. Sách
được Nxb Kim Đồng phát hành vào tháng 9 năm 2012, với khổ sách là 13x19 cm.
Những truyện ngắn này thay cho lời cảm ơn cuộc sống đã ưu ái dành cho tác giả có
được những may mắn, hạnh phúc.
Tập sách là những kỉ niệm của thời thơ ấu nơi vùng quê nghèo êm đềm và
tràn đầy những mộng mơ. Tuổi thơ của nhà giáo, nhà văn Lê Thuần Thảo gắn liền
21


với cuộc sống ở vùng tự do những năm kháng chiến chống Pháp. Tuổi thanh xuân
gắn liền với bục giảng, với học trò có vô vàn những kỷ niệm không thể phai mờ.
Những kỷ niệm thân thương ấy luôn xôn xao, sống dậy trong tâm hồn nhà giáonhà văn Lê Thuần Thảo. Và đó cũng là món quà tặng mà ông gửi gắm tới bè bạn
và đọc giả nhỏ tuổi thân yêu.
Cuốn sách dày 110 trang với 20 câu chuyện nhỏ là những ký ức của một thời
đầy khó khăn, gian khổ nhưng ngọt ngào và đậm chất nhân văn mà tác giả muốn
gửi gắm đến độc giả. Cuốn sách mở ra trước mắt chúng ta là một dòng ký ức chân
thành, mộc mạc, bình dị mà cao quý của tác giả. Đó là những kỷ niệm về một thời
không thể nào quên, những kỷ niệm luôn luôn xôn xao trong lòng tác giả và trong
lòng bạn đọc ngày hôm nay. Đó là những câu chuyện ấm áp về tình thầy trò, tình
bạn, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người, là điểm
tựa giúp người ta tự tin vững bước trên đường đời. Và những ấn tượng về thời xa
xưa, những câu chuyện dưới VÒM LÁ, trong HƯƠNG TRÀM, HOA ĐỒNG
NỘI... mãi mãi lắng đọng trong tim...Có câu chuyện vô cùng cảm động về hình
ảnh của người học trò nhỏ gác bút nghiên để sẵn sàng lên đường nhập ngũ. Hay

câu chuyện về tấm lòng nhân ái của cậu bé nghèo khổ dành cho một ông già cô
đơn cùng cảnh ngộ với cậu, để rồi một kết thúc bất ngờ thật đẹp đã đến với hai ông
cháu. Rồi có những chuyện đọc lên ta như thấy hình ảnh của mình trong đó - hồn
nhiên, vô tư, tinh nghịch, đặc biệt là đầy thú vị khi có những tình huống xảy ra thật
hài hước. Còn rất nhiều những câu chuyện thú vị trong cuốn sách, trân trọng mời
bạn đọc tìm sách tại Thư viện trường.
Kết quả
Khảo sát

Khi chưa áp
dụng giải
pháp 4
Sau khi áp
dụng giải
pháp 4

Bạn đọc

Tổng
số

Bạn đọc

Bạn đọc

không hứng thú đến
thư viện đọc sách

hứng thú đến thư
viện đọc sách


Số lượng

%

Số lượng

%

Học sinh

271

86

32

185

68

GV

24

4

17

20


83

CB-CNV

19

8

42

11

58

Học sinh

267

0

0

267

100

GV

24


0

0

24

100

CB-CNV

17

2

11

15

89

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau gần một năm áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhìn chung học sinh
đã nắm bắt được phương pháp đọc sách, phương pháp tự học với niềm đam mê
thực sự, góp phần nâng cao kết quả học tập và giáo dục toàn diện. Phong trào đọc
sách, báo ở thư viện đã thực sự thu hút các em, giảm được các trò chơi vô bổ, hạn
chế các trò chơi điện tử …
22



Qua theo dõi sổ nhật kí thư viện của nhà trường, tỷ lệ giáo viên và học sinh
thu hút đến với phong trào đọc sách ở thư viện ngày một tăng, ngày một nhiều giáo
viên và học sinh ham thích đọc sách và yêu sách, vòng quay của sách tăng lên đáng
kể. Đến nay có đến 100% học sinh; 100% GV và 89% CB- CNV toàn trường sử
dụng sách, báo thư viện. Số lượng học sinh thích đọc sách, báo thư viện ngày một
nhiều; tinh thần tự học tự rèn luyện thể hiện rõ rệt ở từng học sinh trong toàn
trường.
- Số liệu thống kê.
Kết quả
Khảo sát

Khi chưa
áp dụng
sáng kiến
Sau khi
áp dụng
sáng kiến

Bạn đọc

Tổng
số

Không thu hút

Thu hút bạn đọc dến
thư viện đọc sách
bạn đọc đến thư viện
đọc sách
Số lượng

%
Số lượng
%

HS

271

86

32

185

68

GV

24

4

17

20

83

CB-CNV


19

8

42

11

58

HS

267

0

0

267

100

GV

24

0

0


24

100

CB-CNV

17

2

11

15

89

- Biểu đồ, phân tích so sánh kết quả đạt được so với trước và sau khi thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm.

23


V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi có những đề xuất, khuyến nghị khả năng
áp dụng sau:
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện một cách thường xuyên,
tạo điều kiện để có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm các thư viện tiên tiến trong và
ngoài huyện.
- Đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện.
- Đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Giúp cho

học sinh có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và gây được sự thu hút để các em
đến thư viện.
- Có khả năng áp dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào áp dụng vào thư
viện các trường THCS trong huyện.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Viết và cộng sự (2000). Cẩm nang nghề thư viện, Tái bản lần thứ
1, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.
2. Lê Thị Chinh và cộng sự (2008). Phương pháp và kinh nghiệm tuyên
truyền giới thiệu trong thư viện trường học, Tái bản lần thứ 1, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Vũ Bá Hòa và cộng sự (2009). Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường
phổ thông, Tái bản lần thứ 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Vũ Bá Hòa và cộng sự (2009). Bảng phân loại tài liệu trong thư viện trường
phổ thông, Tái bản lần thứ 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
24


VII. PHỤ LỤC

Trường: .........................................

Số thẻ:.....

THẺ THƯ VIỆN
Họ và tên: ...............................................
Lớp: .....................................

Năm học: ..............

Địa chỉ: .....................................................................

Có giá trị từ.....đến....
Ngày ...tháng...năm 20...
Phụ trách thư viện

Trường: ........................................

Số thẻ:.....

PHIẾU YÊU CẦU
Họ và tên: ............................................................
Lớp: .......................

Năm học: ..................

Địa chỉ: ...............................................................
Có giá trị từ.....đến....
Ngày ...tháng...năm 20...

SỔ MƯỢN SÁCH CỦA HỌC SINH
LỚP:.......................
Số
TT

Số
TÊN HỌC SINH

TÊN SÁCH MƯỢN

đăng



MƯỢN
Ngày



NHẬN TRẢ
Ngày



25


×