Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Phát triển vốn từ qua phân môn tập đọc kể chuyện cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.13 MB, 78 trang )

Lời cám ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – thạc só
Nguyễn Thò Phương Thanh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình,
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo trường
tiểu học Trần Quốc Toản, tập thể lớp K37 GDTH cùng gia
đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót,
tôi mong nhận được sự góp ý, bổ sung để khóa luận này được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thò Nhung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Đối tượng nghiên cứu 4
6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc của đề tài 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6


1.1. Cơ sở lí luận 6
1.1.1. Lí thuyết về từ tiếng Việt 6
1.1.1.1. Từ là gì? 6
1.1.1.2. Đọc là gì? 6
1.1.1.3. Kể chuyện là gì? 7
1.12. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc-Kể chuyện trong chương trình
Tiếng Việt 3 8
1.1.2.1. Tập đọc 8
1.1.2.2. Kể chuyện 9
1.1.3. Vai trò của từ trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 9
1.1.4. Mục tiêu của việc phát triển vốn từ cho học sinh 9
1.1.5. Nội dung chương trình Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 10
1.1.5.1. Mục tiêu dạy Tập đọc-Kể chuyện 10
1.1.5.2. Nội dung chương trình dạy học Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 10
1.1.6. Cấu trúc và đặc điểm của bài Tập đọc-Kể chuyện lớp 3 17
1.1.6.1. Cấu trúc 17
1.1.6.2. Đặc điểm của Tập đọc lớp 3 17
1.1.6.3. Đặc điểm của Kể chuyện lớp 3 18


1.1.7. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 liên quan đến hoạt động phát
triển vốn từ qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện 19
1.1.8. Quy trình dạy bài Tập đọc-Kể chuyện lớp 3. 21
1.2. Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1. Thực trạng dạy học Tập đọc và Kể chuyện trong nhà trường 24
1.2.1.1. Đôi nét về trường tiểu học Trần Quốc Toản 24
1.2.1.2. Nhận thức của giáo viên trong dạy học phát triển vốn từ cho học
sinh 26
1.2.1.3. Thực trạng của học sinh lớp 3 trong việc phát triển vốn từ khi học
Tập đọc-Kể chuyện 28

1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng 30
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN 33
VỐN TỪ QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN 33
CHO HỌC SINH LỚP 3 33
2.1. Tổ chức hoạt động nhóm trong tiết Tập đọc-Kể chuyện 33
2.2. Tổ chức các trò chơi để phát triển vốn từ trong tiết Tập đọc-Kể chuyện 35
2.2.1. Trò chơi: “TÌM NHANH TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM” 35
2.2.2. Trò chơi: “ TIẾP SỨC” 36
2.2.3. Trò chơi: “XẾP TỪ THEO NHÓM” 37
2.2.4. Trò chơi: “HỎI ĐỂ ĐOÁN TỪ” 37
2.2.5. Trò chơi: “NHANH TRÍ” 38
2.3. Cung cấp từ mới và giải nghĩa từ mới cho học sinh trong tiết Tập đọc-Kể
chuyện 39
2.4. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học 39
2.5. Áp dụng công nghệ thông tin và các phần mềm vào trong dạy học 40
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 42
3.1. Mục đích, yêu cầu thử nghiệm 42
3.1.1. Mục đích 42
3.1.2. Yêu cầu 42
3.2. Tổ chức thử nghiệm 42
3.3. Nội dung thử nghiệm 42


3.3.1. Nội dung thử nghiệm 42
3.3.2. Thời gian thử nghiệm 43
3.4. Giáo án thử nghiệm 43
3.4.1. Giáo án ứng công nghệ thông tin 43
3.4.2. Giáo án truyền thống 56
3.5. Một số kết quả bước đầu 65
3.6. Kết luận về thử nghiệm 65

3.7. Bài học kinh nghiệm qua việc tìm hiểu các phương pháp nhằm phát triển vốn
từ cho học sinh qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện 66
3.8. Ý kiến đề xuất 67
3.8.1. Về phía nhà trường 67
3.8.2. Về phía giáo viên 67
3.8.3. Về phía học sinh 67
3.8.4. Về phía phụ huynh học sinh 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 1


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho hệ thống
giáo dục phổ thông. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, phát triển nhân tài. Đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa
học tự chủ, sáng tạo, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, phát triển giáo
dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Mỗi môn học ở Tiểu học có vị trí và vai trò quan trọng trong
việc hình thành nhân cách học sinh.
Môn Tiếng Việt được lồng ghép các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và
câu, Chính tả, Tập làm văn và Kể chuyện. Kể chuyện ở Tiểu học ngoài mục
đích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn
sống còn nhằm phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Đồng thời mở rộng
tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy, nâng cao hiểu biết về đời sống góp
phần hình thành nhân cách con người mới. Với tư cách là một phân môn đặc
biệt quan trọng trong môn Tiếng Việt, Tập đọc không những để các em phát
triển kĩ năng đọc mà còn đem lại cho các em những câu chuyện hay, những

bài học quý và đặc biệt là những từ ngữ mới để các em có thể tích lũy trong
vốn từ của mình.
Đối với học sinh tiểu học, việc làm thế nào để phát triển vốn từ của
mình là rất quan trọng. Vì tâm hồn và trí khôn của các em như một túi vải
trống rỗng, các em phải từng ngày tích góp, tích góp cho bản thân những kinh
nghiệm quý báu để túi vải đó trở nên đầy hơn cho cuộc sống của các em. Mà
bản thân các em lại là một con dân của người Việt Nam, người Việt Nam phải
biết tiếng nói của người Việt Nam, vì vậy điều mà các em cần nhất là nói
được, nói thành thạo thứ tiếng của mình. Để làm được điều đó đòi hỏi ở người
học sinh phải biết thu thập và rèn luyện vốn từ của mình trong mọi vấn đề,

1


mọi hành động và mọi việc làm ngay từ bây giờ. Và khi còn đang ngồi trên
ghế nhà trường, là môi trường mà hầu hết thời gian là các em sống ở đây. các
em phải biết tận dụng môi trường đó để tích góp cho mình. Vì nhà trường,
trường học luôn là điều kiện tốt nhất để cho học sinh bồi dưỡng tri thức, năng
lực và ngôn ngữ. Đây là giai đoạn mà các em nên thu thập cho mình những
vốn từ cần thiết để có thể sử dụng sau này, vì vốn từ càng nhiều thì các em
càng có nhiều cơ hội tiếp thu và trâu dồi vốn hiểu biết của mình. Vì vậy phát
triển vồn từ là điều thật sự cần thiết cho các em.
Nhưng, làm thế nào để phát triển vốn từ cho các em? Làm thế nào để
các em có thể tự làm cho vốn từ của mình được phát triển thêm? Theo điều tra
cho thấy, để phát triển vốn từ cho các em nên cho các em giao tiếp nhiều với
thầy cô, bạn bè. Đặc biệt là cho các em có cơ hội đứng trên bảng để thể hiện
mình, để tạo sự tự tin cho các em và để các em có thể trao đổi vốn từ cho
nhau. Đồng thời để các em tự thân tìm tòi và khám phá vẻ đẹp trong tiếng nói
của dân tộc mình. Vì tự học giúp các em nhớ lâu, rèn cho các em kĩ năng tự
lập, tự đứng vững trên đôi chân của mình. Đó là đức tính quý của mỗi con

người. Và trong tất cả các môn học, tôi thấy môn tiếng Việt, cụ thể hơn là
trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện là một trong những phân môn có khả
năng tạo cho các em có điều kiện để phát triển vốn từ của mình. Nhưng giáo
viên phải làm thế nào để cho các em phát triển vốn từ của mình trong phân
môn Tập đọc-Kể chuyện? Làm thế nào để gây hướng thú đối với các em?
Làm thế nào để học sinh lớp 3 phát triển vốn từ của mình? Đó là một vấn đề
quan trọng mà bản thân mỗi người, đặc biệt là các nhà giáo dục phải quan
tâm. Là một giáo viên tương lai của cấp học Giáo dục tiểu học, bản thân tôi
rất lo lắng cho việc phát triển vốn từ của các em, vì từ ngữ như là chiếc chìa
khóa để các em mở ra cánh cửa tri thức, đặc biệt là cánh cửa tương lai của các
em. Từ ngữ là một phương tiện để dẫn đưa các em tiến tới vẻ đẹp và tinh hoa
văn hóa của nhân loại. Tôi cũng như các nhà giáo khác cũng muốn cho học
sinh của mình thành công. Và đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài này: “Phát
triển vốn từ qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện cho học sinh lớp 3”
2


2. Lịch sử vấn đề
Phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói
riêng thông qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện nhìn chung đã được rất nhiều
nhà giáo quan tâm, vì nó đang là vấn đề nóng bỏng trong tình trạng giáo dục
hiện nay cũng như để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa. Nhưng vấn đề này từ
xưa đến nay chỉ được các nhà giáo nghiên cứu, tìm hiểu chung chung, chưa đi
sâu vào cụ thể: “Phát triển vốn từ cho học sinh qua phân môn kể chuyện”,
“Phát triển từ ngữ cho học sinh lớp 3 qua phân môn luyện từ và câu”… đối
với việc nghiên cứu sự phát triển vốn từ cho học sinh cách chi tiết còn ít và
chưa đi sâu vào nội dung của nó, và chưa có một nhà giáo nào đã nghiên cứu
vấn đề này trên phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3. Vì vậy, tôi mạnh dạn
muốn đi tìm hiểu kĩ vấn đề này một cách sâu hơn, chi tiết hơn dựa trên những
gì mà các nhà giáo đã nghiên cứu trên phân môn Tập đọc-Kể chuyện trong

môn Tiếng Việt.
3. Mục đích nghiên cứu
- Phát triển vốn từ cho các em học sinh lớp 3 qua phân môn Tập đọcKể chuyện.
- Giúp học sinh sử dụng tốt tiếng Việt, là tiếng mẹ đẻ của mình trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
- Nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc và Kể chuyện, đặc biệt trong
phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhận thấy tầm quan
trọng của phân môn Tập đọc và Kể chuyện, từ đó giáo dục động cơ học tập
cho các em.
- Đem lại cho các em nhiều lợi ích trong các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
- Hình thành kĩ năng đọc, kể chuyện cho các em. Giúp các em diễn đạt
tư tưởng tình cảm một cách rõ ràng, chính xác. Đó cũng là cơ sở để các em
học tốt các môn học khác và bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp.
3


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến việc phát triển vốn
từ cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện
- Tìm hiểu nội dung, chương trình phân môn Tập đọc-Kể chuyện trong
sách Tiếng Việt lớp 3.
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn từ trong phân môn Tập đọc-Kể
chuyện cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản-Thành phố Huế.
- Tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh lớp 3 không phát triển vốn từ
của mình trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện
- Đề xuất một số giải pháp có hiệu quả để phát triển vồn từ cho học
sinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện
- Giúp học sinh nhận thấy vai trò Tập đọc-Kể chuyện để phát triển vốn
từ cho bản thân để các em tự giác rèn luyện có như vậy mới đạt hiệu quả cao.

- Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tổ chức dạy thử nghiệm ở một
số lớp.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Lấy quá trình dạy học Tập đọc-Kể chuyện làm đối tượng nghiên cứu,
trong đó, hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh lớp 3 làm trọng
tâm. Do điều kiện khó khăn nên tôi chọn lớp 3 trường tiểu học Trần quốn
Toản, là nơi tôi đang tiến hành thực tập sư phạm năm 3 làm đối tượng nghiên
cứu và điều tra cho vấn đề: “Phát triển vốn từ trong phân môn Tập đọc-Kể
chuyện cho học sinh lớp 3”.
- Các biện pháp phát triển vốn từ qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện
cho học sinh lớp 3
6. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài này, tôi sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp để nghiên
cứu và hoàn thành như:
4


- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu để thu thập tài
liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài: Nghiên cứu chương trình sách
giáo khoa (SGK) lớp 3, Các tài liệu liên quan: sách giáo viên, giáo trình, báo
giáo dục, các khóa luận khác…
- Phương pháp quan sát nhằm bảo đảm tính tự nhiên, sinh động và
phong phú. Trong quá trình quan sát, chúng ta có thể biết được tình hình học
tập, lời nói, biểu hiện, thái độ, sự phát triển vốn từ của học sinh lớp 3 trong
phân môn Tập đọc-Kể chuyện như thế nào.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn nhằm nắm bắt được thực
trạng học tập của học sinh cũng như những biện pháp giáo viên đã áp dụng
nhằm phát triển vốn từ.

- Phương pháp đàm thoại trò chuyện.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để tổng kết đánh giá để có
thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm phát triển vốn từ cho học sinh tiểu
học và cho học sinh lớp 3.
- Phương pháp thử nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo. cấu
trúc khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh lớp 3 trong
phân môn Tập đọc-Kể chuyện
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lí thuyết về từ tiếng Việt
1.1.1.1. Từ là gì?
Từ được định nghĩa theo nhiều cách, sau đây là một số khái niệm để
giải nghĩa từ
Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam của Trần Đình Việt chịu trách nhiệm
xuất bản. Từ là đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh, ứng vói một khái niệm hoặc thực
hiện một chức năng ngữ pháp.
Từ là đơn vị ngôn ngữ sẵn có, vốn tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ và
tồn tại trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người ở trạng thái tĩnh với các tiềm
năng nhất định. Từ có chức năng cấu tạo câu, từ có nhiều loại: từ đơn, từ
phức, từ ghép. Từ giúp cho tiếng Việt phong phú và đa dạng hơn.
1.1.1.2. Đọc là gì?

Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức
chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn
vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). (MR Lovop- Cẩm nang dạy
học tiếng Nga)
Đọc không chỉ là công việc giải bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát
âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vần lên thành tiếng theo đúng như
các kí hiệu chữ mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu
những gì được đọc.
Đọc bao gồm các yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ
quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Nếu
một cá nhân nào biết kết hợp thuần thạo các mặt riêng lẻ trên thì khả năng đọc
càng hoàn thiện, càng chuẩn xác, càng biểu cảm bấy nhiêu.

6


1.1.1.3. Kể chuyện là gì?
Kể là một động từ biểu thị hoạt động nói. Trong từ điển tiếng Việt
(Trần Văn Việt chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi: Kể chuyện cổ tích;
Nói ra từng sự việc, Đọc to và ngâm nga…Khi ở vị trí một thuật ngữ, kể
chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
Chỉ loại hình tự sự trong văn học-còn gọi là truyện, tiểu thuyết: Văn kể
chuyện là văn trong truyện hoặc văn tiểu thuyết. Do đó, đặc điểm của văn kể
chuyện cũng là đặc điểm của văn kể chuyện. Đặc trưng của văn kể chuyện là
tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn tiến, có nhân vật với ngôn
ngữ, tâm trạng tính cách riêng.
Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng: Kể chuyện là một
phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Khi cần thay đổi hình thức
diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người ta cũng xen kẽ

phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể chuyện thường
được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát minh, sáng
chế, quá trình phản ứng hóa học.
Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn tập làm văn.
Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường tiểu học.
Chuyện là các sự việc được nói ra bao gồm cuộc sống của người này
người khác với phẩm chất tính cách cảnh ngộ cụ thể. Qua đó cho ta thấy được
cái hay cái dở của đời sống. Thái độ của người kể đối với cái hay cái dở đó.
Như vậy, chuyện là chuyện của con người, là sự biểu hiện của cuộc sống.
Trong câu chuyện, nhân vật có thật hay không, không quan trọng, nhưng quan
trọng nhất là nội dung câu chuyện mang ý nghĩa gì.
Kể là một động từ biểu thị hoạt động nói. Trong từ điển Tiếng Việt
(Trần Văn Việt chủ biên) giải thích kể là nói rõ đầu đuôi: Kể chuyện cổ tích;
Nói ra từng sự việc, Đọc to và ngâm nga…Kể trong tiếng Việt là nói có đầu
có đuôi cho người khác biết, ví dụ kể lại những câu chuyện đã chứng kiến, kể
lại những câu chuyện đã biết…
7


Đứng về mặt giao tiếp thì kể chuyện là hoạt động giao tiếp mà ở đó có
người phát người nhận. Nội dung thông tin là toàn bộ sự việc xảy ra trong đời
sống con người
Đứng về mặt sáng tác, yếu tố kể chuyện có mặt hầu hết các thể loại
như: thơ, văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…và dường như là một yếu tố bắt
buộc.
1.12. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc-Kể chuyện trong chương
trình Tiếng Việt 3
1.1.2.1. Tập đọc
Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng nhất trong chương trình
Tiếng Việt nói chung và chương trình Tiếng Việt lớp 3 nói riêng. Nó có ảnh

hưởng và tác động to lớn đến các phân môn còn lại.
Tập đọc là một phân môn thực hành nên nhiệm vụ quan trọng nhất của
nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh với bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc
nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. Sự hoàn thiện kĩ năng này là tiền đề
hình thành cho việc phát triển kĩ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề cho kĩ
năng đọc nhanh và cho phép thông hiểu văn bản…Vì vậy, trong dạy đọc
không thể xem nhẹ yếu tố nào.
Nhiệm vụ thứ hai là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương
pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách. Nói cách khác,
thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả
năng đọc là có lợi cho các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một con
đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
Ngoài hai nhiệm vụ trên, Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức
về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh, phát triển vốn từ và
tư duy cho học sinh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ
cho học sinh và còn rất nhiều nhiệm vụ khác nữa.

8


1.1.2.2. Kể chuyện
Cũng như Tập đọc, Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ
đẻ, trước hết hành động kể là một hành động nói đặc biệt trong giao tiếp. Kể
chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu bết về đời sống và tạo điều kiện
để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe nói
đọc trong giao tiếp.
Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được sức mạnh
của tác phẩm văn học. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Sự
hiểu biết về cuộc sống, tâm hồn con người, tình cảm của các em sẽ nghèo đi
biết bao nếu không có phân môn Kể chuyện trong trường học nói chung và

cho học sinh lớp 3 nói riêng.
Kể chuyện có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện, phát
triển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe nói, đồng thời phát triển tư duy và bồi
dưỡng tâm hồn, làm giàu vốn sống và vốn văn học cho học sinh.
1.1.3. Vai trò của từ trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3
Khi nói đến ngôn ngữ, điều quan trọng và là điều kiện thiết yếu để tạo
nên ngôn ngữ chính là từ. Đối với phân môn Tập đọc-Kể chuyện (Là hai phân
môn hình thành nên tiếng Việt), từ ngữ có vai trò rất quan trọng để hình thành
kiến thức, kĩ năng và nhân cách cho học sinh. Là một bộ phận không thể
thiếu, là tế bào của từng bài học, là công cụ cũng như phương tiện để các em
học sinh có thể thông hiểu bài học… Từ ngữ có vai trò hết sức đặc biệt trong
phân môn Tập đọc-Kể chuyện.
1.1.4. Mục tiêu của việc phát triển vốn từ cho học sinh
Từ ngữ là một công cụ rất đắc lực cho học sinh tiểu học nói chung và
cho mỗi người dân Việt Nam nói riêng. Đối với mỗi quốc gia, biết từ ngữ là
biết ngôn ngữ của quốc gia đó, biết văn hóa của quốc gia đó. Chúng ta tiếp
xúc với các quốc gia, với các tinh hoa văn hóa của nhân loại chỉ qua một công
cụ duy nhất và chủ yếu nhất đó là từ ngữ. Mà những kinh nghiệm của đời
sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ
9


trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ
viết, chính là từ ngữ. Vì vậy, mục tiêu của việc phát triển vốn từ cho học sinh
trước hết là giúp cho học sinh tăng thêm vốn từ, nói được thứ tiếng mẹ đẻ của
mình cách thành thạo, biết được văn hóa của nước nhà, biết được tổ quốc ta.
Ngoài ra, xây dựng vốn từ nhằm giúp cho học sinh có được kiến thức, xây
dựng kĩ năng và phát triển nhân cách cho mình. Có từ ngữ, có vốn từ là có
được tất cả.
1.1.5. Nội dung chương trình Tập đọc-Kể chuyện lớp 3

1.1.5.1. Mục tiêu dạy Tập đọc-Kể chuyện
Mục tiêu của dạy học Tập đọc ở lớp 3 nhằm giúp học sinh:
- Hình thành năng lực đọc cho học sinh
- Giáo dục lòng ham đọc sách, phương pháp làm việc với sách cho
học sinh
- Làm giàu kiến thức cho học sinh, phát triển vốn từ, ngôn ngữ và tư
duy, giáo dục tư tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
Mục tiêu của dạy học Kể chuyện ở lớp 3 nhằm giúp học sinh:
- Phát triển các kĩ năng cho học sinh.
- Phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ.
- Tích lũy vốn sống, vốn văn học cho học sinh.
1.1.5.2. Nội dung chương trình dạy học Tập đọc-Kể chuyện lớp 3
Nội dung của phân môn Tập đọc trong chương trình tiếng Việt lớp 3.
CHỦ ĐIỂM

Tuần
1

Tên bài
Ghi chú
Cậu bé thông - Hai bàn tay
minh
Ai có lỗi?

MĂNG NON

em
- Đơn xin vào
Đội Khi mẹ


2

vắng nhà
MÁI ẤM

3
4

Chiếc áo len
Người mẹ
10

- Cô giáo tí hon
- Quạt cho bà


ngủ
- Chú

sẻ



bông hoa bằng
lăng
- Mẹ vắng nhà
ngày bão

5


- Ông ngoại
Người lính dũng - Mùa thu của
cảm
Bài tập làm văn

em
- Cuộc họp của
chữ viết

TỚI TRƯỜNG

- Ngày

6

khai

trường
- Nhớ lại buổi

7
CỘNG ĐỒNG
8
10
QUÊ HƯƠNG

đầu đi học
Trận bóng dưới - Lừa và Ngựa
lòng đường
- Bận

Các em nhỏ và cụ
- Tiếng ru
già
- Những chiếc
Giọng quê hương
Đất quý đất yêu

chuông reo
- Quê hương
- Thư gửi bà
- Vẽ quê hương

11

- Chõ
BẮC-TRUNGNAM

12
13

Nắng

bánh

khúc của dì tôi
phương - Cảnh đẹp non

Nam
Người con của
Tây Nguyên


song
- Luôn nghĩ đến
miền Nam
- Vàm Cỏ Đông

11


14
ANH EM MỘT
NHÀ

Người liên

- Cửa Tùng
lạc - Nhớ Việt Bắc

nhỏ
- Một
trường
Hũ bạc của người
tiểu học vùng
cha
cao

15

- Nhà bố ở
- Nhà Rông ở


16
THÀNH THỊ VÀ
NÔNG THÔN

Đôi bạn
Mồ Côi xử kiện

Tây Nguyên
- Về quê ngoại
- Ba điều ước
- Anh đom đóm

17

- Âm
19

Hai Bà Trưng
ở lại với chiến
khu

thành phố
- Bộ đội về làng
- Báo cáo kết
quả tháng thi
đua

BAO VỆ TỔ
QUỐC


thanh

- Chú ở bên Bác

20

Hồ
- Trên

đường

mòn Hồ Chí
21

Ông tổ nghề thêu
Nhà bác học và
bà cụ

SÁNG TẠO

Minh
- Bàn tay



giáo
- Người trí thức
yêu nước


22

- Cái cầu
- Chiếc
NGHỆ THUẬT

23
24

Nhà ảo thuật
Đối đáp với vua
12

máy

bơm
- Em vẽ Bác Hồ


- Chương trình
xiếc đặc sắc
- Mặt trời mọc
ở đằng….Tây!
25

Hội vật
Sự tích lễ hội
Chữ Đồng Tử

LỄ HỘI


- Tiếng đàn
- Hội Đua Voi ở
Tây Nguyên
- Ngày hội rừng
xanh

26

- Đi hội Chùa
Hương
- Rước đèn ông

28

sao
Cuộc chạy đua - Cùng vui chơi
trong rừng
Buổi học thể dục

THỂ THAO

- Tin thể thao
- Bé thành phi
công

29

- Lời kêu gọi
toàn dân tập


30
31

NGÔI NHÀ

thể dục
Gặp gỡ ở luc- - Mái

nhà

xam-bua
chung
Bác sĩ y-ec-xanh
- Ngọn lửa ÔNgười đi săn và
lim-pích
con vượn
- Bài hát trồng

CHUNG

cây
32

- Con cò
- Mè hoa lượn
sóng
- Cuốn sổ tay
13



33

BẦU TRỜI VÀ

Cóc kiện trời
- Mặt trời xanh
Sự tích chú cuội
của tôi
cung trăng
- Quà của đồng
nội

34

MẶT ĐẤT

- Mưa
- Trên con tàu
vũ trụ

Nội dung của phân môn Kể chuyện trong chương trình tiếng việt lớp 3.
CHỦ ĐIỂM

Tuần

Tên bài
Cậu bé thông minh

1


kể lại từng đoạn của
câu chuyện
Dựa vào các tranh,

Ai có lỗi?

MĂNG NON

kể lại từng đoạn của

2

câu chuyện bằng lời
của em
Dựa vào các gợi ý,

Chiếc áo len

kể lại từng đoạn câu

3

chuyện theo lời của

MÁI ẤM
4
5

câu chuyện

Người lính dũng Dựa vào tranh, kể lại
cảm
Bài tập làm văn

câu chuyện
Sắp xếp các tranh, kể
lại một đoạn câu

6

7

Lan
Phân vai, dựng lại

Người mẹ

TỚI TRƯỜNG

CỘNG ĐỒNG

Ghi chú
Dựa vào các tranh,

chuyện bằng lời của
Trận

bóng

lòng đường


14

em
dưới Kể lại một đoạn của
câu chuyện theo lời


kể của nhân vật
Các em nhỏ và cụ Kể lại câu chuyện
8

10
QUÊ HƯƠNG

già

theo lời kể của bạn

Giọng quê hương

nhỏ
Dựa vào tranh kể lại

Đất quý đất yêu

câu chuyện
Săp xếp lại các tranh,

11


dựa vào tranh kể lại
Nắng phương Nam

BẮC-TRUNG-

12

NAM
13
14
ANH EM MỘT
NHÀ

THÀNH THỊ VÀ

15

16

NÔNG THÔN
17

BẢO VỆ TỔ

kể lại từng đoạn của
câu chuyện
Người con của Tây Kể lại một đoạn câu
Nguyên
Người liên lạc nhỏ


20
SÁNG TẠO

cha

lại

Đôi bạn

chuyện
Dựa vào gợi ý, kể lại

Mồ Côi xử kiện

toàn bộ câu chuyện
Dựa vào tranh kể lại

Hai Bà Trưng

toàn bộ câu chuyện
Dựa vào tranh, kể lại

toàn

bộ

câu

từng đoạn của câu

ở lại với chiến khu

chuyện
Dựa vào câu hỏi gợi

Ông tổ nghề thêu

ý, kể lại câu chuyện
Đặt tên cho từng
đoạn

21

22

chuyện
Dụa vào tranh kể lại

toàn bộ câu chuyện
Hũ bạc của người Sắp xếp các tranh, kể

19

QUỐC

toàn bộ câu chuyện
Dựa theo ý tóm tắt,

của


câu

chuyện, kể lại một
đoạn của câu chuyện
Nhà bác học và bà Phân vai, dựng lại

15


cụ
Nhà ảo thuật

câu chuyện
Dựa vào tranh, kể lại
câu chuyện bằng lời

23

của nhân vật Xôphi

NGHỆ THUẬT

hoặc Mác
Sắp xếp lại các tranh,

Đối đáp với vua
24

25
LỄ HỘI

26

kể lại toàn bộ câu
Hội vật

toàn bộ câu chuyện
Sự tích lễ hội Chữ Đặt tên và kể lại
Đồng Tử
Cuộc

28
THỂ THAO

chuyện
Dựa vào gợi ý, kể lại

chạy

từng đoạn của câu
chuyện
đua Dựa vào tranh, kể lại

trong rừng

toàn bộ câu chuyện

Buổi học thể dục

bằng lời ngựa con
Kể lại câu chuyện


29

bằng lời của một
nhân vật
Gặp gỡ ở luc-xam- Dựa vào gợi ý, kể lại

30

NGÔI NHÀ
CHUNG

câu chuyện bằng lời

Bác sĩ Y-ec-xanh

của em
Dụa vào tranh, kể lại

31

câu chuyện bằng lời
của bag khách
Người đi săn và Dựa vào tranh, kể lại

32
BẦU TRỜI VÀ
MẶT ĐẤT

bua


con vượn

câu chuyện theo lời

Cóc kiện trời

bác thợ săn
Dựa vào tranh, kể lại

33

một đoạn theo lời

34

nhân vật
Sự tích chú cuội Dựa vào gợi ý, kể lại
cung trăng
16

từng đoạn của câu


chuyện
1.1.6. Cấu trúc và đặc điểm của bài Tập đọc-Kể chuyện lớp 3
1.1.6.1. Cấu trúc
Đối với chương trình Tiếng Việt của lớp 3, cấu trúc của mỗi tuần gồm
có: Tập đọc (1,5 tiết), Kể chuyện (0,5 tiết), Chính tả, Luyện từ và câu, Tập
viết, Tập làm văn. Đối với phân môn Tập đọc-Kể chuyện chiếm số lượng là 2

tiết, và tiết kể chuyện được dạy tiếp theo của tiết tập đọc. Các câu chuyện
được học trong phân môn kể chuyện được lấy từ tiết tập đọc, vì vậy đòi hỏi
người học sinh phải chú ý tích cực trong tiết tập đọc để nắm được nội dung
của câu chuyện thì mới có thể tham gia tốt trong tiết kể chuyện. Nội dung của
bài tập đọc cũng là nội dung của tiết kể chuyện, sự liên kết này nhằm hình
thành cho các em khả năng tư duy, rèn luyện trí nhớ và hình thành cho các em
các kĩ năng và kiến thức cần thiết.
1.1.6.2. Đặc điểm của Tập đọc lớp 3
Ở lớp 3, các bài tập đọc vây quanh 15 chủ đề rất phong phú và đa dạng:
măng non, mái ấm, tới trường, cộng đồng, quê hương, bắc trung nam, anh em
một nhà, thành thị và nông thôn, bảo vệ tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội,
thể thao, ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất. các bài tập đọc này được xây
dựng với thể loại là văn bản, bao gồm các văn bản thông thường như tự thuật,
thời khóa biểu, tin nhắn, nội quy, thư từ, văn bản khoa học và các văn bản
nghệ thuật như thơ, truyện, miêu tả, kịch.
Các bài tập đọc được tổ chức với các dạng bài tập tập đọc sau:
- Bài tập luyện đọc thành tiếng
+ Bài tập luyện chính âm gồm các dạng:
• GV đọc mẫu những từ ngữ, câu có chứa tiếng trong đó có âm học
sinh hay lẫn, yêu cầu học sinh đọc theo
• Bài tập yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ, câu chứa nhiều tiếng dễ
bị phát âm sai và đọc lên
+ Bài tập luyện đọc đúng ngữ điệu: đọc đúng, đọc diễn cảm

17


- Bài tập luyện đọc hiểu
1.1.6.3. Đặc điểm của Kể chuyện lớp 3
Kể chuyện là một dạng bài thực hành, tổ chức dạy bài kể chuyện thực

chất là tổ chức thực hành các bài tập kể chuyện. Kể chuyện ở lớp 3 chỉ chiếm
nữa tiết học bao gồm các dạng bài tập kể chuyện
- Kể chuyện theo tranh
Kể chuyện theo tranh là dạng bài tập dựa vào điểm tựa để kể có kèm
theo tranh vẽ. Căn cứ vào trật tự các tranh được đưa ra để kể, dạng bài này
được chia thành 2 kiểu:
+ Kể theo đúng thứ tự các tranh. (Dựa vào tranh sau kể lại câu chuyện

Mồ côi xử kiện, TV3-T1)
+ Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu

chuyện, sau đó kể lại. (Ví dụ: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu
chuyện Hũ bạc của người cha, sau đó kể lại. TV3-T1)
- Kể theo lời gợi ý: Đây là loại bài tập mà điểm tựa để kể là dàn ý hoặc
câu hỏi.
Ví dụ: Dựa vào những gợi ý sau, kể lại từng đoạn của câu chuyện Sự
tích chú Cuội cung trăng. TV3-T2
a) Đoạn 1: Cây thuốc quý
+ Chàng tiều phu
+ Gặp hổi
+ Phát hiện cây thuốc quý
b) Đoạn 2: Vợ chồng chú Cuội
+ Cứu người
+ Lấy vợ
+ Tai họa bất ngờ
c) Đoạn 3: Lên cung trăng
+ Theo cây thuốc lên trời
+ Chú Cuội ngồi bên gốc cây

18



- Dựa vào dung lượng của lời kể, các bài tập được chia thành 2 kiểu:
Kể từng đoạn và kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Kể theo vai: Dựa vào vai người kể chuyện, các bài tập được chia
thành 3 kiểu: Kể theo lời tác giả, thay lời tác giả bằng lời của mình, kể theo
lời một nhân vật trong truyện.
- Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng: Đây là loại bài tập đòi
hỏi tính sáng tạo cao.
- Phân vai dựng lại câu chuyện: Đây là loại bài tập mà mỗi học sinh được
phân vai bằng một nhân vật trong câu chuyện để nói lời hội thoại của mình.
1.1.7. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 liên quan đến hoạt động
phát triển vốn từ qua phân môn Tập đọc-Kể chuyện
Tri giác: tri giác của học sinh lớp 3 mang tính đại thể, ít đi sâu vào các
chi tiết và nặng nề về tính không chủ định, các em phân biệt các đối tượng
còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn lẫn lộn. Học sinh lớp 3 tri giác
còn yếu nên thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác, khi tri
giác thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của bản thân. Những
gì phù hợp với các em, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn
với hoạt động của bản thân, những gì được giáo viên chỉ dẫn thì mới được các
em tri giác. Đối với việc phát triển vốn từ, các em chỉ học hay tri giác với
những từ ngữ mà giáo viên cung cấp, vì vậy mà giáo viên phải biết làm thế
nào để học sinh của mình chủ động tích cực hơn trong học tập.
Khi học sinh tri giác thì cảm xúc của các em thể hiện rõ, Điều mà học
sinh tiểu học tri giác đầu tiên từ sự vật là những dấu hiệu, những dấu hiệu nào
trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Tri giác của các em không tự nó phát triển.
Đối với các em lớp 3, khi đang ở lứa tuổi đã biết nhìn nhận các sự vật
hiện tượng ở một mức độ khác, mức độ sâu hơn thì nhu cầu cầm nắm sờ mó
của các em có phần ít đi, nhưng so với các lớp khác thì hoạt động nhận thức
của các em vẫn còn phụ thuộc vào tri giác. Vì vậy, khi muốn phát triển vốn từ

cho học sinh tiểu học, việc trước tiên là cho các em tiếp xúc nhiều với từ ngữ,
19


không chỉ trong phân môn Tập đọc-Kể chuyện, mà còn cả trong các phân
môn khác.
Chú ý: chú ý có chủ định của học sinh còn thiếu, khả năng điều chỉnh
chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Học sinh lớp 3 thường chỉ chú ý khi có
động cơ gần (như được điểm cao, được giáo viên khen…). Sự chú ý có chủ
định của học sinh trở nên mạnh mẽ khi các em được sử dụng đồ dùng dạy học
trực quan đẹp, lạ mắt. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh tiểu học chỉ
duy trì sự chú ý của mình trong khoảng từ 30 đến 35 phút. Vì vậy, trong phân
môn Tập đọc-Kể chuyện lớp 3, mỗi tiết học giáo viên cần tổ chức trong vòng
30 đến 35 phút và phải biết sử dụng các đồ vật trực quan cũng như các
phương pháp dạy học tích cực để lôi cuốn sự chú ý của các em.
Trí nhớ: Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan-hình tượng phát triển
chiếm ưu thế hơn so với từ ngữ-vì ở lứa tuổi này, hoạt động của hệ thống tín
hiệu thứ nhất của các em tương đối chiếm ưu thế. Trong lớp 3, việc ghi nhớ
có chủ định đang được hình thành. Hiểu được mục đích ghi nhớ và tạo được
tâm thế thích hợp là điều rất quan trọng để học sinh ghi nhớ tài liệu học tập,
đặc biệt là các từ ngữ mới mà các em được học
Tưởng tượng: Đây là quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểu
học, đặc biệt là học sinh lớp 3. Nếu tượng tượng của học sinh yếu thì các em
sẽ gặp khó khăn trong hoạt động học tập. Giả sử trong phân môn Kể chuyện,
tưởng tượng giúp các em hình dung ra bối cảnh của câu chuyện để có thể
nhập vai cho đúng và để cho tiết kể chuyện trở nên sinh động hơn. Trong tiết
tập đọc cũng vậy, tưởng tượng cũng giúp cho các em hình dung ra được hoàn
cảnh, khung cảnh của câu chuyện, học sinh dễ nắm bắt được bài học.
Tư duy: Tư duy của các em đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những
đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Sử dụng hình ảnh trực

quan nhằm làm cho các em bước đầu hiểu về vẻ bên ngoài và dần dần cho đến
bản chất bên trong của chúng. Đối với học sinh lớp 3, hoạt động tư duy chưa
thật sự phát triển, vì các em vẫn còn phụ thuộc vào hình ảnh trực quan và
20


nhận biết những dấu chỉ bên ngoài. Đây là một trong những khó khăn cho
việc dẫn dắt các em nhận biết một số từ ngữ mới.
1.1.8. Quy trình dạy bài Tập đọc-Kể chuyện lớp 3.
Quy trình dạy bài Tập đọc lớp 3
a) Kiểm tra bài cũ
- Mục tiêu: Kiểm tra cả việc đọc thành tiếng và việc hiểu nội dung của
bài đã học.
- Hình thức thực hiện: Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài, trả
lời câu hỏi hoặc làm bài tập về nội dung đoạn đã đọc.
b) Bài mới
Bước 1: Vào bài
- Mục đích: kích thích học sinh ham thích đọc bài tập đọc
- Hình thức thực hiện: Dùng tranh ảnh hoặc giới thiệu bằng cách đặt
bài tập đọc trong hệ thống chủ đề, yêu cầu tìm nét khác biệt, đặt trong sự đối
lập bút pháp…để gợi tò mò, hứng thú cho học sinh, hoặc đưa ra câu hỏi nêu
vấn đề nhằm kích thích học sinh tiến hành đọc để đi tìm lời giải đáp.
Bước 2: Đọc mẫu
- Mục tiêu: Đưa ra mẫu về đọc thành tiếng.
- Hình thức thực hiện: Giáo viên hoặc học sinh (khá, giỏi) đọc mẫu.
Bước 3: Luyện đọc và tìm hiểu bài (luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu)
- Đọc vòng 1:
+ Mục tiêu: Luyện tập để học sinh đọc được như mẫu và hiểu nội dung
bài đọc.
+ Hình thức thực hiện: Học sinh đọc đồng thanh, cá nhân, trả lời câu

hỏi, làm bài tập, thảo luận, tranh luận.
- Đọc vòng 2: Luyện đọc củng cố hoặc nâng cao.
+ Đọc củng cố:
• Mục tiêu: Kiểm tra điều chỉnh cho từng cá nhân đọc thành tiếng và
hiểu nội dung bài.
21


×