Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn một số BP phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.84 KB, 26 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
3. Tác giả:
- Họ và tên: Dương Thị Hồng Trà.
- Ngày tháng/ năm sinh: 9/ 4/ 1987.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm Non.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Mầm non- Trường Mầm non Sao Mai.
- Điện thoại: 0936.802.227
4. Đồng tác giả ( không có)
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu ( Nếu có): Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/ 2014 đến tháng 2/2015

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

Dương Thị Hồng Trà

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến


Ngôn ngữ và ngữ pháp của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Vì vậy
để hiểu và sử dụng được ngôn ngữ và cấu trúc của từ vựng Tiếng Việt thì ngay
từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được học về từ ngữ và ngôn ngữ một cách chính
xác và có hiệu quả. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là
giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các
kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu
tượng trưng ở trẻ. Đối với nhóm trẻ từ 24-36 tháng qua quan sát những giờ hoạt
động học và giờ hoạt động vui chơi, các cháu rất thích được giao tiếp, thích
được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, các
cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, là một giáo viên trực tiếp giảng
dạy nhóm trẻ trong độ tuổi từ 24- 36 tháng tuổi tôi thấy mình cần phải tìm
nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển.
Chính vì tính cấp thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi
mầm non, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 24- 36 tháng nên tôi đã chọn đề tài:
“ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện, thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/ 2014- tháng 2/ 2015
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Trẻ mầm non trong độ tuổi 24- 36 tháng
3. Nội dung sáng kiến
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch
chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng
- Giáo viên có thể áp dụng những phương pháp giáo dục khác nhau một cách
sáng tạo nhằm tích cực hóa hoạt động tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

2



- Phát huy khả năng hiểu biết và phát triển ngôn ngữ của cá nhân trẻ. Trẻ được
nói những gì mà trẻ biết thông qua ngôn ngữ diễn đạt một cách mạch lạc.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến ( Tính khả thi của các giải pháp):
Phát triển ngôn ngữ qua các tiết học
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đọc thơ, ca dao, đồng dao
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Tất cả các giải pháp phát triển ngôn ngữ trên đều được thực hiện thông
qua các trò chơi, các tiết học, các hoạt động và được thực hiện ở mọi lúc mọi
nơi một cách có hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sáng kiến phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng đã đem lại những hiệu
quả thiết thực cho trẻ thông qua vốn từ vựng và ngữ pháp của trẻ được tăng lên
rõ rệt so với đầu năm học, trẻ mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè và có khả
năng nói được câu một cách đầy đủ, diễn đạt được ý muốn của mình thông qua
ngôn ngữ.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Sáng kiến này muốn được áp dụng rộng rãi trong trường mầm non thì
trước tiên phải được sự thống nhất và nhất trí thực hiện của ban giám hiệu
trường mầm non nơi sáng kiến được đưa ra thực hiện. Bản thân sáng kiến phải
đem lại giá trị thực hiện và hiệu quả cao.
Mong ban giám hiệu tổ chức nhiều tiết học chuyên đề phát triển ngôn ngữ
để giáo viên có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiêm giảng dạy của bạn bè,
về phía giáo viên cần có giọng điệu truyền cảm, phát âm chuẩn, gần gũi giao
lưu với trẻ. Có như vậy thì trẻ mới mạnh dạn giao tiếp, từ đó vốn từ ngữ mới
được mở rộng.
Những tiết học phát triển ngôn ngữ cần có sự đầu tư về thời gian, công
sức, đổi mới phương pháp dạy và học, sử dụng những dụng cụ trực quan sinh
động tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động một cách hiệu quả nhất.


3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
“Phong ba bão táp
Không bằng ngữ pháp Việt Nam”
Từ trước đến nay ngữ pháp Việt Nam được coi là rất đa dạng và phong
phú. Vì vậy để hiểu và sử dụng được ngôn ngữ và cấu trúc của từ vựng Tiếng
Việt thì ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được học về từ ngữ và ngôn ngữ một
cách chính xác và tích cực. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ ngôn ngữ được phát
triển nhất. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội
ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt
được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có
được.
Ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển
khác của trẻ. Công cụ của tư duy chính là ngôn ngữ vì thế mà ngôn ngữ có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức
năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ.
Đối với nhóm trẻ từ 24- 36 tháng, qua quan sát những giờ hoạt động vui
chơi và giờ hoạt động học, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được
trò chuyện nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế nên tôi thấy mình cần phải
tìm nhiều biện pháp để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển.
Phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp và dạy trẻ phát âm chuẩn là việc
không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ
cung cấp cho trẻ phải dựa trên một sự vật hiện tượng gần gũi với trẻ, từ phải có
nghĩa, gắn liền với âm thanh và phù hợp với tình huống sử dụng chúng. Ý
nghĩa từ cung cấp cho trẻ cũng như ngữ pháp phải phụ thuộc vào hoạt động,
khả năng tiếp xúc và nhận thức của trẻ.
Nhận thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non nhất là trẻ

trong độ tuổi 24-36 tháng, nên tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến:
“ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng”.
4


2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
“ Trẻ lên ba cả nhà học nói”.
Do đặc điểm phát triển và nhu cầu giao tiếp của trẻ ở giai đoạn 24 - 36
tháng tuổi phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Vì vậy cần phát triển ở trẻ năng lực
quan sát, nhận biết các đồ vật, các hiện tượng khác nhau, đồng thời cho chúng
làm quen với những hoạt động sinh hoạt và lao động của người lớn. Điều quan
trọng là giúp trẻ nắm vững từ và cách sử dụng từ theo ý mình. Giúp trẻ phát âm
các từ, các cụm từ rõ ràng, chính xác, sử dụng các từ, các câu đơn giản để trả
lời câu hỏi khi giao tiếp. Giúp trẻ biết biểu đạt hiểu biết, tình cảm, nhu cầu của
bản thân, biết sử dụng các từ chỉ lễ phép khi nói chuyện với người lớn, thân
thiện khi nói chuyện với bạn bè, mạnh dạn, hồn nhiên trong giao tiếp, biết thể
hiện sự diễn cảm trong khi đọc thơ, kể chuyện.
Ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con
người và các sự vật- hiện tượng gần gũi xung quanh . Đối chiếu với tình hình
thực tế, tôi nhận thấy sự chênh lệch về vốn từ của trẻ ở cùng một độ tuổi trong
cùng một nhóm lớp là khá lớn.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy vốn từ của trẻ không phụ
thuộc vào điều kiện vật chất, kinh tế của gia đình mà liên quan rất nhiều đến
thời gian giao lưu trò chuyện với trẻ. Cô và cha mẹ có lắng nghe trẻ kể chuyện
về sinh hoạt và bạn bè hay không? Có thường xuyên kể chuyện cho bé nghe và
hướng dẫn bé kể lại không? Ngày nghỉ bé có được đi chơi công viên hay đi
thăm họ hàng hay không?...Tất cả những điều đó không chỉ làm tăng số lượng
vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm
phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề

Thực tế ngôn ngữ của trẻ 24 -36 tháng tuổi ở nhóm lớp tôi phụ trách,
qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2014 - 2015. Tôi đã tìm hiểu và rút được
ra một số thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ như sau:
a. Thuận lợi

5


- c s quan tõm giỳp ca ban giỏm hiu v chuyờn mụn xõy dng
phng phỏp i mi hỡnh thc t chc hot ng giỏo dc mm non, to mi
iu kin giỳp tụi thc hin tt chng trỡnh GDMN mi, ly tr lm trung tõm.
T ú phỏt huy ht tớnh tớch cc ca tr trong cỏc hot ng.
- Ph huynh quan tõm n con em mỡnh, nhit tỡnh ng h trong vic dy
d cỏc chỏu v thng xuyờn ng h nhng nguyờn vt liu lm dựng
dy hc v vui chi cho cỏc chỏu, t ú m tr hng thỳ vi cỏc hot ng,
ham hc núi mt cỏch tớch cc hn.
- a s tr u rt ngoan ngoón, ho ng vi bn bố, tr thích thỳ tham
gia vo cỏc hot ng vui chi v giao tip.
- Bn thõn tụi l mt giỏo viờn mm non ó tt nghip i hc s phm
vi tm lũng yờu ngh v y nhit huyt, cú kinh nghim nhiu nm trong
vic chm súc v giỏo dc tr. T nhn thy tm quan trng ca vic phỏt trin
ngụn ng cho tr nờn bn thõn tụi luụn quan tõm gn gi v giao tip vi tr
mt cỏch tớch cc, t sa cỏch phỏt õm cha chun t ú dy tr phỏt õm
mt cỏch rừ rng v chớnh xỏc nht.
b. Khú khn:
- Do 100% tr mi ln u n trng v trong tui cũn nh hay b
m nờn đi học cha đều, nhất là những ngày ma hoặc giá rét nờn tr vn cũn
quy khúc nhiu vỡ vy tr ngi giao tip vi cụ v cỏc bn, vỡ th m vn ngụn
ng ca tr cũn b hn ch, vic giao tip cũn nhiu khú khn.
- Trớ nh ca tr cũn hn ch vỡ th tr cha bit din t c ht ý

mun ca mỡnh thụng qua li núi. Vỡ th tr hay b bt t khi núi. Bờn cnh ú
cũn mt s tr phỏt õm cha chun, cũn núi ngng, núi lp nhiu
VD: n cm thỡ núi l n mm, Khụng cú thỡ núi l Hụng cú
hay mu xanh thỡ núi l Mu xn ...

6


- Đa số phụ huynh bận công việc hoặc một lí do khách quan nào đó ít có
thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về
nhu cầu mà trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần chỉ tay hay nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là đã được
đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
- Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và
hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập
cho trẻ làm quen với các thể loại văn học như: Thơ, ca, truyện kể..Cho trẻ tự
giới thiệu về bản thân, tự nói lên ý muốn của mình trong các hoạt động hàng
ngày ở trường.
* Khảo sát thực trạng về việc phát triển ngôn ngữ được thống kê qua bảng sau :

Thời
Sốtrẻ
trẻ
Tháng Trẻ có ngôn ngữ 25
điểm
Nội dung KS
KS
9/
mạch lạc

KS
Trẻ phát âm chưa 25 trẻ
2014
chuẩn, ngại giao

Tốt- khá
SL
%

Kết quả
T. Bình
SL
%

Kém
SL
%

5

20%

5

20%

10

40%


0

0%

15

60%

10

40%

tiếp
Qua khảo sát thực trạng trên tôi thấy: Trẻ mới đến trường vẫn còn quấy
khóc nhiều nên việc giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ vẫn còn nhiều hạn
chế. Trẻ ít giao tiếp nên vốn ngôn ngữ chưa phát triển, vẫn còn nhiều trẻ phát
âm chưa chuẩn, nói chưa đầy đủ câu. Bên cạnh đó người giáo viên phải thực sự
tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ như con, chăm sóc trẻ ân cần, chu đáo, có
như vậy trẻ mới hợp tác và cởi mở với cô và các bạn. Trẻ sẽ tích cực giao tiếp
với cô cũng như với các bạn trong các hoạt động hàng ngày, từ đó mà ngôn ngữ
của trẻ cũng dần được tăng lên một cách rõ rệt. Qua các hoạt động thực tiễn

7


hàng ngày mà tôi đã thực hiện trên trẻ một cách trực tiếp, tôi đã mạnh dạn tìm
ra một số giải pháp biện pháp thực hiện như sau:
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Để đạt được hiệu quả cao, giáo viên phải linh hoạt áp dụng nhiều
phương pháp trong chăm sóc và giáo dục trẻ như: Tổ chức hoạt động, các buổi

dạo chơi ngoài trời, các hoạt động vui chơi và sinh hoạt hàng ngày. Qua đó,
giúp cho trẻ phát triển vốn từ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác
và biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy, khi cho
trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của
đối tượng mà trẻ tiếp xúc. Kết hợp với việc uốn nắn cấu trúc từ của giáo viên,
dần giúp trẻ hoàn thiện câu đầy đủ, rõ nghĩa, phát âm đúng các âm chuẩn của
tiếng Việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục học như tính khoa học, tính hệ
thống, tính vừa sức... Để đạt được mục tiêu đó tôi đã thực hiện nhiều biện pháp.
Song chỉ xin trình bày cụ thể một vài biện pháp có hiệu quả nhất, đó là :
4.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các tiết học
Việc cho trẻ quan sát vật thật có ý nghĩ vô cùng to lớn đối với sự phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Điều này khêu gợi và duy trì sự chú ý có chủ định ở trẻ , lôi
cuốn sự chú ý, hứng thú của trẻ vào đối tượng, kích thích trẻ nói nhiều hơn.
Mặt khác khi quan sát vật thật trẻ được trực tiếp tiếp xúc với vật cụ thể ( Trẻ
được nhìn, nghe, được sờ vật ngay trước mặt ). Quan sát vật thật giúp trẻ nhận
biết, tri giác một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết. Vì vậy tôi đã tổ chức
cho trẻ quan sát vật thật trong các tiết học theo phân phối chương trình, khi dạo
chơi, hoạt động ngoài trời, hay tận dụng những tình huống có sẵn ( như trời
mưa, gió, tiếng chim hót ...) để phát triển ngôn ngữ cho trẻ .
Ví dụ : Khi hoạt động ngoài trời : Cho trẻ quan sát con chó.
- Tôi đưa ra những câu hỏi :
+ Con gì đây ?
+ Trông con chó như thế nào ?
+ Con chó đang làm gì ?
+ Các con nhìn kỹ và nói lại cho các bạn cùng nghe nhé.
8


Sau đó cô gợi mở cho trẻ kể lại những gì trẻ quan sát được. Nếu trẻ không kể
được, tôi đưa ra các câu hỏi hướng trẻ quan sát và trả lời

Nhưng vì biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ nên đôi lúc tôi đã bổ sung
câu trả lời cho trẻ giúp trẻ nói rõ ràng, đủ nghĩa. Trong trường hợp trẻ khó nói
được cả câu một cách đầy đủ tôi sẽ giới thiệu các đặc điểm của vật theo phương
pháp kể chuyện và yêu cầu trẻ nhắc lại theo mình.
Trong quá trình cho trẻ quan sát vật thật không chỉ giải thích cho trẻ hiểu
những gì đang xảy ra mà còn phải phát triển khả năng suy nghĩ của trẻ. Dạy trẻ
tập sử dụng các giác quan để so sánh đồ vật, hình thành giữa chúng sự giống và
khác nhau :
+ Ví dụ: Khi dạy trẻ: Nhận biết tập nói: Quả Cam - Quả Táo
Sau khi cho trẻ quan sát, gọi tên quả và nêu một số đặc điểm của quả, tôi cho
trẻ sờ, cảm nhận bằng xúc giác và tập so sánh sự giống nhau ( Quả Cam và quả
Táo đều tròn) và phân biệt sự khác nhau giữa hai quả( Quả Cam vỏ sần, quả
Táo vỏ nhẵn )...
Như vậy quan sát vật thật có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra tôi còn sử dụng rộng rãi các bức tranh để phát
triển ngôn ngữ của trẻ, bởi vì khi xem tranh sẽ gợi mở được tính tò mò, ham
hiểu biết, trẻ rất nhạy cảm với các hình ảnh có màu sắc. Cô cho trẻ xem tranh
và trò chuyện theo tranh về các hoạt động sinh hoạt của trẻ như:
- Tranh bé ngủ dậy
- Tranh mẹ chải đầu cho bé
- Tranh mẹ đưa bé đi học
- Tranh mẹ tắm cho bé
- Tranh cả nhà ngồi ăn ở bàn.
+ Khi cho trẻ xem tranh này, cô kể cho trẻ nghe về các sự vật, sự việc, con
người, con vật và các hành động được thể hiện trong tranh. Cô dùng các câu
nói ngắn gọn, dễ hiểu, sau đó đặt những câu hỏi đơn giản như Ai? Cái gì? Làm
gì? Con gì?...để trẻ trả lời, nhớ và nói được nội dung tranh bằng một số câu đơn
giản.
9



+ Hay khi cho trẻ xem tranh “ Cả nhà ăn dưa hấu” Lần đầu tiên cho trẻ xem tôi
sẽ giới thiệu : “ Các con hãy xem tranh và chú ý nghe nhé: Đây là bức tranh vẽ
“ Cả nhà ăn dưa hấu”, đây là bạn Hùng, đây là mẹ bạn Hùng, mẹ bạn Hùng
đang bổ dưa. Còn đây là chị Hoa, chị Hoa đang cầm miếng dưa hấu để mời bố
đấy, chị Hoa mời: “Con mời bố ạ!”. Đây là bố bạn Hùng này, bố khen chị Hoa:
“Con gái của bố ngoan quá!” .
+ Lần sau khi xem bức tranh này, tôi chủ động hỏi trẻ : Các con chú ý nhìn và
kể cho cô nghe trong tranh có gì? Ai đây? Ai đây nữa? Mẹ bạn Hùng đang làm
gì? Bố bạn Hùng đâu? Còn ai đây? Chị Hoa đang làm gì? Chị Hoa mời bố thế
nào? Bố đã nói gì? …
Như vậy thông qua bức tranh trẻ đã ghi nhớ và giúp trẻ phát triển được
vốn từ, biết sử dụng các từ đó vào trong ngôn ngữ giao tiếp, biết trả lời các câu
hỏi của cô theo nội dung bức tranh. Trẻ học được những hành vi ứng xử, mở
mang được nhận thức của mình.
Cho trẻ xem những bức tranh minh họa cho cho nội dung các câu chuyện
còn giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện dựa vào tranh mà không cần lời kể chi
tiết của cô. Điều này sẽ phát triển trí nhớ, buộc trẻ phải suy nghĩ và kể lại câu
chuyện theo tranh. Khi trẻ gặp khó khăn tôi sẽ gợi mở bằng một số câu hỏi để
trẻ nhớ và kể lại câu chuyện hoặc tôi kể lại cùng trẻ. Như vậy giúp trẻ sử dụng
từ chính xác hơn, nói được lưu loát hơn.
4.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi
Vốn ngôn ngữ của trẻ còn được phát triển mạnh mẽ khi tham gia chơi
một số trò chơi trong các tiết học hay chơi trong các hoạt động vui chơi hàng
ngày.
*VD như chơi trò chơi:“Con Bọ Dừa” tôi cho trẻ vừa chơi vừa đọc thuộc
bài đồng dao :
Bọ Dừa mẹ đi trước
Bọ Dừa con theo sau
Gió thổi ngã chổng quèo

Nó kêu Ối...ối...ối .
10


Đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi, quá trình chơi và sự phát triển nội dung
chơi phụ thuộc vào nhiều người xung quanh trẻ. Chọn thời gian, địa điểm, cung
cấp đồ chơi là chưa đủ mà cần phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết về thế giới
xung quanh
Trong quá trình trẻ chơi cạnh nhau, tôi đã gợi ý cho trẻ vào chơi cùng
nhau bắng cách : Các con hãy nhìn bạn Hùng kìa , bạn Hùng đang xếp gara ôtô
đấy ! con có muốn xếp giống như bạn không? Bạn Hùng ơi! Bạn xếp chiếc gara
lớn, còn bạn Dũng sẽ xếp giúp bạn chiếc gara nhỏ nhé! Hai bạn cùng thi xem ai
xếp đẹp hơn nhé. Tôi gợi mở để trẻ giúp đỡ lẫn nhau : “ Bạn Hùng hướng dẫn
bạn Dũng cùng xếp nào. Trẻ sẽ nói : “Bạn phải xếp thế này này”. Đôi khi trẻ
còn đánh giá hoạt động của bạn, của mình (Cậu xếp kém quá, tớ biết xếp đây
này ). Hoặc trẻ còn dùng lời nói để ngăn chặn một hành động nào đó của bạn:
“Đừng động vào đây”
Ngoài ra tôi còn sử dụng một số trò chơi học tập nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ như trò chơi : “ Hãy nói lại cho đúng”
+ Mục đích : Tập cho trẻ chú ý lắng nghe, phân biệt sự thay đổi trong tiếng nói
+ Luật chơi : Ai nói sai sẽ nhảy lò cò
+ Cách chơi : Cho trẻ đứng vòng cung, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nói lại cho
đúng. Lúc đầu cô cho cả lớp lắng nghe và nói lại, sau đó cô cho cá nhân nói lại.
VD : + Cô nói hai tiếng có cùng chữ cái đầu nhưng khác âm : Cân –
Cơm, Chuối - Chiếu , Tai -Tay , Mắt - mũi ...
+ Cô nói hai tiếng có cùng âm chính chỉ khác chữ cái đầu : Ngan -gan, Cá - Lá ,
Múi - Núi...
+ Cô nói một tiếng với các thanh âm khác nhau như : Ca- Cà- Cá, La- Là- Lá ...
- Trẻ chơi trò chơi : “ Tiếng gì”
+ Mục đích: Rèn luyện thính giác, củng cố vốn từ và rèn luyện cách diễn đạt

từng lời thành câu.
+ Chuẩn bị : Một số đồ vật phát ra tiếng kêu khác nhau như: Chuông, xắc xô,
kèn, trống ...

11


+ Cách chơi : Cô tạo ra các âm thanh khác nhau từ các đồ vật đã chuẩn bị , trẻ
phải lắng nghe và nói đúng tên của đồ vật phát ra tiếng kêu đó.
Ví dụ : Kèn kêu : toe toe
Chuông kêu : kính koong
Trống kêu : Tùng tùng
Rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi cũng là một việc làm
rất cần thiết đối với trẻ
4.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đọc thơ, ca dao, đồng dao
Trong các giờ chơi tập có chủ đích cô dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ, các
bài đồng dao, ca dao ... Khi đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo phải đọc diễn cảm, rõ
ràng toàn bộ cả bài, đôi khi phải kết hợp với động tác minh họa nhẹ nhàng, chú
ý hơn đến các từ tượng thanh, tượng hình, những từ ngữ giàu hình ảnh. Ngoài
các giờ chơi tập có chủ đích dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ, giáo viên nên đọc
cho trẻ nghe các bài ca dao, đồng dao, hò, vè ...phù hợp với hoàn cảnh lúc đó.
Khi trẻ có hứng thú đọc theo cô, giáo viên nên khuyến khích trẻ để trẻ tự nhiên
đọc theo cô nếu muốn.
VD: Khi gọi tên và mô tả các con vật cô giáo có thể đọc cho trẻ nghe các câu
thơ như:

“ Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện

Hay chăng dây điện
Là con nhện con ...”

4.4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Như chúng ta đã biết, lứa tuổi nhà trẻ nói riêng và trẻ mầm non nói
chung, đang ở giai đoạn phát triển và hoàn thiện các hệ cơ quan, trong đó có
các cơ quan phát âm. Vì thế mà trẻ rất hay mắc lỗi khi phát âm. Vậy nên giáo
viên và các bậc phụ huynh đều cần xác định được các lỗi đó để sửa kịp thời cho
trẻ. Muốn vậy chúng ta cần quan sát lời nói của trẻ, nghe xem trẻ nói gì và cho
trẻ nhắc lại những từ, những câu nói chưa chuẩn của trẻ. Khi nhắc lại chúng ta
12


cần khẳng định những câu nói đúng. Khi cần người lớn phải đưa ra các mẫu
câu để cho trẻ biết và nói theo.
Ví dụ : Khi cho trẻ dạo chơi trong sân trường, trẻ nhìn thấy con chim bồ
câu. Có trẻ nói: “Con chim”, trẻ khác lại nói: “Chim bồ câu”. Cô phải cho trẻ
nhắc lại đầy đủ : “Con chim bồ câu”. Như vậy cô đã sửa từ sai cho trẻ mà còn
giúp trẻ khác cũng phát âm được đúng từ: “Con chim bồ câu” .
Hay trong giờ đón trả trẻ. Có một trẻ muốn nhờ cô cởi áo khoác, trẻ nói:
“Cô cởi áo”. Tôi liền nhắc lại: “Cô cởi áo giúp con” và cho trẻ nhắc lại. Có
những trẻ đứng bên cạnh thấy thế cũng bắt chước nói theo bạn. Như vậy vừa
giúp trẻ có thói quen cởi áo khi nóng mà còn giúp trẻ nói được câu lễ phép,
đúng mực
Khi trẻ đang chơi một đồ chơi nào đó tôi gợi ý hỏi trẻ : Con đang chơi trò
gì ? đồ chơi này dùng để làm gì?...Có thể trẻ nói, kể chưa đúng, chưa lưu loát,
đôi khi còn ngọng thì tôi đưa ra mẫu câu đúng và đề nghị trẻ nhắc lại.
Như vậy ở mọi lúc mọi nơi tôi đều có thể luyện phát âm và phát triển
ngôn ngữ cho trẻ : Khi tập thể dục, khi dạo chơi, khi đón trả trẻ ...không nhất
thiết là chỉ trong tiết học, Quan trọng là cô phải nắm được khả năng phát âm

của từng trẻ để lựa chọn thời điểm thích hợp luyện phát âm và phát triển ngôn
ngữ cho trẻ. Để làm được điều này tôi đã tiến hành khảo sát khả năng phát âm
của trẻ ngay từ đầu năm học.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ được chuẩn, đúng, chính xác thì giáo viên
phải học cách phát âm chuẩn, không nói ngọng, nói lắp, nói sai lỗi chính tả, nói
tiếng địa phương.. Có như vậy thì việc rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ mới đem
lại hiệu quả cao nhất.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng tôi đã luôn áp
dụng các biện pháp khác nhau. Trẻ luôn gặp những sự vật, hiện tượng mới. Do
đó tất cả những gì liên quan đến trẻ tôi luôn chú ý phải diễn đạt bằng lời để cho
trẻ dễ hiểu và nói theo. Song chỉ hiểu đúng một tên gọi đơn giản thì chưa đủ. Vì
thế tôi đã đưa ra lời giải thích tỉ mỉ để chỉ ra ý nghĩa của đồ vật ( để làm gì ? )
so sánh cái trẻ đang nhìn thấy với cái trẻ đã nhìn thấy từ trước để giúp trẻ có tư
13


duy lôgic và phát triển trí nhớ. Phát triển mở rộng sự định hướng của trẻ vào
thế giới xung quanh, phát triển ở trẻ năng lực quan sát, nhận biết các đồ vật,
hiện tượng, làm quen các hoạt động lao động của người lớn. Từ đó phát triển
khả năng phát âm, hiểu ý nghĩa của lời nói, khả năng khái quát hóa và chức
năng giao tiếp ngôn ngữ ở trẻ.
5. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng một số biện pháp trên cho việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng tôi đã thu được một số kết quả như sau :
a. Về nghe hiểu
- Trẻ đã biết thực hiện một số yêu cầu đơn giản theo lời nói của người lớn
VD: Khi trẻ nghe cô yêu cầu cởi áo khoác ra, trẻ đã biết tự cởi áo và cất đúng
nơi quy định, trẻ nào chưa làm được trẻ sẽ tự nhờ cô cởi áo khoác hộ.
“ Cô ơi, cô cởi áo giúp con!”
- Nghe và phân biệt được một số giọng nói, giọng điệu khác nhau, nghe hiểu

được những cụm từ và câu đơn giản chỉ sự vật, sự việc quen thuộc.
b. Nói
- Trẻ phát âm các từ, cụm từ rõ ràng
VD: “Con mời các cô ăn cơm, tôi mời các bạn ăn cơm!”
- Vốn từ của trẻ tăng rõ rệt. Trẻ biết sử dụng các từ, các câu đơn giản khi trả lời
câu hỏi của người khác
VD: Đầu năm học khi ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển, trẻ chỉ nói được câu có
một từ như: Cơm, ngủ hay tè.. Nhưng đến giữa năm học trẻ đã biết nói câu đơn
giản như: Con ăn cơm! Con buồn ngủ! Con buồn đi tè!
- Trẻ đã biểu đạt được các nhu cầu, tình cảm, mong muốn của bản thân bằng
các câu đơn giản
VD: Con yêu cô lắm!
- Trẻ biết kể lại chuyện, kể về sự việc, kể theo tranh theo gợi ý của cô
- Biết sử dụng một số từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
VD: Con cảm ơn cô!
c. Về giao tiếp
14


- Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên hơn trong giao tiếp
- Biết nói lễ phép với mọi người .
Để nhận thấy được kết quả một cách rõ ràng nhất tôi đã lập ra bảng so
sánh giữa trẻ đầu năm và trẻ giữa năm để nhận thấy kết quả khác biệt sau khi
thực hiện các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ:
*Bảng so sánh
Thời

Nội dung khảo sát

điểm

KS

Số
KS

Trẻ có ngôn ngữ
Tháng
9/ 2014

mạch lạc
Trẻ phát âm chưa
chuẩn, ngại giao

Kết quả

trẻ
Tốt- khá

T. Bình

Kém

SL

%

SL

%


SL

%

5

20%

5

20%

10

40%

0

0%

15

60%

10

40%

25 trẻ 15


60%

8

32%

2

8%

25 trẻ

12%

22

88%

0

25 trẻ

25 trẻ

tiếp
Tháng

Trẻ có ngôn ngữ

2/ 2015


mạch lạc
Trẻ phát âm chưa
chuẩn, ngại giao

3

tiếp
Qua bảng so sánh trên ta đã dễ dàng nhận ra giữa trẻ đầu năm và trẻ giữa
năm sau khi được áp dụng một số phương pháp phát triển ngôn ngữ thì vốn từ
của trẻ được tăng lên một cách rõ rệt. Cụ thể như sau:
+ Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc đạt kết quả Tốt- khá tăng 10 trẻ. Tăng 40% so với
đầu năm học
+ Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc đạt kết quả trung bình tăng 3 trẻ. Tăng 12% so với
đầu năm học
+ Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc đạt kết quả kém giảm 8 trẻ. Giảm 32% so với đầu
năm học
15


+ Trẻ phát âm chưa chuẩn, ngại giao tiếp đạt kết quả tốt- khá tăng 3 trẻ đạt tỷ lệ
12% so với đầu năm
+ Trẻ phát âm chưa chuẩn, ngại giao tiếp đạt kết quả trung bình tăng 7 trẻ đạt tỷ
lệ 28% so với đầu năm
+ Không còn trẻ phát âm chưa chuẩn, ngại giao tiếp đạt kết qủa kém đến giữa
năm học. Như vậy đa số trẻ đã đạt được những kết quả cao trong giao tiếp,
ngôn ngữ của trẻ đã phát triển, trẻ đã sửa được các tật nói ngọng, nói lắp
thường gặp.
Điều đó chứng tỏ sáng kiến của tôi đã đem lại hiệu quả cao trong việc
phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi 24- 36 tháng. Đó thực sự là

một kết quả rất đáng mừng, các bậc phụ huynh cũng rất an tâm phấn khởi khi
con, em mình càng ngày càng được phát triển cả về tư duy, trí tuệ, lẫn thể lực
cũng đều được phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra sáng kiến phát triển
ngôn ngữ không những đem lại hiệu quả cao trong giáo dục mà còn tiết kiệm
về thời gian, kinh phí bởi vì giáo viên có thể dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, tiết
kiệm kinh phí mua nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi mất nhiều tiền và công
sức. Ta có thể dạy trẻ tất cả những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ mà
trẻ có thể nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
- Muốn sáng kiến được nhân rộng thì trước hết sáng kiến phải có sự đầu
tư về chuyên môn của giáo viên, của ban giám hiệu chuyên môn nâng cao sự
hiểu biết của giáo viên về các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng
thu hút trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, từ đó mới nâng cao việc phát triển ngôn ngữ
cho trẻ. Người giáo viên cần có sự trau dồi về kiến thức một cách phong phú,
sáng tạo thì dạy trẻ mới có hiệu quả, bên cạnh đó sự yêu nghề mến trẻ cũng là
một yếu tố khách quan giúp trẻ gần gũi, hợp tác với cô trong các hoạt động.
- Về phía học sinh cũng như phụ huynh học sinh cũng nên có sự hợp tác,
đóng góp về thời gian, công sức, sự giúp đỡ chân thành, nhiệt tình từ phía gia
đình để giúp giáo viên thực hiện tốt đề tài.

16


- Về phía nhà trường thì tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng
như kinh phí hay thời gian cho giáo viên để sáng kiến trên được áp dụng rộng
rãi. Xây dựng nhiều buổi học chuyên đề, các tiết dạy mẫu..cho giáo viên có sự
trao đổi kinh nghiêm giảng dạy, giao lưu học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao tay
nghề và trình độ chuyên môn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

17


Việc rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng là rất
cần thiết. Từ chỗ trẻ chưa dám nói, chưa bạo dạn trong giao tiếp, chưa biết nói
và diễn đạt câu một cách đầy đủ, thì giờ đây trẻ đã có thể tự diễn đạt ý muốn
của mình thông qua lời nói. Vì thế giáo viên và phụ huynh nên kết hợp ăn ý với
nhau để giúp trẻ được học ở nhà và ở trường. Trẻ được học hát, múa, đọc thơ,
kể chuyện, tập nói..điều đó đã thể hiện được tình cảm của trẻ đối với quê hương
đất nước, với gia đình và người thân quanh trẻ. Các giải pháp đã thực hiện đã
đem lại hiệu quả cao trong giáo dục, được phụ huynh cũng như bản thân trẻ
nhiệt tình ủng hộ.
Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp nhằm làm cho trẻ phát triển ngôn
ngữ: 100% trẻ có kỹ năng nói mạnh dạn trong giao tiếp, biết nói đủ câu và diễn
đạt được ý muốn của mình đối với sự vật, sự việc xung quanh trẻ. Không có trẻ
nào chưa đạt yêu cầu, từ đó đẩy lùi một số căn bệnh trong gio tiếp của trẻ như:
Bệnh tự kỷ, bệnh lười giao tiếp... Bên cạnh đó giáo viên còn là người giúp trẻ
uốn nắn những câu từ chưa đẹp trong giao tiếp, tránh cho trẻ nói tục, nói bậy,
trẻ ý thức được rằng xã hội tốt đẹp thì cần những lời nói đẹp.
Tuy sáng kiến mà tôi đưa ra chưa đem lại những hiệu quả kinh tế cao
nhất nhưng nó đã góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất trong cuộc sống
2. Khuyến nghị
Để giáo viên làm tốt và phù hợp với các chủ đề tôi rất mong muốn các
cấp ngành có liên quan đến giáo dục và nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật
chất, đồ dùng và trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ. Tạo điều kiện thuận lợi
cho trẻ phát huy hết tính tích cực trong các hoạt động và giao tiếp hàng ngày.
Mong muốn nhà trường và phòng giáo dục tạo điều kiện mở thêm nhiều
lớp tập huấn và bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chúng tôi về

những mặt còn yếu kém để chúng tôi trau dồi kiến thức và có nhiều kinh
nghiệm dạy học hơn nữa. Từ đó trẻ sẽ có nhiều tiết học sinh động và hứng thú
phát huy hết khả năng nói lưu loát và trôi chảy của trẻ.
Trên đây là sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
24-36 tháng”. Tôi đã thực hiện và áp dụng ở trường tôi và bước đầu cũng đã
18


thu được những thành quả đáng kể, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong được sự tham gia góp ý của hội đồng khoa học và bạn bè đồng
nghiệp để giúp tôi thực hiện đề tài này tốt hơn !
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 24 – 36 tháng
19


2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 24-36 tháng
3. Đặc điểm tình hình trẻ trong nhóm
4. Nghiên cứu nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ do Bộ giáo
dục và đào tạo ban hành
5. Nghiên cứu giáo trình “ Phương pháp phát triển lời nói của trẻ em” của Đinh
Hồng Thái – Trường Đại học sư phạm Hà Nội .

MỤC LỤC

20



STT

NỘI DUNG
PHẦN I: THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN
PHẦN II: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
PHẦN III: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
3. Thực trạng của vấn đề
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
5. Kết quả đạt được
6. Điều kiện sáng kiến được nhân rộng
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
PHẦN V: MỤC LỤC
1. Tài liệu tham khảo
2. Giáo án minh hoạ

GIÁO ÁN MINH HOẠ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ 24-36 THÁNG
21

TRANG


Chủ đề: Những con vật đáng yêu.
Đề tài: Nhận biết gà mái, gà con.
Đối tượng: Trẻ 24- 36 tháng tuổi.
I.MỤC ĐÍCH:


1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và gọi tên được một số đặc điểm của gà mái, gà con: (đầu, mắt
mỏ, cánh,chân, đuôi, tiếng kêu,tác dụng của một số bộ phận..)
- Biết phân biệt gà mái - gà con
- Biết cách chơi trò chơi.
2. Kỹ năng.
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, tập trung chú ý cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn luyện phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn tham gia hoạt động.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động của cô.
- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc, yêu quý các con vật.
II. CHUẨN BỊ.

- Sa bàn: Mô hình gà mẹ, gà con, que chỉ, xắc xô.
- Lô tô gà mái, gà con.
- Đàn, Nhạc bài hát " Tìm ổ, Đàn gà con"
III. TIẾN HÀNH:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ chơi bắt chước tiếng kêu và - Trẻ nghe và chơi
động tác con vật: Gà trống, gà mái, gà
cùng cô.
con.
- Cô nói: Các con ơi hãy nghe tinh xem
tiếng con gì kêu nhé.
- Giả làm tiếng gà trống và cô hỏi trẻ là

- Gà trống gáy ạ
tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ làm động tác gà trống vỗ cánh - Trẻ Làm ĐT gà vỗ
cánh và gáy vang.
và gáy vang ò ó o.
-Tương tự gà mái và gà con.
2. Hoạt động 2: Trọng tâm
* NB: Gà mái
- Cô và trẻ cùng đi tìm gà mái và đưa về sa - Trẻ gọi và tìm gà
mái.
bàn để quan sát.
- Cô hỏi trẻ:
- Trẻ trả lời câu hỏi
+ Các con nhìn xem con gì đây?
- Đúng rồi đây là chị gà mái đấy! Ai nói
cho cô biết gà mái có bộ phận gì nào?
22

Ghi chú


+ Gà mái có bộ phận gì đây?
+ Đầu gà có gì nào?
+ Mắt gà để làm gì nhỉ?
+ Đầu gà còn có gì nữa?
+ Mỏ gà đâu? Mỏ gà để làm gì?
- Cho trẻ làm động tác “ Gà mổ thóc”
+ Các con nhìn xem mình gà đâu? Mình gà
có gì nhỉ?
+ Cánh gà để làm gì?

+ Gà đi được là nhờ có gì?
+ Gà còn có gì nữa đây?
( Cô cho tập thể , cá nhân trả lời các câu
hỏi của cô)
+ Các con có biết gà mái kêu thế nào
không?
- Cô khái quát: Đây là gà mái. Gà mái có
đầu, mình, đuôi. Đầu gà có mỏ để mổ thóc,
có mắt để nhìn, có mào đỏ. Còn mình gà thì
có cánh để bay, có chân để đi, để chạy. Gà
có cả cái đuôi rất đẹp nữa đấy.
*Chuyển tiếp:
- Các con có biết gà mái đẻ ra gì không?
- Cô cho trẻ đứng lên làm những chị gà mái
và kết hợp đọc bài thơ "Tìm ổ":
- Chị gà mái đẻ ra những quả trứng rồi, bây
giờ cô cho gà mái ấp và các con hãy nhắm
mắt lại và xem điều gì xảy ra nhé!
- Cô đưa quả trứng ra và nở thành con gà
con. Cô và trẻ cùng đi tìm thêm những chú
gà con ở xung quanh.
*NB: Gà con:
+ Con gì đây hả các con.
+ Gà con có gì đây?
+ Đầu gà con có gì ?
+ Mắt gà để làm gì nhỉ?
+ Đầu gà còn có gì nữa?
+ Mỏ gà để làm gì?
- Các con hãy giả làm tiếng gà con kêu
chiếp! chiếp! nào?

+ Gà con có gì đây? Mình gà có gì nhỉ?
+ Cánh gà đâu ? Cánh gà để làm gì?
23

- Trẻ làm gà mổ thóc
và nói Tốc! Tốc! Tốc!

- Cục ta cục tác
- Trẻ nghe

- Gà mái đẻ ra trứng
- Trẻ làm chị gà mái

- Trẻ đi tìm

-Trẻ trả lời các câu hỏi
của cô

-Trẻ trả lời


+ Gà con còn có gì nữa? Lông gà màu gì?
- Cô cho trẻ sờ lông gà
+ Các con thấy lông gà như thế nào?
+ Chân gà đâu ? Chân gà để làm gì?
- Cô khái quát về gà con.
( Cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ nếu
có )
*Củng cố :
+ Cô và các con vừa cùng nhau tìm hiểu về

con gì
+ Gà mái kêu thế nào?
+ Còn gà con kêu thế nào?
+ Gà mái như thế nào? To hay nhỏ
+ Gà con thì thề nào?
-Gà mái, gà con là con vật nuôi ở đâu?
-Các con có biết trong gia đình còn con vật
nuôi nào nữa
- Cô giới thiệu một số con vật nuôi trong
gia đình: Chó mèo, lợn, vịt…
- GD: Các con ơi những con vật sống trong
gia đình rất có ích cho đời sống của chúng
ta cung cấp trứng, thịt chứa nhiều chất
đạm giúp các con mau lớn, khỏe mạnh vì
vậy các con phải ăn hết suất và biết chăm
sóc các con vật sống trong gia đình nhé.
*Trò chơi : "Tìm về đúng nhà."
- Cách chơi: Mỗi trẻ sẽ cầm trên tay một
chú gà con hoặc một gà mái mẹ vừa đi vừa
hát “ Đàn gà con ” khi nghe hiệu lệnh
“Tìm về đúng nhà ”thì trẻ nào trên tay cầm
gà mái thì đặt gà mái vào ổ rơm, còn trẻ
nào trên tay cầm gà con phải nhanh tay đặt
gà con vào đống rơm.
- Luật chơi: Tìm đúng nhà cho gà.
3. Kết thúc: Hát: Đàn gà con và đi ra ngoài

-Trẻ trả lời

-Trẻ nghe cô


-Trẻ tham gia chơi trò
chơi

- Trẻ hát và đi ra
ngoài

GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chñ ®Ò: Nh÷ng con vËt ®¸ng yªu
§Ò tµi: TruyÖn: §«i b¹n nhá
24


Đối tợng: 25- 36 tháng

I. Mục đích
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên câu truyện, nhớ tên các nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện.
( Nu tr hng thỳ cụ v tr cựng nhau tp k li chuyn, tp úng vai cỏc nhõn
vt nhm phỏt trin ngụn ng cho tr)
- Biết trả lời các câu hỏi đàm thoại
- Biết cách chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát ghi nhớ và chú ý lắng nghe.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ trả lời rõ ràng, đủ câu
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn tham gia các hoạt động.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị

- Tranh các con vật
- Powerpoint, máy tính, xắc xô, que chỉ.
- Sân khấu rối.
- Rối: Gà con, Vịt con, Cáo.
- Đàn, nhạc bài " Đàn gà con"
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện

- Cô cho trẻ lại gần và trò chuyện về
chủ đề những con vật đáng yêu.
- Cô cho trẻ đi thăm phòng triển lãm
con gà, con vịt, con cáo.
- Cô trò chuyện,dẫn dắt vào nội dung
câu chuyện.
- Các con ơi, có một câu truyện kể về
gà con, vịt con và một con cáo xấu
tính đấy. Muốn biết hai bạn gà con và
vịt con có đuổi đợc cáo đi nh các con
không, thì các con ngồi xuống nghe
cô kể truyện nhé.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện
- Cô kể lần 1: Diễn cảm không tranh.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu
truyện Đôi bạn nhỏ của tác giả
Nguyễn Thị Thảo. Câu chuyện này đợc các bác làm phim chuyển thể
thành bộ phim hoạt hình rất hay đấy.

Bây giờ các con hãy chú ý và lắng
nghe cô kể câu chuyện này một lần

- Trẻ lại gần cô và trò
chuyện
- Trẻ đi thăm phòng
triển lãm cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

25

Ghi chú


×