Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.79 KB, 20 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp nâng cao ý thức sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 – 6 tuổi”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội.
3. Tác giả:
Họ và tên: Ngô Thị Nga

Nữ.

Ngày, tháng, năm sinh: 1 / 12 / 1990.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Hoàng Tiến.
Điện thoại: 01696801671.
4. Đồng tác giả: ( không có)
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường mầm non Hoàng Tiến
Địa chỉ: Xã Hoàng Tiến – Thị Xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại:0320 590 252
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Lớp 5 tuổi C - Trường mầm non Hoàng Tiến.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện cơ sở vật chất: Trường, lớp học,đồ dùng đồ chơi các góc, các
thiết bị điện, vòi nước sạch vừa tầm tay trẻ. Tranh ảnh tuyên truyền, tranh ảnh
đúng sai...
- Đối tượng trẻ 5- 6 tuổi.
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015.
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN



NGÔ THỊ NGA

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Năng lượng cần cho sự sống của con người: nó đem lại sự sống cho con
người, vạn vật. Nó góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước, nhưng ngày
nay nguồn năng lượng đó đang dần bị cạn kiệt bởi ý thức của mỗi con người.
Đảng và nhà nước ta đang kêu gọi toàn dân sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
quả. Đó cũng chính là thách thức đặt ra hàng đầu cho ngành giáo dục mầm non.
Từ thực tế trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tôi đã nghiên
cứu và tìm ra " một số biện pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả cho trẻ 5-6 tuổi"
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
"Một số biện pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
cho trẻ 5-6 tuổi" được tôi áp dụng với trẻ lớp 5 tuổi, trường mầm non nơi tôi
công tác từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015 với điều kiện cơ sở vật
chất: phòng học kiên cố, đồ dùng đồ chơi các góc, các thiết bị điện, vòi nước
sạch vừa tầm tay với trẻ, tranh tuyên truyền, tranh đúng sai….
3. Nội dung sáng kiến:
Năng lượng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng
ta! Việc tìm ra những biện pháp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng cho trẻ
mầm non là vô cùng cần thiết và cấp bách. Hiểu được điều đó tôi đã nghiên cứu
“một số biện pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho
trẻ 5 – 6 tuổi” và đã thể hiện được tính mới, tính sáng tạo của các biện pháp:
Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Bằng những biện pháp: thông qua các

hoạt động mọi lúc mọi nơi, chọn trẻ làm trung tâm cô giáo đưa các vấn đề thảo
luận theo nhóm sau đó rút ra kết luận cho một trẻ đứng lên đại diện trả lời, các
trẻ khác có quyền đóng góp ý kiến sau đó cô khái quát lại. Và điều không thể
không nói đến đó là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục trẻ

2


tiết kiệm. Đề tài này đã trang bị cho trẻ những hành trang kiến thức phục vụ
cho cuộc sống hiện tại và cũng có thể là hành trang theo trẻ suốt cuộc đời.
Tính sáng tạo:
Không lặp đi lặp lại một phương pháp nào mà tôi luôn tìm những biện pháp
giáo dục trẻ dưới mọi hình thức hội thi hay nhận thức để tất cả trẻ đều nắm
được những gì cô truyền đạt.
Khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Những giải pháp trên đã được tôi áp dụng ở lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường
mầm non nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. Giải pháp đó đã góp phần nâng cao ý
thức sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm
non. Nâng cao, tuyên truyền ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho
giáo viên, phụ huynh và cộng đồng, góp phần bảo vệ giữ gìn nguồn năng
lượng.
Với những kết quả mà các giải pháp mang lại tôi thiết nghĩ có thể áp dụng
các giải pháp đó không chỉ với trẻ lớp tôi mà còn có thể áp dụng rộng rãi đối
với trẻ cùng lứa tuổi trong các trường mầm non.
4. Kết quả đạt được của sáng kiến:
Sau khi áp dụng “ Một số biện pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng
tiết kiệm cho trẻ 5 – 6 tuổi”. Tôi đã thu được kết quả rất cao đó là một sự khích
lệ tinh thần quý báu đối với tôi. Trẻ nắm bắt kiến thức cô dạy rất nhanh và có ý
thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, biết nhắc nhở người lớn, bạn bè của mình
cùng sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Trẻ nhận ra được vấn đề sử dụng

tiết kiệm năng lượng hiệu quả hiện nay đang là vấn đề cấp thiết của toàn xã hội.
5. Đề xuất kiến nghị.

3


- Nhà trường cần đầu tư thêm kinh phí để bổ sung trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho các
nhóm lớp.
- Đối với các cấp quản lý: mở thêm các lớp tập huấn bồi dưỡng, lồng ghép
tích hợp về ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Cung cấp thêm tài
liệu về giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm cho đội ngũ giáo viên.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Năng lượng là một phần tất yếu của cuộc sống và trong đời sống hàng ngày
con người cần phải có năng lượng. Năng lượng góp phần duy trì sự sống và
phát triển đất nước nếu như không có năng lượng thì sẽ không có sự sống và
mọi thứ sẽ không thể tồn tại. Chính vì năng lượng đem lại nhiều lợi ích cho con
người mà càng ngày năng lượng bị khai thác, sử dụng bừa bãi và dần bị cạn
kiệt kéo theo nó làm hệ quả kinh tế xã hội chậm phát triển, và đặc biệt là môi
trường sống càng ngày ô nhiễm...
Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng trong
mỗi chúng ta. Chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả chính là chúng
ta đang giữ gìn và bảo vệ cuộc sống cho 1 “hành tinh xanh”.
Ý thức bảo vệ và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đang là vấn đề cấp
bách hiện nay. Để làm được điều này ngay từ bây giờ mỗi con người trong xã
hội phải ý thức được hành động của mình trong việc sử dụng tiết kiệm năng
lượng, hơn thế nữa phải giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục trẻ mầm non
nói riêng biết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Là một cô giáo mầm non, trong giảng dạy hàng ngày tôi thường lồng ghép

tích hợp giáo dục trẻ nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Vì trẻ ở tuổi mầm non thích học hỏi, tìm tòi, khám phá những vấn đề mới lạ
4


xung quanh mình và mau quên. Tôi nhận ra một điều quan trọng và cấp bách
trong công việc hàng ngày của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc
học mầm non ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vì khi trẻ đã có ý
thức sử dụng tiết kiệm năng lượng thì ý thức đó sẽ mãi khắc sâu vào cuộc sống
của trẻ.Qua đó tạo nền tảng vững chắc hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
Vậy làm thế nào để nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi? Và làm thế nào để trẻ thực hiện tốt vấn đề này?.
Đây chính là điều tôi băn khoăn trăn trở. Từ thực tế trong công tác chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tôi đã đúc kết ra một số kinh nghiệm để làm tốt vấn
đề này. Và tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “một số biện pháp nâng cao ý
thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 – 6 tuổi” Làm đề tài sáng
kiến kinh nghiệm của mình.
2. Cơ sở lý luận:
Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng
lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng,
điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng (Nghị định
Chính phủ số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 /9/2003 Về sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả).
Năng lượng cần cho sự sống của con người: đem lại sự sống cho con người,
vạn vật; phục vụ các nhu cầu thiết yếu: sưởi ấm, nấu chín thức ăn, thắp sáng, sử
dụng phương tiện giao thông…Năng lượng là thành tố không thể thiếu trong
hoạt động sản xuất: công nghiệp (xăng dầu được coi là "máu" của công
nghiệp), nông nghiệp, giao thông vận tải …
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách
hợp lí, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt

động của các phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần
thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.

5


Năng lượng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng
ta!Ngày nay, với sự pháp triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với
những thói quen sử dụng năng lượng bừa bãi đã làm cho nguồn năng lượng dần
bị cạn kệt.Việc sử dụng năng lượng thế nào cho tiết kiệm hiệu quả đang là vấn
đề cấp bách đối với toàn xã hội.Trước tình hình đó quốc hội cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
ngày 17/6/2010 nhằm kêu gọi toàn dân sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng
lượng. Đó cũng là một thách thức lớn đối với giáo dục đặc biệt là giáo dục
mầm non. Công văn số 2691/BGDĐT- GDMN đã hướng dẫn triển khai nội
dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường mầm
non.
3.Thực trạng của vấn đề.
3.1.Những thuận lợi và khó khăn.
3.1.1.Thuận lợi:
Về cơ sở vật chất – Trang thiết bị:
Cơ sở vật chất trang thiết bị có đầy đủ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Lớp học sạch sẽ, khang trang được trang bị rất nhiều bóng điện chiếu sáng,
máy tính, ti vi, đầu đĩa... Mỗi lớp đều có vòi nước thiết kế vừa tầm rửa tay của
trẻ, nhà vệ sinh khép kín. Các trang thiết bị đều an toàn khi sử dụng, phù hợp
với các trẻ trong trường mầm non.
Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện
thực hiện phục vụ các hoạt động của trẻ và hàng năm đều bổ sung thêm đồ
dùng cho lớp học tranh ảnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả...Môi
trường lớp học an toàn, thân thiện thuận lợi cho trẻ học tập và vui chơi.

Về phía các trẻ:

6


Trẻ có nề nếp tốt, năng động, tích cực tham gia các hoạt động. Trẻ tiếp thu
kiến thức nhanh.
Về phía giáo viên:
Giáo viên đứng lớp có trình độ trên chuẩn nhiệt tình trong công việc, yêu
nghề mến trẻ, ham học hỏi.
Nắm chắc phương pháp dạy học, luôn luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn.
Tham dự đầy đủ các buổi tập huấn do trường, huyện tổ chức.
Về phía phụ huynh:
Đa số là tầng lớp trẻ, nhiệt tình trong các hoạt động, các phong trào của lớp,
trường. Có tinh thần hợp tác với giáo viên để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết
quả tốt nhất.
3.1.2. Khó khăn:
Về phía trẻ:
Đa số trẻ chưa có hiểu biết về năng lượng như: Điện, nước, than, mặt, gió...
Trẻ chưa có ý thức về việc sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Trẻ chưa được cung cấp nhiều kiến thức và cách sử dụng như thế nào để tiết
kiệm năng lượng hiệu quả.
Một số trẻ hay nghỉ học nên việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế.
Về phía giáo viên:
Chưa nắm vững được kiến thức và biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng
hiệu quả
7



Chưa chú trọng rèn ý thức, rèn kỹ năng và thói quen tiết kiệm năng lượng
cho trẻ.
Về phía phụ huynh:
Ý thức của phụ huynh về sử dụng tiết kiệm năng lượng còn chưa cao. Chưa
kết hợp với nhà trường để cùng giáo dục ý thức cho trẻ sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả.
Xác định được những thuận lợi khó khăn dẫn đến ý thức của trẻ về việc sử
dụng tiết kiệm năng lượng còn chưa cao nên tôi đã từng bước nên kế hoạch, tìm
các biện pháp để tiến hành giáo dục ý thức cho các cháu với nhiều hình thức, và
phương pháp thực hiện.
3.2. Khảo sát thực trạng:
Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường . Tôi chủ nhiệm lớp 5
tuổi với sĩ số ban đầu là 34 cháu.
Từ những vấn đề liên quan đến đề tài tôi tiến hành khảo sát lớp 5 tuổi với sĩ
số ban đầu là 34 trẻ trước khi áp dụng các biện pháp giáo dục ý thức sử dụng
tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
STT

Nội dung tiêu chí khảo sát

Số trẻ Tỉ
biết

lệ Số trẻ Tỉ lệ

(%)

chưa

Trẻ nhận biết được một số 4/34


12

biết
30/34 88

nguồn năng lượng
2
Trẻ biết tiết kiệm điện nước khi 6/34

18

28/34 82

sử dụng
3
Trẻ biết sử dụng năng lượng 2/34

6

32/34 94

thay thế
4
Trẻ biết nhắc nhở người lớn sử 5/34

15

29/34 85


dụng tiết kiệm năng lượng
5
Trẻ phân biệt được hành động 15/34

44

19/34 56

1

đúng hành động sai đối với những
hành vi sử dụng tiết kiệm năng
lượng và không tiết kiệm năng
8

(%)


lượng
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy đa số trẻ chưa nhận biết được một số
nguồn năng lượng chiếm tới 88%. Số lượng trẻ chưa biết tiết kiệm điện nước
chiếm 82 %. Trẻ chưa biết sử dụng năng lượng thay thế chiếm tới 94%.Trẻ
chưa biết nhắc nhở người lớn sử dụng tiết kiệm năng lượng chiếm 85%.. Biết
phân biệt được hành vi đúng sai khi sử dụng điện chỉ chiếm 56% số lượng trẻ.
Kết quả khảo sát trên làm tôi băn khoăn và suy nghĩ làm thế nào để giáo dục
ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ.
=>Trên đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn cho tôi làm căn cứ trong quá
trình tìm ra “ Một số biện pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả cho trẻ 5 – 6 tuổi”
4. Giải pháp thực hiện “ Một số biện pháp nâng cao ý thức sử dụng

năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 5 - 6 tuổi” mang lại hiệu quả.
4.1. Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục nâng cao ý thức sử dụng tiết
kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ vào trong hoạt động học.
Chúng ta đã biết, trong mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6
tuổi nói riêng có năm lĩnh vực phát triển. Mỗi lĩnh vực kiến thức đều có mục
đích yêu cầu riêng và trong mỗi chủ đề lại có một nội dung khác nhau. Vậy làm
sao có thể giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ? Nói
đến năng lượng và ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng nghe có vẻ hơi khó
khăn đối với trẻ mầm non nhưng nó không hề khó khi lồng ghép tích hợp qua
các hoạt động học của trẻ thông qua phương thức:“Học bằng chơi – chơi mà
học” và lấy trẻ làm trung tâm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ.
Ví dụ: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Tôi cho từng nhóm trẻ thảo luận và kể
chuyện theo tranh: Tranh những câu chuyện về gương các bạn nhỏ học cách sử
dụng tiết kiệm điện, nước tận dụng năng lượng mặt trời vào việc phơi quần áo,
phơi thóc lúa...
Tranh các bạn nhỏ không biết tiết kiệm năng lượng xả nước bừa bãi, bật
quạt điện khi không có người ngồi ở đó, không tắt điện khi ra khỏi phòng...

9


Sau mỗi lần trẻ kể tôi hỏi trẻ rút ra những kinh nghiệm gì cho bản thân
thông qua những câu chuyện cô và các bạn vừa kể và từ những câu chuyện đó
trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn cách sử dụng các nguồn năng lượng. Trẻ biết được hành
động đúng sai, không chỉ vậy thông qua những câu chuyện trẻ sẽ phát triển hơn
về vốn từ và ngôn ngữ của mình.
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:Tôi lên chương trình cho trẻ
đề tài:” Bé biết gì về năng lượng”. Tôi cho trẻ xem những hình ảnh về nguồn
năng lượng (Than, dầu khí, Điện, nước, gió).Sau đó tôi cùng trẻ đi khám phá
những đặc điểm cơ bản về: Than, dầu, điện, nước. Ích lợi của những nguồn

năng lượng này trong cuộc sống như: Điện dùng để thắp sáng, Than dùng để
đun, Gió để tạo ra điện phát sáng....). Tiếp đến là những hình ảnh mọi người
đang khai thác và sử dụng bừa bãi năng lượng dẫn đến môi trường sống bị ô
nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. Từ đó trẻ đưa ra được ý kiến của mình về những
hành vi đúng sai của mọi người và trẻ phải rút ra được bài học kinh nghiệm cho
chính bản mình nêu cao ý thức khi sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
Khám phá khoa học “ Bé biết gì về nước”. Tôi cho trẻ thảo luận ích lợi của
nước đối với môi trường sống của con người. Từ đó trẻ biết được lợi ích của
nước, biết nước là một trong những nguồn năng lượng. Không những vậy còn
có thể giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường nước sạch sẽ không bị ô nhiễm.
Chủ đề: “Gia đình” khi dạy trẻ đồ dùng trong gia đình, tôi lồng ghép giáo
dục trẻ ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt bóng điện, quạt khi
các con ra khỏi phòng, ti vi các con phải biết tắt công tắc nguồn không tắt ở bản
điều khiển, không bật quạt điện ở số quá to, biết giúp mẹ phơi quần áo dưới ánh
nắng mặt trời, không mở tủ lạnh để làm mát khi chơi...
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ và phát triển thể chất:
Trong các hoạt động học tôi quan tâm tích hợp, lồng ghép các kiến thức, ý
thức sử dụng năng lượng cho trẻ một cách phù hợp với nội dung hoạt động và
tình huống. Khi cho trẻ vẽ đồ dùng gia đình tôi giáo dục trẻ cách sử dụng tiết
kiệm...
10


VD: khi dạy trẻ vẽ ngôi nhà hay mái trường tôi sẽ dạy trẻ vẽ ngôi nhà có
nhiều cửa sổ hoặc là trên mái nhà vẽ tấm pin thu nạp ánh nắng mặt trời.
4.2: Nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng bằng nhiều hình thức,
phương pháp thông qua các hoạt động khác và ở mọi lúc mọi nơi.
Trẻ lứa tuổi mầm non thường hay quên vì vậy cần giáo dục trẻ một cách
thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm

năng lượng cho trẻ trong giờ đón và trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài
trời...
Giờ đón trẻ: Đón trẻ không chỉ là thời gian để cô và trẻ giao lưu, trò chuyện
nắm bắt sức khỏe, tâm trạng của trẻ mà đây cũng chính là khoảng thời gian để
cô có thể cung cấp cho trẻ kiến thức về các nguồn năng lượng trong cuộc sống
hằng ngày, cách sử dụng các nguồn năng lượng đó.
VD: Ở nhà con có những đồ dùng gì?
Nó chạy được nhờ đâu?
Khi không dùng quạt nữa con phải làm gì?
Khi trời sáng, bố mẹ quên tắt điện con phải làm gì?....
Thông qua hoạt động góc: hoạt động góc chính là phương tiện giúp trẻ phát
triển toàn diện, đặc biệt là giúp trẻ hình thành nhân cách sau này. Thông qua
hoạt động góc, trẻ được trực tiếp chơi, nhập vai chơi trẻ đã phản ánh lại được
một phần về cuộc sống xung quanh.Trẻ vận dụng những gì trẻ được thấy vào
trong các vai chơi một cách chân thực. Trong hoạt động góc kĩ năng sống, thói
quen của trẻ cũng nhờ đó mà được hình thành, củng cố.
Ví dụ: Như góc phân vai: Tôi gợi ý cho trẻ chơi các trò chơi: Gia đình, trẻ
đóng làm bố mẹ dạy con cách tiết kiệm điện, nước, mẹ phơi quần áo, thóc lúa
dưới ánh nắng mặt trời....hay là đóng vai bác thu tiền điện tới từng hộ gia đình
để thu tiền và nhắc nhở các hộ gia đình cách sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu
quả.
Góc tạo hình: Trẻ được tô, vẽ tranh theo ý thích những hình ảnh về các bạn
nhỏ sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả...

11


Tạo tình huống chơi: Tạo tình huống cho trẻ cũng là một trong những biện
pháp giúp tôi kiểm tra và rèn cho trẻ kĩ năng nhắc nhở người lớn biết sử dụng
tiết kiệm năng lượng:

Cô nhập vai chơi cùng trẻ trong trò chơi mẹ con. Sau khi xem ti vi xong mẹ
không tắt tivi để cho trẻ giải quyết tình huống chơi. Sau mỗi lần giải quyết tình
huống cô chú ý khen ngợi động viên trẻ.
Qua hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần đảm bảo
tính tích cực hoạt động của trẻ làm giàu và củng cố vốn kiến thức cho trẻ về
môi trường xung quanh giáo dục cho trẻ ý thức, những thói quen hành vi. Qua
hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát thời tiết giúp trẻ biết được thời tiết
nắng hay mưa nếu thời tiết hôm đó nắng thì tôi sẽ hỏi trẻ:( Trời nắng thì có gì?
Tác dụng của ánh sáng mặt trời? Sau khi trẻ đã quan sát và trả lời các câu hỏi
thì tôi sẽ khái quát và nêu nên những ý đúng của trẻ.
ví dụ: Trời nắng thì có ông mặt trời, có mây.. Tôi cung cấp cho trẻ một số
lợi ích của ánh sáng mặt trời cho cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ phơi khô
quần áo, giúp phơi khô thóc lúa...
Giờ trả trẻ : Tôi thường cho trẻ xem phim ảnh về các hành vi sử dụng điện
nước, ý thức của mọi người về tiết kiệm năng lượng điện, nước, chơi đoán
nhanh đúng sai thông qua những hình ảnh đó để trẻ có thể phân biệt được các
hành vi đúng và hành vi sai một cách nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất.
Nêu gương cuối ngày, cuối tuần: Những tiêu chuẩn bé ngoan của cô đề ra
trong ngày và tuần sẽ có nội dung về sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Ví dụ: Tiêu chuẩn 1: Hôm nay các con phải biết nhắc nhở bạn của mình khi
rửa tay phải biết mở vòi nước vừa phải ,không vảy nước ra sàn ....
Khi trẻ kể những việc tốt mình và bạn đã làm được tôi sẽ đặt thêm nhiều câu
hỏi gợi mở như: Con và bạn đã làm được những việc tốt gì để tiết kiệm điện,
nước? Từ đó trẻ sẽ kể được những việc tốt mình và bạn làm được trong ngày,
trong tuần. Những việc tốt của trẻ làm được sẽ được cô khen và lấy đó là gương
tốt việc tốt để các bạn ở trong lớp học tập và phát huy.
Vệ sinh cá nhân trẻ hằng ngày:
12



Trong các hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ: Rửa tay, rửa mặt hằng ngày tôi
thường xuyên nhắc nhở trẻ cách sử dụng nước tiết kiệm: Biết rửa tay để giữ gìn
vệ sinh đôi tay và khóa vòi nước khi đã rửa tay xong.
Để trẻ có thói quen khóa vòi nước sau khi rửa tay xong tôi cử tổ trưởng hoặc
các trẻ trong nhóm, trong tổ giám sát nhắc nhở nhau, thi đua nhau thực hiện.
Vệ sinh và tạo môi trường trong và ngoài lớp học:
Là giáo viên dạy lớp 5 tuổi tôi cũng luôn quan tâm đến vấn đề vệ sinh tạo
môi tường học tập cho các cháu: Sắp xếp bố trí các góc, đồ dùng trong lớp sao
cho không che mất khoảng cửa sổ để tao nguồn ánh sáng tự nhiên tránh lạm
dụng việc sử dụng ánh sáng điện trong học đường hiện nay.
Thường xuyên quan tâm tới các thiết bị điện, nước trong lớp, phát hiện và
báo sửa ngay những thiết bị điện không an toàn cho trẻ.
Động viên, khuyến khích trẻ vệ sinh lớp cùng cô đồng thời cung cấp cho trẻ
biết các nguồn năng lượng và cách sử dụng chúng:
Ví dụ: Khi cô giặt chăn, chiếu, khăn mặt của trẻ...
Cô hỏi trẻ: Để chăn, khăn mặt nhanh khô con phải làm gì?
Cái gì làm cho khăn mặt của con khô?...
Từ đó cô giáo dục trẻ biết tận dụng nguồn năng lượng mặt trời trong sinh
hoạt hằng ngày đồng thời giới thiệu cho trẻ biết năng lượng mặt trời, gió trong
tự nhiên có thể sử dụng làm năng lượng thay thế.
Tôi cho trẻ phơi khăn mặt bằng nguồn ánh sáng mặt trời cùng cô.
4.3. Nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả thông qua
hình thức tổ chức hội thi: “Chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
quả” ngay tại lớp học.
Thông qua hội thi chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm học
2012- 2013 tôi nhận thấy rằng việc giáo dục và tuyên truyền dưới hình thức hội
thi khiến trẻ nhớ lâu hơn, trẻ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm dễ dàng hơn
việc bắt trẻ phải học một cách cứng nhắc. Tôi xây dựng kế hoạch tổ chức hội
thi: “ Chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”ngay tại lớp học.


13


Tôi chia lớp thành 3 tổ và cho các cháu tập luyện mỗi tổ một tiểu phẩm
ngắn về chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm, trẻ được trả lời câu hỏi về
nhận thức câu hỏi đúng sai, và chơi trò chơi: Đong nước khéo vào bình không
để nước vãi ra ngoài.
Cuộc thi đua giữa ba tổ được tổ chức dưới hình thức 3 phần:
Phần 1: Phần chào hỏi
Phần 2: Phần nhận thức
Phần 3: Phần thi tài năng ( kết thúc phần thi tài năng bằng trò chơi: Đong
nước )
Trẻ rất hào hứng tham gia các bạn không thi ngồi ở dưới lớp dự cũng chăm
chú, hăng hái và cổ vũ nhiệt tình cho các bạn thi.
Thông qua hội thi trẻ sẽ được củng số lại kiến thức hình thành những thói
quen ý thức về sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho chính bản thân trẻ.
4. 4: Xây dựng góc tuyên truyền của trường làm nổi bật nội dung sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Ở trường tôi đã xây dựng góc tuyên truyền: “Chung tay sử dụng năng lượng
tiết kiệm hiệu quả”, ở nơi dễ nhìn. Lấy những hình ảnh về việc làm tiết kiệm
điện, nước của trẻ trong trường mình để tuyên truyền. Biện pháp này gây được
rất nhiều sự chú ý của trẻ. Những trẻ có ảnh trưng bày ở góc tuyên truyền sẽ
biết đó là việc làm tốt, tự giác làm để được nêu gương còn những trẻ chưa có
hành vi tốt cố gắng phấn đấu để được nêu gương. Không chỉ vậy góc tuyên
truyền còn thu hút được sự chú ý của phụ huynh. Phụ huynh sẽ chú ý hơn đến
việc nhắc nhở con em mình cách sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Một
số bức tranh tôi dùng để trang trí góc tuyên truyền với nội dung điểm hình như
sau:

14



Bức tranh 1: Hình ảnh không nên mở tủ lạnh để làm mát khi chơi.

Bức tranh 2: Hình ảnh dử dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện.

15


Bức tranh 3: Hình ảnh tắt bóng điện khi không cần thiết.
Khi trang trí góc tuyên truyền chọn địa điểm thích hợp để trẻ dễ nhìn, những
hình ảnh về sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.Từ đó trẻ sẽ tạo cho mình
một thói quen ý thức được việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Ngoài xây dựng góc tuyên truyền phong phú tôi còn làm rất nhiều hình ảnh
trên máy tính để trẻ quan sát xem hành vi bạn làm đúng hay sai. Sau đó tôi
kiểm tra lại trẻ bằng cách photo ra cho mỗi trẻ một bản để trẻ cùng nhau quan
sát thảo luận và đưa ra ý kiến đúng sai về những hình ảnh đó.
Qua tiến hành áp dụng phương pháp này tôi thấy rất có hiệu quả với các
cháu.Trẻ rất thích xem tranh ảnh ở góc tuyên truyền, trẻ cùng bạn của mình đưa
ra những ý kiến bình luận về nội dung trong mỗi bức tranh.Trẻ có thói quen ý
thức được việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng hiệu quả của mình của mọi
người xung quanh.
4.5: Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm để giáo dục tiết kiệm năng
lượng.
Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm là việc làm cần thiết mà hơn ai hết
cô giáo phải là tấm gương trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm. Để tiết
kiệm tiêu thụ điện năng tôi tận dụng ánh sáng tự nhiên để dạy một số hoạt động
16



học, chơi bằng cách kéo rèm, mở cửa sổ, cửa chính tận dụng ánh sáng. Khi chơi
ngoài trời xong tôi cho trẻ rửa tay và có thể giáo dục trẻ lấy luôn nước đó để
tưới cho cây, hoa. Hay là khi tham gia hoạt động ngoài trời có thể ngồi dưới
gốc cây để hóng mát, tận dụng sức gió của tự nhiên để bớt sử dụng quạt điện
trong lớp. Cứ như vậy nhiều lần trẻ đã có thới quen tiết kiệm nước dần dần trở
thành kỹ năng đối với trẻ lớp tôi.
4.6: Tuyên truyền kết hợp cùng với phụ huynh cùng tham gia giáo dục
nâng cao ý thức và sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang tập làm người lớn. Chính vì vậy mà
người lớn luôn luôn là tấm gương sáng để cho trẻ noi theo. Tuyên truyền vận
động phụ huynh về tầm quan trọng của ý thức khi sử dụng năng lượng tiết kiệm
trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực hiện tiết
kiệm năng lượng hiệu quả. Phụ huynh lớp tôi đã hưởng ứng rất nhiệt tình về
việc sử dụng tiết kiệm năng lượng như:
Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện.
Ví dụ: Thay bóng đèn dây đốt tiêu hao nhiều năng lượng điện bằng bóng
đèn tiết kiệm điện hơn.
Điều chỉnh thói quen sử dụng điện trong gia đình.
Ti vi: Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút
tắt nguồn ở máy.
Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ lạnh. Vì nếu lạnh hơn 10 0C sẽ tốn thêm 25% điện
năng. Nên thường xuyên kiểm tra giăng cao su vì nếu bị hở thì bộ phận nén khí
của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều gây tốn điện.
Thường xuyên trao đổi, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn nề nếp thói
quen tiết kiệm năng lượng của trẻ ở tại gia đình: Việc hình thành thói quen cho
trẻ không hề đơn giản. Nó phải được thực hiện liên tục thường xuyên chính vì
vậy không chỉ giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ tại trường mà thói quen ấy
cần được rèn ngay cả khi trẻ ở nhà.
Bản thân người lớn đã có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả thì
trẻ sẽ là người bắt chước và làm theo những hành vi giống với người lớn.

17


Không những vậy tôi còn kết hợp với phụ huynh trong công tác mua sắm cơ
sở vật trang thiết bị cho lớp: Lựa chọn những thiết bị điện an toàn, tiết kiệm
điện và phù hợp với trẻ: nhà vệ sinh, nhà kho tôi lựa chọn những loại bóng tiết
kiệm.
Khi trẻ được giáo dục đồng kết hợp giữa gia đình và nhà trường như vậy thì
ý thức về sử dụng tiết kiệm năng lượng càng được trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn.
5. Kết quả thu được sau khi áp dụng “ Một số biện pháp nâng cao ý
thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 - 6 tuổi”.
Từ những giải pháp trên sau khi áp dụng với 34 trẻ trong lớp tôi đã thu được
những kết quả như sau:
Bảng khảo sát kết quả sau khi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao ý thức
sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 – 6 tuổi”:
STT

Nội dung tiêu chí khảo Trước khi áp
sát

Sau khi áp

So với

dụng biện

dụng biện

ban


pháp

pháp

đầu

Số

Tỉ

trẻ
4/34

(%)
12

trẻ
(%)
31/34 91

(%)
79

2

số nguồn năng lượng
Trẻ biết tiết kiệm điện

6/34


18

30/34 88

70

3

nước khi sử dụng
Trẻ biết sử dụng năng

2/34

6

30/34 88

82

4

lượng thay thế
Trẻ biết nhắc nhở người

5/34

15

31/34 91


76

34/34 100

56

1

Trẻ nhận biết được một

lệ Số

Tỉ

tăng
lệ Tỉ lệ

lớn sử dụng tiết kiệm năng
5

lượng
Trẻ phân biệt được hành 15/34 44
động đúng hành động sai
đối với những hành vi sử
dụng tiết kiệm năng lượng
và không tiết kiệm năng
18


lượng.

* Đánh giá: Kết quả khảo sát trên cho thấy: Hiện nay các cháu lớp 5 tuổi do
tôi phụ trách đã có những chuyển biến rõ nét về ý thức sử dụng tiết kiệm năng
lượng quanh bé như: Biết xả nước vừa phải khi rửa tay. Biết tận dụng sức gió
để làm mát mà không cần quạt, biết tắt điện, thiết bị dùng điện, nước khi không
cần thiết, biết mở cửa để tận dụng ánh sáng tự nhiên….
Qua trao đổi với phụ huynh tôi biết trẻ ở nhà đã biết nhắc nhở người lớn tắt
ti vi trước khi đi ngủ hãy tắt đèn khi ra khỏi phòng làm việc. Biết giúp mẹ phơi
quần áo dưới ánh nắng mặt trời. Biết tiết kiệm nước khi vệ sinh cá nhân...
Như vậy: Một số biện pháp giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng
hiệu quả cho trẻ đã được tôi áp dụng vào trong thực tế giảng dạy và kết quả đạt
được rất cao. Trẻ nắm bắt kiến thức cô dạy rất nhanh và có ý thức sử dụng tiết
kiệm năng lượng, biết nhắc nhở người lớn, bạn bè của mình cùng sử dụng tiết
kiệm năng lượng hiệu quả. Trẻ nhận ra được vấn đề sử dụng tiết kiệm năng
lượng hiệu quả hiện nay đang là vấn đề cấp thiết của toàn xã hội.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Để sáng kiến này được nhân rộng cần có những điều kiện sau:
- Lớp học phải có diện tích phù hợp, đầy đủ trang thiết bị: bóng điện, quạt, ti
vi, …Nhà vệ sinh khép kín, vòi nước thiết kế vừa tầm rửa tay của trẻ. Trang
thiết bị an toàn.
- Giáo viên: cần có sự đầu tư thời gian nghiên cứu đề tài để có các phương
pháp dạy học, lồng ghép phù hợp, hiệu quả. Chuẩn bị chu đáo đồ dùng, tranh
ảnh, tài liệu trước khi dạy trẻ. Cần có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
- Nhà trường: Cần đầu tư kinh phí để bổ sung trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Xây dựng cho
các lớp góc tuyên truyền để trẻ và phụ huynh của lớp dễ tiếp cận hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
19



Trong thời đại ngày nay khi nguồn năng lượng dần bị cạn kệt thì việc giáo
dục trẻ 5 – 6 tuổi nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là một
việc làm vô cùng cần thiết.
Qua việc áp dụng một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng
lượng vào trong thực tiễn giảng dạy tôi thấy trẻ đã có ý thức tốt về việc sử dụng
tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Trẻ hứng thú tìm tòi khám phá những vấn đề
liên quan đến năng lượng, việc trao đổi giữa trẻ với trẻ cũng được phát huy một
cách tối đa. Không chỉ vậy nó còn giúp giáo viên thêm khéo léo, đạt được kết
quả cao khi tiến hành lồng ghép nội dung này vào trong quá trình giảng dạy.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào trong quá
trình giảng dạy ở lớp học. Bản thân tôi sẽ cố gắng tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn,
tìm ra những biện pháp hay hơn nữa để lồng ghép tích hợp giáo dục ý thức trẻ
sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
2. Khuyến nghị:
* Đối với cấp trường:
- Cần đầu tư kinh phí để bổ sung trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nâng
cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho các nhóm lớp trong
trường mầm non.
* Đối với các cấp giáo dục:
- Mở thêm các lớp tập huấn bồi dưỡng về lồng ghép tích hợp về ý thức sử
năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
- Cung cấp thêm tài liệu, băng hình, một số bài hát về ý thức sử năng lượng
tiết kiệm hiệu quả.
Trên đây là nội dung:“ Một số biện pháp nâng cao ý thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ 5 - 6 tuổi”. Rất mong được sự góp ý của chị
em đồng nghiệp, ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo để giúp tôi thực hiện tốt đề
tài sáng kiến kinh nghiệm này.
Xin chân thành cảm ơn !


20



×