Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đối với học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.37 KB, 18 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đối với học sinh lớp Một
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt lớp Một
3.Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Hiền

Nữ

Ngày, tháng/năm sinh: 30/10/1969
Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường tiểu học Sao Đỏ 2.
Điện thoại: 0906283575
4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hiền
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường tiểu học Sao Đỏ 2.
6.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Trình độ giáo viên: Đạt chuẩn trở lên, đã dạy ở khối lớp Một.
Học sinh: Đã hoàn thành chương trình mẫu giáo,Có đủ sách vở, đồ dùng
học tập.
Cơ sở vật chất: Lớp học đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu,
biên chế số lượng học sinh/lớp phù hợp, …
7.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Đầu tháng 10/2014 áp dụng, cuối tháng 2/2015: kiểm nghiệm lại, đối
chứng với kết quả khi chưa áp dụng.
TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Đỗ Thị Hiền
TÓM TẮT SÁNG KIẾN


1


1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Mục tiêu chung của môn Tiếng Việt lớp Một là: Hình thành và phát triển
ở học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các
môi trường hoạt động của lứa tuổi.Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng đọc được xem
như một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
Thực tế kĩ năng đọc của học sinh lớp Một hiện nay bên cạnh những
thành công, còn không ít những hạn chế: Kĩ năng đọc của học sinh chưa đáp
ứng theo yêu cầu về Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. Học sinh đọc chưa lưu
loát, đọc còn ê a, ngắc ngứ, chưa biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ
rõ nghĩa, tốc độ đọc chưa đảm bảo, đọc còn ngọng ở một số phụ âm dễ lẫn, đọc
chưa đúng một số vần có chứa âm giống nhau. Học sinh mới chỉ đọc được văn
bản học trong chương trình học mà lại lúng túng khi đọc văn bản ngoài chương
trình, mặc dù văn bản đó có chứa âm vần đã học.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao kĩ năng đọc của học sinh lớp
Một? Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại khối Một, tôi luôn trăn trở, suy
nghĩ. Xuất phát từ những trăn trở, suy nghĩ, đồng thời nhằm khắc phục những
hạn chế đã nêu, là cơ sở giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt cũng như môn
học khác. Bằng kinh nghiệm của bản thân trong thực tiễn dạy học, tôi quyết
định chọn và viết sáng kiến: “Kinh nghiệm rèn đọc đối với học sinh lớp Một” ở
năm học này.
2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Do hạn chế về mặt thời gian nên trong sáng kiến này, tôi đưa ra một số
kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện để rèn kĩ năng đọc đối với học sinh lớp
Một ở giai đoạn học âm vần là chủ yếu. Đầu tháng 10/2014, tôi đưa kinh
nghiệm vào áp dụng tại lớp 1C, đến cuối tháng 2/2015 kiểm nghiệm lại và đối
chứng. Sáng kiến này có thể áp dụng đối với giáo viên hiện đang dạy lớp Một
trong các nhà trường Tiểu học hiện nay.

3.Nội dung sáng kiến:
2


Từ việc tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân dẫn đến kĩ
năng đọc của học sinh lớp Một còn hạn chế, sáng kiến đã đưa ra các giải pháp
và đã áp dụng vào thực tiễn. Các giải pháp đó đã có tính khả thi cao nhằm khắc
phục những hạn chế về kĩ năng đọc đối với học sinh lớp Một, giúp học sinh
không còn lúng túng về cách đọc khi gặp các âm, vần khó – dễ lẫn, tốc độ đọc
đảm bảo, không còn đọc vẹt, đọc e a. Học sinh đã biết đọc đúng kĩ thuật.
Điểm mới của sáng kiến là: Giáo viên mạnh dạn đưa ra các giải pháp rèn
kĩ năng đọc phù hợp với đối tượng học sinh mà không máy móc, không lệ
thuộc vào sách giáo viên hay thiết kế bài giảng đã có sẵn. Giải pháp này đã
phát huy tối đa năng lực học tập cá nhân học sinh khi thực hành đọc. Học sinh
tham gia vào các hoạt động học tập nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò ép, không
gây áp lực đối với học sinh, không mang tính hình thức, tính hiệu quả cao.
Các giải pháp đưa ra trong sáng kiến này rất dễ áp dụng, không gây tốn
kém đến kinh tế. Những giải pháp này là đòn bẩy tác động đến nhận thức, tinh
thần trách nhiệm, sự tâm huyết với nghề nghiệp của mỗi giáo viên nói chung,
giáo viên đang dạy lớp Một nói riêng.
4.Đề xuất kiến nghị:
Để áp dụng, mở rộng sáng kiến, cần sự nhận thức đúng đắn về tinh thần,
trách nhiệm, tâm huyết nghề nghiệp của mỗi thầy (cô) giáo trong nhà trường
khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Tiếp đó là vai trò, chất lượng các buổi sinh
hoạt Tổ chuyên môn: cần đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn theo hướng nghiên
cứu bài học để có cơ hội bổ khuyết chuyên môn nghiệp vụ cho mọi thành viên
trong quá trình thực hiện. Ban giám hiệu nhà trường cần đổi mới nội dung, hình
thức khi họp chuyên môn, thay vì hãy co ngắn thời gian triển khai nghị quyết
bằng những chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề có liên quan đến
chất lượng dạy học.


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
3


1.Cơ sở lí luận của vấn đề:
Hầu hết giáo viên dạy lớp Một đều rất trăn trở về chất lượng học tập của
học sinh. Vì trước khi vào lớp Một, vẫn còn một số trẻ em không học mẫu giáo,
hoặc có học nhưng đi học không đều. Phụ huynh thì bận rộn với công việc làm
ăn nên việc nhắc nhở các em học ở nhà rất hạn chế, thậm chí có phụ huynh còn
phó thác việc học tập của con em mình cho nhà trường. Điều này chứng tỏ
thiếu sự quan tâm của cha mẹ; về nhà các em không được nhắc nhở thường
xuyên cho nên việc rèn kĩ năng đọc ở nhà không có, vì đặc điểm của học sinh
lớp Một: mau nhớ, chóng quên. Do đó, chất lượng đọc của học sinh chưa đạt
yêu cầu như mong muốn của giáo viên.
Rèn kĩ năng đọc đối với học sinh lớp Một có ý nghĩa rèn luyện về ngôn
ngữ vừa có ý nghĩa bồi dưỡng văn học. Nó không chỉ có tác dụng trước mà còn
có tác dụng lâu dài, bởi đọc đúng học sinh sẽ có cơ sở hiểu đúng, đọc đúng còn
giúp cho người khác hiểu bài các em đọc. Đọc đúng còn giúp các em học tập
môn học khác, hiện nay cũng như trong sinh hoạt và công tác sau này khi các
em lớn lên. Vì vậy, kĩ năng đọc được xem như một tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng học tập của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng.
Cần hướng dẫn kĩ năng đọc ra sao? Không phải cứ biết chữ là học sinh
có thể đọc đúng. Muốn đọc đúng thì các em phải luyện đọc theo quy tắc hướng
dẫn và đó là vấn đề luôn đặt ra cho người giáo viên khi hướng dẫn học sinh ở kĩ
năng này.
2.Thực trạng của vấn đề:
2.1.Thuận lợi:
Là một giáo viên được công tác tại trường có bề dầy thành tích trong mọi
hoạt động. Thường xuyên được đón nhận sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chi

bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, học hỏi từ đồng nghiệp. Phụ huynh luôn
quan tâm đến chất lượng dạy học của nhà trường, lớp, của con em mình.

4


Bản thân đã dạy nhiều năm ở khối lớp Một, được tiếp cận, nắm chắc nội
dung, chương trình và phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt qua nhiều năm .
Chuyên môn nghiệp vụ khá vững vàng.
Học sinh có ý thức, động cơ học tập tích cực.
2.2.Khó khăn:
Phương pháp dạy học truyền thống đôi khi giữ vai trò chủ đạo đối với
một số giáo viên có tuổi nghề cao. Chính bởi thế nên giáo viên còn lệ thuộc
nhiều vào sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn mỗi khi thiết kế các
hoạt động dạy học. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học
cho phù hợp đối tượng và năng lực học tập của học sinh. Một số giáo viên còn
đọc ngọng.
Học sinh còn thụ động tiếp thu bài bởi phương pháp dạy học cũ của giáo
viên. Học sinh còn đọc chậm, đọc sai, đọc ngọng, … mà chưa được phát hiện,
giúp đỡ khắc phục kịp thời nên chất lượng kiểm tra định kì ở điểm đọc chưa
cao. Học sinh còn ngại đọc văn bản mà chỉ quan tâm đến kênh hình minh hoạ
cho văn bản.
Phụ huynh học sinh tuy nhiệt tình đầu tư cho con cái học hành song còn
lúng túng khi hướng dẫn kĩ năng đọc đối với con khi học bài ở nhà. Bản thân
phụ huynh cũng không hiểu cách hướng dẫn, hướng dẫn sai, đôi khi phụ huynh
còn nói ngọng, phát âm không chuẩn.
Năm học này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1C, lớp có
33 học sinh. Ngay từ khi nhận lớp tôi đã có kế hoạch theo dõi chất lượng đọc
của học sinh. Đến cuối tuần 8, tôi có ra đề khảo sát phần đọc của học sinh thì
kết quả thu được như sau:

Điểm
9 - 10

7-8

5-6

Dưới 5

Số
h/sinh
33

SL
4

%

SL

%

12.1

20 60.9

SL

%


6

18.
5

Hoàn
thành

SL

%

SL

3

9.0

30

%
91.0

Chưa
hoàn
thành
SL %
3

9.0



0
Hạn chế lớn nhất của học sinh là: chưa thuộc hết bảng chữ cái, tốc độ
đọc chậm, đọc vẹt do chủ quan không nhẩm trước khi đọc, đọc ngọng một số
âm: n/l, r/d/gi, ch/tr, s/x; đọc chưa chuẩn vần có âm gần giống nhau: ua – au, ai
– ia, ui – iu, ươu – iêu, ưu – iu, oe – eo, oa – ao, …; đọc chưa chuẩn: dấu ghi
thanh hỏi với dấu ghi thanh nặng (vở đọc là vợ), dấu ghi thanh ngã với dấu ghi
thanh sắc (võ đọc là vó), đọc nhầm dấu ghi thanh huyền với dấu ghi thanh sắc.
Học sinh đọc không đảm bảo tốc độ quy định: đọc nhanh quá (đọc liến thoắng),
đọc chậm quá (đọc ê a), đọc chưa lưu loát (còn dừng lại lâu để đánh vần), …
2.3.Nguyên nhân:
Chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa đồng đều vì chưa đảm bảo các yêu
cầu nghiệm thu chất lượng từ lớp mẫu giáo.
Phương pháp rèn kĩ năng đọc đối với học sinh ở một số giáo viên còn
hạn chế. Giáo viên chưa phát hiện kịp thời, chưa kiên trì trong việc phát hiện,
giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế khi đọc. Điều này phụ thuộc vào năng lực
sư phạm và kinh nghiệm của mỗi giáo viên; việc đầu tư thời gian cho công tác
chuyên môn cũng là yếu tố tác động đến chất lượng học sinh song chưa được
giáo viên coi trọng.
Giáo viên chưa mạnh dạn, chưa tích cực, chưa thường xuyên đổi mới
phương pháp dạy học, mới chỉ tập trung khi có người dự giờ, đợt Hội giảng,
Thi giảng. Khi có người dự giờ vì sợ đánh giá hiệu quả giờ dạy mà giáo viên
chỉ tạo cơ hội được đọc đối với học sinh có năng lực học tập vượt trội. Số còn
lại là ngồi nghe thụ động, không được tham gia rèn kĩ năng đọc, khiến những
học sinh này có kết quả đọc không tiến bộ.
Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình;
cách hướng dẫn đọc của phụ huynh khi hướng dẫn con học ở nhà trái ngược với
cách hướng dẫn của giáo viên trên lớp.
Với đặc điểm tâm lí học sinh lớp Một, các em ham xem tranh hơn phải

đọc nội dung văn bản.

6


3.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Từ cơ sở lí luận đến tìm hiểu thực trạng vấn đề như đã nêu ở phần trên,
việc đưa ra các giải pháp nhằm rèn kĩ năng đọc đối với học sinh lớp Một là hết
sức quan trọng và cấp thiết.
4.Các giải pháp thực hiện:
4.1.Rèn kĩ năng đọc âm, vần:
Để học sinh có kĩ năng phát âm đúng âm, vần, giáo viên cần hướng dẫn
học sinh cách phát âm cụ thể đối với từng âm, vần được học trong chương
trình. Hướng dẫn để học sinh hiểu hoạt động của bộ máy phát âm: luồng hơi
thoát ra qua môi, răng, lưỡi, cổ họng, mũi, vòm ngạc mềm, …sau đó luyện phát
âm đối với từng học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh nghe, sửa cách phát âm
kịp thời. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì khi rèn đọc
âm, vần đối với học sinh.
Ví dụ minh hoạ:
Phát âm âm l, n, h: Giáo viên hướng dẫn học sinh như sau: Khi phát âm
âm l, lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ. Khi phát
âm âm n: đầu lưỡi đặt chân hàm răng trên, hơi thoát ra cả miệng, mũi. Khi phát
âm âm h: phát âm hơi ra từ họng, xát nhẹ, …
Phát âm vần ươn: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết số lượng âm
trong vần, hướng dẫn học sinh dẹt môi phát âm âm đôi ươ, sau đó đặt đầu lưỡi
chạm chân hàm răng trên phát âm âm n, luồng hơi tắc chân răng, thoát ra cả
miệng và mũi. Giáo viên chốt: phát âm những vần có âm cuối n thì luồng hơi
tắc ở chân răng hàm trên.
Phát âm vần uông: Giáo viên cũng hướng dẫn học sinh nhận biết số
lượng âm trong vần, hướng dẫn học sinh tròn môi để phát âm âm đôi uô, sau đó

cổ họng tắc để phát âm âm ng, luồng hơi thoát ra qua đường mũi. Giáo viên
chốt: phát âm những vần có âm cuối ng, luồng hơi tắc ở cổ họng, riêng vần
ong, ông, ung thì luồng hơi tắc trong khoang miệng (đọc phồng má).
7


Tóm lại để kĩ năng đọc âm, vần của học sinh đạt kết quả tốt, sau khi
hướng dẫn cách đọc âm, vần, giáo viên phải chốt được đặc điểm về cách phát
âm dạng âm hay vần đó. Kĩ năng đọc tốt âm, vần rất quan trọng. Bởi, có đọc tốt
âm, vần thì kĩ năng đọc tiếng mới có hiệu quả.
4.2.Rèn kĩ năng đọc tiếng:
Tiếng là sự liên kết thứ tự giữa âm đầu, vần và dấu ghi thanh. Để học
sinh có kĩ năng đọc tiếng tốt, giáo viên cần giúp học sinh xác định rõ cấu tạo
tiếng gồm: âm đầu, phần vần, dấu ghi thanh. Hướng dẫn học sinh đọc âm, đọc
vần, đánh vần xuôi, đọc trơn tiếng, phân tích tiếng. Không nên hướng dẫn học
sinh đánh vần ngược dẫn đến tốc độ đọc sẽ chậm.
Ví dụ minh hoạ: Khi đọc tiếng: “nghệ”, “chuồn”
Tiếng

Kĩ năng đánh vần

Đọc trơn

Kĩ năng phân tích tiếng
Tiếng nghệ có âm ngh đứng

nghệ

ngh- ê- nghê-nặng - nghệ


nghệ

trước, âm ê đứng sau, dấu
nặng dưới âm ê.
Tiếng chuồn có âm ch đứng

chuồn Ch- uôn- chuôn- huyền-

Chuồn

trước, vần uôn đứng sau, dấu
huyền trên âm ô.

chuồn

Không nên đánh vần ngược: ê- ngh- ê- nghê- nặng- nghệ hoặc u- ô- nuôn, ch- uôn- chuôn- huyền- chuồn.
Kĩ năng đọc tiếng có ảnh hưởng đến kĩ năng đọc từ. Vậy, giáo viên cần
chú trọng rèn kĩ năng đọc tiếng đối với học sinh sao cho thật hiệu quả.
4.3.Rèn kĩ năng đọc từ ngữ:
Từ ngữ là sự liên kết giữa các tiếng. Giai đoạn học âm, vần lớp Một: từ
thường do hai tiếng ghép lại với nhau, đó là những từ mang nghĩa gần gũi với
cuộc sống. để rèn kĩ năng đọc từ được tốt, trước hết học sinh phải đọc trơn âm,
vần, dấu ghi thanh có trong từ đó, sau đó đọc trơn từ, phân tích từ. Yêu cầu học
sinh phải đọc liền số tiếng trong từ, không đọc dời dạc, kéo dài sau này sẽ ảnh
8


hưởng đến đọc câu. Không hiểu nghĩa của từ, có thể dẫn đến học sinh đọc sai
từ. Giải pháp khắc phục: giáo viên phải giải nghĩa từ hoặc đặt từ ngữ đó trong
một câu có văn cảnh cụ thể để học sinh hiểu nghĩa từ.

Ví dụ minh hoạ: Khi đọc từ: “tia nắng”
Từ

Tia nắng

Hướng dẫn kĩ năng đọc
Đọc

Phân tích từ

Giải nghĩa

- đọc âm: t, n

Từ: tia nắng Tia nắng khác lắng nghe, lo lắng

- đọc vần: ia, ăng

có tiếng tia Tia nắng xuyên qua cửa.
đứng trước,
Chúng em lắng nghe cô giảng bài.
tiếng nắng
Mẹ rất lo lắng khi em bị ốm.
đứng sau

- đọc dấu: sắc (/)
- đọc từ: tia nắng

Như vậy, học sinh đã có cơ hội được củng cố âm, vần, dấu ghi thanh
ngay khi rèn đọc từ ngữ. Việc làm này đã tác động đến mọi đối tượng học sinh

trong lớp khi rèn kĩ năng đọc từ ngữ. Kĩ năng đọc từ có ảnh hưởng đến kĩ năng
đọc câu. Giáo viên cần chú trọng rèn kĩ năng đọc từ ngữ đối với học sinh sao
cho thật hiệu quả, là cơ sở cho kĩ năng đọc câu.
4.4.Rèn kĩ năng đọc câu:
Câu là sự liên kết giữa các từ ngữ. Khi đọc câu, học sinh hay có biểu
hiện đọc vẹt, nếu yêu cầu đọc cả câu thì học sinh đọc rất tốt song nếu yêu cầu
đọc tiếng bất kì trong câu thì học sinh lại đọc rất lúng túng – nguyên nhân là
đọc vẹt. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần đánh số thứ tự dưới từng
tiếng trong câu rồi yêu cầu học sinh đọc: trước hết đọc các âm, đọc các vần,
đọc các dấu ghi thanh có trong câu, đọc tiếng theo thứ tự, không theo thứ tự
tiếng trong câu, kết hợp phân tích tiếng, từ bất kì. Rèn kĩ năng đọc theo cách
này yêu cầu học sinh phải tập trung vào hoạt động học tập, nhiều học sinh liên
tục được tham gia hoạt động đọc, tránh đọc vẹt.

Ví dụ minh hoạ - Hướng dẫn học sinh đọc câu: Nắng đã lên, lúa trên
nương đã chín. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
9


Giáo viên đánh số thứ tự tiếng trong câu: Nắng đã lên, lúa trên nương
1

2

3

4

5


6

đã chín. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
7

9

8

100 110

120

130

140 150 160

Học sinh tham gia rèn kĩ năng đọc như sau:
Hướng dẫn kĩ năng đọc
Âm

Vần

Dấu

n, đ, l, tr, g, ăng, ên, ua, sắc,
b, m, c, v, h

ương,


in, hỏi,

Tiếng
ngã,

đọc, phân

huyền, tích tiếng

ai, an, ung, nặng.

theo thứ

ui, ao, ôi.

tự, không
theo thứ tự

Từ

Câu

đọc, phân

Học

tích từ sau:

sinh


đã lên

nêu các

trên nương

yêu cầu
khi đọc

trai gái

câu.

bản mường

Thực

vào hội

hành
luyện
đọc
câu.

Lưu ý: Giáo viên cần quan sát đến mọi đối tượng học sinh trong quá
trình rèn kĩ năng đọc câu. Giáo viên giúp học sinh phát hiện, sửa lỗi kịp thời
khi rèn đọc. Nếu việc làm này được tiến hành thường xuyên, liên tục trong
các tiết học âm, vần sẽ khắc phục được tình trạng đọc vẹt, tình trạng ngồi học
không chú ý trong học sinh khi tham gia hoạt động rèn kĩ năng đọc.
4.5.Rèn kĩ năng đọc đoạn văn bản:

Cách thực hiện như phần 4.4 song yêu cầu cao hơn là học sinh phải xác
định được 4 yêu cầu khi đọc: đọc đúng, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng, đọc diễn
cảm. Học sinh tự xác định số lượng tiếng, số lượng câu rồi luyện đọc: âm, vần,
tiếng, từ, câu, cả đoạn văn bản. Cuối cùng giáo viên gợi mở để học sinh hiểu
nội dung văn bản.
Ví dụ minh hoạ:
10


Đọc đoạn văn bản sau:
1

- Học sinh xác định thể loại văn bản đọc

Con gì có cánh
1

2

2

3

4

- Học sinh tự xác định số lượng tiếng, số

Mà lại biết bơi
5


3

6

lượng câu có trong đoạn văn bản đọc.

8

Ngày xuống ao chơi
9

4

7

10

11

12

Đêm về đẻ trứng?
1310

14 15

Các kĩ năng được rèn khi đọc

16


- Học sinh đọc âm: gi, x, ch, tr
- Học sinh đọc vần: on, anh, ai, iêt, ơi,
ay, uông, ao, êm, ưng.
- Học sinh đọc dấu ghi thanh: huyền, sắc,
nặng, hỏi.
- Học sinh đọc, phân tích từng tiếng.
- Học sinh đọc, phân tích từ: có cánh,
biết bơi, xuống ao chơi, đẻ trứng.
- Học sinh luyện đọc câu, đoạn, cả bài.
- Giáo viên đưa ra các tiêu chí để học
sinh nhận xét về kĩ thuật đọc của bạn.
- Học sinh nêu tên con vật trong câu đố.
-Giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh:
ý thức chăm sóc vật nuôi trong gia đình.

Rèn kĩ năng đọc văn bản là sự tích hợp của rèn kĩ năng đọc âm, vần dấu
ghi thanh, tiếng, từ, câu. Bởi vậy, kĩ năng này chỉ có thể đạt hiệu quả khi các kĩ
năng đã trình bày phần 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 đã được thực hiện chuẩn.

4.6.Rèn kĩ năng đọc thông qua các hình thức đọc:
Khi rèn kĩ năng đọc, để tránh nhàm chán, giáo viên nên thay đổi hình
thức đọc: cá nhân, cặp, nhóm, tổ, cả lớp. Giáo viên điều khiển lớp học để học
sinh được tham gia đánh giá đánh giá kết quả đọc của bạn, đồng thời cũng là cơ
hội để rút kinh nghiệm cho bản thân.
11


Hình thức đọc đa dạng còn tạo sự chú ý, gây hứng thú trong học tập đối
với học sinh. Tuy nhiên, để phù hợp với cách đánh giá mới theo Thông tư 30
của BGD&ĐT, giáo viên không tạo áp lực khi rèn kĩ năng đọc đối với học sinh.

5.Kết quả đạt được:
Với nhiều năm dạy lớp Một, tôi đã nghiên cứu, học hỏi và đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân, áp dụng những giải pháp đã nêu vào thực tiễn khi rèn kĩ
năng đọc cho học sinh lớp Một. Kết quả cho thấy, chất lượng đọc của học sinh
được nâng lên rõ rệt: học sinh đọc đảm bảo tốc độ, biết đọc đúng, phát âm
đúng, ngắt nghỉ đúng, biết đọc diễn cảm. Cuối tuần 24, kết thúc giai đoạn học
âm, vần, tôi có ra đề khảo sát chất lượng đọc của học sinh trong lớp, kết quả
thu được như sau:
Điểm
10
Số h/sinh
33

SL
10

9

%
30.
3

8

SL

%

21


63.7

SL
1

Hoàn

7
%
3.0

SL
1

thành
%
3.
0

SL
33

%
10
0

Chưa
hoàn
thành
SL %

0

0.0

So với chất lượng đọc ở tuần 8 thì tỉ lệ đọc đạt điểm 9, điểm 10 được
nâng lên rõ rệt, không còn học sinh đọc đạt điểm 5, điểm 6; tỉ lệ học sinh đọc
đạt điểm dưới 5 không còn. Điều đó khẳng định rằng các giải pháp mà tôi đưa
ra và thường xuyên thực hiện khi rèn kĩ năng đọc đối với học sinh lớp Một có
tính khả thi cao.

6.Điều kiện sáng kiến được nhân rộng:
Kinh nghiệm này có thể áp dụng, nhân rộng rất tốt cho giáo viên hiện
đang trực tiếp dạy lớp Một. Tuy nhiên để thu được kết quả như mong muốn,
giáo viên cần vận dụng phù hợp, linh hoạt các giải pháp nêu trong sáng kiến
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách.
12


Yêu cầu khi áp dụng sáng kiến này, giáo viên phải tiến hành thường
xuyên, kiên trì trong việc rèn kĩ năng đọc đối với học sinh trong giờ Tiếng việt
ở buổi 1 và buổi 2. Giáo viên phải coi trọng kĩ năng đọc của học sinh trong giờ
học Tiếng Việt.
Mặt khác, việc làm này chỉ có kết quả khi có sự phối hợp đồng nhất giữa
giáo viên dạy buổi sáng với giáo viên dạy buổi chiều, khi mà phụ huynh học
sinh cũng được thống nhất cách rèn đọc này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Kĩ năng đọc của học sinh lớp Một còn bộc lộ một số hạn chế: sau giai
đoạn học âm, vẫn còn số ít học sinh chưa nhận diện hết 29 chữ cái Tiếng Việt.

Từ lí do này kéo theo giai đoạn học vần cũng hạn chế. Tốc độ đọc khi học trên
13


lớp, khi kiểm tra định kì chưa đảm bảo. Để khắc phục những hạn chế đó, giáo
viên cần kiên trì rèn kĩ năng đọc đối với học sinh theo từng giai đoạn học tập,
rèn chắc chắn từ giai đoạn học âm. Bởi có nắm chắc âm thì các em mới có thể
ghép và đọc được vần; có nắm chắc âm, vần, dấu ghi thanh thì các em sẽ đọc
được tiếng, từ, câu hoặc đoạn văn bản.
Với các giải pháp đã nêu trong sáng kiến, bản thân đã nghiêm túc thực
hiện trong thời gian qua và kiểm nghiệm lại kết quả sau khi thực hiện các giải
pháp, cho thấy kĩ năng đọc của học sinh đã được nâng lên rõ rệt.Điều đó khẳng
định rằng các giải pháp đó có tính thực tiễn, tính khả thi cao nếu được áp dụng.
2.Khuyến nghị:
2.1.Giáo viên:
Từ trong nhận thức, giáo viên phải coi trọng việc thực hành đọc đối với
học sinh trong tiết học và quan tâm rèn đọc đến mọi đối tượng học sinh trong
lớp. Giáo viên cần gương mẫu trong lời nói: không nói ngọng, không đọc
ngọng, nói chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời cũng là người phát hiện, uốn
nắn kịp thời khi học sinh đọc không chuẩn, nói không chuẩn.
2.2.Tổ chuyên môn:
Đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để tất
cả mọi giáo viên đều được trao đổi , trải nghiệm, nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ.
2.3.Cấp lãnh đạo:
Thực hiện chỉ đạo nghiêm túc việc nghiệm thu chất lượng từ lớp mẫu
giáo để đảm bảo chất lượng đầu vào. Phân công chuyên môn, cần lựa chọn giáo
viên có năng lực sư phạm vững vàng, đọc chuẩn, viết đẹp, có lòng nhiệt tình
say mê công tác chuyên môn, yêu nghề mến trẻ dạy ở khối Một.
2.4.Phụ huynh học sinh:

Theo đúng tinh thần Thông tư 30 của BGD&ĐT, phụ huynh cũng là
nhân tố cùng nhà trường đánh giá chất lượng giáo dục. Vậy, tại cuộc họp phụ
14


huynh, phụ huynh cũng cần tích cực trao đổi về phương pháp rèn con khi muốn
kèm con học ở nhà để chất lượng học tập của các em đạt kết quả tốt đẹp.
Trên đây là: “Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đối với học sinh lớp Một” mà
tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý
của các đồng chí!
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

PHỤ LỤC 1
ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC (Tuần 8)
1.Đọc âm, vần:
a
m
n
gh
ao

x
đ
kh
©y
ia

¬
g
ch

eo
ui

s
y
ph
©u
«i

¬i
15

p
r
v
¬i

qu
th
tr
ªu
ay

k
ng
t
ua
i

nh

q
ngh
ai
u«i


2.c ting:
ý nghĩa
Suối chảy

tuổi thơ
đa đò

chả quế
ngôi nhà

nhảy cao
núi đồi

đỏ chói
trời tối

3.c cõu:
Chú Thái có cái đài đĩa màu đỏ tơi.
Nghỉ hè, cả nhà bé tơi đi nghỉ ở hồ Ba Bể.
Nhà bé Thêu ở số 2 ngõ 10 Mễ Trì Hà Nội.
BIU IM
(Thi gian c khụng quỏ 2 phỳt)
- Hc sinh c 30 õm, vn (c ỳng mi õm, vn: 0.2 im)
- Hc sinh c 5 t (c ỳng mi t: 0.4 im)

- Hc sinh c 1 cõu ( c ỳng mi cõu : 2 im)

PH LC 2
KIM TRA C (Tun 24)
1.c vn:
ơm
iêng
iêu

ung
ênh
yêm

iêm
ơng
ơt

anh
êt
ông

uông
êm
ơn

2.c t:
hiền lành
chăm làm
bay lợn


dũng cảm
siêng năng
ruộng nơng

3.c cõu:
16

khiêm tốn
nhanh nhẹn
thật thà

ăm
am
at


Hạt mẩy uốn cong bông
Chim ngói bay đầy đồng
Đờng thôn tiếng cời nở
Vàng tơi chùm cải ngồng.
BIU IM
(Thi gian c khụng quỏ 2,5 phỳt)
- Hc sinh c 18 vn (c ỳng mi vn: 0.3 im)
- Hc sinh c 5 t (c ỳng mi t: 0.4 im)
- Hc sinh c cõu ( c ỳng mi cõu : 0.5 im)

MC LC
Ni dung
Thụng tin chung v sỏng kin
1.Hon cnh ny sinh sỏng kin

2.iu kin, thi gian, i tng ỏp dng sỏng kin
Túm tt sỏng kin
3.Ni dung sỏng kin
4. xut ý kin
Mụ t sỏng kin 1.C s lớ lun ca vn
2.Thc trng ca vn :
2.1.Thun li.
2.2.Khú khn
2.3.Nguyờn nhõn
3.Hon cnh ny sinh sỏng kin
4.Cỏc gii phỏp
4.1.Rốn k nng c õm, vn
4.2.Rốn k nng c ting
4.3.Rốn k nng c t ng
4.4.Rốn k nng c cõu
4.5.Rốn k nng c on vn bn

Trang
1
2
2
3
3
4
4
4
5
6
7
7

7
8
8
9
10+
11

17


Kết luận

khuyến nghị

4.6.Rèn kĩ năng đọc thông qua các hình thức đọc
5.Kết quả đạt được
6.Điều kiện sáng kiến được nhân rộng
1.Kết luận
2.Khuyến nghị
2.1.Giáo viên
2.2.Tổ chuyên môn
2.3.Cấp lãnh đạo
2.4.Phụ huynh học sinh

18

12
12
13
14

14
14
14
14
15



×