Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

trình bày các yếu tố tác động đến pháp luật trong hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.96 KB, 2 trang )

Câu 1: Trình bày các yếu tố tác động đến pháp luật trong hành chính nhà nước?
1. Kinh tế:
Cơ sở kinh tế quy định nội dung của pháp luật. Khi chế độ kinh tế có những thay đổi thì
sớm muộn cũng kéo theo sự thay đổi của pháp luật. Bởi vì pháp luật là hình thức ghi nhận sự
biến đổi của các quan hệ kinh tế, phản ánh trình độ phát triển của kinh tế.
Tuy nhiên, pháp luật nói chung và pháp luật trong hành chính nói riêng có tính độc lập
tương đối và tác động trở lại đối với nền kinh tế theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.
Khi pháp luật phản ánh chính xác, kịp thời sự vận động của các quan hệ kinh tế nó sẽ thúc đẩy
kinh tế phát triển. Ngược lại, khi không thỏa mãn điều kiện trên, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát
triển của kinh tế.
2. Chính tri:
Chính trị và pháp luật đều là những bộ phận thuộc thượng tầng kiến trúc và có mối quan hệ
qua lại với nhau. Đường lối chính trị của nhà nước giữ vai trò chi phối đối với pháp luật. Nói
khác đi, pháp luật có nhiệm vụ phải thể chế hóa các chủ trương, quan điểm chính trị của nhà
nước. Đặc biệt, pháp luật trong hành chính nhà nước là pháp luật của quyền lực hành pháp,
nơi thể hiện đậm đặc và trực tiếp nhất quyền lực chính tn nên cũng chính là nơi phản ánh
quyền lực chính trị một cách rõ nét nhất.
3. Đạo đức:
Pháp luật và đạo đức là hai hệ thống quy tắc xử sự quan ừọng nhất của mỗi xã hội. Giữa
chúng luôn có mối quan hệ tương tác rất mật thiết. Pháp luật ghi nhận và bảo vệ các giá trị đạo
đức. Ngược lại, đạo đức lại là tiền đề, là cơ sở để pháp luật đi vào cuộc sống và được thực
hiện. Đời sống nội tâm của mỗi cá nhân bao hàm những trạng thái cực kỳ đa dạng và phức tạp,
sự e sợ bị cưỡng chế chỉ là một phần của vấn đề. Nếu các chuẩn mực đạo đức phát huy tác
dụng sẽ mang lại cho ý thức cá nhân những quan niệm chính xác về đúng, sai, phải, trái,... đây
chính là tiền đề thuận lợi để pháp luật được thực hiện.
Đạo đức còn có vai trò quan trọng trong việc tạo nên dư luận xã hội như một màng lưới có
khả năng ngăn chặn, lọc bỏ những ý xấu, lên án những hành vi xấu.
4. Tập quán:
Một xã hội dù hiện đại đến đâu cũng luôn chịu sự chi phối của tập quán. Bởi vì chúng là
những phương án xử sự đã ăn sâu vào nếp nghĩ của con người qua nhiều thế hệ. Do đó, những
tập quán này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến pháp luật. Các nhà làm luật hay thực


thi pháp luật dứt khoát phải tính đến yếu tố này, không thể bỏ qua hoặc đem pháp luật hoàn
toàn đối lập với tập quán. Ví dụ như ai cũng biết quỹ đất tại nhiều thành phố đã trở nên hạn
hẹp và việc điện táng đối với người chết là phù hợp, nhưng vấn đề này chỉ có thể vận động,


định hướng chứ không thể bắt buộc vì thói quen mai táng người thân đã trở thành tập quán của
phần lớn người Việt Nam, không dễ ngày một ngày hai thay đổi ngay được ...
5. Môi trường chỉnh trị, kinh tế - xã hội khu vực và thế giới:
Trong thời gian qua, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Các vấn đề như xung
đột vũ trang, khủng bố, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ vẫn diễn ra ở
nhiều nơi; thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
trở thành những vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới và ảnh hưởng đến từng nước,
đòi hỏi chính quyền phải có sự ứng phó kịp thời và hữu hiệu.
Bên cạnh đó, xu thế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển, toàn cầu hoá và
cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội
thông tin và kinh tế tri thức; cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài
nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao,... giữa
các nước ngày càng quyết liệt hơn cũng buộc chính quyền phải không ngừng tự đổi mới, hoàn
thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.



×