Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề cương định vị và đo sâu (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.8 KB, 14 trang )

I.

Hình thức thi học phần:
- Tự luận.
- Đề không sử dụng tài liệu.

II.

Kết cấu đề thi:
Số lượng câu hỏi: 2 câu.
Thời gian làm bài: 60 phút.
Nội dung định hướng ôn tập.

III.

1. Nêu phương pháp thiết kế và đo vẽ lưới khống chế mặt bằng phục vụ
đo đạc thành lập bản đồ biển?
-

Lưới khống chế mặt bằng dùng để đo vẽ địa hình dải ven bờ , phục vụ
cho công tác đo đạc và định vị ngoài khơi

-

Trong việc thiêt kế lưới khống chế mặt bằng ta cần phải tuân thủ theo
các yêu cầu về kỹ thuật và đảm bảo tính thống nhất cho toàn bộ mạng
lưới tọa độ quốc gia đồng thời là cơ sở cho việc dự toán kinh phí triển
khai. Lưới tọa độ chỉ được thi công khi thiết kế kỹ thuật – dự toán đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-



Trước khi thiết kế lưới, ta cần phải làm những việc như sau: thu thập các
bản đồ cũ có sẵn của khu vực cần thiết kế, hiện trạng của các điểm, mốc
có sẵn ở trên địa bàn, các tài liệu khác liên quan…

-

Khi thực hiện thiết kế ta phải làm theo 3 bước chính là: thiết kế sơ bộ
trên bản đồ, khảo sát thực địa, thiết kế chính thức ở khu đo.

-

Đối với bàn đồ biển, chúng ta nên áp dụng phương pháp thiết kế lưới
GPS tương ứng với đường chuyền. Khi đó ta sẽ dựng lưới khống chế
mặt bằng theo các điểm Nhà nước có sẵn trong khu đo hoặc ở khu vực
lân cận. Từ đó, dựa vào các bảng quy định chỉ tiêu kĩ thuật đường
chuyền và GPS để lập ra lưới khống chế trên khu vực đang khảo sát. Sau
khi có được lưới sơ bộ thì ra ngoài thực địa kiểm tra các điểm mốc đã
chọn rồi tiến hành xây dựng lưới chính thức.

2. Nếu phương pháp thiết kế và đo vẽ lưới khống chế độ cao phục vụ đo
đạc thành lập bản đồ biển?
+ Dùng để đo vẽ địa hình , chuyền độ cao đến các mốc công tác , trạm
nghiệm triều phục vụ đo đạc , khảo sát
+ Khi thiết kế lưới độ cao phải tuân theo các quy định kỹ thuật nêu ở quy
chuẩn này. Quá trình thiết kế lưới độ cao được chia làm 3 bước:
-Thiết kế sơ bộ: Thu thập tài liệu cũ về độ cao, khí tượng, thủy văn, địa
chất, dân cư, giao thông thủy bộ v.v…Trên cơ sở phân tích đánh giá tài
liệu thu thập thiết kế sơ bộ mạng lưới;



- Khảo sát thực địa;
- Thiết kế chính thức.
+ Nội dung bản thiết kế kỹ thuật gồm hai phần chính: Phần thiết kế kỹ
thuật; Phần dự toán giá thành. Lưới độ cao hạng I, II được thiết kế tổng
thể trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.000 hoặc 1/200.000, thiết kế kỹ thuật
trên bản đồ 1/100.000 hoặc 1/50.000. Lưới độ cao hạng III, IV được thiết
kế kỹ thuật trên bản đồ 1/50.000.
+ Các đường độ cao được thiết kế trên bản đồ cần phải thỏa mãn các điều
kiện sau:
- Đường có độ dốc nhỏ nhất để có số trạm đo ít nhất.
- Đường dễ đi nhất để thuận tiện cho đo ngắm và vận chuyển.
+ Để phục vu cho thiết kế lưới trên bản đồ biển ta sẽ phả sử dụng phương
pháp GPS là tối ưu nhất. Khi sử dụng công nghệ đo GPS để thành lập hệ
thống điểm trắc địa làm cơ sở đo vẽ thì với công nghệ đo này cho phép ta
xác định được cả tọa độ và cao độ của các điểm. Như vậy trong khu đo đã
có một hệ thống điểm mốc có độ cao. Để tăng dày thêm mật độ có độ cao
trong khu đo ta dự kiến sử dụng ngay lưới đường chuyền hạng IV, cấp 1,
cấp 2 làm lưới khống chế đo cao. Để chuyền độ cao tới các điểm mốc của
lưới ta sử dụng phương pháp đo thủy chuẩn hạng IV nhà nước.
3. Nêu và phân tích phương pháp định vị DGPS trong đo đạc biển về:
nguyên lý xác định vị trí, độ chính xác có thể đạt được, khả năng áp
dụng, yêu cầu về trang thiết bị cần thiết, ưu nhược điểm cơ bản?
*) Nguyên lý xác định vị trí: bố cần bố trí các trạm, có 2 trạm: trạm tĩnh và trạm
động. Trạm tĩnh là trạm cố định đã biết tọa độ, đặt 1 máy thu GPS. Trạm động là
trạm di động có thể là tàu, máy bay…(di chuyển đươc), máy thu được đặt ở trạm
động tại vị trí cần xác định tọa độ, có ít nhất 1 trạm động. Cả 2 trạm đều thu tín
hiệu từ các vệ tinh như nhau và kết quả xác định tọa độ cả 2 máy có sai lệch.Độ sai
lệch xác định bằng cách so sánh tọa độ theo tín hiệu thu được và tọa độ đã biết
trước của máy. Nó được máy thu ở trạm tĩnh phát đến trạm động qua sóng radio

để máy thu ở trạm động nhận và hiệu chỉnh cho kết quả, xác định được tọa độ tại vị
trí cần xác định.
*) Độ chính xác: phương pháp này đảm bảo được việc định vị trên biển, đảm bảo
cho việc đo đạc thành lập bản đồ biển,có thể chính xác đến 1m. độ chính xác phụ
thuộc vào khoảng cách từ trạm tĩnh đến trạm động và tỉ lệ thuận với nó.
*) Khả năng áp dụng: đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay đặc biệt tròn
định vị và đo sâu biển nếu không cần đọ chính xác đế vài cm. Hầu hết các công việc
khải sát luồng hàng hải, khu nước bến cảng, khu nước ven biển đều sử dụng DGPS.


*) Yêu cầu về trang thiết bị: thiết bị là máy thu vầ ăng ten, có thể sử dụng hệ thống
Trimble 5700, Trimble SPS 852,853…; máy móc phải được kiểm tra trước khi đo
đảm bảo không bị hỏng hóc trục trặc, đặt máy ở nơi khô ráo, tránh va đập. Trạm
tĩnh: đặt ở mốc nhà nước đã biết tọa độ, hệ thống GPS. Lắp nhiều ăng ten để thu
được nhiều vị trí, tính toán được số hiệu chỉnh tốt nhất và phòng ngừa 1 ăngten bị
hỏng. Trạm động: ăng ten và máy thu được lắp cố định trên tàu thuyền.
*) Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: độ chính xác cao, tiện dụng, nhanh, quá trình công tác đơn giản, áp dụng
được ở bất cứ đâu, đo được bất cứ lúc nào.
- Nhược điểm: chi phí xây dựng 1 hệ thống DGPS rất nhiều tiền.
4. Nêu và phân tích phương pháp định vị giao hội trong đo đạc biển về:
nguyên lý xác định vị trí, độ chính xác có thể đạt được, khả năng áp
dụng, yêu cầu về trang thiết bị cần thiết, ưu nhược điểm cơ bản?
*)Nguyên lý xác định: cần ít nhất 2 điểm đã biết tọa độ ở trên bờ, đặt máy kinh vĩ
tại 2 điểm đó để đo góc kẹp cùng hướng đến vị trí cần xác định tọa độ ở trên biển.
Sau đó dùng công thức tính toán ra tọa độ.

XP =

YP =


X A . cot β + X B . cot α + (YB − Y A )
cot α + cot β

Y A . cot β + YB . cot α − ( X B − X A )
cot α + cot β

vẽ hình
*) Độ chính xác: khó đánh giá, không ổn định,phụ thuộc vào thời tiết, khi thời tiết
tốt sóng gió ổn định thì chính xác cao, thời tiết xấu độ chính xác thấp => khó đạt
được chính xác cao đến 1m. Không chính xác bằng phương pháp DGPS.
*) Khả năng áp dụng: chỉ áp dụng khi đo gần bờ, đo ở nơi có mốc biết trước tọa độ
trên bờ, chỗ đặt máy đến vị trí đo phải quang đãng,, không có chướng ngại vật mới
áp dụng được. Không phổ biến như DGPS.
*) Trang thiết bị cần thiết:
+) Ở trên bờ: cần 2 máy kinh vĩ, 2 tiêu đặt ở 2 điểm đã biết tọa độ, cần ít nhất 2
người ngắm máy, 2 người ghi sổ đo, người liên lạc.


+) Ở trên tàu: cần 1 tiêu đặt ở vị trí cần xác định tọa độ, một số người trên tàu để
điều chỉnh, liên lạc. Máy kinh vĩ tại mốc 1 ngắm vào tiêu ở mốc 2 rồi quay máy
ngắm vào tiêu trên tàu để xác định góc kẹp. Làm tương tự với máy kinh vĩ ở mốc 2.
*)Ưu, nhược điểm:
+) Ưu điểm: lắp đặt hệ thống đo bằng phương pháp giao hội thuận rẻ hơn DSPS,
đối chính xác tương đối cao.
+)Nhược điểm: cần nhiều người, lấy số liệu xong phải tự tính toán ra kết quả thì
không tránh khỏi sự sai số. Phụ thuộc vào thời tiết, môi trường ngoại cảnh. Số liệu
thu được có chính xác hay không còn phụ thuộc vào thông tin liên lạc giữa người
trên bờ và người trên tàu.
5. Nêu và phân tích phương pháp định vị đường dóng song song trong

đo đạc biển về: nguyên lý xác định vị trí, độ chính xác có thể đạt được,
khả năng áp dụng, yêu cầu về trang thiết bị cần thiết, ưu nhược điểm
cơ bản?
*) Nguyên lý xác định: dải một hệ thống mốc trên bờ với khoảng cách bằng nhau
tùy ý. Thiết kế tuyến đo song song với nhau và vuông góc với đường bờ tại mốc. Tàu
chạy trên đường song song được định tuyến trước, tàu đi đúng tuyến nhờ vào hệ
thống máy kinh vĩ, đo xa và điều khiển của con người. Người trên bờ đặt máy kinh
vĩ ở mốc 1 rồi ngắm máy về mốc tiếp theo, chỉnh về 0 rồi quay máy một góc 90 thì
tia ngắm này là tuyến thứ nhất vuông góc với bờ. Tàu đi trên tuyến đó với sự điều
chỉnh của người ngắm máy và người liên lạc, rồi tiến hành đo đạc tại vị trí cần xác
định trên tuyến. Làm tương tự với những mốc khác.
m?c 7
m?c 6
m?c 5
m?c 4
m?c 3
m?c 2
m?c 1

tàu

*) Độ chính xác: không cao lắm có thể trên 10m, không bằng phương pháp giao hội
bởi vì phụ thuộc vào sự định tuyến của máy, sự liên lạc giữa con người không tránh


khỏi sai sót. Tia ngắm của máy kinh vĩ rất rộng, có thể tàu vẫn trong tia ngắm
nhưng lại đi lệch tuyến 1 tẹo mà không bị phát hiện ra => dẫn đến sai số.
*) Khả năng áp dụng: Áp dụng cho đường bờ thẳng, trên thực tế ít đường bờ thẳng
nên ít khi áp dụng phương pháp này. Vì tia ngắm của máy kinh vĩ có hạn nên áp
dụng khi đo gần bờ thôi.

*) Yêu cầu thiết bị:
+) Trên bờ: bố trí 1 máy kinh vĩ và người phụ trách, 1 máy đo xa và người phụ
trách, 1 người ghi sổ và 1 người phụ trách liên lạc với người trên tàu. Khi tàu đi hết
1 tuyến đường đến khúc cua sang tuyến thứ 2 thì người trên bờ phải di chuyển máy
móc thiết bị thật nhanh sang mốc tiếp theo rồi định tuyến.
+) Trên tàu: người liên lạc, máy đo sâu, định vị.
*) Ưu, nhược điểm:
+) Ưu: hệ thống thiết bị không gây tốn kém chi phí như DGPS.
+) Nhược: nhiều thiết bị, cồng kềnh, cần nhiều người thực hiện, quy trình thực
hiện phức tạp. Kết quả hay bị sai sót vì phụ thuộc vào thời tiết và con người đôi khi
liên lạc ghi chép nhầm thông tin.
6. Nêu và phân tích phương pháp định vị đường dóng rẻ quạt trong đo
đạc biển về: nguyên lý xác định vị trí, độ chính xác có thể đạt được,
khả năng áp dụng, yêu cầu về trang thiết bị cần thiết, ưu nhược điểm
cơ bản?
*) Nguyên lý xác định vị trí: đặt một mốc cố định trên bờ. Đặt máy kinh vĩ và đo xa ở
mốc rồi quay máy kinh vĩ ngắm về 1 điểm bất kỳ trên đường bờ, chỉnh máy về 0,
tiếp tục quay máy với 1 góc tùy ý mà ta thiết kế. Tia ngắm của máy chính là tuyến
đường thứ nhất. Người trên bờ liên lạc điều chỉnh cho tàu đi đúng tuyến và thực
hiện đo đạc. Đi hết tuyến thứ nhất ta quay máy kinh vĩ với 1 góc thiết kế để đc tuyến
đg thứ 2, cứ làm như vậy cho đến hết.


tàu

*) Độ chính xác: không cao lắm có thể trên 10m, không bằng phương pháp giao hội
bởi vì phụ thuộc vào sự định tuyến của máy, sự liên lạc giữa con người không tránh
khỏi sai sót. Tia ngắm của máy kinh vĩ rất rộng, có thể tàu vẫn trong tia ngắm
nhưng lại đi lệch tuyến 1 tẹo mà không bị phát hiện ra => dẫn đến sai số.
*) Khả năng áp dụng: áp dụng cho đường bờ cong. Vì tia ngắm của máy kinh vĩ có

hạn nên chỉ áp dụng khi đo gần bờ.
*) Yêu cầu thiết bị:
+) Trên bờ: bố trí 1 máy kinh vĩ và ng phụ trách, máy đo xa và ng phụ trách, thiết
bị liên lạc có thể là bộ đàm và ng phụ trách liên lạc, người ghi sổ. Con ng và thiết bị
phải kết hợp với nhau một cách thuần thục tránh để ra sai sót.
+) Trên tàu: thiết bị liên lạc với ng trên bờ, bố trí máy thu, máy đo sâu… và người
phụ trách từng thiết bị. Chú ý cách liên lạc với nười trên bờ cho chính xác đúng thời
điểm đo.
*) Ưu nhược điểm cơ bản.
+) Ưu: chỉ có 1 mốc nên không phải di chuyển máy, chi phí rẻ hơn những phương
pháp khác.
+) Nhược: để tàu di chuyển theo rẻ quạt hơi khó. Cần nhiều người thực hiện,
quy trình thực hiện phức tạp. Kết quả hay bị sai sót vì phụ thuộc vào thời tiết và con
người đôi khi liên lạc ghi chép nhầm thông tin.


7. Phương pháp xác định vị trí các điểm lấy mẫu vận tốc âm, phương
pháp đo vận tốc âm, và sử dụng vận tốc âm đo được để làm gì?
*) Phương pháp xác định vị trí các điểm lấy mẫu vận tốc âm: vận tốc âm luôn luôn
thay đổi theo không gian và thời gian, tại một điểm đo vào buổi sáng sẽ cho 1 giá trị
mà đo buổi tối sẽ cho giá trị khác => khi đo phải lấy điểm bao quát nhất để đo vận
tốc âm như là điểm có vị trí sâu nhất, đo thành nhiều lớp để có nhiều giá trị tang độ
chính xác.
+) Trong một khu vực ổn định, ít thay đổi thì ta chỉ cần lấy ít điểm để đo, mật độ
thưa VD: 500m 1 điểm.
+) Trong khu vực phức tạp như ghềnh cạn, bãi đá ngầm… ta phải đo nhiều điểm để
khi hiệu chỉnh triển lên bản đồ cho giá trị chính xác nhất.
*) Phương pháp đo vận tốc âm: có 2 cách đo
+) Cách thứ nhất: đo gián tiếp
• Vận tốc âm phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ mặn. Từ điều này ta

đo 3 yếu tố đó xong lắp vào công thức liên hệ để tính ra vận tốc âm
• Vận tốc âm tỉ lệ thuận với áp suất, càng xuống sâu áp suất cao thì vận tốc âm
càng lớn.
• Thiết bị sử dụng: CTD là thiết bị có bộ phận cảm ứng dẫn suất, nhiệt độ và độ
sâu ghi lại độ mặn.
+) Cách thứ 2: đo trực tiếp
• Khi ta biết khoảng cách từ đầu phát đến đáy, đo khoảng thời gian lan truyền
tín hiệu từ lúc phát đến lúc thu lại rồi lắp vào công thức tính:
v=
Trong đó: v - vận tốc âm.
S: khoảng cách từ đầu phát tới đáy.
t: thời gian đo được
• Thiết bị sử dụng: máy Profiler, là 1 thiết bị thông dụng
*) vận tốc âm đo được để: hiệu chỉnh độ sâu
+) Khi đo độ sâu ta phải thiết lập vận tốc âm và vận tốc âm đó là giả định để ra
được độ sâu
+) Khi ta đo được giá trị chính xác của vận tốc âm thì ta sẽ hiệu chỉnh dựa trên số
liệu độ sâu đã đo để ra được độ sâu chuẩn.
VD: v giả định = 1480m/s => độ sâu 24m


v đo được = 1500m/s => độ sâu chính xác = 24.3m
8. Trình bày mục đích và phương pháp xác định độ chênh lệch mớn
nước của tàu giữa trạng thái chuyển động và trạng thái đứng yên?
*)Mục đích: Độ sâu ta đo được trên máy đo sâu là từ cần phát biến đến đáy biển, mà
cần phát biến gắn vào tàu => mớn nước thay đổi thì độ sâu cũng thay đổi => xác
định được mớn nước để hiệu chỉnh độ sâu cho đc cho chính xác.
*)Phương pháp xác định độ chênh lệch mớn nước: có 2 pp
+) Cách 1: đọc độ sâu được chia sẵn trên mạn tàu. Đọc mớn nước khi trạng thái
tàu đứng yên được và đọc mớn nước khi tàu chuyển động được T. Vì độ sâu của

mớn nước tỉ lệ thuận với vận tốc tàu chạy nên khi tàu chuyển động có T > ở trạng
thái đứng yên. Độ chênh mớn nước bằng T+) Cách 2: Dùng máy thủy bình và ngắm mia đặt trên boong thuyền, đọc số đọc tại
các thời điểm:
• Đứng yên v=0
• Vận tốc 1
• Vận tốc 2 ( vận tốc 2> vận tốc 1)
• ……
• Vận tốc không đổi.
Vậy khi xác định xong mớn nước ta được đồ thị liên hệ giữa vận tôc và mớn
nước. Khi có đồ thị, ta tra đồ thị để ra được mớn nước và hiệu chỉnh ra độ sâu.

h(m/s)
2.5
2.5
2.5
2
1.5
1
0.5

0

5

10 15 20 20 20

v(m/s)


Đồ thị quan hệ vận tốc và mớn nước.

9. Mục đích và các nội dung cần kiểm nghiệm khi đo sâu bằng máy đo
sâu đơn chùm tia? Nêu chi tiết phương pháp so chuẩn dùng bằng đĩa
thử, sào và dọi dòng cho máy đo sâu đơn tia trong khu vực đo có độ
sâu là khoảng 10 m?
*)Mục đích kiểm nghiệm: xác định sai số z do các nguồn sai số khi xác định đo v,
chênh mớn nc, hằng số máy đo sâu, đáy biển rồi hiệu chỉnh để có độ sâu chính xác.
*) Các nội dung cần kiểm nghiệm: vì đo sâu bằng máy đo sâu đơn tia nên cần kiểm
nghiệm máy đo sâu, máy đo vận tốc âm, máy định vị GPS, thiết bi cảm ứng chuyển
động…
*)Phương pháp so chuẩn dùng bằng đĩa thử, sào và dọi cho độ sâu 10m: đầu tiên ta
thiết lập thông số máy đo sâu rồi tiến hành đo sâu lấy kết quả để so sánh, hiệu
chỉnh.
+) sào và dọi: Cho tàu dừng lại ở các vị trí 1m, 2m, 3m….10m rồi thả dọc hoặc sao
xuống để đo độ sâu chuẩn. So sánh độ sâu đo đc của máy và của dọi ở cùng 1 vị trí.
Đối với pp này thì tại 1 vị trí chỉ đo đc 1 mức độ sâu mà thôi.
+) Đĩa kiểm nghiệm: áp dụng cho trường hợp xuồng nhỏ, cần phát biến lắp trên
mạn xuồng. Đĩa kiểm nghiệm làm bằng thép có đg kính từ 40-50cm. Buộc dây và
đĩa và đánh dấu độ sâu vào dây. Thả đĩa từ từ xuống theo độ sâu chẵn 2,4,6,8m, khi
xuống đến 10m thì giữ nguyên đĩa 1 lúc tại đó rồi tiếp tục kéo lệ vs độ sâu chẵn
ngược lại 8,6m…. Được kết quả ta ghi lại số liệu và hiệu chỉnh.
VD: tại vị trí a trên máy đo sâu là 2m, khi kiểm nghiệm là 2.1m=> máy sai 0.1m=> ở
độ sâu 2m thì máy sai số 0.1m, làm tương tự với những độ sâu khác,hiệu chỉnh để
đc kết quả đúng.
10. Nguyên lý cơ bản của máy đo sâu đơn chùm tia. Các thiết lập cần
thiết cho máy đo sâu đơn chùm tia đo đạc ở độ sâu thay đổi trong
khoảng 5m đến 20m, chiều sâu cần phát biến là 0.5m, vận tốc truyền
âm 1503m/s?
*) Nguyên lý cơ bản của máy đo sâu đơn chùm tia:
• Máy đo sâu đơn tia là thiết bị ứng dụng tính chất phản xạ của sóng âm và
thông qua việc đo thời gian lan truyền của sóng âm từ khi phát đến khi thu,

tính ra được độ sâu của đáy biển.
• Nguyên lý: hồi âm. Thiết bị sẽ phát ra tia âm, khi gặp mặt cản se phản xạ
ngược lại. Tia âm phản xạ ngược lại sẽ đc thu bởi cần phát biến từ đó tính
toán đc độ sâu.


*) Các thiết lập cần thiết cho máy đo sâu:
• Bật máy: kết nối máy đo sâu với nguồn điện,chuyển nút nguồn Power về vị trí
STBY sau đó bấm vào 1 nút bất kỳ để thiết lập thông số. chọn Stepup rồi chọn
tiếp Units để thiết lập đơn vị là mét.
• Bấm vào nút Cal: chọn Draft : thiết lập chiều cao cần phát biến là 0.5m, chọn
Velocity: thiết lập vận tốc 1503m/s
• Bấm nút Chart: chọn Chart with : độ rộng của băng tương ứng với độ sâu từ
5→ 20(m) ta nhập 15m
Chart center: vị trí độ sâu trung tâm, điền 7m
11. Dữ liệu độ sâu trên băng đo sâu khi đo đạc đc thể hiện trên băng đo
sâu, từ giá trị trên băng đo sâu đó cần hiệu chỉnh những gì để thu
được độ sâu chính xác ghi trên hải đồ?
• Giá trị trên băng đo sâu là khoảng cách từ cần phát biến đến đáy biển. Gọi
chiều cao cần phát biến là Ddraft, độ sâu trên băng là h => Độ sâu từ mặt nc
đến đáy biển là Ddraft +h
• Độ sâu ghi trên hải đồ là độ sâu tính từ mặt phẳng chuẩn đến đáy biển nên
ta phải hiệu chỉnh độ sâu đo được theo mặt phẳng chuẩn. Thường thì ta sẽ
hiệu chỉnh theo mực nước thủy triều.
• Khi ta có bảng mực nước thủy triều tại nơi ta đo sâu thì ta tiến hành nội suy
MN thủy triều theo thời gian ta đo sâu để đc MN thủy triều tại những thời
điểm đo sâu. Gọi MN thủy triều tại thời điểm ta đo sâu là h thủy triều
• Vậy ta tính được độ sâu chuẩn ghi trên hải đồ: H= Ddraft +h - hthủy triều

Vẽ hình



12. Các nguồn sai số do môi trường đo đạc ảnh hưởng đến độ sâu và pp
làm giảm?
*) Các nguồn sai số:
• Sóng:
- Sóng di chuyển theo phương thẳng đứng làm cho tàu nhấp nhô lên xuống
=> làm tăng hoặc giảm khoảng cách từ tàu đến đáy biển => làm tăng hoặc
giảm độ sâu đo được => sai số.
- Sóng mạnh làm cho tàu bị nghiêng đi => tăng khoảng cách từ tàu tới đáy
biển.
• Đáy biển nghiêng
• Nước biển: có 3 yếu tố ảnh hưởng tới vận tốc âm là độ mặn, nhiệt độ, áp suất
=> ảnh hưởng tới kết quả đo sâu.
• Thủy triều: lên hoặc xuống cũng làm cho độ sâu của biển tăng hoặc giảm.
*) Cách giải quết
• Sóng: Chọn thời tiết đẹp để đi đo nếu ta không bị ép buộc về thời gian.


Nước biển: ảnh hưởng đến vận tốc âm => ta đo vận tốc tại các thời điểm khác
nhau, có nhiệt độ khác nhau; đo vận tốc âm với khu vực có ảnh hưởng của thủy
chiều; tìm điểm sâu nhất để đo vận tốc; đo theo nhiều lớp.



Thủy triều: quan trắc mực nước thủy triều theo thời gian rồi tính toán.

• Sử dụng hệ thống cảm biến, tự động tính toán hiệu chỉnh sai số do song, đáy
nghiêng, tàu nghiêng.
13. Tại sao cần thiết kế tuyến đo cơ bản, kiểm tra và tăng dày. Phương

pháp thiết kế các tuyến đo sâu cơ bản khi đo sâu bằng máy đo sâu đơn
tia (về dạng tuyến đo, hướng tuyến đo và khoảng cách giữa các tuyến
đo)?
*) Cần thiết kế tuyến đo cơ bản, kiểm tra và tăng dày để:
+) Tuyến đo cơ bản:
• Để đảm bảo đo với mật độ điểm giống nhau, chỗ không bị rời, chỗ không bị
thưa, không bị lặp lại, bỏ sót.
• Tính toán đc sóng gió, dòng chảy để đo với đọ chính xác cao nhất,tiết kiệm
tgian, chi phí nhất.
• Thiết kế tuyến đo để biết đc ta đo trong bao lâu, thiết kế đc khoảng cách ,
tổng chiều dài chia ra vận tốc tàu chạy rồi xác định đc mât bao nhiêu thời
thian để đo, bố trí cho hợp lý.


+) Tuyến đo kiểm tra: ktra tuyến đo cơ bản, đảm bảo tuyến đo cơ bản phải chính
xác. Nó phải vuông góc với tuyến đo cơ bản.
+) Tuyến đo tăng dày: Trong khu vực đo không phải chỗ nào cũng bằng phẳng, có
các chi tiết giống nhau. Có thể có 1 số chỗ trên biển trong khu vực có đá ngầm nguy
hiểm, khu vực quan trọng cho giao thương hang hải tàu bè đi lại nhiều => thiết kế
đo dày cho chinh xác. Nơi an toàn, bằng phằng thì đo với mật độ thưa hơn, ít điểm
hơn cho đỡ tốn kém mất tgian.
*) Phương pháp thiết kế các tuyến đo sâu cơ bản
Dạng tuyến đo:
+ Tuyến đo dạng song song: được bố trí khi cần đo phủ đều toàn bộ khu đo với
cùng mức độ đo vẽ chi tiết.
+ Tuyến đo dạng vuông góc áp dụng khi đo vẽ các bãi ngầm và vùng có độ sâu
nhỏ đột xuất.
+ Tuyến đo dạng lưới tia và dạng tròn dùng để đo vẽ địa hình ngầm của các mũi
lục địa, quanh các đảo lớn.
+ Tuyến đo kiểu dích dắc áp dụng khi cần phát hiện chỗ uốn hoặc thay đổi của

địa hình đáy biển theo hướng nào đó
Hướng đo:
+ Tuyến đo vuông góc với hướng tổng quát cùa đường bờ hoặc đường đẳng sâu
khi :
-

Vùng biển thoải , sâu có hướng góc nghiêng địa hình rõ rệt

-

Vùng bờ biển có đụn cát ngầm , bãi ngầm dạng phẳng

-

Vùng ven bờ có địa hình đáy dạng tích tụ

+ Tuyến đo làm thành góc 30 – 450 với hướng tổng quát của đường bờ hoặc
đường đẳng sâu khi
-

Vùng có địa hình dạng gờ , đẫy nhấp nhô , yên ngựa

-

Khi đo vẽ chi tiết các khe , rãnh hẹp

-

Vùng bờ biển có dạng răng cưa


-

Vùng ven bờ bẳng phằng có địa hình dạng tích tụ kế tiếp với dạng bào
mòn

+ Tuyến đo có hướng tùy ý khi :
-

Địa hình đáy bằng phẳng , hoặc khi địa hình đáy nhấp nhô trên khoảng
cách lớn mà không có sự thay đổi rõ rệt của độ dốc địa hình , hoặc độ dốc
thay đổi rất ít trong giới hạn của vùng đo vẽ

-

Khi đo các vũng vịnh , luồng lạch có dạng duỗi dài , hoặc các kênh biển
thì chủ yếu bố trí các tuyến đo vuông góc với hướng trục của các vũng


vịnh , kênh biển luồng lạch đó . Nếu vũng , vịnh có kích thước nhỏ thì tùy
tình hình cụ thể có thể bố trí các tuyến đo phủ đều khu vực
Khoảng cách đo:
+ Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ sẽ có khoảng cách đo khác nhau
14. Tại sao cần thiết kế tuyến đo cơ bản, kiểm tra và tăng dày. Phương
pháp thiết kế các tuyến đo kiểm tra khi đo sâu bằng máy đo sâu đơn
tia (về dạng tuyến đo, hướng tuyến đo và khoảng cách giữa các tuyến
đo)? (4 điểm)
*) Cần thiết kế tuyến đo cơ bản, kiểm tra và tăng dày để:giống trên
*) Phương pháp thiết kế các tuyến đo kiểm tra
+ Dạng tuyến đo: Tùy thuộc vào dạng tuyến đo cơ bản để bố trí cho hợp lý
+ Hướng đo: Vuông góc với tuyến đo cơ bản

+ Khoảng cách: Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ
15. Tại sao cần thiết kế tuyến đo cơ bản, kiểm tra và tăng dày. Phương
pháp thiết kế các tuyến đo sâu tăng dày khi đo sâu bằng máy đo sâu
đơn tia (về dạng tuyến đo, hướng tuyến đo và khoảng cách giữa các
tuyến đo)? (4 điểm)
*) Cần thiết kế tuyến đo cơ bản, kiểm tra và tăng dày để:giống trên
*) Phương pháp thiết kế các tuyến đo sâu tăng dày
+ Dựa vào kết quả của tuyến đo sâu cơ bản để thiết kế tuyến đo sâu tăng dày.
Tổ chức đo sâu tang dày trong trường hợp kết quả của tuyến đo sâu cơ bản
có những vị trí có đặc điểm địa hình bất thường, có giá trị đo sậu nhỏ đột
xuất hay khoảng cách giữa các tuyến đo cơ bản tăng quá 50% cho phép,…
+ Dạng tuyến đo: Tùy thuộc vào dạng tuyến đo cơ bản để bố trí cho hợp lý
+ Hướng đo: Trùng với hướng của tuyến đo cơ bản
+ Khoảng cách: Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ



×