Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Điều tra tình hình sản xuất cao su và bước đầu đánh giá hiệu lực của phân hữu cơ sinh học TRIMIX n1 đến bệnh rụng lá cao su tại huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 58 trang )

Lời Cảm Ơn
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế;
quý thầy cô khoa Nông học đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức
qúy báu trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Trần Đăng Hòa,
ThS. Trần Phương Đông, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực
tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cám ơn đến cán bộ của xã Hương Hòa, huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và người dân địa phương đã giúp đỡ tôi thực hiện
tốt đề tài này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân và bạn bè trong
suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Cho dù có nhiều nỗ lực trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, nhưng
khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự
chỉ dẫn, góp ý của quý thầy cô giáo và tất cả bạn bè để báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hoàng Việt


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:

CSTD

:


Cao su tiểu điền

DVT

:

Dòng vô tính

ĐDHNN

:

Đa dạng hóa Nông nghiệp

TLB

:

Tỷ lệ bệnh

CSB

:

Chỉ số bệnh

KTCB

:


Kiến thiết cơ bản

KD

:

Kinh doanh

TCN

:

Tiêu chuẩn ngành

ĐC

:

Đối chứng

CSTN

:

Cao su thiên nhiên


MỤC LỤC
PHẦN THỨ I............................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................................................1
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................................2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học....................................................................................................................2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................................2
PHẦN THỨ II...........................................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................................................3
2.1. Một số khái niệm liên quan.........................................................................................................3
2.1.1. Cây cao su.............................................................................................................................3
2.1.2. Bệnh rụng lá trên cao su.......................................................................................................3
2.2. Tổng quan về cây cao su...............................................................................................................4
2.2.1. Giá trị và tình hình phát triển cao su.....................................................................................4
2.2.2. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên nhiên trên thế giới..........................................5
2.2.2.1. Lịch sử phát triển cao su trên thế giới............................................................................5
2.2.2.2. Tình hình phát triển và tiêu thụ cao su..........................................................................7
2.2.3. Tình hình phát triển và tiêu thụ cao su thiên nhiên ở Việt Nam...........................................8
2.2.3.1. Lịch sử phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam..........................................................8
2.2.3.2. Triển vọng của ngành cao su Việt Nam........................................................................12
2.2.3.3. Tình hình phát triển và tiêu thụ cao su........................................................................12
2.2.4. Phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam...............................................................................13
2.2.5. Tình hình chung về hợp phần cao su tiểu điền ở Thừa Thiên Huế......................................15
2.3 Tổng quan về bệnh rụng lá Corynespora cassiicola.....................................................................18
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cao su tại huyện Nam Đông........................................22
2.4.1 Vị trí địa lí.............................................................................................................................22
2.4.2 Điều kiện địa hình, địa chất và thổ nhưỡng.........................................................................22
2.4.2.1 Điều kiện địa hình.........................................................................................................22
2.4.2.2 Địa chất và thổ nhưỡng................................................................................................23
2.4.3 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết tới cây cao su...................................................24
PHẦN THỨ III........................................................................................................................................26
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................26



3.1. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................................26
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................26
3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................26
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu...................................................................................26
3.5. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................................28
PHẦN THỨ 4.........................................................................................................................................30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................................................................30
4.1. Tổng quan về các giống cao su tại Thừa thiên Huế....................................................................30
4.1.1. Cơ cấu bộ giống cao su phân bố qua các năm trồng...........................................................30
4.1.2 Cơ cấu DVT cao su phân bố ở huyện Nam Đông..................................................................31
4.2 thực trạng sản xuất cao su tiểu điền tại huyện nam đông..........................................................33
4.3 Tình hình về lao động, hiện trạng sử dụng đất và đời sống của các nông hộ cstđ ở huyện Nam
Đông.................................................................................................................................................34
4.4 Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn cao su tại huyện Nam Đông.........................35
4.5 Đặc điểm của vườn cây và diển biến bệnh rụng lá ở vườn thí nghiệm.......................................38
4.5.1 Các đặc điểm của vườn cao su tại xã Hương Hòa, huyện Nam Đông...................................38
4.5.2 Diễn biến bệnh rụng lá trong vườn thí nghiệm....................................................................41
PHẦN THỨ 5.........................................................................................................................................45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI..........................................................................................................................45
5.1. Kết luận......................................................................................................................................45
5.2 Đề nghị........................................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Biểu đồ diện tích và sản lượng cao su 10 nước đứng đầu thế giới..........................................7
Hình 2.2: Biểu đồ năng suất cao su 10 nước đứng đầu thế giới.............................................................7
Hình 2.3 Biểu đồ phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam, từ 2003-2013..........................................10
Hình 2.4 Biểu đồ khí tượng của 4 tháng điều tra tại Nam Đông...........................................................24
Hình 4.1: Diễn biến tỷ lệ bệnh rụng lá trên vườn KTCB........................................................................41
Hình 4.2: Diễn biến chỉ số bệnh rụng lá trên vườn KTCB......................................................................42
Hình 4.3: Diễn biến tỷ lệ bệnh rụng lá trên vườn KD............................................................................44
Hình 4.4: Diễn biến chỉ số bệnh rụng lá trên vườn KD..........................................................................44


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên của 10 nước hàng đầu thế giới niên vụ 2013..............6
Bảng 2.2: 10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất từ Việt Nam năm 2012........................................11
Bảng 2.3: Diện tích cao su tiểu điền trồng mới thuộc Dự án ĐDHNN ở Việt Nam, từ năm 2000 - 2006
..............................................................................................................................................................14
Bảng 2.4: Phát triển cao su đại điền và tiểu điền ở Việt Nam (2007 – 2009)........................................15
Bảng 2.5: Diện tích hiện có cây cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế cập nhật đến 2014............................16
Bảng 2.6: Phát triển cao su tiểu điền ở Thừa Thiên Huế (1993 - 2008)................................................17
Bảng 3.1: Thang phân cấp bệnh rụng lá Corynespora theo..................................................................27
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân cho vườn cao su KTCB giống GT1....................................27
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân cho vườn cao su KD giống RRIM600................................27
Bảng 4.1: Cơ cấu DVT cao su của Dự án ĐDHNN tại Thừa Thiên Huế (2001 - 2008).............................31
Bảng 4.2: Cơ cấu dòng vô tính (DVT) cao su phân bố ở các huyện.......................................................32
Bảng 4.3 Diện tích cao su tiểu điền (CSTĐ) thuộc chương trình 327....................................................33
Bảng 4.4: Các thông tin chung về nông hộ trồng cao su ở huyện Nam Đông........................................34
Bảng 4.5: Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn cao su.....................................................36
Bảng 4.6: Các đặc điểm của vườn thí nghiệm.......................................................................................38

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài: Điều tra tình hình sản xuất cao su và bước đầu đánh giá hiệu lực của
phân hữu cơ sinh học TRIMIX-N1 đến bệnh rụng lá cao su tại huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Giáo viên hướng dẫn :

PGS.TS Trần Đăng Hòa
ThS. Trần Phương Đông

Họ và tên SV

:

Hoàng Việt

Lớp

:

KHCT 46

MSSV
Bộ môn

:
:

1230110067
Bảo vệ thực vật


Năm 2016


PHẦN THỨ I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cao su đã có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án
trong Chương trình 327 Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây cao su đã trở thành
cây trồng thế mạnh và thu hút nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn mà nó
đem lại. Có thể nói, cây cao su đang là cây trồng thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên
Huế góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập bởi chưa
có cây trồng nào đem lại hiệu quả kinh tế cao và tốc độ nhân rộng diện tích
nhanh như cao su.
Trong những năm qua phát triển cao su tiểu điền (CSTĐ) là một trong
những giải pháp quan trọng, nhằm giúp cho nông dân vùng gò đồi đặc biệt là các
đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân nghèo trong tỉnh có điều kiện ổn định sản
xuất, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình kinh tế trang trại, sản xuất nông
sản hàng hoá với hiệu quả kinh tế cao, cao su là cây đa chức năng góp phần xóa
đói giảm nghèo, bền vững cho nông dân các vùng nêu trên.
Chính vì vậy, phong trào phát triển cao su được các địa phương khuyến
khích. Nhiều gia đình ở miền Trung và Tây Nguyên giàu lên nhờ cao su, hàng
trăm doanh nghiệp ăn nên làm ra cũng nhờ loại “vàng trắng” này. Một hécta cao
su đưa vào khai thác bình quân cho 1,6 - 1,8 tấn mủ, với giá 30 - 32 triệu
đồng/tấn, người sản xuất thu lãi 40 - 45 triệu đồng.
Tuy nhiên, cây trồng này lại gặp rất nhiều bệnh hại gây giảm năng suất và
chất lượng, đặc biệt trong những năm gần đây bệnh rụng lá cao su đã xuất hiện
và lây lan ra toàn tỉnh, gây hại nặng trên cây cao su. Vì vậy, việc tìm ra nguyên
nhân gây ra bệnh rụng lá và giải pháp phòng trừ nhằm tăng năng suất, chất

lượng và thu nhập cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo là hết sức quan
trọng và cấp thiết đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Nam Đông
nói riêng.
Xuất phát từ thực tiển trên, tôi đã chọn đề tài : “Điều tra tình hình sản
xuất cao su và bước đầu đánh giá hiệu lực của phân hữu cơ sinh học TRIMIX N1 đến bệnh rụng lá cao su tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây cao su tiểu điền tại huyện Nam Đông.
- Đánh giá hiệu lực của phân hữu cơ sinh học Trimix-N1 đến bệnh rụng lá
cao su.
1


- Đưa ra được liều lượng bón hữu hiệu cho cây cao su.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu lực của phân hữu cơ sinh học
Trimix-N1 đến bệnh rụng lá cao su với các hàm lượng bón khác nhau trên địa
bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, để có hướng tác động và áp dụng
các biện pháp tổng hợp trong việc phòng trừ bệnh phù hợp với điều kiện cụ thể
của địa phương.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho người dân có hướng đầu tư đúng hơn, sử
dụng phân ở mức bón mang lại hiệu quả cao nhất, giảm chi phí trong việc phòng
trừ bệnh rụng lá cao su trên địa bàn huyện Nam Đông, góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng mủ cao su, cải thiện đời sống cho nông dân trồng cao su.

2


PHẦN THỨ II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Cây cao su
Cao su(Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại
kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong
chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như
nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong
sản xuất cao su tự nhiên.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong
các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành
xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với
mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các
vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm
nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ
được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây
già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi
đạt độ tuổi 26-30 năm [17].
2.1.2. Bệnh rụng lá trên cao su.
Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su do nấm: Corynespora
cassiicola
Phân bố: Bệnh xuất hiện quanh năm và mọi giai đoạn sinh trưởng của cây
cao su, gây hại cho các dòng vô tính cao su mẫn cảm.
Triệu chứng: Xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với những triệu chứng
khác nhau:
+Trên lá: Triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu đen có hình dạng
xương cá chạy dọc theo gân lá. Vết lan rộng gây chết từng phần lá, sau đó toàn
bộ lá đổi màu vàng cam và rụng từng lá chét một.
+Trên chồi non và cuống lá: Vết nứt dọc theo chồi và cuống lá dạng hình

thoi, có mủ rỉ ra sau đó hoá đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây

3


chết chồi, chết cả cây. Trên gỗ có sọc đen, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống
lá có vết nứt màu đen chiều dài 0,5 – 3 mm [18].
2.2. Tổng quan về cây cao su
2.2.1. Giá trị và tình hình phát triển cao su
Giá trị sử dụng:
Với đặc tính dễ thích nghi với môi trường, trồng được trên những vùng
đất khô cằn, khó khăn…, mà cây cao su đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho
người dân Việt Nam. Cây cao su không kén đất, trồng được trên các loại đất
như: cát pha, đất mịn, đất bazan… Cây cao su thường được trồng vào đầu mùa
mưa khoảng tháng 6 – 7 âm lịch. Khoảng 5 đến 6 năm thì có thể thu hoạch mủ
và thu hoạch khi cây có tán lá ổn định. Năng suất mủ cho cao nhất vào khoảng
cây từ 11 đến 25 năm và ngừng cho mủ từ 26 đến 32 năm.
Hiện nay, diện tích rừng đang dần được thu hẹp, vì vậy cây cao su là một
lựa chọn tốt vừa mang giá trị kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Nó phủ xanh đất
trống, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng
sinh thái…
Lá cây cao su khi rụng lại là nguồn hữu cơ tốt cho đất. Xương của lá cao
su hong khô có thể được uốn thành các hoa trang trí tuyệt đẹp trong nhà và
mang đến thu nhập cho người dân. Cành lá dùng làm củi đun. Hạt cao su dùng
làm giống và có giá trị cao trong công nghiệp, dùng để chế tạo sơn điện li, ép
dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao su làm thức ăn
cho cá, vỏ hạt cao su chế biến than hoạt tính, làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp.
Dầu hạt cao su có thể dùng trong hội họa, khô dầu hạt cao su làm thức ăn có giá
trị cho gia súc.
Cây cao su mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Sản phẩm chính

là mủ hay còn gọi là “vàng trắng” vì nó là nguyên liệu cho nhiều ngành công
nghệ. Ngoài ra, cây cao su còn cung cấp gỗ khi hết khả năng thu hoạch mủ.
Ngày nay nguyên liệu gỗ tự nhiên đang hiếm dần vì vậy mà cây cao su ngày
càng có giá trị. Gỗ cây cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc
hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau và được đánh giá là
gỗ thân thiện với môi trường. Gỗ cây cao su là nguyên liệu quý giá để sản xuất
các mặt hàng gia dụng và nội thất [19].
Cây cao su thật sự mang đến nhiều lợi ích cho con người như lợi ích kinh
tế, xã hội, tự nhiên. Vì vây, nhiều người đã lựa chọn cây cao su để phát triển, và
ngày càng khai thác tốt hơn lợi ích từ cây cao su. Những sản phẩm từ cây cao su
sẽ ngày càng phong phú đa dạng hơn [19].
Giá trị kinh tế:
4


Cao su là một loại cây lâm nghiệp dễ sống, dễ chăm sóc, vốn đầu tư ban
đầu thấp, lại thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta. Nên có rất
nhiều người làm giàu từ cây cao su.
Tuy nhiên nó là cây thân giòn, dễ gãy nên khó tránh được gió mạnh, bão
sẽ bị đỗ gãy. Vì vậy nó thích hợp với môi trường và thời tiết ở vùng Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên hơn. Các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ cũng đang có
hướng phát triển cây cao su. Hiện nay, giống cây trồng đang được nghiên cứu,
cải thiện để thích hợp với điều kiện sống của cây ở nước ta. Bởi vì cao su được
xem là cây xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
Tại vùng Đông Nam Bộ có các tỉnh trồng nhiều cây cao su như Bình
Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai đang rất phát triển. Điều kiện tự nhiên
ở đây là phù hợp nhất để trồng cây cao su. Chính vì thế nơi đây rất nhiều người
giàu lên nhanh chóng nhờ cây cao su. Cuộc sống của bà con nông dân được cải
thiện rất đáng kể.
Khi đến mùa thu hoạch, 1ha cao su 1ngày trung bình mang lại cho người

dân khoảng 1 triệu đồng. Bình quân một tháng sẽ thu được 30 triệu đồng, Nếu
tính các khoảng chi phí họ vẫn còn lợi rất nhiều. Những năm đầu, thu hoạch họ
sẽ trừ dần chi phí đầu tư ban đầu để chăm sóc cây. Sau đó toàn bộ sẽ là lợi
nhuận người dân được hưởng trọn. Vì vậy cây cao su rất có giá trị.
Nhiều vùng trước đó người nông dân có cuộc sống khó khăn, nghèo nàn.
Sau khi cây cao su xuất hiện, lợi ích của nó mang lại đã hoàn toàn biến đổi cuộc
sống của họ. Thêm vào đó, đường xá phát triển, nhà cửa xây dựng lên mới đẹp,
người dân cảm thấy ấm no, hạnh phúc [19].
2.2.2. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên nhiên trên thế giới
2.2.2.1. Lịch sử phát triển cao su trên thế giới
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần
10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm
vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè.
Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt
của cây” . Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839
đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus
(bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi
Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại
Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để
gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện,
5


khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống
đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các
thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore.
Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được
nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại
các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn

điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu
vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới.
Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn
ra tốt đẹp như vậy [20].
Theo FAOSTAT (2016) hiện nay trên thế có 28 quốc gia trồng cao su,
phân bố ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ. Indonesia hiện là nước có diện tích
trồng cao su lớn nhất thế giới, đạt: 3,5 triệu ha. Tuy nhiên, Thái Lan mới là nước
có sản lượng mủ cao nhất, đạt 3,8 triệu tấn, chiếm đến 30,1% tổng sản lượng của
toàn thế giới (bảng 2.1, hình 2.1).
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên của 10 nước hàng đầu thế
giới niên vụ 2013
Quốc gia/khu vực

Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (ngàn tấn)

Indonesia

3.555.800

873,9

3107,4

Thailand

2.420.800

1595,8

3863,1


Malaysia

1.057.271

781,7

826,5

China

685.900

1260,8

864,8

Việt Nam

548.095

1731,6

949,1

India

442.000

2036,2


900,0

Nigeria

345.000

415,9

143,5

Myanmar

204.000

725,5

148,0

Philippines

184.960

601,2

111,2

Brazil

139.998


1326,6

185,7

10.315.732

1129,3

12.830,6

Thế giới

Nguồn: FAOSTAT, 2016[23].
Đông Nam Á là khu vực sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Ngoài hai quốc
gia kể trên, Malaysia và Việt Nam cũng nằm trong 4 nước sản xuất cao su lớn
nhất thế giới, với đóng góp mỗi năm tương ứng: 0,82 và 0,9 triệu tấn.
6


India là quốc gia có năng suất cao su đứng đầu thế giới 2036,2 kg/ha, gấp
1,8 lần so với năng suất bình quân của thế giới, do đã chú trọng trong công tác
giống, sử dụng công nghệ khai khác tiến bộ nên đã có những bước tiến vượt bậc
về năng suất. Các nước có năng suất mủ cao khác dao động từ 1000 – 2000
kg/ha.
Việt Nam cũng được xếp vào 10 nước có năng suất hàng đầu thế giới, đạt
1731,6 kg/ha, cao hơn 602 kg so với bình quân thế giới (hình 2.2).

Hình 2.1: Biểu đồ diện tích và sản lượng cao su 10 nước đứng đầu thế giới


Hình 2.2: Biểu đồ năng suất cao su 10 nước đứng đầu thế giới
2.2.2.2. Tình hình phát triển và tiêu thụ cao su

7


Dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng CSTN ở thế kỷ
16. Tuy nhiên, việc sử dụng cao su chỉ phổ biến khi quá trình lưu hóa cao su được
các nhà hóa học tìm ra vào năm 1839. Khi đó, cao su tự nhiên chuyển từ trạng thái
chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao. Đến nay cao su được dùng chế tạo nhiều loại
sản phẩm sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác khác nhau như sản xuất vỏ ruột xe,
dây thun, keo dán, mặt vợt bóng bàn, găng tay, thiết bị y tế,… [20].
Năm 2013, tổng sản lượng cao su của thế giới đạt 12,8 triệu tấn. Năm 2013,
sản lượng cao su của Thái Lan cao nhất đạt 3863,1 ngàn tấn; thứ 2 là Indonesia
đạt 3107,4 ngàn tấn; thứ 3 là Việt Nam đạt 949,1 ngàn tấn; thứ tư là Ấn Độ đạt
900 ngàn tấn. Thứ sáu là Trung Quốc với 864,8 ngàn tấn (bảng 2.1).
Ngoài ra, một sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất toàn cầu năm 2015
sẽ thúc đẩy nhu cầu cao su trong các sản phẩm khác. Vùng Châu Á - Thái Bình
Dương là thị trường khu vực lớn nhất cho cao su, chiếm 60% nhu cầu toàn cầu
trong năm 2010. Đây cũng có thể là khu vực có tăng trưởng tiêu thụ cao su lớn
nhất nhất thế giới năm 2015.
Doanh số bán lốp cao su, chiếm khoảng 2/3 cầu cao su, dự kiến sẽ tăng
chậm hơn so với doanh số bán hàng sản phẩm không phải lốp xe năm 2015. Sản
xuất lốp xe không động cơ - bao gồm cả lốp xe đạp, xe gắn máy sẽ tăng nhanh
hơn sản lượng lốp xe có động cơ ở một số khu vực của thế giới, đặc biệt là các
nước đang phát triển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cao
su được sử dụng trong lốp xe cơ giới, chiếm 57% doanh số bán hàng cao su lốp
xe trong năm 2010, sẽ tiếp tục chiếm phần lớn nhu cầu cao su của lốp xe. Cao su
sử dụng trong các ứng dụng khác sẽ tăng mạnh trong năm 2015, nhưng sẽ vẫn là
phân khúc nhỏ hơn [22].

2.2.3. Tình hình phát triển và tiêu thụ cao su thiên nhiên ở Việt Nam
2.2.3.1. Lịch sử phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1975
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Vào khoảng năm 1840, hạt cao su
được lấy từ lưu vực sông Amazon, đưa gửi sang Anh để ươm trồng và cuối cùng
đưa sang Nam á và Đông Nam châu á để trồng. Ở Việt nam, cao su bắt đầu được
gieo trồng từ năm 1897.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính
chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được
nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thích hợp quan tâm phát triển
trên qui mô diện tích lớn.
8


Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực
vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống [21].
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt
Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm
(Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu
(cách Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty
cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai)
năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của
người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin... Một
số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập [22].
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng
3.000 tấn.
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó
ngưng vì chiến tranh.

Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công
nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 17 (Quảng
Trị, Quảng Bình, Nghệ An,Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 –
1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.
Hiện nay, cây cao su đã được trồng tại khu vực miền núi phía Bắc và Lai Châu
được xem là thủ phủ của cây cao su ở khu vực này [10].
Giai đoạn 1976 cho đến nay
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung
và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt
tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ
1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao
su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền
chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 450.900 ha, trong đó
cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 482.700 ha.

9


Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây
Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền
Trung (6.500 ha) với tổng diện tích là 556.300 ha, tăng bình quân khoảng 7%
năm.Về hợp phần CSTĐ, quá trình phát triển có thể tóm lược như sau: Trước
1975, ở miền Nam, CSTĐ phát triển một cách tự phát và chỉ chiếm khoảng 4%
(khoảng 3000 ha) tổng diện tích cao su. Từ năm 1992 đến 1997 CSTĐ được
khuyến khích theo dự án trồng rừng của Chính phủ hoặc do nông dân tự đầu tư.
Giai đoạn 1998 đến 2006, CSTĐ có sự tăng nhanh về diện tích thông qua
thực hiện trồng mới 30800 ha và phục hồi 10600 ha CSTĐ từ Dự án Đa dạng

hóa Nông nghiệp (ĐDHNN).
Sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam củng tăng tương ứng từ 660 ngàn
tấn năm 2008 lên 711.3 ngàn tấn năm 2009. Năm 2013, tổng diện tích cây cao
su đạt 548.1 ngàn ha, tăng 42,5 ngàn ha so với năm 2012.

Hình 2.3 Biểu đồ phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam, từ 2003-2013
Nguồn: FAOSTAT, 2016 [23].
Nhìn chung sản xuất cao su thiên nhiên trong nước từ 2003 - 2013, có sự
gia tăng đều đặn cả về diện tích, năng suất lẫn sản lượng, tương ứng: 266,7 ngàn
ha; 1363,0 kg/ha và 363,5 ngàn tấn, những giá trị này tương ứng ở năm 2013 là:
548,1 ngàn ha; 11731,6 kg/ha và 949,1 ngàn tấn. Gia tăng rõ nhất là sản lượng
tăng trên 3,5 lần sau 10 năm. Tuy nhiên, phát triển cao su của Việt Nam cũng
ghi nhận những thời điểm khó khăn.
10


Vị trí của ngành cao su Việt Nam trên thế giới
Việt Nam là nước đứng thứ năm về sản lượng cao su thiên nhiên và thứ tư
về xuất khẩu cao su thiên nhiên, sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Theo quy hoạch phát triển ngành cao su của chính phủ, dự kiến đến năm
2015 tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam sẽ duy trì ổn định 800.000 ha và 1,2
triệu tấn cao su thiên nhiên hàng năm. Trong đó sẽ dành 30% cho ngành công
nghiệp chế biến trong nước và 70% còn lại dành cho xuất khẩu.
Sản phẩm gổ từ cao su được coi là thân thiện với môi trường, góp phần
hạn chế việc phá rừng lấy gổ, nên được khuyến khích phát triển trong thời gian
gần đây. Kim ngạch xuất khẩu gổ cao su ước đạt 300 triệu USD năm 2010 với
nguồn nguyên liệu từ vườn cao su tái canh trong nước và nhập khẩu, đóng góp
khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu gổ và sản phẩm gổ của Việt Nam.
Bảng 2.2: 10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất từ Việt Nam năm 2012
Thị trường


Lượng (ngàn tấn)

Kim ngạch (Triệu USD)

Trung Quốc

427,28

1.156,23

Malaysia

179,79

509,67

Ấn Độ

63,27

187,75

Hàn Quốc

36,60

104,34

Đài Loan


36,17

115,80

Đức

30,53

94,20

Mỹ

21,88

58,80

Thổ Nhĩ Kỳ

12,55

36,77

Italy

9,45

27,17

Indonesia


9,38

22,94

Nguồn: Agromonitor, Tổng cục Hải quan[25].
Thị trường tiêu thụ cao su lơn nhất của nước ta là Trung Quốc đạt 427,28
ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1156,23 triệu USD. Malaysia và Ấn Độ cũng
là những nước nhập khẩu lượng lớn cao su Việt Nam, góp phần vào kim ngạch
xuất khẩu cao su của nước ta.

11


2.2.3.2. Triển vọng của ngành cao su Việt Nam
Cây cao su đã mang lại những hiệu quả rỏ rệt về kinh tế, an sinh xã hội,
giữ gìn môi trường – sinh thái và quốc phòng an ninh. Vì những hữu ích nổi bật
như thế, ngày 3/6/2009, chính phủ đã phê duyệt tại quyết định 750/QĐ TTg về
quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 diện tích cao su
cả nước phải đạt được 800,000ha và sản lượng đạt 1,2 triệu tấn. Đây là bước
ngoặc mở ra một giai đoạn mới với nhiều hứa hẹn và triển vọng cho cao su Việt
Nam. Bên cạnh việc phát triển trong nước, cây cao su còn được phát triển sang
Lào và Campuchia. Riêng VRG đã trồng được 10.345 ha ở Campuchia và
21.659 ha tại Lào tính đến hết năm 2009 (VRG, 2009). Điều này chứng tỏ ngành
cao su nước ta ngày càng có vị thế trên thị trường quốc tế.
Kim ngạch xuất khẩu Cao su là đóng góp quan trọng nhất giảm chệnh
lệch thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam & Trung Quốc gần 15 Tỷ USD mỗi
năm. Trong tương lai với việc đầu tư sản phẩm cao su công nghệ cao nhất là lốp
xe hơi, lốp xe tải, găng tay y tế, chất lượng cao sánh ngang với những hàng cao
cấp như Durex, nệm mút cao cấp (Vd: Kymdan, Liên Á).. chúng ta có quyền hy

vọng ngành Cao su Việt Nam đang thực sự là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn đóng góp nhiều tỷ USD vào nền kinh tế của đất nước.
Về mặt xu hướng giá cao su thiên nhiên sẽ tăng tỷ lệ thuận với giá dầu mỏ,
bởi vì dầu mỏ là nguyên liệu chính cho các sản phẩm cao su tổng hợp như Styren
Butadien Rubber (SBR), Nitryl Butadien Rubber (NBR), Styrene Rubber.. áp lực
giá dầu mỏ dẫn đến việc gia tăng tỷ trọng cao su thiên nhiên trong các sản phẩm
lốp xe và sản phẩm cao su kỹ thuật cao. Bên cạnh đó xu hướng tiêu dùng xanh
cũng tạo ra nhu cầu sản phẩm thiên nhiên nhất là, nệm mút cao su, găng tay y tế...
là những sản phẩm sản xuất trực tiếp từ Latex thiên nhiên mà Việt Nam hiện là
quốc gia đứng thứ 4 thế giới về nguồn nguyên liệu cao su.
Với những nỗ lực đầu tư gần đây Việt Nam hiện đang có thêm trên
500,000 ha cao su thiên nhiên tại Lào, sau đó là Myanma... chắc chắc vị thế
ngành cao su Việt Nam sẽ chiếm vị trí cao hơn nữa, đứng thứ 2,3 trong vòng 5
năm tới, và hoàn toàn tin tưởng vào mục tiêu xuất khẩu đạt 5-10 tỷ USD, [14].
2.2.3.3. Tình hình phát triển và tiêu thụ cao su
Cao su Việt Nam từ vị trí thứ 8 năm 2005 đã vươn lên đứng thứ 5 năm
2008 với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5893 tỷ USD với sản lượng 662,9 ngàn tấn.

12


Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 6 về diện tích cây cao su, thứ 5 về sản lượng,
thứ 3 về năng suất vườn cây, thứ 4 về xuất khẩu.
Chiến lược phát triển cao su của chính phủ đến năm 2020 là mở rộng diện
tích đến 860 ngàn – 1 triệu ha, tập trung ở các vùng Duyên hải miền Trung và
miền núi phía Bắc, trong đó đòi hỏi bộ giống cao su phải đa dạng về mặt di
truyền để thích nghi được với vùng sinh thái đa dạng. Vì thế, nghiên cứu đa
dạng di truyền là rất cần thiết nhằm ứng nhu cầu nêu trên.
Cuối năm 2007, Việt Nam có hơn 70 đơn vị sản xuất cao su, đạt khối
lượng sản phẩm hàng năm từ 500 đến 20.000 tấn, trong đó khoảng 70% là săm

lốp, 15% là đệm mút, phần còn lại là cho các sản phẩm dân sinh và kỹ thuật
khác. Ngành công nghệ chế biến cao su Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung
chủ yếu vào gia công cao su khô, các nhà máy cao su quan trọng nhất là nhà
máy sản xuất lốp ô tô, xe máy và một lượng nhỏ cao su kỹ thuật. Ngoài ra, còn
có một lượng cao su khá lớn được dùng cho chế tạo giày, dép, hàng gia dụng
khác. Bên cạnh các sản phẩm chính làm từ nhựa cây cao su thì gỗ cây cao su
giai đoạn cuối chu kỳ khai thác mủ cũng là một nguyên liệu có giá trị cho sản
xuất đồ gỗ nội thất với trữ lượng hàng năm khoảng 100.000 – 120.000 m3 gỗ
được cung cấp từ vườn cao su [24].
2.2.4. Phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm qua phát triển CSTĐ là một trong những
giải pháp quan trọng nhằm giúp cho các hộ nông dân nghèo, đặc biệt đồng bào
dân tộc thiểu số có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo
mô hình kinh tế trang trại, sản xuất nông sản hàng hoá, làm động lực thúc đẩy
công cuộc xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững ở khu vực nông thôn.
Các thành quả bước đầu đó chính là nhờ có Dự án Đa dạng hóa Nông
nghiệp với sự giúp đỡ của các Tổ chức Quốc tế. Trong đó ở nhiều địa phương
phát triển CSTĐ là hợp phần lớn và quan trọng nhất; bao gồm trồng mới và
phục hồi diện tích cao su của chương trình 327.
Trong giai đoạn 2000 - 2006 tỉnh Quảng Trị triển khai chương trình trồng
mới 2000 ha CSTĐ trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hoá. Dự án ĐDHNN đã
hỗ trợ bà con nông dân phục hồi và trồng mới gần 7500 ha CSTĐ. Trong đó,
nhiều diện tích cao su đưa vào khai thác đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực,
giúp bà con nông dân các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ có việc làm và
nguồn thu nhập khá ổn định [26].
Diện tích cao su của tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 đạt 12.642 ha, trong
đó cao su tiểu điền đạt 7335,6 ha; Phân bố chủ yếu ở 5 huyện (Bố Trạch, Lệ
13



Thủy, Minh Hóa, Tuyên Hóa và Quảng Ninh), trong đó Bố Trạch là huyện có tỷ
lệ diện tích cao su tiểu điền lớn nhất. Cao su tiểu điền được trồng chủ yếu theo
Chương trình 327, dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp (ĐDHNN) [27].
Bảng 2.3: Diện tích cao su tiểu điền trồng mới thuộc Dự án ĐDHNN ở Việt
Nam, từ năm 2000 - 2006
Địa phương

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng

Quảng Bình

120

119

83


-

542

747

259

1870

Quảng Trị

-

190

303

202

1035

1019

1134

3883

Thừa Thiên Huế


-

393

1007

1437

1209

916

992

5954

Quảng Ngãi

-

69

98

83

-

-


-

250

Phú Yên

-

102

266

513

254

322

346

1803

Bình Thuận

-

69

27


236

430

355

605

1722

Kon Tum

3

477

598

389

664

957

1589

4677

Gia Lai


-

58

98

336

768

1446

2412

5118

Đắc Lắc

-

36

103

62

101

219


278

800

Đắc Nông

37

471

1352

810

960

313

869

4812

Tổng

160

1984

3935


4068

5963

6294

8484

30889

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, 2008 [9].
Theo kết quả điều tra nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn năm 2006, mô bình quân của cao su tiểu điền là 2,1 ha/hộ và đã có 106,135
hộ vào năm này. Ước số hộ năm 2009 có khoảng 143.000 hộ với quy mô 2,4
ha/hộ [9].
Cao su tiểu điền có tốc độ phát triển nhanh từ năm 2006 đến nay. Năm
2009, diện tích CSTĐ ước khoảng 343,800 ha, chiếm 50,7% tổng diện tích cao
su cả nước và bắt đầu cao hơn diện tích cao su quốc doanh (bảng 2.4). Sản
lượng cao su tiểu điền tăng liên tục, ước đạt 431,600 tấn năm 2009, chiếm
khoảng 60,6% tổng sản lượng. Năng suất cao su tiểu điền có xu hướng tăng dần,
năm 2007 đạt 1414 kg/ha, tăng 10,4% so với năm 2008 và năm 2009 tăng 3,3%.

14


Bảng 2.4: Phát triển cao su đại điền và tiểu điền ở Việt Nam (2007 – 2009)
Loại
sản xuất


hình 2007

2008

2009

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Diện tích (ha)

302000

54,3

321600

50,9

333900


49,3

Sản lượng (tấn)

408200

67,4

420900

63,8

431700

60,7

Năng suất (kg/ha)

1715

107

1711

103,5

1759

103,6


Diện tích (ha)

254300

45,7

309900

49,1

343800

50,7

Sản lượng (tấn)

197600

32,6

239100

36,2

431600

39,3

Năng suất (kg/ha)


1414

88,2

1562

94,4

1613

95

Diện tích (ha)

556300

100

631500

100

677700

100

Sản lượng (tấn)

605800


100

660000

100

711300

100

Năng suất (kg/ha)

1603

100

1654

100

1699

100

Đại điền

Tiểu điền

Cả nước


Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, 2010 [10].
2.2.5. Tình hình chung về hợp phần cao su tiểu điền ở Thừa Thiên Huế
Từ năm 1993, cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế theo dự án 327
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, với diện tích khoảng 2.000 ha. Một thời, người
dân trồng các loại cây khác như cà phê, hồ tiêu, chè, sắn, mía đường được triển
khai rầm rộ với mong muốn tìm cho Thừa Thiên Huế một cây trồng chủ lực để
xóa đói giảm nghèo, nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi. Đặc
biệt sau khi dự án mía đường thất bại thì hàng ngàn ha đất trống đồi trọc khai
hoang trồng mía bỏ hoang không biết trồng gì. Cây cao su như là một lựa chọn
bất đắc dĩ đối với nhiều người [27].
Đến năm 2001, diện tích cao su chỉ còn hơn 1.000 ha. Nhà nước tiếp tục
có chính sách hỗ trợ, cho người dân vay vốn ưu đãi để vực dậy cây cao su. Đến
khoảng năm 2005, nhiều diện tích cho thu hoạch mở ra cơ hội phát triển kinh tế
của người dân. Nhiều hộ thoát được nghèo, “phất” lên làm giàu nhờ cây cao su.
Từ các dự án đa dạng hoá nông nghiệp và chương trình 327, nông dân các
địa phương trong tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trồng mới được 7.500 ha cao su;
trong đó riêng huyện miền núi Nam Đông phát triển được gần 4.000 ha. Xã
Hương Phú (huyện Nam Đông) có 562 hộ thì có tới 320 hộ trồng 808 ha; trong
15


đó có khoảng 250 ha cao su đang vào thời kỳ thu hoạch, mỗi năm thu 150 - 200
tấn mủ tươi, tổng thu nhập khoảng từ 600 đến 800 triệu đồng. Xã Hương Sơn có
214 hộ với 100% đồng bào dân tộc Catu, đã trồng được 261 ha, trong đó diện
tích khai thác khoảng 100 ha. Nhiều hộ trồng cao su cho thu nhập cao, cá biệt có
hộ thu từ 20 đến 30 triệu đồng/năm. Nhờ cây cao su, hiện ở Nam Đông số hộ có
đời sống khá trở lên chiếm 28%, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 11,4%..[28].
Cơn bão số 6 năm 2006 bất ngờ ập đến làm hơn 1.200 ha cao su bị đổ
gãy. Nhưng lãnh đạo huyện Nam Đông vẫn quyết tâm khôi phục và phát triển
cây cao su. Chỉ sau một năm, huyện khôi phục xong diện tích cao su bị đổ gãy.

Tính đến cuối năm 2013, tổng diện tích cao su toàn huyện lên đến 3538 ha.
Những năm qua, các huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà cũng
tập trung quy hoạch mở rộng diện tích cao su trên vùng đồi. Một thuận lợi là
Nhà nước có chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn đầu tư
trồng và chăm sóc cao su. Nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ
được các ban ngành quan tâm tổ chức. Tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh
nay đạt trên 9.000 ngàn ha, trong đó khoảng 4.873 ha đang trong thời kỳ khai
thác mủ, doanh thu bình quân mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.
Bảng 2.5: Diện tích hiện có cây cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế cập nhật
đến 2014
Đơn vị tính-ha
Phân theo đơn vị cấp huyện

2013

2014

Huyện Phong Điền

1614

1634

Thị xã Hương Trà

2442

2459

Thị xã Hương Thủy


15

15

Huyện Phú Lộc

463

463

Huyện Nam Đông

3462

3538

Huyện A Lưới

1260

1303

Tổng

9256

9412

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, 2014 [9].

Huyện Nam Đông có diện tích cao su lớn nhất toàn tỉnh, diện tích đạt
được năm 2014 là 3538 ha chiếm 37,6% toàn tỉnh năm 2014, tăng 76 ha so với
năm 2013. Trong đó, Thị xã Hương Thủy và Huyện Phú Lộc thì diện tích không
thay đổi. Bình quân diện tích năm 2014 so với năm 2013 diện tích các huyện
tăng khoảng 1,7%.

16


Sở dỉ, cây cao su có tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy là nhờ sự hổ trợ
của 2 dự án, chương trình sau:
Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993 theo dự án 327
phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong 5 năm từ 1993 đến 1997 với diện tích
trồng mới khoảng 2.000 ha trên địa bàn 3 huyện Trung du, miền núi là Nam
Đông, Hương Trà và Phong Điền. Do một thời gian bị gián đoạn của dự án 327
cây cao su không được chăm sóc tốt nên sinh trưởng kém.
Năm 2001, dự án Đa dạng hóa nông nghiệp (ĐDHNN) của Chính phủ bắt
đầu triển khai ở Thừa Thiên Huế. Mục đích của dự án đối với cây cao su là hổ
trợ đầu tư cho nông dân phục hồi lại diện tích cao su đả trồng giai đoạn 19931997 là 1.555,5 ha và mở rộng diện tích có thể [9].
Giai đoạn 2001-2006: Diện tích cao su trồng mới trên toàn tỉnh là
6.023,51 ha theo dự án ĐDHNN, nhìn chung cao su giai đoạn này phát triển tốt.
Hiện nay, cây cao su là cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở
Thừa Thiên Huế, bởi chưa có cây trồng nào nhân rộng diện tích và mang lại hiệu
quả kinh tế cao như cao su. Cao su đã thực sự thay đổi những vùng đất nghèo
khó của tỉnh Thừa Thiên Huế và kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hóa và chế biến xuất khẩu ngay tại vùng nguyên liệu [9].
Bảng 2.6: Phát triển cao su tiểu điền ở Thừa Thiên Huế (1993 - 2008)

Đơn vị


Chương trình 327

Dự án ĐDHNN

(1993-1997)

(2001-2006)

Phục hồi
chương trình

Tổng
cộng

327

-----------------------------(ha)-----------------------Nam Đông

-

3316,6

669,3

3985,9

Hương Trà

-


1876,5

289,5

2166,0

Phong Điền

-

992,5

422,7

1415,2

A Lưới

0

713,5

0

713,5

Phú Lộc

0


416

0

416

-

174,0

174

7315,3

1555,5

8870,8

Ngoài dự án (Trại
0
giam B.Điền)
Tổng cộng

2017(*)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế (2008)
[9]
17



2.3 Tổng quan về bệnh rụng lá Corynespora cassiicola.
Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su do nấm Corynespora
cassiicola (Berk. & Curt.) Wei gây ra. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên trên cây cao
su tại Sierra Leone (1936), tiếp theo bệnh xuất hiện lần lượt tại hầu hết các nước
trồng cao su trên thế giới. Ban đầu được xem là bệnh gây hại không đáng kể ở
vườn nhân và chỉ xuất hiện trên một vài dòng vô tính (DVT) cao su. Càng ngày
bệnh này càng trở nên nghiêm trọng và trở thành đại dịch ở nhiều quốc gia.
Bệnh có thể phát sinh, phát triển quanh năm và gây hại mọi giai đoạn sinh
trưởng của cây cao su, nhất là các dvt cao su mẫn cảm. Do khả năng tiết ra độc
chất và gây rụng lá hàng loạt, bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, sản lượng
cao su, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho ngành trồng cao su ở nhiều nước. Do
vậy bệnh rụng lá Corynespora được coi là loại bệnh nguy hiểm nhất của cây cao
su khu vực châu Á và Phi.
Theo Safiah Atan và Noor Hisham Hamid (2003) đã sử dụng kỹ thuật
RAPD để phân tích 9 nguồn nấm C. cassiicola từ Hevea brasiliensis. Kết quả đã
phân biệt được 2 nhóm nguồn nấm, là nguồn nấm gây nhiễm cho các dòng vô
tính RRIM 2020 và nhóm nguồn nấm gây nhiễm cho các dòng vô tính RRIM
600 và các dòng vô tính cao su khác [15].
Nghiên cứu biến dị di truyền của 42 nguồn nấm C. cassiicola trên các ký
chủ khác nhau bằng phương pháp RAPD của Silva et al. (1995) cho thấy, có 5
nhóm di truyền đã được xác định, điều này có nghĩa là có sự khác biệt di truyền
đáng kể giữa các nguồn nấm C. cassiicola thu thập từ các ký chủ khác nhau.
Những kết quả nghiên cứu này làm cho việc nghiên cứu tạo ra các dòng vô tính
cao su kháng bệnh trở nên dể dàng hơn (Silva et al., 2003) [16]
Tại Malaysia, bệnh bùng phát gây hại nặng trên các dòng vô tính
RRIC103, KRS21 và RRIM725 trong năm 1985. Hiện nay bệnh ghi nhận tại tất
cả các vùng trồng cao su trong cả nước, nặng nhất tại Johor Baru và Trengganu.
Các dòng vô tính bị nhiễm bệnh bao gồm GT1, RRIM600, 701, 702, 703, 725,
901, 2009, 2020, PR261, IAN873, PB217 (Shukhur S.K. [8].
Tại Thái Lan, bệnh ghi nhận tại thí nghiệm trao đổi giống cao su quốc tế 7

năm tuổi ở trạm Surat Thani. Bệnh gây chết dòng vô tính RRIC 103 và rụng lá
nặng trên KRS21. Hiện nay, bệnh đã xuất hiện trên toàn bộ diện tích cao su tại
Thái Lan, nhưng không gây tác hại nghiêm trọng (Narisa Chanruang, 2000) [4].
Tại Ấn Độ, bệnh xuất hiện lần đầu tại vườn ươm từ năm 1969 – 1976 và
bệnh chỉ xảy ra ở vài nơi. Cho đến năm 1996 – 1997 dịch bệnh đã bùng phát tại
18


×