Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh trong địa bàn phân bố của văn hóa Đông Sơn qua di tích khảo cổ học Bãi Cọi (Nghi Xuân Hà Tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.59 KB, 3 trang )

Dấu ấn Sa Huỳnh trong địa bàn phân bố của văn hoá Đông Sơn
qua di tích khảo cổ học Bãi Cọi (Nghi Xuân - Hà tĩnh)
Kể từ năm 1909 khi đợc phát hiện cho đến nay việc tìm hiểu, nghiên cứu về
văn hoá Sa Huỳnh đã trải qua tròn 1 thế kỷ. Qua 100 năm phát hiện và nghiên cứu,
những tri thức về nền văn hoá nổi tiếng này ngày càng đợc bổ sung đầy đủ hơn qua
những phát hiện và nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nớc. Đặc biệt, trong
những năm gần đây t liệu về văn hoá Sa Huỳnh đợc bổ sung liên tục, nhiều những
phát hiện mới làm thay đổi nhận thức của các nhà nghiên cứu về nền văn hoá nổi
tiếng này.
Theo những quan niệm trớc đây, không gian phân bố của văn hoá Sa Huỳnh
nằm trải dài từ vùng Quảng Bình đến Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhất là ở
vùng Trung và Nam Trung bộ. Trên vùng đất Bắc Trung bộ không hề có dấu tích của
nền văn hoá này, đây là khu vực thuộc không gian văn hoá Đông Sơn - một nền văn
hoá cũng không kém phần nổi tiếng cùng thời ở nớc ta.
Tuy nhiên, qua cuộc khai quật di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh) của Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam vừa qua đã buộc các nhà nghiên cứu phải có cách nhìn khác về vấn đề
này. Trớc đây, các nhà nghiên cứu đều cho rằng trong mối quan hệ qua lại nhiều
chiều của văn hoá Sa Huỳnh với các văn hoá đơng đại ở Việt Nam và Đông Nam á
thì bóng dáng của văn hoá Đông Sơn để lại sâu đậm nhất. Ngoài khu đệm Quảng
Bình - Thừa Thiên Huế mà chúng ta nhận thức đợc qua bộ hiện vật Đông Sơn nh rìu
xéo, giáo, dao găm đồng trong các di tích Cơng Hà, Cổ Giang (Quảng Bình), bóng
dáng Đông Sơn còn in đậm ở nhiều địa điểm khác trong văn hoá Sa Huỳnh nh Điện


Bàn (Quảng Nam), Tam Kỳ (Quảng Ngãi), Phớc Hải (Khánh Hòa), Bàu Hòe (Bình
Thuận)... Ngợc lại, Sa Huỳnh cũng để lại trong văn hoá Đông Sơn những nét đặc trng nhất nh khuyên tai hai đầu thú ở Xuân An (Hà Tĩnh), khuyên tai 3 mấu ở Làng
Vạc (Nghệ An) hay táng tục mộ vò, chum ở Làng Vạc, Đồng Mỏm, Hoàng Lý... nhng dờng nh những dấu ấn này còn mang tính đơn lẻ, mờ nhạt, không sâu đậm bằng
dấu ấn của văn hoá Đông Sơn trong văn hoá Sa Huỳnh.
Qua kết quả khai quật di tích Bãi Cọi đã cho thấy nhiều dấu ấn sâu đậm hơn
của văn hóa Sa Huỳnh trong địa bàn phân bố của văn hoá Đông Sơn, mặc dù xung
quanh di tích Bãi Cọi hiện tồn tại những ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu.


Có ngời cho rằng tính chất của di tích này là Sa Huỳnh - Đông Sơn, ngời khác thì
khẳng định là Đông Sơn - Sa Huỳnh hay cũng có ý kiến di tích này tuy có yếu tố của
cả Sa Huỳnh, Đông Sơn nhng không phải là Sa Huỳnh hay Đông Sơn mà mang tính
chất riêng. Mặc dù còn có những ý kiến trái chiều nhau về tính chất của di tích Bãi
Cọi, nhng các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm: dấu ấn Sa Huỳnh khá đậm
nét tại di tích Bãi Cọi qua táng tục mộ bình - nồi chôn đứng, mộ chum/vò nắp nón
cụt, qua một số loại hình gốm (chum, vò, bát bồng, nắp nón cụt...) và qua sự xuất
hiện của khuyên tai 3 mấu bằng thuỷ tinh và đất nung.
Nh vậy, rõ ràng tại di tích Bãi Cọi những dấu ấn của văn hoá Sa Huỳnh không
còn mang tính đơn lẻ mà đã rõ nét và sâu đậm hơn nhiều, nó cũng làm cho các nhà
nghiên cứu phải có cách nhìn khác quan niệm truyền thống trớc đây khi lấy đèo
Ngang (Quảng Bình) làm ranh giới phân bố giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông
Sơn. Chính điều này cũng cho thấy qua 100 năm phát hiện và nghiên cứu, văn hoá Sa
Huỳnh vẫn luôn tiềm ẩn những điều bất ngờ mà chúng ta cần tiếp tục khám phá./




×