Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số BP nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.63 KB, 18 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí
3. Tác giả: Nguyễn Thị Hưng

Nam (nữ): Nữ

- Ngày/ tháng/ năm sinh: 10/05/1977
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – Trường Mầm non Sao Mai
- Điện thoại: 0979.557.368
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Sao Mai – Thị xã Chí Linh –
Tỉnh Hải Dương.
- Điện thoại: 03203.882.626
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Sao Mai – Thị xã Chí Linh
– Tỉnh Hải Dương.
- Điện thoại: 03203.882.626
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Các nhà trường có tổ chức ăn bán trú đều có thể áp dụng sáng kiến này.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/ 2014 – 5/2015
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Hưng

1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Qua thực tế công tác quản lí chỉ đạo và tìm hiểu thực trạng hiểu biết về
chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm
non. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tìm tòi để tìm ra một số biện pháp thiết thực,
hiệu quả chỉ đạo tổ nuôi dưỡng nâng cao chất lượng bữa ăn và chăm sóc trẻ cụ thể
như: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ các cô trong tổ nuôi dưỡng về kiến
thức chế biến bữa ăn phải đa dạng, cân đối, điều độ và đảm bảo chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm cho trẻ, quản lí tốt quỹ tiền ăn của trẻ, xây dựng khẩu phần ăn
cho trẻ hợp lý và phối kết hợp giữa giáo viên nuôi và giáo viên trên lớp trong quá
trình tổ chức cho trẻ ăn. Xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ lên tôi đã chọn đề tài
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” để nhằm giải quyết những khó khăn khi
thực hiện công tác này.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Thời gian thực hiện sáng kiến từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015 được áp
dụng tại các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú.
3. Nội dung sáng kiến:
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Trong sáng kiến này tôi đã chỉ rõ
được tính mới so với biện pháp cũ đã thực hiện trong năm học trước. Vì khi thực hiện
các biện pháp cũ hiệu quả việc nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ đạt kết quả chưa cao. Vì vậy tính mới, tính sáng tạo trong sáng kiến tôi đã
lựa chọn 08 biện pháp và mỗi giải pháp khi đưa ra đều mang tính chất cụ thể cao.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Khả năng áp dụng sáng kiến tôi đã
trình bày ở 08 biện pháp và mỗi biện pháp tôi đưa ra đều có giá trị hiệu quả khác
nhau, cách thức áp dụng của từng biện pháp tôi phải dựa vào tình hình thực tế của
nhà trường khi thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Khi tôi đưa các biện
pháp trên vào thực hiện trong năm học này tôi thấy kết quả tốt hơn so với năm trước.
2



+ Chỉ ra lợi ích thiết thực của sáng kiến: Trong sáng kiến này của tôi, tôi
đã mạnh dạn xây dựng và thực hiện áp dụng trong thực tế một quá trình chỉ đạo,
bồi dưỡng để cán bộ, giáo viên có thể nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” từ những việc làm cụ thể và những
biện pháp nêu trên đã đạt được kết quả trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho
trẻ và đồng thời khẳng định rất rõ giá trị mà sáng kiến đã mang lại.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
Trong quá trình áp dụng sáng kiến này tôi rất mong được sự giúp đỡ của
lãnh đạo cấp trên, Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh trong nhà trường, đã tạo
điều kiện về cơ sở vật chất và thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về
trình độ, năng lực và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, hướng tới mục tiêu chung “Tất cả
vì tương lai con em chúng ta”

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Trẻ
em hôm nay – Thế giới ngày mai. Vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn
thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức
quan trọng. Vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
của trẻ và nó ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do vậy việc nuôi dưỡng, giáo dục và
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết. Chính vì vậy trước tiên ta

phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng,
nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn giữ vị trí quan trọng.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và việc nâng cao chất lượng bữa
ăn cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề cần thiết, để thực hiện được nhiệm vụ năm
học về nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Tôi đã băn
khoăn, chăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa
ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường, giúp trẻ phát triển
cân đối, toàn diện. Đây cũng là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan
tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ tại trường
mầm non.
Dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Chúng ta đều biết việc ăn uống hàng ngày của trẻ là vô cung quan trọng, đó là nhu
cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người. Vậy
trẻ em cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa giữa
các chất với nhau giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
trong nhà trường. Vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường
mầm non vẫn luôn được quan tâm và chú trọng.
Để có món ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp
lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Xuất phát
4


từ nhận thức trên bản thân tôi là một cán bộ quản lí phụ trách công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng, sức khỏe cho trẻ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng
cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ những lý do đã trình bày ở trên tôi viết sáng kiến này nhằm
trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân, giúp các đồng chí tìm ra cách chế biến
món ăn phong phú hơn, hấp dẫn hơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp được
nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Đảm bảo cho trẻ có được nguồn dinh

dưỡng hợp lý, giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ. Giúp cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và cơ thể của trẻ đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến của tôi đưa ra một số biện pháp về cải thiện chế biến nâng cao
chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
nơi tôi công tác.
Đối tượng áp dụng sáng kiến này là tất cả các nhà trường có tổ chức ăn bán trú.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng một số phương pháp
cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu: (Đọc, tìm hiểu các loại tài liệu có liên quan và
nghiên cứu tình hình thực tế …)
- Phương pháp thực hành: (Mang ý tưởng, sáng kiến vào thực hành trong
thực tế để đánh giá và tích lũy kinh nghiệm…)
- Phương pháp quan sát: (Dùng quan sát, khả năng thực hiện… ) và một số
phương pháp khác.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước là vốn quý của con người. Vì vậy ăn
uống giúp cho trẻ em có một thể lực tốt, và ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ
5


thể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển toàn diện được. Vậy vấn
dinh dưỡng là nhu cầu sức khỏe của mỗi người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển
thể lực, trí tuệ, nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, chậm phát triển về mọi
mặt và ngược lại nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn khỏe mạnh.
Đời sống nhân dân ngày được nâng cao là nhờ có nền kinh tế phát triển. Vì
vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng dần được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là
trẻ em. Trẻ em ngày nay có thông minh, khỏe mạnh, có khả năng học tập tốt thì

mới tạo ra một tương lai phát triển vững mạnh .
Như ta đã biết trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần
thiết. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, vấn đề đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho
trẻ an toàn, hợp vệ sinh, cân đối giữa các chất là rất quan trọng và cần thiết trong
bữa ăn của trẻ. Vì vậy để chế biến được những món ăn phong phú, hấp dẫn đạt
tiêu chuẩn phải đòi hỏi các cô nuôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra các
món mới, ăn ngon và hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Bên cạnh đó phải
tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và
nuôi dưỡng trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề:
Để tiến hành thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường
mầm non tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
3.1. Thuận lợi:
Nhà bếp được đầu tư xây dựng theo quy trình bếp một chiều thuận lợi cho
việc giao nhận thực phẩm cũng như chế biến món ăn.
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đạt trình độ chuẩn và
trên chuẩn. Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ. Đội ngũ
cô nuôi nhiệt tình và tâm huyết với nghề, sáng tạo trong chế biến món ăn và nâng
cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Được sự tin tưởng và ủng hộ kịp thời của các bậc phụ huynh lên tỷ lệ trẻ ăn
6


bán trú tại trường đạt 100%.
3.2. Khó khăn:
Điều kiện để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Do điều kiện kinh tế, do cô nuôi chưa được đào tạo chuẩn về chuyên ngành nấu ăn
mà chỉ có kinh nghiệm nấu ăn trong thực tế.
Các cô nuôi đa số tuổi đời đã cao lên việc học hỏi, tìm tòi, khám phá qua

sách báo và cập nhập bằng công nghệ thông tin còn hạn chế…
Ngày nay việc sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu cho nuôi trồng,
chăm sóc ngày càng lạm dụng, làm ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.3. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ.
Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phuynh là 12.000
đồng/ 1 trẻ/ 1 ngày. Trẻ ăn tại trường một bữa chính và một bữa phụ theo thực đơn
cụ thể như:
Bảng thực đơn chuẩn về mùa hè
Thứ
Thứ 2

Thời điểm ăn

Thứ 3

Thứ 4

- Thịt rim - Đậu sốt cà chua.
Ăn trưa (Bữa chính)

-

thịt lợn.

xương bí đỏ rau
- Dưa hấu
Ăn chiều (Bữa phụ)

đay, tôm




sào rau củ. rim.

Canh - Canh cá - Riêu hến
nấu rau cải.

cà chua.

mồng tơi. bầu
Bún Cháo - Mì ngan. - Chè đỗ

- Cháo tôm canh
rau củ.

Thứ 6

Chả - Thịt bò Thịt

trứng.

Canh - Canh cua -

Thứ 5

hến.

xương.


7

xanh.


3.4. Kết quả điều tra về trẻ tình trạng sức khỏe của trẻ trong thời điểm
tháng 9 năm 2014.
Kết quả khảo sát
Số lượng
%
435
100%
435
100%
408
93,8%
403
92,6%
32
7,4%
407
93,6%
28
6,4%

Nội dung
Tổng số trẻ trong toàn trường
Trẻ ăn bán trú tại trường
Trẻ ăn hết xuất
Trẻ phát triển bình thường về cân nặng

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Trẻ phát triển bình thường về chiều cao
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi

Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy trẻ đến trường tình trạng sức khỏe của
trẻ chưa đảm bảo sự phát triển của trẻ chưa được cân đối về cân nặng và chiều
cao. Qua tìm hiểu tôi thấy có một số nguyên nhân sau:
- Về đội ngũ giáo viên: Có lòng nhiệt tình, tự giác và có ý thức trách nhiệm,
thường xuyên tìm hiểu và tham khảo tài liệu để nâng cao trình độ, chăm sóc, nuôi
dưỡng và chế biến thức ăn cho trẻ. Bên cạnh đó còn hạn chế ở một vài đồng chí
tuổi đời còn quá trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Về cơ sở vật chất: Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện mua sắm trang
thiết bị phục vụ cho khâu nuôi dưỡng nhưng vẫn còn một số đồ dùng chưa đảm
bảo và đúng quy cách.
- Về an toàn thực phẩm: Do giá cả thực phẩm trên thị trường không ổn định,
gây khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm. Để chọn được những thực phẩm tươi
ngon mà giá cả lại hợp lý đó cũng là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó
cũng làm ảnh hưởng một phần đến quá trình nâng cao chất lượng bữa ăn đủ dinh
dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Về chỉ đạo chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non: Ban giám hiệu
nhà trường nhiều năm qua đã chỉ đạo thực hiện đều đặn việc nâng cao chất lượng bữa
ăn cho trẻ nhưng chưa tạo được sự thi đua giữa giáo viên trong nhà trường.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
8


Với trách nhiệm là người chỉ đạo trực tiếp công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
trong nhà trường, Nhìn chung cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường rất
quan tâm tới việc nâng cao chất lượng bữa ăn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Vì
vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên làm tốt việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại

trường mầm non. Cụ thể như sau:
4.1. Bữa ăn phải đa dạng:
Trong bữa ăn của trẻ phải đảm bảo và đa dạng các loại thực phẩm. Vì mỗi
loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu ta chế biến hỗn hợp nhiều
loại thực phẩm thì ta sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất sẽ bổ sung cho
nhau để tạo cho trẻ có một bữa ăn ngon cân đối, đủ chất và đảm bảo.
4.2. Bữa ăn phải cân đối:
Cơ thể có đủ các chất dinh dưỡng, đủ năng lượng để duy trì sự phát triển, vui
chơi, giải trí phải nhờ có một khẩu phần ăn cân đối. Trẻ em chỉ cần ăn đủ chất và hoạt
động, vui chơi đều đặn sẽ phát triển bình thường. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động
dẫn đến thừa năng lượng sẽ gây béo phì. Nhưng nếu để trẻ ăn không đủ chất, đủ
lượng trẻ sẽ mệt mỏi, hoạt động kém và dẫn đến suy dinh dưỡng.
4.3. Bữa ăn phải điều độ và đảm bảo chế độ dinh dưỡng:
- Cần phải xây dựng thực đơn đảm bảo theo mùa, theo tuần ...
- Tính khẩu phần ăn cân đối hàng ngày.
- Khoảng cách các bữa ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo.
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện tốt.
4.4. Nâng cao trình độ cho giáo viên nuôi:
Các cô trong tổ nuôi dưỡng phải có kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ
mầm non, có như vậy khi chế biến các cô mới thực hiện nghiêm túc thực đơn đã đề
ra. Đảm bảo thường xuyên thay đổi các món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Các cô trong tổ nuôi dưỡng phải biết tính khẩu phần ăn cho trẻ, để biết được
lượng Kcal cung cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu % so với nhu cầu cần đạt.
Kcal do các chất cung cấp có được cân đối, hợp lý hay không?
9


Các bữa ăn của trẻ trong ngày phải có khoảng cách đảm bảo, không lên quá
gần nhau và phải bổ sung kịp thời năng lượng cho trẻ. Cũng không lên cho trẻ ăn
khi trẻ vẫn còn no, như vậy sẽ gây lên sự chán ăn ở trẻ.

Thực hiện tốt chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọn thực
phẩm tươi ngon, đảm bảo. Biết cách thay thế thực phẩm theo đúng nhóm, đúng định
lượng, phù hợp với thực phẩm sẵn có ở địa phương.
Hợp đồng mua thực phẩm phải có uy tín, chất lượng đáp ứng được yêu cầu,
rõ nguồn gốc, tươi sạch, phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường.
Nhà bếp thực hiện tốt chế độ sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng
dụng cụ nhà bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chế biến món ăn theo đúng nguyên
tắc và đúng quy trình bếp ăn một chiều.
Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
4.5. Quản lý tốt quỹ tiền ăn của trẻ:
Thực hiện tốt việc điểm danh và báo ăn hàng ngày,
Nhà trường cần quản lý chặt chẽ các khoản thu - chi liên quan đến vấn đề ăn
uống của trẻ. Thực hiện tài chính công khai, có sự thống nhất giữa sổ báo ăn, sổ
chợ và sổ tính khẩu phần ăn hàng ngày.
Thanh toán sòng phẳng với các bậc phụ huynh theo từng tháng.
Không sử dụng quỹ tiền ăn của trẻ vào các hoạt động khác hoặc mua sắm những
đồ dùng không phải là lương thực, thực phẩm sử dụng trong các bữa ăn của trẻ.
4.6.Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý của trẻ:
Khi xây dựng khẩu phần ăn điều quan trọng nhất là phải cân đối về tỷ lệ các
chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể.
- Cân đối về năng lượng: Năng lượng chủ yếu là do 3 chất Prôtêin, Lipit,
Gluxit. Trong khẩu phần ăn tỷ lệ của 3 chất này phải thích hợp, nên có tỷ lệ 1:1:5.
- Cân đối về Prôtêin: Xác định tỷ lệ % giữa Prôtêin động vật với Prôtêin
thực vật để đánh giá mức độ, thông thường Prôtêin động vật ở trẻ em là 50 – 60%.

10


- Cân đối về Lipit: Tỷ lệ Lipit động vật và tỷ lệ Lipit thực vật đối với trẻ em
là 50/50%.

- Cân đối về Gluxit: Trong khẩu phần ăn của trẻ Gluxit là thành phần cung
cấp năng lượng chủ yếu, vì Gluxit có giá thành rẻ nhất đồng thời lại có số lượng
nhiều nhất.
- Cân đối về Vitamin: Vitamin tham gia vào chuyển hóa trao đổi chất trong cơ
thể, vì vậy phải cung cấp đủ các Vitamin. Nếu thiếu Vitamin trong khẩu phần ăn sẽ
làm rối loạn quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cung như trao đổi chất trong cơ thể.
- Cân đối về chất khoáng: Các chất khoáng trong khẩu phần giữ vai trò cân
bằng để duy trì tính ổn định.
Muốn có khẩu phần ăn cân đối cho trẻ cần phối hợp nhiều loại thực phẩm
với nhau và đảm bảo đủ lượng theo lứa tuổi.
4.7. Kết hợp với giáo viên trên lớp trong quá trình tổ chức cho trẻ ăn:
Bản thân tôi là một người quản lí phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng.
Tôi đã cố gắng chỉ đạo giáo viên để chế biến được những món ăn ngon, hấp dẫn
để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết xuất.
Để làm tốt được điều đó tôi phải chỉ đạo giáo viên trong tổ nuôi dưỡng phối
hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớp để động viên trẻ ăn ngon hết xuất. Thông qua
các món ăn các cô còn lồng nghép giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ.
Để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc cho trẻ trong bữa ăn
các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Chuẩn bị bàn ăn sạch sẽ, gọn gàng, chỗ ngồi đảm bảo, trên bàn có đĩa
đựng cơm rơi và khăn ẩm cho trẻ lau tay.
- Cô giáo phải đeo khẩu trang khi cho trẻ ăn và khi trẻ ăn các cô phải chú ý
đến những trẻ biếng ăn để động viên trẻ ăn hết xuất.
- Giáo viên có thể giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức và ngôn ngữ thông
qua giờ ăn của trẻ.

11


VD: + Về nhận thức: Giáo viên giúp trẻ nhận biết một số thức ăn như thịt,

cá, trứng và giúp trẻ nhận thức được khi ăn, uống trẻ phải ăn sạch, uống sạch.
+ Về ngôn ngữ: Giáo viên có thể gợi ý để trẻ kể tên các loại thực phẩm
mà trẻ được ăn như: Thịt, trứng, cá ...
- Thông qua các môn học giáo viên có thể lồng ghép tích hợp và giáo dục
dinh dưỡng.
VD: Thông qua các buổi dạo chơi ngoài trời ( quan sát một số loại cây ăn
quả), các tiết khám phá khoa học ( Tìm hiểu về một số loại quả) ... Giáo viên giới
thiệu cho trẻ ích lợi của từng loại cây, loại quả.
- Giáo viên giới thiệu cho trẻ các món ăn thông qua giờ ăn.
VD: Cô giới thiệu cho trẻ biết được thịt có chưa chất đạm, canh rau có chứa
vitamin và khoáng chất, cơm có chứa chất bột đường ...
- Nhà trường tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để bổ sung chế độ
ăn cho những trẻ suy dinh dưỡng. Giáo viên rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản
thân và động viên khuyến khích trẻ để trẻ ăn hết xuất.
- Ngoài ra tôi còn lên kế hoạch cho giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào
các hoạt động, đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì trẻ thường xuyên
được học và chơi.
VD: Giáo viên có thể gây hứng thú cho trẻ bằng các bài thơ, đồng dao, ca dao
về các loại rau, củ, quả qua hoạt động làm quen với chữ cái.
- Trong các giờ đón – trả trẻ giáo viên có thể tích hợp lồng nghép giáo dục
dinh dưỡng.
VD: Giáo viên có thể tuyên truyền, giáo dục cho phụ huynh bằng cách hỏi
thăm phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà và hỏi phụ huynh xem
ở nhà trẻ thường được ăn cơm với những loại thức ăn gì?
12


- Cô giáo có thể đặt ra một số câu hỏi thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp.
VD: Trước khi ăn các con phải làm gì? Vì sao?
- Giáo viên cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn

thông qua các giờ vui chơi và hoạt động hàng ngày. Giúp trẻ biết được khi ăn
uống đầy đủ chất con người sẽ trở lên khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học
giỏi. Nếu không ăn uống đầy đủ chất con người sẽ bị ốm yếu, gầy còm ...
- Vấn đề bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em. Vì vậy tôi đã chỉ
đạo giáo viên vệ sinh phòng lớp sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo, khơi thông cống
rãnh ... điều đó cũng góp phần giúp trẻ khỏe mạnh.
4.8. Tự nghiên cứu học tập tham khảo tài liệu để tìm ra nhiều món ăn mới
lạ hấp dẫn đảm bảo dinh dưỡng để thay đổi thực đơn cho trẻ thường xuyên.
Bản thân tôi trực tiếp phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng với công
việc này bản thân tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm lên tôi đã cố gắng học hỏi
các trường bạn, qua tài liệu, sách báo, qua mạng Intenet để biết thêm một số cách
chế biến món ăn cho trẻ mầm non. Sau đó tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế
của nhà trường để đưa ra những biện pháp tốt nhất và chỉ đạo cho các đồng chí
trong tổ nuôi dưỡng chế biến nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ đồng thời phải
đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ hoạt động.
5. Kết quả đạt được:
Sau một năm thực hiện một số biện pháp về nâng cao chất lượng bữa ăn và
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non tôi đã thu được một
số kết quả sau:
Trong năm học vừa qua nhà trường không có trường hợp nào bị ngộ độc
thức ăn, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, số trẻ suy dinh dưỡng giảm, nhà trường
luôn có uy tín và được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Vì vậy trẻ đến
trường ngày một đông, Hiện nay đã có 435 học sinh học tại trường.
13


Với 435 học sinh được khảo sát và khám sức khỏe kết quả như sau:
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến
Số lượng
%

435
100%
435
100%
435
100%
423
97,2%
12
2,8%
419
96,3%
16
3,7%

Nội dung
Tổng số trẻ trong toàn trường
Trẻ ăn bán trú tại trường
Trẻ ăn hết xuất
Trẻ phát triển bình thường về cân nặng
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Trẻ phát triển bình thường về chiều cao
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi
* So sánh:

Từ kết quả trên so với thực trạng đầu năm học ta thấy:
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy số trẻ ăn bán trú học tại trường đạt 100%, số
trẻ ăn hết xuất đã tăng lên nhiều. Qua bảng thống kê ta thấy tỷ lệ trẻ phát triển
bình thường tăng lên rõ rệt so với khi chưa áp dụng sáng kiến, tỷ lệ suy dinh
dưỡng đã giảm một cách đáng kể. Không những thế qua công tác kiển tra thường

xuyên trong bữa ăn tôi thấy trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, không có hiện tượng
bỏ bữa, chán ăn. Điều này đã khẳng định kết quả bước đầu đem lại sau khi tôi áp
dụng sáng kiến này trong nhà trường nơi tôi công tác.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Đối với sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” mà tôi nêu ở trên được áp
dụng tại nhà trường nơi tôi công tác. Nếu các nhà trường có tổ chức ăn bán trú
thấy áp dụng được thì có thể nhân rộng thêm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non có vai trò hết sức
quan trọng trong việc hình thành và nhân cách cho trẻ. Để trẻ luôn khỏe mạnh phát
14


triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, tình cảm quan hệ xã hội thì việc chăm
sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức quan trọng và cần thiết.
Bằng sự cố gắng không ngừng của bản thân trong công tác chỉ đạo, sự nhiệt
tình của các đồng chí cán bộ giáo viên, sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo cấp
trên trong những năm qua nhà trường đã gặt hái được những kết quả đáng khích
lệ. Là sự kết hợp có chọn lọc các phương pháp cùng với sự tổng hòa các hoạt động
giáo dục của nhà trường, phương tiện giáo dục phục vụ mục tiêu chung của nhà
trường và không thể không kể đến việc chỉ đạo chăm sóc sức khỏe cho trẻ đặc biệt
là công tác nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Từ những khó khăn ban đầu trong công tác chọn và chế biến thực phẩm đến
nay giáo viên đã thực hiện thành thạo và thường xuyên thay đổi khẩu vị cho trẻ
giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, sức khỏe của trẻ ngày một tăng, số trẻ bị suy
dinh dưỡng giảm, trẻ đến trường ngày một đông. Bởi vậy mà việc cải thiện và
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non là hết sức cần thiết.

Từ những kết quả trên bước đầu có thể khẳng định sáng kiến đã mang lại
kết quả rất đáng khích lệ đối với đội ngũ giáo viên nâng cao kiền thức về chế biến
đảm bảo chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
2. Khuyến nghị:
Nhận thức rõ vai trò của việc nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường và hiểu rõ được ích lợi của việc nâng cao
chất lượng bữa ăn cho trẻ. Để đảm bảo cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngày
càng tốt hơn tôi xin có một số đề xuất sau:
- Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho giáo viên
học hỏi thêm về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
- Đối với nhà trường: Cần đầu tư thêm về cơ sở vật chất. Cung cấp cho
giáo viên một số tài liệu về cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non. Có kế hoạch

15


tổ chức cho giáo viên được học tập chuyên nghành nấu ăn, tổ chức cho giáo viên
nuôi đi thăm quan các đơn vị làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ.
- Đối với giáo viên: Tích cực học tập nâng cao trình độ năng lực chuyên
môn cũng như việc nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ.
Trên đây là một số sáng kiến của tôi đã rút ra từ thực tế quản lí chỉ đạo công
tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ hàng ngày tại trường, trong khi viết sáng kiến
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của các cấp
lãnh đạo và các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi ngày một hoàn thiện hơn
và góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong
nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn “ Vệ sinh an toàn thực phẩm”
16


- Sổ tay nội trợ.
- Tài liệu bồi dưỡng hè
- Sách hướng dẫn chế biến các món ăn.
- Một số tài liệu có liên quan về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

MỤC LỤC
NỘI DUNG

STT
Trang bìa

Phần 1: Mở đầu
17

TRANG


1
1.1
1.2
1,3
1.4
2
3

3.1
3.2
3.3
3.4
4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
5
6
1
2

Thông tin chung về sáng kiến
Tóm tắt sáng kiến
Phần 2: Mô tả sáng kiến
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi
Khó khăn

Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng bữa ăn ........
Kết quả điều tra .....
Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Bữa ăn phải đa dạng, ......
Bữa ăn phải cân đối
Bữa ăn phải điều độ và đảm bảo .....
Nâng cao trình độ cho giáo viên nuôi
Quản lý tốt quỹ tiền ăn của trẻ
Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý của trẻ
Kết hợp với giáo viên đứng lớp ....
Tự nghiên cứu học tập tham khảo tài liệu ......
Kết quả đạt được
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Khuyến nghị

18

1
2+3
4
4
5
5
5
5+6
6
6
7

7
8
9
9
9
9
9+10
10
10+11
11+12
13
13+14
14
15
15+16



×