Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan ở học sinh trường tiểu học phú hòa, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ VĂN NHẬT THẮNG

THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA, THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

Người hướng dẫn luận văn:
ThS. BS. CKII TRẦN TẤN TÀI

Huế, 2016


LỜI CẢM ƠN

Kết thúc khóa học và hoàn thành luận văn, với lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế.
- Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Phú Hòa Huế.
- Quý Thầy Cô, y bác sĩ và nhân viên Khoa Răng Hàm Mặt – Trường Đại học
Y Dược Huế.
- Quý Thầy Cô thuộc Phòng Đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Dược Huế
đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. BS. CKII Trần Tấn Tài,
người đã hướng dẫn tôi với tấm lòng nhiệt tình, tận tụy, luôn giúp đỡ và đóng góp ý
kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ba Mẹ - những bậc sinh thành, đã nuôi dưỡng và là


chỗ dựa tinh thần lớn cho tôi, họ đã dành cho tôi tình cảm yêu thương nhất, hết
lòng giúp đỡ tôi từ tinh thần đến vật chất; cảm ơn bạn bè, các anh chị và những
người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh, cổ vũ và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Lê Văn Nhật Thắng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Huế, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Văn Nhật Thắng


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BRM

Bệnh răng miệng

CSRM

Chăm sóc răng miệng


HS

Học sinh

MBR

Mảng bám răng

SMTr

Sâu Mất Trám răng vĩnh viễn

smtr

Sâu Mất Trám răng sữa

SR

Sâu răng

VSRM

Vệ sinh răng miệng

VL

Viêm lợi

WHO


Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................................1
Chương 1.............................................................................................................................................................2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................................................................2
1.1. BỆNH RĂNG MIỆNG.............................................................................................................................2
1.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RĂNG MIỆNG....................................................................6
1.3. TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM............................................................................................................................10
Chương 2...........................................................................................................................................................13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................................................13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................14
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................................................................................21
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.....................................................................................21
Chương 3...........................................................................................................................................................22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................................................22
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................22
3.2. THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH...................................................................24
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH...........................................28
Chương 4...........................................................................................................................................................32
BÀN LUẬN.......................................................................................................................................................32
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................32
4.2. THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG................................................................................................33
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH...........................................36
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................41
1. Thực trạng bệnh răng miệng......................................................................................................................41
2. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng................................................................................................41


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..................................................................................................16
Bảng 3.1: Một số đặc điểm trên đối tượng nghiên cứu.................................................................................22
Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của học sinh theo giới...........................................................................24
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc sâu răng theo khối lớp..................................................................................................25
Bảng 3.4: Chỉ số sâu, mất, trám của răng sữa (smtr) và răng vĩnh viễn (SMTr)...........................................26
Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi của học sinh theo giới...........................................................................26
Bảng 3.6: Tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi của học sinh theo khối lớp....................................................................26
Bảng 3.7: Tỷ lệ phân bố sâu răng và viêm lợi ở đối tượng nghiên cứu.........................................................27
Bảng 3.8: Tỷ lệ mắc các vấn đề răng miệng liên quan..................................................................................28
Bảng 3.9: Kiến thức về chăm sóc răng miệng của học sinh..........................................................................29
Bảng 3.10: Thực hành về phòng chống bệnh răng miệng theo giới..............................................................29
Bảng 3.11: Liên quan giữa kiến thức và thực hành về chăm sóc răng miệng...............................................29
Bảng 3.12: Liên quan kiến thức và thực hành với sâu răng..........................................................................29
Bảng 3.13: Liên quan kiến thức và thực hành với viêm lợi..........................................................................30
Bảng 3.14: Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng............................................................................31


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố học sinh theo giới........................................................................................................23
Biểu đồ 3.2: Phân bố học sinh theo tuổi........................................................................................................23

Biểu đồ 3.3: Phân bố các loại sâu răng theo giới...........................................................................................24
Biểu đồ 3.4: Phân bố các loại sâu răng theo lớp............................................................................................25
Biểu đồ 3.5: Phân bố viêm lợi theo giới........................................................................................................26
Biểu đồ 3.6: Phân bố học sinh bị viêm lợi theo khối lớp..............................................................................27


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang
Hình 1.1: Cơ chế bệnh sinh sâu răng của Fejerskov và Manji........................................................................3


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng hiện nay là bệnh rất phổ biến trên thế giới cũng như ở nước
ta. Trong đó, sâu răng và viêm lợi là hai bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là
trẻ em trong độ tuổi bắt đầu đến trường , [11], .
Năm 1986, Tổ chức Y tế Thế giới đã coi bệnh răng miệng là mối quan tâm lớn
thứ ba của loài người sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Do điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, những năm gần đây ở Việt Nam chế độ
dinh dưỡng có nhiều thay đổi như sử dụng nhiều đường, sữa...trong khi cộng đồng
còn chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ, tác hại cũng như việc phòng tránh bệnh răng
miệng. Theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng năm 2011, trên 80% học sinh tiểu học
Việt Nam mắc các bệnh răng miệng và đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian
gần đây. Trẻ mắc bệnh răng miệng rất sớm từ khi răng bắt đầu mọc (6 tháng tuổi).
Nếu không điều trị sớm thì sẽ dẫn đến các biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh
hưởng đến sự phát triển về thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do bệnh răng miệng
có tính chất phổ biến và tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên cần chi phí điều trị lớn
cũng như thời gian , .

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với 63 tỉnh thành trong cả nước, chương trình
nha học đường đã được triển khai từ rất sớm. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở học sinh vẫn còn cao , , .
Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ: để kiểm soát hiệu quả bệnh nhất thiết phải
đánh giá được các yếu tố nguy cơ có liên quan. Dựa trên cơ sở cân nhắc giữa yếu tố
nguy cơ, yếu tố chỉ thị bệnh và những yếu tố bảo vệ, đưa ra các biện pháp phòng và
điều trị bệnh thích hợp . Đã có nhiều nghiên cứu bệnh răng miệng của trẻ em học
đường, tuy nhiên chủ yếu là nghiên cứu mô tả, chưa đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố
liên quan có ảnh hưởng từ phía gia đình và nhà trường cũng như kiến thức, thái độ,
hành vi chăm sóc răng miệng và đánh giá nguy cơ sâu răng của trẻ. Để có thể can
thiệp hiệu quả nhằm hạ thấp tỷ lệ bệnh, đẩy mạnh việc phòng bệnh trong cộng
đồng, đặc biệt là với học sinh tiểu học.


Với hy vọng góp phần cung cấp những thông tin về thực trạng sâu răng cùng
với các yếu tố liên quan để dự phòng nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng cho học
sinh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng bệnh răng miệng và các
yếu tố liên quan ở học sinh trường tiểu học Phú Hòa, thành phố Huế” nhằm hai
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh trường tiểu học Phú Hòa,
thành phố Huế năm 2015.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở đối tượng nghiên cứu.


2

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. BỆNH RĂNG MIỆNG

1.1.1. Khái niệm
Bệnh răng miệng (BRM) là các bệnh về tổ chức cứng của răng (sâu răng), tổ
chức quanh răng và niêm mạc miệng (viêm lợi, viêm quanh răng). Trong đó hai
bệnh thường gặp là bệnh sâu răng (SR) và bệnh viêm lợi (VL) (hay gặp nhất ở lứa
tuổi học sinh) , .
1.1.2. Bệnh sâu răng
1.1.2.1. Định nghĩa
SR là một quá trình bệnh lý, xuất hiện sau khi răng đã mọc, tổ chức cứng của
răng bị phá hủy và tạo thành một hố gọi là lỗ sâu. Tiến trình SR xảy ra khi có sự
mất cân bằng giữa khử khoáng và tái khoáng dẫn tới mất chất khoáng , .
1.1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
SR là bệnh do nhiều yếu tố gây nên. Sơ đồ Keyes (1960) về cơ chế bệnh sinh
SR đã được Fejerskov và Manji bổ sung năm 1990 cho thấy mối liên quan giữa yếu
tố bệnh căn – lớp lắng vi khuẩn và các yếu tố sinh học quan trọng ảnh hưởng tới sự
hình thành thương tổn bề mặt răng. Ngoài ra còn có các yếu tố thuộc về hành vi và
kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến khả năng hình thành thương tổn ở mức độ cá nhân
và cộng đồng.


3

Hình 1.1: Cơ chế bệnh sinh sâu răng của Fejerskov và Manji
- Sự hủy khoáng (Demineralization)
Sự chuyển muối khoáng quá nhiều từ men ra dịch miệng trong thời gian dài sẽ
gây tổn thương tổ chức cứng của răng. Trên lâm sàng và thực nghiệm đã chứng
minh rằng ở giai đoạn này, khi các matrix protein chưa bị hủy thì thương tổn có khả
năng hồi phục nếu muối khoáng từ dịch miệng và cơ thể lắng đọng trở lại. Khi các
matrix protein đã bị hủy thì SR không thể hồi phục được.
- Sự tái khoáng (Remineralization)
Nước bọt là nguồn cung cấp chất khoáng cho sự tái khoáng. Nếu sự tái khoáng

mạnh, sẽ tạo được một lớp rắn sâu vài micron có khả năng ngăn chặn các yếu tố gây
SR. Vì vậy, vai trò của các tuyến nước bọt là rất quan trọng.
Sau các bữa ăn, vi khuẩn (chủ yếu là Streptococcus mutans, Lactobacille và
Antinomyces viscosus) lên men các loại carbonhydrate, làm tích tụ acid ở mảng
bám răng (MBR) và gây nên sự mất muối khoáng của men răng. Song song với hiện
tượng hủy khoáng, cơ thể cũng tạo ra cơ chế bảo vệ của nước bọt. Các acid đệm,


4

các chất kháng khuẩn, calcium, phosphat làm ngưng sự tấn công của acid và sửa
chữa các thương tổn. Đó là sự tái khoáng , .
SR = Hủy khoáng > Tái khoáng (cơ chế hóa học và vật lý sinh học)
Các yếu tố gây mất ổn định làm SR
Các yếu tố bảo vệ chống lại SR
- Mảng bám: Vi khuẩn (kiểm soát)

- Nước bọt (kích thích)

- Chế độ ăn đường nhiều lần (kiểm

- Khả năng kháng acid của men

soát)

- Fluor có ở bề mặt men răng

- Thiếu nước bọt hay nước bọt acid

- Trám bít hố rãnh


- Acid từ dạ dày tràn lên miệng pH<3

- Độ Ca++NPO4 quanh răng

- pH > 5,5
Người ta có thể tóm lược cơ chế sinh bệnh học SR bằng hai quá trình hủy
khoáng và tái khoáng. Mỗi quá trình đều do một số yếu tố thúc đẩy. Nếu quá trình
hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ xuất hiện SR:
1.1.3. Bệnh viêm lợi
1.1.3.1. Định nghĩa, phân loại
Hiện nay trên lâm sàng chủ yếu sử dụng phân loại bệnh quanh răng của Tổ
chức Y Tế Thế giới (WHO) năm 1999:
A. Bệnh ở lợi
- Các bệnh VL do MBR:
+ VL do MBR đơn thuần
+ VL do MBR phối hợp với các yếu tố toàn thân: nội tiết, bệnh máu,…
+ Viêm lợi do thuốc
+ Viêm lợi do thiếu dinh dưỡng: thiếu vitamin C,…
- Các bệnh ở lợi không do MBR:
+ Do vi khuẩn đặc hiệu
+ Do virus: herpes,…
+ Do nấm: Candida,..
+ Do di truyền
+ Do bệnh toàn thân biểu hiện ở lợi: dị ứng,…


5

+ Do sang chấn

+ Phản ứng kháng nguyên
B. Viêm quanh răng mạn tính: khu trú, toàn bộ.
C. Viêm quanh răng tiến triển nhanh: khu trú, toàn bộ
D. Viêm quanh răng là biểu hiện của bệnh toàn thân: Bệnh máu, bệnh liên
quan đến thay đổi gen
E. Hoại tử quanh răng: viêm lợi loét hoại tử, viêm quanh răng loét hoại tử
F. Apxe quanh răng: apxe lợi, apxe quanh răng
G. Viêm quanh răng phối hợp với tổn thương nội nha
H. Dị dạng bẩm sinh hay mắc phải
+ Yếu tố tại chỗ tăng MBR: giải phẫu, chất trám răng,…
+ Dị dạng niêm mạc: giảm độ sâu ngách tiền đình, bất thường phanh môi,
má,..
+ Biến dạng lợi- niêm mạc và bờ xương ổ răng: Thiếu chiều cao xương ổ răng,
tăng sản lợi,…
+ Sang chấn khớp cắn
VL là một trong những hiện tượng bệnh lý của cơ thể, xảy ra khi có sự xâm
nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể. VL xuất hiện sớm nhất, chỉ
sau 7 ngày có MBR mà không lấy đi và chỉ tổn thương duy nhất ở tổ chức lợi. Ở
thời kỳ này, bệnh vẫn còn có thể phục hồi, nhưng nếu không điều trị sẽ dẫn đến tình
trạng nặng hơn. Sự kích thích vi khuẩn ở MBR là nguyên nhân gây ra VL. Khi lợi
viêm, sẽ có biến đổi giải phẫu như bờ viền lợi tròn, tấy đỏ và phù nề, mềm. Nhóm
vi khuẩn thường kết hợp với VL là xoắn khuẩn Actinomyces (Gram dương, hình
sợi) và Eikenella (Gram âm, hình que) , .
1.1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của viêm lợi
Qua nhiều nghiên cứu từ những năm 1960 của Greene, Ramfforg, Loe và cho tới
ngày nay người ta khẳng định được sự hình thành và vai trò của MBR, một tác nhân
ngoại lai quan trọng nhất trong những nguyên nhân của bệnh VL và bệnh viêm quanh
răng. Ngoài nguyên nhân gây nên bệnh VL và viêm quanh răng là MBR đã nêu ở trên



6

còn phải kể đến các nguyên nhân khác gây nên bệnh VL: Virus Herpes, dùng thuốc
trong điều trị, trám răng không đúng kỹ thuật, do mọc răng, bệnh toàn thân,...
- Các vi khuẩn xâm nhập vùng quanh răng tác động gây bệnh có thể bằng cách
trực tiếp hoặc gián tiếp:
+ Tác động trực tiếp: Do vi khuẩn hoạt động và sản sinh ra các men như
hyaluronidaza gây phá hủy tổ chức biểu mô của lợi, Collagennaza phá hủy tổ chức
đệm...Ngoài các men vi khuẩn còn tiết ra các nội độc tố và những sản phẩm đào
thải, chuyển hóa trung gian như NH3, Urê, hydrosunfua...
+ Tác động gián tiếp: Do tính chất kháng nguyên của vi khuẩn chúng khuyếch
tán qua biểu mô và khởi động những phản ứng miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân.
- Khi lợi bị viêm ở các mức độ khác nhau sẽ có biểu hiện ở sự thay đổi màu
sắc, hình thể, trương lực của lợi.
- Vị trí biểu hiện dễ thấy là bề mặt lợi chảy máu, dịch viêm ở khe lợi.
- Không có túi lợi bệnh lý (không có sự di chuyển của biểu mô bám dính,
không có tiêu xương ổ răng).
- VL thường thấy đi đôi với tình trạng vệ sinh răng miệng (VSRM) không tốt,
có nhiều mảng bám, cặn thức ăn, cao răng .
1.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RĂNG MIỆNG
1.2.1. Các yếu tố liên quan tới sâu răng
- Tuổi: 3 nhóm tuổi hay mắc là thời kỳ 4-8 tuổi, 9-11 tuổi và 55-65 tuổi. Cùng
với sự phát triển của biện pháp dự phòng SR như sử dụng fluor, giữ gìn
VSRM...ngày càng nhiều người trẻ, trưởng thành tổn thương SR xuất hiện ở mặt
nhai. Bệnh SR đang trở thành bệnh của cả cuộc đời, khi về già, khoảng trên 65 tuổi,
bệnh SR trở nên phổ biến, nguyên nhân do sự co lợi dẫn đến: bộc lộ chân răng, mòn
cổ răng và giắt thức ăn, ngoài ra việc VSRM của người già cũng không còn được
khéo léo nữa.
- Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SR ở nữ cao hơn ở nam trong suốt
thời kỳ đến trường và cả giai đoạn đã trưởng thành. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên



7

cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự tăng khả năng mắc SR ở nữ
có thể do các nguyên nhân: mọc răng sớm, ưa đồ ngọt hơn và thay đổi hormone.
- Chủng tộc: Chủng tộc chắc chắn có ảnh hưởng nhiều tới sự đề kháng với SR.
Từ những quan sát từ rất lâu trước đó, người ta tin rằng những tộc người châu Phi
hay châu Á có sự miễn nhiễm với SR tốt hơn người châu Âu .
- Yếu tố vi khuẩn: Các vi khuẩn tham gia chủ yếu vào quá trình SR là
Streptococcus mutans, Antinomyces viscosus, S.sobrinus và một số chủng
Lactobacillus , . Trong số đó, Streptococcus mutans được phát hiện ở tất cả các MBR,
có số lượng rất cao ở những vùng răng sâu và có những đặc điểm đặc biệt:
+ Có khả năng chuyển hóa được nhiều loại carbonhydrate khác nhau.
+ Chuyển hóa đường bằng cách lên men sinh ra rất nhiều acid lactic.
+ Có khả năng dùng đường sucrose tổng hợp chất polyglucans làm khung
(matrix) cho mảng bám vi khuẩn.
+ Chống chịu được pH rất thấp cho môi trường.
Vì thế trong một thời gian dài, vi khuẩn này được coi là thủ phạm chính của
bệnh SR , .
- Yếu tố di truyền: Những nghiên cứu về gia đình đó chỉ ra rằng con cái có
những đặc điểm giống cha mẹ chúng. Nếu cha mẹ ít bị SR thì các con ít mắc SR
hoặc ngược lại. Mansbridge nghiên cứu thấy những đặc điểm giống nhau nhiều ở
cặp anh em sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng hơn là những cặp trẻ em không có
mối liên quan .
- Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố chủ quan vì mỗi cá nhân, tùy
thuộc sở thích mà lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho mình, có những người thích
protein trong khi nhiều người lại thích các thức ăn giàu carbonhydrate.
Thành phần thức ăn và thói quen ăn uống của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng tới
sự phát triển loại SR, thành phần vi khuẩn tìm thấy trong MBR, do đó gián tiếp ảnh

hưởng tới quá trình SR .


8

- Tình hình kinh tế xã hội: Từ những năm 1960, sau khi fluor và các biện pháp
dự phòng SR được biết đến, chỉ số SMT giảm ở các nước kinh tế xã hội cao nhiều
hơn ở các nước kinh tế xã hội thấp.
- Điều kiện địa lý:
+ Khoảng cách so với bờ biển: tỷ lệ SR cao nhất ở vị trí ngay bờ biển và càng
xa bờ biển tỷ lệ này càng giảm đi.
+ Quá trình đô thị hóa: một số nghiên cứu thực hiện bởi WHO cho thấy tỷ lệ
SR ở nông thôn cao hơn thành thị, nơi sử dụng nhiều thức ăn tinh chế hơn.
- Mảng bám răng:
+ MBR hay gọi là màng sinh học là một quần thể các vi khuẩn sống trong
những cấu trúc có tổ chức ở giao diện giữa một mặt cứng và chất lỏng tồn tại trên
bề mặt răng , , .
+ MBR là nguyên nhân chính của sự lên men carbohydrates thức ăn, đồ uống
để trở thành ion acid trên bề mặt răng. Ngoài ra MBR còn là cấu trúc quan trọng để
vi khuẩn gây SR bám vào phát triển. Cùng với các điều kiện môi trường trong
khoang miệng như pH thấp, vị trí thuận lợi cho mảng bám trên bề mặt răng (rãnh,
núm, mặt nhai, mặt kế bên) cũng là nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng sinh lý
giữa răng và MBR dẫn đến mất khoáng của răng , .
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến viêm lợi
- Tuổi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm người lớn tuổi bị BQR nhiều
hơn và nặng hơn so với nhóm tuổi trẻ , . Một số nghiên cứu cũng cho biết người lớn
tuổi có nhiều MBR hơn và bị VL nặng hơn nhóm tuổi trẻ.
- Giới tính: Các nhà nghiên cứu cho thấy nam giới mắc BQR nhiều hơn nữ
giới trong cùng độ tuổi so sánh
- Vi khuẩn: Có hơn 400 chủng vi khuẩn khác nhau được tìm thấy trong dịch

miệng ở người, tuy nhiên trong số đó chỉ có số ít đóng vai trò là tác nhân gây bệnh,
làm phát sinh và phát triển BQR.
- Yếu tố di truyền: Khi nghiên cứu trên những cặp song sinh, các nhà khoa học
cũng kết luận chiều cao xương ổ răng bị chi phối bởi gen di truyền. Mặt khác, tác


9

giả cũng phát hiện ảnh hưởng của di truyên đối với VL, độ sâu thăm dò túi lợi, mất
bám dính và MBR .
- Dinh dưỡng:
+ Thiếu hụt canxi: Một phân tích gần đây dựa trên số liệu của NHANES III
(1988-1992) (National Health and Nutrition Examination Survey-USA) chỉ ra rằng
những người có khẩu phần ăn với hàm lượng canxi thấp có BQR nhiều hơn so với
nhóm người có khẩu phần ăn với hàm lượng canxi đầy đủ .
+ Thiếu hụt Vitamin C: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin C đóng vai
trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của lợi. Cũng từ số liệu của NHANES III
(1988-1992). Một nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa thiếu hụt vitamin C
và BQR được thực hiện, Kết luận là giảm lượng vitamin C trong khẩu phần ăn, đặc
biệt ở những người hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc lá sẽ làm gia tăng nguy cơ
mắc BQR .
- Hút thuốc lá: Các nghiên cứu đều có chung kết luận hút thuốc lá là một yếu
tố nguy cơ cao cho BQR sau khi đã điều chỉnh về tuổi tác, VSRM và tình trạng kinh
tế xã hội .
- Điều kiện kinh tế xã hội: Theo báo cáo tổng kết thì bệnh VL ở châu Á, châu
Phi cao hơn hẳn ở châu Âu, châu Úc và nước Mỹ. Người ta cũng cho rằng ở những
nơi có đời sống vật chất và văn hóa cao thì ý thức chăm sóc răng miệng (CSRM) tốt
hơn, dự phòng BRM được chú trọng hơn, nên bệnh VL cũng vì thế mà giảm đi.
- Bệnh toàn thân khác: Hiện nay, các nhà khoa học cũng đã chứng minh một
số bệnh toàn thân ảnh hưởng tới sự phát sinh và phát triển BQR: Đái tháo đường,

hội chứng Down, hội chứng HIV/AIDS.
- MBR: MBR được coi là tác nhân ngoại lai quan trọng nhất trong bệnh sinh
BQR, MBR có khả năng gây hại bởi hai cơ chế tác động :
+ Tác động trực tiếp: Thông qua các men và nội độc tô. Men làm mềm yếu sợi
keo, phân hủy tế bào, làm bong tách nhiều mô dính dẫn tới viêm. Nội độc tố gây ra
sự tiết prostaglandine làm tiêu xương ổ răng.


10

+ Tác động gián tiếp: Do vi khuẩn và chất tiết của vi khuẩn đóng vai trò là
kháng nguyên. Các kháng nguyên này kích thích các phản ứng miễn dịch gây ra sự
phá hủy tổ chức của lợi.
1.3. TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐỀ TÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.3.1. Trên thế giới
Ở những nước phát triển, về tỷ lệ sâu răng:
- Ở Anh (2001) có 32% trẻ từ 3 - 4 tuổi bị SR, chỉ số răng sâu mất trám
(smtr) là 1,4.
- Ở Mỹ (2002) có 50 % trẻ 5 - 9 tuổi bị SR.
- Ở Ý có 47,1% trẻ 6 tuổi SR, smtr 2,1 .
Ngược lại những nước đang phát triển thì tỷ lệ sâu răng cao hơn:
- Trung Quốc, tỷ lệ SR thay đổi từ 64 - 79% tùy lứa tuổi.
- Tanzania, Uganda, Mozambique 61% trẻ 5 - 7 tuổi bị SR.
Tewari S. (2001), nghiên cứu trẻ 3-7 tuổi ở Ấn Độ, cho thấy tần suất SR từ 3 đến 6
tuổi là 33.8%, 6 tuổi là 38.2% . Datta P, Datta PP (2013), nghiên cứu tần suất SR ở HS
bang Sundarban, Ấn Độ là 71%, cao ở trẻ thuộc gia đình có thu nhập thấp .
L. Prasai Dixit (2013), nghiên cứu ở Nepal cho thấy, tỷ lệ SR và trung bình
smt/SMT của 5-6 tuổi và 12-13 tuổi là 52%, 1,59 và 41%, 0.84 .
Ở Nam Phi, nghiên cứu 30.876 trẻ 5-12 tuổi ở 9 vùng cho thấy tình trạng SR

có giảm với chỉ số SMT từ 2,2 năm 1989 còn 1,1 năm 2002, tuy nhiên trên 80 % trẻ
em có SR chưa được điều trị .
Đầu thế kỷ 21, SR vẫn còn là một vấn đề sức khỏe răng miệng (SKRM) ở
hầu hết các nước công nghiệp hóa, ảnh hưởng đến 60-90% HS và đa số người
lớn .
Tuy nhiên, do sự thay đổi điều kiện sống, tỷ lệ SR tăng ở các nước đang
phát triển ở châu Phi từ những năm 1970 đến 2004, đặc biệt do tăng tiêu thụ các
loại đường và nguồn fluor không đủ .


11

Theo WHO (2005), 90% thanh thiếu niên có vấn đề về SKRM. Ở Mỹ, nơi SR
là thấp hơn so với các nơi khác, thời gian đi khám vì các vấn đề răng miệng khiến
117 000 giờ học bị mất trên 100 000 trẻ em.
Vấn đề về răng miệng khiến cho đau khi nhai ảnh hưởng đến tiêu thụ các chất
xơ và một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; do đó, nồng độ beta carotene, folate
và vitamin C thấp hơn đáng kể ở những người có tình trạng răng miệng kém hơn .
Ở một số nước trong khu vực: theo thông báo của WHO năm 1994 và năm
1997, hầu hết các nước trong khu vực có trên 90% dân số bị SR và smtr tuổi 12
nhiều nước còn ở mức cao . Bên cạnh đó, ở Malaysia và Singapore tình trạng SR ở
thanh thiếu niên có xu hướng giảm xuống do làm tốt công tác phòng bệnh .
BQR liên quan đến tuổi ở thời kỳ răng sữa. Năm 1983, Spencer nghiên cứu
128 trẻ em Úc 5-6 tuổi thấy mức độ VL nhẹ quanh răng sữa, ít VL nặng và thấy ít
liên quan đến VSRM.
Theo WHO, năm 1978 bình quân trên thế giới có 80% trẻ em dưới 12 tuổi và
100% trẻ em 14 tuổi bị VL mãn. Từ năm 1981-1983 chỉ số CPITN (Chỉ số nhu cầu
điều trị nha chu của cộng đồng: Community Periodontal index of treatment needs)
ở tuổi 15 dao động từ 3,0-4,0. Năm 1999 theo Enrique Bimstein tỷ lệ VL chung cao
nhất ở khoảng 9-14 tuổi, trùng với lứa tuổi dậy thì và trước dậy thì .

1.3.2. Tại Việt Nam
Từ năm 1960 đến 1990 có nhiều tác giả công bố kết quả điều tra SR tại nhiều
địa phương, cho thấy SR lưu hành phổ biến ở nước ta , , .
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999-2000 do Viện
Răng Hàm Mặt Hà Nội tiến hành: tỷ lệ SR chung là 57% (12 tuổi), 60% (15 tuổi),
72% (35 - 44 tuổi) .
Tôn Nữ Hồng Vy, Trương Phi Hùng, Đoàn Thị Ngọc Hân (2010), đánh giá
kiến thức thái độ thực hành về VSRM của 402 HS THCS tại thị trấn Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận, tỉ lệ HS có kiến thức đúng về: chải răng là 8%; chất flour
là 18%; phòng ngừa SR là 18%; tỉ lệ HS có thực hành đúng về: chải răng là 1%;
khám răng định kỳ là 20% .


12

Tại Huế, tỷ lệ SR theo thứ tự lứa tuổi trên là 42,2%, 43,7%, 64,2%, tại Thành
phố Hồ Chí Minh là 83,9%, 96%, 92% , , . Tuy nhiên, ở những vùng có nồng độ
cao Fluor (F) trong nguồn nước sinh hoạt như Ninh Thuận, tỷ lệ bệnh SR ở mức
thấp .
Hầu hết trẻ em trên thế giới có dấu hiệu VL và người trưởng thành khám có các
giai đoạn khởi đầu của bệnh nha chu . Viêm nha chu nặng gây mất răng chiếm 5 15% ở hầu hết các cộng đồng, Việt Nam nằm trong danh sách 50% quốc gia trên thế
giới có tỉ lệ phần trăm túi sâu ở người trưởng thành cao nhất thế giới .
Tại Thừa Thiên Huế, theo Nguyễn Toại và cs (2011): tỷ lệ BQR rất cao (98,56%)
khá đồng đều ở 3 lứa tuổi 12, 15, 35-44, cao nhất ở độ tuổi 15, chủ yếu là chảy máu lợi
và cao răng, số vùng lục phân bệnh lý trên mỗi người : 4,43/6 vùng .
Nguyễn Ngọc Nghĩa (2011) nghiên cứu 1370 HS (HS) tiểu học người Mông
tỉnh Yên Bái cho kết quả tỷ lệ mắc BRM của HS chiếm 71,38%. Tỷ lệ SR chiếm
69,64%, VL là 50,11%. BRM có mối liên quan chặt chẽ với thực hành VSRM hằng
ngày (p<0,05), kiến thức của HS (p<0,001) và chăm sóc y tế thường xuyên
(p<0,001) .

Khảo sát của Đại học Y Hà Nội trên hơn 2.000 HS 6-8 tuổi ở Hà Nội và Lạng
Sơn, đại diện cho hai khu vực miền núi và đô thị ở Việt Nam, được công bố tại Hội
nghị khoa học và đào tạo răng hàm mặt lần thứ 4 tổ chức ở Hà Nội từ ngày 26 đến
28-11-2013. Theo kết quả nghiên cứu, tỉ lệ SR chung của HS hai địa phương trên là
trên 91%, trong đó HS đang sống tại Lạng Sơn có tỉ lệ SR sữa 93%, HS cùng độ
tuổi tại Hà Nội có tỉ lệ SR sữa trên 87%. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SR vĩnh viễn ở
Lạng Sơn là 10,1%, ở Hà Nội lên đến 19,3%. Trong đó nhóm HS VSRM kém và
trung bình có tỉ lệ SR gấp đôi so với HS VSRM tốt.


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Học sinh từ 6–10 tuổi, không phân biệt giới tính, đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Lý do chọn: Đây là là độ tuổi chuyển tiếp từ bộ răng hỗn hợp sang răng vĩnh
viễn nên việc kiểm soát nguyên nhân gây bệnh, dự phòng và giáo dục VSRM là rất
quan trọng để đảm bảo cho trẻ có được bộ răng vĩnh viễn sau này đẹp về thẩm mỹ
và tốt về chức năng.
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: trường tiểu học cơ sở Phú Hòa, thành phố Huế.
- Thời gian nghiên cứu: 4/2015 – 12/2015
2.1.3. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
Trường tiểu học Phú Hòa được thành lập trước năm 1945 và đặt tên là trường
PaulBert. Sau năm 1945, trường được đổi tên thành trường tiểu học Thượng Tứ rồi
sau đó mang tên trường cấp 1, 2 Phú Hòa. Từ năm 1988 đến nay, trường mang tên
là trường tiểu học Phú Hòa.
Tổng số học sinh của trường là 882, gồm 5 khối lớp. Chất lượng giáo dục mũi

nhọn ngày càng phát triển về mặt số lượng và nâng cao chất lượng. Trường nhiều
năm liền được công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động Xuất sắc”. Tỉ lệ lớp học 2
buổi/ngày ngày càng tăng. Công tác giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi được
giữ vững về mặt tỉ lệ. Cảnh quang môi trường giáo dục khang trang, sạch đẹp. Nhà
trường đang xúc tiến việc đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất dãy nhà cấp bốn để thực
hiện lộ trình xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Trường tiểu học Phú Hòa là trường nằm trong mạng lưới chăm sóc Nha học
đường của tỉnh. Thành phần gia đình của học sinh tương đối đa dạng, bao gồm cán
bộ công chức, buôn bán, lao động. Trường có phòng Y tế chung, tuy nhiên, cán bộ y
tế chuyên trách làm luôn công tác đoàn thể trong trường. Từ 5 năm năm gần đây


14

không có súc miệng fluor hàng tuần. Công tác giáo dục nha khoa không thường
xuyên.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
n = Z 21−∝/ 2

p (1 − p )
∆2

Trong đó p= 78,8%, đây là tỷ lệ sâu răng HS tiểu học của Võ Văn Thanh
năm 2013 tại tỉnh Bình Định (một tỉnh miền Trung khá tương đồng với tỉnh Thừa
Thiên Huế ở phần lớn các yếu tố tự nhiên, xã hội) ).
∆ = 5%, α = 0,05, ta tính được cỡ mẫu là 264 HS.

Đây là cỡ mẫu tối thiểu, nghiên cứu chúng tôi có số HS được khảo sát là 319.
2.2.2.2. Cách chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên mỗi khối hai lớp, khám hết tất cả HS trong lớp, do đó cỡ mẫu
có thể lớn hơn dự tính.
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu liên quan nghiên cứu
- Họp thống nhất, tập huấn cho cán bộ cộng tác
- Xây dựng kế hoạch để triển khai nghiên cứu
- Tiền trạm: liên hệ với trường tiểu học đã được chọn cho nghiên cứu, làm
việc với Ban Giám hiệu nhà trường để tìm sự đồng thuận và giúp đỡ. Thống nhất
thời gian điều tra phù hợp với lịch học của nhà trường.
- Tập huấn cho nhóm cộng tác:
+ Mục tiêu, yêu cầu và nội dung cần điều tra nghiên cứu
+Thống nhất các tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng, tình trạng lợi răng, cao răng
và MBR.
+ Cách sử dụng các mã số và chỉ số trong phiếu điều tra. Cách ghi chép kết quả
vào phiếu.


15

-

Triển khai nghiên cứu.

2.2.4. Các phương pháp cụ thể
2.2.4.1. Chuẩn bị
- Tiếp xúc với nhà trường để được tạo điều kiện cho việc khám dễ dàng, thuận lợi.
- Chuẩn bị phiếu khám răng miệng, bảng câu hỏi phỏng vấn HS.
- Chuẩn bị dụng cụ khám răng miệng:

+ Bộ dụng cụ khám: Khay quả đậu, gương, thám trâm, cây thăm dò nha chu,...
+ Dụng cụ để khử khuẩn (nước ngâm dụng cụ).
+ Các dụng cụ khác: Bông cồn, găng tay, giấy lau tay...
- Chuẩn bị điều tra viên: gồm 2 bác sĩ chuyên khoa RHM và 2 sinh viên RHM
năm cuối, tập huấn thống nhất cách khám và ghi chép theo phiếu điều tra.
2.2.4.2. Khám lâm sàng
- Dưới ánh sáng tự nhiên nơi đủ ánh sáng, kết hợp đèn chiếu sáng, đúng
phương pháp nghiên cứu.
- Phỏng vấn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về CSRM của HS theo
phiếu điều tra.
- Khám sâu răng, viêm lợi, cao răng, mảng bám bằng mắt thường với thám
trâm qua các chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá.
- Ghi vào phiếu đánh giá.


16

Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu

Nhóm biến số

Mô tả tỷ lệ BRM:

Tình trạng

tỷ lệ sâu răng,

BRM


Chỉ số
- Tỷ lệ BRM: tỷ lệ sâu

Phương pháp
thu thập
Khám răng

răng, viêm lợi.

viêm lợi

miệng

- Chỉ số smtr, SMTr

Xác định các yếu

Kiến thức, thái - Tỷ lệ cao răng, mảng bám.

- Khám răng

tố liên quan đến

độ, thực hành

- Liên quan giữa kiến thức,

miệng

BRM


của học sinh

thực hành của HS với BRM - Phỏng vấn bằng
bảng câu hỏi

2.2.4.3. Sơ đồ nghiên cứu
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Thu thập tài liệu liên quan nghiên cứu
Làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường

Tập huấn cho nhóm cộng tác
Lựa chọn học sinh

Phỏng vấn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành
Khám sâu răng, viêm lợi, cao răng, mảng bám ghi vào phiếu đánh giá

Xử lý, phân tích số liệu


×