Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Tiểu luận quản trị marketing du lịch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.15 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
THĂNG
LONG
------------

TIỂU
LUẬN
QUẢN TRỊ
MARKETIN
G
Đề tài: DU LỊCH HÀ NỘI

Nhóm thực hiện: Vui Group


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tuấn Anh
Lớp: Quản trị Marketing.2

Năm học : 2013-2014


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ NỘI
1. Lịch sử ngày Du lịch
2. Khái niệm về Du lịch
3. Đặc điểm Du lịch


4. Tổng quan Du lịch Hà Nội

5. Các loại hình thiết yếu của Du lịch Hà Nội
a. Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng
b. Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực
c. Du lịch MICE
d. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần
e. Du lịch Nông nghiệp và trang trại (Ba Vì)

Du lịch Võ thuật
g. Du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ
f.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HÀ NỘI
1. Lịch sử Hà Nội
2. Hiện trạng Du lịch Hà Nội hiện tại
Tổng kết và thống kê về dịch vụ Du lịch Hà Nội những năm qua
Những kết quả đạt được của Du lịch Hà Nội
3. Những thiếu sót của Du lịch Hà Nội
Phát triển du lịch vẫn còn thiếu tính bền vững về kinh tế
Phát triển du lịch vẫn còn thiếu bền vững về môi trường sinh thái
Phát triển du lịch vẫn còn thiếu bền vững về môi trường văn hóa xã hội

PHẦN III : CẠNH TRANH VÀ PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI,
THÁCH THỨC DU LỊCH HÀ NỘI
1. Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nền Du lịch Hà Nội
Môi trường kinh tế:
Môi trường văn hóa
2. Phân tích cạnh tranh
3. Phân tích SWOT Du lịch Hà Nội

Cơ hội
Thách thức


Điểm mạnh
Điểm yếu
PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DU LỊCH HÀ NỘI
1. Mục tiêu, định hướng phát triển Du lịch Hà Nội
Mục tiêu
Định hướng
2. Phân đoạn thị trường và chọn thị trường mục tiêu
Phân đoạn thị trường
Chọn thị trường mục tiêu
3. Định vị Du lịch Hà Nội
4. Biện pháp Marketing - Mix
Product
Price
Place
Promotion KẾT LUẬN
DANH MỤC NGUỒN KHAM KHẢO


DANH SÁCH NHÓM – ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Họ và Tên

Mã sinh viên

ĐÁNH GIÁ
(%)


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được – một hiện tượng phố biến trong xã hội. Du lịch Việt Nam đang có những
bước triển biến rõ rệt, lượng khách Du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng gia
tăng. Ngành đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước nhà và góp phần không nhỏ vào
việc thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống của nhân
dân.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới
nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không
có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm
cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận
thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn.
Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn
đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn.
Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn
chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng
hội nhập với du lịch khu vực và thế giới.
Bài tiểu luận có kết cấu 4 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về Du lịch Hà Nội
Chương 2: Thực trạng Du lịch Hà Nội
Chương 3:Cạnh tranh và phân tích SWOT của Du lịch Hà Nội
Chương 4:Chiến lược Marketing cho Du lịch Hà Nội
Do thời gian và khả năng có hạn, mặc dù chúng em đã cố gắng thu thập tài liệu,
phân tích tổng hợp các thông tin để làm bài tiểu luận được tốt nhưng cũng không tránh
khỏi các thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy để



đề tài nghiên cứu này thực sự có hiệu quả. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy
Nguyễn Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ NỘI
1. Lịch sử ngành Du lịch
Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Cô
ng ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của
ngành Du lịch Việt Nam.
Ngày 18/8/1969 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển gi
ao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.
Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số
262
NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc
Hội
đồng Chính phủ.
Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05CP thành lập Tổng
cục Du lịch.
Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐBNV về
việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
2. Khái niệm về Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa
thống nhất.


Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có

một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du
lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.


Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là
một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục
sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển
tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải
là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này
trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện
tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những
nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này
được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận)
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà
nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định
nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của
những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp
cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam
đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia
này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của
con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng
hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch
sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người
nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ
tại chỗ.

Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành
hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận


thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại
chỗ về thế giới xung quanh.
3. Đặc điểm Du lịch
Dịch vụ du lịch ngoài những đặc điểm chung của dịch vụ còn có những đặc
điểm
đặc trưng sau:
-

Là sản phầm tổng hợp cần sự phối hợp của nhiều ngành.

-

Nhu cầu du lịch của du khách thuộc loại nhu cầu không cơ bản nên rất dể thay đổi
do đó dịch vụ du lịch có tính linh động rất cao.

-

Dịch vụ du lịch có tính mùa vụ rất cao.
-


Khác với nhiều loại dịch vụ khác, thông thường mỗi loại dịch vụ du lịch được
sử dụng nhiều lần và kéo dài suốt hành trình của khách hàng (dịch vụ hướng
dẫn viên, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn,…). Đối với dịch vụ khác,
thời gian tiếp xúc giữa người mua và người bán chỉ một lần.

-

Dịch vụ du lịch giải quyết được nhiều việc làm và mang lại nhiều lợi nhuận

4. Tổng quan Du lịch Hà Nội
Ngày nay du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà có cả những nước đang phát triển. Trong đó có Việt Nam.
Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người, nó đáp ứng được các
nhu cầu của con người và xã hội.
Nhận thức được yếu tố quan trọng của du lịch, các nước luôn chú trọng và có
những chiến lược phát triển du lịch, coi là một ngành kinh tế quan trọng đạt hiệu quả
cao. Ở Việt Nam, mọi công tác dịch vụ du lịch luôn được thúc đẩy và được đánh giá


cao. Với một nước có 54 dân tộc với 54 bản sắc riêng cũng đã làm cho du lịch Việt
Nam trở nên đặc biệt với nước bạn.
So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có
tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội
còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có
nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông
qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...
Thành phố Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể
hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo thời gian, bộ mặt
đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ
nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh

doanh những mặt hàng truyền thống cũ.
Hà Nội cũng luôn là một niềm cảm hứng sáng tác của nhiều nhạc sĩ. Trước hết
đó là hình ảnh của một Hà Nội với khí thế hào hùng và mạnh mẽ trong vị thế thủ đô
trong cuộc đấu tranh vệ quốc. Với những yếu tố trên, Hà Nội được coi là trung tâm du
lịch lớn của Việt Nam.
Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy Du lịch Hà Nội không phải là một thành
phố du lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp
trên hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của
thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài. Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng
Hà Nội cũng không cao. Hàng năm, bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, một bảo tàng có
tiếng trong khu vực, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch nổi
tiếng, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.
Du lịch ở Hà Nội cũng còn không ít những tệ nạn, tiêu cực. Trang website
Lonely Planet cảnh báo tình trạng du khách nước ngoài bị taxi và xe buýt lừa đến một
số khách sạn giả danh nổi tiếng và bị đòi giá cao; ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm du
khách đồng tính nam có thể bị mời mọc vào những quán karaoke, nơi hóa đơn thanh
toán cho một vài đồ uống có thể tới 100 USD hoặc hơn.
5. Các loại hình thiết yếu của Du lịch Hà Nội
Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng:


Hà Nội là địa phương có số lượng di tích, lịch sử danh thắng lớn nhất cả
nước. Toàn thành phố có khoảng 5.100 di tích các loại gắn liền với nhiều lễ hội và
các hoạt động văn hóa dân gian mang đậm chất truyền thống dân tộc. Hiện nay trên
địa bàn Thành phố có một số bảo tàng đón khách du lịch khá lớn như: Bảo tàng Dân
tộc học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh….. Do đó, du lịch văn hóa, lịch sử, di tích
danh thắng, bảo tàng là loại hình du lịch được tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển và
được khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế ưa chuộng khi đến Hà Nội.
Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực:

Hiện nay, Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng
số làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có nghề phân bố không đều
đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng,
Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng..., trong
đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận.
Đến nay, theo đánh giá của tổ chức JICA Nhật Bản, Thành phố Hà Nội có 47
nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có chiều
hướng phát triển như: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn
mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực
phẩm, cơ kim khí…, trong đó, có một số nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát
triển nhanh như: gốm sứ, khảm trai, mây tre đan, sơn mài, điêu khắc…
Du lịch MICE:
Với cơ sở vật chất hiện có, với kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn
như Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các nước
ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC…, Hà Nội là thành phố hàng đầu Việt
Nam để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Các tiện nghi hội nghị, hội thảo
của Hà Nội hiện nay có sức chứa tổng cộng khoảng trên 14.000 chỗ ngồi, có khả năng
phục vụ các sự kiện từ vài trăm đến cả ngàn người/địa điểm. Tổng số phòng họp hội
nghị trong các khách sạn là 97 phòng/6939 chỗ ngồi. Việc tổ chức các hội nghị với
phòng họp có trang bị kỹ thuật, máy móc hiện đại, đồng bộ kết hợp với các tour du
lịch ngắn ngày giúp khách dự hội nghị có thời gian thư giãn đang được các khách sạn


từ 3 sao trở lên, các hãng lữ hành quốc tế và Tổng công ty hàng không Việt Nam phối
hợp xây dựng và quảng bá.
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần:
Đây là loại hình du lịch phát triển khá mạnh sau khi Hà Nội mở rộng. Những
lợi thế phát triển du lịch của hệ thống núi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện
tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn… trong những năm
qua nhiều khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và phát

triển như: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long - Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà; Asean;
Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà... góp phần đáp ứng nhu
cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách du lịch.
Du lịch Nông nghiệp và trang trại (Ba Vì):
Khai thác tiềm năng du lịch đặc thù của khu vực Ba Vì để xây dựng một số sản
phẩm du lịch cộng đồng độc đáo hấp dẫn khách du lịch, góp phần làm thay đổi diện
mạo của vùng, cải thiện kinh tế địa phương và mang lại sự thịnh vượng cho người
dân. Đưa Ba Vì trở thành một trong những nơi phát tr iển du lịch cộng đồng hàng đầu
của Việt Nam, với các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nông
nghiệp, du lịch địa chất
Du lịch Võ thuật:
Việc nghiên cứu, khảo sát và xây dựng sản phẩm Chương trình du lịch võ thuật
là một trong những hoạt động của Thành phố nhằm khai thác các giá trị truyền thống
đặc sắc phục vụ cho hoạt động du lịch nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch của Thủ đô. Hoạt động này cũng mang đậm ý nghĩa lịch sử nhằm khơi
gợi lại nét văn hoá truyền thống của người Hà Nội xưa và nay. Chương trình du lịch
này sẽ có sức thu hút lớn không chỉ khách du lịch trong nước tìm lại những nét văn
hoá xưa qua võ đường của các môn phái cổ truyền mà còn có khả năng thu hút sự tò
mò khám phá nét đẹp văn hoá Hà Nội của du khách quốc tế đến với Việt Nam. Du
khách sẽ được thưởng thức những thế võ cổ truyền, những bài quyền mang tính đặc
trưng của từng môn phái, những công phu, nội công, khí công và những công năng
đặc dị của những võ sư các môn phái biểu diễn…
Du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ:


Hiện nay, Du lịch chữa bệnh là loại hình du lịch mới, đang có xu hướng phát
triển trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, bên cạnh nhu cầu du
lịch vui chơi, giải trí, con người còn mong muốn đi du lịch để chăm sóc sức khoẻ,
chữa bệnh tại những nước có nền y tế phát triển trên thế giới, đặc biệt với những
người có thu nhập cao. Hiện nay, Hà Nội đang quan tâm đến loại hình du lịch này với

các tiềm năng sẵn có như: nền y học dân tộc, cổ truyền, các trung tâm chăm sóc sắc
đẹp (spa), phục hồi sức khoẻ, châm cứu, phục vụ du khách. Trên địa bàn thành phố Hà
Nội, một số khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thu hút đông đảo du khách như: Tản Đà,
nước khoáng nóng Thuần Mỹ, Asean…


PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HÀ NỘI
1. Lịch sử Hà Nội
Hà Nội là thành phố ngàn năm văn hiến. Thành phố được thành lập từ năm
1010 với tên gọi là Thăng Long. Từ ngày 1/10 đến 10/10/2010, Việt Nam đã tổ chức
một Đại lễ long trọng và quy mô để chào mừng ngày Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cũng là
kinh đô của rất nhiều vương triều Việt cổ. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng
trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kì.
2. Hiện trạng Du lịch Hà Nội hiện tại
Tổng kết và thống kê về dịch vụ Du lịch Hà Nội những năm qua
Doanh thu từ Du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả. Mặ
c dù chưa có thống kê đầu đủ nhưng trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng
khác khách du lịch thì doanh thu từ du lịch tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Hà
nội là một trong những thành phố có doanh thu từ du lịch khá cao trong cả nước chỉ
sau mỗi thành phố Hồ Chí Minh. Toàn ngành Du lịch thành phố đã thu được trên 300
tỷ đồng chiếm 18,75% cả nước., đến năm 1997 doanh thu là 1.062 tỷ đồng và đến
năm 1998 doanh thu từ Du lịch Hà Nội đạt 1.134 tỷ đồng tăng 8%. Ước tính năm
2014 doanh thu sẽ là 297,84 triệu USD và năm 2014 sẽ là 1.882,7 triệu USD .
HÀ NỘI
Bàng 2.1. CHI TIÊU BÌNH QUÂN MỘT NGÀY KHÁCH DU LỊCH TRONG
NƯỚC
CHIA THEO KHOẢN CHI, NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐỘ TUỔI
( Đối với khách tự sắp xếp đi - for self-arranging visitor)
Đơn vị tính: 1000 đồng - Unit: Thousand

VND
Chia ra - Of
Thuê
Tổng số phòng Đi lại Ăn
- Total Accom
Transpo
uống
modati
r tion
- Food
on

Vui
Thăm Mua
chơi Chi
quan - hàng Y tế Enter
khác Sightse Shopi
Health
t
Others
eing
ng
ainm


Bình quân chung - Average

974.62 268.94 184.85

Xin

chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với
14.75

312.42

27.16 131.57 24.96

Nguồn:

9.96

A. Theo nghề nghiệp - By profession
Công chức viên chức nhà nước Official
and public servan
5.9 14.26
Nhà doanh nghiệp - Businessman

972.52 256.37 176.55
1206.5 327.95 219.78

351.68
383.54

23.05 126.69 18.02
38.47 166.44

44.4

9.94


16
Công nhân - Worker
6.74

8.02

Nông dân - Farmer
7.88 13.15
Học sinh sinh viên - Pupil and student
1.66

14.63

21.52

660.01

Hưu trí - Retired
14.72
12.9

212.85

Nghề nghiệp khác - Others

122.49

19.33

188.64


B. Theo độ tuổi - By age

14.13

Từ 15 đến 24 tuổi - Ages
12.7
Từ 25 đến 34 tuổi - Ages
17.39
Từ 35 đến 44 tuổi - Ages
12.62
Từ 45 đến 54 tuổi - Ages

852.57
240.03
195.32
231.46
37.62
111.84

84.33
16.55
680.55
230.44
156.27
163.09


Chia ra - Of
Thuê

Tổng phòng Ăn Đi lại
số
uống
- Trans
Accom
Total modati Food p
ortion
on
Bình quân chung - Average
14.75
I.Chia theo phương tiện đến By means
1.Máy bay - By air
5.11

24.96

1418.8 305.15 222.4 651.8

33.01 164.63

25.05

731.88 253.89 168.2 113.1

24.14 118.99

26.54

721.46 232.49 152.5


23.71

90.3

18.58

35.29 134.45

36.97

9.96

172

13.33

4.Tàu thủy - By ship
6.72

27.16 131.57

17.18

3.Tàu hoả - By train
18.55

974.62 268.94 184.9 312.4

Chi
khác

Others

11.72

2.Ô tô - By car
9.89

Thăm Mua Vui
quan - hàng chơi - Y tế Sights
Entert Healt
h
e eing Shopi ai
n g nment

912.27 201.34

195 275.6

26.89

5.Phương tiện khác - Others

793.19 281.89 161.1 67.97

21.17

159.4

34.07


45.26

22.3
II.Chia theo mục đích chuyến đi By purpose
1.Du lịch, nghỉ ngơi - Travel, relaxation
4.18
9.36
2.Thăm họ hàng bạn bè - Visit relatives

928.28 249.41

194 284.7

39.59

124.3

22.74

893.58 253.84 169.9 249.7

27.9 141.94

24.05

1141.5 305.26 201.4 439.6

30.45 115.21

26.87


8.51

17.69
3.Thông tin báo chí - Press

Những kết quả đạt được của Du lịch Hà Nội
Được sự quan tâm của Nhà nước, Chính quyền Thành phố, thông qua các chủ
trương, chính sách đã được phát huy có hiệu lực vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh
vực du lịch, tạo tiền đề cho hoạt động du lịch ngày càng phát triển. Du lịch Hà Nội cũng
tích cực thực hiện cải cách quản lý doanh nghiệp như sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp,


thay đổi, luân chuyển cán bộ tại các doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp, thành lập
Tổng Công ty theo mô hình mới.

Nhìn vào thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, Du lịch Hà Nội đã đạt được
một số thành tựu: bước đầu Du lịch Hà Nội phát triển theo đúng định hướng: bền vững,
giữ gìn được truyền thống văn hoá lịch sử, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được nâng cấp và hoàn thiện, chất lượng dịch vụ được
cải tiến. Về kinh doanh du lịch, nộp ngân sách cho Nhà nước ngày càng cao, năm sau
nhiều hơn năm trước và đều vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Lượng khách đến Du lịch
Hà Nội ngày càng nhiều, ngày khách lưu trú cũng như ngày khách lữ hành đều tăng. Đó
là kết quả của công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch trên địa bàn
Hà Nội cùng với công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của ngành Du lịch Thủ đô.
Ngành Du lịch Hà Nội đã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng
phấn đấu đến những năm 2010-2020 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
Trải qua các giai đoạn phát triển, có thể nói ngành Du lịch Hà Nội đã có vị thế đặc biệt
quan trọng trong phạm vi quốc gia và khu vực, năng lực cạnh tranh cũng từng bước nâng
lên. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tăng mạnh, trong đó

doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp chiếm số lượng đông đảo. Các doanh
nghiệp du lịch đã phát huy tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo trong kinh doanh, tạo
thêm việc làm cho hàng vạn lao động và tăng nguồn thu, đóng góp đáng kể cho ngân sách
nhà nước.
Tính đến cuối năm 2009, Hà Nội có 9 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 21
khách sạn 3 sao, 100 khách sạn 2 sao và 65 khách sạn 1 sao. Đi kèm với sự gia tăng này
là sự tăng lên về đội ngũ nhân sự của ngành du lịch thủ đô (Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội). Với tiềm năng đó, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, du
lịch luôn có vị trí của một ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện tại, ngành chức năng đang tập
trung đánh giá những kết quả đạt được của chặng đường đã qua để định hướng cho một
chiến lược phát triển ngành du lịch bền vững đến 2020, tầm nhìn đến 2030.


Đứng trên góc độ văn hóa-xã hội: văn hóa phi vật thể trong những năm gần đây đã
bắt đầu được chú trọng đầu tư phát triển. Văn hóa phi vật thể của Hà Nội được các nhà
nghiên cứu văn hóa, các nhà du lịch đánh giá cao với nhiều loại hình đặc sắc như ca trù,
rối nước, các điệu múa cổ... thậm chí cả phong tục tập quán sinh hoạt của người Hà Nội
gốc. Một điều ghi nhận, hầu như không một khách quốc tế nào đến Hà Nội lại không
quan tâm đến rối nước, một loại hình văn hóa dân gian đặc biệt. Chính vì vậy, mỗi buổi
chiều hoặc tối các ngày trong tuần, trước cửa Nhà hát múa rối nước Thăng Long luôn
nhộn nhịp khách nước ngoài chờ đợi, ra vào xem rối nước. 82 bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu
- Quốc Tử Giám trước khi được công nhận là di sản tư liệu thế giới đã thu hút đông đảo
khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Theo đó, các loại hình văn nghệ
dân gian như xẩm, ca trù, rối nước, rối cạn, chèo Tàu, quan họ, múa rồng, các điệu múa
cổ.... thu hút không ít khách nước ngoài tìm đến tìm hiểu khi khám phá về văn hóa Hà
Nội.
Ngoài các loại hình văn hóa phi vật thể thông thường, tập quán sinh hoạt, phong
cách sống của người Hà Nội, từ đất Kinh kỳ xưa đến Hà Nội nay, đang trở thành tâm
điểm thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là khách nước ngoài. Người Hà Nội lại vốn
nổi tiếng hào hoa, thanh lịch do được thừa hưởng nền văn hóa từ nghìn năm nay và bản

sắc ấy vẫn hiện hữu trong nếp sống, từng lời ăn, tiếng nói của họ. Không phải ngẫu nhiên
mà nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội lại rất thích thăm thú phổ cổ, bởi ở đó họ
vừa khám phá nét cổ kính của kiến trúc nhà ở, di tích lịch sử và còn được xem tập quán
sinh hoạt của người dân.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển du dịch hướng tới sự
phát triển bền vững, Du lịch Hà Nội đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn.
Hệ thống các cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội tính đến tháng 6/2011
Khách sạn
5 sao
4 sao

Đơn vị
Khách sạn
nt

Số cơ sở
12
10

Số phòng
3984
1655


3 sao
2 sao
1 sao
Căn hộ cao cấp
Tổng


nt
nt
nt
Cơ sở

29
1935
117
3696
73
1079
03
700
244
13049
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội

3. Những thiếu sót của Du lịch Hà Nội
Phát triển du lịch vẫn còn thiếu tính bền vững về kinh tế
Mặc dù Hà nội có ưu thế về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Nhưng
việc khai thác lợi thế này mang lại nguồn thu cho Hà Nội chưa được như mong muốn.
Hay nói một cách khác, lợi ích kinh tế đạt được từ khai thác du lịch của Hà Nội chưa
xứng với tiềm năng.
Về số lượng khách du lịch: Năm 2007, Hà nội có 6,67 triệu lượt khách du lịch
trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, trong đó có gần 1,3 triệu khách quốc
tế. Khách Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Mỹ, Ôxtrâylia đến Hà Nội tăng trưởng mạnh.
Năm 2008, lượng khách quốc tế đến Du lịch Hà Nội cũng đạt khoảng 1,3 triệu lượt
người. Lượng khách Châu Âu chiếm 31% thị phần, có sự tăng trưởng ổn định. Lượng
khách Mỹ có sự suy giảm đáng kể (8%). Năm 2009, mặc dù lượng khách du lịch đến Hà
Nội chiếm 1/3 tổng hợp lượng khách du lịch của cả nước, nhưng số lượng khách du lịch

đến Hà Nội giảm mạnh.
Số lượng khách du lịch đến Hà nội dao động theo hình sin như vậy, mặc dù có sự
góp mặt của các nguyên nhân khách quan, nhưng phải thừa nhận trong đó có những
nguyên nhân chủ quan. Ngành Du lịch Hà Nội mới chỉ dự báo lượng khách du lịch, đặc
biệt là khách du lịch quốc tế, đến Hà nội, dựa trên yếu tố xu hướng, chứ chưa thực sự đầu
tư theo chiều sâu để đảm bảo tính ổn định trong việc thu hút lượng khách du lịch vào Hà
Nội.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế đến Hà Nội nhân sự kiện
1000năm Thăng Long - Hà Nội, chưa có kế hoạch lâu dài trong việc sửa chữa, tôn tạo các
điểm tham quan du lịch. Ví dụ sau Tết Nguyên đán các điểm tham quan lớn của thành


phố đều được sửa chữa, trùng tu như hồ Hoàn Kiếm, đường Thanh Niên được lát lại vỉa
hè, chùa Trấn Quốc trùng tu tháp, tháp nước Hàng Đậu đang được trát lại, khu phố cổ
cũng đang được sơn quét, gạch đá, vôi vữa ngổn ngang trên hè phố. Có trường hợp nhiều
đoàn khách đã đòi đổi khách sạn chỉ sau một ngày ở khu vực phố cổ. Để chuẩn bị cho
Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cùng với Năm du lịch quốc gia, đáng lẽ cơ sở hạ
tầng như đường sá, trùng tu di tích…phải làm xong trước từ lâu, thời điểm khởi động
năm Du lịch Quốc gia chỉ lo đón khách. Nhưng chỉ còn hơn 60 ngày nữa là đến Đại lễ Hà
Nội 1000 năm, nhưng nhiều nơi trong thành phố vẫn đang là công trường.
Hà Nội trở thành đại công trường ảnh hưởng một phần đến tâm lý du khách, song
đáng ngại nhất là nạn tắc đường, chèo kéo du khách tại khu vực phố cổ, hồ Hoàn Kiếm.
Nhiều khách du lịch đến Hà Nội lo ngại nhất là tắc đường và bụi bặm ở thủ đô. Nhiều
hôm, khách ngồi chờ trên xe cả tiếng chờ thông đường. Công ty lữ hành phải chia đoàn
khách thành nhiều nhóm để đi xe nhỏ. Rõ ràng điều này đã làm giảm đi tính kinh tế nhờ
quy mô của hoạt động kinh doanh du lịch.
Phát triển du lịch vẫn còn thiếu bền vững về môi trường sinh thái
Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ có thể dẫn đến những hậu quả
làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên, hay đặc tính của môi trường. Đầu tiên là tác
động đến tài nguyên thiên nhiên. Việc phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan

một cách thiếu quy hoạch tổng thể đã góp phần làm cho các tài nguyên thiên nhiên bị
xuống cấp về mặt môi trường. Đó là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ
sở dịch vụ du lịch và các hoạt động liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng các công
trình du lịch cần thiết để duy trì các hoạt động giải trí cho du khách. Tác động về môi
trường về hoạt động du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên được thể hiện một cách rõ nét
nhất là ở những bộ phận: tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài
nguyên sinh học. Trường hợp đầu tư tràn lan các sân Golf ở Hà Nội như đã nêu trên, bên
cạnh sự lãng phí về nguồn lực còn thể hiện sự vi phạm về đất đai, môi trường và tài
nguyên nước với kết quả 8 sân Golf bị đình chỉ đầu tư và chuyển đổi mục đích hoạt động.


Việc phát triển cơ sở vật chất du lịch chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình dịch
vụ phục vụ nhu cầu của du khách mà không tính đến yếu tố bảo vệ môi trường sinh thái.
Có thể phân loại các tác động về môi trường của hoạt động này đối với tài nguyên
nước ra làm: tác động trước mắt và tác động lâu dài. Tác động trước mắt được thể hiện
ngay trong giai đoạn xây dựng, còn tác động lâu dài thường là do việc vận hành và bảo
dưỡng các công trình du lịch. Những tác động trước mắt bao gồm: việc thải bừa bãi các
vật liệu xây dựng, đất đá và các vật liệu nạo vét, làm cho chất lượng môi trường giảm đi
rất nhiều. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình du lịch và
làm đường có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất. Các hoạt động trong quá trình xây dựng
sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, do việc vứt rác và đổ rác bừa bãi vào các nguồn nước, cũng
như thải một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng.
Một số tác động lâu dài bao gồm, đất bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm
lượng bùn và các chất cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi. Một hậu quả đáng
kể là xói mòn, nhiễm bẩn bởi nước thải, ô nhiễm nước mặt bởi rác rưởi và các thứ khác.
Nước thải chưa được xử lý tốt vì không có hoặc không đủ thiết bị xử lý, hoặc thiết bị làm
việc không đảm bảo chất lượng, do đó tác động lâu dài đến chất lượng nước ngầm. Hoạt
động của du khách cũng là nguyên ngân gây nên ô nhiễm nguồn nước như vứt rác bừa
bãi, đổ các chất lỏng bừa bãi.
Bên cạnh đó, quản lý triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Hà Nội

đang bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là các quy hoạch phát triển du lịch sinh thái. Nhận
thức về loại hình du lịch sinh thái còn mơ hồ, chưa phân biệt sự giống và khác nhau giữa
du lịch dựa vào tự nhiên và du lịch sinh thái. Vì vậy đã làm cho sản phẩm du lịch sinh
thái của của một số nơi của Hà Nội bị biến dạng nghiêm trọng và phát triển không đúng
hướng làm xâm hại đến giá trị tài nguyên, không tuân theo các nguyên tắc của phát triển
bền vững. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không coi trọng đến công
tác đánh giá và quản lý tác động môi trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là
nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường tại các khu, điểm
du lịch.


Phát triển du lịch vẫn còn thiếu bền vững về môi trường văn hóa xã hội
Như trên đã nêu, phát triển du lịch bền vững trên góc độ xã hội thể hiện ở sự phân
chia thu nhập và phúc lợi xã hội một cách công bằng. Đồng thời, du lịch phải có những
đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội và cộng đồng.
Hà Nội đã cố gắng đầu tư phát triển văn hóa phi vật thể. Nhưng văn hóa phi vật
thể, nét độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được khai
thác tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Trong kho tàng văn hóa dân gian đó, chỉ
có số lượng khiêm tốn loại hình văn hóa phi vật thể được các công ty lữ hành đưa vào
phục vụ khách, đa phần còn bỏ ngỏ. Và việc xâu chuỗi các loại hình văn hóa phi vật thể
cũng đang cần sự phối hợp giữa hai nhà văn hóa – du lịch, để khách nước ngoài có thêm
cơ hội khám phá bản sắc của Hà Nội và Việt Nam.
Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều đến về khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm,
đền Bà Kiệu vẫn còn xảy ra tình trạng bán hàng rong, ăn xin, lang thang đeo bám, chèo
kéo, bắt chẹt khách du lịch, gây bất bình trong dư luận, tạo nên những hình ảnh không
đẹp với du khách nước ngoài; tình hình an ninh trật tự, tệ nạn xã hội tại khu vực còn
nhiều diễn biến phức tạp.
Các lực lượng làm công tác kiểm tra, xử lý chưa chú trọng đến xử lý các vi phạm
về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường mà chủ yếu tập trung vào xử lý các vi phạm trật tự
giao thông. Sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan của Hà Nội trong việc xử lý các

vấn đề nêu trên chưa tốt. Bên cạnh đó, công tác thanh tra của Du lịch Hà Nội chưa đáp
ứng được các yêu cầu, chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn nạn làm hàng chui, hàng giả
trong du lịch. Chưa thông tin kịp thời cho thị trường những doanh nghiệp kinh doanh du
lịch bất hợp pháp.
Vấn đề giải quyết việc làm thông qua việc phát triển các loại hình du lịch làng
nghề gần đây mới được chú ý đến. Việc triển khai còn chậm, nên hiệu quả của giải quyết
việc làm thông qua phát triển mới các loại hình du lịch chưa được thể hiện rõ.


PHẦN III : CẠNH TRANH VÀ PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI,
THÁCH THỨC DU LỊCH HÀ NỘI
1. Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nền Du lịch Hà Nội
Môi trường kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tự do hóa làm cho hoạt động quốc tế ngày càng diễn
ra mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng. GDP tăng làm cho tăng lượng khách muốn đi Du
lịch tăng nhanh. Du lịch là hoạt động giải trí và là nhu cầu thứ thiết nên dễ dàng bị từ bỏ
khi thu nhập giảm. Theo số liệu thống kê tại Việt Nam trong cuộc khủng hoảng thế giới
năm 2008, theo kế hoạch Việt Nam đón 4,5 – 5 triệu lượt khách du lịch đến Việt Nam
trong năm đó. Nhưng thực tế lượng khách quốc tế đã giảm, vì vậy môi trường kinh tế có
ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh Du lịch.
Môi trường văn hóa
Hiện nay các nước đang có xu thế giao thoa, hội nhập c ác nền văn hóa thông qua
các hình thức như du lịch, giao lưu văn hóa, ẩm thực,… Đây là cơ hội cho ngành Du lịch
nhằm thõa mãn mong muốn giao lưu, quảng bá nền văn hóa dân tộc và củng cố mối quan
hệ giữa các quốc gia.
Theo kết quả khảo sát độc lập của Công ty Freshminds, Việt Nam nằm trong top 4
điểm đến thân thiện nhất trên Thế giới. Sự kiện văn hóa như Vịnh Hạ Long được bình
chọn trong top 7 kỳ quan thiên nhiên Thế Giới, hình ảnh của Việt Nam đã được xuất
hiện trên kênh BBC – 1 kênh thông tin quốc tế. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng
đối với nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là ngành Du lịch.

2. Phân tích cạnh tranh
Thị phần du lịch trong nước:
Hà Nội đã đón 7,3 triệu lượt khách nội địa (tăng 24% so với cùng kỳ năm 2011)
và hơn 1,03 triệu lượt khách quốc tế (tăng 20% so với cùng kỳ) trong sáu tháng đầu năm
qua.


×