Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Kế toán nghiệp vụ kinh doanh nghoại tệ chương 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.63 KB, 28 trang )

Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

CHƯƠNG 6
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Mục tiêu:
Chương này giúp sinh viên nắm được các nghiệp kinh doanh ngân hàng liên
quan đến ngoại tệ, các nguyên tắc kế toán áp dụng để ghi nhận cũng như phương pháp
hạch toán kế toán nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ trong ngân hàng. Qua đó, sinh
viên có thể xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ này.
Nội dung:
1. Khái quát về các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ.
2. Nguyên tắc kế toán.
3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
4. Phương pháp kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế
1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN NGOẠI TỆ
1.1. Tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ của khách hàng
Ngân hàng không những nhận tiền gửi và cho vay bằng đồng Việt Nam mà còn
nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người cư trú và người
không cư trú bằng ngoại tệ.
1.1.1. Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng
Khách hàng mở tài khoản Tiền gửi tại ngân hàng thương mại Việt Nam dưới các
hình thức sau:
- Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn: Khách hàng mở tài khoản này nhằm mục đích:
+ Thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ.
+ Trả nợ vay ngân hàng và nợ vay nước ngoài.
+ Mua bán ngoại tệ với ngân hàng thương mại.
+ Góp vốn đầu tư và các khoản chi khác ra nước ngoài theo quy định.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế



- Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm: Khách hàng gửi ngoại tệ
nhằm mục đích hưởng lãi. Khách hàng được rút tiền gốc và nhận tiền lãi bằng ngoại
tệ tiền mặt.
- Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng tại nước ngoài:
Theo pháp lệnh ngoại hối Việt Nam, bên cạnh tổ chức tín dụng là người cư trú của
Việt Nam được phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các
hoạt động ngoại hối, vì vậy các chủ thể sau đây cũng có thể được phép mở tài khoản
tại nước ngoài. Cụ thể:
+ Người cư trú là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài
hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, để thực
hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem
xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
+ Người cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, đơn vị lực lượng vũ trang,
tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp ở nước ngoài, công dân Việt Nam trong thời
gian ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật nước sở tại.
1.1.2. Cho vay ngoại tệ đối với khách hàng
Ngân hàng có thể cho vay bằng ngoại tệ thông qua các phương thức như bảo lãnh,
chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ đối với
khách hàng
1.2. Kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng
thương mại bởi vì thông qua nghiệp vụ này, một mặt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng
thương mại, mặt khác để các ngân hàng thương mại góp phần điều hòa cung cầu
ngoại tệ trên thị trường, ổn định tỷ giá, thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của
Nhà nước, từ đó có tác động tích cực đến hoạt động xuất, nhập cũng như các hoạt
động khác trong nền kinh tế.
- Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại có các hình thức chủ yếu sau:
+ Mua bán ngoại tệ:

 Mua bán trao ngay (Spot)


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

 Mua bán theo hợp đồng kỳ hạn (Forward)
 Nghiệp vụ hoán đổi (Swap)
 v..v…
Việc mua bán có thể thực hiện trực tiếp giữa các ngân hàng với khách hàng là
các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân hoặc thực hiện ở thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng.
+ Chuyển đổi ngoại tệ hay kinh doanh giữa các loại ngoại tệ với nhau.
Chuyển đổi ngoại tệ là việc đổi ngoại tệ này lấy một ngoại tệ khác: Nghiệp vụ
này được áp dụng đối với khách hàng trong nước và chuyển đổi ngoại tệ ở nước
ngoài. Thực chất của chuyển đổi ngoại tệ cũng là nghiệp vụ kinh doanh của ngân
hàng thương mại.
+ Bảo quản chứng từ có giá trị ngoại tệ.
Bảo quản chứng từ có giá trị ngoại tệ như các loại séc, giấy tờ có giá khác của
ngân hàng thương mại nhằm thu phí hoặc mua lại dưới hình thức chiết khấu. Đây
cũng là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại.
- Tỷ giá trong mua, bán kinh doanh ngoại tệ và chuyển đổi ngoại tệ:
Đối với nghiệp vụ mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ trong nước hạch toán theo tỷ
giá thực mua, thực bán; đối với các nghiệp vụ khác hạch toán theo tỷ giá bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Hàng ngày các ngân hàng niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ gồm tỷ giá giao
ngay và tỷ giá có kỳ hạn trên cơ sở tham chiếu tỷ giá ở thị trường liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ phải đảm bảo cho
ngân hàng thương mại kinh doanh có lãi nhưng không được vượt quá biên độ điều
hòa cho phép của Ngân hàng Nhà nước so với tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công
bố.

- Các khoản thu nhập, chi phí của ngân hàng từ hoạt động đầu tư vốn, dịch vụ
thanh toán bằng ngoại tệ được thực hiện bằng tỷ giá thực mua, thực bán của ngân
hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập, chi phí thông qua nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ
để chuyển thành đồng Việt Nam, trên cơ sở đó để xác định nghĩa vụ thuế với ngân
sách nhà nước và các quan hệ khác.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

1.3. Thanh toán quốc tế
Trên cơ sở nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng, ngân
hàng thực hiện các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương thức thanh toán quốc tế như phương
thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ.
Ngân hàng còn thực hiện các khoản thanh toán chuyển tiền liên quan đến vay,
thanh toán tiền lãi và nợ gốc của khoản vay nước ngoài, các khoản thu nhập từ đầu tư
trực tiếp và gián tiếp, các khoản chuyển tiền kiều hối…
Ngân hàng sẽ mở rộng thu phí từ dịch vụ và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ
ngoại thương.
2. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
2.1. Loại tiền ghi sổ
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ liên quan đến nhiều loại tiền, việc sử dụng loại
tiền nào phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng như: mua, bán, chuyển đổi và thanh
toán quốc tế.
Kế toán kinh doanh ngoại tệ phải phản ánh chính xác từng loại tiền trên chứng
từ kế toán và sổ kế toán phân tích và tổng hợp.
Ví dụ:
Khách hàng bán cho ngân hàng USD để lấy VND thì trên chứng từ kế toán và
sổ hạch toán phân tích, hạch toán tổng hợp phải phản ánh rõ ràng USD và VND
2.2. Kế toán phân tích và kế toán tổng hợp

2.2.1. Kế toán phân tích
- Bảo đảm hạch toán đối ứng và cân đối giữa các tài khoản ngoại tệ và từng
loại ngoại tệ.
- Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán
đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam. Giá trị ngoại tệ quy
ra đồng Việt Nam được tính theo tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

- Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ được
chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh để hạch toán vào thu
nhập, chi phí.
- Trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ, vừa ghi sổ bằng ngoại tệ, vừa
ghi sổ bằng đồng Việt Nam theo từng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.
2.2.2. Kế toán tổng hợp
- Kế toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ánh theo đồng Việt Nam
- Hiện nay, các ngân hàng thương mại áp dụng phổ biến theo phương pháp
hạch toán theo nguyên tệ. Hàng ngày hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp theo
nguyên tệ đến cuối tháng quy đổi số dư, doanh số hoạt động trong tháng ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế liên ngân hàng của ngày cuối tháng để tổng hợp và
phản ánh đầy đủ hoạt động trên bảng cân đối tài khoản hàng tháng bằng đồng Việt
Nam.
3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ
3.1. Phương pháp kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ khác
3.1.1. Tài khoản sử dụng
* TK 1031 - Ngoại tệ tại đơn vị
Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ tại quỹ tại ngân hàng.
Kết cấu của tài khoản 1031:

Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ.
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ.
Số dư Nợ: Giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của ngân hàng thương mại.
* TK 1123 - Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước bằng ngoại tệ
Nội dung kết cấu tài khoản này tương tự TK 1113 - Tiền gửi thanh toán tại
Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam.
* TK 1331 - Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài
Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ của ngân hàng thương mại gửi tại
các ngân hàng ở nước ngoài.
Kết cấu của tài khoản 1331:
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ gửi vào các ngân hàng ở nước ngoài.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ rút ra để thanh toán.
Số dư Nợ: Giá trị ngoại tệ của ngân hàng thương mại đang gửi tại các ngân
hàng nước ngoài.
* TK 4221 - Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ do khách hàng trong nước gửi
không kỳ hạn vào ngân hàng.
Kết cấu của tài khoản 4221:
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ khách hàng rút ra.
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ khách hàng gửi vào.
Số Dư Có: Phản ánh số ngoại tệ khách hàng đang gửi tại ngân hàng.
* TK 4261 - Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ do khách hàng nước ngoài gửi
không kỳ hạn vào ngân hàng.
Kết cấu của tài khoản 4261:
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ khách hàng rút ra.

Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ khách hàng gửi vào.
Số Dư Có: Phản ánh số ngoại tệ khách hàng đang gửi tại ngân hàng.
* TK 4141 - Tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ
Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ của các ngân hàng thương mại gửi
không kỳ hạn vào ngân hàng ở nước ngoài.
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ ngân hàng rút ra.
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ ngân hàng gửi vào.
Số Dư Có: Phản ánh số ngoại tệ của ngân hàng thương mại đang gửi tại ngân
hàng nước ngoài.
* TK 4711 - Mua bán ngoại tệ kinh doanh
Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ mua vào và bán ra trên cơ sở
ngoại tệ mua vào rồi mới bán ra.
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ mua vào.
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ bán ra.
Số dư Có: Giá trị ngoại tệ ngân hàng mua vào chưa bán ra.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Số dư Nợ: Giá trị ngoại tệ từ các nguồn khác bán ra mà chưa bù đắp.
* TK 4712 - Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiền Việt Nam chi ra mua ngoại tệ
hay thu vào do bán ngoại tệ tương ứng với số ngoại tệ mua vào hay bán ra.
Bên Nợ ghi: -Số tiền Việt Nam chi ra để mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế
mua vào).
- Kết chuyển chênh lệch lãi kinh doanh ngoại tệ (đối ứng tài khoản 721 Thu về kinh doanh ngoại tệ).
- Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại tệ kinh doanh khi đánh giá
lại trên tài khoản 4711 theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng tài khoản 6311 – chênh
lệch tỷ giá hối đoái).
Bên Có ghi: - Số tiền Việt Nam thu về do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế

bán ra).
- Kết chuyển chênh lệch lỗ kinh doanh ngoại tệ (đối ứng tài khoản 821 Chi về kinh doanh ngoại tệ).
- Kết chuyển số chênh lệch giảm giá trị ngoại tệ kinh doanh khi đánh
giá lại trên tài khoản 4711 theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng tài khoản 6311 –
chênh lệch tỷ giá hối đoái).
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền Việt Nam ngân hàng bỏ ra để mua ngoại tệ kinh
doanh.
Số dư Có: Phản ánh số tiền Việt Nam thu vào tương ứng với số ngoại tệ ngân
hàng bán ra từ nguồn khác mà chưa bù đắp.
* TK 6311 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch do thay đổi tỷ giá hối
đoái qua việc đánh giá lại các tài khoản ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, hạch toán
bằng Việt Nam đồng.
Kết cấu của tài khoản 6311:
Bên Có ghi: - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ
theo tỷ giá của ngày cuối tháng.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính vào tài
khoản chi phí.
Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ
theo tỷ giá của ngày cuối tháng.
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính vào tài
khoản thu nhập.
Số dư Có hoặc dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch Có hoặc chênh lệch Nợ tỷ giá
hối đoái phát sinh trong năm chưa xử lý.
* TK 721 - Thu về kinh doanh ngoại tệ
* TK 821 - Chi về kinh doanh ngoại tệ

Các tài khoản thu, chi về kinh doanh ngoại tệ phản ánh kết quả kinh doanh
ngoại tệ lãi hay lỗ từng định kỳ trong năm tài chính.
* TK 9231 - Cam kết mua ngoại tệ giao ngay
* TK 9232 - Cam kết bán ngoại tệ giao ngay
Hai tài khoản ngoại bảng này dùng để phản ánh những khoản thanh toán mà
ngân hàng sẽ thực hiện mua hoặc bán ngoại tệ trao ngay.
Các tài khoản này có kết cấu chung như sau:
Bên Nhập ghi: Số tiền cam kết thanh toán.
Bên Xuất ghi: Số tiền cam kết đã thanh toán (hoặc hủy cam kết hợp đồng giao dịch)
Số còn lại: Số tiền cam kết còn phải thanh toán.
3.1.2. Phương pháp kế toán
3.1.2.1. Phương pháp kế toán các hình thức kinh doanh ngoại tệ chủ yếu
@ Phương pháp kế toán mua bán ngoại tệ giao ngay (Spot)
Hợp đồng giao ngay được ngân hàng ký kết với khách hàng về việc mua, bán
ngoại tệ với tỷ giá thường được ngân hàng yết giá cho thời hạn thanh toán không quá
2 ngày kể từ ngày bắt đầu giao dịch mua, bán ngoại tệ.
Trong quá trình kinh doanh, các ngân hàng mua bán ngoại tệ bằng tiền mặt
hoặc chuyển khoản theo đúng chế độ quản lý ngoại tệ của ngân hàng Nhà nước.
*Kế toán mua ngoại tệ giao ngay
- Kế toán tại thời điểm ngân hàng ký hợp đồng mua ngoại tệ giao ngay


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa ngân hàng và khách hàng (về số lượng ngoại
tệ ngân hàng mua, tỷ giá, ngày thực hiện hợp đồng…), kế toán ghi:
Nhập TK 9231 - Cam kết mua ngoại tệ giao ngay
- Kế toán tại thời điểm ngân hàng chính thức mua ngoại tệ của khách hàng
Căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
Xuất TK 9231 - Cam kết mua ngoại tệ giao ngay

Đồng thời, hạch toán:
Bút toán 1: Thu ngoại tệ của khách hàng
Nợ TK 1031, 4221…: Giá trị ngoại tệ ngân hàng mua
Có TK 4711
Bút toán 2: Chi tiền Việt Nam đồng cho người bán theo tỷ giá mua
Nợ TK 4712
Có TK 1011, 4211…
* Kế toán bán ngoại tệ giao ngay
- Kế toán tại thời điểm ngân hàng ký hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay
Căn cứ vào hợp đồng, kế toán lập chứng từ hạch toán:
Nhập TK 9232 - Cam kết bán ngoại tệ giao ngay
- Kế toán tại thời điểm ngân hàng chính thức bán ngoại tệ cho khách hàng
Khi thực hiện hợp đồng, kế toán lập chứng từ hạch toán:
Xuất TK 9232 - Cam kết bán ngoại tệ giao ngay
Đồng thời, hạch toán:
Bút toán 1: Ngân hàng chi ngoại tệ cho người mua
Nợ TK 4711: Giá trị ngoại tệ ngân hàng bán
Có TK 1031, 4221…
Bút toán 2: Ngân hàng thu tiền Việt Nam từ người mua theo tỷ giá bán
Nợ TK 1011, 4211…
Có TK 4712
@ Phương pháp kế toán mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện quan hệ mua, bán ngoại tệ giữa
các ngân hàng thương mại và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhằm điều hòa và ổn
định tỷ giá các loại ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR,

JPY…
- Căn cứ hợp đồng, kế toán lập chứng từ để hạch toán vào các tài khoản ngoại
bảng thích hợp như đã trình bày ở phần kế toán hình thức giao ngay.
- Về hạch toán nội bảng:
* Tại ngân hàng thành viên mua ngoại tệ:
Lập chứng từ, hạch toán:
Bút toán 1: Thu ngoại tệ do mua vào
Nợ TK 1123: Giá trị ngoại tệ ngân hàng mua
Có TK 4711
Bút toán 2: Chi tiền Việt Nam để mua ngoại tệ
Nợ TK 4712
Có TK 1113
* Tại ngân hàng thành viên bán ngoại tệ
Lập chứng từ, hạch toán:
Bút toán 1: Ngân hàng chi ngoại tệ do bán ra
Nợ TK 4711: Giá trị ngoại tệ ngân hàng bán
Có TK 1123
Bút toán 2: Ngân hàng thu tiền Việt Nam do bán ngoại tệ
Nợ TK 1113
Có TK 4712
@ Phương pháp kế toán ngoại tệ từ các nguồn khác
Ngoại tệ từ các nguồn khác là số ngoại tệ mà ngân hàng có được thông qua huy
động vốn ngoại tệ, vay ngoại tệ từ các ngân hàng khác. Số ngoại tệ từ các nguồn khác
được dùng để bù đắp số ngoại tệ đã bán ra.
Hình thức mua bán ngoại tệ từ các nguồn khác cũng giống như hình thức mua
bán ngoại tệ kinh doanh nên về phương pháp hạch toán cơ bản giống hạch toán mua,
bán ngoại tệ kinh doanh.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế


@ Phương pháp kế toán chuyển đổi ngoại tệ
- Nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ của ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng là chuyển đổi ngoại tệ này để lấy một ngoại tệ khác.
- Thực chất của nghiệp vụ này là kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng mua ngoại tệ
này (ngoại tệ nhận chuyển đổi) và bán ngoại tệ kia (ngoại tệ chuyển đổi).
- Ngân hàng áp dụng tỷ giá mua đối với ngân hàng nhận chuyển đổi và tỷ giá
bán đối với ngân hàng đổi đi.
* Phương pháp kế toán chuyển đổi ngoại tệ thanh toán trong nước
- Khi khách hàng đổi ngoại tệ A lấy ngoại tệ B, hạch toán:
+ Bút toán 1: Phản ánh số ngoại tệ NH nhận chuyển đổi
Nợ TK 1031, 4221(A): Giá trị ngoại tệ ngân hàng nhận chuyển đổi
Có TK 4711.A
+ Bút toán 2: Phản ánh số ngoại tệ ngân hàng chuyển đổi cho khách hàng
Nợ TK 4711.B
Có TK 1031, 4221(B)
+ Cuối cùng hạch toán bút toán đối ứng quy đổi ra tiền Việt Nam giữa 2 loại
ngoại tệ, số tiền Việt Nam được tính theo tỷ giá ngoại tệ/ Việt Nam đồng của loại
ngoại tệ mạnh hơn tùy trường hợp mua hay bán:
Nợ TK 4712(B)
Có TK 4712(A)
+ Khi thu lệ phí, hạch toán:
Nợ TK 1011, 4211…
Có TK 711 - Thu từ dịch vụ thanh toán
Có TK 4531 - Thuế GTGT phải nộp
* Phương pháp kế toán chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với nước ngoài
Nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ là nghiệp vụ rất quan trọng trong nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ ở nước ngoài vì nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ ở nước ngoài vừa
là nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp là
khách hàng của các ngân hàng thương mại vừa là nghiệp vụ kinh doang ngoại tệ ở

nước ngoài của ngân hàng thương mại.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, khách hàng Việt Nam có một loại
ngoại tệ cần đổi ra loại ngoại tệ khác để thanh toán với khách hàng ở nước ngoài theo
hợp đồng mua bán đã ký kết, trong khi đó loại ngoại tệ mà khách hàng cần đổi lại
không có trên tài khoản 1331 - Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài, do đó phải trích
một lượng ngoại tệ trên tài khoản 1331 bán đi để mua loại ngoại tệ khách hàng cần để
thanh toán.
Kinh doanh ngoại tệ ở nước ngoài của ngân hàng thương mại chủ yếu áp dụng
chuyển đổi các loại ngoại tệ trên tài khoản 1331 nhằm tạo ra chênh lệch tỷ giá để thu
lời.
Phương pháp kế toán chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với nước ngoài:
+ Ngân hàng chuyển đổi ngoại tệ A lấy ngoại tệ B, hạch toán:
Nợ TK 4711(A)
Có TK 1331(A)
+ Khi nhận giấy báo Có của ngân hàng nước ngoài (đã thực hiện chuyển đổi),
hạch toán:
Nợ TK 1331(B)
Có 4711(B)
+ Cuối cùng hạch toán bút toán đối ứng quy đổi ra tiền Việt Nam giữa 2 loại
ngoại tệ, số tiền Việt Nam được tính theo tỷ giá ngoại tệ/ Việt Nam đồng của loại
ngoại tệ mạnh hơn tùy trường hợp mua hay bán:
Nợ TK 4712(B)
Có TK 4712(A)
+ Khi trả phí cho nước ngoài, hạch toán:
Nợ TK 816 - chi hoa hồng môi giới
Nợ TK 812 - cước phí bưu biện về mạng viễn thông

Có TK 1331, 4141
3.1.2.2. Phương pháp kế toán về kết quả kinh doanh ngoại tệ


Xác định kết quả kinh doanh trong kinh doanh ngoại tệ

KQKD ngoại tệ
Trong đó:

= Doanh số bán ra - Doanh số mua vào


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Doanh số bán ra

= Giá trị ngoại tệ bán ra

Doanh số mua vào

= Giá trị ngoại tệ bán ra

Tỷ giá thực tế
Mua vào bình quân

=

x

Tỷ giá thực tế bán ra


x

Tỷ giá thực tế mua vào bình quân

Giá trị ngoại tệ tồn
đầu kỳ
Số lượng ngoại tệ

+

Doanh số mua ngoại tệ
phát sinh trong kỳ
Số lượng ngoại tệ mua

+
tồn đầu kỳ
vào trong kỳ
Sau khi xác định được số chênh lệch lãi (doanh số bán ra > doanh số mua vào),
ta tiến hành xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế Giá trị gia tăng phải nộp = (Doanh số bán ra – Doanh số mua vào) x Thuế suất
 Đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ được thực hiện vào ngày cuối tháng, theo
phương pháp sau:
- Trường hợp chênh lệch lãi (doanh số bán ra > doanh số mua vào), ghi:
Nợ TK 4712: Lãi kinh doanh ngoại tệ
Có TK 721 - Thu về kinh doanh ngoại tệ
Có TK 4531 - Thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp chênh lệch lỗ (doanh số bán ra < doanh số mua vào), ghi:
Nợ TK 821 - Chi về kinh doanh ngoại tệ
Có TK 4712: Lỗ kinh doanh ngoại tệ

Khi bị lỗ kinh doanh ngoại tệ ngân hàng không phải nộp thuế GTGT.
Ví dụ:
Tổng số ngoại tệ thực tế bán ra trong tháng 10/XX tại NH A là 5000 USD, số
tiền thực thu về là:
1000 x 16.500 + 2000 x 16.800 + 2000 x 16.700 = 83.500.000đ
Giả sử tỷ giá mua bình quân là 16.600.
Yêu cầu:
- Xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ.
- Hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ, thuế GTGT phải nộp trong tháng.
Giải:


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

* Ta xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ như sau:
Doanh số bán ra là: 83.500.000đ
Doanh số mua vào là: 5.000 x 16.600 = 83.000.000đ
Kết quả kinh doanh ngoại tệ là:
83.500.000 - 83.000.000 = 500.000đ
Thuế GTGT liên quan đến mua bán ngoại tệ phải nộp là:
500.000 x 10% = 50.000đ
* Hạch toán kết quả kinh doanh và thuế GTGT liên quan đến mua bán ngoại tệ:
Nợ TK 4712:

500.000

Có TK 721: 450.000
Có TK 4531: 50.000
 Đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ được thực hiện vào ngày cuối tháng, theo
phương pháp sau:

- Trường hợp chênh lệch lãi (doanh số bán ra > doanh số mua vào), ghi:
Nợ TK 4712: Lãi kinh doanh ngoại tệ
Có TK 721: Lãi kinh doanh ngoại tệ
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 831 - Chi nộp thuế
Có TK 4531 - Thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp chênh lệch lỗ (doanh số bán ra < doanh số mua vào), ghi:
Nợ TK 821: Lỗ kinh doanh ngoại tệ
Có TK 4712: Lỗ kinh doanh ngoại tệ
Khi bị lỗ kinh doanh ngoại tệ ngân hàng không phải nộp thuế GTGT.
3.1.2.3. Phương pháp kế toán đánh giá lại ngoại tệ kinh doanh
Định kỳ (tháng, quý, năm), các ngân hàng thương mại tiến hành điều chỉnh
chênh lệch tỷ giá để theo dõi sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ.
Ngày cuối tháng, kế toán tính toán xác định số chênh lệch tăng hoặc giảm giá
trị ngoại tệ kinh doanh bằng cách lấy số dư TK 4711 sau khi đã quy đổi ra tiền Việt
Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày cuối tháng (ngày điều
chỉnh) trừ đi số dư TK 4712 để tìm ra số chênh lệch.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

- Trường hợp chênh lệch tăng (kết quả tính toán dương), hạch toán:
Nợ TK 4712
Có TK 6311
- Trường hợp chênh lệch giảm (kết quả tính toán âm), hạch toán:
Nợ TK 6311
Có TK 4712
Cuối năm tài chính, số dư Nợ hoặc số dư Có của TK 6311 sẽ được kết chuyển
vào tài khoản Chi phí hay Thu nhập của ngân hàng.
Ví dụ:

Số dư TK 4711 vào cuối tháng 7/XX tại NH B là 100.000 USD. Tỷ giá mua
thực tế ngày cuối tháng là 1 USD = 16.300 VNĐ. Số dư TK 4712 vào ngày cuối tháng
là 1.640.000.000.
Yêu cầu: Tính và hạch toán chênh lệch tỷ giá trong tháng 7/XX.
Giải:
Số dư TK 4711 quy ra VNĐ:
100.000 x 16.300 = 1.630.000.000đ.
Số dư TK 4712 vào cuối tháng là: 1.640.000.000đ.
Như vậy, số chênh lệch tăng là:
1.640.000.000 – 1.630.000.000 = 10.000.000đ
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 4712:

10.000.000

Có TK 6311: 10.000.000
4. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
4.1. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến
4.1.1. Phương thức chuyển tiền
 Khái niệm


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng
(người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định
cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian xác định.
Phương thức chuyển tiền chủ yếu để thanh toán phi mậu dịch và ngân hàng chỉ
đóng vai trò trung gian chuyển tiền để hưởng hoa hồng, ngân hàng không chịu trách
nhiệm ràng buộc gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng.

Việc thực hiện chuyển tiền phải tuân thủ đúng các quy định trong chế độ quản
lý ngoại hối.
Khi chuyển tiền ra nước ngoài, người chuyển tiền phải viết giấy ủy nhiệm
chuyển tiền nộp cho ngân hàng thực hiện.
 Quy trình thanh toán
Trình tự tiến hành nghiệp vụ như sau:
NH trung gian

(3b)

(3b)
NH chuyển tiền

NH đại lý

(3b)
(3a)

(2)

(4)

Người chuyển tiền

Người thụ hưởng

(1)
Chú thích:
(1) Người chuyển tiền và người hưởng lợi có giao dịch thương mại.
(2) Người chuyển tiền viết giấy ủy nhiệm chuyển tiền yêu cầu chuyển tiền đến ngân

hàng đại lý để chuyển cho người thụ hưởng.
(3a) Ngân hàng chuyển tiền ghi nợ tài khoản người chuyển tiền hoặc ghi vào tài
khoản thích hợp.
(3b) Chuyển tiền qua nước ngoài trực tiếp với ngân hàng đại lý hoặc qua ngân hàng
đại lý trung gian.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người thụ hưởng.
Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền:
* Ưu điểm: Thanh toán đơn giản, dễ thực hiện.
* Nhược điểm: Chuyển tiền cho người thụ hưởng hoàn toàn phụ thuộc vào
người chuyển tiền. Người chuyển tiền có thể không thực hiện chuyển tiền đúng theo
các điều kiện thỏa thuận với người thụ hưởng. Do vậy dễ nảy sinh việc chiếm dụng
vốn khó đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng.
4.1.2. Phương thức nhờ thu
 Khái niệm
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó tổ chức xuất khẩu sau
khi đã hoàn thành việc giao hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức nhập khẩu thì ủy thác cho
ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng hóa, dịch vụ từ tổ chức nhập khẩu.
 Các loại nhờ thu
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection).
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentery collection): Có hai loại:
+ Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documentary against payment - D/P).
+ Nhờ thu chấp nhận trao chứng từ (Documentary against acceptance - D/A).
 Chứng từ liên quan đến nhờ thu
- Chứng từ thương mại: Là các chứng từ liên quan trực tiếp đến hàng hóa như
hóa đơn (Invoice), các loại giấy tờ gửi hàng (shipping document), giấy chứng nhận
bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ.

- Chứng từ tài chính: Là các chứng từ liên quan trực tiếp đến tiền như hối phiếu
(Bill of exchange) hóa đơn… hoặc các phương tiện thanh toán tương tự với mục đích
ký phát để thu được số tiền thanh toán.
 Quy trình thanh toán nhờ thu
Sơ đồ thanh toán nhờ thu
NH phục vụ
nhà xuất khẩu

(2)

(6)
(3)

(7)

NH đại lý phục vụ
nhà nhập khẩu

(5)

(4)

(1)
Nhà xuất khẩu
(Người bán)

Nhà nhập khẩu
(người mua)



Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Chú thích:
(1) Nhà XK giao hàng hóa dịch vụ cho nhà NK.
(2) Nhà XK lập bộ chứng từ thanh toán kèm chỉ dẫn nhờ thu gửi ngân hàng phục vụ
mình nhờ thu hộ số tiền từ nhà NK
(3) NH phục vụ nhà XK chuyển hối phiếu sang NH phục vụ nhà NH nhờ thu tiền ở
nước ngoài.
(4) NH phục vụ nhà NK yêu cầu nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
(5) Nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
(6) NH phục vụ nhà NK chuyển tiền sang NH phục vụ nhà XK.
(7) NH phục vụ nhà XK thanh toán tiền cho bên bán và báo có cho họ.
4.1.3. Phương thức tín dụng chứng từ
 Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó ngân hàng
phát hành thư tín dụng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng cam kết chi trả một số
tiền nhất định cho người thụ hưởng khi người này xuất trình toàn bộ các chứng từ phù
hợp với thư tín dụng.
 Các loại thư tín dụng
- Xét về phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm: Gồm hai loại:
+ Thư tín dụng có thể hủy ngang.
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang.
- Xét theo phương diện thanh toán: Gồm hai loại:
+ Thư tín dụng trả tiền ngay.
+ Thư tín dụng trả chậm.
Ngoài ra còn có một số loại thư tín dụng khác:
+ Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi.
+ Thư tín dụng chuyển nhượng.
+ Thư tín dụng tuần hoàn.



Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

+…
 Các loại chứng từ cần thiết của bộ thư tín dụng
-

Hối phiếu (draft or bill of exchange):

Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người
nhập khẩu và yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định trong một thời gian
nhất định do người hưởng lợi quy định trong hối phiếu hoặc theo lệnh của người này
trả cho người khác.
Hối phiếu được chia làm hai loại: trả ngay và trả chậm.
- Chứng từ hàng hóa:
Hóa đơn thương mại (bill), giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa (certificate of
quality), giấy chứng nhận số lượng (certificate of quantily), giấy chứng nhận trọng
lượng (certificate of weight), chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm (insurance policy),
giấy chứng nhận xét nghiệm (certificate of analysis), giấy chứng nhận vệ sinh phòng
dịch (certificate of

sanitary health), giấy chứng nhận kiểm tra (certificate of

inspection), giấy chứng nhận hạn ngạch xuất khẩu (export quota certificate).
 Quy trình thanh toán thư tín dụng
Sơ đồ thanh toán thư tín dụng

(9’)

Ngân hàng

trung gian

(9’’)

(9)
NH mở thư
tín dụng

NH thông báo

(7)

L/C

(3b)
(2)

(3a)

(8)

(4)

(6)

(10)

(5)
(4)


Nhà nhập khẩu

Nhà xuất khẩu

(1)


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thanh toán L/C.
(2) Nhà nhập khẩu xin mở thư tín dụng.
(3a) NH phục vụ nhà XK đồng ý mở TTD.
(3b) Ngân hàng mở L/C thông báo cho NH đại lý ở nước ngoài.
(4) NH thông báo khi nhận được thông báo sẽ thông báo cho nhà XK.
(5) Nhà XK giao hàng cho nhà NK.
(6) Nhà XK lập bộ chứng từ gửi đến NH phục vụ mình yêu cầu thanh toán.
(7) NH thông báo đòi tiền thông qua NH phục vụ nhà NK.
(8) NH phục vụ nhà NK đòi tiền nhà NK và nhà NK chấp nhận trả tiền.
(9) NH phục vụ nhà NK chuyển tiền sang NH phục vụ nhà XK.
(10) NH phục vụ nhà XK thanh toán tiền cho nhà XK.
4.2. Tài khoản sử dụng
* TK 428 - Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ
Các tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ký gửi của khách hàng để đảm bảo
thanh toán.
Kết cấu của tài khoản 428:
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ ký gửi đã thanh toán cho người thụ hường.
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ khách hàng gửi để bảo đảm thanh toán.
Số dư Có: Giá trị ngoại tệ khách hàng đang gửi ở ngân hàng để bảo đảm thanh
toán.
* TK 242 - Các khoản trả thay khách hàng bằng ngoại tệ

Nội dung kết cấu tài khoản này tương tự như TK 211 - Cho vay ngắn hạn bằng
đồng Việt Nam nhưng chỉ khác là hạch toán bằng ngoại tệ.
* TK 9123 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ
của khách hàng trong nước gửi đi nước ngoài nhờ thu.
Kết cấu của tài khoản 9123:
Bên Nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài
nhờ thu.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Bên Xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ đã được nước ngoài
thanh toán.
Số còn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước
ngoài chưa thu.
* TK 9124 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ
của nước ngoài gửi đến nhờ thanh toán.
Kết cấu của tài khoản 9124:
Bên Nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến.
Bên Xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi
đến đã thanh toán.
Số còn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước
ngoài gửi đến chờ thanh toán.
4.3. Phương pháp kế toán
4.3.1. Phương thức chuyển tiền
@ Kế toán chuyển tiền ra nước ngoài (tại NH chuyển tiền)
- Bút toán 1: Phản ánh số tiền chuyển:
Nợ TK 4221

Có TK 1331, 4141
- Bút toán 2: Phản ánh phí chuyển tiền và thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 4221
Có TK 711: Phí chuyển tiền
Có TK 4531: Thuế GTGT phải nộp
@ Kế toán chuyển tiền từ nước ngoài đến (nhận được báo Có của NH nước
ngoài) (tại NH nhận chuyển tiền)
Nợ TK 1331, 4141
Có TK 4221
Có TK 711: Nếu chưa thu phí chuyển tiền
Có TK 4531: Thuế GTGT phải nộp
4.3.2. Phương thức nhờ thu


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

@ Kế toán nhờ thu đối với hàng xuất khẩu
- Sau khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu, đơn vị xuất khẩu
lập chứng từ gửi vào ngân hàng. Ngân hàng nhận, kiểm soát và hạch toán:
Nhập TK 9123
Đồng thời ngân hàng thu các khoản phí liên quan
Nợ TK 4221…
Có TK 711: Phí chuyển tiền
Có TK 4531: Thuế GTGT phải nộp
- Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng nước ngoài, kế toán phục vụ nhà
xuất khẩu hạch toán:
Nợ TK 1331, 4141
Có TK 4221
Có TK 711: Nếu chưa thu phí
Có TK 4531: Thuế GTGT phải nộp

Đồng thời ghi Xuất TK 9123.
@ Kế toán nhờ thu đối với hàng nhập khẩu
- Nhận được bộ chứng từ nhờ thu của ngân hàng nước ngoài gửi đến, ngân
hàng phục vụ nhà nhập khẩu tiến hành kiểm tra, nếu đầy đủ hạch toán:
Nhập TK 9124
- Sau đó ngân hàng gửi chứng từ cho đơn vị nhập khẩu chấp nhận thanh toán.
- Khi đơn vị nhập khẩu chấp nhận thanh toán, hạch toán:
Nợ TK 4221
Có TK 1331, 4141
Có TK 711
Có TK 4531
Đồng thời Xuất TK 9124
- Nếu đơn vị nhập khẩu từ chối thanh toán kế toán ghi Xuất TK 9124 và
chuyển toàn bộ chứng từ về ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
4.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ
@ Đối với hàng nhập khẩu


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

* Kế toán ký quỹ để mở L/C
Căn cứ vào đơn xin mở L/C và chứng từ do đơn vị nhập khẩu nộp để ký quỹ,
kế toán hạch toán:
Nợ TK 4221...
Có TK 4282 - Tiền ký quỹ để mở L/C bằng ngoại tệ
Có TK 711
Có TK 4531
Trường hợp khách hàng không đủ tiền để ký quỹ L/C, ngân hàng có thể yêu
cầu khách hàng phải có tài sản thuế chấp, cầm cố. Kế toán ghi Nhập TK 994 - Tài sản
thuế chấp, cầm cố của khách hàng.

Trường hợp khách hàng cầm cố bằng chính hàng nhập khẩu (đối với những
mặt hàng được chính phủ cho phép), kế toán ghi Nhập TK 9251 - Cam kết thanh toán
L/C.
* Kế toán thanh toán L/C khi đến hạn
- Khi nhận được chứng từ của ngân hàng nước ngoài đòi tiền cho đơn vị nhập
khẩu, ngân hàng hạch toán Nhập TK 9124.
- Đến hạn thanh toán, kế toán làm thủ tục để thanh toán cho đơn vị xuất khẩu
theo cấc trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Ký quỹ 100%, kế toán hạch toán:
Nợ TK 4282
Nợ TK 4221
Có TK 1331, 4141
Đồng thời Xuất TK 9124
Xuất TK 9251
Khi xử lý trả lại các tài sản thuế chấp, cầm cố cho khách hàng, kế toán hạch
toán:
Xuất TK 994: Giá trị tài sản thuế chấp được giải tỏa.
+ Trường hợp 2: Ký quỹ từng phần hay L/C trả chậm nhiều đợt, kế toán hạch
toán:
Nợ TK 4282: Số tiền ký quỹ


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Nợ TK 4221: Số dư tiền gửi có thể sử dụng
Nợ TK 2422: Số tiền ngân hàng trả thay
Có TK 1331: Tổng thanh toán
Sau đó, ngân hàng đôn đốc thu nợ và thu lãi liên quan đến Tài khoản 2422.
Việc thu phí dịch vụ có thể thực hiện ngay khi phát sinh nghiệp vụ mở L/C
hoặc tổng hợp khi kết thúc các thanh toán của từng L/C, hạch toán như sau:

Nợ TK 4221...
Có TK 711
Có TK 4531
@ Đối với hàng xuất khẩu
Các đơn vị xuất khẩu sau khi ký hợp đồng, chờ các đơn vị nhập khẩu mở L/C.
Khi nhận bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu, ngân hàng tiến hành kiểm tra, vào
sổ ngoại bảng theo dõi, thu phí và gửi hối phiếu kèm bộ chứng từ đến ngân hàng phục
vụ bên mua.
Khi nhận được giấy báo Có từ ngân hàng nước ngoài, hạch toán:
Nợ TK 1331...
Có TK 4221
Ví dụ:
Ngày 2/6/X tại ngân hàng đầu tư và phát triển Y có các nghiệp vụ phát sinh sau:
1. Nhận được chuyển tiền báo Có từ nước ngoài, số tiền 50.000 USD, nội dung
nhà nhập khẩu A đã thanh toán tiền hàng đã nhận cho công ty X (phương thức
thanh toán theo hợp đồng là phương thức chuyển tiền). Ngân hàng thanh toán
vào tài khoản tiền gửi thanh toán bằng USD của công ty và thu phí là 0,1%
tổng giá trị báo Có.
2. Nhận bộ chứng từ nhờ thu từ nước ngoài chuyển đến với nội dung thu tiền từ
nhà nhập khẩu B số tiền là 20.000 USD tài khoản của nhà nhập khẩu đủ khả
năng thanh toán và nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán ngay. Ngân hàng làm
thủ tục thanh toán và thu phí 0,2 % từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của khách
hàng.


Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

3. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ Thái Lan gửi đến nhờ thu hộ tiền hàng từ
nhà nhập khẩu là công ty C, số tiền là 70.000USD. Số dư Có trên tài khoản tiền
gửi thanh toán của Công ty D là 40.000USD.

4. Nhận được thông báo từ một ngân hàng Nhật Bản về việc nhà nhập khẩu đã
mở L/C theo hợp đồng đã kí với công ty E số tiền của L/C là 250.000USD.
Ngân hàng đã thông báo cho công ty và thu phí thông báo L/C là 20USD (chưa
có thuế GTGT) từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của công ty.
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Giải:
1. Nợ TK 1331

: 50.000 USD

Có TK 4221/ công ty X : 49.945 USD
Có TK 711

:

50 USD

Có TK 4531

:

5 USD

2. a) Nhập TK 9124 : 20.000 USD
b) Nợ TK 4221/B

: 20.044 USD

Có TK 1331 : 20.000 USD
Có TK 711 :


40 USD

Có TK 4531 :

4 USD

c) Xuất TK 9124

: 20.000USD

3. Nhập TK 9124:70.000USD. Gửi thông báo cho ngân hàng Thái Lan biết nhà nhập
khẩu là công ty C có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán là 40.000USD.
4. Nợ TK 4221/công ty E : 22 USD
Có TK 711
: 20 USD
Có TK 4531
: 2 USD


×