Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy tiếng việt lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 22 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG DẠY
TIẾNG VIỆT - LỚP 3

Năm học : 2014 - 2015
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tiếng Việt
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt - Lớp 3
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Lương

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 10 / 6 / 1976
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cổ Thành
Điện thoại: 0320 580 123
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Cổ Thành
Địa chỉ: Thôn Hoà Bình, xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) :
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Cổ Thành
Địa chỉ: Thôn Hoà Bình, xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:


- Áp dụng cho mọi đối tượng học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
- Giáo viên cần có thời gian nghiên cứu, nắm chắc kiến thức cơ bản, kiến
thức nâng cao của tiết học.
- Giáo viên phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp, ham học hỏi.
- Học sinh cần thêm một vài loại sách tham khảo phù hợp.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 năm 2014.
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trần Thị Lương

2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Khi dự giờ đồng nghiệp dạy Tiếng Việt, tôi thấy nhiều đồng chí chuẩn bị
bài rất chu đáo, sưu tầm nhiều tranh ảnh nhưng mục đích sử dụng, thời điểm sử
dụng tranh ảnh và phương pháp sử dụng hình ảnh minh hoạ chưa hợp lí nên hiệu
quả sử dụng các hình ảnh minh hoạ chưa cao. Nhiều tiết học khi đưa hình ảnh
minh hoạ thêm vào chỉ làm phân tán sự tập trung của học sinh. Có tiết dạy, giáo
viên đưa tranh ảnh nhưng chỉ để giáo viên tự giới thiệu mà không khai thác sự
hiểu biết của học sinh. Có đồng chí rất lúng túng khi sử dụng hình ảnh minh hoạ,
không biết nên giới thiệu vào thời điểm nào của tiết học… Từ thực tế đó, tôi
quan tâm, tìm hiểu, thực hiện sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tiếng Việt.
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành với hai nhóm ngẫu nhiên trên cơ sở tương
đương nhau: Lớp thực nghiệm là lớp 3A và lớp đối chứng là lớp 3B.

Thực tế, kiến thức Tiếng Việt ở lớp 3 rất rộng, gồm nhiều phân môn. Vì
hạn hẹp về thời gian và điều kiện nghiên cứu, tôi chỉ đề cập đến một vài vấn đề
nhỏ nhưng không kém phần quan trọng khi dạy Tiếng Việt là:
+ Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tập đọc, kể chuyện.
+ Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Luyện từ và câu.
+ Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy Tập làm văn.
1.3. Nội dung sáng kiến:
Trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 3, tôi thấy nhiều
học sinh hiểu chưa cụ thể về nghĩa của một số từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu
từ chưa hợp lí, kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế. Tôi tìm cách giúp học sinh hiểu rõ
về các từ ngữ, các biện pháp tu từ đã học để học sinh có thêm vốn từ ngữ. Qua
đó, giúp học sinh có kĩ năng nói, viết, giao tiếp tốt hơn. Giải pháp của tôi là sử
dụng hình ảnh minh hoạ giúp học sinh hiểu rõ về từ ngữ, về nội dung bài, về biện
pháp tu từ được giới thiệu trong bài. Không phải tiết nào cũng sử dụng các hình
3


ảnh minh hoạ được, giáo viên cần nghiên cứu tìm các hình ảnh minh hoạ phù
hợp với nội dung bài. Sau khi tìm được hình ảnh minh hoạ, giáo viên lựa chọn
mục đích, hình thức sử dụng hình ảnh minh hoạ để khai thác vốn kiến thức đã có
của học sinh, từ đó hình thành kiến thức mới. Tiếp theo, giáo viên tạo cơ hội để
học sinh luyện tập hoặc vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn. Đồng thời, cung
cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết ban
đầu về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước
ngoài. Với cách làm như vậy, tôi nhận thấy học sinh hiểu nhanh và chính xác
nghĩa của từ ngữ, hiểu cụ thể nội dung bài, về biện pháp so sánh, học sinh thích
học Tiếng Việt hơn. Đặc biệt kĩ năng diễn đạt của học sinh được cải thiện, học
sinh tự tin hơn trong giao tiếp.
1.4. Khẳng định kết quả sáng kiến đạt được:
Sau thời gian tiến hành áp dụng kinh nghiệm, học sinh lớp thực nghiệm có

kĩ năng hiểu nghĩa từ, sử dụng từ ngữ viết văn, câu văn diễn đạt có hình ảnh tốt
hơn học sinh lớp đối chứng. Đặc biệt, lớp thực nghiệm học sinh thích học tiếng
Việt hơn. Trong giờ ra chơi hay lúc rảnh rỗi, các em thường tìm tranh ảnh để đố
nhau tìm các từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm, tìm từ ngữ về chủ đề
mới học hoặc các sự vật có thể được so sánh với nhau trong tranh ảnh. Học sinh
học tập hứng thú và hăng say hơn, nhiều em đạt kết quả cao qua kiểm tra. Ngoài
việc nắm chắc kiến thức về từ và câu, các em còn diễn đạt tốt hơn, tự tin hơn
trong học tập và trong giao tiếp.
1.5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
- Tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở các lớp, đồng thời theo dõi để có
biện pháp khắc phục những nội dung chưa phù hợp trong nghiên cứu, áp dụng.
- Có biện pháp thực nghiệm với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh theo mức
độ yêu cầu khác nhau nhằm hình thành phương pháp tự học cho học sinh.
- Tổ chức thảo luận trong tổ chuyên môn để phân tích và thống nhất phương
pháp dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của các khối lớp.
4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, giáo dục Tiểu học đang
tạo ra định hướng có giá trị nền tảng. Tiếng Việt là môn học có nhiều đổi mới cả
về mục đích, nội dung và quan niệm dạy học. Với sáu phân môn Tập đọc, Kể
chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu - Tiếng Việt có một vị
trí đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở để tiếp thu và lĩnh hội tri thức của các môn
học khác. Kĩ năng sử dụng tiếng Việt tốt là có thêm một công cụ mới để học tập,
để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hằng ngày trong xã hội. Đặc
biệt học tiếng Việt qua các tác phẩm văn học, con người không chỉ được thưởng
thức cái hay, cái đẹp mà còn được thức tỉnh về nhận thức và còn dung động về
tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh

cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Tiếng Việt bậc Tiểu học giữ vai trò đặc biệt
quan trọng, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Các kĩ năng ấy
là công cụ để các em học tập các môn khác. Học tiếng Việt tốt sẽ giúp các em
hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em
biết suy nghĩ một cách logic, có hình ảnh. Vì vậy, dạy tiếng Việt có ý nghĩa vô
cùng quan trọng nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển
nhân cách con người.
Mục tiêu của chương trình giáo dục đã đáp ứng cơ bản các nhu cầu học tập
của học sinh phù hợp với điều kiện của đất nước và hội nhập quốc tế. Việc đổi
mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh
được chú trọng. Cơ sở vật chất được tăng cường dần dần theo hướng hiện đại
hoá. Phần lớn giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của công việc thực tế.
Bên cạnh những mặt đã đạt được còn có những hạn chế nhất định:
- Một số giáo viên còn chậm đổi mới, năng lực có hạn chưa đáp ứng được yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát triển khả năng tư duy của học sinh.
5


- Phương pháp, nội dung chương trình sách giáo khoa chưa thật sự phù hợp với
tất cả các vùng miền, với thực tế nhận thức của học sinh.
Môn Tiếng Việt lớp 3 có 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm
và được học trong 2 tuần (trừ chủ điểm Ngôi nhà chung học trong 3 tuần) gồm
các phân môn:
+ Tập đọc

+ Chính tả

+ Kể chuyện


+ Tập viết

+ Luyện từ và câu

+ Tập làm văn

Trong Tiếng Việt 3, các phân môn đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp
những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn kĩ năng
dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc, kĩ năng đọc hiểu, qua đó rèn kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ cho học sinh.
Nếu dạy Tiếng Việt chỉ dừng lại ở việc hoàn thành các bài tập của từng
tiết thì khả năng ngôn ngữ của học sinh sẽ rất hạn chế. Làm thế nào giúp học
sinh nắm chắc kiến thức về từ và câu, có khả năng tư duy sáng tạo, có thể vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Đây là một vấn đề khó đối với mỗi
giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy.
Giải pháp của tôi là qua từng chủ điểm giúp học sinh có cách hiểu đầy đủ
về từ ngữ qua một số hình ảnh cụ thể. Từ đó góp phần làm phong phú về tâm
hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh.
Ở lớp 3, mục tiêu trên được cụ thể hoá thành những yêu cầu về kiến thức
và kĩ năng trong từng chủ điểm, từng phân môn. Với tư cách là các phân môn
thực hành của Tiếng Việt, tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn có
nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ ngữ, câu
trong giao tiếp và học tập. Dạy Tiếng Việt là dạy thực hành từ ngữ trên quan
điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói. Đó chính là công việc làm
giàu vốn từ cho học sinh, giúp học sinh hiểu nghĩa từ, sử dụng từ đúng và hay,
nói và viết chuẩn phù hợp với mục đích giao tiếp và môi trường giao tiếp, đồng
6


thời cũng góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Trong đó

các hình ảnh cụ thể, sinh động, diễn đạt được sắc thái biểu cảm của từ ngữ có vai
trò rất quan trọng. Đôi khi ta nói hay diễn tả nhiều học sinh cũng chưa hiểu chính
xác về nghĩa của từ, câu nhưng ta sử dụng tranh ảnh minh hoạ thì học sinh có thể
hiểu và nhớ ngay nghĩa của từ, câu đó. Chính những hình ảnh ẩn đi được sử dụng
đã làm phong phú thêm cho tiếng Việt và phát triển được khả năng tư duy của
học sinh. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tiếng
Việt - Lớp 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp giáo viên có thêm phương pháp, hình thức khai thác kiến thức có
hiệu quả trong dạy Tiếng Việt.
- Giúp giáo viên có cách sử dụng tranh ảnh minh hoạ có hiệu quả.
- Giáo viên giúp học sinh rèn một số kĩ năng thực hành ngôn ngữ, phát triển
tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp.
- Qua thực nghiệm, học sinh có kĩ năng sử dụng từ ngữ chính xác, diễn đạt
tốt, tự tin trong giao tiếp.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của người
Việt. Tiếng Việt có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học tiếng Việt.
Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ có cơ cấu tổ chức riêng, có quan
hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ.

7



Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản của bậc tiểu học nên phải
thực hiện theo nguyên tắc giáo dục. Như vậy mục tiêu của việc dạy và học tiếng
Việt nằm trong mục tiêu chung của giáo dục nước ta hiện nay: Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức,
có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo.
3. Thực trạng của vấn đề:
3.1. Về sách giáo khoa:
Hiện nay, sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có một số điểm hạn chế, mặc dù
sách giáo khoa đã chú trọng phương pháp, kĩ năng thực hành của học sinh nhưng
một số kiến thức về tiếng Việt dạy cho học sinh còn mang tính trừu tượng, học
sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình khám phá kiến thức mới.
3.2. Về phía giáo viên:
Giáo viên gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
và tài liệu tham khảo còn hạn chế. Một số giáo viên khi sử dụng hình ảnh minh
hoạ trong dạy Tiếng Việt còn lúng túng như: lựa chọn hình ảnh minh hoạ nào
cho phù hợp, không biết sử dụng hình ảnh minh hoạ vào lúc nào, khai thác hình
ảnh ra sao để có hiệu quả cao và giúp học sinh thấy hứng thú trong học tập.
3.3. Về phía học sinh:
Qua nhiều năm tham gia giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng tư duy của học
sinh tiểu học còn mang tính trực quan và dừng lại ở mức độ đơn giản nên việc
cảm thụ về nghệ thuật tu từ, về kĩ năng đọc-hiểu, về từ ngữ còn hạn chế. Vốn
kiến thức văn học của học sinh vùng nông thôn còn ít. Vì đa số các em sống
trong gia đình thuần nông, nguồn sách báo, tài liệu tham khảo không nhiều. Học
sinh hiểu về từ ngữ hay biện pháp so sánh chưa sâu nên khả năng giao tiếp, kĩ
năng diễn đạt cũng như khả năng tư duy sáng tạo còn hạn chế. Lượng kiến thức
về tiếng Việt các em có được chủ yếu qua các bài học, vì thế giáo viên cần
hướng dẫn một cách cụ thể, sử dụng các hình ảnh minh hoạ phù hợp, gắn với
thực tế cuộc sống.
8



4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
4.1. Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy Tập đọc, kể chuyện:
Ví dụ 1. Bài Hũ bạc của người cha – trang 121/ Tiếng Việt 3-tập 1.
Sử dụng tranh để giới thiệu bài, giải nghĩa từ mới, hướng dẫn kể chuyện.

* Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát tranh và hỏi:
- Tranh vẽ cảnh gì ? Em thử đoán xem họ đang nói gì ?
Học sinh nêu câu trả lời theo khả năng quan sát, trí tưởng tượng của mình.
Giáo viên tuyên dương những học sinh có câu trả lời hay, sáng tạo… Giáo
viên giới thiệu bài: Để biết chính xác bức tranh vẽ cảnh gì và ông lão nói gì với
người con của mình, cái gì là của cải quý giá nhất đối với con người, chúng ta
cùng tìm hiểu qua bài Hũ bạc của người cha.
* Giải nghĩa từ “hũ” : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra,
thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật ong…
Nếu cách giải thích như vậy thì nhiều học sinh sẽ chưa hình dung chính
xác về “hũ” nhưng giáo viên cho quan sát lại tranh và yêu cầu học sinh chỉ “hũ”
trong tranh thì chắc chắn học sinh sẽ hiểu và chỉ được hũ trong tranh là vật ông
lão đang cầm.
* Hướng dẫn kể chuyện:Cho học sinh quan sát các bức tranh/122, 123 SGK. Sau
đó thảo luận nhóm và xếp lại các tranh theo đúng trình tự câu chuyện như sau:
9


Đoạn 1:

Đoạn 2:

Đoạn 3:


Đoạn 4:

Đoạn 5:
10


Sau khi học sinh báo cáo kết quả thảo luận, tôi mời nhóm khác nhận xét,
bổ sung (nếu cần) và thống nhất đáp án đúng. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì việc kể
lại cả câu chuyện đối với học sinh tương đối khó khăn. Tôi dùng câu hỏi gợi ý để
học sinh quan sát tranh, nêu được nội dung chính tương ứng với mỗi tranh. Yêu
cầu học sinh tập kể từng đoạn trong nhóm dựa vào tranh. Sau đó, tôi mời học
sinh kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện. Cuối cùng, tổ chức thi kể lại câu
chuyện dựa theo tranh. Với từng bước như vậy, tôi nhận thấy đa số học sinh kể
được câu chuyện và thích học kể chuyện.
Ví dụ 2. Bài Nhà rông ở Tây Nguyên/127- Tiếng Việt 3-tập 1.
* Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát ảnh chụp nhà rông và hỏi.
- Ảnh chụp cảnh gì ?
- Nhà rông có gì khác với những ngôi nhà em thường thấy ?
Học sinh trả lời theo khả năng quan sát của bản thân (có thể đúng hoặc có
thể chưa đúng). Giáo viên dựa vào đó để giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các
em sẽ được biết một kiểu nhà của các dân tộc ở Tây Nguyên – nhà rông. Nhà
rông có đặc điểm gì, người Tây Nguyên có phong tục tập quán gì nổi bật, chúng
ta cùng tìm hiểu qua bài Nhà rông ở Tây Nguyên.
* Tìm hiểu từ mới: rông chiêng, nông cụ. Học sinh đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
sau bài. Tôi dùng tranh, ảnh minh họa cho điệu múa rông chiêng; ảnh chụp cuốc,
cày, bừa, liềm, hái…minh họa cho “nông cụ”. Mời học sinh quan sát, chỉ và nêu
11


tên từng đồ dùng cuốc, cày, bừa, liềm, hái… Qua hình ảnh minh hoạ, học sinh sẽ

hiểu và nhớ nghĩa của từ mới nhanh hơn, cụ thể hơn.
4.2. Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy Luyện từ và câu:
Ví dụ 1: Từ ngữ về các dân tộc – Trang 126/Tiếng Việt 3-tập1.
Bài 1. Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
Với yêu cầu bài tập này, GV thường hướng dẫn HS làm bài tập như sau:
- Cho hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu.

- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta - Hs làm việc theo nhóm đôi, báo
mà em biết.

cáo kết quả.

- Gv chốt, ghi tên một số dân tộc thiểu số, - Hs theo dõi, ghi nhớ tên, nơi cư trú
chỉ nơi cư trú của dân tộc đó trên bản đồ.
của một số dân tộc thiểu số.
Nếu chỉ dừng lại như vậy thì học sinh có thể nhớ tên các dân tộc thiểu số
nhưng không nhận biết được các dân tộc qua trang phục hoặc phong tục tập quán
đặc trưng của họ. Giải pháp của tôi là sau khi học sinh báo cáo kết quả, giáo viên
chốt và ghi tên một số dân tộc thiểu số, tôi sử dụng hình ảnh minh hoạ về các dân
tộc thiểu số ở nước ta để học sinh đoán xem đó là dân tộc nào, kết hợp với một
số câu hỏi như: Em biết về dân tộc này qua đâu ? Dân tộc này sống ở vùng nào
trên đất nước ta ? Thị xã Chí Linh có những dân tộc thiểu số nào ?....Hay cũng là
người Hoa nhưng người Hoa sống ở vùng núi phía Bắc có trang phục, tập quán
khác với người Hoa sống ở miền Nam…

Thái

Dao

12

Hoa


Chăm
Xơ-đăng
Xtiêng
Với phương pháp dùng hình ảnh hinh hoạ như vậy, tôi nhận thấy học sinh
học tập hứng thú hơn, nhớ tên một số dân tộc thiểu số nhiều hơn và học sinh biết
rõ ở Chí Linh cũng có một số dân tộc thiểu số như Hoa, Sán-dìu, Mường, Caolan, Khơ-me. Qua đó, học sinh thấy không quá xa lạ với các dân tộc thiểu số và
muốn tìm hiểu nhiều hơn về các dân tộc thiểu số.
Ví dụ 2. Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh – trang 8/ Tiếng Việt 3 - tập 1.
Bài 2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới
đây:
a,

Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
HUY CẬN

b,

Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
VŨ TÚ NAM

c,

Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.

LƯƠNG VĨNH PHÚC

d,

Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
Phương pháp được giáo viên áp dụng phổ biến như sau:
13


- Mời học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- Mời học sinh làm mẫu phần a : + Hai bàn tay của bé được so sánh với
gì? (Hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành).
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm đôi để làm các phần còn lại.
- Mời học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau
trong các câu thơ, câu văn.
- GV, học sinh lớp nhận xét, chốt đáp án đúng.
Đây là tiết học đầu tiên học sinh làm quen với biện pháp so sánh nên giáo
viên cần giúp học sinh hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về biện pháp so sánh để tạo nền
tảng tốt cho học sinh học về so sánh ở các tiết tiếp theo. Tôi sử dụng hình ảnh
minh hoạ kết hợp với một vài câu hỏi gợi ý đối với từng phần như sau:
+ Phần b, sau khi học sinh xác định được mặt biển được so sánh với tấm thảm
khổng lồ bằng ngọc thạch, tôi hỏi thêm “ Vì sao nói mặt biển như tấm thảm
khổng lồ ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ? Màu ngọc thạch là màu như
thế nào?”. Tôi sử dụng hình ảnh minh hoạ là một ảnh một đồ vật bằng ngọc
thạch, cảnh biển lúc im gió. Qua đó, học sinh thấy được mặt biển được so sánh
với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch vì chúng có điểm giống nhau là đều
phẳng, êm và rất đẹp.

+ Phần c, tôi dùng hình ảnh minh hoạ là một cánh diều hình dấu “á”, rồi 1 học
sinh lên bảng vẽ một dấu “á” thật to. Cánh diều tại sao được so sánh với dấu
“á” ? Chắc chắn học sinh sẽ trả lời được vì cánh diều cong cong, võng xuống
giống như dấu “á”, hơn thế nữa học sinh sẽ ghi nhớ hình ảnh so sánh đó rất
nhanh.
+ Phần d, tôi mời 1 học sinh lên bảng vẽ một dấu hỏi và yêu cầu học sinh quan
sát vành tai của bạn cạnh mình và giải thích tại sao dấu hỏi so sánh với vành tai.
Điều rất ngạc nhiên khi quan sát học sinh mới thực sự biết vành tai cong như dấu
hỏi.

14


Qua bài tập này, tôi giúp học sinh hiểu thêm tác dụng của biện pháp so
sánh là làm cho các sự vật xa lạ trở nên gần gũi, sinh động hơn, câu văn giàu
hình ảnh hơn. Sau khi hiểu rõ về các hình ảnh so sánh trong bài, tôi mời học sinh
đặt câu khác có hình ảnh so sánh để giúp học sinh hiểu sâu hơn và biết vận dụng
biện pháp so sánh trong khi nói và viết.
Ví dụ 3. Luyện tập về so sánh – Trang 126/ Tiếng Việt 3 - Tập 1.
Bài tập 3. Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình
ảnh so sánh các sự vật trong tranh:

2

1

4

3


Phương pháp được áp dụng phổ biến như sau:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu, quan sát tranh.
- Nêu tên từng cặp sự vật được so sánh trong mỗi tranh.
- Học sinh làm việc cá nhân, tập viết câu văn có hình ảnh so sánh hợp với
mỗi tranh.
- Học sinh đọc những câu văn đã viết.
- Học sinh khác, gv nhận xét, đánh giá.
Tôi sử dụng phương pháp tương tự như trên nhưng áp dụng riêng đối với
từng tranh. Ở mỗi tranh, mời học sinh nói câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp.
15


Học sinh có thể nói nhiều câu khác nhau, GV hỏi “ Trong các câu bạn nói, em
thích nhất câu nào ? Tại sao ?” GV chốt câu văn hay và đúng với yêu cầu của
bài.
4.3. Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy Tập làm văn:
Ví dụ 1. Nói, viết về cảnh đẹp đất nước/102 – Tiếng Việt 3 tập 1.
Phương pháp dạy thông thường:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, quan sát tranh ảnh sưu tầm được.
- Học sinh nói theo gợi ý.
- Viết những điều nói trên thành một đoạn văn 5 – 7 câu.
Phương pháp tôi sử dụng hình ảnh minh họa như sau:
Tôi mời học sinh trưng bày tranh ảnh sưu tầm được, giới thiệu đôi nét về
cảnh đẹp trong tranh. Tôi giới thiệu thêm một số cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta
như: vịnh Hạ Long, Hồ Gươm ở Hà Nội, cảnh đẹp Sa Pa, bãi biển Phan Thiết,
đèo Hải Vân, sông Hương, đảo Phú Quốc... Học sinh lựa chọn để nói về cảnh
đẹp mà mình thích theo gợi ý hoặc sáng tạo hơn theo vốn hiểu biết của bản thân.
Mời học sinh nói trước lớp, học sinh nói về cảnh đẹp nào tôi cho lớp quan sát
tranh ảnh minh hoạ của cảnh đẹp đó. Mời học sinh lớp quan sát tranh ảnh, nhận
xét, góp ý cho bài của bạn hoàn thiện hơn. Với cách thực hiện như vậy tôi thấy

bài viết của học sinh hoàn chỉnh và sinh động hơn, học sinh hào hứng hơn khi
học tập làm văn. Nhiều học sinh diễn đạt chưa tốt cũng tiến bộ rõ và không ngại
học tập làm văn. Đặc biệt, học sinh sử dụng các câu văn có hình ảnh và thực tế
hơn.
Ví dụ 2. Nói về Đội thiếu niên Tiền phong/11 Tiếng Việt 3 - tập 1.
Bài 1. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Phương pháp được áp dụng phổ biến như sau:
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý:
+ Đội được thành lập ngày nào ?
+ Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?
16


+ Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?
- Mời HS báo cáo kết quả, mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt các ý đúng, bổ sung thêm những điều HS chưa biết về Đội.
Tôi cũng sử dụng hình thức tổ chức tương tự như trên, nhưng tôi giới thiệu
thêm về : cờ Đội, huy hiệu Đội, khẩu hiệu của Đội, khăn quàng, Đội ca.
+ Huy hiệu Đội (huy hiệu măng non): Hình tròn, ở trong có hình măng non trên
nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có dòng chữ SẴN SÀNG.
+ Cờ Đội: Nền đỏ, hình chữ nhật chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Ở giữa có hình
huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu Đội bằng 2/5 chiều rộng cờ.
+ Khăn quàng: bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân có đường cao bằng ¼ cạnh
đáy.
Nếu chỉ giải thích như vậy, học sinh sẽ rất khó nhớ, tôi sử dụng hình ảnh
minh họa (có thể là vật thật) là huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng. Tôi cho học
sinh nhận diện, nói về đặc điểm đã quan sát được của huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn
quàng. Sau đó tôi chỉ và nói lại các đặc điểm của từng vật. Bằng cách này, học
sinh sẽ dễ nhớ về Đội và những hình ảnh đặc trưng của Đội.
5. Kết quả đạt được:

Tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả của việc sử dụng hình ảnh
minh họa trong dạy tiếng Việt như sau:
Kết quả khảo sát trước và sau
khi áp dụng KN

Số
bài

Trước khi Lớp đối chứng 3B
áp dụng
Lớp thực nghiệm
3A
Sau khi Lớp đối chứng 3B
áp dụng
KN
Lớp thực nghiệm
3A

28

Điểm
Điểm
Điểm
9-10
7-8
5-6
SL % SL % SL %
9 32,1 9 32,1 8 28,6

25


7

28
25

Điểm
dưới 5
SL %
2
7,1

8

32,0

8

32,0

2

8,0

10

28,
0
35,7


11

39,3

6

21,4

1

3,6

9

36,0

11

44,0

5

20,
0

0

0

17



Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, tôi đã dùng phương pháp kiểm tra
nhiều lần, mỗi nhóm đối tượng đều làm bài kiểm tra 2 lần, mức độ đề của 2 lần
kiểm tra tương đương nhau. Khảo sát lần 1, tôi lấy kết quả vào bảng thống kê.
Kiểm tra lần 2, tôi kiểm chứng độ tin cậy của kết quả thu được. Cả hai lần kiểm
tra tôi thu được kết quả tương đương nhau.
Dựa vào kết quả khảo sát trước khi tiến hành áp dụng kinh nghiệm, ta thấy
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có chất lượng tương đương nhau. Lớp đối
chứng có chất lượng học sinh đạt điểm 7 – 8, 9 - 10 có phần cao hơn lớp thực
nghiệm.
Sau thời gian tiến hành áp dụng kinh nghiệm, lớp thực nghiệm có chất
lượng cao hơn lớp đối chứng. Học sinh lớp thực nghiệm có kĩ năng hiểu nghĩa
từ, sử dụng từ ngữ viết văn, câu văn diễn đạt có hình ảnh tốt hơn học sinh lớp đối
chứng. Đặc biệt, lớp thực nghiệm học sinh thích học tiếng Việt hơn.
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và chính xác, tôi còn sử dụng hình
thức đánh giá thông qua nhận xét của giáo viên khi dự giờ thăm lớp, giáo viên
dạy buổi 2.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
6.1. Về nhân lực:
Với mỗi loại bài, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và
nhiệm vụ môn học.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tìm cách nói giản dị nhất với lời
nói ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh minh hoạ phù hợp, sát thực tế giúp học
sinh tiếp thu bài dễ dàng, chắc chắn. Sau mỗi bài dạy, giáo viên cần kiểm tra,
chữa bài, quan sát để thấy được những chỗ học sinh làm chưa tốt. Qua đó, giáo
viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Giáo viên quan tâm, phát
huy khả năng tư duy sáng tạo của các đối tượng học sinh.
Giáo viên thực hành và đúc rút kinh nghiệm, mỗi năm thêm một bước
sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức.

18


Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến để tích lũy cho bản
thân những bài học bổ ích.
Với học sinh: Cần quan sát kĩ, nắm chắc mục đích của hoạt động. Khi
hiểu bản chất của vấn đề, học sinh thấy hứng thú hơn, học tập tích cực hơn,
không thấy ngại học Tiếng Việt, tiết học sôi nổi và có hiệu quả hơn.
6.2. Về trang thiết bị:
Sử dụng máy tính có nối mạng để tìm hình ảnh minh họa phù hợp với nội
dung bài dạy. Điện thoại hay máy ảnh chụp những hình ảnh minh họa phù hợp
với thực tế của địa phương. Lớp học có ti vi cỡ lớn để kết nối với bài dạy hoặc
máy chiếu. Đặc biệt, lớp học cần có nguồn điện ổn định để quá trình giảng dạy
sử dụng các máy móc hỗ trợ được thuận tiện.

19


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Ta không có khuôn mẫu nào cho việc sử dụng hình ảnh minh hoạ trong
các bài học. Từ thực tế giảng dạy, mỗi giáo viên cần nghiên cứu để lựa chọn hình
ảnh minh hoạ, cách sử dụng hình ảnh minh hoạ, thời điểm sử dụng hình ảnh
minh hoạ cho từng bài học là rất quan trọng để thu được kết quả giảng dạy như
mong muốn. Có những hình ảnh minh hoạ sử dụng ngay từ đầu bài tập, có những
hình ảnh được sử dụng trong giữa bài tập, cũng có hình ảnh được sử dụng sau
khi học sinh hoàn thành bài tập tuỳ vào mục đích sử dụng hình ảnh minh hoạ của
giáo viên.
Việc sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy một số bài Tiếng Việt ở lớp 3
là rất cần thiết để học sinh hiểu cụ thể về từ ngữ hoặc biện pháp so sánh, cách

diễn đạt câu, góp phần thực hiện dạy theo đối tượng học sinh. Vì dạy theo đối
tượng học sinh là một trong những yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp
dạy học. Qua thời gian thực nghiệm sử dụng hình ảnh minh hoạ vào dạy Tiếng
Việt một cách hợp lí, tôi nhận thấy học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em hiểu về từ ngữ
một cách đầy đủ và chính xác hơn, từ đó các em nói, diễn đạt tốt hơn, tự tin trong
giao tiếp. Trong giờ ra chơi hay lúc rảnh rỗi, các em thường tìm tranh ảnh để đố
nhau tìm các từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm, tìm từ ngữ về chủ đề
mới học hoặc các sự vật có thể được so sánh với nhau trong tranh ảnh. Học sinh
học tập hứng thú và hăng say hơn, nhiều em đạt kết quả cao qua kiểm tra. Ngoài
việc nắm chắc kiến thức về từ và câu, các em còn diễn đạt tốt hơn, tự tin hơn
trong học tập và trong giao tiếp. Tôi nghĩ đó là một thành công đáng kể trong dạy
Tiếng Việt.
2. Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo cần tăng cường chỉ đạo có hiệu quả công tác bồi
dưỡng giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức các chuyên

20


đề giúp giáo viên có điều kiện học tập, đúc rút kinh nghiệm, áp dụng những kinh
nghiệm vào đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở các lớp, đồng thời theo dõi để
có biện pháp khắc phục những nội dung chưa phù hợp trong nghiên cứu, áp
dụng.
Có biện pháp thực nghiệm với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh
theo mức độ yêu cầu khác nhau nhằm hình thành phương pháp tự học cho học
sinh.
Tổ chức thảo luận trong tổ chuyên môn để phân tích và thống nhất phương
pháp dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của các khối lớp.
Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế, tôi thấy khả năng diễn đạt,

khả năng đọc-hiểu, sử dụng hình ảnh so sánh… của học sinh tiến bộ rõ. Nhiều
học sinh ngại học tiếng Việt, lúng túng khi làm các bài tập về mở rộng vốn từ, về
so sánh, làm văn diễn đạt chưa tốt đã tự tin hơn, một số học sinh còn thích học
phần này, tự tìm tranh ảnh đố nhau tìm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ theo
chủ điểm hay các sự vật có thể so sánh với nhau trong tranh ảnh. Tôi nghĩ đó là
một thành công trong sử dụng hình ảnh minh hoạ để giảng dạy tiếng Việt, từ đó
kiến thức trong sách vở sẽ được học sinh đưa vào thực tế một cách tự nhiên.
Trên đây là một vài phương pháp sử dụng hình ảnh minh hoạ để dạy tập
đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn mà tôi đúc rút được qua thực tế
giảng dạy. Với phạm vi nghiên cứu cũng như trình độ lí luận còn hạn chế nên
kinh nghiệm này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm
này hoàn thiện và có hiệu quả thực tiễn tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

21


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

Thông tin chung về sáng kiến
Tóm tắt sáng kiến
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
3. Thực trạng của vấn đề

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Tập đọc, kể

2
3
5
5
7
8
9
9

chuyện.
4.2. Sử dụng hình ảnh minh hoạ trong dạy Luyện từ và câu
4.3. Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy Tập làm văn.
5. Kết quả đạt được
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

12
16
17
18
20

22




×