Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi của trường THCS trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.4 KB, 17 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
CỦA TRƯỜNG THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lĩnh vực: Quản lí

Năm học: 2014 - 2015
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1


1.Tên sáng kiến: Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng
học sinh giỏi của trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mười - Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 20/10/1975
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng Trường THCS Văn An
Điện thoại: 0982869345
4. Đồng tác giả: không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Văn An - Chí Linh Hải Dương.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Văn An - Chí Linh
- Hải Dương.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối tượng: Học sinh, giáo viên
- Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ áp dụng sáng kiến.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2010- 2011.



HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2


1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Sáng kiến được nảy sinh trong hoàn cảnh tôi được nhận nhiệm vụ quản
lý chuyên môn nhà trường. Khi đó, chất lượng học sinh giỏi của nhà trường
còn khiêm tốn so với mặt bằng của các trường trong huyện (nay là thị xã)
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Điều kiện áp dụng sáng kiến: Nhà trường THCS có nhân lực (quản lí,
giáo viên, học sinh) tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Sáng kiến được tôi áp dụng từ năm học 2010 – 2011 trong đơn vị nhà
trường.
3. Nội dung sáng kiến
Tôi trình bày Cơ sở lí luận của vấn đề để khẳng định nhân tài là nguồn
lực con người rất quan trọng ở mọi thời đại và vấn đề tôi nêu ra là thiết thực
đối với trường tôi nói riêng và tất cả các trường phổ thông nói chung.
Tiếp đó là phần Thực trạng của vấn đề nêu bật những khó khăn về đội
ngũ, về cách thức quản lí, và về chất lượng học sinh giỏi hiện có của nhà
trường.
Phần Các giải pháp, biện pháp thực hiện lần lượt trình bày các biện
pháp, giải pháp đã thực hiện, áp dụng có hiệu quả. Từ công tác lập kế hoạch
bồi dưỡng học sinh giỏi; công tác tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi;
bồi dưỡng đội ngũ; phân công đội ngũ bồi dưỡng đội tuyển phù hợp; chỉ đạo

việc tuyển chọn học sinh giỏi của giáo viên; xếp thời khóa biểu bồi dưỡng học
sinh giỏi; đáp ứng các điều kiện như tài liệu, sách tham khảo và các điều kiện
khác cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; tăng cường công tác kiểm tra
giám sát, đôn đốc việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi; tổ chức kiểm tra
đánh giá chất lượng đội tuyển hàng tháng; gắn liền kết quả bồi dưỡng học
sinh giỏi với công tác thi đua – khen thưởng.
Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến thể hiện rõ ở cách làm. Khả năng
áp dụng của sáng kiến là dễ dáng và khả thi. Lợi ích thiết thực của sáng kiến
đem lại được chứng tỏ bằng những số liệu cụ thể: học sinh giỏi năm sau cao
hơn năm trước của nhà trường.
3


4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Thực hiện sáng kiến này, nhà trường chúng tôi đã:
- Đưa được hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường thành
một hoạt động chuyên môn nề nếp và hiệu quả.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên được cải thiện đáng kể, theo đó chất
lượng học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước.
- Ban Giám Hiệu, đội ngũ giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đã rút ra được
một số kinh nghiệm để chỉ đạo, thực hiện công tác này cho nhiều năm tiếp
theo tốt hơn nữa.
5. Những đề xuất, kiến nghị
- Với nhà trường
- Với Phòng Giáo dục – Đào tạo thị xã

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4



Được nhận nhiệm vụ quản lí chuyên môn từ năm học 2008 – 2009, bản
thân tôi đã mất một khoảng thời gian là một năm học để duy trì và tìm hiểu
các cách thức chỉ đạo chuyên môn của người đi trước trong cơ sở giáo dục.
Tôi nhận thấy việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường đã được
quan tâm song cũng chỉ dừng lại ở việc phân công công việc cho giáo viên và
giao chỉ tiêu phải xếp thứ tự so với 20 trường trong huyện (nay là 19 trường
trong thị xã).
Tôi đã thực sự trăn trở về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà
trường vì tôi cho rằng: Chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường góp phần
rất lớn làm nên thương hiệu của nhà trường. Và tôi đã suy nghĩ nung nấu về
những vấn đề sau:
+ Đội ngũ giáo viên đang bồi dưỡng học sinh giỏi liệu đã thực sự xứng
tầm bồi dưỡng học sinh giỏi chưa hay chỉ là giáo viên đó dạy khối lớp nào thì
phân công bồi dưỡng khối lớp đó cho tiện?
+ Việc lựa chọn học sinh giỏi bài bản, khoa học, kĩ càng chưa hay
mạnh giáo viên nào giáo viên ấy nhận học sinh cho đội tuyển mình được phân
công?
+ Việc quản lí, theo dõi, đôn đốc hoạt động dạy- học đội tuyển học
sinh giỏi đã sát sao chưa hay phó mặc hoàn toàn cho giáo viên bồi dưỡng?
+ Ban giám hiệu đã tổ chức khảo sát học sinh giỏi được mấy lần trong
năm học?
Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn đổi mới, sáng tạo hơn so với
cách làm cũ và áp dụng thực sự những đổi mới của mình vào năm học 2010 –
2011 và hoàn thiện dần cho đến giai đoạn hiện nay.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1418 – 1499), đỗ tiến sĩ năm 1469, thành
viên trong Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập đã khẳng định “ Hiền
tài là nguyên khí quốc gia”. Câu nói này đến nay vẫn còn nguyên giá trị bởi
những người được coi là hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự

hưng vong của một triều đại hay của quốc gia, dân tộc.
5


Đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Bí thư trung ương Đảng đã từng nói:
" Nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở
việc tổ chức đào tạo nhân lực tốt”
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: "Không có nền, có gốc thì không
có cây cao bóng cả"
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và
công nghệ, giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Muốn trở thành người có tài phải có năng khiếu, có quá trình khổ luyện
song có năng khiếu cũng không trở thành tài năng được nếu không có quá
trình giáo dục, bồi dưỡng một cách khoa học.
Vì vậy, mỗi nhà trường phải có nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ trở thành
con người có tài, có đức kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước. Và nhiệm vụ
của mỗi thầy cô giáo, mỗi nhà trường phải kịp thời phát hiện và có kế hoạch
bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trở thành những học sinh giỏi.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, của cả nền giáo
dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được lĩnh hội hệ thống kiến thức
chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của bản thân
trong những môn học mà học sinh yêu thích hoặc có năng khiếu. Cũng thông
qua hoạt động này mà giáo viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của mình một cách tốt nhất.
Đề tài tôi chọn chắc chắn sẽ không phải là mới mẻ vì việc thi học sinh
giỏi đã có từ rất lâu rồi nhưng trong công tác chỉ đạo tôi đã có một số giải
pháp và áp dụng giải pháp thành công nên tôi xin được chia sẻ thông qua sáng
kiến: Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi của

Trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
3. Thực trạng của vấn đề
Việc Bồi dưỡng học sinh giỏi và áp lực bồi dưỡng học sinh giỏi khiến
không ít giáo viên ngại thậm chí sợ công việc này: sợ phải dày công, sợ thiếu
6


kiến thức, sợ học sinh không nhiệt tình (đặc biệt là môn ít tiết), sợ không đạt
chỉ tiêu giao, sợ ảnh hưởng việc học tập đến môn khác của học sinh đặc biệt
là ảnh hưởng kết quả thi THPT (với lớp 9),…
Giáo viên dạy bồi dưỡng phải tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu trong
mênh mông kiến thức của bộ môn. Gần đây, trong chương trình bồi dưỡng hè
(hè 2012 -2013) Phòng giáo dục có tổ chức chuyên đề thảo luận bồi dưỡng
học sinh giỏi nhưng cũng chỉ được bộ môn Toán 8 và chương trình cũng cơ
bản chỉ nằm trong cuốn “Nâng cao và phát triển Toán 8” còn các môn học
khác hầu như chưa có sự hợp tác, giao lưu giữa các giáo viên bồi dưỡng trong
đơn vị thị xã. Hơn nữa, đa số giáo viên bồi dưỡng vẫn phải đảm nhiệm nhiều
công tác chuyên môn khác thậm chí cả chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn,…
Có một thực trạng nữa là còn một số giáo viên không đáp ứng được yêu
cầu bồi dưỡng học sinh giỏi. Chẳng hạn trường tôi có 05 đồng chí giáo viên
dạy Toán thì chỉ có 02 đồng chí có trình độ chuyên môn cứng cáp còn lại đa
số là hợp đồng, mới ra trường hoặc gốc đào tạo không bài bản nhưng phải
đảm nhiệm 03 đội tuyển Toán (lớp 6,7, 8) và 01 đội tuyển Casio 8. Vậy phân
công thế nào? Bồi dưỡng đội ngũ ra sao?
Phương pháp học của nhiều học sinh trong các đội tuyển vẫn còn thụ
động, còn trông chờ lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp trong mỗi tiết
học mà chưa chủ động tự tìm hiểu, thậm chí còn một số em giáo viên giao bài
tập nhưng không hoàn thành được.
Nhiều phụ huynh học sinh không muốn cho con học những môn họ cho
là phụ như: Sử, Địa, Sinh mà nhất thiết phải vào đội Toán, Tiếng Anh thì mới

cho con theo học. Có phụ huynh thì e ngại con em mình học không được toàn
diện, trở thành gà nòi.
Trong mặt bằng giáo dục của thị xã hiện nay có sự không đồng đều về
chất lượng giáo dục giữa khu vực trung tâm và khu vực nông thôn. Học sinh ở
vùng nông thôn như nhà trường chúng tôi phụ huynh học sinh phó mặc hoàn
toàn cho nhà trường kể cả tài liêu, sách tham khảo đến giấy nháp cho đội
tuyển học sinh giỏi hầu như giáo viên cũng phải lo.
7


4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1 Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Đầu mỗi năm học tôi tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể, dài hạn cho
cả 01 năm học và có ngầm tính toán đến sự kế thừa cho những năm sau (3-4
năm sau). Dựa vào đặc diểm tình hình nhà trường (mặt mạnh, mặt yếu cuả
các yếu tố: đội ngũ giáo viên, học sinh, tình tình cơ sở vật chất, tài chính,...)
để lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi một cách sát hợp, khả thi.
Trong kế hoạch thể hiện được chỉ tiêu phấn đấu một cách cụ thể rõ ràng
đến từng đội tuyển thậm chí đến từng em học sinh. Sau đó chỉ rõ biện pháp để
đạt được mục tiêu ấy. Biện pháp phải được bổ sung và cụ thể hóa trong từng
tuần, từng tháng chứ không phải là lí thuyết chung chung.
Hàng tháng có kế hoạch khảo sát đội tuyển niêm yết công khai trên
bảng niêm yết các hồ sơ hành chính của nhà trường để các giáo viên và học
sinh nắm được mà chuẩn bị tinh thần cho công việc kiểm tra, sàng lọc học
sinh đội tuyển.
4.2 Công tác tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi
4.2.1 Trước tiên phải bồi dưỡng đội ngũ
Như tôi đã trình bày trong phần “Thực trạng của vấn đề” là năng lực
đội ngũ cũng là vấn đề khiến tôi phải suy nghĩ tính toán rất nhiều. Không phải
giáo viên nào cũng đủ trình độ bồi dưỡng trong khi nhà trường cần đến 14 đội

tuyển học sinh giỏi các môn (lớp 6,7,8) chưa kể vẫn phải quan tâm bồi dưỡng
những học sinh lớp 9 được gọi vào đội truyển học tại Chu Văn An. Vậy
không còn cách nào khác là phải bồi dưỡng đội ngũ bằng cách:
- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện phẩm chất
đạo đức cho đội ngũ giáo viên.
- Tăng cường kỉ cương, nề nếp chuyên môn, tăng cường pháp luật và
pháp chế trong quản lý giáo dục. Các chuyên đề dạy đội tuyển phải được giáo
viên nghiên cứu; chuẩn bị các tài liệu, giáo án đầy đủ và duyệt trước khi lên
lớp.
8


- Chỉ đạo sát sao các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn: đi sâu vào
những vấn đề cụ thể của chương trình, bài học, phương pháp, trao đổi kinh
nghiệm,...
- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
+ Bồi dưỡng ngắn hạn: tập huấn.
+Bồi dưỡng tập trung: cử đi học nâng chuẩn.
+Bồi dưỡng theo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học
+ Chú trọng khâu dự giờ thăm lớp của các giáo viên cùng nhóm chuyên
môn.
+ Tu sửa hệ thống máy tính, wi – fi tại trường để giáo viên thường
xuyên tham khảo các đề thi từ các trường khác, các năm trước và khai thác từ
Internet một cách có chọn lọc phù hợp với năng lực học sinh.
- Thông thường tôi bố trí đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng suốt 4 năm
để nắm toàn bộ chương trình toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài,
chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học
sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tuy lực lượng giáo viên không
hùng hậu song vẫn phải cân nhắc kĩ càng để phân công bồi dưỡng các đội

tuyển phù hợp.
-Thực hiện tốt mọi chế độ chính sách đối với giáo viên; đáp ứng nhu
cầu chính đáng của giáo viên.
- Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường.
4.2.2 Phân công đội ngũ bồi dưỡng phù hợp
Tôi phân công dựa vào các tiêu chí sau:
- Có gốc đào tạo chuẩn: thường là CĐSP Hải Dương hoặc ĐHSP chính
quy.
- Nhiệt tình, chịu khó, trách nhiệm : Nếu có gốc mà chểnh mảng không
chịu đào sâu tìm hiểu, học hỏi và sát sao với học sinh cũng không được.
- Là giáo viên giỏi cấp trường trở lên
9


- Giáo viên giảng dạy ở những môn thi học sinh giỏi đa số được bố trí
giảng dạy theo học sinh đến hết khóa học.
Tuy nhiên, có một thực tế là phân công theo tiêu chí trên thì có giáo
viên phải bồi dưỡng đến 2 đội tuyển, có giáo viên lại không bồi dưỡng đội
tuyển nào. Song, do làm tốt công tác tư tưởng nên giáo viên trường tôi không
có sự suy bì, họ nhận thức được bồi dưỡng học sinh giỏi là vinh dự và có
nhiều cơ hội thể hiện mình, còn giáo viên không được bồi dưỡng cũng phải tự
cố gắng hoàn thiện bản thân.
4.2.3.Chỉ đạo việc tuyển chọn học sinh giỏi của giáo viên
Rút kinh nghiệm cách quản lí trước đây, tôi không thể để cho giáo viên
tự nhận, tự giành học sinh giỏi với đồng nghiệp mà Ban Giám hiệu phải trực
tiếp chỉ đạo cụ thể, sát sao việc tuyển chọn học sinh cho các đội tuyển:
- Lập danh sách sơ tuyển học sinh gồm: những học sinh có kết quả giỏi
của từng môn học của năm học trước và những học sinh nộp đơn xin vào đội
tuyển.
- Chuyển danh sách sơ tuyển đến giáo viên phụ trách từng đội tuyển và

tất cả giáo viên dạy đội tuyển của khối để giáo viên tìm hiểu học sinh, trao đổi
bàn bạc lẫn nhau.
- Tổ chức thi chọn học sinh giỏi, lấy điểm từ cao xuống thấp với số
lượng 5 đến 10 em trong một đội tuyển.
- Những học sinh không trúng tuyển vòng thi chọn nếu có nguyện vọng
thiết tha và yêu thích bộ môn vẫn tiếp tục được theo học và tham gia các đợt
sàng lọc tiếp theo.
4.2.4. Xếp thời khóa biểu bồi dưỡng học sinh giỏi
Thời khóa biểu là phần thời gian “cứng” mà Ban Giám hiệu yêu cầu
giáo viên thực hiện nhằm quản lí hoạt động bồi dưỡng một cách sát sao song
nếu giáo viên đề xuất tăng thêm thời gian bồi dưỡng hợp lí, Ban giám hiệu
vẫn có thể để giáo viên bồi dưỡng thêm.
Không những thế, việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ thực
hiện ở các buổi bồi dưỡng riêng cho các đội tuyển, mà phải được chú ý trong
10


mỗi lớp học đặc biệt ở các lớp định hướng. Muốn vậy ngay trong mỗi tiết
chính khóa, giáo viên phải yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của
chương trình, vì nó là gốc của mọi kiến thức, ngoài ra, tùy theo trình độ tiếp
thu của học sinh mà giáo viên yêu cầu riêng thích hợp cho những cá nhân học
sinh của đội tuyển.
4.2.5. Đáp ứngcác điều kiện như tài liệu, sách tham khảo và các điều
kiện khác cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Có phòng học dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi
- Cấp kinh phí pho to tài liệu
- Tổ chức cho giáo viên đến các nhà sách lớn tìm tài liệu tham khảo
- Trang bị phòng có máy tính, kết nối wi – fi cho giáo viên dạy học sinh
giỏi (đặc biệt là giáo viên dạy đội tuyển tiếng Anh)
4.3 Công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc việc bồi dưỡng đội tuyển

Tôi vẫn luôn mong muốn xây dựng tập thể sư phạm biết tôn trọng kỉ
cương nhưng đến trường làm việc với tâm thế vui vẻ, phấn khởi, thoải mái;
mọi cán bộ giáo viên đều vì tự giác, tự trọng mà hăng say làm việc có hiệu
quả. Song không vì thế mà dẫn đến những sai lầm trong quản lý giáo dục như:
thiếu tinh thần trách nhiệm, quản lý một cách hình thức, buông lỏng kỷ cương
chuyên môn.
Nên tôi đã:
- Kiểm tra giáo án đội tuyển kĩ càng, những môn trái chuyên môn tôi
yêu cầu nhóm trưởng bộ môn kiểm tra.
- Kiểm tra việc dạy đội tuyển theo thời khóa biểu hàng buổi, có theo
dõi sĩ số.
- Thường xuyên lấy ý kiến phản ánh của học sinh giỏi về quá trình dạy
và học của các đội tuyển.
- Tăng cường việc dự giờ đột xuất để đánh giá đúng thực trạng giảng
dạy của giáo viên và tinh thần học của học sinh đội tuyển.
4.4 Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng đội tuyển
11


Từ năm học 2011 - 2012 đến năm học này tôi đã duy trì tiến hành kế
hoạch khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi định kì theo tháng với quy
trình như sau:
- Lập kế hoạch khảo sát học sinh giỏi, niêm yết công khai trên bảng
niêm yết cho giáo viên và học sinh được biết.
- Tiến hành tổ chức khảo sát học sinh giỏi lấy đề theo đánh giá ngoài,
học sinh các trường ngoài có nhu cầu giao lưu sẽ cho thi giao lưu đặc biệt là
học sinh THCS Phả Lại và học sinh THCS Chu Văn An.
- Phân công giáo viên chấm không phải là giáo viên dạy đội tuyển.
- Lên điểm, công bố điểm trên bảng niêm yết, dưới cờ và các phiên
họp chuyên môn. Ban chuyên môn nhà trường và các giáo viên dạy đều có

bảng theo dõi kết quả các đợt thi của học sinh trong kế hoạch bồi dưỡng để
làm cơ sở bồi dưỡng cụ thể từng học sinh và sàng lọc, tuyển chọ học sinh đi
thi các cấp cao hơn cấp trường.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt thi, cho cán bộ giáo viên đóng góp
ý kiến và đưa ra những biện pháp mới phù hợp.
- Khen thưởng cho học sinh điểm cao (điểm 7 trở lên)
Từ kết quả khảo sát hàng tháng mà:
- Học sinh được rèn luyện tâm lí, kĩ năng, bổ sung thêm kiến thức, làm
quen với các dạng đề, dạng bài,...
- Giáo viên trực tiếp dạy tham khảo được đề mới, biết học sinh mình
còn khiếm khuyết ở đâu để bổ sung cho học sinh.
- Ban Giám hiệu có được đánh giá chính xác về kết quả dạy và học của
mỗi đội tuyển để kịp thời có những điều chỉnh, các giải pháp phù hợp trong
việc chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đặc biệt tôi nhận thấy việc khảo sát theo tháng như vậy khiến học
sinh và giáo viên có tinh thần cố gắng hơn rất nhiều trong việc ôn luyện.
4.5 Gắn liền kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi với công tác thi đua –
khen thưởng.
12


Tôi nhận thức rằng, người quản lý cần làm tốt công tác thi đua khen
thưởng, và tuyên dương khen thưởng cho các cá nhân, đội tuyển có thành tích
cao tạo động lực thúc đẩy việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
- Xây dựng khung bậc khen thưởng rõ ràng, chi tiết và thông qua trong
Hội nghị viên chức đầu năm để tất cả cán bộ giáo viên của nhà trường nắm
được.
- Sau mỗi đợt thi theo tháng, học sinh đạt điểm 5 trở lên được giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tuyên dương ngay trước tập thể lớp. Nhà trường
tuyên dương trước toàn trường và khen thưởng các em đạt giải cao (điểm 7

trở lên). Đội thiếu niên tiền phong khen ngợi trong các buổi phát tin tuyên
truyền măng non, các buổi sinh hoạt tập thể và Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Cuối năm học, học sinh đi thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh có giải
hoặc được công nhận giỏi và giáo viên có học sinh giỏi được nhà trường tổ
chức phát thưởng long trọng trước cấp trên, lãnh đạo chính quyền địa phương
và trước đông đảo cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường trong buổi
tổng kết năm học.
- Cuối năm, nhà trường đề nghị Hội khuyến học phường phát thưởng
cho học sinh giỏi, giáo viên có học sinh giỏi vào dịp khai bút đầu xuân của
phường.
- Những giáo viên có thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ
được cộng điểm thi đua cuối năm làm cơ sở xét danh hiệu thi đua và làm một
trong những cơ sở cho các đợt nâng lương sớm.
5. Kết quả đạt được
Bằng những đổi mới và nỗ lực của bản thân cũng như của tập thể cán
bộ giáo viên nhà trường, chất lượng học sinh giỏi trường tôi có những chuyển
biến khá tích cực. Nếu năm học 2009- 2010 trở về trước đa số học sinh giỏi
không có em nào hoặc chỉ có 1-2 em đội Sử hoặc Ngữ văn lọt vào vòng trong
và thứ hạng luôn ở tốp cuối thì:
Năm học

Học sinh giỏi

Học sinh giỏi

Xếp thứ

Ghi
13



cấp tỉnh

cấp thị xã

toàn đoàn

chú

(cấp thị)
2010 -2011

02 giải Khuyến 5 học sinh giỏi

Chỉ thi
lớp 9

2011 -2012

khích
03 giải Khuyến -Lớp 8: 01 giải Nhất;
khích

01 giải Ba; 02 học
sinh giỏi
-Lớp

2012 -2013

02 giải Ba


7/19

6,7: 02 giải 13/19

Khuyến khích
-Lớp 8: 01 giải Nhì, 10/19
04 giải Khuyến khích
-Lớp 6,7: 01 giải Nhì, 3/19
02 giải Ba, 04 giải

01 giải Nhì, 02
giải Khuyến
khích
2013 -2014

Khuyến khích
-Lớp 8: 02 giải Nhì, 7/19
02
giải
Khuyến
khích; 10 em được
tiếp tục tham gia học
đội tuyển.
-Lớp 6,7: 02 giải 3/19
Khuyến khích
10 em đạt điểm 5 trở
lên ở các đội tuyển.

Từ những chuyển biến trên, tôi sẽ kiên định thực hiện đồng bộ các giải

pháp đã nêu, đặc biệt là khâu thi khảo sát đội tuyển hàng tháng để thúc đẩy sự
vào cuộc nhiệt tình của giáo viên và học sinh các đội tuyển.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
- Để sáng kiến được nhân rộng tôi thiết nghĩ:
+ Về nhân lực: Phải có nguồn lực đội ngũ giáo viên tốt: trình độ vững
vàng chưa đủ mà còn phải có lòng nhiệt tình, say mê và ý thức trách nhiệm
cao với công việc được giao.
14


+ Về cơ sở vật chất: Phải có những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho
từng môn học, có tài liệu, sách tham khảo, Internet,...
+ Phải có sự giao lưu, học hỏi, hợp tác giữa các đơn vị nhà trường
trong và ngoài thị xã.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện “Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng học
sinh giỏi của Trường THCS trong giai đoạn hiện nay”, chúng tôi đã:
15


- Đưa được hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường thành
một hoạt động chuyên môn nề nếp và hiệu quả. Các giáo viên thi đua nhau
trong công tác bồi dưỡng và rất phấn khởi khi đạt được kết quả cao, được các
cấp đọng viên khen thưởng.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên được cải thiện đáng kể, theo đó chất
lượng học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước.
- Ban Giám Hiệu, đội ngũ giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đã rút ra được
một số kinh nghiệm để chỉ đạo, thực hiện công tác này cho nhiều năm tiếp

theo tốt hơn nữa.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn một vài điểm bỏ ngỏ, đó là:
- Chưa xây dựng được bộ chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi chung
cho các khối lớp. Giáo viên vẫn hoạt động độc lập, sự hỗ trợ, tập trung trí tuệ
của cả tập thể chưa thật cao.
- Chúng tôi đã gắn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với công tác thi
đua - khen thưởng nhưng chưa thưởng cho học sinh giỏi, giáo viên giỏi những
chuyến đi học tập tham quan điển hình tiên tiến hay tham quan du lịch.
2. Khuyến nghị
Đối với nhà trường:
- Bổ sung, nâng cấp các phòng học, khu Hiệu bộ
- Mua đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang bị đầy đủ máy
tính nối mạng Internet để giáo viên tham khảo, cập nhật thông tin.
- Tiếp tục tổ chức nhiều sân chơi tìm hiểu về các kiến thức các môn
học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoại khóa “Rung chuông
vàng”.
- Tăng mức động viên khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành
tích cao trong giảng dạy học tập.Tổ chức cho học sinh giỏi, giáo viên giỏi
những chuyến đi học tập tham quan điển hình tiên tiến hay tham quan du lịch.
Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo:
- Nên tổ chức nhiều chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn
học một cách quy mô và bài bản.
16


Trên đây là Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng học
sinh giỏi của Trường THCS trong giai đoạn hiện nay, rất mong được bạn bè
đồng nghiệp đóng góp, bổ sung ý kiến.

17




×