Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận điều kiện và khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.45 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Tiểu luận
Thị Tr ường
Chứng oán

Học kỳI -Nhóm 1
Giảng viên: Ths. Ngô Khánh Huyền
***

Đề tài: Bình
VềChứng
Điều Kiện
& Khả
Thị Luận
Trường
Khoán
ViệtNăng
Nam Huy Động Vốn Qua
Sinh viên thực hiện:
Lớp

Đặng Quốc Kỳ -A16150

:

THITRUONGCK.2

Năm 2013



LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện đại, vốn đầu tư được ví như cơm gạo nuôi sống cho các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để có thể đem về cho mình nhiều vốn nhất
nhưng với mức chi phí thấp nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cũng vậy. Đặc biệt là trong
bối cảnh Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) thì nhu cầu
vốn đầu tư càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn
các phương thức huy động vốn truyền thống: vay ngân hàng, sử dụng vốn tự có,…hay
cũng có thể đi tìm kiếm những hình thức huy động mới: phát hành chứng khoán. Ở Việt
Nam, hình thức huy động vốn này còn rất mới mẻ và dường như chưa quen thuộc đối với
đa số các đối tượng muốn huy động vốn mặc dù đây là một hình thức huy động rất phổ
biến ở các nước phát triển.Tại sao lại có thực trạng như vậy? Để tìm hiểu thực tế đó và
cũng là để giúp mình hiểu hơn một phương thức huy động vốn mới, em xin tìm hiểu về đề
tài “Bình luận về điều kiện và khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán Việt
Nam”.

Nội dung bài tiểu luận gồm các phần sau:
Phần 1: Những cách thức huy động vốn của doanh nghiệp
Phần 2: Điều kiện và thủ tục phát hành trên thị trường chứng khoán
Phần 3: Thực trạng khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt
Nam Phần 4: Giải pháp

Ths. Ngô Khánh Huyền

Trang 2


PHẦN 1. NHỮNG CÁCH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Vốn chủ sở hữu (Phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán)
Trong môi trường hiện nay, rất nhiều DN đã chuyển đổi mô hình kinh doanh từ Cty
TNHH sang Cty cổ phần, để tiếp cận kênh huy động vốn thông qua quyền phát hành cổ

phiếu từ TTCK.
Ưu điểm: Tập trung và huy động vốn rất lớn từ xã hội vì quyền tự do chuyển
nhượng và mua bán trên thị trường,giảm chi phí huy động vốn do tiếp cận trực tiếp
với nhà đầu tư;
Nhược điểm: Chịu áp lực cao từ cổ đông, nhà đầu tư về kỳ vọng, tình hình hoạt
động SXKD,giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi các thông tin liên quan đến Cty, quan
hệ cung cầu, tình hình TTCK…
2. Phát hành trái phiếu Công ty
Ưu điểm: Vốn đến từ nhiều đối tượng có tiềm lực tài chính (quỹ đầu tư, Cty và tập
đoàn bảo hiểm, tài chính…) và thủ tục pháp lý không quá phức tạp, DN có thể áp
dụng lãi suất linh hoạt cũng như nhiều phương án trả lãi và gốc. DN phát hành trái
phiếu không phải thế chấp tài sản, Hoạch định tài chính bằng trái phiếu rẻ hơn các
khoản vay khác.
Nhược điểm: DN phải thanh toán đầy đủ khi đáo hạn đúng theo cam kết trong hợp
đồng với mức lãi suất cố định. Trái phiếu BĐS rủi ro hơn trái phiếu ngân hàng,có
thể gặp khó khăn trong việc cấu trúc khoản vay sao cho dự án BĐS luôn có khả
năng trả lãi và gốc. Phải bảo đảm dòng tiền liên quan đến nợ không bị âm.
3. Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư
Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng:
Ưu điểm: Một phương thức vay truyền thống và phổ biến, có những hạn chế nhất
định nhưng dễ dàng được chấp nhận hơn quy định của TTCK,có thể xin gia hạn
nếu chưa có khả năng trả (đối với Cty có uy tín và quan hệ lâu dài với ngân hàng).
Nhược điểm: Ngân hàng đang hạn chế tối đa cho vay đầu tư BĐS nhằm tránh nạn
đầu cơ và giảm lạm phát. Hiện đang thiếu hụt nguồn vốn cho vay trung và dài hạn
trong khi đối với ngành BĐS, chủ yếu NH dùng nguồn vốn trung và dài hạn để cho
vay,phải có tiềm lực tài chính mạnh, phương án sử dụng vốn khả thi mới có thể thế
chấp cầm cố BĐS.
4. Vay các quỹ đầu tư:



Ưu điểm: Một xu hướng mới với vòng đời quỹ nhất định và đảm bảo dòng tiền
trong khoảng thời gian đó (10 năm với những quỹ đầu tư vào các DN BĐS).
Nguồn tài chính dồi dào từ nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp vào việc xây
dựng DN, tư vấn chiến lược, giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp chứ không đơn
thuần là đầu tư vào cổ phiếu của DN đó. Sự có mặt của các quỹ nổi tiếng với tư
cách là cổ đông lớn sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu Cty.
Nhược điểm: DN phải có lợi thế cạnh tranh, thuộc ngành hàng đang tăng trưởng
mạnh, phải chứng minh được tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống quản trị và nhân
lực tốt, chiến lược kinh doanh khả thi, tiềm năng tăng trưởng cao.

5. Huy động vốn khách hàng
Ưu điểm: Là kênh huy động vốn hữu hiệu vì DN không phải trả lãi và khách hàng
có thể mua sản phẩm BĐS với nhiều ưu đãi, khách hàng có nhu cầu mua nhà/căn
hộ đặt cọc một số tiền nhất định khi ký kết hợp đồng trong khi DN thì có vốn xây
dựng dự án. Hợp đồng ký kết có sự đảm bảo về giá cả hợp lý, quyền lợi và nghĩa
vụ cụ thể giữa hai bên. Cty phải có uy tín và đảm bảo tiến độ thi công và phải giao
sản phẩm cho khách hàng đúng hạn như cam kết.
Nhược điểm: Sức tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc mạnh mẽ vào niềm tin của khách
hàng và những biến động của thị trường BĐS, nền kinh tế. Khách hàng nhỏ lẻ với
vốn có hạn khó có thể tiếp cận với các dòng sản phẩm BĐS vì BĐS thường có giá
trị lớn.
6. Liên doanh – liên kết trong và ngoài nước
Hình thức liên doanh, liên kết bao gồm việc thành lập Cty cổ phần, Cty TNHH.
Đối tác trong nước:
Ưu điểm: Dành cho DN có quy mô nhỏ và vừa: liên kết để tập trung nguồn lực, hợp
lực cùng nhau giải quyết bài toán huy động vốn và việc quản lý sẽ chặt chẽ hơn, chuyên
môn hóa hơn các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời thúc đẩy việc đa dạng hóa hoạt động.
Các dự án sẽ được triển khai dễ dàng, nhanh chóng vì có thêm vốn, không phụ thuộc
nhiều vào vốn vay NH. Đưa ra thị trường chất lượng và giá thành sản phẩm BĐS hợp lý
hơn và thu hút nhiều khách hàng và nhà đầu tư, thu hồi vốn nhanh hơn.

7. Đối tác nước ngoài:


Ưu điểm: Dành cho DN có quy mô lớn hơn: liên doanh với đối tác nước ngoài
mạnh về vốn và kinh nghiệm sẽ bổ sung kiến thức kinh nghiệm quản lý cho nguồn
nhân lực, nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho DN. Tính pháp lý của dự án
rõ ràng.
Nhược điểm: Đối tác nước ngoài thường có những phân tích rất kỹ về năng lực,
quy mô, tính khả thi của dự án. Xuất hiện những bất đồng trong quản trị DN, văn
hóa kinh doanh, nguồn nhân lực hiện tại.
8. Các quỹ tín thác BĐS (REITs)
Ưu điểm: Quỹ có thể đầu tư vào nhiều loại BĐS, trong đó thường tập trung vào các
dự án BĐS cho thuê như văn phòng cao cấp, khu công nghiệp, TTTM quy mô
lớn… mà thường các cá nhân đầu tư không thể tiếp cận được. Cty quản lý quỹ có
uy tín về nguồn lực, kinh nghiệm về thị trường BĐS, quản lý vốn… Nguồn vốn
lớn không bị giới hạn. Đầu tư qua quỹ sẽ tiết kiệm thời gian khi mua, bán và quản
lý BĐS. Trên thế giới chứng chỉ quỹ REITs mang tính thanh khoản cao, dễ dàng
chuyển nhượng, cổ tức và thu nhập bình quân hàng năm ổn định.
Nhược điểm: Là hình thức đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư từ bỏ một số cơ hội tự do
lựa chọn và cũng như mất đi cơ hội để “cảm nhận” về thị trường. Kết quả đầu tư
của một số quỹ trong thực tế rất là thất vọng. Nhà nước chưa ban hành khung pháp
lý cho hoạt động của quỹ, đặc biệt chưa có chính sách miễn thuế thu nhập cho cổ
tức của người sỡ hữu chứng chỉ quỹ REITs. Nhà đầu tư trong nước chưa quen với
hình thức đầu tư thông qua tổ chức trung gian.

PHẦN 2. ĐIỆU KIỆN VÀ THỦ TỤC PHÁT HÀNH TRÊN TTCK
1. Đối với phát hành chứng khoán lẻ
Điều 10a, Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010 quy định:

• Chàobánchứngkhoánriênglẻcủatổchứcpháthànhkhôngphảilàcôngtyđạichúng

đượcthựchiệntheoquyđịnhcủaLuậtdoanhnghiệpvàcácquyđịnhkháccủaphápluậtcóliê
n quan.

• Điềukiệnchàobánchứngkhoánriênglẻcủacôngtyđạichúngbaogồm:


a)CóquyếtđịnhcủaĐạihộiđồngcổđônghoặcHộiđồngquảntrịthôngquaphươngán chào bán vàsử
dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ đối tượng,số lượng nhàđầu tư;
b)
Việcchuyểnnhượngcổphần,tráiphiếuchuyểnđổichàobánriênglẻbịhạnchếtốithiểu
mộtnăm,kểtừngàyhoànthànhđợtchàobán,trừtrườnghợpchàobánriênglẻtheochươngtrình
lựachọnchongườilaođộngtrongcôngty,chuyểnnhượngchứngkhoánđãchàobáncủacánhân
cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, theo quyếtđịnh của Tòaán hoặc thừakế theo quyđịnh
của pháp luật;
c)Các đợt chào bán cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu
tháng.
2. Đối với phát hành chứng khoán ra công chúng
a. Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
Điều 12, Luật Chứng Khoán 2006 và Luật Chứng Khoán sửa đổi, bổ sung 2010 quy
định:

 Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại
hội đồng cổ đông thông qua.
b. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên một năm;
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được
Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;


- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện
khác.
c. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:
- Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam;
- Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ
quỹ phù hợp với quy định của Luật này.
Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng
khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết
thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Điều 4, Nghị định 14-2007 quy định điều kiện cụ thể cho một số loại hình doanh
nghiệp trong việc phát hành cổ phiếu và các loại chứng khoán khác:
Cổ phiếu

 Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp
chào bán cổ phiếu ra công chúng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về việc
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần kết
hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng

Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được chủ
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh
thông qua;
- Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu.
 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành công ty cổ
phần:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;


- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại
hội đồng cổ đông thông qua.
- Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu.
 Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng:
- Là doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đề án phát
triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có cam kết chịu trách nhiệm liên đới của Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông sáng lập đối
với phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;
- Có tổ chức bảo lãnh phát hành;
- Có ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
 Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao:
- Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo
quy định của pháp luật;
- Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Có cam kết chịu trách nhiệm liên đới của Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông sáng lập đối
với phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;
- Có tổ chức bảo lãnh phát hành;
- Có ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Các
loại chứng khoán khác
 Công ty cổ phần chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng
quyền hoặc chứng quyền kèm theo cổ phiếu ưu đãi ra công chúng phải đáp ứng các
điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;


- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên một năm;
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện
khác.
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, kế hoạch phát
hành số cổ phiếu cần thiết cho việc chuyển đổi được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Phương án chuyển đổi bao gồm điều kiện, thời hạn chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, phương
pháp tính và các điều kiện khác được xác định ngay trong phương án phát hành.
 Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng theo
một trong hai phương thức bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hoặc bảo đảm bằng
tài sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên một năm;

- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được
Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện
khác.
- Có cam kết bảo lãnh thanh toán kèm theo tài liệu chứng minh năng lực tài chính của tổ
chức bảo lãnh trong trường hợp bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hoặc có tài sản đủ giá
trị thanh toán trái phiếu trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản. Giá trị tài sản dùng để
bảo đảm tối thiểu bằng tổng giá trị trái phiếu đăng ký chào bán. Việc định giá tài sản dùng
để bảo đảm phải do cơ quan, tổ chức thẩm định giá có thẩm quyền thực hiện và có giá trị
không quá 12 tháng kể từ ngày định giá. Tài sản dùng để bảo đảm phải được đăng ký với
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.


Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tổ chức bảo lãnh thanh toán là Chính
phủ hoặc Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ bảo lãnh thanh toán theo thẩm quyền.
- Tổ chức phát hành phải chỉ định đại diện người sở hữu trái phiếu để giám sát việc thực
hiện các cam kết của tổ chức phát hành. Các đối tượng sau đây không được làm đại diện
người sở hữu trái phiếu:
+ Tổ chức bảo lãnh việc thanh toán nợ của tổ chức phát hành;
+ Cổ đông lớn của tổ chức phát hành;
+ Tổ chức có cổ đông lớn là tổ chức phát hành;
+ Tổ chức có chung cổ đông lớn với tổ chức phát hành;
+ Tổ chức có chung người điều hành với tổ chức phát hành hoặc cùng chịu sự kiểm
soát của tổ chức khác.
 Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt
phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời

không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên một năm;
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được
Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện
khác.
- Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất
kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ đối tượng, số lượng và thời gian dự kiến chào bán
của từng đợt.
d. Thủ tục phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
Bước 1. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng


- Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước.
- Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:
+ Chào bán trái phiếu của Chính phủ Việt Nam;
+ Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp
thuận;
+ Chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành
công ty cổ phần;
+ Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Toà án hoặc việc bán chứng
khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong các trường hợp phá sản hoặc
mất khả năng thanh toán.
Bước 2. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
 Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng gồm có:
- Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;
- Bản cáo bạch;

- Điều lệ của tổ chức phát hành;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử
dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng;
- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
 Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm có:
- Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng;
- Bản cáo bạch;
- Điều lệ của tổ chức phát hành;
- Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty
thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào
bán trái phiếu ra công chúng;
- Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện
khác;
Ths. Ngô Khánh Huyền

Trang 10


- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
 Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm có:
- Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;
- Bản cáo bạch;
- Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
- Hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
 Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải kèm theo quyết
định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty
thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín
dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

 Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công
chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hành phải gửi
văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
 Các thông tin trong hồ sơ phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có
đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định của nhà đầu tư.
Bước 3: Phân phối chứng khoán (Theo quy định tại Điều 21, Luật Chứng khoán
2006)
- Việc phân phối chứng khoán chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người
mua chứng khoán tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra
công chúng được công bố tại các địa điểm ghi trong Bản thông báo phát hành.
- Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải phân phối chứng
khoán công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu
tư tối thiểu là hai mươi ngày; thời hạn này phải được ghi trong Bản thông báo phát hành.
Trường hợp số lượng chứng khoán đăng ký mua vượt quá số lượng chứng khoán được
phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối hết
số chứng khoán được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của
từng nhà đầu tư.

Ths. Ngô Khánh Huyền

Trang 12


- Tiền mua chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong toả mở tại ngân hàng cho
đến khi hoàn tất đợt chào bán và báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
- Tổ chức phát hành phải hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn chín mươi
ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực.
Trường hợp tổ chức phát hành không thể hoàn thành việc phân phối chứng khoán ra công
chúng trong thời hạn này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân
phối chứng khoán nhưng tối đa không quá ba mươi ngày.

Trường hợp đăng ký chào bán chứng khoán cho nhiều đợt thì khoảng cách giữa đợt
chào bán sau với đợt chào bán trước không quá mười hai tháng.
- Tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt chào bán
cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc đợt
chào bán, kèm theo bản xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả về số tiền
thu được trong đợt chào bán.
PHẦN 3. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN TTCK VIỆT
NAM
1. Thực trạng

a. Tổng quan TTCK năm 2011
13 năm qua, huy động vốn qua thị trường chứng khoán được trên 700 nghìn tỷ đồng, thị
trường chứng khoán đã và đang là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế,
nhất là trong bối cảnh ngân hàng khó khăn.
Thị trường chứng khoán tuy hoạt động 13 năm nhưng vẫn là ngành kinh doanh mới, chứa
đựng nhiều khó khăn, rủi ro. 13 năm nhìn lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực
sự có sự trưởng thành sau khi nỗ lực vượt qua nhiều gian khó, qua đó đạt được những
thành tựu đáng khích lệ. Đáng kể nhất là đảm bảo thị trường vận hành an toàn, ổn định
ngay trong những thời điểm khó khăn nhất, điều mà không phải thị trường non trẻ nào
cũng đạt được.
Sau năm 2010 khá là khó khăn thì tới năm 2011 các chuyên gia nhận định thị trường
chứng khoán sẽ trở nên khả quan hơn rất nhiều. Nhưng tình hình thị trường Việt Nam thì
hoàn toàn ngược lãi, thị trường chứng khoán Việt Nam gần như đang rơi xuống đáy. Khả
năng huy động vốn thông qua TTCK (phát hành thêm, đấu giá CPH) năm 2011 sụt giảm
mạnh chỉ đạt 17.500 tỷ đồng, tương đương 22% so với 2010. Số DN mới niêm yết trong


năm 2011 chỉ đạt 60 (so với 187 của năm 2010) trong khi có 7 doanh nghiệp bị hủy niêm
yết.
Số lượng công ty chứng khoán đang thua lỗ đến thời điểm này đã tăng lên đáng kể. Từ

con số 20 công ty chứng khoán thua lỗ trong năm 2010 đã tăng lên 61/105 công ty thời
điểm hiện nay. Số công ty quản lý quỹ bị lỗ cũng tăng hơn so với năm 2010. Có tới 27/47
công ty quản lý quỹ bị lỗ, trong khi năm 2010 con số này là 22/47 công ty lỗ lũy kế.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, chỉ có 1 quỹ đầu tư tăng vốn với giá trị 179 tỷ đồng, giá trị
tài sản ròng của các quỹ đến thời điểm cuối quý I là 11.372,8 tỷ đồng, giảm 960 tỷ đồng
so với cuối năm 2010. Thị trường chứng khoán đánh mất 27% từ 484 về 350 vào cuối
năm 2011 với thanh khoản trung bình ngày giảm 38% (26.6 triệu cổ phiếu /năm 2011 so
với 42.5 triệu đơn vị trong năm 2010).
Vô số nhà đầu tư đã thua lỗ. Nhiều thảm cảnh xã hội đã xảy ra mà không biết vì lý do nào
đã không được công bố một cách tường tận để cảnh báo nhà đầu tư, nhất là đối với số nhà
đầu tư hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, chân ướt chân ráo nhảy vào thị trường theo làn sóng
bầy đàn.
Từ đầu năm 2011 đến tháng 5/2011, TTCK vẫn tiếp tục đi xuống và giá cổ phiếu vẫn tiếp
tục giảm thê thảm. Cùng với hiện tượng thua lỗ của hơn một nửa số công ty chứng khoán,
Trong khi đó, tâm trạng nhà đầu tư cực kỳ chán nản và u uất. Tiếng kêu khóc như ri nổi
lên tại sàn và trên các diễn đàn chứng khoán. Đó là một hiện tượng xã hội đặc thù của lĩnh
vực chứng khoán. Nhưng khác với thời khủng hoảng năm 2008, những tháng qua sự
hoang mang còn lan rộng hơn nhiều khi người ta không còn mấy hy vọng vào sự hồi
phục. Rậm rịch còn có lời đồn đoán về chuyện TTCK sẽ bị đưa trở về "thời kỳ dồ đá",
nghĩa là bị biến thành một kiểu thị trường OTC với mức thanh khoản "chết tiệt".
Chưa bao giờ trong lịch sử 11 năm của mình, TTCK Việt Nam lại rơi vào thời kỳ hỗn
loạn và tuyệt vọng như hiện nay. Bởi yếu tố xã hội là một thành tố không thể thiếu trong
tính chất đại chúng của TTCK, thị trường này lại đang phản ánh một góc cạnh xã hội của
thời kinh tế suy thoái.
Đã hàng năm trời trôi qua, nhưng dung dịch suy thoái này vẫn được bao bọc kín bởi cái
bình mang nhãn hiệu phát triển kinh tế và vẫn chẳng có con số thống kê chính thức nào về
chuyện có bao nhiêu người đã quyên sinh vì cái TTCK này.
Bởi thế, sẽ thật có ý nghĩa nhân sinh nếu như xảy ra khả năng (dù chỉ với 1% xác suất) là
TTCK bị "đóng cửa" và do đó sẽ trở thành một thứ thị trường OTC, với sự biến mất của



nhiều mã cổ phiếu niêm yết và sự cắm cổ ra đi không ngoái lại của phần lớn nhà đầu tư
nhỏ lẻ, kể cả nhà đầu tư nước ngoài.
Ta có bảng số liệu dẫn chứng về TTCK như sau:

Thị trường CK Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ tác động của kinh tế vi mô.
Theo đó, chỉ số HSX giảm dần 27,5% và HNX giảm xấp xỉ 48,6% trong năm
2011.
Do tác động của suy thoái kinh tế, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp không
khả quan trong năm 2011. Cùng các yếu tố bất lợi khác, hoạt động kinh doanh
giảm sút của doanh nghiệp tác động mạnh tới định giá thị trường và xói
mònmongđợicủanhàđầutư.
Cắt giảm tín dụng dẫn tới việc suy giảm mạnh dòng tiền tham gia thị trường, bên
cạnh đó, mối lo về kinh tế vi mô có ảnh hưởng rõ rệt tới niềm tin của người đầu tư
trong và ngoài nước.


Các phân tích cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm cuối năm
2011 đang ở mức rẻ so với thị trường khu vực, xét về các mức định giá tương đối
P/E và P/B
b. Tổng quan thị trường năm 2012: Hai nửa khác biệt

5 tháng đầu năm 2012:
Thị trường bứt phá trong những ngày đầu năm 2012 như một lò xo nén sau một
quãng thời gian dài giảm điểm của năm 2011.
Các thông tin đẩy thị trường tăng vọt trong giai đoạn nửa đầu năm 2012 bao gồm:
 Thông tin Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng
cường quản lý TTCK Việt Nam
 Sự ra đời của chỉ số VN30-Index
 Động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm

 Kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều


Các thông tin này khiến VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% trong
vòng 5 tháng so với cuối năm 2011 và trở thành một trong những TTCK tăng ấn tượng
nhất trên thế giới. Tuy nhiên thành quả này đã bị đánh mất hoàn toàn sau ngày 9/5/2012.
Nửa cuối thất bại của năm 2012:
Nợ xấu tăng cao, thị trường gần như bị “shock” sau thông báo chính thức của
NHNN về tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 10% thay vì 4% như các NHTM báo
cáo,những bất ổn vĩ mô và hệ thống ngân hàng bắt đầu xuất hiện. Niềm tin thị trường lung
lay sau “quả bom” Habubank công bố tình hình tài chính bi bét đã được che đậy với tỷ lệ
nợ xấu lên tới 13% và cần được giải cứu.
Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đẩy mạnh, SHB tham gia vào tái cơ cấu
Habubank. Thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng, mặc dù lãi suất giảm mạnh song các
doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay do các ngân hàng phải xử lý nợ xấu.
Tính hình trở nên bi bét hơn sau ngày 21/8 – ngày được coi là “ngày thứ ba đen tối”
của TTCK Việt Nam khi ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập của
ngân hàng ACB bị bắt. Tiếp theo đó, lãnh đạo ngân hàng ACB bị khởi tố, Chủ tịch STB
bị điều tra đã khiến lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay. Cổ phiếu ngân hàng bị bán
sàn liên tiếp, bị cắt margin khiến thị trường gần như lao dốc không phanh.
So với đỉnh thiết lập tháng 5, mặc dù đã hồi phục khá nhiều trong tháng 12 song
VN-Index vẫn giảm 20% và HNX-Index giảm 36%.
Các lệnh thỏa thuận hàng nghìn tỷ đồng được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng
12/2012 đặc biệt tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng đã khiến UBCK phải thanh tra
hoạt động ủy thác đầu tư từ các NHTM đến các công ty quản lý quỹ.
Thanh khoản giảm mạnh và gần như cạn kiệt trong những ngày giao dịch tháng 11,
bình quân 2 sàn giao dịch khớp lệnh 300 tỷ đồng/phiên, tuy nhiên nếu tính tổng thể cả
năm 2012, quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm
2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.



Về giá, 50% số mã niêm yết sàn HoSE (157 mã) và 70% mã niêm yết sàn Hà Nội (281
mã) giao dịch dưới mệnh giá, trong đó 75 mã sàn HoSe và 131 mã sàn Hà Nội có giá dưới
đồng/cp, con số này đã giảm đáng kể so với tháng 11, thậm chí SME trước khi hủy niêm
yết đã có lúc giao dịch ở mức giá 3.000 đồng.
Trong khi đó, một số mã vẫn tăng gấp đôi thị giá trong năm 2012 như HSG, DRC.
Hơn 90.000 tỷ đồng vốn hóa “bay” khỏi thị trường vì các ông chủ ngân hàng

Các chỉ số chính trên TTCKVN


2007

2008

2009

2010

2011

2012

8.1

12.7

45.5

47.0


33.7

56.1

2,907.
0

514.3

1,703.
5

1,513.
9

650.0

877.9

2.4

6.1

22.2

34.6

32.0


48.2

GTGD QB/ngày (Tỷ VND)

252.4

223.8

896.7

955.4

385.9

438.4

VNIndex

927.0

313.6

494.8

484.7

351.6

399.7


HNX Index

323.6

105.1

168.2

114.2

58.7

55.0

SL DNNY ( HOSE)

123.0

155.0

203.0

279.0

309.0

314.0

SL DNNY ( HNX)


128.0

184.0

259.0

356.0

385.0

398.0

Vốn hóa HOSE (Nghìn tỷ VND)

364.4

169.3

494.1

591.3

457.8

655.8

Vốn hóa HNX (Nghìn tỷ VND)

129.0


50.4

125.5

143.6

88.0

85.9

EPS

4,598.
2

3,426.
5

4,768.
4

4,533.
4

3,977.
9

3,478.
6


P/E

26.2

13.3

12.1

10.9

9.7

11.3

P/B

4.7

1.6

2.3

1.9

1.3

1.5

HOSE
KLGD BQ/ngày (Triệu cổ

phiếu)
GTGD QB/ngày (Tỷ VND)

HNX
KLGD BQ/ngày (Triệu cổ
phiếu)

HOSE - ratios


ROA

12.3%

10.1%

11.7%

10.7%

10.0%

9.0%

ROE

20.8%

17.4%


23.0%

21.5%

17.2%

18.9%

D/E

0.8

1.2

1.4

1.4

1.5

1.4

Tỷ suất cổ tức

n.a

n.a

2.6%


3.4%

4.9%

3.7%

EPS

3,864.
3

2,330.
3

2,792.
5

2,651.
3

2,177.
6

2,063.
2

P/E

25.0


10.4

13.0

10.6

8.9

12.6

P/B

4.4

1.2

2.1

1.4

0.7

0.7

ROA

8.0%

3.6%


6.5%

5.0%

4.8%

4.4%

ROE

20.7%

12.4%

14.4%

13.0%

10.0%

10.9%

D/E

1.9

2.9

2.3


2.2

1.9

1.9

Tỷ suất cổ tức

n.a

n.a

3.1%

5.0%

9.5%

9.7%

HNX - ratios

Ghi chú: Các số liệu trong bài được lấy từ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của StoxPlus
cập nhật đến hết ngày 24/12/2012.
Qua bảng số liệu trên ta có những nhận xét sau:
Thanh khoản
 HOSE: Năm 2012, giá trị giao dịch bình quân/ngày trên HOSE đạt 881,5 tỷ
đồng/phiên, cao hơn 36% so với năm 2011. Tuy nhiên, so với năm 2010 thì giá
trị giao dịch chỉ bằng 58%. Trong khi đó, khối lượng giao dịch bình quân/ngày
đạt 56,4 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Thanh khoản cải thiện rất lớn so với

mức bình quân 33,7 triệu cổ/ngày năm 2011.
 HNX: HNX có sự cải thiện cả về thanh khoản theo khối lượng giao dịch bình
quân/ngày và giá trị giao dịch bình quân/ngày. Cụ thể, bình quân có 48,4 triệu
cổ phiếu được trao tay/phiên trên HNX năm 2012, tăng 51% so với 2011.
Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân cũng cải thiện đáng kể từ 386 tỷ


đồng/phiên năm 2011 lên 440 tỷ đồng/phiên trong 2012. Điều đáng lưu ý là số
lượng DNNY cuối năm 2012 là 398 DN, không tăng nhiều so với 385 DN cuối
năm 2011.

Mặt bằng định giá
 P/E: Bình quân, 314 DN trên HOSE được giao dịch ở mức P/E = 11,3 lần và
trên HNX là 12,6 lần. Chỉ số P/E toàn ngành được StoxPlus tính toán bằng cách
lấy tổng vốn hóa chia cho tổng lợi nhuận của tất cả các DNNY. Tức là các
doanh nghiệp phát sinh lỗ (có P/E là số âm) cũng được phản ánh vào con số
này. Điểm lưu ý là hiện số liệu lợi nhuận mới chỉ cập nhật đến hết quý 3/2012
do số cả năm 2012 sẽ được công bố trải dài từ đầu tháng 1/2013 đến hết
3/2013.
 P/B: Cuối ngày 24/12/2012, các DNNY trên HOSE được định giá ở mức 1,5
lần giá trị sổ sách kế toán tại cuối quý 3/2012. Trong khi đó các DNNY trên
HNX ở mức 0,7 lần.
 Tỷ suất cổ tức: Lợi tức của HOSE bình quân là 3,7% và trong khi đó HNX là
9,7%. Đây là mức thấp so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Điều đáng chú ý
là có khá nhiều công ty năm nay xin ý kiến xin cổ đông giảm mức chi trả cổ tức
và hơn nữa, nhiều công ty không có đủ nguồn tiền trả cổ tức như cam kết.
Hiệu quả kinh doanh của các DNNY
 Lãi trên tài sản (ROA): Năm 2012, các công ty trên HOSE có ROA ở mức
9%, giảm 1% so với năm 2011. Trên HNX, ROA có cũng suy giảm từ 4,8%
trong 2011 xuống 4,4% trong 2012.

 Lãi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Các DNNY trên HOSE có ROE ở mức
18,9%, tăng gần 2% so với năm 2011. ROE trên HNX tăng 0,9% so với năm
2011 lên 10,9%. Chỉ số ROE được StoxPlus tính trượt trên bốn quý gần nhất
(Quý IV/2011 – quý III/2012).
Huy động vốn qua TTCK
Năm 2012, tổng số vốn huy động được qua TTCK là 41 ngàn tỷ đồng.
Trong đó:
Ths. Ngô Khánh Huyền

Trang 20


 Huy động từ phát hành lần đầu ra công chúng đạt 296 tỷ đồng (giảm 91 % so
với 3.250 tỷ đồng năm 2011).
 Huy động từ phát hành cổ phiếu đạt gần 11 ngàn tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3
so với năm 2011. Hình thức phát hành chủ yếu là phát hành cho cổ đông hiện
hữu và phát hành riêng lẻ. Năm 2012 cũng giống như năm 2011, phát hành
rộng rãi ra công chúng rất ít thành công và chỉ có 2 đợt phát hành. Điểm lưu ý
là so với kế hoạch phát hành, theo số liệu của StoxPlus, chỉ đạt 53%. Kế hoạch
này được thông qua tại các ĐHCĐ từ đầu năm 2012. Điều này cho thấy áp lực
cần vốn của các doanh nghiệp là quá lớn.
·

Huy động từ trái phiếu đạt gần 30 ngàn tỷ đồng với 23 giao dịch phát hành.

c. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2 tháng đầu năm 2013

Bảng 1: Giao dịch cổ phiếu tại HSX tháng 1/2013
Tuần từ


Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

2/1 – 4/1

7/1 – 11/1

14/1 – 18/1

21/1 – 25/1

28/1 – 31/1

VN-Index
(điểm)

418,35 426,06

434,19 462,69

458,97 454,16

447,79 468,09

479,6 479,79


KLGD
(cp,tp,ccq)

228.965.300

488.713.941

435.433.787

312.931.277

359.230.291

GTGD (tỷ
đồng)

2.762,148

7.882,812

5.790,538

4.462,482

5.373,369

Nguồn: HOSE
Bảng 2: Giao dịch cổ phiếu tại HSX tháng 2/2013
1/2


Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

4/2 – 8/2

18/2 – 22/2

25/2 – 28/2

VN-Index (điểm)

483,42

482,38 - 494,03

493,95 - 477,69

483,69 - 474,56

KLGD (cp,tp,ccq)

76.844.944

319.162.902

483.117.540


268.275.596

Ths. Ngô Khánh Huyền

Trang 22


GTGD (tỷ đồng)

1.193,036

5.382,511

6.824,655

3.970,508
Nguồn: HOSE

Bảng 3: Giao dịch cổ phiếu tại HNX tháng 1/2013
Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ


2/1 – 4/1

7/1 – 11/1

14/1 – 18/1

21/1 – 25/1

28/1 – 31/1

HNX-Index
(điểm)

59,11 - 59,21

59 - 60,55

KLGD (cổ
phiếu)

302.500.449

GTGD (tỷ đồng)

2.070,46

60,62 - 62,05 61,16 - 61,61

62,52 - 62,62


472.594.254

468.352.373

322.996.428

314.662.636

3.404,63

3.497,70

2.265,78

2.492,77
Nguồn: HNX

Bảng 4: Giao dịch cổ phiếu tại HNX tháng 2/2013
1/2

Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

4/2 – 8/2

18/2 – 22/2


25/2 – 28/2

HNX-Index
(điểm)

62,99

62,93 - 66,21

66,74 - 64,12

64,19 - 62,56

KLGD (cổ
phiếu)

51.212.841

303.785.097

504.476.741

252.339.319

GTGD (tỷ đồng)

403,13

2.482,27


4.201,00

2.011,46
Nguồn: HNX


Bảng 5: Giao dịch cổ phiếu tại UPCoM tháng 1/2013

UPCoM-Index
(điểm)

Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

2/1 – 4/1

7/1 – 11/1

14/1 – 18/1

21/1 – 25/1

28/1 –

31/1

42,05 - 41,96

42,03 42,02

42,03 - 42,14 42,13 - 41,95 41,92 - 42,02

KLGD (cổ phiếu)

449.947

923.314

766.693

1.001.571

794.546

GTGD (tỷ đồng)

2,25

4,46

3,62

7,82


5,21
Nguồn: HNX

Bảng 6: Giao dịch cổ phiếu tại UPCoM tháng 2/2013

1/2

Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ

4/2 – 8/2

18/2 – 22/2

25/2 – 28/2

UPCoM-Index
(điểm)

42,05

42,09 - 42,5

42,59 - 42,19

42,19 - 42,14


KLGD (cổ
phiếu)

165.873

1.940.910

1.078.000

1.293.064

GTGD (tỷ đồng)

1,14

14,50

6,63

6,89


Nguồn: HNX

Bảng 7: Giao dịch VN 30 tháng 1/2013
Tuần từ

Tuần từ

Tuần từ


Tuần từ

Tuần từ

2/1 – 4/1

7/1 – 11/1

14/1 – 18/1

21/1 – 25/1

28/1 – 31/1

VN 30-Index
(điểm)

490,8 498,3

509,2 545,7

537,4 - 535

527,9 547,3

562,6 - 564

KLGD (cổ
phiếu)


80.398.785

225.160.322

152.188.250

85.959.600

124.695.100

GTGD (tỷ
đồng)

1.380,10

4.816,60

2.836,50

2.166,30

2.995,90

Nguồn: HOSE

Bảng 8: Giao dịch VN 30 tháng 2/2013
1/2

Tuần từ


Tuần từ

Tuần từ

4/2 – 8/2

18/2 – 22/2

25/2 – 28/2

VN 30-Index
(điểm)

566,1

562,1 - 574,2

574,4 - 551,3

558,2 - 545,7

KLGD (cổ
phiếu)

36.523.604

85.858.853

123.223.570


77.322.773

GTGD (tỷ đồng)

809,60

2.595,10

3.131,70

2.057,70
Nguồn: HOSE

 Kết luận: Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2013 thực sự
khởi sắc. Cả hai chỉ số giá tổng hợp là VN-Index và HNX-Index đều tăng điểm.


×