Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn sử dụng nguồn sử liệu trong dạy học lịch sử việt nam lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.5 KB, 37 trang )

NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Sử dụng các nguồn sử liệu nhằm gây hứng thú học
tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy môn lịch sử ở các
trường THCS nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh nhất là môn lịch sử lớp 6.
3. Tác giả:
+ Họ và tên: Trần Thị Là

Nữ

+ Ngày, tháng/ năm sinh: 28 / 02/ 1985
+ Chức vụ, đơn vị công tác
*Chức vụ: Giáo viên.
*Đơn vị công tác: Trường THCS Chí Minh.
+Điện thoại: 0974363984
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
Thứ nhất:Giáo viên cần nắm vững tri thức,soạn bài chi tiết, tìm đọc tư
liệu, lập kế hoạch bài học.
Thứ hai: Các nguồn sử liệu.
Thứ ba: Máy tính, máy chiếu.
Thứ tư: Nhà trường và phòng giáo dục cung cấp thêm các nguồn sử
liệu như: tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học trực quan và nếu điều kiện cho
phép sẽ tổ chức dạy học bằng hình thức đi thực địa kết hợp với giáo dục học
sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa ở một số tiết.
5.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Sử dụng nguồn sử liệu rất quan trọng trong giảng dạy lịch sử. Năm nào,
bài nào giáo viên cũng áp dụng nhưng năm học 2014-2015 là năm học tiếp
tục tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh và


trước thềm thay sách giáo khoa nên việc sử dụng nguồn sử liệu nhằm gây


hứng thú cho học sinh lớp 6 ở trường tôi được chú trọng.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA NHÀ TRƯỜNG
Số điểm…………………………………………
Xếp loại…………………………………………
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.

(Kí, ghi rõ họ tên)
(Hiệu trưởng kí tên, đóng dấu)


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Dạy và học lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng. Để dạy và học môn lịch sử
đạt kết quả cao thì nguồn sử liệu vô cùng ý nghĩa. Nguồn sử liệu là phương
tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa sách
giáo khoa, góp phần khắc sâu và mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực,
sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong quá trình dạy học, giáo viên thường vận dụng linh hoạt các nguồn
sử liệu: sử liệu truyền miệng, sử liệu viết – sử liệu thành văn, sử liệu tượng
hình vào giảng dạy theo từng loại bài lịch sử như loại bài lịch sử chiến tranh,
khởi nghĩa, loại bài kinh tế - xã hội, loại bài văn hóa. Từ thực tiễn giảng dạy
đó, giáo viên rút ra được một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng nguồn sử liệu
trong quá trình dạy học lịch sử, rút ra được các bài học kinh nghiệm cho bản
thân giáo viên và học sinh khi tiếp xúc với nguồn sử liệu.
Sử dụng nguồn sử liệu sinh động, phù hợp sẽ tạo cho học sinh: nguồn
cảm hứng nghệ thuật độc đáo, sự rung cảm về sự kì lạ sẽ dẫn tới sự rung động
về sức mạnh tìm hiểu công trình văn hoá xưa, nguồn cảm hứng khoa học, tìm

tòi. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến:“Sử dụng các nguồn sử liệu
nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam
lớp 6”, để trao đổi với các đồng nghiệp để tìm ra cách truyền đạt thông tin
đúng đắn và chính xác nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy
các bài học lịch sử nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1 Điều kiện
2.1.1. Về phía giáo viên:
Nắm nội dung, chương trình giảng dạy ở trường THCS, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ hàng năm, đầu tư thời gian, tâm huyết với nghề.
2.1.2. Về phía học sinh:


- Cần có ý thức sưu tầm, tích luỹ nguồn sử liệu theo sự hướng dẫn của
giáo viên bộ môn, ghi chép nguồn sử liệu, yêu thích bộ môn.
2.1.3. Nhà trường và các cấp quản lí giáo dục
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học như tài liệu
tham khảo, mẫu vật, tranh ảnh, máy chiếu, …
- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bộ môn.
2.2. Thời gian
- Áp dụng trong chương trình dạy học phần lịch sử Việt Nam lớp 6
2.3. Đối tượng áp dụng:
- Học sinh khối lớp 6
3. Nội dung sáng kiến:
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến : Sử dụng nguồn sử liệu giúp học
sinh hứng thú học tập lịch sử ngày từ lớp đầu cấp.
+ Khả năng áp dụng của SK : Sáng kiến có thể áp dụng trong các kiểu bài
trong dạy học lịch sử
+ Lợi ích thiết thực của SK : Có thể áp dụng sáng kiến trong chương trình
dạy học Lịch sử khối THCS

4.Kết quả đạt được của sáng kiến
Đa số học sinh đều hào hứng, tích cực, chủ động học tập, góp phần phát
triển năng lực nhận thức cho học sinh, phát triển kỹ năng bộ môn.
5.Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
- Giáo viên yêu nghề, tự học, tự bồi dưỡng để có kiến thức chuẩn, sâu, rộng.
- Học sinh tích cực học tập.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Thông qua quá trình dạy học lịch sử ở trường THCS trong những năm
qua tôi nhận thấy:
Hầu như học sinh không thích học lịch sử, vì các em phải ghi nhớ quá
nhiều sự kiện khô khan. Việc này có thể đúng nhưng không phải do bản thân
môn lịch sử gây ra, mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của
chúng ta.
Trong thực tiễn giảng dạy, một số giáo viên vẫn còn xem nhẹ vị trí của
bộ môn, chưa đầu tư đúng mức để tìm hiểu những vấn đề nổi cộm, chưa thực
sự đổi mới về phương pháp dạy học.
Một số giáo viên cho rằng trong dạy học lịch sử chỉ cần cung cấp cho
học sinh những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, việc sử dụng các nguồn
sử liệu là không cần thiết, không phù hợp với trình độ và yêu cầu của học
sinh.
Cũng có một số giáo viên giảng dạy lịch sử chủ yếu căn cứ vào các
nguồn sử liệu thành văn trình bày trong sách giáo khoa hoặc một vài cuốn
sách tham khảo mà chưa chú ý tới các nguồn sử liệu khác như: sử liệu tượng
hình, sử liệu truyền miệng…có chăng việc sử dụng sử liệu tượng hình cũng
chỉ dừng lại ở việc quan sát tranh ảnh, bản đồ, lược đồ và khi sử dụng thì hiệu
quả bài giảng chưa cao, chưa đồng đều, học sinh nắm kiến thức lịch sử còn

hời hợt, thậm chí có em còn có cái nhìn sai về một số sự kiện lịch sử dẫn đến
một vài suy nghĩ không đúng về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Cũng có một số giáo viên sử dụng quá nhiều nguồn sử liệu trong việc cụ
thể hoá, làm phong phú kiến thức, nâng cao trình độ tư duy nghiên cứu của học
sinh. Việc làm này dẫn đến tình trạng quá tải, nhất là đối với lứa tuổi học sinh
lớp 6. Vấn đề đặt ra là lựa chọn và sử dụng các nguồn sử liệu như thế nào vừa
gây hứng thú cho học sinh vừa tạo ra kết quả cao trong dạy và học lịch sử.


Để góp phần hạn chế những điều vừa kể trên vừa phát huy tính tích cực
của học sinh, gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Để học sinh có cái
nhìn sâu sắc và toàn diện về lịch sử thì không còn cách nào khác là giáo viên
phải cung cấp và giới thiệu cho các em phong phú các nguồn sử liệu, để các
em nếu không được hiểu rõ thì cũng có thể tìm hiểu thêm, mở rộng kiến thức
của mình bằng việc tiếp xúc, thu nhận các nguồn sử liệu trong thực tế cuộc
sống, được nghe, được quán sát, nhìn nhận trong các hoạt động của đời sống.
Tuy nhiên trong trường hợp này người thầy cũng vẫn phải là người hướng
dẫn, định hướng cho các em đi đúng hướng.
Qua đó, tôi nhận thấy việc trao đổi về việc sử dụng các nguồn sử liệu
trong dạy học lịch sử là vô cùng cần thiết, là phương tiện để học sinh có thể
hiểu biết chính xác, khoa học, có cái nhìn khách quan về lịch sử.
Với những suy nghĩ như trên, để cùng trao đổi kinh nghiệm với các
đồng nghiệp bộ môn lịch sử.Tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến:“Sử dụng các
nguồn sử liệu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam lớp 6”, để trao đổi với các đồng nghiệp để tìm ra cách truyền
đạt thông tin đúng đắn và chính xác nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong
quá trình dạy các bài học lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Vì
vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm này ngày càng hoàn thiện hơn.
2.Cơ sở lí luận của việc sử dụng nguồn sử liệu nhằm gây hứng thú

học tập cho học sinh trong giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 6.
Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao
động năng động, sáng tạo, bộ môn lịch sử giữ vai trò và ý nghĩa rất quan
trọng.Vì lịch sử do quần chúng nhân dân tạo nên, họ là chủ nhân thực sự của
mọi giá trị vật chất và tinh thần được tạo nên bằng lao động và đấu tranh giai
cấp từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp. Lịch sử chính là cuộc
sống, mà không gì đẹp hơn cuộc sống được xây dựng bằng lao động và đấu
tranh. Trong lịch sử, chúng ta thấy gương mặt của quá khứ, hình ảnh của hiện


tại và bước phát triển của tương lai. Chúng ta tìm thấy trong lịch sử những
tấm gương sáng chói về lao động và đấu tranh, những bài học quý giá cho
cuộc sống hôm nay và mai sau. Lịch sử là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối với
mọi người. Trong ý nghĩa đó, F. Ăngghen khẳng định: “ Đối với chúng ta,
lịch sử là tất cả, lịch sử được chúng ta đánh giá cao hơn bất cứ cái gì khác…”
Dạy sử không chỉ là cung cấp cho học sinh một số kiến thức về lịch sử
của dân tộc và của thế giới, điều quan trọng hơn là phải khơi dậy trong học
sinh những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, những cái nhìn đúng đắn về lịch sử,
bồi dưỡng cho các em những năng lực tư duy và hoạt động độc lập, góp phần
chuẩn bị cho các em sẵn sàng đi vào cuộc sống, học tập , sản xuất phục vụ Tổ
Quốc, phục vụ nhân dân.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giảng dạy, học tập đòi hỏi người
thầy phải nhận thức rõ vị trí của mình trong quá trình giáo dục, đó là chủ động
trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức.Đặc biệt, đối với một giáo
viên lịch sử, nhiệm vụ của người thầy chính đào luyện học sinh thành những
con người mới XHCN. Dạy sử cũng như dạy bất cứ môn nào cũng đòi hỏi
người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là cái bắt buộc, cái
trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép và tả lại. Chính vì vậy việc dạy tốt các bài
học lịch sử là không hề đơn giản.
Năm học 2014-2015 là năm học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng . Năm

học tiếp tục thực hiện về đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới kiểm tra,
đánh giá và là năm học trước thềm thay sách giáo khoa mới, để đáp ứng
những đòi hỏi bức xúc của xã hội. Vì vậy, cùng các môn học khác, bộ môn
lịch sử có những thay đổi nhất định về nội dung, phương pháp giảng dạy cho
phù hợp với thời kì mới. Cũng giống nhiều môn, hoạt động nhận thức của học
sinh đi theo đúng quy luật là: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng” ở một số vấn đề lịch sử . Tuy nhiên ở một số khía cạnh có nhiều vấn
đề học sinh không thể tự mình quan sát các sự kiện hiện tượng lịch sử được.
Vì vậy, để học sinh có nhận thức đúng đắn tìm ra được đúng bản chất, quy


luật lịch sử thì đòi hỏi người thầy cần phải cung cấp cho các em nhiều nguồn
sử liệu để các em so sánh, đối chiếu và tìm ra được đúng bản chất của vấn đề
lịch sử.
3. Thực trạng của việc sử dụng nguồn sử liệu nhằm gây hứng thú
học tập cho học sinh trong giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 6.
Từ trước đến nay vấn đề sử dụng các nguồn sử liệu trong dạy học lịch
sử đã được nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu và các thầy cô trực tiếp giảng
dạy nghiên cứu.Đặc biệt đây là việc làm thường xuyên, liên tục của các giáo
viên trực tiếp đứng lớp.Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta chưa thấy hết được vai trò
của việc sử dụng nguồn sử liệu trong quá trình dạy học đối với từng dạng bài
lịch sử cụ thể nhất là đối với việc giảng dạy cho học sinh đầu cấp THCS. Từ
đó, tìm ra một số biện pháp sử dụng nguồn sử liệu trong dạy học lịch sử thực
sự hiệu quả, giáo viên truyền đạt được kiến thức tới học sinh bằng con đường
ngắn nhất, dễ hiểu, học sinh dễ tiếp thu bài hứng thú trong học tập lịch sử xóa
bỏ tâm lí sợ học bộ môn.Vì vậy, tôi xin phép một lần nữa nghiên cứu vấn đề
này
4. Các biện pháp sử dụng các nguồn sử liệu nhằm gây hứng thú học
tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 6.
4.1.Hiểu thế nào về việc sử dụng nguồn sử liệu trong dạy – học lịch sử ?

Có nhiều quan niệm khác nhau về việc sử dụng các nguồn sử liệu trong
dạy học lịch sử.Một số người cho rằng dạy học chỉ cần cung cấp cho học sinh
những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, việc sử dụng các nguồn sử liệu
không cần thiết, không phù hợp với trình độ và yêu cầu của học sinh.Một số
giáo viên lại sử dụng các nguồn sử liệu trong việc cụ thể hóa, làm phong phú
kiến thức, nâng cao trình độ tư duy nghiên cứu của học sinh.Việc này lại dẫn
đến tình trạng “ quá tải”.Vấn đề đặt ra là sử dụng các nguồn sử liệu như thế
nào? Mức độ và phương pháp sử dụng các nguồn sử liệu? Vai trò của học
sinh khi sử dụng các nguồn sử liệu khi học lịch sử ?


Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các nguồn sử liệu góp phần nhất
định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Các nguồn sử liệu là căn
cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự
kiện lịch sử mà học sinh cần thu nhận, nó giúp các em khắc phục việc “ hiện
đại hóa lịch sử” hoặc “hư cấu” sai sự thực. Là một nguồn kiến thức quan
trọng, các nguồn sử liệu cần được thẩm định, phân tích nội dung phù hợp với
trình độ và yêu cầu học tập của học sinh.
Việc sử dụng các nguồn sử liệu còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm
vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những qui luật, bài
học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa
học, phát huy tư duy lịch sử. Các nguồn sử liệu là phương tiện có hiệu quả để
hiểu rõ hơn sách giáo khoa, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học.
4.2. Vai trò, ý nghĩa của nguồn sử liệu.
Do đặc trưng của việc học tập lịch sử – không trực tiếp quan sát các sự
kiện hay thí nghiệm lại. Vì thế ngoài SGK, việc sử dụng các nguồn sử liệu là
rất quan trọng góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá
khứ.
Học tập giảng dạy và nghiên cứu lịch sử về xã hội loài người đều cần đến
những vật liệu cần thiết để hiểu và rút ra những kết luận đúng đắn, phù hợp

với thực tế khách quan , những vật liệu đó được gọi là sự kiện lịch sử.
Chính vì thế, sự kiện lịch sử không chỉ là những hoạt động trong đời sống
vật chất mà còn bao gồm cả các hoạt động của đời sống tinh thần, tâm lý con
người.
Việc giảng dạy và học tập lịch sử bắt đầu với việc lựa chọn sự kiện, sự
kiện sẽ đi theo người giáo viên, học sinh cho đến lúc kết thúc quá trình giảng
dạy và học tập, giúp học sinh giải đúng sự thật khách quan và tìm ra được
những câu trả lời đúng cho câu hỏi đề ra.


Một bài dạy không có sự kiện lịch sử hoặc không xây dựng trên cơ sở sự kiện
phong phú thì không thể gọi là một bài học lịch sử thành công được . Vì vậy,
người ta thường gọi : Sự kiện là không khí đối với người bác học. Trong trường
hợp này sự kiện chính là không khí đối với người giáo viên dạy học lịch sử.
Vậy sự kiện lịch sử nằm ở đâu? Sự kiện lịch sử chỉ được ghi lại ở dưới
dạng này hay dạng khác trong cái gọi là nguồn sử liệu. Và sử liệu chính là
những kí ức nảy sinh trong những điều kiện xã hội nhất định , liên quan hữu
cơ tới thời điểm đó. Trong đó chứa đựng những hiện tượng xảy ra trong thực
tế. Sử liêụ là sản phẩm một trong những hòan cảnh lịch sử , những điều kiện
lịch sử cụ thể, là thành quả vật chất của con người trong lĩnh vực sản xuất,
chính trị , văn hoá, khoa học, quân sự . Như vậy việc phải nắm rõ các nguồn
sử liệu sẽ quyết định một phần không nhỏ vào quá trình giảng dạy của người
giáo viên, việc tiếp thu và hiểu lịch sử một cách đúng đắn của người học sinh.
Việc sử dụng nguồn sử liệu là một khâu rất quan trọng, góp phần làm
phong phú kiến thức lịch sử đang học. Nhằm giúp học sinh có thêm cơ sở để
nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài
học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa
học, phát triển tư duy lịch sử. Nguồn sử liệu là phương tiện có hiệu quả để
hiểu rõ hơn sách giáo khoa, góp phần khắc sâu và mở rộng kiến thức, phát
huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học.

Việc sử dụng nguồn sử liệu sinh động, phù hợp sẽ tạo cho học sinh:
nguồn cảm hứng nghệ thuật độc đáo, nguồn cảm hứng này được xây dựng
bằng trí tuệ của những bộ óc kì diệu nhất của loài người. Sự rung cảm về sự
kì lạ sẽ dẫn tới sự dung động về sức mạnh tìm hiểu công trình văn hoá xưa.
Đồng thời, nó còn tạo nguồn cảm hứng khoa học, tìm tòi, tìm hiểu xem người
xưa đã làm điều đó như thế nào, tại sao họ lại làm được điều đó và làm bằng
cách nào, ý chí tiến công và sáng tạo của con người như thế nào.Vì vậy,tôi
mạnh dạn đưa ra sáng kiến trên.
4.3. Những yêu cầu và phương pháp sử dụng nguồn sử liệu.


Do đặc diểm của học sinh lớp 6 còn nhỏ tuổi mà lại là lớp học đầu cấp,
chưa quen nhiều với cách học ở cấp trung học cơ sở. Do vậy khi lựa chọn
nguồn sử liệu đòi hỏi giáo viên phải đảm bảo tính vừa sức trong dạy học lịch
sử tức là lựa chọn nội dung chính cơ bản, mang đặc điểm nổi bật của nội dung
bài học, tránh lan man về nguồn sử liệu, chỗ nào, mục nào cũng đưa vào sẽ
dẫn đến tiết học quá tải. Vậy để thực hiện tốt việc“ sử dụng các nguồn sử liệu
nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp
6” cần phải tuân thủ theo các bước sau:
Thứ nhất: Muốn dạy tốt phần lịch sử Việt Nam lớp 6 bằng cách sử dụng
nguồn sử liệu trước hết người giáo viên cần nắm vững tri thức, soạn bài chi
tiết, tìm đọc tư liệu, lập kế hoạch bài học. Để từ đó, xác định đó là dạng bài
gì, xác định kiến thức trọng tâm của bài, lựa chọn phương pháp phù hợp nội
dung của dạng bài đó. Khi xác định được kiến thức trọng tâm giáo viên sẽ lựa
chọn nguồn sử liệu sao cho phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận
thức của học sinh, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
Thứ hai: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên khéo léo đưa nguồn sử
liệu vào bài giảng ở phần nào, mục nào của bài học.Giáo viên phải cho học
sinh tự làm việc với nguồn sử liệu để rút ra một phần kiến thức hoặc khẳng
dịnh sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử cần khắc sâu

đối với bài học. Giáo viên cần đặt câu hỏi để học sinh trả lời thông qua nguồn
sử liệu.
Thứ ba: Sau khi học sinh làm việc với nguồn sử liệu, giáo viên cần chốt
lại nội dung trọng tâm của nguồn sử liệu đó.
Giáo viên cần phân loại các bài lịch sử để lựa chọn nguồn sử liệu cho phù
hợp nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Cụ thể:
* Đối với loại bài về khởi nghĩa, chiến tranh cách mạng:
Loại bài này thường dễ gây hứng thú. Bản thân mỗi bài là một chuỗi các
sự kiện về cuộc đấu tranh anh hùng rất hấp dẫn đối với học sinh. Nhưng cần
tránh sử dụng quá nhiều tư liệu mô tả về sự chém giết khủng khiếp dễ gây


kích động mạnh. Mà giáo viên cần lựa chọn những tư liệu độc đáo đi vào bề
sâu của chiến trận để hình thành ý chí, những tư liệu sinh động đi vào chiều
sâu của cuộc chiến đấu sẽ tạo một sức mạnh không kém tiếng súng, tiếng đạn,
tiếng gào thét.
Nhiệm vụ của người giáo viên lịch sử là phải khai thác được từng nét tinh
tế trong từng cuộc khởi nghĩa, cuộc cách mạng. Hoặc ít ra cũng tìm thấy
những nét đặc trưng trong từng giai đoạn lịch sử để tìm tư liệu đúng lúc, đúng
chỗ kích thích tư duy lịch sử một cách hấp dẫn không vượt qua giới hạn về
quan điểm giáo dục tư tưởng. Phải tìm những tư liệu thật hay, thật sinh động
nhằm mục đích chính, cơ bản về quy luật lịch sử mình cần truyền đạt:
Ví dụ: Khi lịch sử 6, bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm
938. Đây là dạng bài về chiến tranh cách mạng, giáo viên có thể cung cấp
nguồn sử liệu trong quá trình giảng dạy. Cụ thể : Khi dạy phần 2. Chiến thắng
Bạch Đằng năm 938. giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H55: Lược đồ chiến
thắng Bạch Đằng năm 938. Sau đó, yêu cầu học sinh: Dựa vào lược đồ trình
bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Học sinh trả lời theo phần
kênh chữ sách giáo khoa. ( Lưu ý khi sử dụng lược đồ, giáo viên yêu cầu học
sinh đọc phần chú giải trước). Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên yêu cầu

học sinh quan sát lược đồ và sử dụng nguồn sử liệu sau để minh hoạ rõ kiến
thức:
“ Vào một ngày mưa rét giữa mùa đông năm 938, Hoàng Tháo cầm đầu
thuỷ quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Đợi cho lúc nước thuỷ
triều lên ngập hết trận địa bãi cọc, theo đúng kế hoạch, một đội thuyền binh
nhẹ tiến ra chặn đánh địch rồi vờ thua chạy. Hoằng Tháo hăm hở thúc quân
đuổi theo, vượt qua trận địa cọc ngầm mà không hề hay biết. Khi thuỷ triều
bắt đầu rút, Ngô Quyền mới hạ lệnh phản kích. Những mũi tên từ trên những
vách đá vun vút lao xuống như mưa, hàng trăm chiến thuyền của ta bắt đầu
xuất hiện. Hoằng Tháo hốt hoảng quay đầu tháo chạy. Ra đến gần cửa sông,
đúng lúc nước thuỷ triều rút mạnh, bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta dồn sức


tấn công, quân từ phía thượng lưu đánh xuống, quân mai phục hai bờ sông và
quân thuỷ từ các sông nhánh xông ra đánh tạt ngang. Đội hình thuyền địch
rối loạn, xô vào nhau, va phải cọc bị vỡ đắm rất nhiều. Thuyền địch không
sao thoát ra khỏi cửa biển được. Quân địch phải bỏ cả chèo, lái, nhảy xuống
sông, phần bị giết, phần bị chết đuối thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng
bị bỏ mạng”
*Đối với loại bài kinh tế xã hội:
Là loại bài khó tìm nguồn sử liệu gây hứng thú cho học sinh nhưng lại dễ
dẫn tới việc hình thành những khái niệm quan trọng nhất về quy luật phát
triển xã hội.Vì thế chắc chắn nguồn sử liệu thuộc loại này chắc chắn tạo nên
một sự khẳng định cần thiết buộc học sinh phải tin vào niềm tin mà say mê
tìm hiểu những vấn đề hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 11: Những chuyển biến về xã hội. Phần 3: Bước phát
triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? Giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát H31, 32,33,34 và đặt câu hỏi: Qua các hình trên, em hãy miêu tả các
đồ vật có trong hình.Học sinh miêu tả . Sau khi học sinh miêu tả theo ý hiểu
của các em, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H31,32,33,34 vàsử dụng

nguồn sử liệu sau để chuẩn kiến thức: H31: Là những mũi giáo đồng Đông
Sơn, có hình dáng giống nhau, cân đối, lưỡi sắc, mũi nhọn, sử dụng trong
chiến đấu và săn bắt thú rừng. Còn H32 là dao găm đồng Đông Sơn: Cán
dao được đúc như hình thân người, có đầu và hai tay, hoặc đúc thành hình
quả bí, phần to, phần nhỏ, cán dao chắc khoẻ, vừa tay cầm, lưỡi sắc, mũi
nhọn, dùng để chặt, cắt, săn bắt…H33 là lưỡi cày đồng: Có nhiều loại, kích
thước khác nhau, thường có hình cánh bướm, có sống ở giữa, hai bên có gờ
nhỏ tạo nên sự chắc chắn, bền vững của lưỡi cày. H34 là lưỡi liềm đồng: Có
dáng cong, mỏng, sắc, ở giữa có đường gân chạy song song với đường cong
của sống và lưỡi, chuôi liềm có họng tra cán,dùng để thu hoạch hoa
màu.Trên cơ sở đó, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Theo em những
công cụ nào góp phần tạo nên những bước chuyển biến trong xã hội? ( học


sinh trả lời: đồ đồng thay thế đồ đá). Từ đó khẳng định ý nghĩa của việc phát
minh ra đồ đồng.
*Đối với loại bài về văn hoá:
Không có gì hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh bằng việc được miêu tả,
quan sát các kì quan, các công trình văn hoá như tháp Mĩ Sơn…không những
tạo cho học sinh biểu tượng về tháp Mĩ Sơn mà còn gây cho học sinh sự ham
muốn khám phá những bí ẩn đã diễn ra trong lịch sử, khâm phục công sức của
những người lao động và làm cụ thể hơn nhận thức “quần chúng nhân dân là
người chủ thực sự của mọi giá trị tinh thần, vật chất”.
Ví dụ : Khi dạy bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Phần 2:
Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Giáo viên yêu
cầu học sinh quan sát H52, 53 và đặt câu hỏi:Qua các H52, 53, em có nhận
xét gì về kiến trúc của người Chăm? Học sinh trả lời: kiến trúc đặc sắc .Sau
khi học sinh trả lời, giáo viên dùng nguồn sử liệu sau minh hoạ thêm : Mĩ Sơn
không chỉ được mọi người biết đến bởi các công trình kiến trúc, nơi đây còn
nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá. Nghệ thuật điêu khắc

Chăm-pa là sự kết hợp những yếu tố bản địa với các nền văn hoá bên ngoài
một cách chọn lọc và sáng tạo. Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên
đá, nhưng cái tài tình của nghệ nhân Chăm-pa xưa kia là đã biến những tảng
đá vô tri thành những tác phẩm sống động, có hồn.Ngoài ra, còn có tháp
Chăm là những đền miếu cổ- kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của riêng dân tộc
Chăm. Đây là một khối kiến trúc được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ
sẫm, phía trên thấp mở rộng và thon vút hình búp hoa. Vị trí đặt các tháp
được lựa chọn ở trên những triền dốc của những quả đồi. Kiến trúc tháp tuy
không quy mô, kích thước không thật đồ sộ song vẫn hùng vĩ và có tính hoành
tráng gợi nên không khí rất trang nghiêm.Mặt bằng của tháp đa số là hình
vuông, số ít là hình chữ nhật. Trần tháp cấu tạo hình vòm cuốn và nội thất
không có trang trí mặt tường, thể hiện việc tạo hình nghệ thuật ngoài, tạo
khối kiến trúc hình dáng đẹp và phong phú.


4.4. Các loại sử liệu:
Có rất nhiều nguồn sử liệu khác nhau, về cơ bản có ba loại như sau:
- Sử liệu tượng hình.
- Sử liệu truyền miệng.
- Sử liệu thành văn.
4.5.Vận dụng các nguồn sử liệu vào quá trình dạy học:
4.5.1.Sử liệu tượng hình.
Nguồn sử liệu này xuất hiện muộn hơn các nguồn sử liệu khác. Nó gắn
liền với sự phát triển tư duy của con người, nó gắn liền với quá trình chinh
phục tự nhiên của con người.Và đây là một nguồn sử liệu quan trọng có thể
cung cấp cho học sinh trong quá trình giảng dạy.Bởi vì nó chứa đựng một
công trình nghệ thuật nhất định của thời đại. Đó có thể là: Những bức tranh,
những bức trạm nổi, những bản vẽ, bản đồ, tranh ảnh, những công trình nghệ
thuật như đền đài, đình chùa, cung điện.
Sử liệu tượng hình không phải là những “mảnh” của quá khứ như sử

liệu vật chất mà nó được mô phỏng, ghi chép lại bằng kí ức thông qua chủ thể
khách quan, nên bao giờ cũng có phần nào tính chủ thể.Nên khi giáo viên sử
dụng loại sử liệu này trong giảng dạy thì cũng cần phải loại bỏ yếu tố chủ thể
để học sinh dễ hiểu, đảm bảo tính khách quan của dạy học.
Khi giáo viên sử dụng loại sử liệu này trong giảng dạy sẽ giúp học sinh
hiểu trình độ văn hoá, tinh thần cộng đồng trong xã hội đương thời, trình độ
chính trị và giúp các em bước đầu hình dung được một số hoạt động văn hoá,
nghệ thuật, lao động xã hội, một số vấn đề khác của lịch sử đất nước, con
người thời đó, đặc điểm nghệ thuật của mỗi thời kì lịch sử.Trong dạy học
phần lịch sử Việt Nam lớp 6 có rất nhiều bài sử dụng nguồn sử liệu trên như:
Bài 8: Người nguyên thủy trên đất nước ta, bài 10 + 11: Những chuyển biến
trong đời sống kinh tế, xã hội, bài 17: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bài 18 +19:


Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, Bài 27: Chiến
thắng Bạch Đằng năm 938 …
- Ví dụ :Khi dạy bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế. Mục
1: Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát H28,29 và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết rìu đá Hoa Lộc và Phùng
Nguyên có hình dáng như thế nào? Học sinh quan sát ảnh tư liệu và trả lời.
Sau đó, giáo viên sử dụng nguồn sử liệu sau: Rìu đá Hoa Lộc có vai được
mài nhẵn ở cả hai mặt và rìa lưỡi, vai thường ngang hoặc vai xuôi, rất đẽ
cầm, có hình dáng vuông vắn hoặc hình chữ nhật. Còn rìu đá Phùng
Nguyên là những chiếc rìu đá hình tứ giác, không có vai, được mài nhẵn
toàn bộ, có hình dáng vuông vắn và cân xứng, lưỡi mỏng và sắc.Giáo viên
nêu câu hỏi: So với thời Hoà Bình, Bắc Sơn, thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc
kĩ thuật chế tác và loại hình công cụ đá có gì tiến bộ? Học sinh suy nghĩ trả
lời: Kĩ thuật chế tác đá phát triển, các loại hình công cụ phong phú.Giáo viên
cho học sinh quan sát H30: hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc và nêu câu hỏi:?
Em có nhận xét gì về đường nét hoa văn trên đồ gốm? Học sinh trả lời: Đồ

dùng có nhiều loại hình, hoa văn đường nét tinh xảo. Giáo viên sử dụng
nguồn sử liệu miêu tả: đây là những con dấu và con lăn bằng đất nung
hình chữ nhật, hình tròn, hình trụ. Mặt con dấu là những đường cong,
uốn lượn phức tạp. Sự kết hợp khéo léo giữa kiểu dáng phong phú và
những hoa văn độc đáo tạo ra những loại hình đồ gốm đẹp.Giáo viên: Qua
đó, em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ và đồ gốm thời kì đó?
Như vậy, với việc sử dụng nguồn sử liệu tượng hình như trên học sinh
không những hiểu về sự phát triển của công cụ lao động thời đó mà còn giúp
học sinh hiểu được đời sống văn hoá tinh thần phong phú, đa dạng của cư dân
Việt lúc bấy giờ. Đó là đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước là
chủ yếu.
Chính vì vậy, khi sử dụng nguồn sử liệu sẽ tác động đến học sinh bằng
nhiều hướng: học sinh vừa nghe, vừa nhìn, vừa suy nghĩ, vừa hoạt động bằng


ngôn ngữ. Học sinh vừa được nghe, vừa được trực tiếp quan sát làm nảy sinh
những yêu cầu mới về tìm hiểu sâu hơn nội dung bài học mỗi khi những biểu
tượng lịch sử được tạo nên từ sự hấp dẫn đối với các em trong giờ học, từ nảy
sinh từ yêu cầu muốn tìm tòi hiểu biết. Không khí lớp học sẽ trở lên hào hứng
bởi những hình ảnh, lời giảng luôn luôn được xen kẽ với nhau, học sinh sẽ
không cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Việc tìm hiểu kiến thức mới, đi sâu kiến
thức đã nắm được luôn cuốn hút các em, bắt đầu từ sự quan sát đến vận động
để hiểu các vấn đề nội dung bài giảng thông qua sự hướng dẫn của giáo viên.
* Chú ý
Khi sử dụng loại sử liệu này giáo viên và học sinh cần chú ý một số vấn
đề sau:
- Giáo viên nắm chắc kiến thức.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước và kĩ về loại sử liệu này.
- Khuyến khích giáo viên và học sinh làm đồ dùng trực quan, mô hình hiện
vật như trống đồng…

- Nếu có kinh phí tổ chức cho học sinh đi thực địa.
- Sử dụng công nghệ thông tin khai thác kiến thức có hiệu quả…
4.5.2. Sử liệu truyền miệng.
Đây là một nguồn sử liệu hết sức phong phú bao gồm những câu
chuyên cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ thời xa xưa cho đến những câu
chuyện về các sự kiện hiện đại lưu truyền trong nhân dân, những hoạt động
của các chiến sĩ cách mạng, những người tham gia kháng chiến.
Sử liệu truyền miệng giúp ích nhiều cho những người giảng dạy lịch sử
nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi chúng ta đang cần giáo dục tư tưởng tình
cảm và đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, tăng cường giảng dạy lịch sử địa
phương.


Sử liệu truyền miệng thường được ghi lại trong các thần phả, ngọc phả,
các sưu tập truyện cổ tích, các hồi ức.Song một bộ phận rất lớn, rất phong phú
của sử liệu truyền miệng vẫn nằm dưới dạng thô sơ của nó.
Trong các tiết dạy lịch sử nếu giáo viên tận dụng được nguồn sử liệu
này cũng giúp cho bài giảng thêm sinh động, phong phú lên rất nhiều.Học
sinh sẽ luôn có cảm giác háo hức, hứng thú khi nghe các câu chuyện liên quan
đến lịch sử của từng thời kì, từ đó sẽ nâng cao chất lượng học tập bộ
môn.Trong quá trình giảng dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 6 có một số bài
sử dụng nguồn sử liệu trên như: Bài 12: Nước Văn Lang giáo viên sử
dụng truyện Sơn Tinh, Thủy tinh.Bài 13:Đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân Văn Lang: Truyện trầu cau và bánh trưng, bánh giầy.Bài 15:
Nước Âu Lạc: truyện Mị Châu – Trọng Thủy. Bài 17: Khởi nghĩa Hai Bà
Trưng: truyền thuyết mọi người khắp nơi kéo về tụ hội dưới khởi nghĩa
của Hai Bà Trưng…
Ví dụ : Khi dạy lịch sử 6. Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý
Nam đế ( giữa thế kỉ I- giữa thế kỉ VI). Mục II.Tình hình kinh tế nước ta từ thế
kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi.Trước hết giáo viên hỏi: Chính quyền đô hộ

nhà Hán đã làm gì về kinh tế? Học sinh trả lời: Nhà Hán giữ độc quyền về
sắt.Giáo viên hỏi: Vì sao nhà Hán lại giữ độc quyền về sắt? Học sinh trả lời:
Công cụ bằng sắt, vũ khí bằng sắt thường nhọn, sắc, bền hơn công cụ bằng
đồng, do vậy năng suất lao động cao hơn, chiến đấu hiệu quả hơn. Nhà Hán
độc quyền về sắt là muốn kìm hãm sự phát triển kinh tế nước ta, mặc khác
chúng muốn hạn chế sự chống đối của nhân dân ta.Giáo viên: Mặc dù bị nhà
Hán độc quyền về sắt nhưng những ngành nghề kinh tế ở nước ta như thế
nào?Học sinh trả lời: Các ngành nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp vẫn phát triển.Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh tìm những biểu
hiện chứng tỏ các ngành nghề vẫn phát triển.Giáo viên lại hỏi: Em có nhận
xét gì về các công cụ, vũ khí bằng sắt trong thời kì này?Học sinh trả lời: Công
cụ, vũ khí bằng sắt phong phú, đa dạng. Giáo viên: Dựa vào đâu ta biết được
điều đó?Học sinh trả lời:Dựa vào những di chỉ, mộ cổ.


Em có nhớ một truyền thuyết lịch sử đã học có nhắc đến việc sử dụng
vũ khí bằng sắt?Học sinh trả lời: Truyền thuyết Thánh Gióng.Giáo viên sử
dụng nguồn sử liệu sau: Đời vua Hùng thứ 6, giặc Ân rất hùng mạnh, sang
xâm lược Văn Lang. Thế giặc mạnh, quan quân không sao chống cự nổi.
Nhà vua lo lắng cho sứ giả tìm người tài giỏi giúp nước. Bấy giờ ở làng
Phù Đổng, có một nhà giàu sinh được một con trai lên ba mà vẫn chưa
biết nói. Khi sứ giả đến làng giao cầu hiền, cậu bé thốt nhiên nói được và
xin cha cho mời sứ giả vào hỏi chuyện. Cậu bé xin sứ giả về tâu vua đúc
cho một con ngụa sắt, một thanh gươm và một cái nón sắt rồi cậu bé sẽ ra
quân diệt giặc…”Qua các công cụ, vũ khí và kết hợp câu chuyện chứng tỏ
điều gì ? Học sinh trả lời: chứng tỏ nghề rèn sắt vẫn phát triển.Giáo viên hỏi:
Vì sao nghề rèn sắt vẫn phát triển.Học sinh trả lời: Do yêu cầu cuộc sống, sản
xuất và đấu tranh giành độc lập.
Ví dụ : Khi dạy bài 12 “ Nước Văn Lang” Phần 1: Nhà nước Văn Lang
ra đời trong hoàn cảnh nào?Sau khi phân tích xong sự phân hoá giàu nghèo,

giáo viên đặt câu hỏi:? Theo em, truyện Sơn Tinh-Thuỷ Tinh nói lên hoạt
động gì của nhân dân ta hồi đó? Học sinh: Đó là sự cố gắng của nhân dân ta
chống lũ lụt , bảo vệ mùa màng…Giáo viên sử dụng nguồn sử liệu sau: Hùng
Vương thứ 18 có người con gái tên là Mị Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Nhà
vua muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Sơn Tinh, Thuỷ
Tinh đều muốn hỏi nàng làm vợ. Cả hai đều có tài, xứng với Mị Nương.
Nhà vua băn khoăn không biết nhận lời ai, bèn phán rằng: ngày mai nếu
ai dẫn lễ cưới đến trước thì được rước dâu về. Hôm sau, Sơn Tinh mang
đầy đủ lễ vật đến trước, được phép đưa dâu về núi. Thuỷ Tinh đến sau,
không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, hô mưa gọi gió tiến đánh
Sơn Tinh. Sơn Tinh không hề nao núng dùng phép bốc từng quả đồi, dãy
núi chặn dòng nước lũ. Từ đó, không năm nào Thuỷ Tinh không làm
mưa làm bão, gây lên lụt lội”?Giáo viên đặt câu hỏi: Để chống lại sự khắc
nghiệt của thiên nhiên thì người Việt cổ đã làm gì? Học sinh: Người Việt cổ
đã biết đoàn kết, bầu người chỉ huy có uy tín tập hợp nhân dân chống lũ lụt…


Ví dụ: Khi dạy bài 15: Nước Âu Lạc. Phần 5: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ
trong hoàn cảnh nào?Sau khi tìm hiểu xong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Triệu Đà thắng lợi, Triệu Đà tiếp tục âm mưu xâm lược trở lại.Giáo
viên dùng nguồn sử liệu sau:Sau khi bị thất bại, Triệu Đà đã cho con trai
mình là Trọng Thuỷ sang cần hôn với Mỵ Châu- con gái yêu của An
Dương Vương. Trong quá trình ở rể, Trọng Thuỷ đã dò la được bí quyết
của nỏ Liên Châu. Sau khi được xem, biết cách bắn, lối vót tên, cách bịt
đồng cặn kẽ, Trọng Thuỷ xin về thăm cha và tường thuật lại cho cha
nghe. Triệu Đà đã nắm được bí mật của thành Cổ Loa, chế tạo hàng loạt
nỏ Liên Châu trang bị cho quân mình rồi cất quân xâm lược Âu
Lạc”Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em, truyện Mị Châu- Trọng Thuỷ nói lên
điều gì ? Học sinh: - Không đánh được thì dùng mưu kế, tìm hiểu sức mạnh
của Âu Lạc, chia rẽ nội bộ sau đó đem quân sang đánh.

Như vậy sử dụng nguồn sử liệu truyền miệng sẽ giúp bài giảng trở lên hấp
dẫn sinh động, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, các em sẽ yêu thích môn lịch
sử hơn.
* Chú ý
Khi sử dụng nguồn sử liệu truyền miệng giáo viên cần thẩm định, chọn
lọc các câu chuyện, truyền thuyết phù hợp với nội dung bài học tranh hiện đại
hóa lịch sử.
4.5.3. Sử liệu viết( sử liệu thành văn).
Thành phần sử liệu này giữ địa vị quan trọng hàng đầu trong các nguồn
sử liệu, đồng thời cũng hết sức phong phú, đa dạng.
Xã hội phát triển, hoạt động văn hoá, giáo dục càng phát triển thì nguồn
sử liệu viết càng phong phú. Hiện nay trong công tác giảng dạy, các giáo viên
đa số sử dụng nguồn sử liệu này, nó bao gồm:
+ Các tài liệu kinh điển: tài liệu của các tác giả Mác, Ăngghen, LêNin và
các lãnh tụ Đảng khác.


+ Các văn kiện Đại hội Đảng, các tài liệu của quốc tế cộng sản.
+ Các tài liệu chính thống.
+ Sử liệu tư nhân: Những tài liệu cá nhân của con người trong xã hội đó.
Việc sử dụng nguồn sử liệu này góp phần giúp cho học sinh có những
nhận thức cơ bản, có hệ thống về các vấn đề lịch sử, có những hiểu biết tương
đối hoàn chỉnh về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và những nét cơ bản
của lịch sử thế giới.Có rất nhiều bài trong chương trình học sử dụng loại tài
liệu trên.
Ví dụ: Khi dạy bài 20 “ Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế”.
Mục 4: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Sau khi tìm hiểu xong nguyên nhân. Giáo
viên yêu cầu học sinh : Nêu vài nét hiểu biết của mình về Bà Triệu.Học sinh
nêu theo trong SGK. Giáo viên cung cấp thêm nguồn sử liệu sau về Bà Triệu:
“Bà Triệu sinh năm nào không rõ. Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, người

vùng Quan Yên ( Thanh Hoá). Truyền rằng bà khỏe mạnh, xinh đẹp, giỏi
võ, có chí lớn. Nhiều người khuyên bà lấy chồng, bà nói: Tôi muốn cưỡi
cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi
quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chớ đâu lại chịu làm tì thiếp
cho người. Bấy giờ ở quê bà có con voi trắng một ngà rất hung dữ,
thường phá hoại mùa màng, cây cối, không ai trị nổi. Bà bèn họp các
bạn, bàn mưu dùng kế lừa voi xuống một bãi đầm lầy, rồi bà nhảy lên
đầu voi, dùng búa khuất phục nó. Từ đó, voi trở thành người bạn chiến
đấu trung thành của bà, luôn luôn có mặt ở những trận chiến đấu chống
quân Ngô do bà chỉ huy”( Theo Phan Huy Lê…Lịch sử Việt Nam, Tập
I.Sđd). Giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh khắc sâu hơn hình ảnh Bà Triệu:?
Qua câu nói này, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào.
Ví dụ : Khi dạy bài 22 “ Nước Vạn Xuân”. Mục 4: Triệu Quang Phục đã
đánh bại quân Lương như thế nào?Sau khi tìm hiểu vài nét về Triệu Quang
Phục và Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ.Giáo viên đặt câu hỏi:
Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển


lực lượng?Học sinh trả lời theo SGK, giáo viên bổ sung thêm nguồn sử liệu
sau:
“ Năm 547, mùa xuân, tháng giêng, Triệu Quang Phục cầm cự với
Trần Bá Tiên, chưa phân thắng bại. Nhưng quân của Bá Tiên rất đông,
Quang Phục liệu thế không chống nổi, bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch. Đầm
này có chu vi không biết bao nhiêu dặm, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín,
ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi,
chỉ có thể dùng thuyền độc mộc chống sào đi lướt trên cỏ. Nhưng nếu
không quen đường đi lối lại thì sẽ bị lạc, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc
cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào
đóng ở miền đất trong đầm…” ( Theo : Khâm định Việt sử thông giám
cương mục.Sđd)

Như vậy nguồn sử liệu thành văn trong giảng dạy lịch sử giúp cho giáo
viên có thêm nhiều tư liệu phục vụ bài giảng, giúp cho học sinh hiểu rõ tình
hình xã hội lúc đó được phản ánh chân thực, khách quan, sinh động. Vì thế lôi
cuốn học sinh, tạo ấn tượng mạnh cho học sinh.
*Chú ý
Khi sử dụng nguồn sử liệu thành văn, giáo viên cần chọn lọc các tài liệu
phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận thức của học sinh. Có thể sử
dụng toàn bộ tác phẩm ( không nhỏ) hay những đoạn trích, phù hợp với yêu
cầu học tập. Giaó viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tài liệu, tác phẩm, nhằm giúp học sinh
hiểu giá trị, tác dụng, mối liên hệ của nó với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
- Nội dung chủ yếu của tài liệu, giải thích các thuật ngữ, khái niệm.
- Những luận điểm được thể hiện trong tác phẩm có liên quan đến kiến
thức bài học, làm sáng tỏ hơn sự kiện của bài.
- Tác dụng và ý nghĩa của tài liệu


Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học ở nhà để nắm nội dung chủ yếu của
tài liệu.
Như vậy muốn có một giờ dạy thành công thì những kiến thức của giờ
học ấy phải được xây dựng thành một bức tranh cụ thể, sinh động và một biến
cố lịch sử hoặc một quá trình lịch sử của quá khứ cần phải dựng lên trong suy
nghĩ của học sinh như nó đã từng tồn tại. Chính những kiến thức ấy đã giúp
cho học sinh có thể nhận thức được quy luật phát triển của xã hội, hiểu rõ quá
khứ, đồng thời hiểu rõ cả hiện thực và tương lai. Có được tất cả những điều
đó thì người giáo viên phải biết vận dụng, chọn lọc đúng các nguồn sử liệu đã
có.
4.6.Nhận xét về các biện pháp ( vận dụng ) sử dụng các nguồn sử liệu nhằm
gây hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 6.
Trong quá trình dạy học lịch sử không có phương pháp nào là vạn năng. Vì

vậy người giáo viên phải biết kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp
trong giảng dạy. Trong một tiết học lịch sử không có một nguồn sử liệu nào là
tuyệt đối có thể lột tả được mọi kiến thức lịch sử mà giáo viên phải biết kết
hợp, vận dụng và khai thác các nguồn sử liệu khác nhau sẽ làm cho bài học
thêm sinh động, trực quan, hấp dẫn học sinh học tập và lĩnh hội tri thức sử
học.
Một tiết dạy lịch sử muốn đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần đảm
bảo những yêu cầu sau:
a. Biết phân tích đánh giá các nguồn sử liệu một cách khách quan để
tìm ra “sự thật”của lịch sử giống như nó đã tồn tại ( nhằm phục vụ cho quá
trình giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn)
b.Trong một số bài dạy cần phải biết kết hợp một cách hợp lý nhiều
nguồn sử liệu nhằm tạo ra một cái nhìn đúng đắn về lịch sử ở học sinh.
Không khí học tập phải được tạo ra bằng sức mạnh của sự hứng thú,
bằng việc dẫn dắt học sinh vào giờ học một cách tốt nhất, bằng việc động viên


tính chủ động và sáng tạo của chính các em học sinh trong việc tiép thu, lĩnh
hội tri thức lịch sử thông qua việc giáo viên cung cấp, gợi mở cho các em về
nhiều nguồn sử liệu có liên quan đến bài học.
Ví dụ: Lịch sử 6. Bài 10. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế.
Giáo viên có thể kết hợp các nguồn sử liệu sau:
Sử liệu tượng hình: Giáo viên cần tăng cường sử dụng tranh ảnh về
hình ảnh các công cụ thời kì này, hoa văn trang trí…từ đó sẽ giúp học sinh có
sự so sánh, đối chiếu để tìm ra tư liệu lịch sử cần thiết và ghi nhớ, thấy được
sự phát triển của cộng cụ lao động từ đồ đá đến đồ kim loại, góp phần vào sự
phát triển nền nông nghiệp lúa nước của dân tộc thời kì này.
Sử liệu viết (thành văn): Giáo viên cần đọc, sưu tầm các tư liệu lịch sử
viết về thời kì này từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn hệ thống, toàn
diện về những chuyển biến trong đời sống kinh tế của thời kì Văn Lang- Âu

Lạc.
c.Khi sử dụng các nguồn sử liệu, giáo viên cần phải biết chọn lọc
nguồn sử liệu nào là chủ yếu cho từng bài học để bài học dễ khắc sâu.
Ví dụ: Đối với loại bài trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa, giáo
viên cần biết tăng cường sử dụng nguồn sử liệu tượng hình tranh ảnh, lược đồ,
bản đồ để học sinh dễ nắm bắt sự kiện lịch sử đã diễn ra ở đâu và như thế
nào?
Đối với loại bài có trình bày hoàn cảnh lịch sử ở từng thời kì thì giáo
viên chủ yếu sử dụng lời nói- sử liệu thành văn để trình bày.
d.Khi chuẩn bị cho bài dạy đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị công
phu về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học.
e.Giáo viên cần rèn luyện cho mình ngôn ngữ trong sáng, có tính diễn
tả để dễ dàng thu hút sự chú ý lắng nghe của học sinh.
f.Giáo viên cần phải định hướng, gợi ý cho học sinh những vấn đề
chính sẽ tìm hiểu ở tiết học sau hoặc những vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn nhằm


hình thành thói quen làm việc độc lập, tích cực, tạo điều kiện cho các em lĩnh
hội bài mới dễ dàng hơn, có tính chủ động và tích cực hơn trong quá trình học
tập.
Đối với học sinh yêu cầu phải:
- Cần đọc bài mới trước khi đến lớp.
- Cần tạo cho mình một tinh thần thoải mái cho mỗi tiết học.
- Có ý thức trong việc sưu tầm các nguồn sử liệu có liên quan đến nội
dung, chương trình bài học.
- Hoàn thành các bài tập về nhà do giáo viên hướng dẫn yêu cầu.
- Luôn có ý thức cầu tiến trong học tập
g. Giaó viên cần ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong quá trình
sử dụng các nguồn sử liệu để giáo viên khai thác kiến thức triệt để hơn, học
sinh tiếp thu kiến thức trực quan hơn.

Tóm lại: Nếu thực hiện những yêu cầu trên, tôi tin chắc rằng chất lượng
học tập của bộ môn lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục đại trà nói chung
không ngừng được nâng cao.
4.7.Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Đề tài: Sử dụng các nguồn sử liệu trong giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 6
không chỉ áp dụng đối với việc dạy – học lịch sử lớp 6 mà các nguồn sử liệu còn
có thể áp dụng trong công tác giảng dạy và học tập lịch sử ở tất cả các khối lớp
cấp THCS( Kể cả giảng dạy phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới).
Ngoài ra việc sử dụng, khai thác các nguồn sử liệu còn được áp dụng bổ
trợ trong dạy học liên môn như môn ngữ văn, âm nhạc, mĩ thuật… nhằm giúp
học sinh nắm chắc kiến thức hơn của các môn học đó qua từng chặng đường
lịch sử của dân tộc và thế giới.
Việc khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu còn được áp dụng trong công tác
xây dựng Đảng, nhà nước, trong hoạt động của các ban tuyên giáo và trong


×