Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn đổi mới đa dạng hình thức hoạt động đội ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.38 KB, 16 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Đổi mới đa dạng hình thức hoạt động Đội ở trường THCS.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác đội TNTP Hồ Chí Minh.
3. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Huyền Thương - Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 04/10/1984
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Nhạc – Đội
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Phả Lại
Điện thoại: 01254216489.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Phả Lại - Phường Phả Lại
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường THCS Phả Lại - Phường
Phả Lại.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đội viên Liên đội, giáo viên chủ
nhiệm, Ban Giám Hiệu, Chi hội phụ huynh, Chi Đoàn thanh niên, các ban nghành
Đoàn thể ngoài nhà trường, cán bộ chuyên môn, kinh phí, sân bãi, Loa đài, bàn ghế,
sổ ghi chép.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 8 năm 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Vũ Huyền Thương

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Bản chất của công tác Đội và phong trào TTN trong trường học là việc thiết


kế, tổ chức cho Đội viên tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú. Qua đó các
em được nâng cao về mặt nhận thức – rèn luyện và học tập tốt để trở thành con
ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho nhà trường. Trên thực tế các hoạt động Đội còn nhàm chán,
dập khuôn, phần lớn Tổng Phụ trách chưa thực sự coi trọng và dồn hết tâm huyết
do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không thu hút được học sinh tham gia
hiệu quả các phong trào chưa cao không phát huy được tính sáng tạo, tự quản,
không gây được hứng thú cho học sinh. Xuất phát từ hoàn cảnh và thực trạng trên
tôi tập trung nghiên cứu và chọn sáng kiến: “ Đổi mới đa dạng hình thức hoạt
động Đội ở trường THCS”
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
2.1 Điều kiện: Đội viên Liên đội, giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám Hiệu, Chi hội
phụ huynh, Chi Đoàn thanh niên, các ban nghành Đoàn thể ngoài nhà trường, cán
bộ chuyên môn, kinh phí, sân bãi, Loa đài, bàn ghế, sổ ghi chép.
2.2 Thời gian: Từ tháng 8 năm 2014
2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến: Đội viên trường THCS
3. Nội dung sáng kiến:
+ Tính mới, sáng tạo của sáng kiến:
- Xác định chức năng của Tổng phụ trách: Là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và
xã hội, cố vấn hoạt động tự quản cho học sinh
- Tìm hiểu đặc điểm tình hình Liên đội: Không áp đặt các hoạt động cho các em mà
tìm hiểu một cách thực tiễn các em có nguyện vọng gì? phụ huynh các em muốn gì
ở nhà trường, kêu gọi được phụ huynh đóng góp ý tưởng tạo nên mối quan hệ sâu
rộng giữa phụ huynh và nhà trường
- Xây dựng kế hoạch: Sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch giúp cho việc liệt kê kế
2


hoạch đầy đủ, sắp xếp hợp lý
- Tham mưu phối hợp với BGH nhà trường: Đưa được kế hoạch công tác Đội vào

kế hoạch chung của nhà trường
- Tổ chức Chỉ đạo các hoạt động cụ thể toàn Liên Đội: Gây được niềm tin cho các
em, phát huy được vai trò tự quản, tự tổ chức ở các em.
- Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường: Với nội dung này
tôi đã tổ chức được việc rất khó là cả trường và các tổ chức ngoài nhà trường cùng
làm công tác Đội một cách hiệu quả chất lượng. Nhờ đó thay vì áp các em vào cái
có sẵn thì các em được học được tham gia một cách thực tiễn, mới mẻ, gây được sự
tò mò hứng thú trong các em.
+ Khả năng áp dụng sáng kiến:Áp dụng sáng kiến qua các chủ điểm tháng, kì,
năm học; Vận dụng linh hoạt lồng ghép giờ chào cờ, sinh hoạt giáo dục ngoài giờ
lên lớp, ngoại khóa, chuyên đề.
+ Lợi ích của sáng kiến:
- Phát huy được năng lực xây dựng kế hoạch của Tổng phụ trách, phối hợp mềm
dẻo hiệu quả các nguồn lực. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác Đội
- Phát huy được tính tự quản, năng lực tư duy, sáng tạo, tự tổ chức, đánh giá của
học sinh, phát huy năng khiếu, rèn luyện sức khỏe. Giáo dục các kĩ năng sống, biết
sử dụng sơ đồ tư duy trong tự lập kế hoạch và học tập cho học sinh
4. Kết quả đạt được:
- Số lượng học sinh thích và rất thích tham gia các hoạt động chiếm 664/676 em tỉ
lệ học sinh không thích tham gia các hoạt động Đội giảm rõ rệt 12/676 em Các
phong trào được nâng cao về chật lượng và hiệu quả.
5. Đề xuất kiến nghị:
- Tổng phụ trách cần thường xuyên làm mới, đa dạng các hoạt động.
- Hội đồng Đội cần đưa kế hoạch công tác tháng kịp thời tránh dập khuôn, chồng
chéo.
- Nhà trường và địa phương tạo điều kiện về kinh phí tổ chức các hoạt động
3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN


1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Sự nghiệp đổi mới đất nước đang tiến hành một cách toàn diện và sâu sắc
trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế - một đòi hỏi tất yếu,
bức thiết của đất nước ta. Để đủ sức hội nhập, chúng ta phải hết sức coi trọng con
người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã
hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “ Đầu tư cho giáo dục
là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược,
trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những người làm chủ tương lai đất
nước sau này. Ở Trường THCS chúng tôi coi trọng việc giáo dục con người phát
triển toàn diện – sẵn sàng hội nhập với bốn tiêu chí: “ Tự tin – Năng động –
Thông minh – Sáng tạo”. “ Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”. Tương lai
các em sẽ là chủ nhân của đất nước vì vậy bồi dưỡng, giáo dục, bảo vệ và chăm sóc
thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đất nước ta đã bước sang một giai đoạn mới,
giai đoạn công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, giai đoạn của hội nhập, giai đoạn của
WTO do đó nhận thức của chúng ta cũng phải thay đổi phù hợp với thực tiễn hiện
nay. Chúng ta phải biết tạo cho các em các sân chơi hấp dẫn, phong phú để thu hút,
tạo cho các em có cơ hội để phát triển về tư duy, từng bước hoàn thiện bản thân.
Bản thân tôi nhận thấy tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng
trong nhà trường. Đội góp phần tích cực cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục
đích giáo dục. Tổ chức triển khai mọi chủ trương, là cầu nối giữa nhà trường và xã
hội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng. Những năm gần đây được sự
lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phong trào thiếu nhi
của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi
hội tụ của thiếu niên nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực,
góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Cơ sở lý luận:

4



Bản chất của công tác Đội và phong trào TTN trong trường học là việc thiết kế, tổ
chức cho Đội viên tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú. Phù hợp tâm sinh lý
lứa tuổi, vừa sức qua đó các em được nâng cao về mặt nhận thức – rèn luyện và học
tập tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Muốn thực hiện được vấn
đề đó vai trò của người giáo viên Tổng phụ trách là phải lập kế hoạch, tổ chức hợp
lý có hiệu quả, đa dạng các hoạt động. Trên thực tế các hoạt động Đội còn nhàm
chán, dập khuôn chưa có sự đổi mới, phần lớn Tổng Phụ trách chưa thực sự coi
trọng và dồn hết tâm huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xuất phát từ hoàn
cảnh và thực trạng trên tôi tập trung nghiên cứu và chọn sáng kiến“ Đổi mới đa
dạng hình thức hoạt động Đội ở trường THCS”
3.Thực trạng hoạt động Đội ở các Liên đội THCS :
3.1. Thuận lợi:
Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban nghành
đoàn thể, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, sự đồng thuận nhất trí của phụ huynh học
sinh. Đa số các em học sinh ngoan ngoãn nhiệt tình tham gia các hoạt động, phong
trào ở Liên Đội
3.2. Khó khăn:
Điều kiện cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, sân chơi bãi tập nhỏ hẹp, các trang thiết
bị phục vụ cho hoạt động Đội còn thiếu thốn. Chất lượng học sinh chưa đồng đều,
các hoạt động trước đó còn mang tính hình thức. Các hoạt động chưa lôi cuốn được
học sinh, chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo, tổ chức các hoạt động còn lúng túng
nên chất lượng hoạt động chưa cao.
Theo kết quả thống kê tháng 8/ 2014 thu được như sau:
Thời gian
Tháng 8/2014

Tổng số


Không muốn

học sinh

tham gia

676

200

Muốn tham gia

Rất muốn
tham gia

396

80

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
5


4.1. Xác định chức năng, nhiệm vụ của Tổng phụ trách Đội trong nhà trường
Thực tế nhiều tổng phụ trách không nắm được chức năng, nhiệm vụ của mình còn
lúng túng khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện với sáng kiến
này khẳng định Tổng Phụ Trách Đội là người chỉ huy trực tiếp, cao nhất của Liên
Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường là một cán bộ quản lý có trách nhiệm
giáo dục và tổ chức giáo dục thiếu nhi thông qua các hoạt động của Đội. Do đó
Tổng phụ trách phải xác định được chức năng, nhiệm vụ của mình là: Quản lý, chỉ

đạo toàn diện Liên Đội, lập kế hoạch, tham mưu, phối hợp với các tổ chức giáo dục
trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động cho các em. Đặc biệt Tổng phụ
trách Đội phải thực sự là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội, là người cố
vấn hoạt động tự quản cho học sinh, là người phối hợp các lực lượng xã hội nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục.
4.2. Tìm hiểu đặc điểm tình hình của Liên Đội
Đã có những tổng phụ trách vội vàng áp đặt kế hoạch lên các em, không phù hợp
với nhu cầu nguyện vọng của các em, không phối hợp với phụ huynh dẫn đến việc
tham gia lấy lệ, không hiệu quả hình thức, gò ép. Sử dụng sáng kiến này Việc làm
đầu tiên là tôi đi sâu tìm hiểu, nắm chắc tình hình đặc điểm cụ thể của Liên đội
mình. Để hiểu rõ quan điểm giáo dục của nhà trường tôi đã trực tiếp gặp BGH nhà
trường, Hội phụ huynh để trao đổi kỹ tình hình đặc điểm, thuận lợi, khó khăn trong
các hoạt động của Liên Đội:
Ví dụ: Khi gặp phụ huynh em Nguyễn Phương Hà Thu Lớp 6, mẹ em nói rằng:
“ Nhiệm vụ học tập của các con bây giờ đã nặng nề lắm rồi, còn đâu thời gian
tham gia công tác Đội”
Như vậy, các hoạt động Đội phải được thiết kế gói gọn trong quỹ thời gian eo hẹp
nhưng vẫn đảm bảo được kết quả tốt như việc lồng ghép vào giờ chào cờ 15 đến 20
phút các hoạt động như: Văn hóa giao thông tháng 9; Văn học dân gian tháng 10,
Mỗi tuần một câu chuyện tháng 11, Chúng em làm chiến sỹ- Tháng môi trường
tháng 12…Tuy ngắn gọn nhưng các hoạt động đã giúp các em hứng thú hơn với
6


giờ chào cờ ở đó các em không chỉ nghe được thông tin các Chi đội tuần qua, các
nhiệm vụ phải thực hiện mà các em còn được tham gia rèn luyện các kĩ năng, khả
năng tư duy, năng khiếu. Như vậy tôi cũng kêu gọi được phụ huynh đóng góp ý
tưởng để các hoạt động đa dạng và luôn được sự ủng hộ của các quý vị phụ huynh,
tạo nên mối quan hệ sâu rộng giữa phụ huynh và nhà trường.
Bên cạnh đó tôi còn gặp gỡ các em để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như

mong ước của các em. Xem các em mong muốn gì? Yêu thích gì? Ví dụ: Tôi gặp
em Trần Mai Anh – Lớp 7 em nói: “ Con muốn Liên Đội có thêm nhiều hoạt động
bổ ích, sôi nổi, nhiều cuộc thi cho chúng con hoạt động và thể hiện khả năng của
mình”. Để tạo cho các em có môi trường hoạt động phù hợp với tâm sinh lý, phù
hợp đặc điểm của nhà trường và để cho các phụ huynh thấy rõ hơn hoạt động Đội
trong nhà trường có ý nghĩa như thế nào. Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch công tác
Đội của năm học.
4. 3.Xây dựng kế hoạch công tác Đội
Sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch cho năm học giúp tôi liệt kê đầy đủ công
việc, các hoạt động phải tiến hành trong từng thời gian, mục tiêu tổng quát của
công tác Đội. Sau đó lập kế hoạch cho từng tuần, tháng, năm và từng công việc sao
cho các hoạt động được sắp xếp hợp lý nhất:
- Đảm bảo tính khoa học
- Đảm bảo tính thực tế
- Đảm bảo tính khả thi
Kế hoạch hoạt động của Liên Đội còn phải căn cứ vào:
- Mục tiêu, giá trị cốt lõi của nhà trường
- Nhiệm vụ kế hoạch tổng thể của nhà trường
- Nội dung chương trình hoạt động của HĐĐ Thị xã
- Nhu cầu nguyện vọng của Đội viên và tình hình thực tế của Liên Đội
- Đặc điểm tình hình của Địa phương
Ví dụ: Kế hoạch hoạt động tháng 12 – Tháng môi trường
7


Lấy tháng môi trường là kế hoạch hoạt động vì vậy mọi hoạt động được triển khai
sâu rộng đến học sinh, giáo viên, phụ huynh và các tổ chức môi trường cùng hợp
tác cùng một hoạt động nhưng các em có thể thể hiện ở lĩnh vực mình giỏi nhất mà
không cảm thấy nhàm chán.
TT


Công việc trọng tâm

Người thực hiện Thời gian

1

Phát động phong trào học tập tốt:

Tổng phụ trách,

Tháng 12

Trồng cây để tạo thành 1 cây thông lớn. BCH Liên, Chi
GVCN tặng cây cho học sinh có điểm tốt, Đội, GVCN
thực hiện tốt các nội quy nhà trường,
lớp..Học sinh mang cây dán vào đúng vị
trí lớp mình mỗi cây sẽ được tặng thêm 1
phiếu khen để mua hàng tại hội chợ mùa

2

xuân của nhà trường.
Rừng cây tại tiền sảnh

GV Mỹ thuật, 3/12

Nề nếp: Tiết kiệm và chia sẻ

BCH Liên Đội

Tổng phụ trách, Tháng 12

- Học sinh mang những quyển sách hay BCH Liên, Chi
đến thư viện nhà trường để chia sẻ thông Đội, GVCN
tin với bạn bè, tiết kiệm chi phí.
- Học sinh và phụ huynh cùng đóng góp
và làm mới những đồ dùng học tập, quần
áo không dùng đến nữa để chia sẻ trong
3

Hội chợ mùa xuân
Môn Mỹ thuật; Âm nhạc:

Các Chi Đội

- Làm thùng rác thông minh 1 chiếc/ Lớp

Tuần 3 tháng
12

- Thi vẽ tranh
- Sáng tác lời ca về môi trường trên giai
4

điệu có sẵn
Môn Ngữ văn:

Các Chi Đội

Tuần 2/12

8


- Viết thư về môi trường
5

6

Môn Tiếng Anh

GV tiếng anh,

Tuần 2/12

- Hùng biện về môi trường

Học sinh các Chi

Hội chợ mùa xuân

Đội
TPT; BCH Liên Tuần 4/12

- Học sinh mang những đồ dùng học tập, Đội phối hợp với
quần áo không dùng đến để trao đổi trong phụ huynh chuẩn
hội chợ. Các Chi đội có kế hoạch tập hợp bị đồ cũ ở nhà
đồ theo các tuần để gian hàng của lớp
7
8


9

mình phong phú
Phát thanh về môi trường

Đội phát thanh

1 lần/ tuấn; 4

Phối hợp với các tổ chức bên ngoài

Cán bộ Phường

lần/ tháng
Tháng 12

- Ban môi trường Phường

Giảng viên

- Giảng viên Đại học Nông lâm.
Tham quan

TPT, BGH, Học Tuần 4/12

Tham quan việc duy trì môi trường ở một

sinh xuất sắc

nhà máy gần nhất

Sau khi xây dựng được kế hoạch tôi trực tiếp gặp Ban giám hiệu nhà trường để
tham mưu và xin ý kiến chỉ đạo. Với một số hoạt động cần sự phối hợp với phụ
huynh, các tổ chức bên ngoài tôi gửi mail về kế hoạch mời họ tham gia ý tưởng để
hoàn thiện chương trình. Sau khi được duyệt chương trình tôi triển khai bằng văn
bản và trao đổi trong cuộc họp hội đồng đến tất cả giáo viên trong trường. Sau đó
họp mặt Ban Chỉ huy Liên, Chi Đội, Đội phát thanh, họp phụ huynh và các tổ chức
bên ngoài cùng hợp tác theo thời gian cụ thể. Với biện pháp này giúp cho các đồng
chí tổng phụ trách không bỏ sót công việc, xây dựng kế hoạch một cách khoa học
nhịp nhàng logic, không chồng chéo.
4. 4. Tham mưu phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường
Việc tham mưu tốt với Ban giám hiệu nhà trường,mọi hoạt động sẽ hiệu quả hơn
biến hoạt động Đội trở thành một mắt xích thống nhất trong chuỗi công việc của
9


nhà trường. Đề xuất, yêu cầu nhà trường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết
cho công tác Đội. Ví dụ: Phong trào tặng phiếu khen cho những học sinh có thành
tích trong học tập và rèn luyện. Hàng tuần học sinh may mắn sẽ nhận được giấy
công nhận chuyên hiệu tùy loại và một phiếu quà tặng ở nhà sách. Cuối năm học
sinh nào nhận được phiếu khen nhiều nhất sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt của
nhà trường vào lễ tổng kết năm học để nêu gương tốt cho học sinh toàn trường học
tập.
Sau khi được nhà trường đồng ý Tổng phụ trách sẽ phối hợp với hiệu trưởng nhà
trường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cụ thể cho Liên đội theo kế hoạch đã duyệt.
4.5. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn Liên đội
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn Liên Đội là khâu then chốt trong
toàn bộ chuỗi hoạt động của Đội. Vì vậy Tổng phụ trách phải kiên quyết chỉ đạo
thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu đề ra. Để chỉ đạo và thực hiện tốt trước hết:
- Cần vận động, tuyên truyền làm cho Đội viên hiểu biết, tin tưởng, phấn khởi và
tích cực thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.

- Tạo được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, các thầy cô chủ nhiệm. Để thực
hiện tốt tôi chú trọng các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, chỉ đạo hình thành được mối quan hệ hợp tác giữa Tổng phụ trách và
BCH Liên, Chi đội gây được niềm tin trong các em
- Tổ chức tốt các đợt thi đua, làm tốt công tác chỉ đạo điểm và nhân điển hình trên
cơ sở phát huy mạnh mẽ vai trò tự quản của từng Đội viên
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên kịp thời uốn nắn, khen, phê bình từng
Chi đội, Đội viên, Phụ trách Chi đội.
4.6. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Với suy nghĩ làm gì để toàn trường đều làm công tác Đội, các tổ chức ngoài nhà
trường cùng tham gia công tác Đội tôi đã trăn trở và muốn làm được phải:

10


- Xây dựng kế hoạch đồng bộ, toàn diện, các hoạt động linh hoạt, phong phú vừa
đáp ứng được nhiệm vụ của nhà trường, vừa hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục
tại địa phương.
- Tham mưu với BCH Đoàn Phường, Chi đoàn trường các hoạt động trong năm,
tháng đặc biệt là các hoạt động nhân các ngày lễ lớn để cùng giúp đỡ, chỉ đạo thực
hiện có kết quả.
- Vận động phụ huynh các em quan tâm, tạo điều kiện để các em được hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Gặp gỡ trao đổi với các trường Đại học như YTCC, Đại học sư phạm mời họ
cùng hợp tác nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng các loại hình hoạt động, đồng
thời kêu gọi được đầu tư về cơ sở vật chất về chuyên môn: Giao thông, kiểm lâm,
CLB Guitar… Nhờ đó thay vì áp các em vào cái có sẵn thì các em được học được
tham gia một cách thực tiễn, mới mẻ, gây được sự tò mò hứng thú trong các
em.Với những việc làm đó tôi đã làm cho các tổ chức trong và ngoài nhà trường
biết đến công tác Đội và bắt tay cùng giúp đỡ hoạt động Đội có hiệu quả

5. Kết quả đạt được:
Nhờ sự đổi mới đa dạng các hoạt động Đội, nỗ lực của BCH Liên Đội, sự quan tâm
của HĐĐ các cấp, quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự tham mưu và cố vấn của
các tổ chức bên trong và ngoài nhà trường, Liên đội trường THCS hoàn thành xuất
sắc những mục tiêu trọng tâm của công tác Đội trong năm 2014:
- Hội chợ mùa xuân mang đến thông điệp tiết kiệm và chia sẻ đã giúp đỡ nhiều bạn
nghèo có “ Tết yêu thương”, “ Hội trăng rằm” ý nghĩa.
- Thiết kế thùng rác thông minh với thông điệp bảo vệ môi trường rất ý nghĩa.
Triển khai và thực hiện tốt kế hoạch “ Nhà trường xanh – xây dựng nét văn minh
và thái độ thân thiện với môi trường”
- Tham quan thực tế giúp các em có cái nhìn thực tế về Văn hóa xã hội, rèn luyện
kĩ năng sống, kĩ năng thực hành cho các em.

11


- Thực hiện tốt văn hóa giao thông, biết yêu và gìn giữ nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc qua “ Em yêu làn điệu dân ca và văn học dân gian”
- Rèn kỹ năng làm chủ sân khấu, truyền đạt thông điệp Kính thầy mến bạn qua “
Mỗi tuần một câu chuyện” “ Giai điệu tuổi hồng”…
- Đẩy mạnh giáo dục truyền thống Việt Nam cho học sinh qua việc tổ chức thi gói
bánh trưng, viết câu đối, chơi các trò chơi dân gian, tìm hiểu lịch sử qua các trò
chơi. Tổ chức chăm sóc và sinh hoạt tại nghĩa trang liệt sĩ, đình làng kết hợp lồng
ghép trao và công nhận chuyên hiệu.
- Tổ chức hiệu quả phong trào “ Đọc là học” đã bước đầu xây dựng văn hóa đọc
trong học sinh. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động CLB học tập, sở
thích phát huy khả năng tư duy, năng khiếu của học sinh.
Từ các hoạt động được đổi mới và làm đa dạng hoạt động Đội ở trường THCS đã
thu được kết quả đáng mừng:
Thời gian


Tổng

số

Tháng 8/ 2014

Tháng 12/ 2014

Câu hỏi
học sinh
Không thích tham
676

200

12

gia các hoạt động
Thích tham gia các

676

396

96

hoạt động
Rất thích tham gia


676

80

568

các hoạt động
Nhìn vào kết quả khảo sát tháng 12 năm 2014 ta thấy chỉ còn 12 em không thích
tham gia số lượng giảm rõ rệt so với Tháng 8/ 2014 thay vào đó số lượng các em
thích và rất thích tham gia tăng lên cao so với Tháng 8/ 2014. Điều đó chứng minh
việc đa dạng và đổi mới các hoạt động đã thu hút được đông đảo các em tham gia
vào các hoạt động, đẩy các phong trào Đội hiệu quả hơn.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

12


6.1 Nhân lực: Đội viên Liên đội, giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám Hiệu, Chi hội
phụ huynh, Chi Đoàn thanh niên, các ban nghành Đoàn thể ngoài nhà trường, Cán
bộ chuyên môn, giảng viên Đại học kết hợp.
6.2 Trang thiết bị: Loa đài, sổ ghi chép.
6.3 Cơ sở vật chất: Kinh phí, bàn ghế, phông bạt…

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

13


Hoạt động Đội có một vị trí quan trọng trong trường THCS góp phần tích cực trong

việc giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập cho các
em mỗi khi đến trường.
Đổi mới Đa dạng các hoạt động Đội nhằm thu hút ngày càng nhiều đội viên nhi
đồng yêu thích tham gia. Đổi mới đa dạng làm các hoạt động trở lên phong phú,
sinh động, hấp dẫn nhiều màu sắc tạo nhiều cơ hội cho học sinh được thể hiện mình
và dần hoàn thiện bản thân. Mỗi một học sinh đều có một thế mạnh trong 8 loại
hình thông minh. Vì vậy, mục tiêu của tôi là tạo điều kiện thuận lợi cho các khả
năng vượt trội đó được phát triển tối đa thông qua việc đổi mới đa dạng các loại
hình hoạt động, đào tạo đặc biệt là hoạt động Đội. Được trải qua các hoạt động đa
dạng học sinh sẽ dần trở nên Tự tin – Năng động – Thông minh – Sáng tạo. Tạo
nên bước chuyển biến mới. Một không khí thi đua đầy hứng khởi ở các em học sinh
và toàn Liên đội. Nó giúp cán bộ Đội phát huy năng lực trước tập thể, các em học
sinh được rèn luyện tu dưỡng phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt,
cháu ngoan Bác Hồ. Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Tôi nhận thấy sáng kiến này có tác dụng rất tốt tới các hoạt động Đội của Liên Đội.
Kết quả hoạt động Đội năm 2014 có tiến bộ rất nhiều từ chỗ các em chỉ tham gia
thụ động vào các hoạt động thì nay các em đã biết lên kế hoạch và tổ chức các hoạt
động phong trào nâng cao dần về kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội
2. Khuyến nghị
Để góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động, thu hút đông đảo học sinh tôi xin
đưa ra một số đề xuất sau:
- Tổng phụ trách phải luôn tìm tòi đổi mới đa dạng các hoạt động nhằm tạo ra sân
chơi thực sự bổ ích cho các em.
- Hội đồng Đội cần đưa kế hoạch công tác tháng kịp thời tránh dập khuôn, chồng
chéo.
- Nhà trường và địa phương tạo điều kiện về kinh phí tổ chức các hoạt động

14



- Các hoạt động nên thực hiện linh hoạt theo kế hoạch, động viên khuyến khích kịp
thời các em trong quá trình tham gia các phong trào nhằm phát huy vai trò tự quản
của các em.
Trên đây là sáng kiến của tôi về việc đổi mới đa dạng trong việc xây dựng hoạt
động Đội, tôi đã áp dụng sáng kiến này trong năm học 2014-2015 và đã mang lại
hiệu quả rõ rệt. Tôi hy vọng với sáng kiến này sẽ góp phần tháo gỡ những vướng
mắc cho giáo viên Tổng phụ trách trong việc tổ chức các hoạt động Đội trong nhà
trường góp phần thúc đẩy phong trào hoạt động ngày một vững mạnh hơn.

MỤC LỤC
15


Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

4

1- Hoàn cảnh nảy sinh

4


2- Cơ sở lí luận

4

3-Thực trạng hoạt động Đội ở các Liên đội THCS

5

4- Các giải pháp, biện pháp thực hiện

5

5- Kết quả đạt được

11

6- Điều kiện để sáng kiến nhân rộng

13

Kết luận và khuyến nghị

14

1- Kết luận

14

2- Khuyến nghị


14

16



×