Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo khai quật di chỉ Dương Xá 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.59 KB, 47 trang )

Khoa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................6
CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG VÀ LỊCH SỬ
NGHIÊN CỨU DI CHỈ DƯƠNG XÁ..............................................................6
CHƯƠNG 2. VỊ TRÍ HỐ KHAI QUẬT, HỐ THÁM SÁT, DIỄN BIẾN ĐỊA
TẦNG VÀ DI TÍCH........................................................................................11
CHƯƠNG 3. DI VẬT.....................................................................................18
CHƯƠNG 4. ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC DI
CHỈ KHÁC..................................................................................................37
KẾT LUẬN.....................................................................................................43

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, lý do chọn đề tài
Lịch sử loài người là một chuỗi quá trình phát triển lâu dài. Trong quá
trình phát triển lâu dài đó, loài người đã trải qua các thời kỳ tiền sử, sơ sử và
lịch sử. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển chung, cũng phải trải
qua các thời đại đó. Khảo cổ học Việt Nam ngày càng làm rõ hơn quá trình
phát triển của con người trên đất nước Việt Nam từ thời tiền sử, sơ sử và lịch
sử.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, quá trình nghiên cứu khảo cổ học ở
Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn. Vì
1
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khoa luận tốt nghiệp



Chuyên ngành Khảo cổ học

vậy, các cuộc khai quật khảo cổ học hàng năm vẫn được diễn ra thường xuyên
để bổ sung thêm nhận thức của chúng ta về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thời
tiền sử và sơ sử. Di chỉ khảo cổ học Dương Xá thuộc thôn Dương Đình, xã
Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là một di chỉ khảo cổ học cũng
đã từng được khai quật 1 lần (năm 1987) và thám sát 1 lần (năm 1998). Kết
quả của các cuộc khai quật và thám sát đó đã bước đầu cho thấy đây là một di
chỉ có quy mô rộng lớn, có tầng văn hóa dày và được thành tạo vào giai đoạn
chuyển tiếp từ văn hóa Gò Mun sang văn hóa Đông Sơn ở lưu vực sông
Hồng. Tháng 12 năm 2008, Bộ môn Khảo cổ học của Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) đã
tiến hành khai quật tiếp ở di chỉ này nhằm bổ sung thêm những tư liệu cho
việc nghiên cứu về di chỉ Dương Xá nói riêng và về thời đại kim khí ở lưu
vực sông Hồng nói chung.
Sau 2 tuần làm việc khẩn trương và nghiêm túc tại hiện trường, cuộc
khai quật đã thành công tốt đẹp. Tiếp đó, công việc xử lý hiện vật được thực
hiện tại Bảo tàng Nhân học và chúng tôi đã đưa ra được những nhận định ban
đầu. Được sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Chiều, các thầy cô của bộ môn và các
anh chị công tác tại Bảo tàng Nhân học, tôi đã nhận đề tài “Báo cáo khai quật
di chỉ Dương Xá năm 2008” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Song song
với “Báo cáo khai quật di chỉ Dương Xá năm 2008” này còn có một khóa
luận khác viết riêng về đồ gốm của di chỉ Dương Xá. Vì vậy, tôi sẽ chỉ trình
bày sơ lược về đồ gốm. Bài khóa luận này là sự hoàn thiện các bước của quá
trình khai quật Dương Xá tháng 12/2008, cùng với sự tổng hợp tư liệu của lần
khai quật trước và rút ra nhận xét về di chỉ khảo cổ này.
2. Nguồn tư liệu

2

Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khoa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Nguồn tư liệu sử dụng trong khóa luận bao gồm các tài liệu thực địa
qua các lần khai quật năm 1987, 1998 và 2008; các báo cáo và các bài viết
trên các tạp chí; các tài liệu địa phương ...
3. Phương pháp nghiên cứu
- Trực tiếp tham gia khai quật tại hiện trường.
- Quan sát, đo, vẽ, chụp ảnh hiện trường và hiện vật khai quật.
- Chỉnh lý, phân loại và thống kê tư liệu.
- Phân tích, khảo tả, so sánh, rút ra kết luận tổng hợp.
4. Bố cục của khóa luận
Bố cục khóa luận gồm hai phần lớn: phần chính văn và phần phụ lục.
Phần chính văn:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo…, còn
nội dung chính gồm 4 chương:
Chương 1. Vị trí địa lý, cảnh quan, môi trường và lịch sử nghiên cứu di
chỉ Dương Xá. Chương này nêu những nét khái quát về vị trí địa lý, cảnh
quan tự nhiên ở khu vực phân bố của di chỉ Dương Xá, quá trình phát hiện và
nghiên cứu.
Chương 2. Cấu tạo địa tầng và di tích. Chương này đi sâu tìm hiểu diễn
biến địa tầng và trình bày về các di tích như cụm gốm, cụm đất nung, mộ táng
và các hố đất đen.
Chương 3. Di vật. Chương này sẽ trình bày đầy đủ các loại hình di vật
từ đồ đá, đồ đồng, đồ gốm, đồ xương và rút ra một số nhận xét cơ bản.
3

Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khoa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Chương 4. Đời sống của cư dân và các mối quan hệ văn hóa với các di
tích khác. Qua tìm hiểu về di chỉ Dương Xá trong đợt khai quật vừa rồi,
chương này sẽ rút ra những sự so sánh với các di chỉ đồng đại ở các địa điểm
khác, tìm hiểu những mối liên hệ về văn hóa, rút ra những nhận định về đời
sống cư dân Dương Xá cổ.
Phần phụ lục bao gồm:
- Bảng thống kê: Các bảng thống kê tổng hợp, đồ đá, đồ đồng và đồ
gốm.
- Bản vẽ: Bản đồ, bản vẽ địa tầng, di tích, hiện vật.
- Bản ảnh: Bản ảnh hiện trường, di tích, hiện vật.

Để hoàn thành khóa luận này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn
thầy Nguyễn Chiều, người đã tận tình chỉ bảo tôi suốt thời gian thực tập và là
người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Đồng thời cũng xin gửi
lời cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Khảo cổ học và khoa Lịch sử, các
anh chị làm việc ở Bảo tàng Nhân học, các cô chú công tác ở Viện Khảo cổ
học, các cán bộ, nhân dân địa phương và bạn bè, người thân đã tận tình giúp
đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận.
Do những hạn chế về nhận thức và hạn hẹp về thời gian, chắc chắn
bản khóa luận này còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong được sự phê bình,
góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và bè bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2009

Chu Mạnh Quyền
4
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khoa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

5
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG VÀ
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DI CHỈ DƯƠNG XÁ.

1.1.

Vị trí địa lý, cảnh quan, môi trường khu vực Dương Xá.

Di chỉ Dương Xá thuộc thôn Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội. Khu di tích được phân bố bên bờ Bắc sông Thiên
Đức, cách sông Thiên Đức khoảng 1km, “cách quốc lộ 5 khoảng 300m về
phía đông, cách Trâu Quỳ 3km về phía nam, cách Hà Nội 24km theo trục
đường bộ số 5 Hà Nội – Hải Phòng” [26, 208].

Di chỉ có toạ độ 210 00’ 06” vĩ độ Bắc và 105058’ 18” kinh độ Đông đo
tại trước cửa lăng mộ tổ họ Dương, thuộc khu đất Mả Cả (sân bóng Ủy ban
Nhân dân xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Ba. 01; Bv. 02)).
Khu đất Mả Cả vốn là một khu nghĩa địa của thôn Dương Đình, theo một số
người trong thôn, trong quá trình quy hoạch khuôn viên Ủy ban Nhân dân xã,
người ta đã san ủi đi khoảng 0,8 đến 1m đất so với bề mặt hiện tại. (Hiện tại,
trên khu đất này vẫn còn để lại một ngôi mộ tổ của họ Dương trên bề mặt cao
hơn so với mặt bằng của sân bóng khoảng 0,8 đến 1m (Ba.02)).
Di chỉ Dương Xá gần như nằm trọn trong vùng trung tâm của châu thổ
sông Hồng, độ cao trung bình từ 5 đến 20m so với mực nước biển.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời
rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và
lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét
của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa
nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình
6
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa lạnh với nhiệt độ
trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10,
thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông [8].
Khí hậu bình quân của Hà Nội (theo wikipedia.org)
Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Trung bình cao °C 19 19 22 27 31 32 32 32 31 28 24
(°F)
(66) (67) (72) (80) (87) (90) (90) (89) (88) (82) (76)
Trung bình thấp °C 14 16 18 22 25 27 27 27 26 23 19
(°F)
(58) (60) (65) (71) (77) (80) (80) (80) (78) (73) (66)

12
22
(71)
16
(60)

Về văn hóa và lịch sử, Dương Xá là vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời trên
dưới 3000 năm. Tên gọi của các làng Dương có từ lâu đời. Thuở đầu gọi là
ngõ, nằm trong trang Thổ Lỗi. Trang Thổ Lỗi sau đổi thành hương Thổ Lỗi.
Năm 1066 đổi thành hương Siêu Loại (hơn người) thuộc lộ Bắc Giang (hay
Thiên Bắc Giang). Tới thời Trần đặt ra lộ Bắc Giang sau đổi thành Kinh Bắc.
Năm 1469, thời vua Lê Thánh Tông, triều đình lập ra phủ Thuận An gồm 5
huyện: Gia Lâm, Lương Tài, Gia Bình, Siêu Loại và Văn Giang. Xã Dương
Xá ngày nay còn lưu đậm địa danh dấu tích của một lỵ sở khi hương Siêu
Loại được nâng lên thành huyện Siêu Loại và sau là phủ Thuận An cũng lấy
Siêu Loại làm trung tâm [3, 13].
Xung quanh di chỉ cũng có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp
Quốc gia. Cách di chỉ hơn 100m về phía tây bắc là quần thể đình – chùa –
nghè của thôn Dương Đình đang được đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn
hóa. Còn cách di chỉ hơn 200m về phía đông nam là đền Bà Tấm (hay còn gọi
là đền Nguyên Phi Ỷ Lan) vốn đã được xếp hạng di tích Quốc gia.
Cách di chỉ khoảng 500m về phía bắc còn có dấu tích của 2 dòng chảy

cổ. Đó là một dãy ao lớn nối tiếp nhau. Đây vốn là nhánh của sông Thiên Đức
nhưng trải qua thời gian đã bị đổi dòng, để lại những chiếc ao này (Ba. 01).

7
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.

Chuyên ngành Khảo cổ học

Quá trình phát hiện và nghiên cứu

Di chỉ Dương Xá được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Trong quá trình
cải tạo và quy hoạch đất đai, nhân dân địa phương phát hiện những ngôi mộ
gạch và những đồ đồng, đồ gốm mang phong cách Đông Sơn [26, 211].
1.2.1. Cuộc khai quật năm 1987
Sau khi phát hiện, tháng 4 năm 1987, Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội
kết hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật di chỉ này. Cuộc khai quật
do Ngô Sĩ Hồng làm trưởng đoàn với diện tích 30m2 .
Cuộc khai quật lần này đã đào được một ngôi mộ mang phong cách
Đông Sơn giai đoạn muộn. Hiện vật bao gồm:
- Đồ đồng: 3 chiếc lưỡi câu có ngạnh, 3 đoạn kim đồng (những đoạn
dây đồng nhỏ được mài tròn), 1 mũi nhọn đồng, 1 chiếc đục và một chiếc búa
đồng.
- Đồ đá: Một mảnh vòng bằng đá nephrit xanh ngọc, 1 chiếc đe bị vỡ
làm đôi.
- Đồ gốm: hơn 10000 mảnh gốm các loại.

- Ngoài ra, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ còn sưu tầm
được một số hiện vật trong nhân dân như 1 chiếc trống đồng loại nhỏ có 4
hình chim bay, 1 liễn đồng có nắp hoa văn hổ phù, một số mũi tên, mũi giáo,
tiền ngũ thù thời Đông Sơn...[6, 65].
Kết quả khai quật này cho thấy, Dương Xá là di chỉ cư trú kết hợp mộ
táng, rộng khoảng 3 vạn m2, có tầng văn hóa dày và khá ổn định, nếu tính cả
phần đất bị san ủi thì tầng văn hóa dày trên dưới 2m. Diễn biến đồ đá, đồng,
gốm…có thể chia tầng văn hóa thành hai lớp: Gò Mun lớp dưới và Đông Sơn
lớp trên, không có lớp vô sinh ngăn cách giữa hai lớp này. Cư dân Dương Xá
8
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

cổ làm nhiều nghề khác nhau, đặc biệt là nghề gốm, nghề luyện đồng và nghề
cá khá phát triển. Tuy nhiên, các dấu tích nghề nông không rõ nét. Có nhiều
lý do để giải thích hiện tượng này hoặc có thể do diện đào chưa rộng [6, 65].
1.2.2. Cuộc đào thám sát năm 1998
Để thẩm định lại kết quả nghiên cứu trước đây, tìm mối liên hệ với các
di chỉ đồng đại phân bố bên tả ngạn sông Hồng và điều tra mức độ bảo tồn
của di tích, tháng 1 năm 1998, Viện Khảo cổ học đã đào thám sát di chỉ
Dương Xá. Cuộc đào thám sát lần này do Lại Văn Tới làm trưởng đoàn.
Hiện vật đào được chỉ gồm đồ đá và đồ gốm:
- Đồ đá gồm 11 hiện vật trong đó có 2 mảnh vòng, 5 cục đá nguyên
liệu, 3 viên cuội và 1 mảnh tước cuội.
- Đồ gốm gồm 1 chì lưới, 164 mảnh chạc, 1057 cục đất nung, 15360
mảnh gốm (gốm Đông Sơn và Gò Mun).

Kết quả của lần đào thám sát năm 1998 cho thấy Dương Xá là di chỉ cư
trú có 1 tầng văn hóa chia thành 2 lớp phát triển liên tục, không có lớp vô sinh
ngăn cách: Lớp dưới là nơi cư trú của cư dân Gò Mun; lớp trên là nơi cư trú
của cư dân Đông Sơn và mộ táng Đông Sơn.
Trong hố thám sát không phát hiện được đồng, đồ đá nghèo nàn, đồ
gốm (các mảnh vỡ) có số lượng lớn. Diễn biến đồ gốm rất phù hợp với sự
phân chia các lớp văn hóa. Từ lớp I đến lớp III: Gốm Đông Sơn mang đặc
trưng loại hình Đường Cồ có số lượng áp đảo.
- Qua diễn biến hiện vật, đặc biệt là đồ gốm, cho thấy đồ gốm Gò Mun –
Đông Sơn ở di chỉ Dương Xá có chất liệu, màu sắc, hoa văn trang trí và loại
hình rất giống với đồ gốm Gò Mun ở lớp văn hóa II di chỉ Đình Tràng và đồ

9
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

gốm di chỉ Đường Mây, Đình Tràng (lớp văn hóa I), thuộc loại hình Đường
Cồ [26, 211].
Tháng 12 năm 2008, đoàn thực tập của Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) do thầy Nguyễn
Chiều làm trưởng đoàn đã tiến hành khai quật 50 m 2. Dưới đây là kết quả của
cuộc khai quật.

10
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học



Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Chương 2. VỊ TRÍ HỐ KHAI QUẬT, HỐ THÁM SÁT, DIỄN BIẾN ĐỊA
TẦNG VÀ DI TÍCH

2.1.

Vị trí hố khai quật và hố thám sát

Cuộc khai quật lần 2 này chỉ đào một hố chính với diện tích 50m 2
(5x10) và một hố thám sát có diện tích 4m2 (2x2). Như đã nói, hố khai quật
chính nằm ở địa phận khu sân bóng Ủy ban Nhân dân xã, khu đất vốn là nghĩa
địa Mả Cả của thôn Dương Đình. Hố khai quật (Ba.02; Bv.02) nằm gần góc
phía Đông của sân bóng, cách mộ tổ họ Dương khoảng 20m về phía Tây
Nam, cách tường bao phía Đông Nam của sân bóng khoảng 5m.
Hố khai quật được mở theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Bốn góc hố
được ký hiệu A, B, C và D tương ứng với bốn hướng Bắc, Đông, Nam và
Tây. Mặt bằng của hố được chia làm 15 ô, trong đó có 10 ô (mỗi ô có diện
tích 4m2 (2x2)) và 5 ô (mỗi ô có diện tích 2m2 (1x2)). Cạnh AD và BC dài
10m chia làm 5 phần 2m được ký hiệu lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5. Cạnh AB và
CD dài 5m được chia làm ba phần lần lượt ký hiệu là a, b, c; 2 phần a và b dài
2m, phần còn lại (c) dài1m (Bv.37).
Địa tầng được đào theo từng lớp, mỗi lớp dày khoảng 15cm. Riêng ở
lớp thứ nhất, do mặt bằng chưa đều nên việc bóc tách ở lớp này có sự khác
biệt:
- Khu vực góc D thấp nhất nên chỉ làm sạch bề mặt.
- Khu vực góc A đào khoảng 25cm.

- Khu vực góc B cao nhất nên đào xuống khoảng 30cm.
- Khu vực góc C đào đi khoảng 10cm.
11
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Hố thám sát (Bv.02) được đào cách hố khai quật khoảng 16m về phía
Tây. Hướng trùng với hướng của hố khai quật. Bốn góc cũng được đánh dấu
bằng A, B, C, D theo hố khai quật và được chia làm 4 ô, mỗi ô 1m2 (Bv.38).
Cả hố khai quật và hố thám sát đều lấy mặt bằng giả định (Cos 0) là
mặt trên góc phía Nam của lăng mộ tổ họ Dương.
2.2. Diễn biến địa tầng (Ba.09 – Ba.12; Bv.03)
Do trước đây khu đất vốn cao hơn hiện tại khoảng 1m, sau khi san bạt,
đất lại bị bỏ hoang nên không có lớp đất canh tác. Chúng tôi chỉ cần làm sạch
lớp cỏ bề mặt là đến tầng đất văn hóa. Tầng văn hóa có độ dày khoảng 90 đến
130cm. Màu sắc đất ở tầng văn hóa là màu xám đen hoặc xám nâu. Tuy nhiên
xen giữa tầng văn hóa là một dải đất màu vàng nhạt.
Lớp đất xám đen có độ dày lớn nhất, đất tơi xốp. Xen lẫn trong lớp đất
xám này là các đám đất sét nâu trắng, xám mốc, độ dày khoảng 5 đến 10cm
chủ yếu ở phía Tây Nam của hố khai quật (Ba.12; Bv.03 - vách CD).
Đáng chú ý là có một dải đất vàng nhạt xuất lộ loang lổ từ lớp 4 đến
lớp 5, độ dày không đều (từ 0 - 25cm), kết cấu đất khá rắn và hầu như không
tìm thấy di vật (Ba.09; Ba.10; Bv.03 - vách AD và BC).
Tầng đất văn hóa màu xám nâu chủ yếu là ở lớp 6. Độ dày khoảng
20cm. Đất nhão do có nước ngầm. Hiện vật ở lớp đất này mang nhiều yếu tố
Gò Mun. Thấy rõ nhất là ở vách Tây Nam (Ba.12; Bv.03 - vách CD).

Dưới cùng là tầng sinh thổ, đất màu vàng, cứng và lẫn nhiều sạn.
Như vậy, địa tầng của hố khai quật có các lớp đất xám đen, xám nâu,
vàng nhạt và sinh thổ. Trong đó lớp đất xám đen chiếm tỷ lệ lớn và được ngăn
cách với lớp xám nâu bởi một dải đất vàng nhạt. Thông qua các hiện vật thu
được ở các lớp đất ta có thể thấy rõ, lớp đất xám đen tương ứng với văn hóa
12
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Đông Sơn, lớp đất xám nâu mang nhiều yếu tố của văn hóa Gò Mun. Còn lớp
đất vàng nhạt gần giống như sinh thổ có thể là lớp đất do cư dân Đông Sơn
đào những hố sâu qua lớp văn hóa Gò Mun xuống sinh thổ. Đất đào từ các hố
đó được đổ phủ lên mặt lớp văn hóa Gò Mun và chính các hố đó trở thành
những hố đất đen mà ta thấy có 7 hố đất đen ở lớp 6 ăn sâu xuống sinh thổ
(Ba.08).
2.3. Di tích.
Do bề mặt hố khai quật đã bị san ủi nên ngay từ lớp đầu, nhiều di vật
cũng như di tích đã bắt đầu xuất lộ.
2.3.1. Cụm gốm.
Trong hố khai quật lần này xuất hiện khá nhiều cụm gốm, trong đó có
cả những cụm gốm là những đồ gốm được xếp chồng chất lên nhau và có cả
những cụm gốm phân bố rải rác trong một khoảng nhất định.
Ở lớp 1 xuất lộ 4 cụm gốm (Ba.03; Bv.04). Đáng chú ý nhất là cụm
gốm b4-b5 (Ba.14). Đây là cụm gốm có đặc điểm khá đặc biệt. Diện tích
khoảng 40cm2, phân bố dày và chồng chất nhiều mảnh gốm ở giữa và giảm
dần ở xung quanh. Theo nhận định ban đầu, đây có thể là một ngôi mộ Đông

Sơn. Sau khi đào sang lớp thứ 2, ở cụm gốm này lại thấy có một mũi giáo
cắm ngược chếc 45o về phía Bắc. Do vậy có thể khẳng định đây là một ngôi
mộ Đông Sơn. Tuy nhiên, do đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu ở đây nên khó
xác định được biên mộ. Đến lớp 3 thì cụm gốm không còn dấu vết gì nữa.
Cùng ở lớp 1 này còn có 3 cụm gốm khác. Đó là các cụm gốm a1
(Ba.18), a2 (Ba.17), b2-c2 (Ba.20), c3 (Ba.19). Các cụm gốm này gồm rất
nhiều mảnh gốm được phân bố rải rác khá rộng, khó có thể gắn ghép được với
nhau.

13
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Xuống đến lớp 4, tại ô b5, lại xuất lộ một cụm gốm mới (Ba.27;
Bv.07). Đây là một nồi gốm úp ngược miệng xuống và đã bị vỡ, chỉ còn lại
các mảnh miệng. Màu gốm sáng hồng. Đây cũng có thể là một mộ của Đông
Sơn. Vị trí của cụm gốm này rất gần với cụm gốm mộ b4-b5 đã xuất lộ ở lớp
thứ nhất. Rất có thể hai cụm gốm này đều là vết tích của một mộ. Ngoài gốm
ra thì chúng tôi cũng đã tìm được một số mảnh xương vụn ở xung quanh cụm
gốm nhưng chưa xác định được là loại xương gì?
2.3.2. Cụm đất nung, đất cháy
Có rất nhiều cụm đất nung và đất cháy trong hố khai quật lần này.
Ngay từ lớp đầu tiên, các cụm đất nung đã xuất hiện. Các cụm đất nung
thường xuất lộ bên cạnh các cụm gốm, có những cụm đất nung phân bố thành
một dải khá dài (Ba.17; Bv.04).
Cụm đất nung có ký hiệu 08.DX.L1.a3 (Ba.16) ở bề mặt của lớp 1 có

cụm gốm đi kèm, đây là hai khối đất nung cạnh nhau nhô ra khỏi bề mặt, màu
vàng đỏ, có nhiều sạn, hình dạng không định hình. Trên bề mặt của một khối
có một mảnh chân giò gốm nổi lên.
Dải đất nung có ký hiệu 08.DX.L1.a2 khá bằng phẳng, mầu nâu đỏ, kết
hợp với cụm gốm (Ba.17).
Dải đất nung có ký hiệu 08.DX.L1.a1 gồ ghề, màu nâu xám, cũng có
cụm gốm bên cạnh (Ba.18).
Cụm đất nung có ký hiệu 08.DX.L1.b3, màu đỏ xám, có cụm gốm bên
cạnh (Ba.19).
Cách cụm gốm 08.DX.L1.b3 không xa là cụm đất nung màu đỏ có ký
hiệu 08.DX.L1.b2-3. Cụm gốm này gồm nhiều mảnh đất nung được dựng lên
trông như một cái bếp lò. Bên cạnh cũng có một số mảnh gốm (Ba.21).
14
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Như vậy, phần lớn các cụm đất nung đều có màu đỏ của đất sét nung và
có cụm gốm xung quanh. Một số cụm được xếp kiểu gần như bếp lò và có
nhiều cục đất sét cháy xung quanh. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến
những cái lò nung gốm. Có lẽ, những hiện vật gốm thu được ở đây phần lớn
đã được làm ra từ những chiếc lò này.
Đáng chú ý, ở lớp 6 có một khu đất cháy có chiều dài nhất khoảng
20cm, màu đỏ nâu, bên cạnh Hđđ6 (Ba.30; Ba.31; Bv.08). Dưới Hđđ6 còn
một vài mảnh xương có vết cháy. Như vậy có thể cho rằng, đây là vết tích của
đống rác bếp của cư dân cổ.
2.3.3. Xương, răng.

Xương và răng xuất hiện trong hầu hết các lớp đất khai quật nhưng chỉ
thấy các di tích xương, răng đơn lẻ và chúng hầu như đều bị mủn nát. Trong
các hố đất đen cũng thấy hiện tượng này. Với đặc điểm khí hậu và đất đai ẩm
ướt như ở đây thì khó có thể tìm được một cụm xương, răng nguyên vẹn. Các
vết tích xương, răng tìm được phần lớn là xương, răng của các loài động vật
ăn thịt và ăn cỏ trên cạn. Một vài mảnh xương có cả vết cháy. Ngoài ra còn có
một số mảnh mai rùa.
2.3.4. Mộ táng và các hố đất đen
Ngay ở lớp thứ nhất, một cụm gốm ở ô b4-5 (Ba.23) đã xuất hiện.
Nhưng phải đến lớp thứ hai, khi xuất lộ một mũi giáo dựng ngược, chúng tôi
mới có thể nhận định nó là cụm gốm mộ. Ngoài gốm và một mũi giáo ra còn
có một vài mẩu xương vụn. Không thể biết chắc đó là xương người hay
xương động vật. Xuống đến lớp 4, cách cụm gốm mộ b4-5 ở lớp 1-2 không
xa, một cụm gốm khác lại xuất hiện ở ô b5 (Ba.27). Hiện vật thu được chỉ có
gốm. Đất xung quanh cụm gốm này khá ẩm ướt.

15
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Sau khi vét sạch hết đất của lớp 3 thì một số khoảnh đất vàng sạn lộ ra
loang lổ xen lẫn với các khoảng đất xám đen và trong các khoảng đất vàng
sạn lại có một số hố đất đen (Ba.05; Ba.24; Ba.26; Bv.06;). Khi tiến hành đào
các hố đất đen này thì mới phát hiện thấy dưới lớp đất vàng sạn vẫn còn tầng
văn hóa. Do đó, những khoảnh đất vàng sạn đều được bóc tách cùng với lớp
4. Hết lớp 4 thì những khoảnh đất vàng sạn mở rộng hơn (Ba.06; Bv.07).

Phải đến lớp 6, các hố đất đen mới hoàn toàn lộ diện rõ ràng. Có khá
nhiều hố đất đen lớn nhỏ khác nhau nhưng đáng chú ý có 7 hố được ký hiệu
từ Hđđ1 đến Hđđ7 (Ba.08; Ba.28 – Ba.30; Bv.08).
Hđđ1 (Ba.28) là một hố đất đen khá rộng và sâu, nằm ở góc B. Chiều
dài nhất theo hướng AB là khoảng 1,3m, chiều rộng theo hướng BC khoảng
1m, chỗ sâu nhất là -269cm so với mặt bằng giả định.
Hđđ2 nhỏ hơn Hđđ1 và nằm sát cạnh Hđđ1, sát vách BC. Độ sâu không
đánh kể (-234cm).
Hđđ3 và Hđđ4 là hai hố đất đen cũng khá nhỏ. Hđđ3 nằm cạnh Hđđ1,
thuộc ranh giới giữa ô c1 và c2. Hđđ4 nằm giữa ô c2. Hđđ3 có độ sâu -247.
Hđđ4 có độ sâu -263.
Hđđ5 nằm ở ô c3, tuy diện tích chỉ tương đương với hai hố đất đen
Hđđ3 và Hđđ4 nhưng khá sâu (-270cm).
Sát cạnh Hđđ5 là Hđđ6. Đây là hố đất đen khá rộng, nằm ở vị trí trung
tâm của hố (thuộc các ô a3, a4, b3 và b4. Chiều dài nhất khoảng 1,2m. Độ sâu
tương đương Hđđ1 (-296)
Hố đất đen sâu nhất chính là Hđđ7 (Ba.29). Hđđ7 hình dạng gần tròn
với đường kính lớn nhất 0,75m. Độ sâu của nó là -369cm.

16
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Hiện vật thu được ở các hố đất đen này không nhiều, bao gồm hiện vật
Đông Sơn và Gò Mun như các mảnh gốm, hiện vật đồng, đá và cả các mảnh
xương mủn. Có lẽ đến sinh sống ở đây, những người Đông Sơn đã tiến hành

đào những hố đất đen vì mục đích nào đó? Lớp đất sạn vàng ở lớp 5 chính là
đất ở các hố đất đen được đào lên, phủ lên phần lớn tầng văn hóa của người
Gò Mun trước đó.

17
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

Chương 3. DI VẬT
Di vật thu được trong đợt khai quật lần này bao gồm ba loại (theo chất
liệu): đồ đá, đồ đồng và đồ gốm. Tổng số hiện vật đá và đồng là 111 tiêu bản
(Bảng 01).
3.1.

Đồ đá (Bảng 03)

Đồ đá trong đợt khai quật này không nhiều mà chủ yếu là bàn mài,
chày đá, đồ trang sức và một số hiện vật đá không định hình. Không thấy xuất
hiện các loại công cụ rìu, bôn, dao … như ở những di chỉ đồng đại khác. Tổng
cộng trong đợt khai quật lần này có 60 hiện vật bằng đá. Trong đó, công cụ
sản xuất (bàn mài và chày đá) chiếm tỷ lệ cao nhất (48%). Còn lại là đá không
định hình (37%) và đồ trang sức chiếm 15%.
3.1.1.

Công cụ sản xuất


Thông thường, ở các di chỉ khảo cổ học khác, công cụ sản xuất bằng đá
thường rất đa dạng, nhất là các loại rìu, bôn, cuốc, dao…bằng đá. Song ở đây
chỉ có hai loại hình là bàn mài và chày đá.
3.1.1.1.

Bàn mài (Ba.32; Bảng 05)

Bàn mài là công cụ sản xuất bằng đá, dùng cho việc tu chỉnh, mài nhẵn,
sắc và gia công các công cụ, dụng cụ khác. Bàn mài trong cuộc khai quật này
có tổng cộng 17 tiêu bản, chiếm 28% tổng số hiện vật đá. Các bàn mài ở đây
không có hình khối nhất định, đều là bàn mài phẳng, được làm từ các loại sa
thạch nâu, xám, đen hoặc vàng nhạt; một số khác được làm bằng đá quăczit
nâu hoặc nâu hồng, một số ít khác nữa được làm từ phiến thạch.
Trong 17 tiêu bản bàn mài thì có tới 16 tiêu bản là mảnh vỡ của bàn
mài. Chỉ có một chiếc ký hiệu 08.DX.L6.hđđ6-103 (Ba.32, h16; Bv.11) là
còn nguyên, có hình bình hành, một góc gần vuông, một cạnh vát 45 o. Kích
18
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

thước dài 3,7cm, rộng 1,75cm, dày 0,7cm. Chiếc bàn mài này được làm từ
phiến thạch màu nâu xám và mịn, khá cứng.
Cũng được làm từ phiến thạch màu xám và cứng, còn có 3 mảnh bàn
mài khác. Đó là các mảnh có ký hiệu 08.DX.L1-10 (Ba.32, h5), 08.DX.L1-11
(Ba.32, h6) và 08.DX.L6.hđđ6-104 (Ba.35). Các mảnh này có hình khối
không xác định nên khó xác định được kích thước. Riêng mảnh bàn mài

08.DX.L6.hđđ6-104 có màu đen xám và bị vỡ đôi, chúng tôi đã tìm và ghép
chúng lại với nhau.
Những mảnh bàn mài có ký hiệu 08.DX.L1-6 (Ba.32, h3), 08.DX.L116 (Ba.32, h8), 08.DX.L1-3 (Ba.32, h1), 08.DX.L1-5 (Ba.32, h2) đều được
làm từ đá quắczit màu xám hoặc nâu hồng, rất cứng. Hình khối đa diện, trông
giống đá tự nhiên nhưng có dấu vết mài nên chúng tôi vẫn xếp vào loại đá
mài.
Mảnh bàn mài mang ký hiệu 08.DX.L5-91 (Ba.32, h13) vốn từ 1 bàn
mài (hay chày nghiền) bằng cả viên cuội sa thạch màu nâu xám nhưng đã bị
vỡ mất một nửa theo chiều dọc. Kích thước: dài 10,5cm, rộng còn lại 4,4cm,
dày 3,2cm.
Mảnh bàn mài ký hiệu 08.DX.L5-92 (Ba.33; Bv.10) được làm bằng sa
thạch màu vàng nhạt và có hình gần tam giác, độ dày tương đối đều, có một
mặt được sử dụng để mài. Chiều dài nhất: 11,8cm, rộng nhất: 7cm và dày
2,6cm.
Mảnh bàn mài mang ký hiệu 08.DX.L6.c1-101 (Ba.32, h15) được làm
từ loại sa thạch màu xám đen. Đây là một khối đá nhiều mặt, trong đó có một
mặt hình tứ giác được mài rất nhẵn.
Những mảnh đá mài còn lại được làm từ các loại sa thạch mịn, với
những màu sắc khác nhau, không có gì đặc biệt.
19
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

3.1.1.2.

Chày đá (Ba.36; Bảng 06).


Cũng là một loại hình công cụ, chày đá thường được dùng trong việc
đập, nghiền, tán nhỏ các loại thực vật, nguyên liệu đá...hoặc sử dụng trong
việc chế tác công cụ bằng đá, đồng...
Ở di chỉ Dương Xá trong đợt khai quật năm 2008 có 12 tiêu bản chày
đá, trong đó có hai tiêu bản còn nguyên vẹn. Tất cả đều được mài xung quanh,
hình gần trụ, trên mỗi đầu đều có vết rỗ do giã, đập mạnh vào vật cứng.
Hai chiếc chày đá còn nguyên có ký hiệu lần lượt là 08.DX.L3-49 (Ba.
36, h5; Bv.14) và 08.DX.L4-73 (Ba.38; Bv.13). Chiếc thứ nhất hình gần
giống quả trứng, hơi dẹt, có một đầu to, một đầu nhỏ, đều có vết rỗ ở hai đầu,
được làm bằng đá vụn kết, cứng, màu trắng vàng. Kích thước dài 9,75cm,
rộng 5,2cm, dày 3,6cm. Chiếc thứ hai làm bằng sa thạch đen xám, mịn. Hình
hạnh nhân, hai đầu tương đối đều nhau. Khúc giữa được mài lõm, hai đầu và
rìa xung quanh đều có vết rỗ do giã/ đập. Có lẽ, ngoài là chày đá, đây còn
được dùng làm bàn mài. Kích thước: dài 10,07cm, rộng 6,3cm, dày 3,7cm.
Mảnh chày đá có ký hiệu 08.DX.L3-53 (Ba.37; Bv.12) là một mảnh sa
thạch thạch anh mịn, lõi trắng, vỏ nâu đỏ. Bề mặt được mài nhẵn, ở rìa cạnh
cũng có vết rỗ.
Mảnh chày đá có ký hiệu 08.DX.L4-78 (Ba.36; h11) là chày đá duy
nhất được làm bằng đá quắczit màu nâu hồng. Hình dạng không xác định.
Mảnh chày đá ký hiệu 08.DX.L4-81 (Ba.39; Bv15) vốn có thể cũng là
một viên cuội hình hạnh nhân, hiện trạng chỉ còn một đầu tác dụng có dấu vết
sử dụng rất rõ. Vết vỡ tương đối phẳng. Kích thước: dài còn lại 3,9cm, rộng
6,8cm, dày 3,7cm.

20
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp


Chuyên ngành Khảo cổ học

Những tiêu bản còn lại chỉ là những mảnh, nhưng vẫn thấy những dấu
vết sử dụng ở rìa hay đầu. Tất cả đều được làm từ các loại sa thạch cứng, mịn,
màu xám.
Như vậy, các công cụ sản xuất bằng đá đều được làm từ các loại đá có
độ cứng khác nhau. Sa thạch và quắczit là hai loại đá có đủ độ cứng đáp ứng
nhu cầu đó do đó được sử dụng nhiều trong các loại hình bàn mài và chày đá.
Phiến thạch là loại đá thường có độ cứng thấp, dễ bị vỡ thành từng lớp. Tuy
nhiên, ở di chỉ này, loại đá này cũng được sử dụng. Một số mảnh phiến thạch
cũng có dấu vết sử dụng như 08.DX.L1-10 (Ba.32, h5), 08.DX.L1-11 (Ba.32,
h6), 08.DX.L6.hđđ6-104 (Ba.35) được dùng làm bàn mài.
Các loại đá được sử dụng làm công cụ ở đây có lẽ đều được lấy từ nơi
khác bởi xung quanh di chỉ này không thấy có nguồn nguyên liệu đá nào cả.
Các loại hình công cụ sản xuất bằng đá cũng rất đơn giản, hầu hết chúng đều
không được trải qua quá trình gia công chế tác mà chỉ được trải qua quá trình
sử dụng từ những loại đá tự nhiên. Khi thật cần thiết, người ta mới dùng kỹ
thuật đập, ghè đẽo tạo hình dạng và quy mô thích hợp cho công cụ.
3.1.2.

Đồ trang sức (Ba.40; Bảng 07)

Trong cuộc khai quật lần này có tổng cộng 9 hiện vật trang sức bằng
đá, trong đó có 8 tiêu bản là khuyên tai đá và một tiêu bản là hạt chuỗi.
Trong số 8 hiện vật khuyên tai này thì chỉ có 1 hiện vật còn nguyên, 1
hiện vật gồm hai mảnh. Còn lại là các mảnh của các khuyên tai khác nhau.
3.1.2.1.

Khuyên tai


- Chiếc khuyên tai còn nguyên có ký hiệu 08.DX.L6.hđđ6-105 (Ba.48;
Bv.23) được làm bằng đá ngọc xanh lục, hơi vàng. Đường kính mép ngoài
1,8cm, đường kính lõi 0,8cm, phần vành rộng nhất 0,65cm, dày 0,2cm. Đây là
một khuyên tai có khe hở, lõi được khoan lệch về phía khe hở, một mặt được
21
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

mài phẳng. Mặt cắt gần giống hình thang nhưng ở mép được mài vát ở cả hai
mặt. Trên vành đối diện với phần khe hở còn dấu vết cưa ở cả hai mặt. Dấu
vết cưa này do sơ suất khi người ta cưa tạo khe hở.
- Hai mảnh nhỏ của cùng một mảnh khuyên tai nhưng không gắn được
với nhau có ký hiệu 08.DX.L2.a4-31 (Ba.42; Bv.17). Tiêu bản này được làm
từ sa thạch mịn, đen và tương đối cứng. Chiều dài tổng cộng của hai mảnh là
5,4cm, đường kính mép ngoài 6cm, vành rộng 1,5cm. Mặt dưới của nó được
mài phẳng, mặt trên mài hơi vát ở phía mép. Mép vành trong được khoan sau
đó mài gia công nên vết khoan không còn rõ.
- Mảnh khuyên tai được tìm ngay ở lớp đầu tiên ký hiệu 08.DX.L1-1
(Ba.41; Bv.16) có màu trắng ngà. Đường kính mép ngoài 5,5cm, dày 0,15cm,
vành rộng 1,9cm. Mặt dưới được mài phẳng, mặt trên ở mép ngoài được mài
vát tạo mặt cắt hình thang. Mép vành trong được khoan từ mặt dưới và cũng
hơi vát. Đây là một mảnh khuyên tai bị gãy, một đầu còn vết cưa tạo khe hở
cho khuyên tai.
- Tiêu bản có ký hiệu 08.DX.L2.b5- 42 (Ba.43; Bv.18) có màu trắng
xám loang lổ. Kích thước: đường kính mép ngoài 6,5cm, vành rộng 2cm

(trong đó mép vành là 0,5cm), độ dài còn lại là 4,9cm. Mặt dưới cũng được
mài phẳng, mặt trên mài vát ở phần mép tạo mặt cắt hình thang.

22
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

- Tiêu bản có ký hiệu 08.DX.L3.b3-62 (Ba.45; Bv.20) được làm bằng
đá ngọc xanh lục sẫm, có vân. Đường kính mép ngoài 5,5cm, vành rộng 1cm,
dày 0,2cm. Cũng giống như những mảnh khuyên tai trên, mảnh này cũng
được mài phẳng mặt dưới, mặt trên được mài vát phần mép tạo mặt cắt hình
thang. Lõi trong được lấy bằng cách khoan nhưng chưa được gia công vì còn
để lại vết gãy. Đặc biệt ở mặt dưới cạnh mép gãy có một vết khoan dở dang.
Có lẽ, chiếc khuyên tai này bị gãy, người ta muốn khoan lỗ buộc dây để tận
dụng lại nhưng không được. Hiện tượng này khá phổ biến ở các di chỉ khảo
cổ học thời đại kim khí ở lưu vực sông Hồng.
- Hai tiêu bản tiếp theo có ký hiệu 08.DX.L3.b4-64 (Ba.46; Bv.21) và
08.DX.L3.c4-72 (Ba.47; Bv.22). Tiêu bản thứ nhất màu xanh nõn chuỗi, có
vân trắng đục, độ dài còn lại 2,1cm, vành rộng 1,75cm, dày 0,12cm. Tiêu bản
thứ 2 màu xanh nõn chuỗi nhạt, độ dài còn lại 2,9cm, vành rộng 1,4cm, dày
0,15cm. Hình dạng và kỹ thuật của hai tiêu bản này cũng tương tự những
chiếc trên.
- Chiếc khuyên tai cuối cùng tìm được trong quá trình lấp hố, ký hiệu
08.DX.LH-106 (Ba.49; Bv.24), làm bằng đá ngọc xanh lục sẫm. Độ dài còn
lại là 2,7cm, vành rộng 1,9cm, dày 0,2cm. Hình dạng và kỹ thuật cũng giống
những chiếc còn lại nhưng có hai lỗ xâu dây ở một đầu bị gẫy.

3.1.2.2. Hạt chuỗi (Ba.44; Bv.19)
Hạt chuỗi đá duy nhất có ký hiệu 08.DX.L2.c2-44 được tìm thấy ở lớp
2 ô c2. Đây cũng là một trong hai hiện vật trang sức còn nguyên vẹn được
làm bằng đá ngọc nephrit màu nâu tím. Hạt chuỗi có hình ống, được khoan
dọc theo thân và không có khe hở. Kích thước đo được bao gồm chiều dài dọc
theo thân là 1,9cm, đường kính 1,1cm. Hai đầu lỗ xâu dây không đều nhau do
khoan không đều. Người ta khoan từ hai đầu nhưng hai đầu khoan bị lệch nên
ở một đầu còn có thêm một mũi khoan. Tuy nhiên, ta thấy vết khoan và vết
23
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

cắt ở hai đầu khá sắc. Thêm vào đó, bề mặt thân hạt chuỗi được mài rất bóng.
Điều đó chứng tỏ trình độ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác.
Đồ trang sức bằng đá là những hiện vật đẹp. Do đó, nguyên liệu dùng
để chế tác cũng thường là những loại đá đẹp như đá ngọc với nhiều màu sắc
xanh, đỏ, nâu, vàng... Đây là các loại đá khá quý và hiếm. Vì vậy, quá trình
chế tác cũng rất cẩn thận. Người ta phải sử dụng nhiều các kỹ thuật khác nhau
như ghè, đẽo, cưa, khoan, mài, chuốt bóng … Với kỹ thuật cưa, hình dạng của
đồ trang sức được định hình chính xác hơn rất nhiều, rủi ro rất ít. Người ta có
thể dùng các loại đá mài có độ cứng cao để cưa một cách dễ dàng. Cưa tạo
dấu vết cắt khá ngọt và đẹp. Hạt chuỗi duy nhất có ký hiệu 08.DX.L2.c2-44
có hai đầu được cưa khá ngọt. Những chiếc khuyên tai có khe hở đều được
người thợ dùng kỹ thuật cưa và dấu vết cưa còn để lại trên hiện vật khá rõ
ràng. Người ta cũng dùng các mũi khoan để khoan các loại hình hiện vật này.
Phần lớn các mảnh đồ trang sức đều được khoan bỏ lõi. Hạt chuỗi đá cũng

được khoan từ hai đầu.
Tuy nhiên, kỹ thuật cưa, khoan ở đây chưa được hoàn thiện lắm. Dấu
tích của vết cưa còn để lại trên thân hiện vật, lỗ khoan không đều ở hai đầu
của hạt chuỗi đá đã nói lên điều đó.
Để có được những đồ trang sức nhẵn bóng này, những người thợ đã tận
dụng những kỹ thuật làm đẹp như mài, chuốt bóng. Theo kinh nghiệm điền dã
của các nhà Dân tộc học, để hoàn thiện công cụ cũng như tính thẩm mỹ của
đồ đá, người ta đã sử dụng các loại nhựa lá cây rừng để chuốt bóng hiện vật.
Rất có thể, cư dân cổ Dương Xá cũng đã sử dụng loại hình kỹ thuật này nhất
là trong việc chế tác đồ trang sức.
3.1.3. Hiện vật đá khác (Ba.50; Bảng 08)
Một số lượng lớn các hiện vật đá không định hình cũng được phát hiện
trong đợt khai quật lần này. Tổng số lượng gồm 22 hiện vật. Trong đó có:
24
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


Khóa luận tốt nghiệp

Chuyên ngành Khảo cổ học

- 10 mảnh phiến thạch (8 mảnh đen mềm, 1 mảnh trắng xanh bở, 1
mảnh xám).
- 04 mảnh đá quắczit nâu xám.
- 08 mảnh sa thạch với nhiều màu sắc khác nhau (đen xám, nâu xám,
vàng nhạt, xám đen, xám trắng...)
Như vậy, đồ đá vẫn còn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của
cư dân Dương Xá cổ. Có nhiều loại hình kỹ thuật chế tác đá đã được sử dụng
trong việc chế tác đồ trang sức bằng đá.
3.2.


Đồ đồng (Bảng 04).

Đồ đồng là một trong những loại hình hiện vật đặc trưng của các giai
đoạn văn hóa thời đại kim khí ở Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn.
Trong cuộc khai quật di chỉ Dương Xá lần này, chúng ta cũng tìm thấy các
hiện vật bằng đồng như lưỡi câu, mũi lao, mũi giáo, mảnh đồng, mẩu đồng,
các dây đồng.
Hiện vật bằng đồng thu được trong đợt khai quật này gồm có 51 tiêu
bản, được chia thành 3 nhóm loại hình: vũ khí, công cụ sản xuất và những
hiện vật đồng khác. Tuy nhiên, đó chỉ là cách phân loại có tính chất tương đối
vì thực tế chúng ta vẫn thấy có những loại vũ khí vẫn được sử dụng trong lao
động sản xuất, tìm kiếm thức ăn hoặc ngược lại, các loại công cụ sản xuất vẫn
có thể dùng làm vũ khí mỗi khi có chiến tranh.
3.2.1.

Vũ khí (Ba.52; Bảng 09).

Vũ khí tìm được trong cuộc khai quật lần này không nhiều, chỉ có 4
tiêu bản và được chia làm hai loại hình là mũi giáo (1 chiếc) và mũi lao (3
chiếc).
3.2.1.1. Mũi giáo.
25
Chu Mạnh Quyền K50 Khảo cổ học


×