Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đánh giá tác động môi trường KĐT Nam An Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 37 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Xuất xứ của dự án
Công ty CP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu CN Sông Đà (SUDICO) được UBND
tỉnh Hà Tây (cũ) giao làm chủ đầu tư dự án Khu đô thị Nam An Khánh và dự án Khu đô
thị Nam An Khánh mở rộng thuộc huyện Hoài Đức tại các văn bản số 5305CV/UB-XDCB
ngày 22/12/2005 và 1097/UBND-XD ngày 23/3/2006. Các dự án trên đó được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại các quyết định số 1168/QĐ-UBND
ngày 7/7/2007, số 738/QĐ-UBND ngày 23/7/2008 và quyết định số 2569/QĐ-UBND
ngày 26/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây.
Đối với dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh, Công ty SUDICO đó hoàn thành các
thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định như: lập và phờ duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000,
1/500, hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, lập và phê duyệt dự án đầu
tư, được cơ quan có thẩm quyền giao đất chính thức. Công ty đó hoàn thành đóng tiền sử
dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với quỹ đất trả Thành phố, bố trí đất dịch vụ đáp
ứng các yêu cầu của người dân thành phố Hà Nội tại nơi triển khai thực hiện dự án. Công
ty SUDICO đó thực hiện đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật và bắt đầu triển
khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
được duyệt.
Đối với dự án Khu đô thị Nam An Khánh mở rộng, Công ty SUDICO đó hoàn thành
thủ tục lập và trình phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, đang tiến hành công
tác bồi thường giải phóng mặt bằng và lập hồ sơ thiết kế.
Ngày 01/08/2008, tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Thủ đô Hà Nội vào theo nội dung
của nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/05/2008 của Quốc hội nước Việt Nam về
việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Khu đô
thị Nam An Khánh trở thành khu đô thị của Thủ đô Hà Nội, vì vậy tính chất đô thị cũng
thay đổi so với thời điểm ban đầu. Khi sát nhập vào Hà Nội, đô thị Nam An Khánh sẽ
mang những tính chất của một đô thị trực thuộc Thủ đô, theo đúng chủ trương ‘‘khuyến
1



khích các dự án đầu tư xây dựng đồng bộ, các khu nhà ở cao tầng tại các khu đô thị mới
giữa các vành đai 3 và vành đai 4 và các đô thị vệ tinh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, giảm
tải cho đô thị trung tâm’’.
Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện
Hoài Đức dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh - Phần mở rộng do Công ty SUDICO
được giao làm chủ đầu tư phải điều chỉnh giảm quy mô từ 51,9797 ha xuống còn khoảng
44,67 ha để đáp ứng nhu cầu về đất dịch vụ cho xã An Khánh (tổng diện tích đất dịch vụ
trong khu vực nghiên cứu là 11,03 ha, tăng lên thêm khoảng 7,1 ha).
Với mong muốn hình thành khu đô thị văn minh hiện đại, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ,
kiến trúc cảnh quan hài hòa với thiên nhiên, Cụng ty SUDICO đó chủ động lựa chọn Công
ty STT-260 Architects là đơn vị tư vấn của Mỹ thực hiện hiệu chỉnh quy hoạch chi tiết
1/500 trên cơ sở tuân thủ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của đồ án đó được phê duyệt.
1.2. Cơ quan, tổ chức phê duyệt dự án
- UBND tỉnh Hà Tây (cũ).
- UBND tỉnh Hà Nội.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển
- Dự án được xây dựng là một khu đô thị văn minh hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, chất lượng cao, đảm bảo phát triển ổn định bền vững, phù hợp với định
hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành. Đảm bảo sự phát triển hài hòa cho khu đô thị mới
với các dự án và khu dân cư làng xóm lân cận.
- Là khu đô thị có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến trúc cảnh quan hài hòa với thiên
nhiên, phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
- Dự án tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cũng
như kinh tế trong nước, tạo bước tiến mạnh mẽ để phát huy nội lực địa phương, từng
bước đưa Hà Tây trở thành trung tâm kinh tế.

2



2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các căn cứ
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ- CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Căn cứ thông tư số 01/2001/TT-BXD ngày 27 tháng 01 năm 2001 của Bộ Xây dựng
về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy
hoạch đô thị.
2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng
- TCVN 5937-1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh.
- TCVN 5939-1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi
và các chất vô cơ.
- TCVN 5942-1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
- TCVN 5942-1995: âm học, tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư mức ồn tối đa cho
phép.
2.3. Các văn bản kỹ thuật
- Công văn số 465/CV-QH/XD ngày 31/8/ 2004 của Liên ngành Xây dựng - Kế
hoạch Đầu tư - Tài nguyên Môi trường - UBND huyện Hoài Đức về việc Chọn chủ đầu
tư lập quy hoạch chi tiết mở rộng Khu đô thị Nam An Khánh.
- Công văn số 1097/UBND-XD ngày 23/03/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc
Đồng ý giao Công ty CP Đầu tư phát triển Đô thị & Khu công nghiệp Sông Đà
(SUDICO) làm chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở đô thị phần mở rộng
phía Nam Khu đô thị mới Nam An Khánh huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
- Căn cứ Báo cáo số 75BQL/QLKT Hà Tây ngày 16/6/2006 của Ban quản lý các dự
án Hà Tây về việc Bố trí quỹ đất phục vụ dự án tại 2 xã An Khánh và An Thượng.
- Văn bản số 2986/TTTH ngày 30/9/2005 của Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT về
3



việc cung cấp tài liệu, thông số kỹ thuật liên quan tuyến đường vành đai IV đoạn qua Khu
đô thị Nam An Khánh.
3. Nguồn cấp dữ liệu và phương pháp đánh giá
a. Nguồn cấp dữ liệu:
1. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2006
2. Báo cáo KT- XH, ANQP 06 tháng đầu năm 2008 của UBND.
3. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2007.
4. Báo cáo đầu tư của Dự án “Trung tâm Thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp”.
5. Giáo trình Thoát nước và xử lý nước thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội năm
2001.
6. Giáo trình Xử lý nước thải. NXB Xây dựng Hà Nội năm 1996.
7. Giáo trình Mạng lưới thoát nước. NXB Xây dựng Hà Nội năm 1996.
8. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội năm
2000.
9. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 2005 ban hành kèm theo Quyết định số 22/206/QĐBTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc
áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 5942 - 1995. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất
ô nhiễm trong nước mặt.
- TCVN 5944 - 1995. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất
ô nhiễm trong nước ngầm.
- TCVN 6772:2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho
phép.
- TCVN 5937 - 2005 và TCVN 5938 - 2005. Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn
chất lượng không khí xung quanh.
- TCVN 5949 - 1998 - Âm học - Mức ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và khu
dân cư.
- TCVN 5502 - 2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng.
4



b. Một số phương pháp đánh giá ĐTM:
- Phương pháp phỏng đoán;
- Phương pháp đánh giá nhanh;
- Phương pháp nghiên cứu phân tích môi trường vật lý (nước, không khí);
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp so sánh.
- Các phương pháp khác (điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc và phân tích môi
trường...).
→ Trong dự án sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích môi trường vật lý
(nước, không khí).
- Xác định nguồn gây ô nhiễm và khoảng cách cách ly vệ sinh.
- Xác định mức độ tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường của quá trình thực
hiện dự án đầu tư xây dựng (giai đoạn thi công xây dựng) và vận hành sử dụng.
- Lập kế hoạch đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dự án
đối với môi trường.
Trong phần này chỉ nghiên cứu, đánh giá sơ bộ tác động của dự án đến môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập
dự án đầu tư xây dựng.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Thực hiện các qui định của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, Công ty CP
Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu CN Sông Đà (SUDICO) phối hợp với Trung tâm nghiên
cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững - Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội
tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Khu đô thị mới Nam
An Khánh và dự án Khu đô thị Nam An Khánh mở rộng.

5



Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
- Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Khu đô thị mới Nam An Khánh và
phần mở rộng - Khu B.

6


1.2. Chủ dự án
Chủ đầu tư dự án : Công ty CP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu CN Sông Đà (SUDICO)
Cơ quan chủ dự án : Công ty cổ phần dịch vụ SUDICO
Chủ tịch hội đồng quản trị : ông Hồ Sỹ Hùng.
Tổng giám đốc : ông Trần Anh Đức.
Trụ sở : Tòa nhà CT1, Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại : (84-4) 35 586 921.
Fax : (84-4) 35 586 921
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí và giới hạn khu đất:
a. Vị trí :
Khu đô thị mới Nam An Khánh và phần mở rộng- Khu B có vị trí nằm phía Tây Thủ
đô Hà Nội, phía Nam đường Láng- Hòa Lạc (nay là đại lộ Thăng Long), thuộc ranh giới
quản lý hành chính của xã An Khánh, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội.

7


b. Nhận xét về vị trí:
Dự án Nam An Khánh chỉ cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia 5 km. Chạy dọc theo 2

km chiều dài tuyến đường cao tốc Láng – Hòa lạc, tuyến đường cao tốc hiện đại của Việt
Nam nối liền các vùng lân cận thành phố Hà Nội, việc giao thông đi lại giữa Khu đô thị
Nam An Khánh đến trung tâm hà Nội và các khu đô thị lân cận rất thuận tiện.
Nằm ở cửa ngõ của tuyến đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, Nam An Khánh trở thành
đầu khu đô thị đầu mối kết nối Hà Nội với các khu đô thị khác và giữa các đô thị khác
với nhau như: khu đô thị Quốc Oai, khu đô thị Xuân Mai, khu đô thị Sơn Tây, khu đô thị
Miếu Môn, khu đô thi Hòa Lạc.
Theo định hướng quy hoạch và phát triển vùng và khu vực lân cận thành phố Hà Nội
trong tương lai, khu đô thị mới Nam An Khánh sẽ nằm giữa 2 tuyến đường vành đai 3 và
4 nối Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Từ Nam An Khánh có thể đi về các tỉnh phía nam
thông qua đường vành đai 3 nối với sân bay Nội bài hoặc thông qua đường vành đai 4 nối
với Quốc lộ 2.
c. Trong việc điều chỉnh quy hoạch này, đồ án được giới hạn :
- Phía Bắc
- Phía Đông

: Giáp đường Láng - Hoà Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long).
: Giáp đường Lê Trọng Tấn kéo dài, khu đất dịch vụ An Khánh và

khu dân cư thôn Ngãi Cầu.
- Phía Nam

: Giáp đường TL 423 và dân cư thôn Ngãi Cầu.

- Phía Tây

: Giáp đường vành đai IV dự kiến.

d. Quy mô diện tích lập quy hoạch:
- Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây

dựng Khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng- khu B, xã An Khánh, xã An Thượng,
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - Tỉ lệ: 1/500 khoảng 234,4ha.
- Tổng diện tích nghiên cứu

: 246,32 Ha (Bao gồm cả khu đất

dịch vụ trả lại địa phương xã An Khánh)
1.3.2. Các đối tượng tự nhiên
Địa hình: đồng bằng.
8


Đất đai: đất phù sa mới.
Sông ngòi:sông Đáy chảy qua địa phận thôn Thanh Quang, thôn Lại Du xã an
Thượng.
1.3.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội
* Khu dân cư :
Khu vực phía Nam An Khánh có 4 điểm dân cư thuộc các thôn Phú Vinh, An Thọ,
Yên Lũng, Vân Lũng của xã An Khánh, các điểm dân cư nông thôn này đều nằm gần
đường tuyến đường Đại lộ Thăng Long. Dân số khu vực này khoảng 11.000 người.
Ngành nghề lao động chính là nông nghiệp và nghề thủ công.
Trên địa bàn xã An Khánh có 1 làng nghề truyền thống là thôn Vân Lũng với nghề
đan mành nứa
Trong ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch hiện còn khu gia đình BTL Hóa học
(khoảng 59 hộ) sẽ được thực hiện di chuyển theo dự án riêng.
* Các di tích lịch sử:
Trên địa bàn xã có Khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn, có 03 di tích lịch sử đã được
Nhà nước xếp hạng đó là Di tích Chùa Cả, Cụm di tích Đình chùa thôn Ngãi Cầu và Di
tích Nhà thờ họ Nguyễn Thế.
Chùa Thông và chùa Do thuộc xã An Thượng.

* Hệ thống đường giao thông:
Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long) nằm ở phía Bắc khu
vực nghiên cứu, kết cấu bê tông nhựa với lưu lượng xe chạy đang gia tăng nhanh chóng,
chiều dài qua khu vực nghiên cứu khoảng 2,9km.
Đường liên xã nối từ Tỉnh lộ 423 qua đường Láng Hoà Lạc đi thị trấn Trôi huyện
Hoài Đức, có kết cấu thấm nhập nhựa, rộng 5-6m, nền rộng 7m. Mặt đê tả sông Đáy hiện
đang sử dụng làm đường dân sinh, kết cấu cấp phối đá, rộng 3-5m.
Tỉnh lộ 423 ở phía Nam khu vực nghiên cứu nối thị xã Hà Đông ở Phía Đông và
với Tỉnh lộ 419 ở phía Tây đi Quốc Oai, mặt đường thấm nhập nhựa chất lượng khá, rộng
5-6m, nền rộng 8-10m.
9


Tuyến vành đai 4 dự kiến đi về phía Đông khu vực nghiên cứu theo quy hoạch
chung T.P Hà Nội trong tương lai.
Các tuyến đường còn lại trong khu vực nghiên cứu là đường dân sinh, ngõ xóm
rộng 2-5m, kết cấu cấp phối hoặc lát gạch. Tổng đất giao thông đối ngoại 1,9ha, ngoài ra
còn một số đường đất và cấp phối diện tích khoảng 7,9 ha.
Đến nay, các tuyến đường chính dự án đã hoàn thành thi công đến hết lớp base.
Hệ thống đường khu vực (Khu quy hoạch giai đoạn I - Quanh hồ nhỏ) đã hoàn thiện đến
phần subase.
* Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích đất trong ranh giới dự án đã có quyết định thu hồi đất giao Chủ đầu tư triển
khai giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, hiện trạng đang thi công các công trình hạ tầng
kỹ thuật (san nền, đường giao thông, hồ nước,…), phần còn lại chủ yếu là đất ruộng và
đất khác. Ngoài ra còn có đất cơ quan thuộc Phân viện NBC và khu gia đình BTL Hóa
học (được thực hiện di chuyển theo dự án riêng) và một số khu mộ nằm rải rác.
* Hiện trạng san nền
Trong khu vực ranh giới dự án, vùng đất trồng lúa và trồng màu có địa hình bằng
phẳng, cao độ trung bình từ 5,2m đến 6,5m.

Hiện nay, công tác san nền cơ bản đã triển khai tại khu vực Nam An Khánh, một số nơi
trong khu đã san nền xong với cốt trung bình từ 7,35 đến 7,6m, còn lại đang san lấp.
* Hiện trạng thoát nước mưa
- Hệ thống tiêu thoát nước mưa hiện trạng cơ bản là hệ thống kênh mương hồ phục
vụ thuỷ lợi. Trong đó có một số tuyến kênh chính được xác định phục vụ tiêu thoát nước
mưa trong điều kiện bình thường: kênh tiêu T2; kênh tiêu T3.
- Trong điều kiện mưa lớn: Khi có mưa lớn, việc tiêu thoát tự chảy thông qua các
tuyến kênh trên không đảm bảo thì việc tiêu thoát qua các tuyến kênh trên được ... thông
qua các trạm bơm, cụ thể như sau:
+ Hướng tiêu phía Bắc: Thông qua nhánh S 0 (thuộc hệ thống kênh tiêu T2) qua
trạm bơm Đào Nguyên ra sông Đáy
+ Hướng Đông: Thông qua hệ thống kênh tiêu T2 qua các trạm bơm Miễu, Lắm,
10


Đồng Đồng.
+ Hướng phía Nam: Thông qua hệ thống kênh tiêu T3 qua các trạm bơm Đông La
trên thoát ra sông La Khê.
* Hiện trạng thoát nước bẩn - VSMT
Hiện tại, đã và đang tổ chức thi công một số hạng mục như sau: Hồ điều hòa giai
đoạn 1; hệ thống thoát nước mưa, nước thải khu quy hoạch giai đoạn I ; đường mương
thoát nước tạm phục vụ thi công và chống tái lấn chiếm tuyến 1, tuyến 2; tuyến cống hộp
tại vị trí ranh giới dự án và khu vực làng xóm để thoát nước cho khu vực dân cư, chống
úng ngập.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án lựa chọn)
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
- Xây dựng một khu đô thị văn minh hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội, chát lượng cao, đảm bảo phát triển ổn định bền vững, phù hợp với định hướng quy
hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu
chuẩn thiết kế chuyên ngành. Đảm bảo sự phát triển hài hòa cho khu đô thị mới với các

dự án và khu dân cư làng xóm lân cận.
- Cụ thể hóa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật, các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác
đối với từng khu vực thiết kế (diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao
công trình; vị trí, quy mô các công trình ngầm, quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ
thuật đô thị).
- Góp phần phát triển quỹ nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân Thủ đô, giảm
tải cho đô thị trung tâm. Bố trí quỹ đất dịch vụ giải quyết nhu cầu của nhân dân đại
phương khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Khai thác hiệu quả quỹ đất đai Thành phố,
cải tạo vệ sinh môi trường và hạ tầng cơ sở khu vực.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng và thực hiện dự án đầu tư xây dựng
theo quy hoạch được duyệt.

11


1.4.2. Khối lượng các hạng mục dự án có khả năng gây tác động tới môi trường
Các hạng mục của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường trong quá trình
thực hiện dự án:
Bảng 1.4: Các tác động đến môi trường chủ yếu của dự án
STT

Hoạt động của dự án
Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng

1

Thay đổi sử dụng đất

2


San nền, chuẩn bị mặt bằng

3

Xây dựng hệ thống cấp nước

4

Xây dựng hệ thống xử lý và thoát nước

5

Phát triển hệ thống điện

6

Xây dựng hệ thống cây xanh, không gian mở

7

Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

8

Quá trình thi công các hạng mục công trình

9

Sự nhập cư của công nhân xây dựng

Giai đoạn đưa vào hoạt động

10

Sự gia tăng dân số

11

Sự sử dụng các công trình mới

12

Hoạt động thương mại, sinh hoạt của nhân dân

13

Hoạt động giao thông

Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng, các tác động đến môi
trường chủ yếu là tác động tiêu cực, đặc biệt là quá trình san nền chuẩn bị mặt bằng và
vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Trong đó, môi trường đất, nước mặt, không khí là
bị ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra, giai đoạn này cũng phát sinh nhiều chất thải rắn.

12


Trong giai đoạn vận hành dự án, các tác động đến môi trường chủ yếu là tích cực. Sự
hoạt động của các công trình mới được xây dựng đem lại nhiều hiệu quả về môi trường
và kinh tế - xã hội to lớn. Các công trình về cấp thoát nước sẽ cung cấp được nước sạch
cho 100% hộ gia đình, thu gom nước thải và rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, công

trình công cộng như công viên, cây xanh sẽ đem lại không gian vui chơi, giải trí, thư giãn
cho cộng đồng dân cư. Ngoài ra, dự án còn cung cấp quỹ đất phục vụ tái định cư cho
lượng dân cư lớn.
Bảng 4.2 : Thống kê khối lượng, quy các hạng mục dự án và tác động của các
hạng mục công trình tới môi trường cụ thể sau:
MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG
CHỨC
TÁC
STT NĂNG SỬ
DIỆN TÍCH
RÁC NƯỚC
TIẾNG KHÔNG ĐỘNG
BỤI
DỤNG
THẢI THẢI
ỒN
KHÍ

HỘI
1

ĐẤT
CÔNG
CỘNG,
HỖN HỢP

39.8

-


-

-

++

ĐẤT
TRƯỜNG
HỌC

3.3

-

-

--

++

ĐƯỜNG
GIAO
THÔNG
VÀ BÃI
ĐỖ XE

58.8

-


--

--

--

++

CÂY
XANH,
MẶT
NƯỚC

22.2

-

++

++

++

++

ĐẤT HẠ
TẦNG KĨ
THUẬT

12.051


-

-

-

+

-

13


T NH
( CAO
TNG &
THP
TNG)

60.8

-

-

: tỏc ng tiờu cc ln

++: tỏc ng tớch cc ln


: tỏc ng tiờu cc trung bỡnh

+ : tỏc ng tớch cc trung bỡnh

++

- Khi d ỏn i vo hot ng thỡ vic nh hng n mụi trng khụng khớ bao gm
cỏc hot ng giao thụng, nu nng, nhit tha t mỏy iu hũa nhit , khớ phõn hy
t cht thi rn (rỏc thi sinh hot ca cỏn b cụng nhõn viờn v du khỏch) v mỏy phỏt
in d phũng. Nhng cht thi ny cú th gõy ụ nhim cho mụi trng khụng khớ, c
bit l khi cú s c v ụ nhim. Tuy nhiờn, cỏc ngun thi trờn nh hng rt thp n
mụi trng.
- Khu cụng trỡnh hn hp, cụng cng, cn h, bit th: ễ nhim nhit do s thi nhit
t cỏc mỏy iu hũa, bp un, hot ng giao thụng lm cho nhit mụi trng bờn
ngoi cng tng cao hn dn n kh nng lu thụng trao i khớ sch b gim i, lm
cho cht lng mụi trng khụng khớ xung quanh ngy mt suy gim.
- H thng ng giao thụng cng cú cỏc tỏc ng tiờu cc ti con ngi v mụi
trng do phỏt sinh bi v ting n mc cao.
1.4.3. Mụ t bin phỏp, khi lng thi cụng xõy dng cỏc cụng trỡnh ca d ỏn
a. Trong quá trình xây dựng:
Quá trình thi công khu vực dự án sẽ đợc thực hiện trong thời gian tơng đối dài. Vì vậy
chủ đầu t cần quan tâm tới các biện pháp hữu hiệu để hạn chế các tác động có hại tới môi
trờng.
Cn chỳ ý ti tỏc ng ca phng tin v thit b cú th gõy nh hng ti mụi
trng ca d ỏn theo tiờu chun ỏnh giỏ c th.
Ting n v rung cú ngun gc t cỏc thit b thi cụng nh mỏy rung, mỏy m,
mỏy trn bờ- tụng, xe lu, mỏy o, mỏy úng cc Chỳng u l cỏc thit b cú cụng
sut ln nờn ting n v rung do chỳng sn sinh ra s rt ln.
14



1.4.4. Vốn đầu tư.
Tổng mức đầu tư: khoảng 15000 tỉ đồng.

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Hiện trạng dân cư
Khu vực phía Nam An Khánh có 4 điểm dân cư thuộc các thôn Phú Vinh, An Thọ,
Yên Lũng, Vân Lũng của xã An Khánh, các điểm dân cư nông thôn này đều nằm gần
đường tuyến đường Đại lộ Thăng Long. Dân số khu vực này khoảng 11.000 người.
Ngành nghề lao động chính là nông nghiệp và nghề thủ công.
Trong ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch hiện còn khu gia đình BTL Hóa học
(khoảng 59 hộ) sẽ được thực hiện di chuyển theo dự án riêng.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích đất trong ranh giới dự án đã có quyết định thu hồi đất giao Chủ đầu tư triển
khai giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, hiện trạng đang thi công các công trình hạ tầng
kỹ thuật (san nền, đường giao thông, hồ nước…), phần còn lại chủ yếu là đất ruộng và
đất khác. Ngoài ra còn có đất cơ quan thuộc Phân viện NBC và khu gia đình BTL Hóa
học (được thực hiện di chuyển theo dự án riêng) và một số khu mộ nằm rải rác.
2.3. Hiện trạng các công trình kiến trúc
Trong khu vực ranh giới dự án, hiện trạng chủ yếu là các công trình kiến trúc nằm
trong khu đất thuộc Phân viện NBC và khu gia đình BTL Hóa học (được thực hiện di
chuyển theo dự án riêng) và một số công trình do Chủ đầu tư xây dựng phục vụ đầu tư
xây dựng dự án khu đô thị mới (Trụ sở làm việc, cổng,…).
2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
2.4.1. Hiện trạng san nền:

15



Trong khu vực ranh giới dự án, vùng đất trồng lúa và trồng màu có địa hình bằng
phẳng, cao độ trung bình từ 5,2m đến 6,5m.
Hiện nay, công tác san nền cơ bản đã triển khai tại khu vực Nam An Khánh, một số
nơi trong khu đã san nền xong với cốt trung bình từ 7,35 đến 7,6m, còn lại vẫn đang san
lấp.
2.4.2. Hiện trạng thoát nước mưa
Do tính chất đặc điểm sử dụng đất trước đây của khu vực, hệ thống tiêu thoát nước
mưa hiện trạng tại phạm vi khu vực nghiên cứu quy hoạch cơ bản là hệ thống kênh
mương hồ phục vụ thuỷ lợi. Trong đó có một số tuyến kênh chính được xác định phục vụ
tiêu thoát nước mưa như sau.
Trong điều kiện bình thường (tiêu thoát tự chảy)
- Hệ thống kênh tiêu T2: phục vụ tiêu thoát cho phạm vi lưu vực phía Bắc và một
phần lưu vực phía Tây.
- Hệ thống kênh tiêu T3: phục vụ tiêu thoát cho phạm vi khu vực phía Nam và một
phần phạm vi nhỏ lưu vực phía Đông.
Trong điều kiện mưa lớn: Khi có mưa lớn, việc tiêu thoát tự chảy thông qua các
tuyến kênh trên không đảm bảo thì việc tiêu thoát qua các tuyến kênh trên được ... thông
qua các trạm bơm, cụ thể như sau:
- Hướng tiêu phía Bắc: Thông qua nhánh S0 (thuộc hệ thống kênh tiêu T2) qua trạm
bơm Đào Nguyên ra sông Đáy.
- Hướng Đông: Thông qua hệ thống kênh tiêu T2 qua các trạm bơm Miễu, Lắm,
Đồng Đồng.
- Hướng phía Nam: Thông qua hệ thống kênh tiêu T3 qua các trạm bơm Đông La
trên thoát ra sông La Khê.
2.4.3. Hiện trạng giao thông
Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long) nằm ở phía Bắc khu vực
nghiên cứu, kết cấu bê tông nhựa với lưu lượng xe chạy đang gia tăng nhanh chóng,
chiều dài qua khu vực nghiên cứu khoảng 2,9km.
16



Đường liên xã nối từ Tỉnh lộ 423 qua đường Láng Hoà Lạc đi thị trấn Trôi huyện
Hoài Đức, có kết cấu thấm nhập nhựa, rộng 5-6m, nền rộng 7m. Mặt đê tả sông Đáy hiện
đang sử dụng làm đường dân sinh, kết cấu cấp phối đá, rộng 3-5m.
Tỉnh lộ 423 ở phía Nam khu vực nghiên cứu nối thị xã Hà Đông ở Phía Đông và với
Tỉnh lộ 419 ở phía Tây đi Quốc Oai, mặt đường thấm nhập nhựa chất lượng khá, rộng 56m, nền rộng 8-10m.
Tuyến vành đai 4 dự kiến đi về phía Đông khu vực nghiên cứu theo quy hoạch chung
T.P Hà Nội trong tương lai.
Các tuyến đường còn lại trong khu vực nghiên cứu là đường dân sinh, ngõ xóm rộng
2-5m, kết cấu cấp phối hoặc lát gạch. Tổng đất giao thông đối ngoại 1,9ha, ngoài ra còn
một số đường đất và cấp phối diện tích khoảng 7,9 ha.
Đến nay, các tuyến đường chính dự án đã hoàn thành thi công đến hết lớp base. Hệ
thống đường khu vực (Khu quy hoạch giai đoạn I - Quanh hồ nhỏ) đã hoàn thiện đến
phần subase.
2.4.4. Hiện trạng cấp điện
Khu vực thiết kế nằm trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây và
đang được cấp điện bằng 2 tuyến điện 35KV (3AC-95) xuất phát từ trạm biến áp 110KV
Ba La (Hà Đông). Các tuyến điện này cấp điện cho các xã, các trạm bơm, cho xí nghiệp
giấy thơm V&T, và trạm trung gian 35/10KV Hoài Đức, hiện nay hầu như đã đầy tải, ít
có khả năng cung cấp cho các hộ phụ tải điện lớn mới sẽ xuất hiện trong khu vực.
2.4.5. Hiện trạng cấp nước
Khu vực nghiên cứu quy trước khi được lập quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước.
Nước ngầm tại đây cũng khan hiếm. Một vài doanh nghiệp hiện tại dùng nước giếng
khoan mang tính cục bộ. Lưu lượng nhỏ từ 1-2l/s.
2.4.6. Hiện trạng thoát nước bẩn - VSMT
Các khu dân cư thuộc khu vực nghiên cứu sử dụng hệ thống chung (nước mưa và
nước bẩn chảy trong cùng một hệ thống). Tuy nhiên hệ thống này chủ yếu là các rãnh hở
17



và các kênh mương…Chất thải rắn chưa được thu gom, phần lớn chất thải được sử dụng
để san nền tại chỗ, còn lại thường được cho phân huỷ tự nhiên tại các khu vực đất trống
Hiện tại, Công ty SUDICO đã tiến hành tổ chức thi công một phần hạ tầng thoát
nước của dự án, hoàn thành một số hạng mục như sau:
- Hồ điều hòa giai đoạn 1: đã thực hiện khoảng 80% khối lượng.
- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải khu quy hoạch giai đoạn I đã cơ bản hoàn
thành.
- Đường mương thoát nước tạm phục vụ thi công và chống tái lấn chiếm tuyến 1,
tuyến 2: đã thực hiện được 100% khối lượng.
Hiện tại đang thi công tuyến cống hộp tại vị trí ranh giới dự án và khu vực làng xóm
để thoát nước cho khu vực dân cư, chống úng ngập.
2.5. Đánh giá hiện trạng
Khu vực lựa chọn phát triển khu đô thị An Khánh và Nam An Khánh phần mở rộng
là vùng đất nông nghiệp có địa hình bằng phẳng, gần các nguồn cấp điện, cấp nước thuận
lợi cho việc xây dựng đô thị. Đặc biệt có thể liên hệ trực tiếp với đường cao tốc Láng Hoà Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long) qua các nút giao cắt lập thể, gần khu liên hợp thể
thao quốc gia Mỹ Đình.
Phần lớn diện tích là ruộng canh tác nông nghiệp và mương thuỷ lợi, nên ít phải giải
phóng mặt bằng, được đánh giá là thuận lợi cho xây dựng, thuận lợi cho công tác chuẩn
bị hạ tầng kỹ thuật và đầu tư xây dựng công trình.
Địa chất trong khu vực được đánh giá là nền địa chất tốt, thuận lợi cho các công trình
cao tầng.
Trong khu vực dân cư hiện hữu, việc xây dựng còn tự phát, chắp vá, không theo quy
hoạch, vì vậy, việc phát triển đô thị tại khu vực này là yếu tố kích thích sự phát triển đô
thị, mang lại bộ mặt mới cho một vùng nông thôn khi chuyển hoá thành đô thị.
Như vậy, đây là điều kiện thuận lợi, là cơ hội, đồng thời cũng là khó khăn, thách thức
trong quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch.Tuy nhiên, có một số tồn tại ảnh hưởng
lớn đến việc tổ chức không gian đô thị như:
18



Các điểm dân cư nông thôn nằm gần kề trục cao tốc cũng là một trở ngại lớn trong
việc quản lý xây dựng, cũng khó tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa các không gian đô thị mới
hiện đại với các điểm dân cư nông thôn hiện có. Đặc biệt các điểm dân cư này lại có vị trí
gần đường cao tốc, nếu không có những giải pháp quản lý xây dựng chặt chẽ sẽ phá vỡ
cảnh quan chung của toàn khu đô thị An Khánh.
Tại khu vực mặt bằng xây dựng khu đô thị mới An Khánh còn tồn tại một số khu mộ
nằm rải rác trong phần đất canh tác nông nghiệp, gần các điểm dân cư nông thôn hiện
hữu, cần thiết phải thu gom di chuyển đến khu nghĩa trang tập trung là khu nghĩa trang
Canh Cánh, hiện đang được đầu tư xây dựng gần khu đô thị Bắc An Khánh.
Hệ thống các kênh tưới và kênh tiêu trong khu vực nghiên cứu hiện đang là hệ thống
tưới tiêu chung cho các vùng đất canh tác nông nghiệp thuộc Hoài Đức và Đan Phượng,
do vậy, khi xây dựng khu đô thị mới phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sự hoạt động
bình thường của toàn bộ hệ thống tưói và tiêu trong khu vực. Trong tương lai, hệ thống
kênh tưới Đan Hoài sẽ chuyển thành kênh tiêu, vì vậy, cần được nghiên cứu kiên cố hóa,
đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường cho toàn khu vực.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động
Có thể liệt kê các tác động môi trường chủ yếu và mức độ tác động của các hoạt
động dự án đối với các thành phần môi trường ở khu vực trong ma trận sau:
Bảng 3.1: Các tác động đến môi trường chủ yếu của dự án
Các thành phần môi trường
STT

1

Hoạt động của
dự án


Đất

Nước Nước
mặt

ngầm

Không

Tiếng

khí

ồn

Chất
thải
rắn

Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng
Thay đổi sử
−−
−−


Sinh
thái




Kinh
tế xã hội

−−
19


2
3

dụng đất
San nền, chuẩn
bị mặt bằng
Xây dựng hệ
thống cấp nước

−−

−−

−−

−−

−−

−−










−−

Xây dựng hệ
4

thống xử lý và
thoát nước

5

6

Phát triển hệ thống



điện
Xây dựng hệ
thống cây xanh,

+

+


−−





−−





+

++

++

+

−−

−−

không gian mở
Quá trình vận
7

chuyển nguyên


−−

−−

−−

−−

−−



vật liệu
Quá trình thi
8

công các hạng



mục công trình
Sự nhập cư của
9

công nhân xây






dựng
Giai đoạn vận hành nhà máy
10
11

12

13

Sự gia tăng dân
số
Sự sử dụng các
công trình mới
Hoạt động


++

+

++

+

thương mại,

++

−−


sinh hoạt của
nhân dân
Hoạt động giao

−−

−−



++

++

++
20


thông
− −: tác động tiêu cực lớn

++: tác động tích cực lớn

− : tác động tiêu cực trung bình

+ : tác động tích cực trung bình

Như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng, các tác động đến
môi trường chủ yếu là tác động tiêu cực, đặc biệt là quá trình san nền chuẩn bị mặt bằng
và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Trong đó, môi trường đất, nước mặt, không khí

là bị ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra, giai đoạn này cũng phát sinh nhiều chất thải rắn.
Trong giai đoạn vận hành dự án, các tác động đến môi trường chủ yếu là tích cực. Sự
hoạt động của các công trình mới được xây dựng đem lại nhiều hiệu quả về môi trường
và kinh tế - xã hội to lớn. Các công trình về cấp thoát nước sẽ cung cấp được nước sạch
cho 100% hộ gia đình, thu gom nước thải và rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, công
trình công cộng như công viên, cây xanh sẽ đem lại không gian vui chơi, giải trí, thư giãn
cho cộng đồng dân cư. Ngoài ra, dự án còn cung cấp quỹ đất phục vụ tái định cư cho
lượng dân cư lớn.
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.
a. Môi trường không khí:
Phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu là đất nông nghiệp, ruộng lúa, trồng màu.
Môi trường không khí nhìn chung tương đối trong lành, tuy nhiên bị ô nhiễm cục bộ tại
các điểm dân cư nằm gần kề trục cao tốc bởi quá trình sinh hoạt của người dân và các
phương tiện giao thông qua lại (trục đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, đường liên xã, tỉnh
lộ 72) tạo ra một lượng khói và bụi rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của
người dân. Bên cạnh đó, rác thải và nước thải của dân cư trong khu vực chưa được thu
gom, thải trực tiếp xuống các rãnh hở, kênh mương nhỏ hay thấm trực tiếp xuống đất gây
ô nhiễm môi trường không khí.
b. Môi trường đất:
Khu vực nghiên cứu có địa hình bằng phẳng, nền địa chất tốt, thuận lợi cho xây dựng
các công trình cao tầng.
21


Trong khu vực thiết kế còn nhiều khu nghĩa địa và khu mộ dân nằm rải rác. Vì vậy,
trong quá trình đô thị hóa cần có kế hoạch di chuyển theo qui định, để đảm bảo không
gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải được thải trực tiếp xuống các ao mương hay thấm trực tiếp xuống đất gây
ô nhiễm môi trường đất. Bên cạnh đó rác thải dân cư vứt bừa bãi chưa có sự quản lý, thu
gom chặt chẽ cũng gây ô nhiễm môi trường.

c. Môi trường nước:
Nước thải được thải trực tiếp vào các rãnh hở, kênh mương thủy lợi và tình trạng rác
thải đổ bừa bãi gây ô nhiễm tới môi trường nước mặt và nước ngầm trong khu vực.
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
* Tác động tích cực:
Quá trình thi công xây dựng tạo công ăn việc làm cho người dân.
* Tác động tiêu cực :
Các vấn đề chưa được giải quyết chủ yếu còn tồn tại trong quá trình triển khai xây
dựng. Những tác động này có mức độ ô nhiễm cao nhưng quá trình tác động không kéo
dài, sẽ chấm dứt ngay khi ngừng hoạt động xây dựng. Cụ thể như:
- Gây ô nhiễm không khí bởi khí thải và bụi, chủ yếu trong quá trình thi công, san lấp
mặt bằng do vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải xây dựng.
- Các phương tiện thi công, máy móc sẽ gây ra độ ồn và rung lớn. Tuy nhiên các tác
động này chỉ mang tính cục bộ và nhất thời.
- Phế thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công dự án và rác thải sinh hoạt của
công nhân nếu không có sự quản lý, thu gom tốt thì ngoài việc làm mất mỹ quan khu vực
nó còn là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng, môi trường nước bị ô
nhiễm bởi bụi, nước thải do xây dựng, nước mưa chảy tràn cuốn theo bùn đất, vụn vật
liệu xây dựng, dầu mỡ và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng xuống các kênh
tưới tiêu thủy lợi, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. ảnh
hưởng đáng kể nhất của dự án đến môi trường kinh tế - xã hội của khu vực là việc thay
22


đổi mục đích sử dụng đất của các hộ đang làm nông nghiệp. Việc mất đất canh tác sẽ tác
động không nhỏ tới tâm lý và đời sống của người dân.
Để giảm thiểu được các tác động tiêu cực đên môi trường, chủ đầu tư phải tuân thủ
nghiêm chỉnh cam kết với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để hạn chế tới mức
tối đa những tác động bất lợi cho sức khoẻ và cuộc sống nhân dân khu vực.

3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án
* Tác động tích cực:
Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế, dịch vụ đô
thị, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, trình độ học thức. Tạo thêm quỹ nhà ở, góp
phần tạo cảnh quan kiến trúc đô thị. Đem đến một đô thị hiện đại, tiến bộ, văn minh, tạo
điều kiện tăng trưởng kinh tế khu vực. Cụ thể như:
- Tạo thêm quỹ nhà đất để phục vụ cho nhu cầu phát triển nhà ở của nhân dân Thủ
đô, nhu cầu di dân giải phóng mặt bằng. Đồng thời tạo môi trường, điều kiện sống ổn
định cho dân cư khu vực.
- Tạo thêm nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc đóng thuế, và các thu nhập
dịch vụ liên quan.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân và các hoạt động dịch vụ xung quanh.
- Khi dự án đi vào khai thác, sử dụng hệ thống đường giao thông có tác động tích cực
lớn tới phát triển kinh tế của khu vực, đem lại sự thuận tiện trong sinh hoạt của người
dân.
- Hệ thống cây xanh, hồ nước vừa góp phần điều hòa lượng thoát nước mưa vừa góp
phần tạo điểm nhấn cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái cho toàn khu.
- Hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước) khu vực được nghiên cứu bố trí đầy đủ,
đồng bộ. Hệ thống thoát nước bẩn của khu vực được thiết kế riêng hoàn toàn, sau đó
được đưa về trạm xử lý nước thải tập chung của thành phố. Tại đây nước thải sẽ được xử
lý triệt để, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Khi dự án xây dựng xong đi vào khai thác, sử dụng thì các tác động của dự án như
trong quá trình xây dựng không còn nữa. Dự án sẽ đem lại cho khu vực môi trường sống
23


tốt hơn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đựoc cải thiện, đóng góp không gian
kiến trúc đô thị.
* Tác động tiêu cực:
- Khi dự án đi vào sử dụng, giá cả sinh hoạt và dịch vụ sẽ gia tăng.

- Khu công trình hỗn hợp, công cộng, căn hộ, biệt thự: Ô nhiễm nhiệt do sự thải nhiệt
từ các máy điều hòa, bếp đun, hoạt động giao thông làm cho nhiệt độ môi trường bên
ngoài càng tăng cao hơn dẫn đến khả năng lưu thông trao đổi khí sạch bị giảm đi, làm
cho chất lượng môi trường không khí xung quanh ngày một suy giảm.
- Hệ thống đường giao thông cũng có các tác động tiêu cực tới con người và môi
trường do phát sinh bụi và tiếng ồn mức độ cao.
3.1.5. Đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường
Trên cơ sở phân tích hiện trạng và những tác động môi trường khi triển khai dự án,
sơ bộ đánh giá sức chịu tải của môi trường tại khu vực triển khai dự án như sau:
* Đối với môi trường không khí:
Khi dự án đi vào hoạt động thì việc ảnh hưởng đến môi trường không khí bao gồm
các hoạt động giao thông, nấu nướng, nhiệt thừa từ máy điều hòa nhiệt độ, khí phân hủy
từ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và du khách) và máy phát
điện dự phòng. Những chất thải này có thể gây ô nhiễm cho môi trường không khí, đặc
biệt là khi có sự cố về ô nhiễm. Tuy nhiên, các nguồn thải trên ảnh hưởng rất thấp đến
môi trường.
* Đối với môi trường nước:
Hoạt động của dự án phát thải với một lượng chất thải gồm chất thải rắn và nước
thải, nếu được kiểm soát tốt bằng nhiều biện pháp khác nhau thì tác động của các chất
thải này là không đáng kể. Cụ thể, nước thải của dự án được thu gom bằng hệ thống thoát
nước bẩn riêng được đưa về trạm bơm và trạm xử lý tập chung của thành phố. Đối với
chất thải rắn, chủ đầu tư ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển
đến trạm xử lý theo quy định.

24


Ngoài ra, dự án cũng không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái mà chính hoạt
động của dự án mang lại những tác động tích cực về môi trường khi trồng thêm cây xanh,
xây dựng hồ điều hòa để tạo cảnh quan, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong điều tiết

khí hậu và tăng sức chịu tải của môi trường.
Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động khả năng tác động đến môi trường là thấp và
sức chịu tải của môi trường sẽ được đảm bảo.
Chương 4
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG
NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu của dự án
Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch cần phải quan tâm đến các yếu tố công trình
không ảnh hưởng đến tài nguyên, đất đai mà tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho khu vực.
Tác động của dự án ảnh hưởng tới môi trường là do quá trình thi công xây dựng và quá
trình vận hành dự án. Tuy nhiên các tác động này không ảnh hưởng nhiều đến môi trường
do chính quyền địa phương cùng chủ đầu tư sẽ có các giải pháp nhằm hạn chế tối đa các
ảnh hưởng của dự án tới môi trường.
Các tác động ảnh hưởng đến môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án như sau:
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn chuẩn bị của dự án gồm những công việc chính sau :
- Nghiên cứu sự cần thiết đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình.
- Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn cung ứng
vật liệu, vật tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn để
đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Điều tra khảo sát hiện trạng, chọn địa điểm xây dựng.
- Lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến các cơ quan, người có thẩm quyền quyết
định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.

25


×