Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.34 KB, 23 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ trong trường mầm non ".
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dinh dưỡng sức khỏe.
3.Tác giả :
Họ và tên: Hoàng Thị Thúy.

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 29/6/1986.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non.
Chức vụ : Phó hiệu trưởng trường Mầm Non Bắc An.
Điện thoại : 0964785111.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm Non Bắc An.
Địa chỉ : Xã Bắc An – Thị Xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại : 03202223962.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có đầy đủ phòng học, cơ sở
vật chất khang trang, đồ dùng cá nhân đầy đủ, phụ huynh, học sinh, giáo viên.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến : Lần đầu từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2
năm 2015.
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Hoàng Thị Thúy

1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh vấn đề:
Như chúng ta đã biết trường mầm non là trường học đầu tiên ở đó có
điều kiện, có cơ hội lớn để giáo dục, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cho trẻ
thói quen vệ sinh..."Có sức khỏe là có tất cả" Ở đây sức khỏe được coi là tài
sản quý của mỗi con người. Công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ Mầm Non nói chung là một việc làm rất quan trọng và cần thiết giúp cho cơ
thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được mọi bệnh tật và hình thành những thói
quen vệ sinh cá nhân cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp vệ sinh thói quen tốt .
Chính vì lí do đó mà tôi đã tìm tòi một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường Mầm Non nơi tôi công tác.
Đối với trẻ trong trường Mầm Non việc giáo dục vệ sinh cá nhân nhằm
giúp trẻ khỏe mạnh hơn, có thói quen vệ sinh tốt, có hành vi văn minh và
phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự chỉ đạo sát sao của cán bộ quản
lý và của giáo viên, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ ở gia đình và nhà
trường, sự đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho
việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Khi áp dụng một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ trong trường mầm non tôi mong muốn việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
sẽ giúp cho trẻ có thể lực, hạn chế các bệnh dịch giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng.... Cho nên tôi đã chủ động lựa chọn nội dung " Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non " để
nghiên cứu và áp dụng tại trường Mầm Non nơi tôi công tác từ thời điểm tháng
9 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Phòng học đầy đủ, thoáng
mát, cơ sở vật chất khang trang sạch sẽ, đồ dùng cá nhân đầy đủ, phụ huynh,
học sinh, giáo viên nhiệt tình tham gia vào các hoạt động.
2



3. Nội dung sáng kiến:
Trong sáng kiến của mình tôi đã nêu được thực trạng vệ sinh cá nhân của
trẻ và tôi đã tìm hiểu cơ sở lý luận, những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó
mà tôi đã chủ động xây dựng và thực hiện 6 biện pháp.
Biện pháp1: Tham mưu chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền.
Biện pháp 2: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh
hoạt đảm bảo nội dung và thời gian biểu về vệ sinh cá nhân cho trẻ trong
trường Mầm Non.
Biện pháp 3: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện về nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong nhóm lớp mình giảng
dạy.
Biện pháp 4: : Bồi dưỡng kiến thức giáo dục vệ sinh cá nhân cho giáo
viên thông qua hoạt động tổ chức chuyên đề trong trường Mầm non.
Biện pháp 5: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ thông qua các hoạt động khác.
Biện pháp 6: Tham mưu chỉ đạo giáo viên phải luôn luôn biết phối kết
hợp giữa gia đình và nhà trường.
* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:
Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo lần đầu
được áp dụng.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Những biện pháp tôi đưa ra có khả năng áp dụng ở tất cả các trường
Mâm Non.Tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào từng điều kiện thực tế của nhà
trường mà mức độ áp dụng có thể khác nhau.
* Lợi ích của sáng kiến:
Giúp giáo viên nắm vững phương pháp có khả năng linh hoạt sáng tạo
khi tổ chức giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tại lớp mình giảng dạy.
Giúp cho phụ huynh nắm rõ và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ không chỉ ở trường mà còn ở mọi lúc, mọi nơi.

3


Trẻ có thể phòng tránh được một số bệnh như H5N1, đau mắt hột, giun
sán......
4. Khẳng định giá trị kết quả của sáng kiến:
Khi áp dụng sáng kiến: " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non ". Sẽ mang lại một số hiệu
quả như sau:
Giáo dục trẻ biết tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt
kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, đánh răng đúng quy trình. Trẻ biết tự
chải đầu, mặc quần áo gọn gàng, tự đi giầy dép và biết những lúc cần rửa tay
như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
Giúp giáo viên hiểu được công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ở
mọi lúc, mọi nơi và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
5. Đề xuất và Khuyến nghị:
Cấp phòng thường xuyên mở các lớp tập huấn " tăng cường công
tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non" để giáo viên học tập và nâng
cao kiến thức, kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ .
Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội
dung giáo dục vệ sinh cá nhân của giáo viên đối với trẻ .
Nhà trường phối kết hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho trẻ 1
năm 2 lần theo kế hoạch, phát hiện sớm các bệnh sâu răng, bệnh chân, tay,
miệng… để có biện pháp chăm sóc và phòng bệnh.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm quen thuộc trong
các trường mầm non, được đề cập đến trong nhiều chuyên đề như chuyên đề về
"dinh dưỡng" song giáo dục vệ sinh cá nhân chỉ được đề cập đến một phần nào
đó chứ chưa được quan tâm chú trọng nhiều. Trước tình hình thực tế có rất
nhiều bệnh xuất phát từ khâu vệ sinh cá nhân chưa tốt dẫn đến các bệnh như:
"bệnh chân tay, miệng", bệnh tiêu chảy, giun sán…cho nên ngay từ lứa tuổi
mầm non cần hình thành cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức
khoẻ. Nhưng trong thực tế hầu như giáo viên chỉ chú ý đến việc mình phải làm
giúp cho trẻ như mặc quần áo, đi giầy dép, chải đầu … Làm như vậy là làm cho
trẻ mắc bệnh ỷ lại, lệ thuộc, thiếu kĩ năng chăm sóc bản thân, phụ thuộc vào
người lớn.
Bên cạnh đó vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hạn hẹp về dụng cụ, đồ
dùng cho trẻ thực hành các kĩ năng vệ sinh cá nhân còn thiếu, giáo viên dạy trẻ
bằng những lời lý thuyết xuông mà không cho trẻ được thực hành, trải nghiệm.
có hướng dẫn cho trẻ thực hiện các kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân nhưng giáo
viên không chú ý, kiểm tra, giám sát, xem trẻ đã thực hiện các kĩ năng đó đúng
hay chưa mà chỉ quan tâm đến kết quả tay trẻ có sạch không, tóc có rối không,
mặt có bẩn không.
Xuất phát từ thực tế và sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc thực hiện
nhiệm vụ năm học là " Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ" nên tôi đã
chọn đề tài:" Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ trong trường mầm non ".
1.1. Phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu
1.1.1: Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu và áp dụng trong trường Mầm Non.
1.2.1: Đối tượng nghiên cứu:
5


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ

trong trường mầm non.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu đề tài để tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường Mầm non, giúp trẻ có ý thức và các
thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày gọn gàng sạch sẽ.
1.2.1: Đối với trẻ:
Giáo dục trẻ biết tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện
tốt kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, đánh răng đúng quy trình. Trẻ biết
tự chải đầu, mặc quần áo gọn gàng, tự đi giầy dép và biết những lúc cần rửa
tay: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
1.2.2: Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên có những kiến thức, biện pháp phù hợp trong công tác
tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của
việc tuyên truyền và giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân trong trường Mầm
non.
1.2.3: Đối với phụ huynh:
Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của công tác vệ sinh cá nhân
cho trẻ và có một số kỹ năng hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ đúng
cách như: Biết chăm sóc và dạy trẻ cùng cô giáo giúp cho trẻ được sạch sẽ mỗi
khi ở nhà và tới lớp. Từ đó tạo nếp sống văn minh trong gia đình.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1. Nhóm phương pháp lí luận: Tôi đi sâu nghiên cứu tài liệu sách vở
có nội dung về cách giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ.
1.3.2. Nhóm phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát và áp dụng những
biện pháp thực tế nhóm lớp, sau đó đánh giá kinh nghiệm.
1.3.3. Phương pháp quan sát trao đổi:
1.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh: So sánh kết quả trước và sau khi
áp dụng đề tài
6



1.3.5 Phương pháp khái quát hoá : Từ những kết quả thu được, khái quát
thành những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
1.3.6. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trường Mầm non là cái nôi đưa sự phát triển về các lĩnh vực của trẻ
được nâng cao. Qua đó mà sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này tốt hay không
tốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt sẽ giúp cho
trẻ có thể lực, hạn chế các bệnh dịch giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Do vậy
người làm công tác quản lý giáo viên Mầm non có vai trò rất quan trọng trong
việc nuôi dưỡng và uốn nắn trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân một cách tự
giác và chủ động.
Để trẻ thực hiện và làm tốt vệ sinh rửa mặt, rửa tay, đánh răng cho trẻ
đúng quy trình và đúng thời điểm thì người làm công tác giáo dục và phụ
huynh cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Đa số trẻ đã dần ổn định về tâm lý, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao
tiếp. Trẻ tuy còn nhỏ, song trẻ có thể thực hiện tốt các kiến thức thông thường
rồi dần hình thành các kỹ năng, kỹ sảo, thói quen vệ sinh rửa tay, rửa mặt, đánh
răng cho trẻ đúng quy trình và thời điểm từ đó hình thành nề nếp thói quen văn
minh trong cuốc sống.
3. Thực trạng của vấn đề:
Về việc điều tra thực trạng là vấn đề quan trọng và cần thiết cho đề tài
nghiên cứu. Điều tra thực trạng giúp ta thấy được những thuận lợi và khó khăn
của vấn đề nghiên cứu. Từ đó định hướng được những việc cần phải làm để có
những biện pháp cụ thể và hiệu quả nhất.
3.1.Về phía giáo viên:
Qua quá trình trao đổi với các giáo viên tôi đã nắm được: đa số giáo viên
đều biết nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên mầm non là chăm sóc - nuôi dưỡnggiáo dục trẻ. Song do đặc thù của trường thuộc khu vực nông thôn các phụ
huynh thích con em mình học múa hát, đọc thơ, chữ cái, lễ phép. Cho nên các
giáo viên tập trung dạy trẻ kiến thức và lễ giáo nhiều hơn là dạy trẻ các kĩ năng

7


giữ vệ sinh cá nhân cũng chỉ dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân vào các buổi
chiều, cuối ngày... một cách qua loa.
Công tác tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh về giáo dục kĩ
năng giữ vệ sinh cá nhân tại gia đình còn hạn chế .
3.2 Về phía trẻ :
Đa số trẻ biết rửa tay, rửa mặt khi bẩn nhưng rửa một cách qua loa không
đúng quy trình.
Một số trẻ đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng nhưng
không thường xuyên, tỷ lệ trẻ sâu răng trong lớp cao.
Cách chải đầu, mặc quần áo, đi giầy dép chưa linh hoạt còn lúng túng.
Trẻ không hứng thú, không chú ý khi tham gia các hoạt động giáo dục kĩ
năng giữ vệ sinh cá nhân.
Qua điều tra tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát đối với giáo viên:

Stt

Nội dung khảo sát

1

Hiểu biết về nội dung GDVSCN cho

2

trẻ
Hiểu biết về thời gian tổ chức


3
4

GDVSCN
Chuẩn bị đồ dùng vệ sinh cá nhân
Kỹ năng hướng dẫn VSCN ( Rửa
tay, rửa mặt, đánh răng…) cho trẻ

Đánh giá

Số
GV Tốt
SL %

Khá
SL %

TB
SL %

Yếu
SL %

5

1

20


1

20

2

40

1

20

5

1

20

2

40

1

20

1

20


5

1

20

2

20

2

40

0

0

5

0

0

1

20

2


40

2

40

Bảng 2: Kết quả khảo sát đối với trẻ Mẫu giáo:

8


Stt

Nội dung khảo sát

1

Mức độ về kỹ năng, kỹ

2

sảo, thói quen rửa tay
Mức độ về kỹ năng, kỹ

3

sảo, thói quen rửa mặt
Mức độ về kỹ năng, kỹ

4


sảo, thói quen đánh răng
Thực hiện quy trình rửa
tay, rửa mặt đánh răng.

Số

Đánh giá

HS Tốt
SL %

Khá
SL %

TB
SL

%

Yếu
SL %

80

10

12,5 10

12,5


45

56,3

15

18,7

80

5

6,2

8

10

25

31,3

38

17,5

80

7


8,8

12

15

49

61,2

30

37,5

80

8

10

10

12,5

22

27,5

40


50

Đối với trẻ Nhà trẻ ở độ tuổi này trẻ có khả năng thực hiện được một số
kỹ năng về vệ sinh cá nhân chưa được thành thạo mà vẫn cần cô giáo phải làm
cho chính vì thế mà tôi đã chỉ đạo giáo viên cần phải sát sao hơn đối với trẻ nhà
trẻ về công tác giáo dục giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ được tốt hơn.
Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Giáo viên nắm được nội dung giáo
dục song chưa đầy đủ. Bước đầu nắm được quy trình hướng dẫn trẻ vệ sinh cá
nhân nhưng thực hiện còn lúng túng đôi khi còn nhầm các bước. Trẻ có những
kỹ năng, thói quen về rửa tay, rửa mặt, đánh răng nhưng trẻ còn làm qua loa
chưa thật sự có ý thức tự giác khi thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân.
4. Các giải pháp, biện pháp:
4.1. Biện pháp 1: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên
truyền.
Có thể nói tuyên truyền là một biện pháp mang lại hiệu quả rất cao. Để
thực hiện được điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên cần có sự kiên trì, nhiệt
tình tuyên truyền bằng nhiều hình thức như:
Trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền tới phụ huynh của trường qua các hoạt
động giao lưu, hoạt động đón trẻ… để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của
việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.

9


Trong các cuộc họp chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn, tôi
luôn triển khai tới giáo viên tầm quan trọng việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ trong trường mầm non để giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong công
việc giữ vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng cho trẻ ở lớp.Tôi đã chỉ đạo để giáo viên
nắm được và hiểu được công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân và chăm

sóc sức khỏe trẻ nhằm rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân lâu dài tôi đã
tiếp tục chỉ đạo giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ
huynh nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn
vệ sinh cá nhân cho trẻ. Cần tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
4.2. Biện pháp 2: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ
sinh hoạt đảm bảo nội dung và thời gian biểu về vệ sinh cá nhân cho trẻ
trong trường Mầm Non.
Khi chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt và nội dung đó thì
người cán bộ quản lý cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát giáo viên để
cùng phối kết hợp làm sao chỉ đạo từ trên xuống dưới được thuận lợi và cần
phải tập trung vào các nội dung vệ sinh cho trẻ khi nào cần thiết và được áp
dụng như thế nào vào thời điểm nào trong ngày.
Ví dụ: Sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn... cần phải rửa tay sạch sẽ.
Khi ngủ dậy phải đánh răng, rửa mặt.
Khi ăn xong phải lau miệng.
Do đó xây dựng chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lý về thời gian và các
hoạt động trong ngày ở trường Mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm sinh lý
của trẻ qua đó hình thành thái độ, nề nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích
cực. Do đó việc xây dựng thời gian biểu hợp lý khoa học, phù hợp trong việc
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng
không chỉ tập trung hiệu quả giáo dục vệ sinh mà còn tăng thêm hiệu quả về ý
thức, thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ, qua đó còn hình thành cho trẻ có kỹ
năng sống trong môi trường giáo dục hàng ngày mà trẻ được tiếp xúc sẽ làm
cho trẻ được phát triển hơn về nhận thức cũng như tâm sinh lý của trẻ sẽ được
hình thành dần dần qua sự tiếp xúc của môi trường cộng đồng.
10


4.3. Biện pháp 3: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện về nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong nhóm lớp mình

giảng dạy.
Như chúng ta đã biết công việc quan trọng và cần thiết nhất vẫn là
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ hoạt động . Tôi đã tham mưu với Thủ trưởng
để chỉ đạo tổ chuyên môn nhà trường và giáo viên thực hiện nghiêm túc công
tác vệ sinh nhóm lớp hàng ngày, tạo môi trường xanh- sạch- đẹp. Sau đó hướng
dẫn giáo viên cách trang trí các nội dung về giáo dục vệ sinh ở các góc hoạt
động theo chủ đề thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, để đảm bảo cho cô
và trẻ cùng được thực hiện. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng học tập cho trẻ thì
việc chuẩn bị cho trẻ đầy đủ đồ dùng cá nhân có ý nghĩa quan trọng góp phần
giúp trẻ tự tin và hứng thú với hoạt động vệ sinh cá nhân. Tôi chỉ đạo giáo viên
phải chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của trẻ thật chu đáo, đảm bảo mỗi
trẻ có một bộ đồ riêng, có kí hiệu riêng của từng trẻ, đồ dùng phải đảm bảo tính
thẩm mĩ đối với trẻ Mầm non (màu sắc, sự ngộ nghĩnh…). Khi hướng dẫn giáo
viên giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ thì người quản lý cần phải đi sâu vào phương
pháp cũng như các kỹ năng để cho giáo viên hiểu và nắm được các cách giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong nhóm lớp mình đang dạy.
Ví dụ: Cô dạy trẻ rửa tay thì tối thiểu ở lớp phải có vòi nước, có xà
phòng, có nước sạch… Cô hướng dẫn 7 bước rửa tay thật chậm rãi cho trẻ được
thực hành. Có phương tiện, lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở
nhà, trẻ sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó.
Bên cạnh đó còn đưa ra các nội dung về sinh hoạt giáo dục vệ sinh cho
trẻ cho giáo viên được tham khảo và hướng dẫn giáo viên có thể lồng ghép các
hoạt động vào nội dung bài học qua đó có thể giáo dục trẻ cách giữ gìn vệ sinh
thân thể cũng như cách đánh răng, rửa mặt, rửa tay...
Đối với trẻ nhà trẻ còn nhỏ thì vấn đề giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
hầu như các Cô phải làm cho trẻ vì trẻ còn nhỏ chưa thể thao tác được do vậy
mà cần có sự quan tâm sát sao hướng dẫn của các Cô để cho trẻ hình thành
được thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bản thân.
11



4.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kiến thức giáo dục vệ sinh cá nhân cho
giáo viên thông qua hoạt động tổ chức chuyên đề trong trường Mầm non.
Muốn chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ trong trường mầm Non tôi đã tham mưu xin ý kiến chỉ đạo để tổ chức
chuyên đề bồi dưỡng về kiến thức và các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá
nhân cho từng giáo viên và nêu rõ mục đích yêu cầu, tầm quan trọng của việc
giáo dục vệ sinh cá nhân, nắm vững nội dung giáo dục chăm sóc vệ sinh cá
nhân cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành các thao tác như: Rửa tay, rửa
mặt, đánh răng… Ngoài việc cung cấp lý thuyết về các quy trình rửa tay, rửa
mặt, đánh răng… Tôi cho giáo viên đăng kí dạy các hoạt động vệ sinh cá nhân
để đồng nghiệp cùng xem có đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
Ví dụ: Xây dựng giáo án đánh răng.
4.4.1. Mục đích:
Trẻ biết tự đánh răng và biết khi nào cần phải đánh răng như: Trước khi
đi ngủ, sau khi ăn xong, buổi sáng lúc dậy.
Rèn đúng kỹ năng đánh răng.
Trẻ có ý thức giữ gìn hàm răng luôn sạch.
4.4.2. Chuẩn bị:
Bàn chải, kem đánh răng, bình đựng nước có vòi, khăn lau tay.
4.4.3. Tiến hành:
Rửa sạch bàn chải cho thuốc đánh răng lên mặt lông bàn chải rồi súc
miệng đặt lông bàn chải sát đường viền lợi, chếch 45 độ so với trục răng chải
hàm trên trước theo hướng từ trên xuống sau đó chải hàm dưới theo hướng từ
dưới hất lên chải mặt nhai bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai
kéo đi, kéo lại, đánh răng xong súc miệng bằng nước sạch nhiều lần rửa sạch
bàn chải, vẩy khô cất vào nơi quy định để phần cán ở phía dưới phần lông bàn
chải ở phía trên.
4.5. Biện pháp 5: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ thông qua các hoạt động khác.

12


Tôi đã tham mưu để chi đạo hoạt động lồng ghép cho giáo viên về nội
dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ vào các hoạt động khác không chỉ giúp
trẻ hiểu sâu hơn về vệ sinh cá nhân mà dần hình thành cho trẻ những kỹ năng,
thói quen tốt trong công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho bản thân.
4.5.1. Lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua hoạt động làm
quen văn học.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch xây dựng chương trình các bài thơ,
câu chuyện có nội dung liên quan đến đề tài giáo dục vệ sinh đưa vào bài giảng
của Cô trên lớp và để giáo dục trẻ cho trẻ hiểu được về vệ sinh như thế nào là
sạch sẽ?
Ví dụ Qua câu chuyện “ Gấu con bị sâu răng ” giáo viên nhẹ nhàng giáo
dục trẻ cách vệ sinh răng miệng, ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày
tạo thói quen vệ sinh răng miệng khi ở nhà cũng như đến lớp.
4.5.2. Lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua hoạt động
khám phá.
Như chúng ta đã biết khám phá khoa học là quá trình giúp trẻ tìm hiểu
khám phá thế giới xung quanh, khám phá những gì mà trẻ thấy kì lạ, lý thú và
hấp dẫn đối với trẻ. Nhất là khi trẻ được tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể của
bản thân mình. Vì vậy khi giáo viên lên chương trình tổ chức hoạt động tôi đã
chỉ đạo giáo viên cần xây dựng các nội dung khám phá các bộ phận trên cơ thể
để có lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Ví dụ: Khám Phá Khoa Học: Tìm hiểu về đôi bàn tay nhỏ xinh của bé.
4.5.3. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm
trong ngày.
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm trong
ngày là một nội dung rất cần thiết và quan trọng đối với công tác giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ trong trường Mầm non.Trong giờ hoạt động ngoài trời giáo

viên kết hợp trò chuyện cho trẻ tìm hiểu các nội dung tuyên truyền giáo dục vệ
sinh qua tranh như: các thao tác rửa tay, giữ cho đôi mắt sáng, chải răng đúng
cách, rửa mặt đúng lúc...
13


Trước giờ ăn tôi đi kiểm tra đôn đốc giáo viên thực hiện chế độ sinh hoạt
trong ngày nhất là thời điểm trước khi trẻ ăn, sau khi chơi các hoạt động tự do
ngoài trời về công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ xem có được đúng theo
nội dung hướng dẫn và đúng theo quy trình hay không?
4.6 Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên luôn luôn biết phối kết hợp giữa gia đình
và nhà trường.
Để tạo được sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các
hoạt động giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tôi đã chỉ đạo giáo viên cần biết
lắng nghe ý kiến của phụ huynh, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ
huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức về giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ khi gia đình có yêu cầu. Cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương
trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thì
công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là vấn đề quan trọng và cần
thống nhất giữa các nội dung, các phương pháp hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho
trẻ để từ đó hình thành kỹ năng cũng như thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ ở
nhà.
Phối kết hợp với phụ huynh về rèn thói quen vệ sinh như: Tự đánh răng,
rửa mặt, rửa tay, chải đầu tóc gọn gàng, mặc quần áo... và tự phục vụ bản thân
cho trẻ có như vậy mới hình thành được ở trẻ những thói quen sơ đẳng ban đầu
về vệ sinh cá nhân, trẻ mới có thể phát triển nhanh nhẹn, hoạt bát được. Như
vậy sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà tường là rất quan trọng.
5. Kết quả đạt được:
Qua việc áp dụng các biện pháp trên cùng với sự tâm huyết yêu nghề

mến trẻ của tập thể giáo viên nhà trường. Kết quả đạt được như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát đối với giáo viên:
Stt

Nội dung khảo sát

Đánh giá

Số
GV
14

Tốt
SL

Khá
TB
% SL % SL %

Yếu
SL %


1

Hiểu biết về nội dung GDVSCN cho

2

trẻ

Hiểu biết về thời gian tổ chức

3
4

5

2

40 2

40 1

20

0

0

5
1
20 3
GDVSCN
Chuẩn bị đồ dùng vệ sinh cá nhân
5
2
40 2
Kỹ năng hướng dẫn VSCN ( Rửa tay,
5
2

40 2
rửa mặt, đánh răng…) cho trẻ
Bảng 2: Kết quả khảo sát đối với trẻ Mẫu giáo

60 1

20

0

0

40 1

20

0

0

40 1

20

0

0

Đánh giá
Số


Stt Nội dung khảo sát

HS

1

Mức độ về kỹ năng, kỹ sảo, thói

2

quen rửa tay
Mức độ về kỹ năng, kỹ sảo, thói

3

quen rửa mặt
Mức độ về kỹ năng, kỹ sảo, thói

4

quen đánh răng
Thực hiện quy trình rửa tay, rửa
mặt, đánh răng.

Tốt

Khá

TB


Yếu
S

SL

%

SL %

SL %

80

25

31

20

25

30

38

5

80


15

19

25

31

25

31

15 19

80

15

19

21

26

30

38

14 17


80

20

25

25

31

15

19

20 25

L

5.1: So sánh đối chứng:
Bảng 1: Kết quả khảo sát đối với giáo viên:
Nội dung
khảo sát
Hiểu biết

Thời điểm

về nội

Trước khi áp


dung

dụng các biện

GDVSCN

pháp

Số
GV

Tốt
SL %

5 1

1

Khá
SL %

20

1

TB
SL %

20


2

Yếu
SL %

40

1

20

cho trẻ
Sau khi áp

5

2

40

dụng các biện
15

2

40

1

20


0

0

%
6


Hiểu biết
về thời
gian tổ
chức
GDVSCN
Chuẩn bị
đồ dùng
vệ sinh cá
nhân

pháp
Trước khi áp
dụng các biện

5

1

20

2


40

1

20

1

20

5

1

20

3

60

1

20

0

0

5


1

20

2

20

2

40

0

0

5

2

40

2

40

1

20


0

0

5

0

0

1

20

2

40

2

40

5

2

40

2


40

1

20

0

0

pháp
Sau khi áp
dụng các biện
pháp
Trước khi áp
dụng các biện
pháp
Sau khi áp
dụng các biện

Kỹ năng

pháp
Trước khi áp

hướng

dụng các biện


dẫn

pháp

VSCN
( Rửa tay,
rửa mặt,

Sau khi áp
dụng các biện

đánh

pháp

răng…)
cho trẻ
Nhìn vào kết quả đạt được chứng tỏ rằng khi áp dụng các biện
pháp trên , số lượng về các nội dung đưa ra đều tăng như sau:
+ Về Hiểu biết về nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tỷ
lệ tốt tăng: 20 %
Khá tăng: 20 %
Trung bình giảm : 20 %
Yếu giảm không còn.
+ Hiểu biết về thời gian tổ chức giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tỷ lệ khá tăng:
20 %.
16


+Chuẩn bị đồ dùng vệ sinh cá nhân tốt tăng: 20 %.

Khá tăng: 20 %.
+ Kỹ năng hướng dẫn vệ sinh cá nhân ( Rửa tay, rửa mặt, đánh răng…) cho
trẻ tốt tăng: 20%
Khá tăng: 20 %
Trung bình giảm : 20 %
Bảng 2: Kết quả khảo sát đối với trẻ Mẫu giáo
Nội dung

Thời điểm

Số

khảo sát
Mức độ

Trước khi áp

về kỹ

dụng các biện 80

năng, kỹ
sảo, thói

HS

dụng các biện 80

Tay
Mức độ


pháp
Trước khi áp

về kỹ

dụng các biện 80

sảo, thói

dụng các biện 80

mặt
Mức độ

pháp
Trước khi áp

về kỹ

dụng các biện 80

sảo, thói
quen
đánh răng

Yếu
SL %

10


12,5 10

12,5

45

56,3

15

18,7

25

31

20

25

30

38

5

6

5


6,2

8

10

25

31,3

38

17,5

15

19

25

31

25

31

15

19


7

8,8

12

15

49

61,2

30

37,5

15

19

21

26

30

38

14


17

8

10

10

12,5

22

27,5

40

50

pháp
Sau khi áp
dụng các biện 80
pháp

Thực hiện

Trước khi áp

quy trình


dụng các biện

rửa tay,

TB
SL %

pháp
Sau khi áp

quen rửa

năng, kỹ

Khá
SL
%

pháp
Sau khi áp

quen rửa

năng, kỹ

Tốt
SL %

80


pháp
17


rửa mặt,
đánh
răng.

Sau khi áp
dụng các biện 80

20

25

25

31

15

19

20

25

pháp

+ Mức độ về kỹ năng, kỹ sảo, thói quen rửa tay tốt tăng 18,5%

Khá tăng 12,5%
Trung bình giảm 18,3%
Yếu giảm 12,7%.
+ Mức độ về kỹ năng, kỹ sảo, thói quen rửa mặt tốt tăng 12,8%
Khá tăng 21%
Trung bình giảm 0,3 %
Yếu giảm 1,5%
+ Mức độ về kỹ năng, kỹ sảo, thói quen đánh răng tốt tăng 10,2%
Khá tăng 11%
Trung bình giảm 23,2 %
Yếu giảm 20,5%
+ Thực hiện quy trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng tốt tăng 15%
khá tăng 18,5%
Trung bình giảm 8,5%.
Yếu giảm 25%
5.2: Bài học kinh nghiệm:
Bản thân mỗi cán bộ giáo viên phải là người có tâm huyết, có phẩm chất
đạo đức tốt, mẫu mực, chu đáo, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi để có những
biện pháp hữu hiệu nhất trong quá trình chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho
trẻ.
Cần tham mưu chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và chế độ sinh hoạt
của lớp phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh tâm lý của trẻ.
Cần đôn đốc kiểm tra giáo viên thực hiện các nội dung giáo dục vệ sinh
cá nhân cho trẻ có đánh giá rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra. Giúp giáo viên
18


nắm chắc các kiến thức cơ bản để giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong tường
Mầm non.
Cần tham mưu chỉ đạo tốt việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền

hướng dẫn và phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục hình
thành thói quen về vệ sinh cá nhân cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm
trong ngày.
6: Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ trong trường Mầm non đã được áp dụng vào thực tế tại trường nơi tôi
công tác. Với đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ trong trường mầm non " có thể áp dụng cho tất cả các đồng chí
giữ chức vụ là cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong toàn bậc học của thị
xã.
Mặc dù có cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Tôi rất mong được sự tham gia góp ý của các đồng chí trong hội đồng khoa học
các cấp để tôi tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những biện pháp chỉ đạo giáo viên
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non của mình được tốt hơn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với sáng kiến " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ trong trường mầm non " . Mỗi chúng ta ai cũng cần phải coi trọng
sức khỏe của mình vì có sức khỏe thì mới có thể công tác tốt, do vậy mà trẻ có
được khỏe mạnh thì mới học hành giỏi giang và tiến bộ. Trường học nói chung
đặc biệt là trường Mầm non nói riêng ở đó phải là nơi có môi trường xanh –
sạch – đẹp, an toàn để trẻ vui chơi và học tập mà không sợ các nguy cơ xảy ra
tai nạn, nơi đó trẻ mới có thể khỏe mạnh, có được sức đề kháng cao sẽ giúp trẻ
phòng tránh mọi bệnh tật xảy ra.
Trong công tác tham mưu chỉ đạo chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ Mầm non là một việc rất quan trọng và cần thiết giúp cho cơ thể trẻ phát
triển tốt, hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cơ bản để giúp trẻ có
19



nhiều nề nếp vệ sinh, thói quen tốt sau này. Bên cạnh đó còn giúp cho trẻ có
được những kiến thức cơ bản về phòng tránh một số bệnh thường xảy ra trong
cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là ở trường Mầm non trẻ sẽ có những kiến thức
và có được những kĩ năng, thói quen để phòng tránh các bệnh xảy ra qua đó
cũng có những kĩ năng ban đầu để giúp cho trẻ được phát triển tốt về thể lực,
sức khỏe.....
2. Khuyến nghị
* Đối với các cấp lãnh đạo:
Cần tăng cường tổ chức các lớp chuyên đề hội thảo để bồi dưỡng nâng
cao kiến thức về giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ đẻ cho cán bộ giáo viên trong
toàn bậc học nói chung và bậc học Mầm Non nói riêng.
Thường xuyên quan tâm tới công tác tham mưu chỉ đạo giáo dục vệ sinh
cá nhân cho trẻ trong trường Mầm non.
Thường xuyên quan đầu để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ
cho các trường Mầm Non ở những vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó
khăn.
* Đối với nhà trường:
Tham mưu để chỉ đạo thường xuyên cho việc giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ trong trường Mầm non tới toàn bộ giáo viên, nhân viên trong nhà
trường.
Cần sát sao thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn giáo viên
phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục hình
thành thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ khi ở nhà cũng như khi đến lớp qua đó
cho trẻ thực hiện được các kỹ năng, thói quen vệ sinh cá nhân.
* Đối với giáo viên:
Thường xuyên và tích cực học tập, trao đổi và bồi dưỡng nâng cao
trình độ, kỹ năng sư phạm để làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục vệ sinh cho trẻ.
20



Luôn luôn và thường xuyên thực hiện chế độ sinh hoạt đúng lịch,
hướng dẫn trẻ có các thao tác vệ sinh đúng quy trình và thời gian quy định và
thường xuyên kiểm tra kết quả trên trẻ để có được những biện pháp khắc phục
tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Tài liệu bồi dưỡng hè.
+ Sách hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
mầm non.
+ Sách phương pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non.
+ Sách chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện
chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.NXB Giáo dục .1996.
+ Tập san và các biện pháp thiết thực, tối ưu để áp dụng sáng kiến.

21


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
1
1.1
1.2
1.3
2


Nội dung
Thông tin chung về sáng kiến
Tóm tắt sáng kiến
Hoàn cảnh nảy sinh vấn đề
Điều kiện, thời gian,đối tượng áp dụng sáng kiến
Nội dung sáng kiến
Khẳng định giá trị kết quả của sáng kiến
Đề xuất và khuyến nghị
Mô tả sáng kiến
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Phạm vi nghiên cứu - đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của vấn đề
22

Trang
1
2
2
2
3
4
4
5
5
6
6
7



3
4
4.1

Thực trạng của vấn đề
Các giải pháp, biện pháp
Biện pháp1: Tham mưu chỉ đạo giáo viên làm tốt

7-9
9-14
9

công tác tuyên truyền.
4.2

Biện pháp 2: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên

10

thực hiện tốt chế độ sinh hoạt đảm bảo nội dung
và thời gian biểu về vệ sinh cá nhân cho trẻ trong
trường Mầm Non.
4.3

Biện pháp 3: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên

11


chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nội dung giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong nhóm lớp mình
4.4

giảng dạy.
Biện pháp 4 : Bồi dưỡng kiến thức giáo dục vệ

12

sinh cá nhân cho giáo viên thông qua hoạt động tổ
chức chuyên đề trong trường Mầm non.
4.5

Biện pháp 5: Tham mưu để chỉ đạo giáo viên giáo

13-14

dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua các hoạt
động khác.
4.6

Biện pháp 6: Tham mưu chỉ đạo giáo viên phải

14

luôn luôn biết phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường.
5
6
1

2

Kết quả đạt được
Điều kiện để sáng kiến nhân rộng
Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Khuyến nghị

23

15
21
22



×