THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen
với hoạt động tạo hình (thể loại nặn).
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình thể loại
nặn, đối tượng là giáo viên và trẻ 3-4 tuổi tại trường Mầm Non Đồng Lạc.
- Tác giả: Nguyễn Thị Thuý Huyền
Giới tính: Nữ
+ Sinh ngày 26 tháng 01 năm 1983
+ Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn
+ Đơn vị công tác: Trường mầm non Đồng Lạc
+ Điện thoại: 0986381571
- Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trẻ 3-4 tuổi Trường mầm non Đồng Lạc
+ Xã Đồng Lạc- Thị Xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
+ Điện thoại: 03203598396
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Tìm hiểu khảo sát thực trạng về chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi làm quen với
tạo hình thông qua thể loại nặn.
+ Đề ra một số giải pháp cho trẻ 3-4 tuổi tham gia vào hoạt động tạo hình
thông qua thể loại nặn học tại trường mầm non Đồng Lạc.
+ Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đầu tư mua sắm một số đồ dùng
dụng cụ phục vụ cho hoạt động tạo hình cho cô và cháu.
- Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ tháng 09/2014 đến tháng 1/2015
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Thúy Huyền
1
PHẦN I: TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với hoạt động
tạo hình (thể loại nặn)
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình,
là tương lai của đất nước. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ không chỉ là
trách nhiệm riêng của mỗi gia đình mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Giáo dục
trẻ phải được thực hiện ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc đời, vì ở trẻ nhỏ các
chức năng tâm, sinh lý chưa hoàn thiện cần được chăm sóc tỉ mỉ, được làm quen với các
hoạt động, để dần hoàn thiện các chức năng tâm, sinh lý, phát triển thể chất, lĩnh hội
kiến thức, hình thành nhân cách… Nhưng trên thực tế việc tổ chức cho trẻ làm quen với
các hoạt động, trong đó có hoạt động tạo hình, đặc biệt là phương pháp dạy trẻ nặn còn
nhiều bất cập như: thực hiện chương trình còn bớt xén, còn thiếu giáo cụ trực quan hoặc
giáo cụ chưa đạt yêu cầu, đồ dùng và các phương tiện hoạt động cho cô và trẻ ở từng
chủ đề còn thiếu thốn, năng khiếu nặn phần lớn giáo viên chưa được đẹp, thiếu sáng tạo,
chưa đi sâu đầu tư thiết kế bài soạn, chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ vào hoạt
động. Vì vậỵ tôi chọn đề tài " Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4
tuổi làm quen với hoạt động tạo hình (thể loại nặn)” làm đề tài nghiên cứu.
2. Điều kiện, thời gian đối tượng áp dụng sáng kiến
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế, tìm hiểu các điều kiện cần
và có liên quan tới đề tài nghiên cứu, đánh giá khả năng thực hiện các thao tác nặn, của
25 trẻ trong lớp, làm cơ sở để đưa ra một số biện pháp thực hiện từ tháng 9/2014 đến
tháng 1/2015 tại lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi tôi chủ nhiệm.
3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Trong thời gian thực hiên đề tài, với đặc thù riêng của môn học, tôi phải đầu tư
về vật chất và thời gian để học hỏi thực hiện thành thạo các kỹ thuật nặn nằm trong
khuôn khổ của chương trình, tích cực suy nghĩ thiết kế bài soạn, tìm tòi các phương
pháp dạy học sáng tạo, các thủ thuật, kỹ năng sư phạm…nhằm thu hút được sự hứng
2
thú của trẻ vào hoạt động nặn. Nắm được năng lực sở trường, khả năng nặn của từng trẻ
trong lớp để đưa ra các biện pháp bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Với sự quyết tâm của bản thân, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014 đến
tháng 1/2015 thực hiện các biện pháp của đề tài nghiên cứu, tôi đã đạt được một số kết
quả đáng mừng như: Thực hiện nghiêm túc chương trình thời gian biểu, chủ động, sáng
tạo trong thiết kế bài soạn và trong tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tạo hình, tự
tin với khả năng tạo hình của bản thân, làm được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
hoạt động qua từng chủ đề, tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng dạy, hiểu sâu sắc
hơn về đặc điểm tâm sinh lý, về khả năng hoạt động tạo sản phẩm theo yêu cầu của bài
học của từng trẻ trong lớp và kịp thời bồi dưỡng uốn nắn giúp đỡ những trẻ còn yếu…
Cũng trong thời gian thực hiện đề tài khả năng hoạt động tạo hình của trẻ có tiến bộ rõ
rệt, trẻ hứng thú hơn với môn học, say mê hoạt động với các thao tác nặn. Tạo điều kiên
để trẻ phát triển trí tuệ như: óc quan sát, sự chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng… Nhờ
vậy mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, tạo điều kiện cho trẻ
phát triển vốn từ, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn. Ngoài ra hoạt động nặn còn
tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình
cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã
hội qua các sản phẩm của trẻ. Đã có nhiều sản phẩm đẹp được trưng bày ở các góc hoạt
động, được báo cáo với các bậc phụ huynh. Vì vậy, họ rất phấn khởi phối hợp chặt chẽ
với cô giáo để thống nhất biện pháp giáo dục và hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho lớp để
có đầy đủ cơ sở vật chất thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hàng ngày theo từng chủ
đề, đặc biệt là hoạt động tạo hình.
Đó chính là thành công của đề tài. Vì vậy tôi muốn chia sẻ " Một số biện pháp
nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình (thể loại
nặn)” để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo,
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến:
3
Qua đây đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa tới bậc học mầm non
như: Mở các lớp năng khiếu mỹ thuật hoặc tuyển chọn giáo viên chuyên về năng khiếu
mỹ thuật cho trường mầm non, đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy và học, nhất
là các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường, quan tâm
đến chế độ cho đội ngũ giáo viên ngoài biên chế để họ yên tâm công tác, tích cực lao
động sáng tạo để toàn tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
4
PHẦN II: MÔ TẢ SÁNG KIỀN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Qua những năm giảng dạy tôi thấy lĩnh vực phát triển thẩm mỹ nói chung và
thể loại nặn nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ. Nó giúp trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng, cấu trúc, màu
sắc. Hình thành ở trẻ thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo. Hoạt động nặn
giúp trẻ có đức tính tốt như bền bỉ, kiên trì để có sản phẩm đẹp, biết đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ, giúp trẻ phát triển các cơ tay, khớp tay, ngón
tay, bàn tay, giúp cho trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt và khả năng phối hợp giữa
tay và mắt để hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản. Phát triển tính tự giác tập trung
làm việc có mục đích để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bài học.
Hoạt động tạo hình đặc biệt thể loại nặn là phương diện thẩm mỹ rất đắc lực
hình thành thị hiếu và cảm xúc ở trẻ.
2. Thực trạng của vấn đề
Năm học 2014 -2015 tôi được nhà trường giao chủ nhiệm lớp 3-4 tuổi. Trước
khi đưa các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi phát triển thẩm
mỹ qua hoạt động nặn, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng như sau:
2.1. Về cơ sở vật chất.
- Đồ dùng trang thiết bị dạy học còn nghèo nàn, chưa phong phú về chủng
loại và màu sắc.
- Đồ dùng tự tạo phục vụ cho các chủ đề còn thiếu thẩm mỹ.
2.2. Về phía bản thân.
- Khả năng sáng tạo trong tổ chức hoạt động nặn chưa cao.
- Chuẩn bị bài soạn và đồ dùng còn thiếu sáng tạo.
- Giáo viên còn ngại dạy hoạt động nặn vì sợ bẩn.
- Quá trình tổ chức giờ học còn thụ động, kiến thức máy móc, cô nói nhiều
thiếu gợi mở để phát triển tính tích cực của trẻ.
5
- Ứng dụng công nghệ thông tin và thể hiện giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ
còn hạn chế.
2.3. Khảo sát thực tế trên trẻ.
Nhằm tìm hiểu thực trạng của trẻ khi tham gia vào hoạt động tạo hình. Tôi đã
tiến hành điều tra một số nội dung như sau:
• Kết quả khảo sát trên trẻ
Kết quả
Thời
Tốt
gian
Khá
%
SL
%
SL
%
đạt
SL
12
48
9
36
3
12
1
4
15
60
7
28
3
12
0
0
10
40
6
24
7
28
2
8
18
72
4
16
2
8
1
4
SL
Khả năng nặn
Nội dung khảo Tổng
25
theo đề tài
sát
số
Khả năng nặn
theo ý thích
%
25
Khả năng nặn
theo mẫu
Không
Đạt
25
Thái độ hứng
thú tham gia
vào các hoạt
25
động
3. Một số biện pháp
3.1. Biện pháp 1: Bổ sung các trang thiết bị dụng cụ đồ dùng học tập theo chủ
đề
3.1.1Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường bổ sung một số đồ dùng thiết yếu
cho lớp.
6
Căn cứ vào số lượng đồ dùng đồ chơi ở các góc theo chủ đề đã được kiểm
kê vào năm học 2014- 2015 tôi lên kế hoạch bổ sung 1 số phương tiện cần thiết
phục vụ cho hoạt động tạo hình đặc biệt thể loại nặn, cùng với một số đồ dùng
khác phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Để làm được điều này tôi đã tham mưu với
ban giám hiệu nhà trường tiếp tục đầu tư mua sắm bổ sung một số đồ dùng mới để
thay thế cho những đồ dùng đã cũ, nát, và thiếu tính thẩm mỹ. Nhằm giúp trẻ tích
cực tham gia vào các hoạt động nặn một cách tốt nhất.
3.1.2. Kết hợp với phụ huynh tạo nguồn nguyên vật liệu phong phú.
Giáo dục trẻ chỉ đạt kết quả cao khi gia đình và nhà trường cùng kết hợp.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ,
ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh học sinh tôi đã trao đổi với phụ huynh về
tình hình của lớp, về đặc điểm, đặc trưng của trẻ 3-4 tuổi, về ý tưởng sử dụng các
nguyên vật liệu sẵn có vào hoạt động tạo hình, để phụ huynh cùng tôi tạo điều kiện
cho trẻ học tập, sinh hoạt một cách tích cực nhất.
Có rất nhiều phụ huynh lớp tôi, khi tôi đưa ra một số biện pháp, những ví dụ
minh họa cụ thể về việc sử dụng những hộp đất nặn cũ ở nhà của trẻ, các nguyên
vật liệu sẵn có trong tự nhiên như: Đất sét, bột mì… vào việc làm đồ dùng đồ chơi
dạy trẻ đã tỏ ra không yên tâm lắm, nhiều phụ huynh còn cho rằng con mình còn
quá bé chẳng biết làm gì? Có những phụ huynh rất ngạc nhiên khi được tôi trao đổi
về cách sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào tiết học cho trẻ. Cũng có phụ huynh khi
tham gia không mấy hào hứng. Nhưng sau một thời gian tôi cho trẻ hoạt động có
hiệu quả các bậc phụ huynh tích cực hăng hái tham gia.
3.1.3.Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
Hưởng ứng phong trào làm đồ dùng đồ chơi do nhà trường tổ chức, và căn
cứ từ các nguyên vật liệu và kinh phí mà các bậc phụ huynh ủng hộ. Tôi đã làm
được một số đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: Từ
miếng xốp ở hộp ti vi, vỏ hộp sữa, nắp chai, vải vụn, bìa cắt tông, xốp màu, đất
nặn… tôi đã làm ra những nhân vật, con vật, đồ vật rất ngộ nghĩnh và đáng yêu
7
như: Ông, bà, bố, mẹ, con gà- con vịt- con chó- con cá- con cua- ô tô- tàu hỏa…để
đưa vào trò chuyện gây hứng cho trẻ.
Nắm được tâm sinh lí lứa tuổi này là trẻ thích khám phá và tìm tòi những
điều mới lạ xung quanh, trẻ thích hòa mình vào cuộc sống gần gũi, nên tôi đã tạo
cho trẻ những đồ vật đầy ấn tượng để lôi cuốn sự tò mò và sự chú ý của trẻ vào các
hoạt động.
Khi làm đồ dùng đồ chơi tôi luôn chú ý đến cách làm, và làm như thế nào để
đồ dùng phải an toàn tuyệt đối cho trẻ, đẹp và hấp dẫn phù hợp với thẩm mỹ của
trẻ, dễ lau chùi, không sắc nhọn, không gây độc hại cho cô và trẻ.
VD: Chủ đề “ Phương tiện giao thông giao thông đường sắt” khi thực hiện
dạy trẻ nặn đoàn tàu tôi đã thực hiện như sau:
+ Tôi lên kế hoạch sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có như: Vỏ hộp sữa của
các cháu đã uống, các nắp chai, xốp màu, hạt gấc… rồi cô và trẻ cùng làm như:
Dùng nến dính các vỏ hộp sữa lại thành toa tàu, các nắp chai hình tròn gắn làm
bánh xe, chuẩn bị thêm một ít xốp vụn có màu sắc để làm cửa sổ, cửa ra vào.Với đồ
dùng này tôi dùng để trò chuyện gây hứng thú khi vào bài, mặt khác có thể giáo
dục trẻ biết bảo vệ môi trường.
VD: Hay khi làm đồ dùng cho trẻ chơi ở góc thao tác vai theo chủ đề “ Thế
giói thực vật” tôi tận dụng những hộp đất nặn cũ mà phụ huynh ủng hộ tôi nặn
thành cái bàn đựng rau, hoa quả, các nhân vật như: Bé nặn quả, bé tưới cây…Bên
cạnh đó nắm bắt được chương trình giáo dục Mầm non là tăng cường cho trẻ được
trải nghiệm. khám phá, tôi đã hướng dẫn trẻ cùng nặn như: Nặn củ cà rốt, nặn quả
cam, quả táo…để trưng bày ở các góc chơi. Qua đó trẻ được tự làm, sờ, nắn, sử
dụng đồ dùng đồ chơi kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ.
3.1.4. Xây dựng góc tuyên truyền
Ở lớp tôi còn xây dựng góc tuyên truyền “Bé tập làm nghệ nhân nhí” . Ở
góc này tôi nêu lên được tầm quan trọng và ý nghĩa của thể loại nặn đồng thời đưa
8
ra những yêu cầu cụ thể cho từng thể loại . Tôi trưng bày theo từng sản phẩm như
nặn theo mẫu,nặn theo ý thích . .. để nơi dễ quan sát nhất, để mỗi khi các bậc phụ
huynh đưa đón trẻ đều có thể quan sát được những sản phẩm của con em mình.
Đặc biệt sau những ngày trẻ được tham gia hoạt động nặn, tôi gợi ý để trẻ về nhà
vẫn thích nặn , tôi nói với trẻ con về nhà hãy nặn quả cam , quả táo… vừa học để
tặng ông bà , bố mẹ nhé, chắc ông bà, bố mẹ sẽ rất vui vì thấy các nghệ nhân tí hon
nặn thật là khéo đấy.
Ví dụ: Hôm nay sinh nhật của trẻ A tôi cho các bạn trong lớp nặn những
món quà mình yêu thích để tặng sinh nhật bạn. Như vậy, trẻ A rất vui vì được
nhận nhiều quà, thông qua đó tôi có thể giáo dục trẻ biết trân trọng những niềm
vui, đặc biệt hơn là tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh về năng khiếu của
trẻ , để bố mẹ các cháu quan tâm đến hoạt động của trẻ nhiều hơn và tạo điều kiện
để phát triển năng khiếu của trẻ .
Kết quả : Nhà trường đã đầu tư mua sắm mới cho trẻ một số đồ dùng phục
vụ cho trẻ tham gia vào hoạt động như: Đất nặn, bảng con, khay đựng đất nặn…
+ Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ đồ dùng đồ chơi, nguyên phế liệu.
+ Các góc học tập đầy đủ đồ dùng theo chủ đề.
+ Đồ dùng đồ chơi muôn màu sắc hấp dẫn, âm thanh vui tai giúp trẻ rất hứng
thú khi tham gia hoạt động.
+ Giáo viên không còn ngại dạy hoạt động nặn.
3. 2. Biện pháp 2: Thiết kế bài soạn và chuẩn bị đồ dùng.
Muốn thực hiện tốt tiết dạy đầu tiên tôi chọn đề tài sao cho phù hợp với địa
bàn khu dân cư, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, và phù hợp với khả năng của bản
thân, rồi xây dựng kiến thức, kỹ năng cho trẻ thật chính xác, tránh không bị nhầm
lẫn giữa kiến thức và kỹ năng, giáo án soạn chi tiết rõ ràng, nội dung bài dạy phải
sáng tạo phù hợp với độ tuổi của trẻ. Giáo viên cần tích cực học tập tiếp thu những
kiến thức, công nghệ mới để ứng dụng vào bài dạy.
9
Trẻ ở lứa tuổi này thích được cầm, nắn, sờ, ngắm nghía trực tiếp. Do đó đồ
dùng là sự cuốn hút hấp dẫn gây sự chú ý tò mò của trẻ. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ
tham gia vào hoạt động nặn giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ thật
chu đáo như:
+ Chuẩn bị đầy đủ số lượng đồ dùng cho mỗi trẻ.
+ Đồ dùng phải phong phú về màu sắc, đảm bảo an toàn không gây độc hại.
+ Đồ dùng chuẩn bị phải phù hợp với mục đích của giờ dạy.
+ Giáo viên cần tích cực sử dụng những đồ dùng sẵn có, dễ làm từ các phế
liệu.( Phụ lục 1)
Kết quả: Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về bài soạn và đồ dùng tôi thấy việc
truyền thụ kiến thức đến trẻ khoa học có hệ thống, nên đã thu hút được sự chú ý
của trẻ tham gia vào hoạt động.
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động:
3.3.1. Tạo hứng thú cho trẻ để giới thiệu bài.
Đây là bước mở đầu quan trọng nhất của một hoạt động, nên tôi đã nghiên
cứu dùng nhiều phương pháp khác nhau để vào bài cho sinh động, để thực hiện
được yêu cầu của hoạt động, trẻ tập trung tư tưởng vào hình thức “Học bằng
chơi,chơi mà học”. Tôi xin được trình bày một số giáo án cụ thể có nội dung gây
hứng thú giới thiệu vào bài cho trẻ ( Phụ lục 1)
Ví dụ 1: Giờ học nặn thức ăn cho gà, vịt ( ĐT)
Ví dụ 2; Giờ học nặn “quả cam, quả táo” ( ĐT)
- Kết quả: Thông qua hình thức gây hứng thú như vậy tạo cho trẻ tính tò mò
và muốn được làm ra những sản phẩm đó.
Việc gây hứng thú vào bài bằng cách kể cho trẻ nghe một câu chuyện như
vậy giáo viên có thể giáo dục trẻ biết yêu quý, đoàn kết , giúp đỡ bạn, đồng thời tạo
cho trẻ tính tò mò, thích được giúp đỡ người khác, và thích được làm những món
quà nhỏ bé đó để tặng bạn, những người thân mà trẻ yêu quý.
10
Qua các hình thức giới thiệu như vậy, tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú tham
gia vào hoạt động.
3.3.2. Quan sát và đàm thoại cách làm
Cô cho trẻ quan sát kỹ mẫu, hệ thống câu hỏi đàm thoại gợi mở, hợp lý, từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa. Câu hỏi phải kích thích tính tò
mò thích khám phá và tìm hiểu cách làm.
VD: Giờ " Nặn cánh hoa". Tôi xin được trình bày giáo án cụ thể ( Phụ lục 2)
Kết quả: Với cách đàm thoại như vậy cô giúp trẻ có vốn kiến thức hiểu biết
qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin và thực hiện tốt hơn.
3.3.3. Trẻ thực hiện .
Trong bước dạy trẻ nặn thì việc đầu tiên cô giáo hướng dẫn trẻ cách chia đất
lấy nhiều , hay lấy ít tuỳ thuộc vào từng bài, sau đó cô nhắc trẻ cách làm mềm đất,
hướng dẫn trẻ cách xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, uốn cong… và tư thế ngồi . Nêú cháu
nào con lúng túng chưa biết cách làm, cô không làm giúp trẻ mà gợi ý động viên trẻ
mạnh dạn đưa ra suy nghĩ của mình và thể hiện cách nặn một cách mạnh dạn nhất.
Hoặc cô dùng thủ thuật thi đua giữa bạn trai- bạn gái, giữa tổ này với tổ khác.
( Phụ lục 1-2)
Kết quả: Sau khi thực hiện các biện pháp như vậy nhưng tôi thấy kỹ năng
Xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, uốn cong.. của trẻ được thành thạo hơn, nó còn giúp trẻ
phát triển các cơ tay, ngón tay , bàn tay giúp cho trẻ khéo léo linh hoạt và khả năng
phối hợp giữa mắt- tay để hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản tốt hơn.
3.3.4. Nhận xét sản phẩm.
Phần nhận xét sản phẩm cũng là một khâu quan trọng, đây là kết quả của quá
trình lao động miệt mài, sáng tạo của trẻ. Vì trẻ còn nhỏ chưa nhận thức đựơc nhiều
lên rất dễ tự ái, dẫn đến trẻ thất vọng thiếu tự tin và không muốn tham gia tiếp vào
các hoạt động sau .Vì vậy cô cho trẻ nhận xét đánh giá bài của bạn vẽ đẹp, tránh
không nêu tên những bạn chưa làm xong. Trong phần nhận xét cô lồng tích hợp
11
giáo dục lễ giáo, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục âm nhạc, giáo dục vệ sinh môi
trường.
Ví dụ: Giờ “ Nặn hoa tặng Bà, Mẹ, Cô giáo” ( Phụ lục 2)
Ngoài phương pháp đàm thoại gợi mở trẻ thực hiện nhận xét sản phẩm của
một hoạt động, trẻ nặn cho phù hợp với yêu cầu của từng bài. Để trẻ tham gia vào
hoạt động khác một cách tích cực, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp thật thoải mái dưới
hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học” và tôi thường tổ chức dưới dạng các trò
chơi như : Nghệ nhân nặn bánh, nghệ nhân tí hon…( Phụ lục 1)
Ngoài ra tôi còn cho trẻ làm sản phẩm tặng người thân trong gia đình vào
ngày lễ ,tết, sinh nhật để khuyến khích động viên trẻ với trọng tâm nâng cao chất
lượng nặn cho trẻ . Cùng qua hoạt động này tôi rèn cho trẻ có kỹ năng sống như
biết quan tâm chia sẻ với người thân xùng quanh trẻ.
Kết quả: Sau khi đã áp dụng biện pháp như vậy tôi đã giúp trẻ biết yêu cái
đẹp, biết bảo vệ cái đẹp, có khả năng thẩm mỹ cao, tạo ra những sản phẩm đẹp,
nhờ đó mà trẻ phát triển khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ và tưởng tượng
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã đạt được một số kết quả sau:
4.1. Về cơ sở vật chất.
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo địa phương
cùng các bậc phụ huynh đã có chuyển biến rõ ràng , thấy được tầm quan trọng của
hoạt động nặn đối với trẻ mầm non , từ đó đầu tư kinh phí mua sắm đồ dùng giảng
dạy giúp chúng tôi ngày một nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.
2. 2. Về phía bản thân.
Tôi đã hiểu được rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này ,
nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp hướng dẫn trẻ tạo ra sản
phẩm đẹp. Phương pháp lên lớp có sáng tạo, phong phú hơn .
4.3. Kết quả của trẻ:
12
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình nói chung và thể loại nặn
nói riêng. Trẻ đã thực sự say mê với hoạt động này, và đã thu được kết quả khảo sát
trên trẻ như sau .
Kết quả
Thời
Tốt
gian
Khá
%
SL
%
SL
%
đạt
SL
15
60
9
36
1
4
0
0
17
68
7
28
1
4
0
0
12
48
9
36
3
12
1
4
20
80
4
16
1
4
0
0
SL
Khả năng nặn
Nội dung khảo Tổng
25
theo đề tài
sát
Khả năng nặn số
theo ý thích
Khả năng nặn
25
theo mẫu
Thái độ hứng
25
thú tham gia
vào các hoạt
25
Không
Đạt
%
động
4.4. SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Qua so sánh đối chứng với kết quả đầu năm , tôi thấy chất lượng giảng dạy
đã có sự thay đổi tốt hơn, đặc biệt các bậc phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ lên tôi
đã đạt kết quả cao. Cụ thể như sau:
Kết quả
Thời
Tốt
gian
Trước Khả năng nặn theo Tổng
Nội dung khảo sát
25
đề tài
số
khi
Khả năng nặn theo ý
25
thích
Khả năng nặn theo
25
Khá
Đạt
Không
đạt
SL %
SL
% SL
%
SL
%
12
48
9
36
3
12
1
4
15
60
7
28
3
12
0
0
10
40
6
24
7
28
2
8
13
thực
mẫu
Thái độ hứng thú
hiện
tham gia vào các
Sau
hoạt động
Khả năng nặn theo
khi
thực
đề tài
Khả năng nặn theo ý
25
18
72
4
16
2
8
1
4
25
15
60
9
36
1
4
0
0
17
68
7
28
1
4
0
0
12
48
9
36
3
12
1
4
20
80
4
16
1
4
0
0
thích
Khả năng nặn theo
25
mẫu
Thái độ hứng thú
25
tham gia vào các
25
hoạt động
Nhìn vào bảng so sánh đối chứng, ta thấy sau khi thực hiện các biện pháp thì
tỷ lệ trẻ khá, tốt đã nâng lên rõ rệt. Vì vậy, người giáo viên phải yêu nghề, yêu trẻ,
hiểu được tâm sinh lý của trẻ, đặc điểm nhận thức của từng độ tuổi. Để từ đó tìm ra
những phương pháp phù hợp nhằm giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
5. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu áp dụng những biện pháp trên tôi rút ra một số kinh nghiệm
như sau:
- Giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu của hoạt động.
- Giáo viên phải biết tìm tòi, sáng tạo đề ra những phương pháp giáo dục,
phù hợp thu hút sự hứng thú của trẻ vào hoạt động.
- Phải sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc, tránh ôm đồm.
- Biết tích hợp lồng ghép nội dung hoạt động nặn vào các hoạt động hàng
ngày phù hợp, hiệu quả.
14
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất biện pháp
giáo dục.
- Luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, qua chị
em đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân chủ động sáng tạo trong tổ chức
các hoạt động cho trẻ .
- Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ tham
gia vào hoạt động bằng các thủ thuật trò chơi.
- Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan
cũng như gợi mở kiến thức cho trẻ.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trẻ Mầm Non nhất là trẻ 3-4 tuổi còn rất nhiều non nớt. Vì vậy, dạy trẻ là
vô cùng khó khăn để đạt được kết quả mong đợi ở cuối mỗi độ tuổi trên các lĩnh
vực phát triển , đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy với nghề, say
xưa tìm kiếm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho mọi hoạt động hàng ngày của trẻ.
Việc giáo dục trẻ không chỉ là riêng của gia đình, hay của nhà trường, mà phải có
sự kết hợp chặt chẽ của 3 môi trường giáo dục đó là: Nhà trường- Gia đình- Xã
hội. Đặc biệt phải hiểu sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ, để đề ra biện
pháp giáo dục phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về Đức- Trí- Lao15
Thể mỹ, để tạo ra những chủ nhân tương lai kế tục xứng đáng sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Thông qua hoạt động giúp trẻ biết yêu cái đẹp, bảo vệ cái đẹp,
có khả năng thẩm mỹ cao, tạo ra những sản phẩm đẹp, nhờ đó mà trẻ phát triển
khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ và tưởng tượng.
Đứa trẻ hôm nay, ngày mai sẽ ra sao, phần lớn nhờ vào bàn tay chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục của chúng ta, những nhà sư phạm đầu tiên, người mẹ thứ
hai của trẻ. Vì vậy chúng ta phải ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để
đáp ứng nhu cầu công tác trong giai đoạn mới, và phải thực sự yêu thương con trẻ,
chăm sóc giáo dục trẻ bằng tri thức của cô giáo và tấm lòng người mẹ. Có như vậy
các bậc phụ huynh mới yên tâm, trẻ mới yêu trường lớp, hứng thú đón nhận các
hoạt động, say mê khám phá- Trải nghiệm phát triển trí tuệ và nhân cách.
Các biện pháp trên được sử dụng nhằm giúp cho việc tổ chức hoạt động nặn
cho trẻ thực hiện có hiệu quả, trẻ hứng thú hoạt động, không nhàm chán, phát triển
toàn diện về các mặt như: Đức- Trí- Lao- Thể- Mỹ.
2. khuyến nghị
2.1. Đề nghị nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo mua sắm đồ dùng đồ
chơi ngoài trời, các trang thiết bị dạy học hiện đại để tổ chức có hiệu quả các hoạt
động hàng ngày cho trẻ. Tăng cường mua sắm bổ sung thêm đồ dùng phục vụ cho
các góc hoạt động theo chủ đề, để trẻ được khám phá trải nghiệm phát triển các
giác quan và nhận thức.
2. 2. Đề nghị cơ quan chủ quản tham mưu với các cấp có thẩm quyền mở lớp
đào tạo tin học cho giáo viên để có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào các
hoạt động thông qua của nhóm lớp.
2. 3. Đề nghị các cấp có thẩm quyền tiếp tục quan tâm tới chế độ của một số
giáo viên ngoài biên chế, để giáo viên ổn định đời sống gia đình và yên tâm công
tác.
16
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ bé mà tôi đã thực hiện. Ban đầu đã thu
được một số kết quả đáng khích lệ. Bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều, song không
tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội
đồng khoa học các cấp, để tôi có thêm kinh nghiệm áp dụng trong công tác giảng
dạy của mình.
Xin trân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 1
Ví dụ 1:
GIÁO ÁN
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ đề nhỏ: Những con vật trong gia đình
Đề tài: Nặn thức ăn cho gà, vịt ( ĐT)
Đối tượng: 3- 4 tuổi
I. Mục đích
1. Kiến thức
17
- Trẻ biết chia đất thành nhiều phần nhỏ và xoay tròn, lăn dọc trên mặt bảng.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ có kỹ năng bóp đất, chia đất, xoay tròn, lăn dọc, vuốt nhọn.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý vật nuôi.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
Cô nặn mẫu: Thóc, giun, ngô
Đất nặn, bảng con. Khăn lau tay…
III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦATRẺ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
Cô và trẻ hát bài “ Con gà trống” và
nói: Hôm nay họ nhà gà , vịt mở bữa
- Trẻ tham gia đàm thoại
tiệc có mời cô và các con đấy, đến dự
tiệc cô có chuẩn bị một món qùa các
con đoán xem đó là món quà gì? Cô
cho trẻ đoán
2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm
- Trẻ quan sát
thoại
Cô đưa ra vật mẫu cho trẻ quan sát.
Trong hộp quà có thức ăn cho gà, vịt
-Trẻ trả lời
như : Thóc, giun, ngô...
- Cô đưa hạt thóc cho trẻ quan sát và
hỏi
- Đây là cái gì? Ai có nhận xét về hạt
thóc?
- Hạt thóc này như thế nào? Có màu gì?
18
- Trẻ lắng nghe
GHI CHÚ
- Hạt thóc dùng để làm gì?
- Hạt ngô, giun tương tự
- Cô làm mẫu và nói cách xoay tròn,
lăn dọc , vuốt nhọn để tạo thành hạt
ngô, thóc, giun cho gà, vịt
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô phát đồ dùng cho trẻ và nhắc trẻ
- Các đội thực hiện
ngồi ngay ngắn
- Cho trẻ thùc hiÖn
( Cô cho trẻ nặn thi đua với nhau bằng
hình thức: Đội bạn trai- Đội bạn gái)
- C« quan s¸t gióp ®ì trÎ ®éng viªn trÎ - Trẻ trưng bày sản phẩm
s¸ng t¹o
- Trẻ nhận xét chung
*H§4:Trng bµy s¶n phÈm
-Cho trÎ mang sản phẩm lªn trng bµy
- Trẻ nghe cô nhận xét
- Cho trÎ nhËn xÐt những bài trẻ thích
thích..
- C« nhËn xÐt chung
( Cô tuyên dương những bài làm đẹp và
động viên những bài làm chưa đẹp cố
gắng vào hoạt động sau).
- Bạn gà, bạn vịt nhờ cô cảm ơn các
con, các con nặn gì đây? Những thức ăn
này con nặn như thế nào? Con thích sản
phẩm của nghệ nhân nào? Hạt thóc, hạt
ngô, giun… để làm gì? Sau những câu
hỏi như vậy cô có thể khái quát lại, và
nói cho trẻ biết ý nghĩa của những loại
19
thức ăn đó: thức ăn đó dùng làm thức ăn
cho những con vật thuộc nhóm gia cầm
- Các con phải làm gì để bảo vệ vật - Trẻ hát cùng cô
nuôi?
- Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ
vật nuôi.
-
Nào cô cùng các con hát vang bài
“Một con vịt ”để tặng các bạn nhé.
Ví dụ 2:
GIÁO ÁN
Chủ đề: Thế giới thực vật
Chủ đề nhỏ: Những loại quả bé thích
Đề tài: Nặn quả cam- Quả táo ( ĐT)
Đối tượng: 3- 4 tuổi
I. Mục đích
1. Kiến thức
- Trẻ biết chia đất thành nhiều phần nhỏ và xoay tròn theo kim đồng hồ, lăn
dọc và ấn bẹt để tạo thành sản phẩm.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ có kỹ năng, chia đất, xoay tròn, lăn dọc, để tạo thành sản phẩm.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây trồng.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
Vật mẫu: Quả cam, quả táo
20
Đất nặn, bảng con. Khăn lau tay…
III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô hỏi trẻ: các con đoán xem hôm nay
có ai đến thăm lớp mình?
- Trẻ đoán
- Cô đưa con rối ra và nói ; Bác gấu
- Trẻ nghe
đến thăm lớp mình và muốn kể cho lớp
mình nghe câu chuyện đáng nhớ trong
dịp mùa đông năm ngoái đấy. Mùa
đông năm ngoái bạn Khỉ ốm không đi
kiếm ăn được Bác gấu đã giành cho bạn
Khỉ quả cam, quả táo để bạn Khỉ ăn
cho đỡ đói bụng đấy, và cô cũng chuẩn
bị một món quà để tặng bạn Khỉ đấy.
Các con có biết món quà đố không?.
2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm
thoại
- Cô đưa ra vật mẫu cho trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát
- Cô đưa quả cam cho trẻ quan sát và
- Trẻ tham gia đàm thoại
hỏi
- Đây là cái gì? Ai có nhận xét về quả
cam?
- Quả cam này như thế nào? Có màu gì?
- Cô chỉ vào cuống, lá và hỏi đây là cái
gì? Có màu gì?
- Quả cam dùng để làm gì?
21
GHI CHÚ
- Quả táo tương tự
- Cô làm mẫu và nói cách làm như: Cô
chia đất ra thành nhiều phần, dùng tay
- Trẻ lắng nghe
bóp đất cho mềm. Khi đất đã mềm cô
đặt đất xuống bảng rồi dùng lòng bàn
tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ để
tạo thành quả cam- quả táo . Sau dó cô
lấy đất màu nâu xoay tròn, lăn dọc để
tạo thành cuống, lấy đất màu xanh lá
cây cũng lăn dọc, ấn bẹt để tạo thành lá
và gắn những bộ phận đó lại để tạo
thành quả cam- quả táo.
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô phát đồ dùng cho trẻ và nhắc trẻ
ngồi ngay ngắn
- Cho trẻ thùc hiÖn
( Cô cho trẻ nặn thi đua với nhau bằng - Các đội thể hiện
hình thức: Nghệ nhân đua tài)
- C« quan s¸t gióp ®ì trÎ ®éng viªn trÎ
s¸ng t¹o
*H§4:Trng bµy s¶n phÈm
-Cho trÎ mang sản phẩm lªn trng bµy
- Trẻ trưng bày sản phẩm
-Cho trÎ nhËn xÐt những bài trẻ thích - Trẻ nhận xét chung
thích.- C« nhËn xÐt chung
- Trẻ nghe cô nhận xét
( Cô tuyên dương những bài làm đẹp và
động viên những bài làm chưa đẹp cố
gắng vào hoạt động sau)
- Bạn Khỉ có nói với cô: Bạn ấy rất cảm
22
động và nhờ cô gửi cảm ơn các con đã
tặng quà cho bạn
- Cô hỏi: các con nặn gì đây? Những
quả
này con nặn như thế nào? Con
thích sản phẩm của nghệ nhân nào? Quả
cam- quả táo dùng để làm gì? Sau
những câu hỏi như vậy cô có thể khái
quát lại, và nói cho trẻ biết ý nghĩa của
quả cam- quả táo đó: quả cam- quả táo
đó dùng làm thức ăn cho con người và
thức ăn cho những con vật như: Con
Khỉ, con chim…
- Các con phải làm gì để bảo vệ cây
trồng, bảo vệ vật nuôi? Nào cô cùng - Trẻ mang tặng bạn
các con mang những món quà của mình
để tặng bạn Khỉ nhé.
PHỤ LỤC 2
GIÁO ÁN
Chủ đề: Thế giới thực vật
Chủ đề nhỏ: Những loài hoa bé yêu
Đề tài: Nặn hoa tặng bà, mẹ, cô giáo ( ĐT)
Đối tượng: 3- 4 tuổi
I. Mục đích
23
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, uốn cong tạo thành những cánh
hoa.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ có kỹ năng bóp đất, chia đất, xoay tròn, lăn dọc, uốn cong.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ hoa.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
II. Chuẩn bị
- Cô nặn mẫu: Hoa hồng màu đỏ, hoa hồng màu vàng..
- Đất nặn, bảng con. Khăn lau tay…
III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hôm nay là ngày gì?
- Ngày 8/ 3 các con có muốn gửi tới bà, - Trẻ tham gia đàm thoại
mẹ những món quà gì?
- Các con ạ: Bà, mẹ và cô giáo sẽ rất vui
khi được nhận những món quà do chính
bàn tay khéo léo của các con làm đấy.
2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại
- Cô đưa vật mẫu ra cho trẻ quan sát và
hỏi trẻ:
- Trẻ quan sát
- Cái gì đây? Ai có nhận xét gì về bông
hoa?
- Trẻ trả lời
- Bông hoa được làm bằng cái gì?
- Bông hoa này thế nào(có nhiều cánh hoa
không?)
24
GHI CHÚ
- Hoa có màu gì?
- Cánh hoa như thế nào? Có dạng hình gì?
- Hoa dùng để làm gì? Bây giờ muốn nặn
cánh hoa chúng mình phải làm gì? Nặn
cánh hoa như thế nào?
- Cô làm mẫu và nói cách làm: Cô chia đất
thành nhiều phần nhỏ, bóp đất cho mềm
sau đó một tay cô giữ bảng con, đặt lòng
- Trẻ lắng nghe
bàn tay kia lên đất nặn, lăn xoay tròn cứ
như thế cho đến khi nào viên đất tròn. Sau
đó ấn dẹt viên đất, rồi uốn cong để tạo
thành cánh hoa. Khi nặn xong những cánh
hoa gắn những cánh hoa lại tạo thành bông
hoa.
- Cho trẻ mô phỏng trên không 1-2 lần.
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô phát đồ dùng cho trẻ và nhắc trẻ ngồi
ngay ngắn
- Cho trẻ thùc hiÖn
( Cô cho trẻ nặn thi đua với nhau bằng
- Các đội thể hiện
hình thức: Nghệ nhân tí hon)
- C« quan s¸t gióp ®ì trÎ ®éng viªn trÎ
s¸ng t¹o
*H§4:Trng bµy s¶n phÈm
- Ngày 8-3 đã đến các nghệ nhân tí hon
hãy đem sản phẩm của mình lên để tặng
bà ,tặng mẹ và cô giáo.
25