Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phân tích chi phí điều trị của các bệnh nhân HIV AIDS ngoại trú tại trung tâm phòng chống HIV AIDS tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐINH XUÂN ĐẠI

PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
CỦA CÁC BỆNH NHÂN HIV/AIDS
NGOẠI TRÖ TẠI TRUNG TÂM
PHÕNG CHỐNG HIV/AIDS
TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐINH XUÂN ĐẠI

PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
CỦA CÁC BỆNH NHÂN HIV/AIDS
NGOẠI TRÖ TẠI TRUNG TÂM
PHÕNG CHỐNG HIV/AIDS
TỈNH HẢI DƢƠNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Nguyễn
Thị Thanh Hương - phó trưởng Bộ môn Quản lý và kinh tế dược, người đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý
giá trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trưởng khoa Dược Nguyễn Đức Cảnh, giám đốc
Nguyễn Văn Hải, chị Nguyễn Thị Như Quỳnh, chị Đỗ Hải Yến, chị Nhữ Thị Nhiên,
chị Nguyễn Thị Hiền, anh Nguyễn Việt Tiệp, bác sĩ Vũ Tiến Vượng, bác sĩ Nguyễn
Đình Học, anh Nguyễn Đình Thành, chị Lường Thị Thu Huyền, cô Trần Thị Nghĩa
cùng các cán bộ, nhân viên khác trực thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
tỉnh Hải Dương đã tận tình hỗ trợ, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên
cứu tại trung tâm. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn bộ các bệnh nhân
HIV/AIDS ngoại trú đã nhiệt tình chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
dữ liệu. Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Kim Anh và anh Trần Văn Huy đã
giúp đỡ tôi trong thời gian tôi làm việc trên địa bàn tỉnh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và kinh tế
dược đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn. Tôi vô cùng biết ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Dược Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm,
nhiều kiến thức bổ ích trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, ông bà và người thân trong
gia đình tôi đã nuôi dạy tôi trưởng thành, luôn nâng đỡ và cho tôi nhiều bài học

quý giá trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn Nguyễn Vũ Lam và tất cả bạn bè
của tôi đã luôn sát cánh bên tôi, luôn động viên và giúp đỡ tôi cả trong học tập và
trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2016
Học viên
Đinh Xuân Đại


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƢƠNG I - TỔNG QUAN

2

1.1. Thực trạng về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam

2

1.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

2

1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam

5


1.1.3. Tình hình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

6

1.1.3.1. Trên thế giới

6

1.1.3.2. Tại Việt Nam

7

1.1.3.3. Chi phí điều trị HIV/AIDS

7

1.1.4. Gánh nặng chi phí điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam

15

1.2. Điều trị ngoại trú HIV/AIDS

16

1.2.1. Quá trình điều trị ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS

16

1.2.2. Các phác đồ điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam


17

1.2.2.1. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV

17

1.2.2.2. Các loại thuốc điều trị HIV/AIDS

17

1.2.2.3. Các phác đồ điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam

18

1.3. Chi phí và phân tích chi phí

19

1.3.1. Một số khái niệm

19

1.3.2. Phân tích chi phí y tế

19

1.3.2.1. Góc độ đánh giá chi phí

20


1.3.2.2. Các phương pháp đo lường chi phí bệnh

20

1.3.3. Phân loại chi phí

21

1.4. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dƣơng

22

CHƢƠNG II - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

24


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

24

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

24


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

24

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

24

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên

24

cứu
2.2.3. Các loại chi phí ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS

25

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả

27

2.2.5. Các biến số nghiên cứu

27

CHƢƠNG III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

34

3.1. Đặc điểm của các bệnh nhân HIV/AIDS


34

3.1.1. Một số đặc điểm về nhân khẩu học của bệnh nhân

34

3.1.1.1. Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo giới tính

34

3.1.1.2. Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo độ tuổi

34

3.1.1.3. Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo trình độ học vấn

34

3.1.1.4. Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo nghề nghiệp

35

3.1.1.5. Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân

35

3.1.1.6. Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo địa điểm sống

36


3.1.1.7. Khoảng cách trung bình từ nhà bệnh nhân đến phòng khám

36

3.1.1.8. Phương tiện đi lại của bệnh nhân

37

3.1.1.9. Loại hình Bảo hiểm y tế bệnh nhân sử dụng

37

3.1.1.10. Các thành viên trong gia đình của 1 bệnh nhân

38

3.1.2. Khả năng kinh tế của bệnh nhân và gia đình

40

3.1.3. Các đặc điểm về điều trị ngoại trú của bệnh nhân

42

3.1.3.1. Năm bắt đầu điều trị

42

3.1.3.2. Bệnh mắc kèm


43

3.1.3.3. Giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân

43


3.1.3.4. Chỉ số CD4 của bệnh nhân

44

3.1.3.5. Phác đồ điều trị trong năm 2015

44

3.1.3.6. Các nhóm thuốc khác được sử dụng để điều trị trong năm 2015

45

3.1.4. Một số đặc điểm khác

46

3.1.4.1. Nguyên nhân mắc bệnh của bệnh nhân

46

3.1.4.2. Thái độ sống của bệnh nhân trong thời gian nhiễm bệnh


46

3.1.4.3. Số người chăm sóc, hỗ trợ đi cùng bệnh nhân

47

3.2. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân ngoại trú

47

3.2.1. Chi phí điều trị bình quân hàng năm cho một bệnh nhân HIV/AIDS

47

ngoại trú
3.2.1.1. Tổng chi phí điều trị HIV/AIDS cho một bệnh nhân ngoại trú trong

47

thời gian một năm
3.2.1.2. Thành phần chi phí từ phía trung tâm phòng chống HIV/AIDS

48

3.2.1.3. Thành phần chi phí từ phía bệnh nhân và gia đình

49

3.2.2. So sánh chi phí điều trị cho các bệnh nhân giữa các phác đồ


50

3.2.3. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ bậc 1

51

3.2.3.1. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho tất cả các bệnh nhân sử dụng phác

51

đồ bậc 1
3.2.3.2. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ 1C

52

3.2.3.3. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ 1D

54

3.2.3.4. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ 1E

55

3.2.3.5. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ 1F

55

3.2.4. Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ bậc 2

56


3.2.5. Chi phí điều trị HIV/AIDS của đối tượng người lớn và trẻ em

58

CHƢƠNG 4 – BÀN LUẬN

60

4.1. Đặc điểm quần thể bệnh nhân

60

4.2. Chi phí điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS ngoại trú trong năm 2015

66


4.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của nghiên cứu

74

KẾT LUẬN

77

KIẾN NGHỊ

78


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
3TC

Lamividine

ABC

Abacavir
Acquired Immunodeficiency

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở

Syndrome

người

ART

Antiretroviral treatment

Điều trị bằng thuốc kháng HIV

ARV

Antiretroviral


Thuốc kháng HIV

AZT

Zidovudine

AIDS

Bảo hiểm y tế

BHYT
CD4
CHAI
EFV
HIV

Cluster of Differentiation 4
The Clinton Health Access
Initiative

Human Immunodeficiency

Virus gây ra hội chứng suy giảm miễn

Virus

dịch mắc phải ở người

Isoniazid


LPV

Lopinavir

NRTI

Non-nucleoside revere

Nhóm ức chế men sao chép ngược không

transcriptase inhibitors

có cấu trúc nucleoside và nucleotide

Nucleoside/nucleotide reverse Nhóm ức chế men sao chép ngược có cấu
transcriptase inhibitors

Nevirapine
Phác đồ điều trị

PĐĐT
PEPFAR
PI

trúc nucleoside và nucleotide
Nhiễm trùng cơ hội

NTCH
NVP


Sáng kiến truy cập y tế Clinton

Efavirenz

INH

NNRTI

Tế bào CD4

President's Emergency Plan

Chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng

For AIDS Relief

thống Hoa Kỳ

Protease inhibitors

Nhóm ức chế enzyme protease


Phụ nữ có thai

PNCT
PPY

Per patient per year


RTV

Ritonavir

TDF

Tenofovir

UNAIDS

UNICEF

Mỗi bệnh nhân một năm

The Joint United Nations

Chương trình Phòng, chống AIDS Liên

Programme on HIV/AIDS

hiệp quốc

United Nations International
Children's Emergency Fund

Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc

USD

United State Dollar


Đô la Mĩ

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Tên
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Bảng 1.3

Bảng 1.4

Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7

Nội dung
Chi phí điều trị HIV/AIDS của một số quốc gia ở châu Á và
châu Đại Dương
Chi phí điều trị HIV/AIDS của một số quốc gia ở châu Âu và
châu Mĩ
Chi phí điều trị HIV/AIDS của một số quốc gia ở miền Nam

châu Phi
Chi phí điều trị HIV/AIDS của một số quốc gia ở phía Đông và
Tây châu Phi
Chi phí điều trị HIV/AIDS ước tính cho từng đối tượng của
PEPFAR
Các thuốc ARV điều trị HIV/AIDS theo từng nhóm
Phác đồ điều trị bậc 1 và phác đồ điều trị bậc 2 cho từng đối
tượng

Trang
9

10

11

12

13
17
18

Bảng 1.8

Phân loại chi phí theo nội dung và nguồn gốc chi phí

21

Bảng 2.9


Các biến số nghiên cứu

27

Bảng 3.10

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo giới tính

34

Bảng 3.11

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo địa điểm sống

36

Bảng 3.12

Khoảng cách từ nhà bệnh nhân đến phòng khám

36

Bảng 3.13

Phương tiện đi lại của bệnh nhân

37

Bảng 3.14


Số thành viên có độ tuổi trên 60 trong gia đình bệnh nhân

38

Bảng 3.15

Số thành viên có độ tuổi từ 18 đến 60 trong gia đình bệnh nhân

39

Bảng 3.16

Số thành viên có độ tuổi dưới 18 trong gia đình bệnh nhân

39

Bảng 3.17

Số thành viên đem lại thu nhập trọng gia đình bệnh nhân

39

Bảng 3.18

Chênh lệch thu – chi bình quân hàng tháng của gia đình bệnh
nhân

41



Bảng 3.19

Phân loại điều kiện kinh tế của gia đình bệnh nhân

42

Bảng 3.20

Nguồn vay vốn của bệnh nhân HIV/AIDS

42

Bảng 3.21

Số lượng bệnh mắc kèm của bệnh nhân

43

Bảng 3.22

Bảng 3.23

Giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân lúc mới điều trị và trong
năm 2015
Chỉ số CD4 của bệnh nhân lúc mới điều trị, năm 2015 và lần
đo gần nhất

43

44


Bảng 3.24

Phác đồ điều trị năm 2015 của bệnh nhân

45

Bảng 3.25

Các thuốc khác được bệnh nhân sử dụng trong năm 2015

45

Bảng 3.26

Thái độ sống của bệnh nhân trong thời gian nhiễm bệnh

47

Bảng 3.27

Bảng 3.28

Bảng 3.29

Bảng 3.30

Bảng 3.31

Bảng 3.32


Bảng 3.33

Bảng 3.34

Bảng 3.35
Bảng 3.36

Tổng chi phí điều trị HIV/AIDS bình quân 1 năm cho 1 bệnh
nhân
Chi phí điều trị từ phía chính phủ và trung tâm phòng chống
HIV/AIDS bình quân 1 bệnh nhân 1 năm
Chi phí điều trị HIV/AIDS từ phía bệnh nhân và gia đình bình
quân 1 năm
Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân phân theo phác
đồ điều trị
Chi phí điều trị HIV/AIDS cho tất cả các bệnh nhân sử dụng
phác đồ bậc 1
Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ
1C
Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ
1C người lớn và phác đồ 1C trẻ em
Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ
1D
Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ
1E
Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ

48


49

49

50

51

52

53

54

55
56


1F
Bảng 3.37

Bảng 3.38

Bảng 3.39
Bảng 3.40

Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân sử dụng phác đồ
bậc 2
Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân người lớn và trẻ
em sử dụng phác đồ bậc 2

Chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân người lớn và trẻ
em
Giá đơn vị đóng gói nhỏ nhất đối với từng loại thuốc ARV

57

58

59
70


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên
Hình 1.1

Nội dung
Bản đồ phân bố số lượng người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
năm 2013

Trang
2

Hình 1.2

Thành phần chi phi điều trị HIV/AIDS của PEPFAR

14

Hình 1.3


Quá trình điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS

17

Hình 3.4

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo độ tuổi

34

Hình 3.5

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo trình độ học vấn

35

Hình 3.6

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo nghề nghiệp

35

Hình 3.7

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân

36

Hình 3.8


Các loại bảo hiểm y tế được bệnh nhân sử dụng

37

Hình 3.9

Tổng số thành viên trong gia đình bệnh nhân

38

Hình 3.10

Thu nhập bình quân hàng tháng của bệnh nhân

40

Hình 3.11

Thu nhập bình quân hàng tháng của cả gia đình bệnh nhân

40

Hình 3.12

Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của gia đình bệnh
nhân

41


Hình 3.13

Năm bắt đầu điều trị của bệnh nhân

43

Hình 3.14

Nguyên nhân mắc bệnh của bệnh nhân

46

Hình 3.15

Số người đi cùng bệnh nhân lúc khám và điều trị

47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, HIV/AIDS hiện đang là một trong
những vấn đề y tế công cộng lớn nhất toàn cầu với khoảng 36,9 triệu người nhiễm HIV
còn sống tính đến cuối năm 2014 trong đó có khoảng 2,6 triệu trường hợp là trẻ em.
Cho đến nay, có khoảng 34 triệu người tử vong vì những nguyên nhân có liên quan đến
HIV/AIDS với khoảng 1,2 triệu trường hợp tử vong trong năm 2014. Khu vực châu Phi
và Đông Nam châu Á là hai khu vực tập trung số bệnh nhân HIV/AIDS nhiều nhất
trong đó riêng khu vực miền Nam sa mạc Sahara châu Phi đã có tới 25,8 triệu người
sống chung với HIV tính đến cuối năm 2014 [79, 80]. Tuy nhiên, tính đến tháng 3 năm
2015 mới chỉ có 15 triệu bệnh nhân được điều trị ARV trên toàn thế giới với gần 13,5
triệu trường hợp ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Chỉ 41% bệnh nhân

người lớn, 32% trẻ em và 73% phụ nữ có thai nhiễm HIV nhận được điều trị [56].
Tại Việt Nam, tính đến ngày 18/06/2015, toàn quốc có 227.114 bệnh nhân
HIV/AIDS còn sống, số bệnh nhân AIDS là 71.115, số ca tử vong vì AIDS là 74.442.
Tất cả các tỉnh, thành phố; 98,9% quận, huyện và 80,3% xã, phường báo cáo có trường
hợp nhiễm HIV [9]. Tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn dân là 248/100.000 người. Nam giới
chiếm 67,6%, nữ giới chiếm 32,4%. 74,9% các trường hợp nhiễm HIV/AIDS tập trung
vào nhóm tuổi 20-39 trong đó chủ yếu là từ 30-39 tuổi [8]. Hiện nay, mới chỉ có 95.752
bệnh nhân được điều trị ARV trong đó có 91.156 người lớn và 4.596 trẻ em.
Ngân sách điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam hiện đang chủ yếu đến từ nguồn tài
trợ nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam đang dần thoát khỏi nhóm các quốc gia nghèo và
thu nhập thấp nên trong thời gian tới, nguồn kinh phí viện trợ từ nước ngoài bị cắt giảm
nghiêm trọng. Hiện nay, nhiều nhà tài trợ đã ngừng cấp kinh phí hỗ trợ công tác điều trị
và phòng chống HIV/AIDS cho Việt Nam [9]. Nhằm đem lại một số thông tin về các
chi phí điều trị HIV/AIDS cho các bệnh nhân ngoại trú để góp phần hỗ trợ Chính phủ
ước tính nguồn kinh phí cần thiết cho công tác phòng chống HIV/AIDS khi nguồn viện
trợ quốc tế bị cắt giảm trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích chi phí
điều trị của các bệnh nhân HIV/AIDS ngoại trú tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
tỉnh Hải Dương” với 2 mục tiêu:
- Mô tả một số đặc điểm của các bệnh nhân HIV/AIDS ngoại trú được điều trị
tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương.
- Phân tích cơ cấu chi phí điều trị của các bệnh nhân HIV/AIDS ngoại trú được
điều trị tại cơ sở điều trị nói trên trong năm 2015.
1


CHƢƠNG I – TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, có thể dẫn đến hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Không giống như một số virus khác, cơ thể con

người không thể thoát khỏi HIV, điều đó có nghĩa rằng một khi đã nhiễm HIV, virus sẽ
tồn tại cho đến khi người bệnh chết. HIV là một loại virus lây lan qua dịch cơ thể có
ảnh hưởng đến các tế bào cụ thể của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào CD4, hoặc
các tế bào T. Theo thời gian, virus HIV có thể phá hủy rất nhiều tế bào làm cho cơ thể
không thể chống lại được nhiễm trùng và bệnh tật. Khi đó, HIV gây ra AIDS [74].

Hình 1.1. Bản đồ phân bố số lượng người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới năm 2013
Theo số liệu của WHO, đại dịch HIV/AIDS hiện nay đang là một trong những
vấn đề y tế công cộng toàn cầu lớn nhất với khoảng 36,9 triệu (34,3 - 41,4 triệu) người
nhiễm HIV còn sống tính đến cuối năm 2014 trong đó có khoảng 2,6 triệu (2,4 - 2,8
triệu) trường hợp là trẻ em. Khoảng 2 triệu (1,9 - 2,2 triệu) ca mới nhiễm HIV trong
năm 2014 trong đó gần 220.000 trường hợp là trẻ em (190.000 – 260.000). Hầu hết các
trường hợp trẻ em ở trên đều sống ở khu vực miền Nam vùng sa mạc Sahara châu Phi
và bị lây truyền bởi các bà mẹ bị nhiễm HIV trong quá trình mang thai, sinh con hoặc
cho con bú. Cho đến nay, 34 triệu người đã tử vong vì những nguyên nhân có liên quan

2


đến HIV/AIDS trên toàn thế giới trong đó khoảng 1,2 triệu (1,0 - 1,5 triệu) người tử
vong trong năm 2014 [79, 80].
Các bệnh nhân HIV/AIDS tập trung chủ yếu ở châu Phi và các nước Đông Nam
Á, trong đó khu vực miền Nam sa mạc Sahara ở châu Phi là khu vực bị HIV/AIDS ảnh
hưởng nặng nề nhất với 25,8 triệu (24,0 - 28,7 triệu) người sống chung với HIV tính
đến năm 2014. Ngoài ra, khu vực này cũng chiếm khoảng 70% tổng số ca mới nhiễm
HIV trên toàn cầu [79, 80]. Ngân sách toàn cầu cho HIV/AIDS cũng tập trung phần lớn
ở châu Phi (khoảng 90%), 5% cho Đông Nam châu Á và 2,5% cho Mỹ Latin [46].
Chỉ 51% những người sống chung với HIV biết rõ về tình trạng của mình.
Trong năm 2014, khoảng 150 triệu trẻ em và người lớn ở 129 quốc gia thu nhập trung
bình và thấp nhận các dịch vụ xét nghiệm HIV/AIDS. Trên toàn cầu, khoảng 17,8 triệu

trẻ em mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai vì AIDS. Mức độ bao phủ điều trị HIV cho trẻ em
chỉ bằng 1/2 so với người lớn. Cứ 50 tiếng thì có thêm một phụ nữ trẻ nhiễm HIV [53].
HIV là yếu tố nguy cơ lớn nhất cho việc phát triển bệnh lao. Trong năm 2013,
khoảng 360.000 trường hợp tử vong do bệnh lao xảy ra ở những người sống chung với
HIV, chiếm một phần tư trong số 1,5 triệu người tử vong do HIV trong năm đó. Đa số
những người sống chung với HIV và lao cư trú ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara
châu Phi (khoảng 78% các trường hợp trên toàn thế giới) [79]. Bên cạnh đó, trong số
35 triệu trường hợp sống chung với HIV, có 2 – 4 triệu người đồng nhiễm HBV và 4 –
5 triệu trường hợp đồng nhiễm HCV [55].
Theo số liệu của WHO và UNAIDS, sự tiếp cận của các bệnh nhân HIV/AIDS
đến ART tăng gấp 40 lần từ năm 2002 đến năm 2012 [53]. Tính đến tháng 3 năm 2015,
15 triệu bệnh nhân đã được điều trị ARV trên toàn thế giới. Trong số này, gần 13,5
triệu trường hợp sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. 41% (38 – 46%)
bệnh nhân người lớn, 32% (30 – 34%) trẻ em và 73% (68 – 79%) phụ nữ có thai nhiễm
HIV nhận được điều trị [56]. Khoảng 70% phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở các nước có
thu nhập trung bình và thấp nhận được thuốc ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con.
Khoảng 2 triệu người mới bắt đầu bước vào điều trị ARV trong năm 2013 và 2014 –
một mức tăng hàng năm lớn nhất từ trước đến nay.
Các đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV được WHO cảnh báo [70]:
- Quan hệ tình dục đồng giới ở nam: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ
tình dục đồng giới lớn hơn so với dân số nói chung khoảng 13 lần. Lý do chính là do
quan hệ qua đường hậu môn không sử dụng bao cao su [52].
3


- Các tù nhân và những người bị giam giữ: Tỷ lệ nhiễm HIV và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục ở các đối tượng trong tù và bị giam giữ cao gấp 2 đến 10 lần
so với dân số nói chung [21]. Bên cạnh những hành vi gây nguy cơ cao nhiễm HIV
trong nhà tù như các hoạt động tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy và xăm mình
thì các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng nhà tù, quản lý trại giam và hệ thống tư pháp

hình sự cũng góp phần làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, C và bệnh lao
trong nhà tù [61]. Bên cạnh đó, những điều kiện trong tù như tình trạng quá tải, bạo lực
tình dục, ma túy và thiếu tiếp cận với công tác phòng chống HIV như bao cao su và
chất bôi trơn nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao [65].
- Các đối tượng tiêm chích ma túy: Tỷ lệ nhiễm HIV rất cao ở những người tiêm
chích ma túy. Dựa trên dữ liệu từ 49 quốc gia, nguy cơ lây nhiễm HIV ở những người
tiêm chích ma túy cao gấp 22 lần so với dân số nói chung, trong đó ở 11 quốc gia, nguy
cơ này cao hơn ít nhất là 50 lần [70]. Trong số 12,7 triệu (8,9 – 22,4 triệu) trường hợp
tiêm chích ma túy, có 13% trường hợp nhiễm HIV [55].
- Người chuyển giới: Một phân tích công bố vào năm 2013 cho thấy có 1 sự tổn
thương đặc biệt ở phụ nữ chuyển giới. Trong số 7.197 phụ nữ chuyển giới tại 10 quốc
gia có thu nhập trung bình và thấp, tỷ lệ nhiễm HIV là 17,7%. Trong số 3.869 phụ nữ
chuyển giới lấy mẫu tại 5 quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ nhiễm HIV là 21,6% [15].
- Trẻ vị thành niên: Là nhóm đối tượng có tâm lý và tình cảm phức tạp, còn
thiếu hiểu biết và tiếp cận kém với các cách phòng tránh HIV. Đặc biệt là với nhóm
thiếu niên dưới 18 tuổi, các chính sách pháp lý liên quan đến độ tuổi như xét nghiệm
hay tư vấn có thể là rào cản gây hạn chế đến việc phòng và điều trị HIV/AIDS [20, 44].
- Mại dâm: Trên toàn cầu, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người hành nghề mại
dâm trung bình được ước tính là khoảng 12%. Số liệu khảo sát từ 26 quốc gia cho thấy
có khoảng 30,7% số người bán dâm dương tính với HIV [24, 52].
- Phối hợp nguy cơ: Các nguy cơ trên phối hợp với nhau góp phần làm tăng
nhanh tỷ lệ nhiễm HIV.
Ngoài ra 7 nhóm đối tượng có nguy cơ cao nói trên, UNAIDS cũng đưa ra 12
nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao bao gồm: (1) những người sống chung với
HIV, (2) các bé gái tuổi dậy thì và phụ nữ trẻ, (3) tù nhân, (4) dân di cư, (5) dân tị nạn,
(6) đối tượng tiêm chích ma túy, (7) đồng tính nam, (8) hành nghề mại dâm, (9) người
chuyển giới, (10) trẻ em và phụ nữ sống chung với HIV, (11) người ốm yếu tàn tật và
(12) những người già trên 50 tuổi [55].
4



1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Các trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam đã được báo cáo trong năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ đó, số trường hợp nhiễm HIV đã tăng lên một
cách đáng kể. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế ngày 18/06/2015, số người nhiễm
HIV ở Việt Nam đang còn sống là 227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 người
và số trường hợp tử vong 74.442 người [9].
Tỷ lệ người hiện mắc HIV toàn quốc trên 100.000 dân theo báo cáo là 248
người. Tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao ở các khu vực miền núi phía Bắc, các
tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tỉnh Điện Biên là địa phương có tỷ lệ hiện mắc HIV trên
100.000 dân cao nhất cả nước (875), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (690), xếp thứ
3 là tỉnh Thái Nguyên (636). Phần lớn các tỉnh có số người nhiễm HIV cao là các tỉnh,
thành phố có dân số nhiều và kinh tế phát triển, tuy nhiên một số tỉnh như Sơn La, Thái
Nguyên có số lượng người nhiễm HIV cao có liên quan nhiều đến việc nghiện chích
ma túy [8]. Xu hướng dịch HIV tiếp tục giảm qua các năm, tuy nhiên mỗi vùng, miền
có mức độ dịch HIV khác nhau.
Về địa bàn phân bố dịch: Đến giữa năm 2015, tất cả các tỉnh, thành phố; 80,3%
số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV [9].
Phân loại theo giới tính: nam giới chiếm 67,6%, nữ giới chiếm 32,4%. Các trường hợp
nhiễm HIV chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20 - 39 tuổi, chiếm khoảng 74,9% tổng số
người nhiễm. Độ tuổi nhiễm HIV có xu hướng tập trung vào nhóm tuổi 30 - 39 [8].
Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền: lây truyền qua đường tình dục
ngày chiếm tỷ trọng cao trong khi lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm. Báo
cáo trong 3 tháng đầu năm 2014 cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV được xét nghiệm phát
hiện lây truyền qua đường tình dục chiếm tới 48,2%, đường máu 36,8%, tỷ lệ người
nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2% và có 13% tỷ lệ người nhiễm HIV
không rõ đường lây truyền [8]. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm
trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000 - 14.000 ca mỗi năm [9].
Tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu trong khi tỷ lệ
người nhiễm HIV được phát hiện là đối tượng tình dục khác giới có xu hướng gia tăng.

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc
và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm.
Ngày càng xuất hiện nhiều người có nguy cơ nhiễm HIV do có quan hệ tình dục không
5


an toàn với các đối tượng trên, đặc biệt là vợ và bạn tình của người nghiện chích ma
túy. Các trường hợp nhiễm HIVAIDS mới phát hiện và tử vong tính chung toàn quốc
có xu hướng giảm, tuy nhiên mức độ giảm của dịch chưa sâu, không ổn định và vẫn ở
mức cao, tốc độ giảm của dịch đã chậm lại so với trước đây [8].
1.1.3. Tình hình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
1.1.3.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây, một lượng lớn nguồn lực (con người và tiền bạc)
được sử dụng để cố gắng đạt được sự phổ cập điều trị HIV/AIDS - một phần của mục
tiêu to lớn hơn là 15 triệu bệnh nhân được điều trị vào năm 2015 [62]. Hầu hết các
quốc gia đều muốn mở rộng tiếp cận điều trị và đặt ra cho mình mục tiêu là cung cấp
điều trị ARV cho khoảng 80% bệnh nhân. Với phạm vi điều trị toàn cầu hiện nay ở
mức 65%, mục tiêu này chưa được đáp ứng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, hiện có
một số nước đã đạt được hoặc đang gần đạt được mục tiêu nói trên [51, 68].
Trong năm 2013, các khuyến cáo điều trị toàn cầu thay đổi – những người
nhiễm HIV nên bắt đầu điều trị tại 500 tế bào CD4/mm3 – làm tăng số lượng người đủ
điều kiện điều trị lên 9,2 triệu. Khuyến cáo điều trị của WHO cho thấy không phải tất
cả các nước sẽ có thể điều trị HIV/AIDS khi lượng CD4 ở mức 500 tế bào/mm3, việc
điều trị cho những bệnh nhân có số lượng CD4 là 350 tế bào/mm3 hoặc ít hơn hoặc bị
nhiễm HIV tiến triển nên được ưu tiên điều trị [67].
Vào những năm đầu của thế kỷ 21, rất ít bệnh nhân ở các nước có thu nhập
trung bình và thấp được tiếp cận điều trị HIV. Nguyên nhân cốt lõi là do giá của các
loại thuốc kháng vi rút (ARV) rất cao. Tuy nhiên, trong năm 2001 các nhà sản xuất
thuốc ở các nước đang phát triển đã bắt đầu sản xuất thuốc generic theo các điều khoản

đặc biệt về luật thương mại quốc tế. Việc cắt giảm phần lớn giá thuốc có ý nghĩa to lớn
trong việc mở rộng phạm vi điều trị trên quy mô toàn cầu [26]. Năm 2003, WHO đưa
ra mục tiêu đạt 3 triệu người ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình được
điều trị thuốc kháng HIV vào năm 2005 tuy nhiên đến năm 2007 thì các chỉ tiêu đặt ra
mới đạt được. Số lượng bệnh nhân được điều trị tăng từ 400 nghìn người vào năm 2003
lên 1,3 triệu người trong năm 2005, trong đó vùng Sahara châu Phi tăng gấp 8 lần [64].
Xem xét một số thành công đã đạt được, một mục tiêu trong năm 2006 đã được thiết
lập cho việc tiếp cận sự phổ cập điều trị, phòng ngừa và chăm sóc HIV vào năm 2010.
Tuy nhiên, UNAIDS, UNICEF và WHO thừa nhận rằng hầu hết các nước không đáp
6


ứng được các mục tiêu năm 2010 là 80% số bệnh nhân được điều trị. Trong năm 2011,
cộng đồng quốc tế tiếp tục mục tiêu tiếp cận phổ cập nói trên. Lần này, các nước cam
kết đạt được tiếp cận phổ cập vào năm 2015.
1.1.3.2. Tại Việt Nam
Chương trình điều trị bằng thuốc ARV miễn phí cho bệnh nhân HIV/AIDS được
bắt đầu từ năm 2006. Hiện nay, toàn quốc có 312 phòng khám ngoại trú và 526 điểm
cấp phát thuốc ARV tại các xã, phường; đang điều trị ARV tại 23 trại giam và 33
Trung tâm 06. Hiện có 95.752 bệnh nhân đang điều trị ARV, trong đó 91.156 người
lớn và 4.596 trẻ em. Tình trạng điều trị muộn đã được cải thiện với tỷ lệ CD4 < 100 tế
bào/mm3 khi bắt đầu điều trị ARV giảm từ 51% của năm 2012 xuống còn 34,4%. Tỷ lệ
bệnh nhân đã điều trị ARV ít nhất 36 tháng có tải lượng HIV dưới 1.000 bản sao/ml là
95,1%, trong đó điều trị ARV bậc 1 là 92,9%. Tình trạng HIV kháng thuốc ở mức độ
thấp: tỷ lệ HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV từ 36 tháng trở lên là 4,6%.
Tính đến ngày 31/5/2015, 46 tỉnh, thành phố đã triển khai chương trình điều trị
Methadone với 170 cơ sở, hiện điều trị cho 31.162 bệnh nhân. Trong quý 1 năm 2015,
42 tỉnh, thành phố triển khai chương trình bơm kim tiêm, phân phát miễn phí trên 4,1
triệu bơm kim tiêm. Chương trình phân phát bao cao su đã được triển khai tại 56 tỉnh,
thành phố. Số lượng bao cao su được phân phát miễn phí 3 tháng đầu năm 2015 là 1,8

triệu chiếc, chủ yếu là từ nguồn viện trợ của Quỹ Toàn cầu [9].
Phối hợp điều trị lao và HIV: 53 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban điều phối lao
và HIV. Theo kết quả trong năm 2014, tỷ lệ bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV đạt
72%, tỷ lệ HIV dương tính trong nhóm bệnh nhân lao là 5,2%, tỷ lệ bệnh nhân HIV
đồng nhiễm lao được điều trị cả lao và HIV đạt 72%.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Trong quý 1 năm 2015, số phụ nữ
mang thai được xét nghiệm là 214.000 người và phát hiện nhiễm HIV là 404 người
(0,19%) trong đó có 232 bà mẹ nhiễm HIV đã sinh con được điều trị dự phòng HIV từ
mẹ sang con. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong số trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV
được chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV năm 2014 là 3,2% (giảm từ 10,8% vào năm
2010 xuống còn 3,2% vào năm 2014) [9].
1.1.3.3. Chi phí điều trị HIV/AIDS
Để đạt được mục tiêu toàn cầu, ước tính hàng năm cần khoảng 22 - 24 tỉ USD
để phục vụ điều trị. Năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn cầu cho HIV/AIDS là khoảng 16,8
7


tỉ USD, thiếu 30% so với ước tính [51]. Tuy nhiên đây vẫn là một sự cải tiến tích cực
so với năm 2010 khi kinh phí phục vụ điều trị giảm do suy thoái kinh tế [50]. Quỹ toàn
cầu cung cấp điều trị ARV cho 2,5 triệu người trên toàn thế giới chỉ nhận được 11,3 tỉ
USD cho 3 năm vào năm 2010 so với nhu cầu được tính toán là 20 tỷ USD cho giai
đoạn này [17]. Kinh phí từ chính phủ Mỹ thông qua PEPFAR cũng giảm đi, ngân sách
cho ARV giảm khoảng 17%. Tỷ lệ các nước mà các chương trình điều trị ARV bị ảnh
hưởng do giảm tài trợ từ bên ngoài tăng từ 11% năm 2008 lên 21% năm 2009 [48].
Quỹ toàn cầu cho HIV/AIDS tiếp tục giảm xuống trong năm 2011. Sự cải thiện
trong ngân sách phục vụ phòng chống HIV/AIDS trên toàn cầu phần lớn là kết quả của
việc nhiều nước tự tăng cường đầu tư nội địa cho phòng chống và điều trị HIV/AIDS
[51]. Ngân sách chi tiêu nội địa ở các nước thu nhập trung bình và thấp cho HIV/AIDS
tăng từ 3,9 tỉ USD năm 2005 lên gần 8,6 tỉ USD trong năm 2011 – lần đầu tiên nguồn
ngân sách trong nước cao hơn nguồn ngân sách đến từ quốc tế cho việc đối phó với

HIV/AIDS [73]. Nhìn chung, trong tổng ngân sách HIV/AIDS toàn cầu, nguồn ngân
sách cho phòng bệnh, công tác chăm sóc và điều trị chiếm tỷ trọng lớn nhất [46].
Đông Âu và Trung Á là những khu vực bị ảnh hưởng lớn trước tác động của
việc giảm tài trợ ngân sách từ bên ngoài và cuộc khủng hoảng kinh tế. Ít hơn một phần
tư số người cần điều trị HIV/AIDS trong các khu vực này nhận được điều trị và ngân
sách y tế của chính phủ cho chương trình điều trị HIV/AIDS bị giảm mạnh [71].
Theo số liệu từ AVERTing HIV and AIDS, trong năm 2013, chi phí trung bình
điều trị ARV theo PĐĐT bậc 1 (first-line), bậc 2 (second-line) và bậc 3 (third-line) ở
các nước có thu nhập trung bình và thấp lần lượt là 115 USD, 330 USD và hơn 1.500
USD mỗi bệnh nhân một năm (PPY). Số liệu từ UNAIDS năm 2013 cho thấy chi phí
của phác đồ bậc 1 ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp đã giảm xuống còn
140 USD PPY [53].
Chi phí điều trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS đã giảm đi rất nhiều so với con số
là 10.000 – 15.000 USD PPY vào cuối thế kỷ 20 nhờ những đột phá trong việc cung
cấp các thuốc generic điều trị HIV/AIDS giá rẻ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quốc gia thu
nhập trung bình ở châu Á, Mỹ Latin, Đông Âu và Trung Á vẫn đang phải trả chi phí
cao hơn do không có khả năng tiếp cận với các thuốc generic giá rẻ nói trên [72]. Theo
các báo cáo từ UNAIDS, chi phí điều trị HIV/AIDS của một số quốc gia trên thế giới
được thể hiện ở Bảng 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4.
8


Bảng 1.1. Chi phí điều trị HIV/AIDS của một số quốc gia ở châu Á
và châu Đại Dương
TT

1

Quốc gia


Chi phí điều trị HIV/AIDS

Trung
Quốc

- Chi phí dành cho thuốc ART chiếm 30% tổng chi phí chăm sóc và
điều trị, đứng sau chi phí điều trị nội trú cho nhiễm trùng cơ hội với

[58]

42%.
- Chi phí bình quân hàng năm cho một bệnh nhân HIV/AIDS có xu

Cambodia
2
[38]

hướng giảm: trong năm 2010 là 764 USD, năm 2011 là 706 USD và
năm 2012 giảm xuống còn 683 USD.
- Trong các thành phần chi phí, chi phí thuốc ARV luôn chiếm tỉ lệ cao
nhất, tăng từ 35,1% năm 2011 lên 37,6% năm 2012.
- Chi phí cho mỗi bệnh nhân hàng năm là 469 USD.

Việt Nam
3
[59]

- Chi phí dành cho chăm sóc và điều trị chiếm 27,5% tổng chi phí cho
HIV/AIDS, thấp hơn chi phí phòng bệnh (32,4%).
- Chi phí điều trị ARV cao nhất chiếm 36,9% tổng chi phí chăm sóc và

điều trị, nhiễm trùng cơ hội 21,2% và chi phí chăm sóc ở nhà là 26,7%.

- Chi phí dành cho phòng bệnh là chủ yếu, chiếm 38,63%, chi phí
Tajikistan chăm sóc và điều trị chỉ 9,62% tổng chi phí.
4
[75]

Fiji
5
[22, 43]

- Chi phí ARV chỉ chiếm 9,45% tổng chi phí chăm sóc và điều trị, cao
nhất là chi phí dành cho xét nghiệm và tư vấn (62,44% năm 2009).
- Chi phí dành cho phòng bệnh là chủ yếu, chiếm 64% tổng ngân sách.
Chi phí cho chăm sóc và chữa bệnh rất ít, chỉ 1% trong khoảng
2007/09 và năm 2012 là 0% do số người nhiễm HIV rất ít (chỉ khoảng
45 người năm 2010). Năm 2012, ngân sách dành cho những người
sống chung với HIV là 0,00 USD.

Indonesia
6
[30]

- Năm 2007, ngân sách dành cho HIV/AIDS là 58,4 triệu USD. Chi phí
điều trị cho mỗi bệnh nhân khoảng 234 USD PPY.
- Chi phí dành cho phòng bệnh cao nhất (chiếm 41,53%), chi phí dành
cho chăm sóc và điều trị chiếm 15,8% tổng ngân sách dành cho
HIV/AIDS.

9



7

Papua

- Chi phí điều trị cho 1 bệnh nhân là 1.669,4 USD trong năm 2009 và

New

1.655,5 USD trong năm 2010.

Guinea
[49]

- Chi phí phòng bệnh là 24%, cao hơn chi phí điều trị 9% trong số chi
phí dành cho chăm sóc và điều trị.
- Chi phí bình quân hàng năm dành cho mỗi bệnh nhân sống chung với
HIV ở Thái Lan tăng dần qua các năm: năm 2009 là 415,2 USD, năm
2010 là 488,72 USD và năm 2011 tăng lên 675,4 USD.

Thái Lan

- Ở Thái Lan, ngân sách dành cho chăm sóc và điều trị là chủ yếu,

[45]

chiếm tới 73,4% trong năm 2010 và 73,18% trong năm 2011. Chi phí

8


điều trị ARV chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại chi phí, chiếm
56,6% tổng chi phí chăm sóc và điều trị; dự phòng nhiễm trùng cơ hội
là 3,9% và điều trị nhiễm trùng cơ hội là 0%.
Bảng 1.2. Chi phí điều trị HIV/AIDS của một số quốc gia ở châu Âu và châu Mĩ
TT

Quốc gia

Chi phí điều trị HIV/AIDS
- Hàng năm, chi phí dành cho 1 bệnh nhân ước tính khoảng 674 USD.

Jamaica
1
[28]

Belarus
2
[57]

- Chi phí dành cho chăm sóc và điều trị thấp hơn chi phí phòng bệnh
nhưng tăng mạnh từ 18,21% năm 2011/12 lên 28,76% năm 2012/13.
Chi phí cho điều trị ART chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,39% tổng chi phí
chăm sóc và điều trị năm 2012/13.
- Chi phí dành cho chăm sóc và điều trị HIV/AIDS (có xu hướng tăng
lên) thấp hơn rất nhiều so với chi phí dành cho phòng bệnh (có xu
hướng giảm), lần lượt chiếm 18,27% và 54,53% năm 2011.
- Chi phí điều trị ARV cao nhất, chiếm 40,85%, điều trị nhiễm trùng cơ
hội chiếm 23,53% tổng chi phí chăm sóc và điều trị. Chi phí điều trị
HIV/AIDS khoảng 276,5 USD PPY. Trung bình, chi phí của PĐĐT

bậc 1 là 234 USD và PĐĐT bậc 2 là 1.305 USD PPY.

Ukraine
3
[46]

- Chi phí cho mỗi bệnh nhân hàng năm cho phác đồ điều trị bậc 1 ở
người lớn là 529 USD, phác đồ bậc 2 là 3.900 USD, thuốc cho trẻ em
là 1.216 USD, bệnh nhân mắc kèm lao là 223 USD, dinh dưỡng hỗ trợ
3 USD, dịch vụ vận chuyển 111 USD, cotrimoxazole 3 USD, điều trị
nhiễm trùng cơ hội 510 USD.

10


Belize
4
[40]

- Ngân sách cho phòng bệnh chiếm 28,4%, chữa bệnh chiếm 19,9%
tổng ngân sách. Chi phí điều trị cho một bệnh nhân HIV/AIDS là
khoảng 760 USD PPY.

Bảng 1.3. Chi phí điều trị HIV/AIDS của một số quốc gia ở miền Nam châu Phi
TT

Quốc gia

Chi phí điều trị HIV/AIDS
- Chi phí cho mỗi bệnh nhân sống với HIV/AIDS năm 2007/08 là 904

USD và năm 2008/09 là 900 USD.

Namibia
1
[26]

- Chi phí dành cho chăm sóc và chữa bệnh chiếm 56% tổng ngân sách,
phòng bệnh chiếm 30%. Đặc biệt ở Namibia, trong nhóm chi phí dành
cho chăm sóc và điều trị, chi phí cho ART cực kỳ thấp, chỉ 0,02% cho
năm 2007/08.

Lesotho
[29]

- Trong chi phí điều trị và chăm sóc, chi phí cho ART cao nhất, chiếm
78%, hỗ trợ dinh dưỡng 14% và điều trị NTCH 4%.

Botswana

- Là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm cao nhất thế giới với 1,8
triệu người sống chung với HIV.

[16]

- Chi phí cho ARV chiếm 32% trong khi chăm sóc bệnh nhân chiếm

2

3


57% tổng ngân sách chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Nam Phi
4
[75]
Swaziland
5
[36]

Zambia
6
[27]

Zimbabwe
7
[77]

- Năm 2012, chi phí điều trị HIV/AIDS cho mỗi bệnh nhân ở Nam Phi
là khoảng 200 USD.
- Là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới
(26% dân số), chi phí điều trị bình quân là 285 USD PPY. Chi phí cho
ART là chủ yếu, chiếm 63,8% tổng chi phí điều trị năm 2009/10.
- Chi phí dành cho điều trị chiếm 43,2% tổng ngân quỹ cho HIV/AIDS
trong năm 2010 và năm 2012 giảm xuống còn 36,4%.
- Chi phí dành cho thuốc ARV là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất tổng
chi phí điều trị HIV/AIDS với 67% trong năm 2012, điều trị lao chiếm
2,1%.
- Là một quốc gia thuộc châu Phi với 1,4 triệu người sống chung với
HIV (chiếm 14% tổng số người nhiễm toàn cầu), chi phí điều trị
HIV/AIDS là dưới 100 USD PPY.


11


8

Mozambique
[47]

- Là quốc gia có số người nhiễm HIV rất cao (7,1% toàn cầu), chi phí
trung bình cho 1 bệnh nhân là khoảng 127,58 USD PPY.
- Trong chi phí chăm sóc và điều trị, chi phí cho ART chiếm 56%,
điều trị nhiễm trùng cơ hội 7% và dinh dưỡng hỗ trợ 7%.

Bảng 1.4. Chi phí điều trị HIV/AIDS của 1 số quốc gia ở phía Đông và Tây châu Phi
TT

1

2

Quốc gia

Tanzania
[46]

Sierra
Leone
[34, 35]

Chi phí điều trị HIV/AIDS

- Chi phí cho mỗi bệnh nhân hàng năm sử dụng phác đồ điều trị bậc 1
của người lớn là 180 USD, phác đồ bậc 2 là 510 USD, thuốc cho trẻ
em 222 USD, mắc kèm lao 423 USD, dinh dưỡng hỗ trợ 946 USD, vận
chuyển dịch vụ 62 USD, cotrimoxazole 120 USD, điều trị nhiễm trùng
cơ hội 300 USD.
- Chi phí trung bình mỗi năm cho 1 bệnh nhân HIV/AIDS là khoảng
236,23 USD. Trong chi phí chăm sóc và điều trị, chi phí thuốc ARV
chiếm 68%, trong đó 93,7% là ARV cho người lớn, 6,3% của trẻ em.
- Chi phí trung bình cho PĐĐT bậc 1 là 283,04 USD PPY, PĐĐT bậc
2 là 1.447,32 USD PPY năm 2006-07. Năm 2008-09, chi phí trung
bình cho PĐĐT bậc 1 là 122,37 USD và bậc 2 là 1.739,80 USD PPY
(chỉ tính tiền thuốc ARV).

Nigeria
3
[31]

4

5

Ghana
[18]

Liberia
[32]

- Nigeria có 3,4 triệu người sống chung với HIV. Chi phí dành cho
chữa bệnh cao nhất, chiếm 34,12% tổng chi phí, phòng bệnh chiếm
12,67%. Chi phí bình quân cho mỗi người nhiễm HIV là 147,5 USD

trong năm 2011.
- Chăm sóc và điều trị chiếm 31,43% tổng chi phí, phòng bệnh chiếm
17,02%. Trong chi phí chăm sóc và điều trị, chi phí cho ARV chiếm
14,3%, các chất dinh dưỡng bổ sung chiếm 21,9%.
- Chi phí từ phía hộ gia đình: chi phí nhập viện trực tiếp là 120 USD
PPY, cho ARV là 41,5 USD PPY, cho những thuốc khác là 47 USD
PPY và cho các chất dinh dưỡng là 113,4 USD PPY.
- Trong chi phí dành cho chăm sóc và điều trị, chi phí cho ARV chiếm
60,1% năm 2010/11 và 55% năm 2011/12; chi phí cho dinh dưỡng hỗ
trợ ART khoảng 10,5% tổng chi phí.

12


×