Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.7 KB, 29 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến:Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 2.
3. Tác giả:
Họ và tên: TRỊNH THỊ XUYẾN

Nữ

Sinh ngày : 12/ 02/ 1968.
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm - Khoa Tiểu học.
Chức vụ đơn vị công tác:
Tổ trưởng chuyên môn tổ 2 & 3, Trường Tiểu học Phả Lại 1.
Điện thoại: 0168 716 4492.
4.Đồng tác giả:
5. Chủ đầu tư sáng kiến: Trường Tiểu học Phả Lại 1.
Điện thoại CQ: 0320 3881 327
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:Trường Tiểu học Phả Lại 1.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Các đồng chí giáo viên trực tiếp dạy lớp 2.
Phương tiện dạy học.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 – 2015.

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

4




TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Như chúng ta đã biết ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan
trọng.
Như vậy tiếng “Mẹ đẻ” đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những
phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm
vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếng việt là môn học trung tâm ở bậc Tiểu
học, có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh thông
qua bốn dạng hoạt động: Nghe – Nói - Đọc - Viết.
Trong đó Chính tả là một trong những phân môn quan trọng vào bậc nhất của
bộ môn Tiếng Việt. Chính tả là toàn bộ các quy tắc, quy định về cách viết các đơn
vị từ ngữ như cách viết hoa, viết tên riêng, cách viết dấu câu…Chính tả là những
quy định mang tính xã hội có tính chất bắt buộc và thống nhất trong cả nước,
không cho phép sáng tạo của cá nhân trong chữ viết. Chính tả giúp người viết,
người đọc dễ hiểu nội dung văn bản như nhau, bảo đảm tính thống nhất trong nội
bộ chữ viết, duy trì công cụ bảo trợ, mở rộng phạm vi giao tiếp làm tăng khả năng
biểu đạt cho ngôn ngữ. Chính tả đi kèm với chữ viết là yêu cầu tất yếu của ngôn
ngữ có chữ viết.
Ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí, vai trò quan trọng trong giai
đoạn học tập đầu tiên của trẻ, bởi nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói
quen viết đúng chính tả, góp phần giúp các em đọc thông, viết thạo. Như vậy nó
là một phân môn có tính chất công cụ, có ý nghĩa quan trọng đối với việc học tập
môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chính vì vậy mà nó được bố trí thành một
phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng.
Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( luyện tập chính tả gắn
liền với việc phát âm, củng cố nghĩa của từ ) và phát triển tư duy cho học sinh
( như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ,…).
Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách

con người mới. Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc
như: tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng, tinh
thần trách nhiệm.
Dạy học Chính tả ở Tiểu học là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì kĩ năng
5


Chính tả thực sự cần thiết với mọi người chứ không chỉ đối với học sinh Tiểu học,
vì khi đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở hiểu đúng nội
dung văn bản đó. Còn trái lại, nếu đọc một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả,
người đọc sẽ khó nắm bắt về nội dung và có thể hiểu sai, hiểu không đầy đủ về
văn bản.Do đó trong luật phổ cập giáo dục đã ban hành có nêu: “ Giáo dục Tiểu
học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng Nghe – Nói - Đọc - Viết. ”
Do vậy nhiệm vụ của giáo viên dạy cho học sinh viết đúng chính tả là
nhiệm vụ quan trọng trong dạy học.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng
Điều kiện áp dụng: Dạy học sinh viết đúng chính tả.
Thời gian áp dụng: Năm học 2014 - 2015
Đối tượng áp dụng: Giáo viên, học sinh lớp 2 trong trường Tiểu học.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Xuất phát từ thực tế trong dạy học, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao học sinh
hay viết sai chính tả.Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tối ưu việc viết sai
chính tả của học sinh để đạt hiệu quả cao nhất.Tìm hiểu nội dung chương trình
sách giáo khoa, sách thiết kế bài soạn. Điều tra thực tế: dự giờ thăm lớp. Khảo sát.
3.2.Khả năng áp dụng sáng kiến
Các giải pháp tôi đưa ra có tính khả thi cao, dễ áp dụng và phù hợp với điều
kiện của các lớp 2 nói riêng và các lớp ở tiểu học nói chung.
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến
Các giải pháp tôi đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học sinh

viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2, tích cực vận dụng thường xuyên trong mỗi
bài dạy thì sẽ mang lại lợi ích thiết thực.
Góp phần giúp học sinh giảm bớt viết sai chính tả và học tốt các môn học
khác như viết Tập làm văn, Luyện từ và câu, viết lời giải toán...
6


4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Do điều kiện về thời gian có hạn, với mong muốn nâng cao hơn nữa chất
lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2, tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu về
một số giải pháp giúp học sinh viết đúng chính tả với phụ âm l/n, ch/tr, s/x. Sáng
kiến được áp dụng sẽ giúp học sinh viết đúng chính tả hơn và học tốt hơn các môn
học khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
5.Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Các giải pháp tôi đưa ra là phù hợp và mang tính khả thi cao, song để sáng
kiến được nhân rộng và áp dụng được với tất cả học sinh lớp 2 nói riêng và học
sinh trong trường tiểu học nói chung, cần có những giáo viên nhiệt tình, say mê
nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các phương pháp và phương tiện dạy học.Học
sinh có đủ sách vở và đồ dùng học tập.

7


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1.Lí do chọn vấn đề của sáng kiến
Như chúng ta đã biết Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng ở bậc
Tiểu học, bởi lẽ: “ Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó
duy nhất qua phương tiện tiếng Mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao xung quanh đứa
trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua công cụ này.” ( K.Au sin x.ki )

Tiếng “Mẹ đẻ” đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất
quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ
thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt là môn học trung tâm ở bậc Tiểu học, có
nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh thông qua bốn
dạng hoạt động: Nghe - Nói - Đọc - Viết và được học ở các phân môn: Tập đọc,
Chính tả, Luyện từ và câu,Tập viết, Tập làm văn, kể chuyện. Trong đó Chính tả là
một trong những phân môn quan trọng vào bậc nhất của bộ môn Tiếng Việt.Do
vậy cần phải rèn cho học sinh viết đúng chính tả ngay từ bậc học Tiểu học là
nhiệm vụ hàng đầu đối với người giáo viên.
1.2 Cơ sở thực tiễn của sáng kiến
Trong thực tế giảng dạy phân môn Chính tả theo chương trình sách giáo khoa
ở Tiểu học, nhìn chung giáo viên cũng đã tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch
bài dạy một giờ Chính tả. Song cũng có giáo viên còn xác định không đúng mục
tiêu, vị trí và nhiệm vụ của phân môn Chính tả nên dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa
cao. Khi dạy giờ Chính tả, nhiều giáo viên chỉ chú ý đến phần chính tả đoạn, bài
chỉ đọc cho học sinh viết và chú trọng việc rèn kĩ thuật chữ chưa chú ý đến việc
viết đúng của học sinh và chưa chú rèn cho học sinh viết đúng chính tả qua phần
bài tập âm, vần. Khi dạy đến phần này giáo viên thường cho học sinh tự làm bài
tập rồi gọi 2,3 em trình bày kết quả, không khái quát nghĩa các từ so sánh phân
biệt mà đi vào cụ thể từng từ nên dẫn đến hiện tượng phát âm và viết chữ lẫn lộn
giữa l/n, ch/tr, s/x còn khá phổ biến ở học sinh.
Thực trạng các bài viết của học sinh ( nhất là các bài tập làm văn) còn mất
nhiều lỗi chính tả, hầu hết do phát âm còn nhầm lẫn l/n, ch/tr, s/x nên khi viết
8


Chính tả các em còn mắc nhiều lỗi ở phụ âm đầu l/n, ch/tr, s/x. Nguyên nhân
chính của những hạn chế này là do giáo viên chưa có biện pháp thiết thực nhằm
giúp học sinh khắc phục việc mắc lỗi này khi dạy phân môn Chính tả. Có giáo
viên cho rằng:“Dù phát âm sai âm tiết l hay n,ch hay tr, s hay x thì cũng không

gây trở ngại cho việc hiểu nghĩa của từ”. Điều đó chứng tỏ ý thức sửa lỗi phát âm,
viết đúng chính tả của họ chưa tự giác, chưa tích cực và kết quả đạt được trên
thực tế chưa bền chắc.
Đồng thời do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương nên người Hải Dương
thường nói, viết chưa chuẩn phụ âm l/n, ch/tr, s/x.
Trước thực trạng trên là một giáo viên nhiều năm liền được nhà trường phân
công làm tổ trưởng phụ trách chuyên môn khối 2 + 3, là giáo viên trực tiếp giảng
dạy lớp hai, bản thân tôi xác định được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của phân môn
Chính tả là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của những người làm công tác
giáo dục, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo dạy học ở trường Tiểu học từ nhiều
năm nay, nhất là các lớp đầu của bậc Tiểu học.Đồng thời qua thực tế giảng dạy tôi
thấy nhiều học sinh còn đọc, viết chưa chuẩn âm đầu l/n, ch/tr, s/x. Việc dạy học
sinh viết đúng chính tả là vấn đề tôi luôn tìm tòi và nghiên cứu, để tìm ra những
những giải pháp tối ưu, giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và nhớ lâu,
góp phần nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh.
Đó cũng là niềm say mê nghiên cứu của bản thân trong quá trình giảng dạy
Tiếng Việt ở Tiểu học. Với toàn bộ những lý do trên .Đặc biệt năm học này ở lớp
tôi chủ nhiệm học sinh còn viết sai nhiều lỗi chính tả về các phụ âm đầu l/n, ch/tr,
s/x. Nên tôi quyết định viết sáng kiến :
“ Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”
1.3. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến
Nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giảng dạy Chính tả, từ đó
tìm ra biện pháp tích cực nhất giúp giáo viên và học sinh lớp 2 khắc phục những
hạn chế khi viết Chính tả cặp phụ âm l/n, ch/tr, s/x đạt hiệu quả, đồng thời đạt
hiệu quả thiết thực cho công tác giảng dạy của bản thân, làm sao để trong năm
học này các em học sinh hạn chế được những lỗi trên, đưa chất lượng dạy và học
đạt hiệu quả giờ dạy cao hơn.
1.4. Nhiệm vụ nghên cứu
9



- Nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học Chính tả.
- Nghiên cứu thực trạng dạy - học về Chính tả, lỗi viết sai l/n, ch/tr, s/x.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng âm đầu l/n, ch/tr, s/x.
- Đánh giá kết quả thực hiện.
- Khẳng định tính khả thi của đề tài.
1.5.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này,tôi nghiên cứu trình bày một số biện pháp nâng cao
chất lượng viết đúng phụ âm đầu l/n, ch/tr, s/x. cho học sinh lớp 2.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp và ứng dụng lí luận.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp dự giờ khảo sát,thống kê, phân loại.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp đánh giá tổng kết.
- Một số phương pháp khác.
2.Cơ sở lý luận của vấn đề:
Như chúng ta đã biết, chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học yêu cầu dạy cả
4 kỹ năng sử dụng: Nghe - Nói - Đọc - Viết, dạy cả hai dạng ngôn ngữ: Ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Chương trình lưu ý dạy hai kỹ năng nghe và nói trong cả hai hình thức: độc
thoại và hội thoại. Mặt khác, chương trình yêu cầu khi dạy các kỹ năng đọc và
viết tập trung vào yêu cầu dạy đọc đúng, đọc hay, viết đúng, viết đẹp. Kỹ năng
đọc, viết được dạy song song với kỹ năng nghe, nói nhưng kỹ năng đọc - viết vẫn
là trọng tâm của chương trình.
Việc nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt qua 4 kỹ năng: Nghe - Nói Đọc - Viết trong công tác dạy, học ở nhà trường Tiểu học là hết sức cần thiết.
10



Cùng với các môn khoa học khác, môn Tiếng Việt giúp học sinh chiếm lĩnh tri
thức khoa học xã hội một cách dễ dàng, giúp các em hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển con người toàn năng. Ngoài ra, còn
góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn.Song Chính tả là một
trong những phân môn quan trọng vào bậc nhất của bộ môn Tiếng Việt. Chính tả
là toàn bộ các quy tắc, quy định về cách viết các đơn vị từ ngữ như cách viết hoa,
viết tên riêng, cách viết dấu câu…Chính tả là những quy định mang tính xã hội có
tính chất bắt buộc và thống nhất trong cả nước, không cho phép sáng tạo của cá
nhân trong chữ viết. Chính tả giúp người viết, người đọc dễ hiểu nội dung văn bản
như nhau, bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ chữ viết, duy trì công cụ bảo trợ,
mở rộng phạm vi giao tiếp làm tăng khả năng biểu đạt cho ngôn ngữ. Chính tả đi
kèm với chữ viết là yêu cầu tất yếu của ngôn ngữ có chữ viết.
Việc dạy chính tả trong nhà trường là giúp học sinh nắm vững các quy tắc
chính tả Tiếng Việt để viết đúng chính tả, qua đó rèn luyện thói quen năng lực
chính tả và đạt đến trình độ kĩ xảo chính tả.
Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là phát âm như thế nào thì viết
như thế ấy, viết như thế nào thì đọc như thế ấy.Nếu phát âm không chuẩn ( do hạn
chế cách phát âm của các vùng địa phương, các dân tộc thiểu số nói Tiếng Việt,
người nước ngoài nói Tiếng Việt…) thì sẽ viết sai chữ và ngược lại viết chữ sai sẽ
đọc và hiểu sai nghĩa.
Ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí, vai trò quan trọng trong
giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ, bởi nó giúp học sinh hình thành năng lực và
thói quen viết đúng chính tả, góp phần giúp các em đọc thông, viết thạo. Như vậy
nó là một phân môn có tính chất công cụ, có ý nghĩa quan trọng đối với việc học
tập môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chính vì vậy mà nó được bố trí thành
một phân môn độc lập ( thuộc môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng.
Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( luyện tập chính tả gắn
liền với việc phát âm, củng cố nghĩa của từ ) và phát triển tư duy cho học sinh

11


( như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ,…).
Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách
con người mới. Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc
như: tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng, tinh
thần trách nhiệm,….
Dạy học Chính tả ở Tiểu học là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì kĩ
năng Chính tả thực sự cần thiết với mọi người chứ không chỉ đối với học sinh
Tiểu học, vì khi đọc một văn bản được viết đúng Chính tả, người đọc có cơ sở
hiểu đúng nội dung văn bản đó. Còn trái lại, nếu đọc một văn bản mắc nhiều sai
sót về Chính tả, người đọc sẽ khó nắm bắt về nội dung và có thể hiểu sai, hiểu
không đầy đủ về văn bản.Do đó trong luật phổ cập giáo dục đã ban hành có nêu: “
Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng Nghe – Nói Đọc - Viết.”
Trong thực tế giảng dạy phân môn Chính tả theo chương trình sách giáo
khoa ở Tiểu học, nhìn chung giáo viên cũng đã tổ chức thực hiện hoàn thành kế
hoạch bài dạy một giờ Chính tả. Song cũng có giáo viên còn xác định không đúng
mục tiêu, vị trí và nhiệm vụ của phân môn Chính tả nên dẫn đến hiệu quả giờ dạy
chưa cao. Khi dạy giờ Chính tả, nhiều giáo viên chỉ chú ý đến phần chính tả đoạn,
bài chỉ đọc cho học sinh viết và chú trọng việc rèn kĩ thuật chữ chưa chú ý đến
việc viết đúng của học sinh và chưa chú rèn cho học sinh viết đúng chính tả qua
phần bài tập âm, vần. Khi dạy đến phần này giáo viên thường cho học sinh tự làm
bài tập rồi gọi 2,3 em trình bày kết quả, không khái quát nghĩa các từ so sánh phân
biệt mà đi vào cụ thể từng từ nên dẫn đến hiện tượng phát âm và viết chữ lẫn lộn
giữa l/n,tr/ch,s/x, còn khá phổ biến ở học sinh.
Thực trạng các bài viết của học sinh ( nhất là các bài tập làm văn) còn mất
nhiều lỗi chính tả, hầu hết do phát âm còn nhầm lẫn l/n,tr/ch,s/x nên khi viết
Chính tả các em còn mắc nhiều lỗi ở phụ âm đầu l/n, tr/ch,s/x. Nguyên nhân chính
của những hạn chế này là do giáo viên chưa có biện pháp thiết thực nhằm giúp

học sinh khắc phục việc mắc lỗi này khi dạy phân môn Chính tả. Có giáo viên cho
12


rằng:“Dù phát âm sai âm tiết l/n, tr/ch,s/x thì cũng không gây trở ngại cho việc
hiểu nghĩa của từ”. Điều đó chứng tỏ ý thức sửa lỗi phát âm, viết đúng Chính tả
của họ chưa tự giác, chưa tích cực và kết quả đạt được trên thực tế chưa bền
chắc.Đồng thời do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương .
Trước thực trạng trên là một giáo viên được nhà trường phân công giảng
dạy lớp Hai, bản thân tôi xác định được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của phân môn
Chính tả là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của những người làm công tác
giáo dục, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo dạy học ở trường Tiểu học từ nhiều
năm nay, nhất là các lớp đầu của bậc Tiểu học.Đồng thời qua thực tế giảng dạy tôi
thấy nhiều học sinh còn đọc, viết chưa chuẩn âm đầu l/n,tr/ch,s/x. Việc dạy học
sinh viết đúng chính tả là vấn đề tôi luôn tìm tòi và nghiên cứu, để tìm ra những
biện pháp tối ưu, giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và nhớ lâu, góp
phần nâng cao chất lượng viết đúng cho học sinh.
3. Thực trạng của vấn đề:
3.1. Tìm hiểu nội dung chương trình:
a) Sách giáo khoa, sách thiết kế bài soạn :
Nhìn chung trong các cuốn sách này các tác giả đã biên soạn tương đối chi
tiết về các bước,các công việc của giáo viên trong tiết dạy. Song các cuốn sách đó
cũng chưa đề cập tới việc chỉ dẫn cho giáo viên lựa chọn và điều chỉnh các hình
thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
Mặt khác trong phần hướng dẫn viết đúng các từ có phụ âm cần phân biệt,
giáo viên rất cần sự chỉ dẫn, gợi ý về cách tổ chức cho học sinh phân biệt, so sánh
thì sách lại không đề cập tới, bởi vậy giáo viên gặp khó khăn trong dạy học.
Tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là thực hành, mỗi tuần có hai tiết
chính tả.
b) Vở bài tập Tiếng Việt 2:


13


Hệ thống các bài tập Chính tả ở bài tập Tiếng Việt 2 được bố trí đúng theo sự
sắp xếp các bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, nên nội dung bài tập phù
hợp với phương ngữ từng vùng, miền( bài tập lựa chọn).
c) Yêu cầu cần đạt của phân môn Chính tả lớp 2:
Rèn kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh. Chỉ tiêu cần đạt là
viết đúng chính tả, viết chữ rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng, viết hoa
đúng quy định. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Tốc độ viết đầu năm đạt khoảng
35 chữ/ 15 phút( cuối năm khoảng hơn 50 chữ / 15 phút). Có khả năng tự phát
hiện và sửa lỗi chính tả. Biết hệ thống hoá các quy tắc chính tả đã học.
3.2. Điều tra thực tế:
* Qua dự giờ thăm lớp:
a) Về giáo viên:
+ Ưu điểm: Luôn giảng dạy đúng nội dung chương trình trong sách giáo
khoa, bước đầu có ý thức giúp học sinh phân tích tìm ra cách viết đúng phụ âm
đầu dễ lẫn, truyền thụ hết nội dung kiến thức của sách giáo khoa, theo chuẩn kiến
thức kĩ năng. Đa số các đồng chí giảng dạy nhiệt tình.
+ Hạn chế: Khi dạy học sinh viết Chính tả giáo viên chưa phân hoá đối
tượng học sinh, có hướng dẫn học sinh viết những từ ngữ khó viết hay viết sai
nhưng còn dừng lại ở mức độ sâu để hướng dẫn học sinh cách sử dụng tiếng, từ
trong văn cảnh khác nhau, tìm từ để so sánh phân biệt hay cung cấp cho học sinh
về luật, mẹo chính tả.Đặc biệt nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy phần bài tập
chính tả âm, vần.Biểu hiện cụ thể qua dự giờ, giáo viên khi dạy phần chính tả âm
vần phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, cho học sinh làm bài rồi gọi học sinh
chữa bài, không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Không biết cho học sinh tìm các cặp từ có âm đầu l/n ,tr/ch,s/x để so sánh phân
biệt.

b) Về học sinh:

14


+ Ưu điểm: Trong nhiều năm qua, với phong trào: “ Giữ vở sạch, viết chữ
đẹp” , nên chất lượng chữ viết của học sinh được nâng lên rõ rệt.
+ Hạn chế: Chữ viết của các em đều, đẹp nhưng cũng trong tình trạng chung
của học sinh thị xã, các em còn mắc lỗi chính tả nhiều, tỷ lệ mắc lỗi cao ở các
phụ âm đầu dễ lẫn, nhất là các phụ âm đầu l/n,tr/ch,s/x. Do phát âm sai dẫn đến
viết sai nhưng giáo viên chưa thực sự quan tâm sửa sai cho học sinh.
Ví dụ:
Bài: Ngôi trường mới (Tiếng Việt 2Tập I- tr50)
Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh viết đúng chữ lấp ,sao, trống chứ chưa
hướng dẫn học sinh tìm từ để phân biệt cặp từ :
lấp - nấp ;
sao- xao;
trống- chống.
Do vậy học sinh nhanh quên.Đối với những học sinh thường xuyên phát
âm sai và viết sai nhưng giáo viên chưa thực sự quan tâm sửa sai cho các em hoặc
khi viết chính tả giáo viên đã có ý thức đọc đúng, song đôi lúc quen miệng vẫn
đọc sai. Khi nhận xét bài viết của học sinh cũng chỉ sửa ở mức độ chung chung
mà chưa chỉ ra chỗ sai của học sinh đến từng em. Vì vậy, những lỗi chính tả trong
nói, đọc, viết vẫn mắc lại mà học sinh vẫn không thấy được lỗi của mình.
Ví dụ: Khi giáo viên cho học sinh làm bài tập chính tả:
* Điền vào chỗ trống:
(lịch hay nịch)

: quyển....., chắc ........


( làng hay nằng)

: .........tiên, .......xóm

( Học sinh điền quyển nịch, chắc lịch, làng tiên, nàng xóm)
( Đáp án đúng là : quyển lịch, chắc lịch, nàng tiên, làng xóm )
( Bài: Ngày hôm qua đâu rồi - Tiếng Việt 2 Tập I – Trang 11)
15


* Điền vào chỗ trống: tr hay ch ?
cây .....e, mái.....e, .......ung thành, .....ung sức.
( Học sinh điền : cây che, mái che, chung thành, trung sức)
( Đáp án đúng là : cây tre, mài che, trung thành, trung sức )
( Bài: Bạn của Nai - Tiếng Việt 2 Tập I – Trang 25)
* Điền vào chỗ trống: s hay x ?
nước ….ôi, ăn …..ôi, cây ….oan, …..iêng năng.
( Học sinh điền : nước xôi, ăn xôi, cây soan, xiêng năng)
( Đáp án đúng là : nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng )
( Bài:Bà cháu - Tiếng Việt 2 Tập I – Trang 88)
Học sinh làm bài tập chưa đúng giáo viên chỉ chữa lại cho đúng chứ chưa tìm
từ để so sánh phân biệt nghĩa của từ và chưa hướng dẫn học sinh dựa vào quy luật
hoặc mẹo chính tả để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
3. 3. Khảo sát điều tra:
Sau khi tìm hiểu, từ thực tế trên tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài khảo
sát chất lượng ở hai lớp : Lớp 2B( tôi trực tiếp giảng dạy) và lớp 2C cùng trường
( là lớp đối chứng ). Kết quả đạt được như sau:
* Nội dung bài kiểm tra:
Viết bài: Ngày hôm qua đâu rồi? -Tiếng Việt 2 -Tập I
* Thời gian viết 15 phút.

* Nội dung đánh giá thống kê viết đúng và lỗi sai phụ âm n/l,tr/ch,s/x:
Lớp

Sĩ số

Tỉ lệ không mắc lỗi nào

Tỉ lệ còn mắc lỗi

SL

%

SL

%

2B

38

25

65,8

13

34,2

2C


31

20

64,5

11

35,5

* Kết luận:
16


Qua việc điều tra và dự giờ thăm lớp các em còn mắc lỗi chính tả, lẫn phụ âm
đầu l/n,tr/ch,s/x tương đối nhiều. Tôi đã tiến hành tìm hiểu một số nguyên nhân
sau:
- Do phát âm chưa chuẩn, hầu hết các em đều đọc ngọng, từ đọc sai dẫn đến
viết sai.
- Giáo viên dạy chưa quan tâm sát sao, nhiều giáo viên còn phát âm lẫn lộn
l/n,tr/ch,s/x mối quan hệ giữa chữ và âm chưa được nhấn mạnh đối chiếu và so
sánh để thấy được sự khác nhau.
- Giáo viên chưa tiến hành cho học sinh luyện tập nhiều đối với cặp từ dễ lẫn
có phụ âm đầu l/n,tr/ch,s/x.
- Giáo viên chưa kết hợp chặt chẽ giữa dạy Chính tả với dạy cho học sinh
hiểu nghĩa của từ, hạn chế cung cấp mẹo, luật chính tả cho các em.
- Giáo viên còn coi nhẹ phần bài tập âm vần, thông qua đó để rèn viết đúng
Chính tả cho học sinh.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã tập trung nghiên cứu và thực hiện các

biện pháp sau:
4.Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1.Đối với giáo viên:
Giáo viên phải nhiệt tình trong công việc giảng dạy, có trách nhiệm cao
trong công việc. Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp giáo viên bắt tay ngay
vào khảo sát chất lượng học sinh về viết đúng chính tả của học sinh. Từ đó, giáo
viên có kế hoạch dạy học sát với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt khi sử dụng
ngôn ngữ nói và viết Tiếng Việt cần sử dụng đúng, thường xuyên trong giảng dạy
cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Khi viết phải viết chữ đẹp rõ ràng, đúng mẫu
chữ. Chủ động nắm kiến thức và nội dung bài dạy, áp dụng linh hoạt các phương
pháp và phương tiện dạy học trong tiết dạy. Đặt ra yêu cầu cao đối với học sinh
trong giờ học Tiếng Việt. Đồng thời tìm hiểu nắm bắt được những điểm mạnh,
điểm yếu của học sinh để có những biện pháp giúp đỡ kịp thời.Tăng cường nhận
17


xét bằng lời chỉ ra cái sai cho từng em, nhất là đối với học sinh còn mắc nhiều lỗi
chính tả.
4.2.Đối với học sinh:
Yêu cầu các em phải có ý chí vươn lên, quyết tâm sửa chữa lỗi còn mắc. Có
lòng kiên trì, ham học hỏi, ham hiểu biết, không giấu dốt, kiên trì rèn luyện theo
hướng dẫn của giáo viên đồng thời có ý thức tự học hỏi, tự rèn luyện.
4.2.1. luyện kĩ năng : Nghe - nói - đọc:
* luyện đọc:
Giáo viên cần chú ý nhiều tới đối tượng học sinh. Cần rèn, sửa chữa để kết
hợp sửa trong giờ học chính khoá không chỉ ở môn Tiếng Việt mà cả các môn
khác khi học sinh nói và đọc.
Trước hết, phải hướng dẫn học sinh nắm và phân biệt được vị trí cấu âm
của các phụ âm đã nêu ở trên. Cặp phụ âm l/n có cùng cấu âm là đầu lưỡi và răng.
Nhưng chúng khác nhau là âm l đầu lưỡi răng của hàm trên, còn âm n đầu lưỡi

của hàm răng dưới.
Cách phát âm khác nhau:
L - xát vang lên
N - tắc vang mũi.
Cặp âm: s/x.
Phát âm giống nhau: xát,vô thanh
Cấu âm khác nhau:
S: Đầu lưỡi răng
X: Cuối lưỡi
Cặp phụ âm: tr/ch
Cấu âm của tr : Đầu lưỡi ngạc cứng
Ch: Mặt lưỡi
18


Khi học sinh phát âm đã nắm chắc cách phát âm của 6 phụ âm đã nêu, tôi
cho học sinh rèn, vận dụng bài tập.
+ Đọc một số câu có những tiếng có các cặp phụ âm đi liền nhau.
Ví dụ:
Nóng lạnh, làm nên chiến thắng, nỗ lực vươn lên trong học tập.
+ Đọc một đoạn văn hay bài thơ có nhiều tiếng từ có phụ âm đầu là một
trong 6 phụ âm trên.
Ví dụ:
Bài "Quà của bố" (Tiếng Việt 2 tập I -tr106 )
"Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà .
Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước : cà cuống ,niềng niễng đực,
niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng toả hương thơm lừng.
Những con cá sộp, cá chuối quẫy toé nước, mắt thao láo... ".
Theo Duy Khán
* Luyện nghe – nói:

Tổ chức cho các em luyện nghe – nói nhanh các từ, câu có nhiều âm đầu
l/n,tr/ch,s/x, giáo viên, học sinh cả lớp nghe và phát hiện bạn nói đúng hay sai,
hoặc từng cặp học sinh nói và sửa cho nhau.
Ví dụ: * Nếu nói lầm lẫn lần này lại nói lại, nếu lầm lẫn lần nữa thì lại nói
lại. Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi.
* con trai- cái chai, trồng cây- chồng bát
*giò chả- trả lại, con trăn – cái chăn
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi nghe – nói những từ, câu có phụ âm đầu
l/n,tr/ch,s/x, trong giờ sinh hoạt: Từng em nói và cả lớp nghe và nhận xét xem bạn
nói đúng hay sai hoặc hai em nói cho nhau nghe và sửa cho nhau.Đồng thời
hướng dẫn các em chú ý sửa sai cho nhau ngay khi trong giao tiếp thường ngày.
19


4.3. Biện pháp khắc phục lỗi sai chính tả nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu
l/n,tr/ch,s/x:
Song song với việc rèn nghe, nói, đọc đúng cần rèn cho học sinh viết đúng
các cặp phụ âm n/l,tr/ch,s/x qua bài viết chính tả: Tập chép, Nghe - viết. Phần này
học sinh dễ lẫn nếu chưa được rèn ngôn ngữ nghe, nói đọc.Đặc biệt muốn cho học
sinh viết đúng chính tả thì giáo viên cần giúp học sinh phân biệt giải nghĩa một số
tiếng, từ chứa phụ âm đầu l/n,tr/ch,s/x,học sinh hiểu nghĩa của từ trên cơ sở đó
cần kết hợp cả Chính tả có ý thức với Chính tả không ý thức, đưa vào ngữ cảnh cụ
thể.
Cung cấp cho học sinh một số quy tắc hoặc các “ mẹo” Chính tả để phân
biệt l/n,tr/ch,s/x.
Rèn cho học sinh viết đúng các phụ âm đầu l/n,tr/ch,s/x, Từ các bài chính tả
và bài tập chính tả. Khi dạy học sinh Chính tả đoạn bài giáo viên cần giúp học
sinh phân biệt giải nghĩa một số tiếng, từ chứa các phụ âm đầu l/n,tr/ch,s/x, học
sinh hiểu nghĩa của từ trên cơ sở đó cần kết hợp cả Chính tả có ý thức với Chính
tả không có ý thức, đưa vào ngữ cảnh cụ thể:

Ví dụ: Từ: na
( Bài: Gió -Tiếng Việt 2 Tập II – Trang 16)
Giáo viên cho học sinh phân biệt từ na – la , học sinh hiểu nghĩa của từ :
-na: cây ăn quả
-la: phát ra tiếng to do hoảng sợ hoặc bực tức
Từ đó yêu cầu học sinh tìm các từ có tiếng na – la hoặc đặt câu để so sánh
phân biệt.
Không chỉ rèn cho học sinh viết đúng các phụ âm đầu l/n,tr/ch,s/x, qua bài
viết chính tả, mà qua phần bài tập âm vần cũng đóng góp phần lớn giúp học sinh
khắc phục lỗi chính tả với phụ âm đầu l/n,tr/ch,s/x. Từ các bài tập âm vần cũng
cung cấp thêm vốn từ, mẹo chính tả cho học sinh.
20


Ví dụ: Điền vào chỗ trống tr hay ch:
- đánh …ống, …ống gậy
- …èo bẻo, leo …èo
- quyển …uyện, câu…uyện
( Bài : Sân chim- Tiếng Việt 2 Tập II – Tr 29)
Khi học sinh điền xong cho học sinh đọc lại nội dung bài, để rèn cách phát
âm tr/ch. Đồng thời yêu cầu học sinh tìm từ có tiếng chèo - trèo từ đó làm giàu
vốn từ cho học sinh. ( chèo thuyền, chèo chống, chèo đò, hát chèo,.. – trèo cây,
trèo núi, trèo leo,..)
Ví dụ: Tìm các từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:
-Mùa đầu tiên trong bốn mùa.
- Giọt nước đọng trên lá buổi sớm.
( Bài: Gió -Tiếng Việt 2 Tập II – Trang 16)
- Giáo viên cần phân tích cho học sinh hiểu nghĩa của từ và đồng thời luôn
luôn đưa ra hai từ có hai phụ âm cùng cặp với nhau để học sinh khắc sâu và phân

biệt nhanh chóng. Đồng thời giáo viên dùng phương pháp giảng giải để giải
nghĩa cho các em (có đồ dùng trực quan). Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu
với các từ đó. Cứ như vậy, học sinh sẽ hiểu và vận dụng từ phù hợp và chính xác
vào văn cảnh.
Ví dụ: đặt câu với từ: no - lo
lo:
Mẹ em luôn lo lắng cho chúng em.
no:
Bữa nào em cũng ăn đủ no.

21


Điều quan trọng là giáo viên phải kiên trì sửa mọi lúc, mọi nơi. Vì đây là lỗi
sai phổ biến nhất nên giáo viên phải lưu ý, phải kết hợp ở trong giờ học cũng như
giờ ra chơi, rèn đồng bộ kết hợp các môn học, nếu kết hợp được với gia đình học
sinh thì càng tốt.
Chú ý sửa lỗi cho học sinh giáo viên nên hỏi lại học sinh cách viết và yêu
cầu học sinh viết cho đúng. Khi học sinh soát lại giáo viên nên đưa ra mẫu đúng
để đối chiếu với bài của mình và tự chữa lỗi. Giáo viên kiểm tra lại, dần dần tăng
năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá của học sinh.
Cung cấp cho học sinh một số quy tắc hoặc các “ mẹo” Chính tả để phân biệt
l/n.
+ “ n “ không ( hoặc ít ) kết hợp với âm đệm ( chỉ ngoại lệ: noãn nghĩa là
trứng chỉ dùng trong hai từ Hán - Việt là noãn cầu và noãn sào). Còn “ l “ thì có
thể đứng trước âm đệm : ( oa, oă, uâ, oe, uê, uy). Do vậy theo mẹo âm đệm chúng
ta có thể yên tâm viết: ( loà xoà, cái loa, loắt choắt, loăn quăn, luẩn quẩn, quần
loe, loé sáng, luyến tiếc,…)
+ Trong từ láy : “ l “ có thể láy âm với các phụ âm khác, còn “ n ’’ thì không
có khả năng này.Do vậy nếu một tiếng không rõ là viết với L hay N, ta hãy thử

tạo từ láy phụ âm đầu. Nếu tiếng đó có thể đứng trước thì nó được viết với L.VD:
( lắp bắp, lõm bõm, la cà, lục cục, lim dim, lốm đốm, lúi húi, lơ mơ, lao xao,, le
te, lào rào, lăng nhăng, lơ ngơ, …..). Còn “ n ” chỉ láy với chính nó, tức là “ n ”
chỉ xuất hiện trong các từ láy âm ( no nê, nóng nảy, nao núng,…)
+ Hai từ cùng nghĩa với nhau bao giờ cũng viết “ l ”
Ví dụ: lời - nhời , lớn - nhớn, nhầm - lầm,…
Mẹo phân biệt ch/tr: Mẹo từ vựng
Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với “ch” chứ không
viết với “ tr ”
Ví dụ: cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chít,….
Những đồ dùng trong gia đình nông dân cũng được viết bằng “ch” chứ
không viết với “ tr ”.
Ví dụ: cái chạn, cái chõng, cái chum, cái chai, cái chăn, cái chổi, cái chậu,
22


chuồng gà,..
Mẹo phân biệt s/x:
Tên các loại thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc bếp núc thường được
viết với X.
Ví dụ: xôi, xalat, lạp xường, xúc xích, phở xào, thịt xá xíu, xốt vang, nước
xốt, cải xoong, cải xanh, …
5. Kết quả đạt được
*Qua những biện pháp nêu trên, tôi đã dạy thực nghiệm ở lớp 2B do tôi chủ
nhiệm ; Bài Chính tả Nghe – viết: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên và khảo sát hai
lớp : 2B là (lớp thử nghiệm) ;2C là (lớp đối chứng) và thu được kết quả như sau:

LỚP

TỔNG SỐ


TỈ LỆ ĐÚNG KHÔNG

HỌC SINH

MẮC LỖI NÀO

TỈ LỆ CÒN MẮC LỖI

Số lượng

%

Số lượng

%

2B

38

35

92,1

3

7.9

2C


31

22

70,9

9

29,1

Nhìn vào kết quả nêu trên tôi nhận thấy rằng:Lớp 2B do tôi dạy tỉ lệ học
sinh đúng không mắc lỗi nào cao hơn so với lớp 2C. Để khắc phục những sai sót
trong sử dụng ngôn ngữ nghe - nói - đọc và viết của học sinh. Tuy rằng kết quả
đạt được không đựơc 100% song nếu tiếp tục áp dụng và duy trì, hướng dẫn tỉ mỉ
cặn kẽ để giúp học sinh sửa chữa chắc chắn rắng kết quả đạt được sẽ cao hơn.
6.Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Với kết quả trên cho thấy sáng kiến :“Rèn viết đúng chính tả cho học sinh
lớp 2” mà tôi đã đề xuất ở trên có thể áp dụng cho học sinh lớp hai nói riêng và
trong trường Tiểu học, song phải kiên trì thực hiện thường xuyên mới có hiệu
quả.
Qua quá trình thực hiện sáng kiến: “Rèn viết đúng chính tả cho học sinh
lớp2 ”, tôi thấy: để giúp học sinh viết đúng Chính tả, không mắc lỗi ở phụ âm đầu
l/n,tr/ch,s/x ,Tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau:
23


1. Đối với giáo viên :
- Mỗi giáo viên cần thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ, tránh tình trạng thiếu hụt kiến thức.

- Mỗi thầy, cô phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo trong
nói, viết đúng l/n,tr/ch,s/x.
- Trước khi dạy, cần tìm hiểu thực trạng học sinh mất lỗi chính tả ở lớp
mình, địa phương mình công tác. Từ đó trong quá trình giảng dạy đưa ra nội dung
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.
- Mạnh dạn vận dụng đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, sử dụng
các biện pháp, các quy tắc, mẹo, luật chính tả và đặc biệt quan tâm phần bài tập
âm, vần giúp học sinh ghi nhớ và viết đúng.
- Đối xử công bằng với học sinh. Nên phân ra các đối tượng học sinh, từ đó
có phương pháp dạy phù hợp với học sinh. Thường xuyên động viên khích lệ học
sinh để từng bước xây dựng cho các em niềm tin vào bản thân mình.
2. Đối với học sinh:
- Học sinh cần chuẩn bị đủ sách, vở bài tập khi đến lớp.
- Cần tập trung nghe giảng và hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Cần thường xuyên rèn kĩ năng Nghe – Nói - Đọc - Viết đúng các phụ âm
đầu l/n,tr/ch,s/x khi ở lớp cũng như ở nhà.
Mỗi giáo viên và mỗi học sinh làm được những điều như trên, tôi tin chắc
chất lượng dạy học sinh viết đúng chính tả các phụ âm đầu l/n ,tr,s/x sẽ được nâng
cao hơn nữa.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận

24


Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy
học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài
nên bài viết không mắc lỗi chính tả. Trong lớp chỉ còn một vài em sai 1,2 lỗi
chính tả trong bài viết.

Thông qua việc ghiên cứu và qua thực nghiệm giảng dạy trên lớp, bản thân
tôi rút ra những biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả ở trường tiểu học nói
chung và lớp hai nói riêng, như sau:
- Phải hướng dẫn học sinh thật kĩ những quy tắc cơ bản.
- Giáo viên phải phát âm chuẩn và chính xác.
- Đối với học sinh cần phải tư duy và vận dụng thực tiễn để áp dụng vào bài
viết của mình.
- Sự chăm chỉ rèn luyện và sự cố gắng phấn đấu của học sinh.
Qua áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy sự tiến bộ của học sinh lớp tôi
ngày càng rõ nét trong các bài viết chính tả cũng như khi làm bài của phân môn
khác như viết Tập làm văn, Luyện từ và câu, viết lời giải toán có lời văn,...
2.Khuyến nghị:
2.1. Đối với giáo viên:
- Thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tránh tình
trạng thiếu hụt kiến thức.
- Cần điều tra kĩ thực trạng học sinh mắc lỗi chính tả ở địa phương mình
công tác để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy cho phù hợp,
vận dụng cách đánh giá mới theo thông tư 30 để khuyến khích và khích lệ học
sinh tích cực trong học tập.
2.2.Đối với tổ chuyên môn:
- Tổ chức chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

25


- Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, thường xuyên thảo luận những
vấn đề có liên quan đến chuyên môn để có thể tiếp cận những ý tưởng hay của
giáo viên.
2.3. Đối với nhà trường:
- Duy trì các phong trào thi đua : Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

- Động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên và học sinh có thành
tích tốt.
- Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đồ dùng, thiết bị phục vụ cho dạy
và học.
2.4. Đối với Phòng giáo dục:
- Cung cấp các tài liệu có liên quan đến phân môn Chính tả. Đặc biệt những
tài liệu giúp về giảng dạy viết đúng phụ âm đầu l/n,tr/ch,s/x, tới các nhà trường,
giúp cho giáo viên và học sinh có biện pháp hữu hiệu khắc phục nhanh viết chưa
chuẩn l/n,tr/ch,s/x,
Trên đây là sáng kiến:“ Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp2” , với
những giải pháp trên đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Vậy rất mong bạn bè đồng
nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp góp ý, bổ sung để Sáng kiến được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

BÀI SOẠN
26


Chính tả
Nghe – Viết: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
- Học sinh nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn chính tả Ngày hội
đua voi ở Tây Nguyên. Làm đúng các bài tập phân biệt: l /n.
- Rèn kĩ năng nghe viết chính xác, viết đúng cỡ, đúng mẫu chữ, đúng
khoảng cách.
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh. Yêu quý bản sắc
văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Bản đồ

Máy chiếu.
HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra
Viết: củi lửa, lung linh, nung nấu
3 HS viết bảng lớp
Cả lớp viết bảng con
GV nhận xét – đánh giá
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe viết
GV đọc mẫu
2 Học sinh đọc lại bài viết
Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi Mùa xuân.
vào mùa nào?
* Tìm câu tả đàn voi vào hội?
Học sinh năng khiếu trả lời:
Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến.
GV đưa bản đồ, giới thiệu vùng Tây Học sinh quan sát
Nguyên.
* Kể tên một vài lễ hội ở nước ta mà HS năng khiếu kể
em biết?
Bài chính tả có những dấu câu nào?
Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng
(dấu ba chấm).
Các chữ đầu câu viết như thế nào?
Viết hoa
Ngoài ra còn chữ nào được viết hoa, vì Tây Nguyên, Ê - đê được viết hoa vì
sao?
đó là tên riêng.

Trong bài em thấy những chữ nào khó Học sinh nêu các chữ khó viết.
viết?
Giáo viên nhận xét, củng cố.
Học sinh viết bảng con: Tây Nguyên,
27


Viết chữ khó viết

Ê – đê, nườm nượp, nục nịch, rực rỡ,
buôn...
Giáo viên khuyến khích học sinh đặt Học sinh năng khiếu đặt câu.
câu với từ: nườm nượp, nục nịch.
Học sinh – Giáo viên nhận xét, phân tích Học sinh sửa lại
chữ viết sai.
GV đọc lại, đọc từng câu cho HS viết Học sinh viết bài vào vở.
bài
Học sinh soát lỗi
GV chấm bài - nhận xét
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
chính tả
Bài 2.a) Điền vào chỗ trống l hay n?
Học sinh đọc yêu cầu
(GV đưa bài tập lên màn hình)
Cả lớp làm bài vào vở
Học sinh chữa bài.
Học sinh – Giáo viên nhận xét và
chuẩn đúng.
Giáo viên gạch chân các từ ở bài tập:
le te, lập lòe, lóng lánh.

Học sinh theo dõi và đặt câu với các từ
Khuyến khích học sinh đặt câu với các đó.
từ trên.
Giáo viên theo dõi nhận xét.
Học sinh thi đua tìm nhanh và nêu
b) Giáo viên tổ chức khuyến khích học miệng.
sinh năng khiếu thi tìm nhanh các tiếng
có nghĩa.
C. Củng cố, dặn dò:
Bài chính tả có dùng dấu câu gì?
GV nhận xét giờ học
Dặn dò: Về xem lại bài viết

Phụ lục
Mục

Nội dung
Thông tin về sáng kiến
28

Trang
4


×