Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

thần kinh trung ương _ dược lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.15 KB, 25 trang )

Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
CHƯƠNG 3: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
1.Đại cương
2.Thuốc gây mê
3.Thuốc gây tê
4.Thuốc an thần gây ngủ

5.Thuốc giảm đau trung ương
6.Thuốc chống động kinh
7.Thuốc kích thích TKTW
8.Thuốc điều trị tâm thần

Bài 1: Đại cương
1.Hệ thần kinh
- Hệ thần kinh:
+ TKTW: não & tủy sống.
+ TK ngoại vi: dây cảm giác & dây vận động (TK thực vật).
- Chất dẫn truyền TK :
+ Chất dẫn truyền phân tử nhỏ
+ Chất dẫn truyền phân tử lớn
2.Chất dẫn truyền phân tử nhỏ
Acetylcholin
Noradrenalin

Dopamin
Serotonin

Glutamat & Aspartat
GABA & Glycin

- Acetylcholin: là chất trung gian dẫn truyền, tác động thông qua M1, M2 và N ở TKTW.


- Noradrenalin:
+ là chất trung gian ảnh hưởng đến sự học hỏi, trí nhớ và chu kỳ thức ngủ.
+ tác động thông qua α1 & β2.
- Dopamin:
+ là chất trung gian dẫn truyền ức chế tại hệ thống TK lan tỏa, một catecholamin có vai trò
quan trọng ở TKTW.
+ tác động thông qua receptor Dopaminergic.
- Serotonin:
+ là chất dẫn truyền loại ức chế, có vai trò trong giấc ngủ, tiếp nhận cảm giác đau, trầm
cảm, tình dục.
1


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
+ tác động thông qua receptor Serotoninergic.
- Glutamat & Aspartat:
+ là các amin dẫn truyền loại kích thích.
+ tác dụng chủ yếu thông qua receptor NMDA, bị ức chế bởi Ketamin.
- GABA & Glycin:
+ GABA là chất dẫn truyền ức chế quan trọng ở não và tủy sống.
+ Glycin là chất dẫn truyền ức chế chủ yếu ở tủy sống, nếu bị ức chế sẽ gây tình trạng
kích thích.
3.Nhóm chất dẫn truyền phân tử lớn
Đặc điểm:
- thông thường là peptid.
- được bài tiết ít hơn.
- tác dụng mạnh hơn hàng ngàn lần.
- tác dụng kéo dài hơn.
Một số chất điển hình
Enkephalin

Endorphin

Dynorphin
Vasopressin

Chất P

4.Kênh Ion
- Hầu hết các tác dụng trên TKTW của thuốc có được là do nó có khả năng làm thay đổi
dòng ion qua các kênh ion xuyên màng.
- Có 2 loại kênh ion:
+ Kênh cổng điện:


Là kênh ion xuyên màng, sự đóng mở được điều hòa bằng sự thay đổi

điện thế màng.

Gồm các loại kênh Na+, Ca++, K+.
+ Kênh cổng hóa (cổng ligand): là kênh ion xuyên màng, sự đóng mở được điều hòa bằng
sự tương tác giữa chất dẫn truyền thần kinh và receptor.
- Thuốc t/d trên TKTW chủ yếu là kênh cổng hóa.
2


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW

Bài 2: Thuốc gây mê
I/Đại cương
1.Định nghĩa

- Thuốc gây mê là thuốc ở liều điều trị ức chế có hồi phục TKTW, làm mất ý thức, cảm giác
(đau, nóng, lạnh,...), làm mất phàn xạ, giãn mềm cơ nhưng vẫn duy trì được các chức
năng quan trọng của sự sống là hô hấp và tuần hoàn.
2.Tiêu chuẩn của thuốc gây mê tốt
- Có t/d gây mê đủ mạnh, đủ dùng cho phẫu thuật.
- Khởi mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh.
- Làm mất phản xạ và giãn cơ thích hợp cho phẫu thuật.
- Phạm vi an toàn rộng, ít gây TDKMM, ít độc.
- Bền vững hóa học.
3.Cơ chế tác dụng
- Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào TK => gây cản trở trao đổi ion Na+ qua màng
=> ngăn cản khử cực màng => ức chế dẫn truyền TK.
- Kích thích trực tiếp receptor GABAA hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho GABA gắn vào
receptor của nó => làm tăng dòng Cl- vào tế bào => ức chế dẫn truyền TK.
- Ức chế acid glutamic hoặc làm giảm sự nhạy cảm của receptor với acetylcholin
=> ức chế dẫn truyền TK.
4.TDKMM và các biện pháp hạn chế TDKMM
4.1.TDKMM

Trong khi gây mê
- Trên hệ tim mạch: ngừng tim, ngất, rung tâm thất, hạ HA, sốc (do phản xạ, thường

xảy ra đột ngột, ngay ở giai đoạn tiền mê).
- Trên hệ hô hấp: tăng tiết dịch đường hô hấp, co thắt thanh quản, ngừng hô hấp do
phản xạ.
- Trên tiêu hóa: gây nôn làm nghẽn đường hô hấp.

Tai biến sau khi gây mê
- Gây viêm đường hô hấp, hay gặp khi gây mê bằng ether.
3



Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
- Độc với gan do tạo chất chuyển hóa độc cho gan.
- Độc với tim do ức chế hoạt động của tim.
- Liệt ruột, liệt bàng quang do tác dụng giãn cơ của thuốc.
4.2.Khắc phục

Dùng thuốc tiền mê
- An dịu, giảm lo lắng của BN => mất các phản xạ bất lợi, giúp khởi mê dễ dàng.
- Tăng tác dụng => giảm liều thuốc mê.
- Làm giảm hoặc mất TDKMM và tai biến.

Gây mê cơ sở
- Dùng thuốc gây mê TM có tác dụng mạnh và ngắn để gây cảm ứng mê nhanh
=> khởi mê nhanh, an dịu, tránh tai biến do phản xạ, làm mất giai đoạn kích thích.
II/Thuốc gây mê đường hô hấp
1.Dược động học
- Là chất khí hoặc chất lỏng bay hơi.
- Quy trình:
+ hít vào => thuốc qua mũi tới phổi => khuếch tán vào máu => đến TKTW => ức chế.
+ khi nồng độ thuốc mê ở TKTW đạt tới ngưỡng, trạng thái mê sẽ xuất hiện.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc
+ Thông khí phổi: thông khí phổi càng tốt thì thời gian tiềm tàng càng ngắn.
+ Lưu lượng máu tới: càng nhiều thì thuốc đến cơ quan càng nhanh.
Não: tưới máu nhanh, hệ số riêng phần nhỏ, đạt cân bằng nhanh.
=> Nồng độ càng cao thì đến não càng nhanh, rồi sau đó rút nhanh
=> Thời gian gây mê nhanh.

Mô mỡ: tưới máu chậm, hệ số riêng phần lớn, đạt cân bằng chậm

=> Thuốc đến sau.


+ Độ tan của thuốc mê – thể hiện qua hệ số phân bố máu/khí


Hệ số phân bố máu/khí càng nhỏ thì thuốc càng nhanh đạt đến ngưỡng

mê, vào nhanh, ra nhanh.

Giải thích
- Do là thuốc gây mê đường hô hấp => phân tử tồn tại ở thể khí => chỉ xét cân bằng
khi thuốc ở thể khí.
- Nếu thuốc tan nhiều trong máu, vào máu nhiều thì làm giảm lượng khí => khó đạt
đến cân bằng => tác dụng chậm.
4


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
Hệ số phân bố máu/khí càng nhỏ thì hệ số dầu/khí càng lớn.
Hiện tượng phân bố lại:
Lưu lượng máu tới não nhiều, tưới máu nhanh => nồng độ thuốc đạt cân bằng



nhanh => ngay khi đưa thuốc vào sẽ phân bố nhiều ở não => gây mê ; các cơ quan
khác và mô mỡ sẽ có ít hơn => cơ thể thiết lập lại cân bằng => phân bố thuốc đến
mô mỡ và các cơ quan khác => giảm nồng độ tại não => hết tác dụng.
- Chuyển hóa: một phần chuyển hóa ở gan, gây độc với gan (halothan).
- Thải trừ: chủ yếu qua đường hô hấp, một phần có thể qua thận nên có thể gây độc cho

thận.
2.Tác dụng
Tác dụng gây mê
- Hoạt tính gây mê của thuốc được xác định dựa vào chỉ số MAC.
- MAC là nồng độ tối thiểu của thuốc trong phế nang làm mất vận động trên 50% BN


đối với một kích thích đau chuẩn.
- MAC càng thấp thì hoạt tính gây mê càng mạnh.
- Giá trị MAC có thể giảm ở người cao tuổi.

Tác dụng trên các cơ quan
- Giảm đau: đa phần có tác dụng giảm đau, trừ Halothan.
=> TDKMM của Halothan.
- Giãn cơ: giãn cả cơ vân và cơ trơn, hầu hết đều giãn cơ vân tốt, cơ trơn kém, trừ
Halothan (trơn > vân).
=> khi dùng Halothan thì phải dùng phối hợp các thuốc khác.
- Hô hấp:
+ Ức chế hô hấp do giảm đáp ứng với CO2.
+ Ức chế hô hấp => tăng CO2 trong mạch => đẩy nhanh dòng máu tới não.
+ Ức chế mạnh nhất là Isofluran và Enfluran.
- Não:
+ làm giảm chuyển hóa ở não; tăng lưu lượng máu não nên tăng áp lực sọ não.
+ Nitrogen oxyd ít gây tăng áp lực sọ não nhất.
- Tim mạch:
+ Ức chế tim, giãn mạch, hạ HA.
+ Isofluran, Methoxyfluran & Enfluran có thể làm tăng nhịp tim thông qua phản xạ
cường giao cảm.
- Thận: giảm tốc độ lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận, do đó tăng sức cản
mạch thận, mức độ khác nhau.=> suy thận.


TDKMM
- Trong khi gây mê: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa
5


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
+ Tim mạch: giãn mạch, hạ HA => hạ HA quá mức.
ức chế hđ tim
=> ngừng tim.
Px nhịp tim nhanh => loạn nhịp, rung thất => ngất, sốc.
+ Hô hấp: ức chế hô hấp => ngừng hô hấp, tăng tiết dịch đường hô hấp, co thắt
thanh quản.
+ Tiêu hóa: nôn => tắc nghẽn đường hô hấp.
- Sau khi gây mê: viêm đường hô hấp, độc với gan thận tim, liệt ruột bàng quang.
3.Các thời kỳ gây mê

Thời kỳ giảm đau
- Ức chế trung tâm cao cấp ở vỏ não => BN mất dần linh cảm, cảm giác, kể cả đau,
nóng & lạnh.

Thời kỳ kích thích
- Ức chế trung tâm vận động ở vỏ não => trung tâm vận động dưới vỏ não thoát ức
chế => BN ở trạng thái kích thích: la hét, giẫy giụa, nôn, ho,...
- Chỉ kéo dài 1-2 phút nhưng dễ gây tai biến => cần làm mất kỳ này.

Thời kỳ phẫu thuật
- Ức chế xuống vùng dưới vỏ và tủy sống => gây mất ý thức, mất phản xạ, giãn cơ.
- Phù hợp cho các phẫu thuật.


Thời kỳ liệt hành tủy
- Ức chế vào trung tâm hô hấp và trung tâm vận mạch ở hành não => tim đập chậm,
yếu, mạch yếu, rối loạn hô hấp, có thể gây ngừng tim, ngừng hô hấp.
=> BN sẽ chết sau 3-4 phút nếu không cấp cứu kịp thời và đúng đắn.
=> Không được gây mê vượt quá thời kỳ 3.
- Khi dừng thuốc, hoạt động của các trung khu TK sẽ được hồi phục theo chiều
ngược lại.
4.Halothan
4.1.Tác dụng
- Gây mê:
+ Hoạt tính gây mê tương đối cao, xuất hiện t/d gây mê tương đối nhanh, êm dịu, tỉnh
nhanh.
+ Không gây kích thích nhưng giãn cơ và giảm đau kém.
=> phải phối hợp thêm thuốc giảm đau và giãn cơ.
- Hô hấp:
+ Ức chế hô hấp, làm giảm lưu lượng hô hấp.
+ Gây mê sâu => thiếu Oxy cho mô => toan máu => ngừng thở.
+ Không kích thích niêm mạc hô hấp, không làm tăng tiết dịch, giãn cơ trơn khí phế quản.
=> hạn chế tắc nghẽn đường hô hấp.
- Tuần hoàn:
6


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
+ Giảm sức co bóp của tim, chậm nhịp tim, giãn mạch và hạ HA.
+ Tăng áp lực sọ não, có thể gây loạn nhịp tim.
- Cơ:
+ Giãn cơ vân yếu => phối hợp thêm thuốc giãn cơ.
+ Giãn cơ trơn mạnh => chậm chuyển dạ và chậm cầm máu sau khi sinh.
4.2.TDKMM

- Hạ HA, chậm nhịp tim, loạn nhịp, tăng áp lực sọ não.
- Độc với gan.
- Thuốc gây đáp ứng miễn dịch => hạn chế dùng nhắc lại, nếu phải dùng thì cách nhau ít
nhất là 3 tháng.
5. Enfluran & Isofluran
5.1.Tác dụng
- Gây mê: mạnh tương tự Halothan, khởi mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh.
- Giảm đau tốt.
- Tuần hoàn:
+ Giãn mạch => hạ HA, lưu lượng tim tương đối ổn định.
+ Thuốc gây giãn mạch vành, không làm tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim => ít gây
loạn nhịp hơn.
+ Tăng nhẹ lưu lượng máu não => tăng nhẹ áp lực nội sọ.
- Hô hấp:
+ Ức chế hô hấp mạnh, làm giảm trương lực phế quản, tăng tiết dịch.
=> co thắt thanh quản, có thể gây ngừng thở.
- Cơ:
+ Giãn cơ vân mạnh hơn Halothan.
+ Có thể dùng cho phẫu thuật vùng bụng.
+ Giãn cơ trơn tử cung và cơ trơn phế quản.
5.2.TDKMM
- Ít chuyển hóa trong cơ thể => ít độc với tim, gan, thận hơn, phạm vi an toàn rộng hơn.
- Suy hô hấp, co thắt khí quản, hạ HA.
6.So sánh
Tác dụng
Gây mê
Giảm đau

Halothan
Enfluran & Isofluran

- Hoạt tính mạnh: H > I > E.
- Khởi mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh: H < E < I.
- Giảm đau, giãn cơ vân: H < E.
7


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
Giãn cơ

- Giãn cơ trơn: H > E.
- Giãn mạch, hạ HA => tăng phản xạ nhịp tim.
- Giãn mạch não => tăng áp lực sọ.
- H > I, E.
- Ức chế hô hấp: H < I < E.
- Ko kích thích niêm mạc hô hấp. - Kích thích niêm mạc hô hấp.
- Hạ HA, chậm nhịp tim, loạn nhịp, - Hạ HA.
tăng áp lực sọ.
- Suy hô hấp, co thắt khí phế
- Viêm gan do phản ứng miễn dịch. quản.

Tuần hoàn
Hô hấp
TDKMM

III/Thuốc gây mê đường tĩnh mạch
1.Đặc điểm chung


Ưu, nhược điểm:


- Ưu điểm:
+ khởi mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh.
+ không có các thời kỳ như thuốc gây mê hô hấp.
+ kỹ thuật gây mê đơn giản.
- Nhược điểm:
+ tác dụng giảm đau và giãn cơ kém.
+ thời gian mê ngắn, không thích hợp cho các ca phẫu thuật kéo dài.
+ dễ gây ức chế hô hấp.

Chỉ định
- khởi mê
- phẫu thuật ngắn, kết hợp với các thuốc mê hô hấp, giảm đau, giãn cơ.

TDKMM
- suy hô hấp.
- suy tim, hạ huyết áp, loạn nhịp.
- tăng áp lực sọ.
2.Thiopental
2.1.Tác dụng
- Gây mê: gây mê nhanh, mạnh, rất ngắn.
- Tuần hoàn: ức chế tuần hoàn => giảm nhịp tim, giảm nhẹ HA, có thể gây rối loạn nhịp tim
- Hô hấp: ức chế hô hấp, co thắt khí phế quản.
- Đặc biệt: thuốc làm giảm chuyển hóa và sử dụng oxy ở não, không gây tăng áp lực sọ.
=> dùng cho bệnh nhân bị phù não.
2.2.TDKMM (giống phần chung, bỏ ...sọ, thêm viêm tĩnh mạch).
3.Ketamin
3.1.Tác dụng
- Là thuốc gây mê phân liệt, có tác dụng giảm đau và ức chế tâm thần.
8



Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
- Gây kích thích hô hấp, giãn cơ trơn khí phế quản => dùng được cho người HPQ.
- Kích thích tuần hoàn, tăng nhịp tim, tăng HA.
3.2.TDKMM
- Các rối loạn về tâm thần: mất định hướng, ảo giác, ác mộng..
- Tăng áp lực sọ não, kích thích tim, tăng HA.
- Gây buồn nôn, nôn, run, chảy nước mắt,...
=> Ít dùng cho gây mê thông thường.
4.Propofol
4.1.Tác dụng
- Hoạt tính gây mê mạnh hơn Thiopental, tỉnh nhanh hơn, ít mệt mỏi sau khi tỉnh.
- Ít độc với gan và thận, không gây buồn nôn và nôn.
- Thường làm chất cảm ứng mê nhanh, sau đó phối hợp với các thuốc gây mê đường hô
hấp khác để duy trì mê trong phẫu thuật kéo dài/ dùng đơn độc trong phẫu thuật ngắn.
4.2.TDKMM
- Suy hô hấp, giảm HA.
- Thận trọng với BN co thắt mạch vành, nhất là khi phối hợp với thuốc ngủ và Nitrogen
oxyd.
IV/Thuốc tiền mê
1.Khái niệm
- Thuốc tiền mê là những thuốc mà ở liều điều trị không có tác dụng gây mê, được dùng
trước khi gây mê để nhằm mục đích:
+ An dịu, giảm lo lắng của BN => mất các phản xạ bất lợi, giúp khởi mê dễ dàng.
+ Tăng tác dụng => giảm liều thuốc mê.
+ Làm giảm hoặc mất TDKMM, tai biến của thuốc gây mê.
2.Các nhóm thuốc tiền mê thường dùng

Nhóm thuốc
Giảm đau, gây ngủ

An thần, gây ngủ
Liệt thần
Hủy phó giao cảm
Mềm cơ
Kháng histamin

Tên thuốc

Tác dụng
morphin
an dịu, giảm lo âu
phenobarbital, diazepam
an dịu, giảm lo âu.
an thần mạnh, chống RL tâm thần
clopromazin
thể hưng cảm, an dịu, ức chế phản xạ có
điều kiện.
giảm TDKMM: giảm tiết dịch, mất
atropin, scopolamin
phản xạ ngừng tim, mất phản xạ
co thắt cơ trơn.
có tác dụng hiệp đồng với thuốc
tubocurarin, sucxamethonium
gây mê tăng tác dụng, giảm liều dùng.
promethazin
an dịu, gây ngủ, giảm lo âu, giảm các
9


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW

kích thích đường hô hấp.

Bài 3: Thuốc giảm đau trung ương
I/Đại cương
1.Khái niệm
- Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau mà không tác dụng lên
nguyên nhân gây đau, không làm mất cảm giác khác và không làm mất ý thức.
- Phân biệt với thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm: (NSAIDs)là loại thuốc có tác dụng hạ
sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. Là thuốc giảm đau, nhưng khác với
các thuốc opiat, NSAIDs là thuốc giảm đau ngoại vi và không có tác dụng gây nghiện.
2.Cơ chế tác dụng
- Quá trình tạo cảm giác đau:
+ Dẫn truyền bắt đầu từ sợi thứ nhất.
+ Tại cúc tận cùng, sẽ gây khử cực màng tế bào, phá vỡ bọc nhỏ, giải phóng các chất
trung gian.
+ Các chất trung gian truyền qua khe synap, rồi gắn vào receptor của nó ở màng sau
synap, ví dụ NMDA, AMPA,.. và khi gắn đc vào R thì thay đổi tính thấm, gây khử cực
màng, làm cho sợi thứ 2 khử cực, chuyển thành trạng thái hoạt động, xung động được
truyền từ sợi thứ 1 sang sợi thứ 2, tương tự như vậy, sợi thứ 2 sẽ truyền sang vùng đồi thị
-> ngoài vỏ não, gây cảm giác đau.
- Khi dùng thuốc hoặc các chất nội sinh được giải phóng:
+ Với R của thuốc ở màng trước synap: khi thuốc gắn vào R, R cặp đôi với protein Gi, hoạt
hóa Gi, gây ức chế AC kèm theo ức chế mở kênh Ca, làm cho nồng độ Ca đi vào tế bào sẽ
10


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
giảm đi, không gây được hiện tượng khử cực màng tế bào. Các bọc nhỏ không bị vỡ ra,
không giải phóng được các chất trung gian, do vậy xung động không được truyền tiếp qua
synap.

+ Với R của thuốc ở màng sau synap: khi gắn vào thì hoạt hóa kênh K+, kéo K+ đi ra ngoài,
tế bào ở trong trạng thái bị mất điện tích dương, điện tích âm ở trong tế bào càng ngày
càng tăng, dẫn đến hiện tượng ưu cực => tế bào chuyển sang trạng thái nghỉ, ko hoạt
động => xung động sẽ ngừng lại.
+ Như vậy, dù là trước synap hay sau synap, thì cuối cùng khi thuốc gắn vào R của nó đều
ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh, trong đó có cảm giác đau.
3.Tác dụng
- Tác dụng đặc hiệu trên R opioid và bị mất tác dụng bởi chất đối kháng là Naloxon và
Naltrexon.
- Tác dụng giảm đau mạnh, chọn lọc và sâu nội tạng.
- Có tác dụng an thần, gây ngủ.
- Gây ức chế hô hấp.
- Làm giảm nhu động ruột.
- Gây sảng khoái và gây nghiện.
II/Morphin
1.Tác dụng, cơ chế tác dụng
- Tác dụng chọn lọc trên receptor µ. Liều cao, ngoài tác dụng trên receptor µ còn tác dụng
trên receptor opioid khác.
- Tác dụng thay đổi theo liều dùng, giới tính, tuổi, ..
- Tác dụng chính: ức chế TKTW.
Trên TKTW
- Tác dụng giảm đau mạnh, giảm đau nội tạng và chọn lọc (chọn lọc trên trung tâm đau,


không ảnh hưởng tới cảm giác khác và không mất ý thức).
=> Cơ chế: td chọn trên receptor µ, làm giảm giải phóng chất dẫn truyền TK (chất P, acid
glutamic), tăng ngưỡng chịu đau.
11



Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
- Tác dụng an thần, gây ngủ:
+ Chỉ rõ khi dùng liều thấp hơn liều giảm đau và chỉ rõ ở người cao tuổi, ít gây buồn ngủ ở
người trẻ tuổi.
+ Nhiều trường hợp lại thấy bồn chồn, bứt dứt, thậm chí nếu dùng liều cao cho trẻ có thể
gây co giật.
+ Tác dụng trên tâm thần: gây cảm giác sảng khoái, mơ màng, tăng trí tưởng tượng, mất
cảm giác đói khát, buồn phiền. Dùng lâu sẽ gây nghiện.

Trên hô hấp
- Ở liều điều trị, thuốc ức chế trung tâm hô hấp, làm nhịp thở chậm và sâu. Liều cao gây
ức chế mạnh, có thể gây rối loạn hô hấp.
=> Cơ chế: thuốc làm giảm đáp ứng của trung tâm hô hấp đối với CO2; ức chế trung tâm
hô hấp ở hành não. Ngoài ra, do tăng giải phóng Histamin nên thuốc gây co thắt cơ trơn
khí phế quản.
- Thuốc ức chế mạnh trung tâm ho và làm giảm phản xạ ho.
=> Điều trị ho ra máu, co mạch do xuất huyết.

Trên tuần hoàn
- Liều điều trị: ít ảnh hưởng đến tuần hoàn.
- Liều cao: chậm nhịp tim, giãn mạch, hạ HA
=> Cơ chế: thuốc kích thích trung tâm phó giao cảm, ức chế trung tâm vận mạch ở hành
não và tăng tiết histamin.

Trên tiêu hóa
- Morphin làm giảm trương lực và nhu động sợi cơ dọc, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây táo bón
kéo dài.
- Tăng trương lực sợi cơ vòng tiêu hóa, cơ thắt môn vị, hậu môn, cơ vòng Oddi.

Trên tiết niệu

- Co cơ bàng quang => bí tiểu tiện.

Các tác dụng khác
- Kích thích trung tâm nôn => dễ gây nôn.
- Kích thích trung tâm tỏa nhiệt => hạ thân nhiệt.
- Tăng tiết hormon tuyến yên.
- Giảm chuyển hóa, giảm oxy hóa.
- Kích thích trung tâm dây III => co đồng tử.
- Giảm tiết dịch, nhưng tăng tiết mồ hôi.
2.Chỉ định
- Đau nặng hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác: sỏi thận, sỏi mật, ung
thư, chấn thương, sau phẫu thuật, sản khoa, nhồi máu cơ tim.
12


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
=< tác dụng giảm đau mạnh, giảm đau nội tạng, giảm đau chọn lọc.
- Phù phổi cấp thể nhẹ và vừa.
=< do giảm tiết dịch =< ngăn cản dịch tràn vào phế nang.
+ không dùng cho BN suy hô hấp nặng do Morphin có tác dụng ức chế hô hấp, có thể gây
ngừng hô hấp.
- Tiền mê
=< có tác dụng an thần, gây ngủ.
- Ho ra máu
=< ức chế trung tâm ho, giảm phản xạ ho, co mạch do xung huyết.
3.TDKMM
- Buồn nôn, nôn =< do kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV.
- Táo bón =< do giảm trương lực và nhu động sợi cơ dọc, giảm tiết dịch tiêu hóa.
- Ức chế hô hấp.
- Co đồng tử =< do kích thích trung tâm dây III.

- Bí tiểu =< do co cơ vòng bàng quang.
4.Chống chỉ định
- Suy hô hấp, HPQ
- Chấn thương não, tăng áp lực sọ não.
- Trạng thái co giật.
- Nhiễm độc rượu cấp.
- Thận trọng với người cao tuổi và PN có thai.

- Đang dùng các IMAO.
- Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
- Suy gan nặng.
- Đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.

III/Codein
- Thuộc Opioid tự nhiên.
1.Tác dụng và chỉ định
- Tác dụng: giảm đau và giảm ho.
- Giảm đau và có gây nghiện, nhưng kém hơn Morphin.
- Thường dùng phối hợp với thuốc giảm đau ngoại vi như Paracetamol.
- Giảm ho mạnh => Hay được dùng làm thuốc giảm ho.
Mẫn cảm thuốc

Trẻ em < 1 tuổi

Bệnh gan

Suy hô hấp

2.Chống chỉ định
IV/Pethidin

1.Tác dụng
- Thuộc nhóm các Opioid tổng hợp.
- Tác dụng mạnh và chọn lọc trên receptor µ.
- TKTW:
+ Giảm đau kém Morphin.
+ Ở liều giảm đau, thuốc cũng có tác dụng an thần, gây sảng khoái, gây nghiện và ức chế
hô hấp.
13


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
+ Không có tác dụng giảm ho.
- Tim mạch:
+ Giảm HA do làm giảm sức cản ngoại vi, giãn mạch theo cơ chế trung ương.
+ Tăng lưu lượng tim, tăng nhịp tim.
- Tiêu hóa:
+ Gây táo bón và tăng áp lực đường mật kém Morphin nhưng mạnh hơn Codein.
2.Chỉ định
- Giảm đau trong trường hợp đau nặng.
- Tiền mê.
- Tương tự Morphin.
3.TDKMM
- Tương tự Morphin nhưng ít gây táo bón và ít gây bí tiểu hơn.
- Gây nghiện tương tự morphin.
4.Chống chỉ định
- Nhịp tim nhanh.
- Giống Morphin.
V/Methadon
1.Tác dụng
- Thuộc nhóm các thuốc Opioid tổng hợp.

- Tác dụng mạnh trên receptor µ.
- Giảm đau tương tự Morphin.
- Hấp thu qua đường uống tốt hơn morphin, thời gian tác dụng kéo dài hơn, ít gây sảng
khoái hơn, mức độ nghiện thuốc phát triển chậm và nhẹ.
- Tác dụng ức chế hô hấp và gây co đồng tử trung bình.
- Gây tăng áp lực đường mật và gây táo bón tương tự morphin.
2.Chỉ định
- Triệu chứng cai thuốc nhẹ và tác dụng kéo dài
=> dùng thay thế morphin và heroin để giảm dần sự lệ thuộc thuốc.
- Các chỉ định khác tương tự Morphin.
VI/Dextromethorphan
1.Tác dụng
- Không gây ngủ, không gây nghiện.
- Không giảm đau, không ảnh hưởng đến nhu động ruột và sự tiết dịch ở đường hô hấp.
- Ức chế trung tâm ho mạnh hơn codein.
2.Chỉ định
- Điều trị ho do các nguyên nhân:
+ Ho do kích ứng.
+ Ho do nhiễm khuẩn.
- Dùng chuẩn bị cho nội soi phế quản.
VII/Naloxon & Naltrexon
14


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
- Là 2 chất đối kháng trên Receptor Opioid điển hình.
- Đều là dẫn xuất của Morphin.
- Có tác dụng đối kháng đơn thuần trên Receptor Opioid, ít ảnh hưởng đến các receptor
khác và hầu như không có tính chủ vận, trừ khi liều dùng rất cao.
1.Naloxon

- Tác dụng:
+ Liều thấp, tác dụng đối kháng trên receptor µ. Liều cao, tác dụng lên cả các receptor
khác.
+ Đối kháng làm mất tác dụng ức chế hô hấp, ức chế tim mạch, co thắt phế quản và các
tác dụng Opioid.
+ Liều điều trị, hầu như không có tác dụng trên người không dùng Opioid, còn ở liều cao
gấp 10 lần chỉ có tác dụng giảm đau, gây ngủ nhẹ, không ức chế hô hấp, không gây rối
loạn tuần hoàn, tiêu hóa, không gây co đồng tử và không gây nghiện.
2.So sánh
Naloxon
DĐH

Naltrexon

Dùng tiêm
Duy trì tác dụng 4h

Dùng uống
Duy trì tác dụng 24h
Mạnh hơn 2 – 9 lần

Tác dụng
Chỉ định
TDKMM

Giải độc Opioid
Chẩn đoán & điều trị nghiện Opioid
Hội chứng cai thuốc

Củng cố cai nghiện


- Hội chứng cai thuốc: buồn nôn, nôn mửa, toát mồ hôi, tăng HA, tăng nhịp tim, run, co
giật,....

15


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW

Bài 4: Thuốc chống động kinh
I/Đại cương
1.Khái niệm
- Thuốc chống động kinh là những thuốc có khả năng loại trừ hoặc làm giảm tần số, mức
độ trầm trọng của cơn động kinh và các triệu chứng tâm thần kèm theo cơn động kinh.
2.Cơ chế tác dụng
Ức chế kênh Na
- Kênh Na mở, khử cực màng bắt đầu và xuất hiện điện thế hoạt động.
- Sau đó, kênh Na tự động đóng lại, sau một thời gian sẽ được hồi phục để trở lại


trạng thái hoạt động.
- BN động kinh có các tế bào TK ở trạng thái khử cực.
=> Khắc phục bằng cách làm chậm sự phục hồi của kênh Na trở về trạng thái
hoạt động.

Ức chế kênh Ca
- BN động kinh cơn vắng có xuất hiện các sóng nhọn, các sóng này có liên quan
đến hoạt động của kênh Ca loại T.
=> Khắc phục bằng cách ức chế kênh Ca loại T, do đó làm giảm sự xuất hiện của
các sóng nhọn có trong động kinh cơn vắng.


Tăng hoạt tính của GABA
- GABA là chất dẫn truyền TK loại ức chế, khi gắn vào receptor của nó thì kênh Cl
mở ra, Cl đi vào tế bào gây ưu cực hóa.
=> Thuốc sẽ làm tăng hoạt tính của GABA bằng cách ức chế enzym bất hoạt
GABA; hoạt hóa receptor GABAA để kênh Cl dễ dàng mở ra; tác dụng vào tiền
synap làm tăng giải phóng GABA.

Giảm hoạt tính của Glutamat
- Glutamat là chất dẫn truyền trung gian loại kích thích, khi gắn vào receptor của
nó thì một số tế bào TK trên não sẽ được hoạt hóa, giải phóng ra các xung điện,
gây ra các cơn động kinh. => Ức chế Glutamat thông qua ức chế enzym NMDA.
3.Phân loại
Cơ chế tác dụng

Thuốc
16


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
Ức chế kênh Na
Ức chế kênh Ca
Tăng hoạt tính GABA
Đa cơ chế

Phenytoin, Carbamazepin
Ethosuximid
Phenobarbital, Diazepam
Acid Valproic


Loại động kinh
ĐK cục bộ & cơn lớn
ĐK cơn nhỏ (vắng)
ĐK múa giật
ĐK trạng thái

Thuốc
Phenytoin, Carbamazepin, acid Valproic
Ethosuximid, acid Valproic
Acid Valproic,...
Phenytoin,...

II/Các thuốc
1.Phenytoin
1.1.Tác dụng
- Tác dụng tốt với động kinh cục bộ và động kinh co cứng – giật rung.
- Không có tác dụng với động kinh cơn vắng.
- TKTW: không có tác dụng ức chế toàn bộ TKTW. Liều độc gây kích thích.
- Chống loạn nhịp.
1.2.Cơ chế tác dụng
- Liều điều trị: làm chậm sự phục hồi kênh Na.
- Liều cao: tăng hoạt tính GABA,...
1.3.Chỉ định
- Động kinh: động kinh cục bộ & động kinh co cứng, giật rung.
- Loạn nhịp tim.
- Đau dây TK sinh ba.
1.4.TDKMM
- Rối loạn TK: gây rung giật nhãn cầu, mất điều vận,..
- Tăng sản lợi: thường gặp ở lứa tuổi đang phát triển.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau vùng thượng vị.

- Rối loạn nội tiết: tăng G máu, xuất hiện đường niệu do ức chế Insulin.
- Rối loạn về máu: giảm BC, TC, bất sản dòng HC.
1.5.Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Suy tim, suy gan, suy thận nặng.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
2.Carbamazepin
2.1.Tác dụng & cơ chế
- Đặc biệt hiệu quả trong điều trị động kinh cục bộ phức hợp.
- Tác dụng với bệnh hưng trầm cảm.
- Tác dụng điều trị đau dây TK sinh ba.
17


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
- Cơ chế: làm chậm sự phục hồi của kênh Na.
2.2.Chỉ định
- Động kinh toàn bộ thể co cứng, giật rung.
- Động kinh cục bộ đơn giản & phức hợp.
- Đau do nguyên nhân TK: đau dây TK sinh ba, đau trong zona,...
2.3.TDKMM
- Rối loạn TK: kích thích, co giật, hôn mê, suy hô hấp.
- Rối loạn huyết học
- Phản ứng dị ứng
- Nôn, buồn nôn, rối loạn tim mạch
2.4.Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin
- Người có tiền sử loạn tạo máu và suy tủy.
3.Acid valproic

3.1.Tác dụng và cơ chế
- Có tác dụng đối với mọi loại động kinh, tác dụng tốt với động kinh cơn vắng.
- Thuốc dung nạp tốt, ít TDKMM, ít gây buồn ngủ nên dùng tốt cho trẻ nhỏ.
- Cơ chế:
+ Làm chậm sự hồi phục kênh Na.
+ Tăng hoạt tính GABA.
+ Ức chế nhẹ Ca loại T.
3.2. Chỉ định
- Điều trị các loại động kinh, đặc biệt là động kinh cơn vắng.
3.3.TDKMM
- Rối loạn tiêu hóa, rối loạn TKTW: buồn ngủ, run cơ, mất điều vận,...
- Nghiêm trọng nhất là độc tính với gan, làm tăng enzym gan và một số ít trường hợp gây
viêm gan kịch phát và gây tử vong.
- Có thể gây quái thai và gây dị tật gai đôi.
3.4.Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Viêm gan cấp hoặc mạn tính.
- PN có thai hoặc cho con bú.
- Rối loạn chức năng tụy.
4.Ethosuximid
4.1.Tác dụng & cơ chế
- Tác dụng tốt với động kinh cơn nhỏ.
- Cơ chế: ức chế kênh Ca loại T.

4.2.Chỉ định
- Điều trị động kinh cơn nhỏ.
4.3.Chống chỉ định
18



Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
- Mẫn cảm với thuốc.
- Bệnh gan hoặc thận nặng.

- TKTW: nhức đầu, chóng mặt, mất tập trung,..
- Các rối loạn về tạo máu: giảm BC, TC, suy tủy.
- Phản ứng dị ứng: mày đay, phản ứng ngoài

4.4.TDKMM
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, chán ăn.

da,..

Bài 5: Thuốc an thần gây ngủ
I/Đại cương
1.Khái niệm
- Thuốc an thần - gây ngủ là thuốc ức chế TKTW, có tác dụng giảm lo lắng, bồn chồn.
- Thuốc ngủ tạo ra trạng thái buồn ngủ và duy trì giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý.
- Tác dụng:
+ Liều thấp: an thần

+ Liều cao: gây mê

+ Liều trung bình: gây ngủ

+ Liều độc: gây hôn mê và chết

2.Phân loại
- Dẫn xuất của acid babituric: phenobarbital,...
- Dẫn xuất benzodiazepin: diazepam,...

- Khác: buspiron, zolpidem,...
II/Dẫn xuất Barbiturat
1.Phenobarbital
1.1.Dược động học
- Hấp thu:
+ Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, khi cần có thể tiêm tĩnh mạch.
+ Không nên tiêm dưới da và tiêm bắp vì dễ gây hoại tử và đau ở nơi tiêm.
- Phân bố:
+ Liên kết với protein khoảng 50%, phân bố rộng vào các mô, đặc biệt là não.
+ Qua được nhau thai và sữa mẹ.
- Chuyển hóa: ở gan, tạo ra chất chuyển hóa không còn hoạt tính.
- Thải trừ:
19


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
+ Chủ yếu qua nước tiểu, tốc độ thải trừ phụ thuộc vào pH nước tiểu.
+Do có tính acid yếu nên pH nước tiểu giảm làm chậm thải trừ thuốc, tác dụng kéo
dài và ngược lại.
=> giải độc bằng cách kiềm hóa nước tiểu.
1.2.Tác dụng & cơ chế
- TKTW: ức chế TKTW
+ An thần (liều thấp): giảm lo lắng, bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, dễ dàng
đi vào giấc ngủ.
+ Gây ngủ (liều trung bình): tạo được giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý, nhưng có
nhiều giấc mơ.
+ Chống động kinh (liều trung bình / liều cao): chống động kinh cơn lớn và động kinh
cục bộ do ức chế sự giải phóng điện quá mức ở não, đồng thời làm tăng ngưỡng đáp
ứng của các noron TKTW với kích thích.
=< Cơ chế:

• Tạo thuận lợi cho acid GABA gắn vào receptor của nó.
• Tăng cường chất dẫn truyền ức chế Glycin hoặc ức chế dẫn truyền kích thích là

acid Glutamic.
• Ở nồng độ cao ức chế cả kênh Na+.
- Trên các cơ quan
+ Liều điều trị: giảm nhẹ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
+ Liều cao; ức chế tim, hạ HA, ức chế hô hấp, dễ gây rối loạn hô hấp (do làm giảm
đáp ứng của trung tâm hô hấp với nồng độ CO2). Giảm hoạt động cơ trơn, giảm
chuyển hóa, giảm thân nhiệt, giảm sức lọc cầu thận, giảm bài niệu, trường hợp nặng
gây vô niệu.
+ Tăng cường tác dụng của các thuốc ức chế TKTW khác: thuốc gây mê, rượu,... và
đối kháng với tác dụng kích thích TKTW của strychnin, niketamid,...
1.3.Chỉ định
- Co giật, động kinh cơn lớn, phòng co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ.
20


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
=< do ức chế sự phóng điện quá mức ở não, đồng thời làm tăng ngưỡng đáp ứng
của các noron TKTW với kích thích.
- Tiền mê. =< do có tác dụng an thần , gây ngủ, an dịu.
- Các trạng thái thần kinh bị kích thích lo âu, căng thẳng.
=< do có tác dụng an thần, gây ngủ, tạo giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý.
- Các trạng thái mất ngủ nặng (ít dùng).
- Tăng Bilirubin huyết, vàng da ở trẻ sơ sinh.
=< do cảm ứng enzym chuyển hóa ở gan, tăng chuyển hóa Bilirubin tự do thành liên
hợp, làm tăng đào thải.
- Phối hợp với các thuốc khác điều trị cơn đau thắt ngực, đau nửa đầu, nhồi máu não
và một số rối loạn ở hệ TKTW.

1.4.TDKMM
- Ức chế TKTW: ngủ gà, buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, mất điều hòa động
tác, rung giật nhãn cầu.
- Tác dụng nghịch thường: mất ngủ, kích thích, có cơn ác mộng, sợ hãi.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin, dị ứng (mẩn ngứa, viêm da, viêm miệng,...), thiếu
máu do thiếu acid folic.
1.5.Độc tính
- Cấp: khi dùng liều cao gấp 5 – 10 lần. Biểu hiện là ngủ sâu, mất phản xạ, hạ thân
nhiệt, giãn đồng tử, trụy tim mạch, trụy hô hấp, hôn mê có thể tử vong.
=> Xử trí: thải nhanh thuốc ra khỏi cơ thể: gây nôn, truyền NaHCO3, lợi tiểu, trợ hô
hấp, tuần hoàn,..
- Mạn (quen thuốc): thường gặp khi dùng thuốc kéo dài. Khi dừng đột ngột, gây ra hội
chứng cai thuốc: co giật, mê sảng, mất ngủ, đau khớp cơ,...
=> Xử trí: giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn.
1.6.Chống chỉ định
- Suy hô hấp =< do ức chế hô hấp có thể gây ngừng hô hấp.
21


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
- Suy gan nặng =< do gây cảm ứng enzym chuyển hóa ở gan, làm gan hoạt động
nhiều hơn, hại gan.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin => thiếu máu nặng.
1.7.Tương tác thuốc
- Phenobarbital là thuốc gây cảm ứng mạnh các eym chuyển hóa thuốc ở cytocrom
P450, vì vậy làm giảm hoặc mất tác dụng của nhiều thuốc phối hợp.
- Các thuốc bị giảm tác dụng: Rifampicin, các corticoid, viên uống tránh thai,...
- Bản thân Phenobarbital cũng tự gây cảm ứng, vì vậy khi dùng lâu dài chính tác dụng
của nó cũng giảm.
- Một số thuốc làm tăng tác dụng của Phenobarbital: thuốc ức chế TK khác, thuốc an

thần kinh, phenylbutazon.
III/Dẫn xuất Benzodiazepin
1.Dược động học
- Hấp thu được cả đường uống và tiêm
- Phân bố:
+ Liên kết với protein huyết tương 70 – 99%.
+ Phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể, xâm nhập nhanh vào não, qua được nhau thai và
sữa mẹ.
- Chuyển hóa: gan, tạo ra chất chuyển hóa còn hoạt tính và kéo dài hơn chất mẹ.
- Thải trừ: chủ yếu qua nước tiểu.
- Tác dụng thuốc kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, BN suy gan, suy thận.
2.Tác dụng & cơ chế
- TKTW: tác dụng an thần gây ngủ chọn lọc hơn và phạm vi an toàn sử dụng rộng
hơn các barbiturat.
+ An thần: giảm kích thích, lo lắng, hồi hộp, căng thẳng.
+ Gây ngủ: làm giảm thời gian tiềm tàng và kéo dài toàn thể giấc ngủ, tạo giấc ngủ
sâu, nhẹ nhàng, giảm ác mộng và giảm bồn chồn.
22


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
+ Chống động kinh, co giật: có tác dụng với cơn động kinh nhỏ, động kinh trạng thái.
- Giãn cơ: giãn cả cơ vân và cơ trơn khi sử dụng liều cao, riêng Diazepam có tác
dụng ngay ở liều an thần.
- Tác dụng khác: giãn mạch, hạ HA nhẹ, chống loạn nhịp
=< Cơ chế:
+ Các receptor của BZD có nhiều ở vỏ não, hệ viền và não giữa, chúng là một phần
của phức hợp receptor GABA và kênh Cl-.
+ Bình thường, khi chưa dùng BZD, các receptor của nó bị BZD nội sinh chiếm giữ,
GABA không gắn vào receptor GABA hoàn toàn, kênh Cl- đóng.

+ Khi dùng, do có ái lực mạnh hơn nên đã đẩy BZD nội sinh và chiếm chỗ, đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi để GABA gắn vào receptor GABA, làm kênh Cl- mở, cho Cl đi
vào tế bào => tăng ưu cực => ức chế TKTW.
+ BZD chủ yếu làm tăng tần suất mở kênh Cl qua trung gian GABA.
1.3.Chỉ định
- Các trạng thái thần kinh bị căng thẳng, kích thích, lo âu. =< do ức chế TKTW.
- Các trạng thái mất ngủ. =< do có tác dụng an thần, gây ngủ.
- Động kinh cơn nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu. =< do có tác dụng giãn
cơ, an thần, gây ngủ, chống co giật.
- Tiền mê. =< do có tác dụng an thần, gây ngủ, an dịu.
- Các bệnh co cứng cơ. =< do có tác dụng giãn cơ.
1.4.TDKMM
- Ức chế TKTW quá mức: buồn ngủ, chóng mặt, mất phối hợp vận động, lú lẫn, hay
quên.
- Độc tính cấp: ít nguy hiểm hơn các trường hợp khác. Độc tính tăng khi dùng thêm
các chất ức chế TKTW khác, nhất là uống rượu.
=> Giải độc: Flumazenil.

23


Chương 3:Thuốc tác dụng trên TKTW
- Độc tính mạn: bị lệ thuộc thuốc khi dùng lâu dài, dừng đột ngột thì gây hội chứng cai
thuốc. => giảm liều từ từ đến khi ngừng hẳn.
1.5.Chống chỉ định
- Nhược cơ =< do thuốc làm giãn cơ.
- Suy gan, thận nặng =< do BZD chuyển hóa thành dạng còn hoạt tính bởi hệ enzym
ở gan, thải trừ qua thận, nên làm giảm chất lượng, số lượng enzym, làm giảm chuyển
hóa, từ đó tăng độc tính đối với gan. Không thải trừ được ra ngoài, mà dạng chuyển
hóa vẫn còn hoạt tính nên gây độc cơ quan.

- Suy hô hấp =< ức chế trung tâm hô hấp.

24



×