Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện nam giang – quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.2 KB, 38 trang )

1

M

1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP






M

J

vPháp luật về quy hoạch sử dụng đấtv
iầ thực tiễn trong việc quy hoạch đấỂ
ị xây dựng nông thôn mới tại huyện ị
I
Nam Giang - Quảng Nam”
I


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là bộ phận hợp thành của môi
trường sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố dân cư và tổ chức các
hoạt động kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc sử dụng tài nguyên đất đai một cách
họp lý và hiệu quả là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Tuy nhiên, hiện trạng sử


dụng đất ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Nam nói riêng hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế và bất cập, nhất là ở huyện miền núi. Để giải quyết vấn đề đó, đã có
rất nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả quá trình sử dụng đất, một trong số biện
pháp mang lại hiệu quả tốt nhất đó là công tác quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ).
QHSDĐ là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, được ghi nhận tại
điều 6 và điều 21 đến điều 30 Luật đất đai 2003. Vai trò của QHSDĐ được cụ thể
hóa tại điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
năm 1992 theo đó: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp
luật, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” [16,127]\ Như vậy,
việc quản lý đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật được nhà nước đặc biệt quan
tâm trong hoạt động quản lý và sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay.
Song, trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thêm vào đó, việc dân số ngày càng gia tăng đã làm
cho QHSDĐ trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Công tác QHSDĐ ở Quảng
Nam nói chung và huyện Nam Giang nói riêng trong những năm qua đã đạt được
nhiều hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tề-xã hội của địa phương. Tuy
nhiên Công tác QHSDĐ dần bộc lộ những hạn chế và bất cập. Thực tế cho thấy,
Quảng Nam là một tỉnh cần được quy hoạch và bảo vệ chặt chẽ nhưng quá trình
triển khai, lập và tổ chức thực hiện QHSDĐ được phê duyệt và đưa vào thực hiện
thì dẫn đến tình trạng “Quy hoạch treo”. Tình trạng vi phạm, lấn chiếm đất có quy
hoạch vẫn còn phổ biến. Tiến độ thực hiện các phương án QHSDĐ còn chậm và

1 Quốc hội nước Cộng hỏa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia

2


chưa chú ý tới yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên nhưng nguyên nhân cơ bản nhất đó là do

pháp luật về QHSDĐ chưa hoàn thiện và do sự yếu kém trong việc thực hiện pháp
luật QHSDĐ của cơ quan chức năng. Nhận thức được tầm quan trọng của QHSDĐ
nên Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống
pháp luật QHSDĐ trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù hoạt động QHSDĐ trên thực tế còn nhiều hạn chế nhưng vấn đề này vẫn
chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện. Các công trình nghiên cứu và
pháp luật QHSDĐ hết sức ít ỏi, chủ yếu chỉ dừng lại ở các bài báo ở trên tạp chí và
trên các báo điện tử, chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu của người sử dụng đất và
yêu cầu về việc tham khảo và thực hiện của các cơ quan nhà nước, v ấn đề quy
hoạch đất xây dựng nông thôn mới cũng được nhiều người nghiên cứu nhưng lại
được nhìn nhận và đánh giá ở trên phương diện khác. Các công trình nghiên cứu
chủ yếu chỉ chú ý với vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng mà chưa đặt nó vào công tác
QHSDĐ. Chính vì thế nghiên cứu pháp luật về QHSDĐ trong việc quy hoạch đất
xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp thiết.
Với mục tiêu nhìn nhận và đánh giá những kết quả của pháp luật QHSDĐ và
việc thực hiện pháp luật QHSDĐ để quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại
huyện Nam Giang giai đoạn 2011 - 2015. Phân tích, đánh giá những kết quả đạt
được và những bất cập tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch cũng như đề ra
các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật QHSDĐ và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất để quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang trong
những năm tới, bản thân đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quy hoạch
sử dụng đất và thực tiễn trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mớỉ tạỉ
huyện Nam Giang - Quảng Nam” Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu nên
tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, bản thân chưa học tập được phương pháp nghiên
cứu của người đi trước. Do đó, bản thân rất mong nhận được sự quan tâm và đóng
góp ý kiến của người quan tâm đến hoạt động QHSDĐ và công tác quy hoạch đất
xây dựng nông thôn mới để đề tài này được hoàn thiện hơn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn
trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mói tạỉ huyện Nam Giang Quảng Nam” tác giả rút ra được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, hiểu

thêm các quy định của pháp luật về QHSDĐ, về quy hoạch đất xây dựng nông thôn
mới sử giúp cho đề tài nhìn thấy rõ việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới

3


trong QHSDĐ là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chức năng, các cấp trong địa phương.
Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến QHSDĐ
và quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện cho bản thân tìm hiểu các
quy định trong việc áp dựng thực tế để tăng thêm việc nghiên cứu, xây dựng những
kiến thức cơ bản cho bản thân cũng như cho việc học. Ngoài ra, báo cáo thực tập
này cũng cưng cấp một vấn đề cơ bản cho tất cả cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn
đề này.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật về
QHSDĐ và thực tiễn thực hiện trong hoạt động quy hoạch đất xây dựng nông thôn
mới nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện vấn đề này. Bên cạnh đó, tiểu luận còn là
một tài liệu tham khảo, mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả QHSDĐ của tỉnh
Quảng Nam nói chung và huyện Nam Giang nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn
trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang Quảng Nam” nhằm tăng cường sự hiểu biết về tầm quan trọng của vấn đề QHSDĐ
trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới, trao dồi các kỹ năng phục vụ
cho công việc sau này. Mục đích của đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Thông qua tìm hiểu những vấn đề lý luận về quy hoạch sử dụng đất và vấn đề
quy định về xây dựng nông thôn mới, từ đó chỉ ra được mối quan hệ giữa hoạt động
QHSDĐ nói chung và công tác quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới ngày nay
nói riêng.
- Thông qua tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về QHSDĐ nhằm
tìm ra những điểm hợp lý, những hạn chế và bất cập để tìm ra những giải pháp

nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về QHSDĐ.
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động QHSDĐ và thực
tiễn thực hiện trong quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang,
thông qua đó thấy được thực trạng pháp luật về QHSDĐ cũng như thực trạng thực
hiện pháp luật về QHSDĐ trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại
huyện Nam Giang.
- Từ thực trạng thực hiện pháp luật QHSDĐ nói chung và hoạt động QHSDĐ để
quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới của tỉnh huyện Nam Giang nói riêng, khóa
luận mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn để nâng cao hiệu quả

4


hoạt động QHSDĐ trong công tác quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Nam Giang.
4. Đốỉ tượng và phạm vỉ nghiền cứu.
Đối tượng mà khóa luận nghiên cứu đó là các quy định của pháp luật về hoạt
động QHSDĐ. Đồng thời, tìm hiểu việc áp dụng pháp luật vào hoạt động QHSDĐ
cũng như thực tiễn của hoạt động QHSDĐ trong việc quy hoạch đất xây dựng nông
thôn mới tại huyện Nam Giang.
v ề phạm vi nghiên cứu, khóa luận chủ yếu nghiên cứu vấn đề về QHSDĐ và các
quy định về quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới trong phạm vi các quy định của
Luật đất đai năm 2003 và các văn bản pháp quy về vấn đề quy hoạch đất xây dựng
nông thôn mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác -L ê Nin.
Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu các vấn đề dựa trên cơ sở khoa học,
thực tiễn và lý luận giúp cho nội dung báo cáo mang một sắc thái riêng dựa trên
nền tảng khoa học từ đó rút ra quan điểm cho bản thân. Ngoài những phương pháp

đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác trong khóa luận đó là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp chủ yếu được sử dụng ở chương lý luận về
QHSDĐ, về quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang Quảng Nam.
- Phương pháp giải thích pháp luật được tác giả sử dụng để lý giải và phân tích
các quy định của pháp luật về QHSDĐ, về quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới
tại huyện Nam Giang - Quảng Nam.
- Phương pháp thống kê được sử dụng khi xử lý số liệu từ các báo cáo về hoạt
động QHSDĐ của huyện Nam Giang.
- Bên cạnh những phương pháp thống kê và điều tra xã hội học chủ yếu được sử
dụng ở chương thực tiễn thực hiện pháp luật QHSDĐ trong việc quy hoạch đất xây
dựng nông thôn mới trên toàn huyện để thấy được những kết quả đạt được cũng
như những hạn chế, bất cập tronzg công tác thực hiện pháp luật QHSDĐ trong việc
quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới của huyện Nam Giang.

5


6. Bố cục khóa ỉuận:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận được chia thành
bốn chương.
Chương 1: Một số về đề lý luận về quy hoạch sử đụng đất và quy hoạch đất xây
dựng nông thôn mới.
Chương 2: Nội dung cơ bản của pháp luật quy hoạch sử dụng đất.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất trong việc quy
hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang - Quảng Nam.
Chương 4: Phương hướng, giải pháp trong công tác quy hoạch sử dụng đất và
quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang - Quảng Nam.

6



II. PHÄN N01 DUNG
CHÜÖNG 1: MQT SO VAN DE LY LUÄN YE QUY HOACH SÜ’DyNG DAT VA QUY
HOACH DAT XÄY Dy’NG NÖNG THÖN MÖI

1.1. Nhimg van de chung ve quy hoach su dung dat
1.1.1. Khäi niem ve quy hoach su dung dat.
V l mat ban chit, quy hoach lä su chuyln höa tu y tucmg qua tu duy thänh hänh
dong nhäm tao ra nhüng k it qua d l dat dugc muc tieu nhät dinh. Tren thuc tl, y
tuang vä mong muon cüa con nguai luön cö xu huang näng cao khong ngimg
nhung dilu kien d l thuc hien dugc y tuang thi luön bi giai han bai su han chi cüa
cäc nguön luc, vi vay cän phäi cö tu duy. Nhu vay, quy hoach la qua trinh cüa tu
duy ly thuyet quan he voi tüng su viec dugc hinh thänh vä the hien qua mot qua
trinh hänh dong thuc te. Trong qua trinh näy nhä quy hoach phäi tinh toan, can
nhäc vä dh xuit nhung hoat dong cu thl d l dat dugc k it qua din din muc tieu. Muc
tieu dat dugc phäi dam bao tinh hieu qua vä tinh b ln vung.
Xet tren quan dilm dät dai lä tu lieu sän xuät dac biet thi QHSDD la mot pham
trü kinh te - xä hoi vä cö the xäc dinh khäi niem QHSDD la he thong cäc bien phäp
cüa Nhä nuac, quän ly vä to chüc su dung dät hgp ly, hieu qua thong qua viec phän
bö dät dai cho cäc muc dich sü dung dät vä dinh huang tö chüc sü dung dät trong
cäc cap länh thö, cäc ngänh, to chüc don vi nhäm näng cao hieu qua sän xuät xä
hoi, thuc hien duong löi kinh tl cüa Nhä nuac tren ca so du bäo theo quan dilm
sinh thäi, ben vung, phü hgp voi xä hoi vä bäo ve moi trucmg
Xet tren quan dilm dät dai lä täi nguyen quöc gia, la mot ylu t6 ca ban cüa sän
xuät xä hoi, nguön luc quan trong cüa su phät triln kinh tl - xä hoi thi QHSDD lä
mot he thöng chi tieu dänh giä tilm näng dät dai, nhüng loai hinh sü dung dät vä
cäc tilm näng kinh tl - xä hoi nhäm lua chon vä xäc dinh cäc giäi phäp sü dung dät
töi uu, däp üng cäc nhu cäu cüa con nguai tren ca sa bäo ve cäc nguön täi nguyen
lau däi.
Xet tren quan diem dät dai lä täi nguyen quöc gia, lä möt yeu tö ca bän cüa sän

xuät xä höi, nguön luc quan trong cüa su phät triln kinh tl - xä höi thi QHSDD lä
möt he thöng chi tieu dänh giä tiem näng dät dai, nhüng loai hinh sü dung dät vä
cäc tiem näng kinh te - xä höi nhäm lua chgn vä xäc dinh cäc giäi phäp sü dung dät
töi uu, däp üng cäc nhu cäu cüa con nguai tren ca sa bäo ve cäc nguön täi nguyen
lau däi.
Xet tren quan dilm dät dai lä täi sän quöc gia do nhä nuac dai dien sa hüu vä
kilm soät thi QHSDD lä su tinh toän, phän bö dät dai cu thi v l sö lugng, chät
lugng, vi tri, khöng gian cho cäc muc tieu kinh tl - xä höi d l viec sü dung dät phü

7


họp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất
[19,112]2.
Như vậy, việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước
mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng nhiệm
vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, QHSDĐ nhằm
định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập QHSDĐ chi tiết cho mình. Xác
lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở
để tiến hành giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực,
phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hóa - xã hội.
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm QHSDĐ như sau: QHSDĐ là
quá trình tư dưy của ỉý thuyết để hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa
đất đai vào sử dụng trong thực tế một cách bền vững để mang lại lợi ích cao nhất.
Thực hiện đồng thời hai chức năng đổ ỉà điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất với môi trường và phát triển bền vững.
1.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ là một trong những yếu tố quan trọng đối với phát triển nền kinh tế của
đất nước. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì đặc điểm của QHSDĐ cũng khác

nhau. QHSDĐ luôn là một bộ phận cấu thành của phương thức sản xuất xã hội nhất
định trong giai đoạn lịch sử đó. Chính vì thế, khi phương thức sản xuất thay đổi thì
đặc điểm của QHSDĐ cũng thay đổi theo. Trong thời kỳ trước, QHSDĐ nhìn
chung còn mang nặng yếu tố chủ quan, các phương án QHSDĐ chưa chú trọng đến
yếu tố môi trường và phát triển kinh tế. Các phương án QHSDĐ của xã hội trước
chỉ chú ý tới những biện pháp trước mắt là ổn định cuộc sống của người dân chứ
chưa chú trọng tới việc phát triển bền vững.
Ngày nay, trước những thảm họa do thiên tai và môi trường gây nên, thêm vào
đó là sức ép của sự gia tăng dân số khiến con người ngày càng chú ý tới vấn đề
QHSDĐ. Con người đã có những biện pháp QHSDĐ một cách thích họp nhằm
ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của môi trường cũng như hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững. QHSDĐ không chỉ quan tâm đến vấn đề môi trường và sinh thái mà
còn quan tâm đến các lĩnh vực khác như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân
số...
Tóm lại, chúng ta thấy đặc điểm của QHSDĐ trong mỗi giai đoạn khác nhau,
luôn thể hiện chính sách cũng như đường lối của các giai cấp thống trị. Hay nói
cách khác, QHSDĐ cũng mang bản chất giai cấp và thể chế chính trị của mỗi nhà

2 Đại học luật Hà Nội (2006), giáo trình luật đất đai, nhà xuất bản tư pháp Hà Nội

8


nước trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Trong xu hướng cả thế giới
đang đối mặt với những thảm họa mang tính toàn cầu thì yêu cầu về QHSDĐ phát
triển một cách bền vững và bảo tồn được các di tích lịch sử là một yếu tố quan
trọng cần được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.
1.1.3 Sơ lược về quy hoạch và sử dụng đất ở Việt nam qua các thời kỳ
Với những đặc điểm QHSDĐ ta có thể chia QHSDĐ qua năm giai đoạn cơ bản
đó là giai đoạn trước năm 1980; giai đoạn 1980 đến 1986; giai đoạn 1987 đến

1993, giai đoạn 1993 đến nay. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, QHSDĐ cũng mang
những nét đặc trưng riêng thể hiện bản chất chính trị, kinh tế và xã hội của giai
đoạn đó.
- Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam năm 1980
Vào thời kỳ trước năm 1980, khi mà ở nước ta chưa thực hiện công cuộc đổi mới
đất nước thì QHSDĐ ở Việt Nam chưa thực sự nhận được quan tâm của Đảng và
nhà nước. QHSDĐ không được coi là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ
được đề cập tới như một phần của quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp. Mặc dù
công tác QHSDĐ lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp đã
được xúc tiến từ năm 1962 nhưng chủ yếu là do các ngành chủ quản tiến hành cùng
với một số tỉnh, ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Chính
phủ.
- Quy hoạch sử dụng đất ở Việt nam thời kỳ 1 9 8 0 - 1986
Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện tiền đề cơ bản để nhà nước ra những
chính sách đổi mới. Hiến pháp 1980 ra đời đã bắt đầu có những quy định về
QHSDĐ. Như vậy nhà nước đã tham gia vào công tác quản lý đất đai theo quy
hoạch như một chủ thể đặc biệt. QHSDĐ đã bước đầu được coi là công tác của
ngành quản lý đất đai chứ không phải chỉ đề cập tới như một phần của quy hoạch
phát triển nông lâm nghiệp như ở thời kỳ trước năm 1980 nữa.
Trong thời kỳ này, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ rõ phải
xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực
lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế - xã hội, dự báo kế hoạch triển vọng
để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm (1986 - 1990). Các bộ ngành, các tỉnh, thành phố
đã tham gia triển khai chương trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng
sản xuất. Trong đó, đã đề cập đến vấn đề sử dụng đất đai và sơ đồ đã được tính toán
tương đối có hệ thống để khớp với cả nước, với các vùng kinh tế lớn, các huyện
trong tỉnh với sự tham gia phối họp của các ngành, đã bước đầu đánh giá được hiện
trạng, tiềm năng và đưa ra các dự kiến sử dụng quỹ đất quốc gia.
- Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam thời kỳ 1987 - 1993


9


Đây là thời kỳ đánh dấu sự ra đời Luật đất đai năm 1987. Lần đầu tiên nước ta
có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh đến lĩnh vực đất đai tạo cơ sở pháp lý
quan trọng cho công tác QHSDĐ. Mặc dù Luật đất đai 1987 không thể khái quát
hết mọi vấn đề của quan hệ pháp luật đất đai. Nhưng xét trên phương diện lịch sử
thì Luật đất đai 1987 đã làm tròn được sứ mệnh lịch sử của mình. Thời kỳ này,
nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới sau hội nghị đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI. Công cuộc đổi mới đất nước làm cho nền kinh tế đứng trước những khó
khăn và thử thách lớn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, đây là thời
kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai trò quản
lý tập trang của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho hộ nông
dân và thực thi các chính sách đổi mới khác, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở
cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất, dãn dân và một số nơi
có xu hướng đô thị hóa rõ rệt.
- Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam thời kỳ 1993 - 2003
Khi đất nước chuyển sang một giai đoạn mới, Luật đất đai 1987 không thể đảm
đương được sứ mệnh lịch sử của mình nữa nên yêu cầu mới đặt ra là phải thay thế
luật cũ bằng một luật mới tiến bộ hơn. Để đáp ứng yêu cầu đó Luật đất đai 1993 ra
đời nhằm điều chỉnh quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, xóa bỏ tình trạng vô
chủ trong quan hệ sử dụng đất, xác lập quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất. Ở
thời kỳ này, công tác đất đai đi vào nề nếp sau một thời gian dài tuyệt đối hóa về
công hữu hóa đất đai ở miền Bắc và buông lỏng công tác này ở các tỉnh phía Nam
dẫn đến tình trạng có quá nhiều diện tích đất không có chủ sử dụng đất. Sau Đại hội
Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nước triển khai công tác nghiên cứu chiến lược
phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội ở hầu hết các tỉnh thành, các vùng
kinh tế, các vùng trọng điểm và quy hoạch phát triển ngành ở hầu hết các bộ ngành.
Các công trình nghiên cứu này đều tính tới năm 2010, phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong vòng 10 đến 15 năm tới, việc nghiên cứu triển khai công

tác QHSDĐ trong phạm vi cả nước đang là vấn đề bức xúc được các ngành, các
cấp và mọi thành viên xã hội hưởng ứng.
- Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam thời kỳ 2003 đến nay
Năm 2003 là cái mốc quan trọng trong công tác quản lý đất đai, thời kỳ này đất
đai thực sự được xem như là hàng hóa, được tham gia vào thị trường bất động sản
một cách chính quy. Đây cũng là thời kỳ Luật đất đai 2003 và Nghị định
181/2004/NĐ - CP ra đời nhằm điều chỉnh kịp thời QHSDĐ trong hoàn cảnh lịch
sử mới. Thời kỳ này, công tác quy hoạch cũng được các cấp, các ngành và nhân
dân quan tâm thực hiện. Các cơ quan chức năng đã bắt đầu có sự phối hợp với nhau
khi tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất. Việc lập QHSDĐ của các cấp, các ngành
đã đi vào nề nếp, góp phần quan trọng tăng cường thống nhất quản lý Nhà nước về
10


đất đai và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn, đã giải
quyết được tình trạng thiếu lương thực kéo dài và đưa nước ta vào nhóm những
quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông thủy sản. Kinh tế nông thôn đã thoát
khỏi tình trạng tự cung tự cấp và chuyền dần sang sản xuất hàng hóa, bộ mặt kinh
tế - xã hội nông thôn được cải thiện.
Qua những phân tích trên, tác giả sẽ thể hiện các giai đoạn phát triển của
QHSDĐ qua sơ đồ như sau.
gđ 1

^

gđ 3
1980

~


gđ2

1986

gđ 5
1993

gđ 4

2003

^

*
Sư đồ 1: Sơ đồ thể hiện các giai đoạn phát triển QHSDĐ ở Việt Nam
Như vậy, chúng ta thấy QHSDĐ của nước ta qua các thời kỳ đều đánh dấu sự
phát triển từ thấp đến cao. Công tác QHSDĐ ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp
ứng được những yêu cầu mới của xã hội thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước trong công tác lập QHSDĐ. Mặc dù ở một số thời kỳ, QHSDĐ còn chưa được
quan tâm đúng mức và bộc lộ nhiều hạn chế. Tuy nhiên, so với hoàn cảnh điều kiện
xã hội lúc bấy giờ thì công tác QHSDĐ cũng đã mang lại nhiều đóng góp to lớn
cho việc thực hiện QHSDĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và kinh tế xã hội tại thời điểm lịch sử đó.
1.2 Những vấn đề chung về xây dựng nông thôn mới:
1.2. l.Khải niệm về xây dựng Nồng thôn mới
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu khá toàn diện
và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất
hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trị cao trên thị trường thế
giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và

nghành nghề; các hình thức sản suất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tậng kinh tế- xã
hội được tăng cường; bộ mặt ở nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đờ sống vật chất và
tinh thần của người dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện.
Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng
cố và tăng cường. Dân chủ được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và
chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ
tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn
11


lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản
xuất nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất
lượng, giá trị gia tăng ở nhiều mặt hàng còn thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành
nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
lao động ở nông thôn. Các hình thức chậm đổi mới sản xuất, chưa đáp ứng yêu cầu
về phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp và phát triển nông thôn thiếu
qui hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội còn nhiều yếu kém, môi trường ngày
càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đồi
sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất
là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu nghèo giữa
nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức
xúc.
Để giải quyết những tồn tại, hạn chế và yếu kém trên đây, Nghị quyết 26NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương 7, khóa X về Nông
nghiệp, nông dân và nông thôn đã xác định:
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo

an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước.
- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ,
gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển,
xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát
triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông
nghiệp là then chốt.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phù họp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai
thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực
lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng
mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học,
công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng
cao dân trí nông dân.
12


- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ,
tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà
thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động
lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông
dân.
Như vậy chúng ta có thể rút ra khái niệm về xây dựng Nông thôn mới như sau:
Xây dựng nâng thân mới là một mục tiêu mang tỉnh toàn diện, bao hàm cả phát

triển kinh tế, chỉnh trị, văn hóa, xã hội nông thôn cũng như xây dựng Đảng, nó
mang đậm đặc trung thời đại. Có thể nói một cách khái quát rằng, xây dựng nông
thôn mới phải đáp ứng được yêu cầu khoa học phát triển, xã hội ấm no, phát triển
nông thôn song hành với thành thị, xây dựng nên nông thôn mới phồn thịnh.
1.2.2. Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới:
- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát
triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các
đô thị
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng
khó khăn
- Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở
nông thôn
- Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ,
đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá
nông thôn
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát
triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức
mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân.
1.3. Thực hiện Pháp luật quỉ hoạch sử dụng đẩt để xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Mối quan hệ giữa quỉ hoạch sử dụng đất và xây dựng nông thôn mới
Trên cơ sở các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới đã được xác định tại Nghị
quyết số 26-NQ/TW Trung ương 7 khóa X ngày 05/8/2008. Chúng ta nhận thấy,
giữa qui hoạch sử dụng đất và xây dựng nông thôn mới chúng có mối quan hệ mật
thiết, gắn liền với nhau. Xây dựng nông thôn mới gắn với việc qui hoạch lại sản
xuất nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, tạo sản phẩm nông nghiệp có giá trị
thương mại cao; tiếp theo là gắn với qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng như điện,
đường, trường, trạm, khu hành chính xã.v.v. hay nói cách khác xây dựng nông thôn
13



mới phải được nằm trong qui hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp, sắp xếp dân
cư và đầu tư hạ tầng cơ sở. Do đó, để thực hiện được các vấn đề trên thì cần phải có
kế hoạch, qui hoạch sử dụng đất để vừa làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý về
đất đai, qui hoạch vừa để tạo được định hướng phát triển trong thời gian ngắn,
trung và dài hạn đáp ứng được yêu cầu phát triển về xây dựng nông thôn mới. Nếu
chính quyền địa phương có những định hướng, tầm nhìn tốt trong qui hoạch đất
đai, thì vấn đề xây dựng các vừng sản xuất, cụm dân cư, đường xá, trường học,
trung tâm hành chính của xã nông thôn mới sẽ thuận lợi, tạo động lực phát triển về
lâu dài và có tính bền vững. Ngược lại, nếu công tác QHSD đất không được quản
lý chặt chẽ, hoặc nói cách khác là chính quyền địa phương không quan tâm thực
hiện, thì nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới sẽ gặp nhiều khó khăn, rời rạc, các
vùng mạnh ai nấy làm, không theo một trật tự không gian và vùng cụ thể, vì vậy sẽ
không tạo được động lực để phát triển kinh tế- xã hội nông thôn tại địa phương.
1.3.2.
Sự cần thiết của thực hiện pháp luật qui hoạch với xây dựng nông thôn
mới
Từ mối quan hệ mật thiết giữa QHSDĐ và xây dựng nông thôn mới như đã phân
tích trên đây, thì việc thực hiện pháp luật QHSDĐ để xây dựng nông thôn mới là
cần thiết, nó vừa đảm bảo về mặt pháp luật trong quản lý, sử dụng đất, đồng thời
tạo được sự thống nhất trong định hướng phát triển về kinh tế- xã hội tại vùng nông
thôn, nhất là tại các địa phương miền núi cao, biên giới để nhằm thực hiện thành
công các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 26-NQ/TW
Trung ương 7 khóa X ngày 05/8/2008.
Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi dân số vẫn đang tiếp tục tăng, trong
khi đó, diện tích đất có hạn, đất nông nghiệp dần thu hẹp, nếu không thực hiện
pháp luật về QHSDĐ sẽ gây ra những tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không
đứng mục đích, ảnh hưởng lớn đến việc sắp xếp vùng sản xuất, cụm dân cư, đất xây
dựng cơ sở hạ tầng.v.v.từ đó tác động tiêu cực đến quá trình thực hiện đổi mới toàn

diện ở nông thôn mà mục tiêu đã đề ra.
Vì vậy, để tăng cường trong công tác quản lý sử dụng đất, cũng như đảm bảo
các định hướng, qui hoạch về phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới đi
vào qui cũ, thống nhất. Nhất thiết việc thực hiện pháp luật QHSDĐ thực hiện trên
thực tiễn.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG c ơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUY HOẠCH s ử DỤNG
ĐẮT
Pháp luật về QHSDĐ bao gồm hệ thống các quy định của Luật đất đai 2003 về
các vấn đề liên quan đến QHSDĐ nhằm tạo cơ sở pháp lý để hoạt động QHSDĐ có
14


thể thực hiện tốt trong đời sống xã hội. Hiện nay, vấn đề QHSDĐ được quy định
rất cụ thể từ điều 21 đến điều 30 tại chương 2 mục II Luật đất đai 2003 và được
hướng dẫn từ điều 12 đến điều 29 nghị định số 181/2004/NĐ - CP. Ngoài ra, các
nội dung QHSDĐ còn được hướng dẫn tại quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT và
thông tư 04/2006/TT - BTNMT. Các quy định này tạo thành một hệ thống các quy
phạm điều chỉnh các quan hệ về QHSDĐ và được quy định cụ thể như sau:
2.1 Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ có tính tổng thể rất cao, nội dung đề cập tương đối rộng nên khi lập
phương án QHSDĐ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai.
Trước đây Luật đất đai 1993 chưa có các quy định đề cập đến các nguyên tắc lập
quy hoạch. Chỉ đến khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thì các nguyên tắc lập
QHSDĐ mới được pháp luật quy định. Điều 21 Luật đất đai 2003 đã nêu lên tám
nguyên tắc lập QHSDĐ. Các nguyên tắc lập QHSDĐ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt
quá trình lập quy hoạch.
2.2 Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất
Khi lập QHSDĐ, nếu như chỉ tuân thủ vào các nguyên tắc của việc lập QHSDĐ
mà không có các căn cứ để định hướng cho việc thực thi quy hoạch thì các phương
án QHSDĐ sẽ không mang tính khả thi. Vì thế, chúng ta cần phải có những căn cứ

để các phương án QHSDĐ có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Luật đất đai 2003 đã quy định về các căn cứ lập QHSDĐ dựa trên sự kế thừa
của Nghị định 68/2001/NĐ-CP của chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai. Các căn cứ QHSDĐ được quy định tại điều 22 Luật đất đai 2003. Cụ thể, các
căn cứ xây dựng quy hoạch phải xuất phát từ: Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của
các ngành và các địa phương; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường; Hiện trạng sử dụng
đất và nhu cầu sử dụng đất; Định mức sử dụng đất; tiến bộ khoa học và công nghệ
có liên quan đến việc sử dụng đất; Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ
trước [18,27]3.
2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Từ những nguyên tắc và các căn cứ lập QHSDĐ, ta thấy nội dung của QHSDĐ
luôn biến đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở kế thừa những
quy định về nội dung QHSDĐ của Luật đất đai 1993 và Nghị định 68/2011/NĐ CP. Luật đất đai 2003 đã quy định nội dung QHSDĐ cụ thể như sau: Điều tra,
3 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật đất đai, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

15


nghiên cứu, phân tích, tổng họp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử
dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai; xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất
trong kỳ quy hoạch; Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình,
dự án; Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất [18,29]4.
2.4. Kỳ quy hoạch sử dụng đất
Kỳ QHSDĐ là khoảng thời gian mà nhà nước đặt ra để chính quyền các cấp có
cơ sở xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết để thực hiện các nội dung
QHSDĐ. Điều 24 luật đất đai 2003 quy định về kỳ QHSDĐ của tất cả các cấp là
mười năm. Quy định về kỳ quy hoạch là một quy định mới so với các văn bản pháp

luật điều chỉnh về QHSDĐ trước đây. Việc quy định về kỳ QHSDĐ giúp nhà nước
quản lý đúng tiến độ thực hiện QHSDĐ của các cấp trong cả nước cũng như
khoảng thời gian để nhà nước có thể kịp thời điều chỉnh những biến động về
QHSDĐ theo quy định hiện hành (10 năm) vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Chứng
ta áp dụng kỳ quy hoạch chung cho tất cả các cấp trong khi đó nhu cầu sử dụng đất,
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở mỗi cấp quy hoạch lại khác nhau. So với quy
hoạch của cả nước thì khoảng thời gian này còn tương đối ngắn, trong khi đó đối
với cấp xã thì thời gian này khá dài, chưa phù họp được với yêu cầu của quá trình
đổi mới. Vì vậy cần phải xem xét lại các quy định về kỳ QHSDĐ cho phù họp với
khả năng và yêu cầu thực tế.
2.5. Trách nhiệm lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
Lập và xét duyệt QHSDĐ là một trong những bước quan trọng trong quá trình
xây dựng QHSDĐ. Theo đó trách nhiệm lập và xét duyệt QHSDĐ được quy định
rất cụ thể tại điều 25, 26 luật đất đai 2003 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định
181/2004/NĐ - CP của chính phủ về thi hành luật đất đai 2003.
- Thứ nhất là các quy định của pháp luật về trách nhiệm lập QHSDĐ.
Việc quy định trách nhiệm lập QHSDĐ là nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành khảo sát và lập QHSDĐ. Điều này
nhằm tách bạch trách nhiệm của tập thể với trách nhiệm của cá nhân đồng thời tăng
cường ý thức trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền.
Việc lập QHSDĐ được pháp luật quy định tại điều 25 Luật đất đai 2003, điều 15
Nghị định 181/2004/NĐ - CP của Chính phủ. Theo đó: Chính phủ tổ chức và thực
hiện lập QHSDĐ của cả nước; UBND tỉnh tổ chức thực hiện QHSDĐ của cấp
mình; UBND huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm lập QHSDĐ của cấp huyện và
UBND huyện thuộc thành phố trung ương lập QHSDĐ của cấp xã thuộc khu vực
4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), luật đất đai, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

16



đô thị; UBND xã có trách nhiệm lập QHSDĐ của cấp xã không thuộc quy hoạch
phát triển đô thị [18,30]5.
Thứ hai là về quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ muốn đi vào thực hiện trong cuộc sống phải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét và phê duyệt. Xét duyệt là công đoạn cuối cùng trước khi các
phương án quy hoạch được công bố và đưa vào thực hiện trong cuộc sống. Đây là
bước mà cơ quan cấp trên xác nhận lại một lần cuối tính hợp lý và hợp pháp của
các phương án QHSDĐ của cấp dưới. Thẩm quyền quyết định và phê duyệt
QHSDĐ được quy định tại điều 26 luật đất đai 2003 cụ thể như sau: Quốc hội
quyết định QHSDĐ của cả nước do Chính phủ trình. Chính phủ xét duyệt QHSDĐ
của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương xét duyệt QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp. UBND huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt QHSDĐ cấp xã không thuộc vùng quy hoạch
phát triển đô thị [18,31]6.
2.6. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Điều chỉnh QHSDĐ là việc cơ quan nhà nước thay đổi một số nội dung của
QHSDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Việc điều chỉnh chỉ
thực hiện khi có một số thay đổi của các yếu tố có liên quan làm cho các QHSDĐ
đã được xét duyệt không còn phù hợp và khi đi vào thực hiện không có tính khả thi.
Việc điều chỉnh QHSDĐ được quy định tại điều 27 đã quy định rất cụ thể các
trường hợp điều chỉnh QHSDĐ, về nội dưng cũng như thẩm quyền quyết định xét
duyệt QHSDĐ của các cấp. Những quy định về điểu chỉnh đảm bảo được yêu cầu
về tính khả biến của QHSDĐ. Đặc biệt quy định cơ quan có thẩm quyền xét duyệt
QHSDĐ cấp nào thì có thẩm quyền xét duyệt điều chỉnh QHSDĐ cấp ấy là quy
định hợp lý. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã quy định cụ thể hồ sơ xét duyệt và hồ
sơ điều chỉnh xét duyệt QHSDĐ tại điều 17, 19, 20, 21 và 26 Nghị định
181/2004/NĐ - CP, theo đó mỗi cấp lập quy hoạch sẽ có những hồ sơ khác nhau.
Nhìn chung các quy định của pháp luật về điều chỉnh QHSDĐ là khá đầy đủ và họp
lý. Tuy nhiên, hồ sơ xét duyệt điều chỉnh QHSDĐ chưa đề cập đến báo cáo đánh
giá môi trường chiến lược như các quy định của luật bảo vệ môi trường. Qua đó

cho thấy sự thống nhất của Luật đất đai 2003 và Luật bảo vệ môi trường 2005 là
chưa cao.

5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật đất đai, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
6 Chỉnh phủ nước Cộng hỏa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định 181/2004/NĐ - CP cùa chính phủ thi
hành luật đất đai.

17


2 .7. Công bố quy hoạch sử dụng đất
Từ trước tới nay, người dân thường khó tiếp cận với các phương án QHSDĐ,
phần lớn việc làm quy hoạch cho đến trình tự pháp lý để được phê duyệt và có hiệu
lực đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, người dân không có được
đầy đủ thông tin hoặc nếu có thì cũng chỉ là những thông tin không chính xác về
quy hoạch. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định các cơ quan nhà nước phải công
khai toàn bộ các tài liệu về QHSDĐ nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất biết
để thực hiện đúng quy hoạch. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho người dân thực
hiện quyền giám sát của mình đối với các phương án QHSDĐ, tránh tình trạng một
số người lợi dụng thông tin quy hoạch để trục lợi cho bản thân. Việc công bố
QHSDĐ được thực hiện theo điều 28 luật đất đai 2003 và điều 27 Nghị định
181/2004/NĐ - CP của Chính phủ. Theo đó:
- Bộ tài nguyên môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về
QHSDĐ của cả nước đã được quốc hội quyết định. Hình thức công bố bao gồm:
Công bố tại trụ sở cơ quan trong suốt kỳ QHSDĐ, đăng công báo, công bố trên
mạng thông tin quản lý nhà nước của chính phủ và trích đăng trên báo hằng ngày
của trung ương.
- Sở TNMT và phòng TNMT có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu
QHSDĐ của địa phương đã được xét duyệt. Hình thức công bố bao gồm: công bố
tại trụ sở cơ quan trong suốt thời kỳ QHSDĐ, công bố trên mạng thông tin quản lý

nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trích đăng trên báo của địa
phương.
- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu
về QHSDĐ chi tiết và các dự án đầu tư đã được xét duyệt tại trụ sở UBND xã,
phường, thị trấn trong suốt kỳ QHSDĐ.
Những quy định trên giúp người dân có thể tiếp cận đầy đủ thông tin về
QHSDĐ để biết và thực hiện, các cơ quan nhà nước thể hiện sự công khai, minh
bạch trong quá trình xây dựng, lập, phê duyệt và đưa quy hoạch vào đời sống đồng
thời thể hiện sự dân chủ, công khai trong công tác quy hoạch. Hình thức công bố
thông tin QHSDĐ cũng được quy định đa dạng, người dân có thể tiếp cận thông tin
QHSDĐ trên mạng Internet, báo chí... Song những quy định này trên thực tế vẫn
còn mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại nguồn thông tin hữu ích cho người
dân. Người dân không biết đến các phương án quy hoạch, gây khó khăn cho việc
thu hồi đất và bàn giao mặt bằng để nhà nước thực hiện các dự án đầu tư. Trong
thời gian tới, các cơ quan chức năng nên làm tốt việc công bố thông tin QHSDĐ
góp phần nâng cao hiệu quả của các phương án QHSDĐ trong cuộc sống, đảm bảo
tính ổn định và chiến lược lâu dài.
18


2.8. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Thực hiện QHSDĐ là việc triển khai áp dụng các nội dung trong QHSDĐ và
thực tiễn sử dụng đất. Đây chính là việc các cơ quan nhà nước thực hiện các hành
vi quản lý đất đai theo quy định của pháp luật và theo ý đồ sử dụng đất đã được xét
duyệt.
Việc thực hiện QHSDĐ được quy định tại điều 29 luật đất đai 2003 theo đó:
Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện QHSDĐ của cả nước, kiểm tra việc thực
hiện QHSDĐ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. UBND cấp tỉnh và cấp
huyện chỉ đạo việc thực hiện QHSDĐ của địa phương, kiểm tra việc thực hiện
QHSDĐ của địa phương cấp dưới trực tiếp. UBND xã chỉ đạo thực hiện QHSDĐ

của địa phương, phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với QHSDĐ đã
được công bố [18,34]7.
2.9. Quản lý, giám sát quy hoạch sử dụng đất
Quản lý là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các biện pháp hành
chính để thực hiện việc triển khai, giám sát quy hoạch. Điều 28 Nghị định
181/2004/NĐ - CP quy định quản lý QHSDĐ như sau:
- UBND tỉnh và huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép
chuyển đổi mục đích sử dụng theo đúng QHSDĐ. Chủ tịch UBND cấp tỉnh và
huyện có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm tại địa
phương.
- UBND xã theo dõi thực hiện QHSDĐ tại địa phương, khi có vi phạm xử lý
theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Chủ tịch
UBND xã chịu trách nhiệm về việc không ngăn chặn, không xử lý kịp thời để xảy
ra các hành vi vi phạm QHSDĐ đã được xét duyệt tại địa phương.
- Sở TNMT, Phòng TNMT và cán bộ địa chính cấp xã tổ chức thanh tra việc
thực hiện QHSDĐ. Trường họp có vi phạm về thực hiện QHSDĐ vào mục đích
ANQP thì sở TNMT có văn bản gửi Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An để xử lý.
Từ những phân tích về các quy định pháp luật QHSDĐ, tác giả đưa ra sơ đồ thể
hiện trình tự, thẩm quyền xây dựng QHSDĐ của các cấp trong cả nước như sau:
\ Thứ tự

\

Tên \
qhsdđ \

Bước 1

Bước 2


Bước 3

Bước 4

Bước 5

Bước 6

Lập

Thông
qua

Xét
duyệt

Công bố

Thực
hiện

Điều chỉnh
Lập hồ
sơ xét
duyệt

Thẩm
quyền
xét duyệt


7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

19


QHSDĐ
cả nước

Chính
phủ

QHSDĐ
cấp tỉnh

UBND
tỉnh

HĐND
tỉnh

QHSDĐ
cấp
huyện

UBND
huyện

QHSDĐ
cấp xã
thuộc

KVĐT

Bộ
TNTMT

Chính
phủ

Bộ
TNMT

Quốc hội

Chính
phủ

Sở
TNMT

UBND
tỉnh

UBND
tỉnh

Chính
phủ

HĐND
huyện


UBND
tỉnh

Phòng
TNMT

UBND
huyện

UBND
huyện

UBND
tỉnh

UBND
huyện

HĐND
huyện

UBND
tỉnh

UBND


UBND



UBND
huyện

UBND
tỉnh

QHSDĐ
cấp xã
không
thuộc
KVĐT

UBND


HĐND


UBND
huyện

UBND


UBND


UBND



UBND
huyện

QHSDĐ
ANQP

Bộ CA
Bộ QP

Bộ
TNMT

Chính
phủ

Bí mật
quốc gia

Bộ CA
Bộ QP

Bộ
TNMT

Chính
phủ

Quốc hội Quốc hội


* sơ đồ 2: Stf đồ thể hiện trình tự, thẩm quyền xây dựng QHSDĐ của các
cấp
Qua sơ đồ trên, ta thấy giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng quy hoạch có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ quan cấp trên luôn thực hiện chức năng giám
sát cấp dưới làm cho các QHSDĐ của các cấp họp lý và phù hợp với quy hoạch
tổng thể chung trong cả nước. Với cơ chế như trên, quá trình xây dựng, lập, quyết
định xét duyệt vừa tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, vừa phân
công, phân nhiệm rõ ràng giữa cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính
nhà nước và thẩm quyền chuyên môn của cơ quan quản lý đất đai.
Tóm lại, nội dung của pháp luật về QHSDĐ đã góp phần làm cơ sở pháp lý quan
trọng để các phương án quy hoạch có hiệu lực pháp luật trong thực tế. Pháp luật
quy định rất cụ thể các nguyên tắc, căn cứ cũng như trình tự thủ tục xây dựng các
phương án QHSDĐ giúp cho các phương án quy hoạch mang lại hiệu quả cao. Đặc
biệt, đối với các QHSDĐ chi tiết pháp luật đã quy định phải lấy ý kiến đóng góp
của người dân. Đây là một quy định tiến bộ thể hiện được quyền dân chủ của công
dân. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã chia QHSDĐ cấp xã thành hai trường hợp để
20


đáp ứng được nhu cầu thực tế khách quan. So với Luật đất đai 2003 và Nghị định
68/2001/NĐ - CP thì Luật đất đai 2003 đã thể hiện được một bước phát triển mới
trong hoạt động QHSDĐ. Tuy nhiên, những quy định đã không còn phù họp với
yêu cầu mới của xã hội nhưng Pháp luật vẫn còn áp dụng các quy định chung cho
tất cả các cấp quy hoạch trong khi đó ở mỗi cấp lại có nhu cầu, hiện trạng sử dụng
đất khác nhau mà Pháp luật vẫn chưa có cơ chế rõ ràng trong việc chịu trách nhiệm
của cá nhân, vẫn còn quy định trách nhiệm chịu tập thể và đặc biệt chưa chú ý tới
nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nhiều quy định thiếu tính ổn
định, tính chiến lược và thiếu tính khả thi. Chính vì thế trong thời gian tới pháp luật
cần có những chính sách đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai về
QHSDĐ để hoạt động QHSDĐ thực sự là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện

tốt vai trò quản lý đất đai.
CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH s ử DỤNG ĐẤT VÀ QUY
HOẠCH ĐẤT XÂY DỤNG NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN NAM GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Khái quái về Шеи kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nam Giang, tình
Quảng Nam và những ảnh hưởng của Шеи kiện đỏ đến việc thực hiện pháp luật
qui hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới trên (lịa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nam Giang là một trong hai huyện miền núi cao, biên giới của tỉnh Quảng Nam,
cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 120 Km về phía Tây Bắc. Có tổng diện tích tự nhiên là
184.288,66 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp
: 153.314,49 ha, chiếm 83,20% tổng diện tích tự
nhiên (trong đó đất sản xuất nông nghiệp 5.212,23 ha, đất lâm nghiệp 148.068,17
ha, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác).
+ Đất phi nông nghiệp : 3.744,02 ha
+ Đất chưa sử dụng
: 27.230,15 ha
Địa hình chủ yếu đất đồi núi dốc cao, chia cắt mạnh; diện tích rừng núi, đất
rừng chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích tự nhiên.
3.1.2. Đơn vị hành chỉnh
Trước khi Nghị quyết 03/2011/NQ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ ra
đời, toàn địa bàn huyện có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 06 xã vùng
cao, biên giới. Sau khi Nghị quyết 03/2011/NQ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ
về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Nam Giang,
tỉnh Quảng Nam, thì huyện Nam Giang có 12 đơn vị hành chính cấp xã, với 63
thôn. Trong đó có 06 xã biên giới trên tổng số 09 xã vùng cao,biên giớicủa huyện.
21



3.1.3. Điều kiện xã hội:
Toàn huyện có tổng dân số là 22.982 người, trong đó: đồng bào dân tộc thiểu
số là 17.967 người, chiếm 78,17% tổng số dân trên địa bàn.
Kết quả điều tra hộ nghèo trên địa bàn huyện Nam Giang năm 2011, đã được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 Phê
duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011 tỉnh Quảng Nam là
69,13%, với 3.661 hộ nghèo; hộ cận nghèo chiếm 4,38%, với 232 hộ.
3.1.4. Điều kiện về kỉnh tế
Là một huyện miền núi, với phần lớn là đồng bào DTTS, sinh sống chủ yếu
bằng sản xuất thuần nông, phương thức canh tác giản đơn, nhỏ lẻ và phân tán. Vì
vậy, Nam Giang có điều kiện kinh tế xuất phát điểm thấp, phần lớn nông sản làm ra
trước mắt là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và ổn định lương thực tại chỗ.
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm: 5.966,2 ha/ 6.000 ha đạt 99,4 % kế
hoạch. Trong đó, diện tích cây lương thực có hạt: 3.561,8 ha ( vụ Đông- Xuân: 767
ha, Hè- Thu: 2.794,8 ha ); diện tích gieo trồng lúa nước đạt 719,9 ha, bằng 99,3%
kế hoạch; diện tích gieo trồng các loại cây trồng khác đạt từ 90,5% trở lên so với kế
hoạch giao.
Tổng sản lượng lương thực có hạt đ ạ t: 6.202,6 tấn đạt 98,4% kế hoạch giao. Chăn
nuôi: Tổng đàn gia súc : 15.025 con. Trong đó:
Đàn bò: 5.216 con, bằng 86,9% so với kế hoạch; đàn trâu: 1.323 con; đàn heo:
7.534 con, bằng 94,1% kế hoạch; đàn dê: 737 con, bằng 92,5% kế hoạch.
Tổng đàn gia cầm: 28.305 con, bằng 94,3% kế hoạch.
-Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện ước đạt: 272,372 tỷ
đồng. Trong đó, thu trên địa bàn do huyện quản lý thu ước đạt 13,485 tỷ đồng.
Nhìn chung thu ngân sách trên địa bàn hằng năm có tăng, song vẫn còn thấp so với
nhu cầu chi của địa phương, thu ngân sách của huyện chưa đảm bảo tự cân đối.
Phần đảm bảo chi cho đầu tư phát triển và chi cho các hoạt động khác hiện nay chủ
yếu phụ thuộc vào ngân sách của tỉnh và từ các chương trình mục tiêu của Trung
ương phân bổ.v.v.

Lâm nghiệp: Cưng cấp 285.000 giống cây keo cho nhân dân 03 xã, thị trấn
vùng thấp để tổ chức trồng rừng ( sản xuất ) phân tán trong dân, tương đương với
114 ha/150ha, bằng 76% kế hoạch giao.
Gỉa trị sản xuất ngành nông- lâm nghiệp ước đạt 44,37 tỷ đồng, bằng 99,7%
kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 38,37 tỷ đồng, bằng 99,65
% kế hoạch giao ( ngành chăn nuôi đạt 9,1 tỷ đồng, bằng 87,5% kế hoạch ).
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Giá trị sản xuất ước đạt 8,87 tỷ đồng,
bằng 111,4% kế hoạch năm. Trong đó: riêng giá trị sản xuất ngành chế biến đạt
22


6,49 tỷ đồng ( tăng 28,3% so với năm 2010 ); ngành công nghiệp khai thác đạt 1,17
tỷ đồng, tăng 55,3% so với năm 2010; gía trị sản xuất và phân phối điện nước trong
năm đạt 1,205 tỷ đồng. Sản phẩm dệt đạt 9.300 m2 ( bao gồm cả sản phẩm của
HTX Dệt thổ cẩm Zơ Ra ) .
- Đầu tư xây dựng, tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011 là
69,131 tỷ đồng ( dự toán chi đầu tư XDCB năm 2011 là 29,907 tỷ đồng; vốn
chuyển nguồn năm 2010 là 9,740 tỷ đồng; tỉnh bổ sung năm 2011 29,033 tỷ đồng,
bổ sung từ các nguồn khác 451 triệu đồng ).
- Giáo dục và đào tạo, năm học 2011-2012, ngành giáo dục trên địa bàn
huyện có 26 trường và 01 Trung tâm dạy nghề, với 6.717 học sinh/275 lớp. Trong
đó: Mầm non- Mau giáo: 1.422/57 lớp, TH 2.343/132 lớp, THCS 1.750/57 lớp,
THPT 1.202/29 lớp.
Ket quả học tập năm học 2010-2011 : học có 413 em hoàn thành chương trình
Tiểu, đạt tỷ lệ 100%; 532 em hoàn thành chương trình THCS, đạt tỷ lệ 99,2%;
chương trình THPT 291 em, đạt tỷ lệ 91,22%; chương trình THBT 32 học sinh, đạt
tỷ lệ 55,2%.
Trên địa bàn có 9/12 xã có trạm y tế, còn 03 xã mới chia tách chưa được đầu
tư xây dựng Trạm Y tế.
- Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình '.

Tỷ lệ giảm sinh năm 2011 thực hiện 3,08%o, vượt 2,38%0 so với kế hoạch
giao.
- Văn hoá - thông tin Trên toàn địa bàn huyện có 4.015/4.358 hộ gia đình
đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 93,13%; có 42/63 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa, chiếm tỷ lệ
66%.
* Đánh giá
nhữngо thuân
loi
điểm tư• nhiên - kỉnh tế
о

• và khó khăn của đăc

xã hộỉ đối với công tác quản lý sử dụng đất:
Những thuận lợi:
- Nam Giang có vị trí địa lý - kinh tế - quốc phòng quan trọng, có đường biên
giới với nước bạn Lào anh em mang tính chiến lược không những của tỉnh mà cả
miền Trung. Nam Giang có tuyến đường xuyên Việt Hồ Chí Minh chạy qua đây là
tuyến đường quan trọng huyết mạch nối liền Bắc-Nam và nối với tuyến hành lang
kinh tế Đông - Tây, nối Việt Nam với các nước Đông Nam á. Có Quốc lộ 14 в đi
thành phố Đà Nằng và thông sang nước bạn Lào theo đường Quốc lộ 14 D qua cửa
khẩu Đắc ốc. Đường Hồ chí Minh, Quốc lộ 14B, quốc lộ 14 D sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho Nam Giang phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu hàng hoá với các
tỉnh và với các nước trong khu vực.

23


- Tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp rất lớn, đất hoang hoá có khả
năng sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp nhiều, là điều kiện thuận lợi để phát

triển ngành nông lâm nghiệp, đặc biệt phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát
triển của các loại cây trồng, con vật nuôi.
- Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều động thực vật quý hiếm rất có giá trị
kinh tế, nghiên cứu bảo tồn.
- Tiềm năng lớn về khoáng sản, đặc biệt đá vôi là nguyên liệucho nhà máy
Xi măng và một số khoáng sản chưa được thăm dò về trữ lượng.
- Tài nguyên nhân văn phong phú với sự pha trộn bản sắc văn hoáđặc tnmg
của các dân tộc vùng cao. Hệ sinh thái động thực vật đa dạng, môi trường trong
lành, cảnh quan hùng vĩ sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch sinh
thái, nghĩ dưỡng, nghiên cứu.
- Nền kinh tế của huyện bước đầu có tăng trưởng, kinh tế-xã hội có những
thay đổi đáng kể. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như giao thông, điện, nước,
thông tin liên lạc ... đang được nhà nước quan tâm đầu tư, từng bước cải thiện, tạo
những tiền đề cơ bản nhằm khai thác đồng bộ vùng đất ẩn chứa nhiều tiềm năng to
lớn này.
Những khó khăn, hạn chế:
- Là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng Nam, kinh tế có bước phát
triển nhưng tốc độ còn chậm. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế huyện không đáng kể,
điều kiện giao lưu tiếp thu các tiến bộ vào đời sống sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội hạn chế.
- Kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn là ngành sản xuất chủ
yếu nhưng còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Thị trường
tiêu thụ nông sản phẩm không ổn định, chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi
còn chậm, chưa đạt hiệu quả cao, chưa có nhiều loại cây trồng, vật nuôi mang tính
sản xuất hàng hoá. Năng lực đầu tư thâm canh trong nông nghiệp, giá trị thu được
trên một diện tích đất nông nghiệp còn thấp so với nhiều vùng trong tỉnh. Kinh tế
họp tác và hợp tác xã hỗ trợ cho kinh tế hộ chưa được phát triển. Việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Thông tin về thị trường của các sản phẩm nông nghiệp cũng như việc gắn phát triển

nông nghiệp với phát triển ngành công nghiệp chế biến chưa được hình thành đã
ảnh hưởng lớn quá trình sản xuất với quy mô lớn và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện còn nghèo nàn. Trình
độ dân trí thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Trình độ lao sản xuất còn
thấp kém, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp chưa
phổ biến, vẫn dựa vào thiên nhiên là chủ yếu. Đây là một trong những trở ngại lớn
24


trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh phát triển
sản xuất.
- Lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật còn thiếu và trình độ
còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông nội vùng chưa phát triển nên việc đi lại
khó khăn, giao lưu kinh tế, văn hoá còn nhiều bất cập. Các công trình phúc lợi công
cộng thiếu và chất lượng phục vụ chưa cao, nên các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,
tiêu chảy thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và lao động sản xuất.
- Địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn lượng mưa lớn và
tập
trung vào các tháng 9,10,11 hàng năm do đó đất đai dễ bị xói mòn rữa trôi mạnh
làm mất khả năng sản xuất của đất.
- Đất sản xuất nông nghiệp nằm phân tán, manh mứn gây khó khăn cho việc
đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhìn chung, về điều kiện kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện trong những năm
qua, mặc dù đã có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đặc
biệt là về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là tại địa bàn các xã vùng cao, trong
đó có 03 xã mới chia tách là: Tà Pơ, Đắc Tôi và Chơ Chun, cơ sở hạ tầng thiết yếu
còn rất nhiều hạn chế. Đời sống của nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông
nghiệp, năng suất còn thấp, giá trị canh tác trên một ha đất nông nghiệp chưa cao,

tư duy và phương thức sản xuất của nhân dân vẫn mang nặng tính truyền thống
manh mún, nhỏ lẻ.v.v.
3,2,
Thực trạng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn
huyện Nam Giang nói chung và công tác qui hoạch sử đất để xây dựng nông
thôn mới
3.2.1. Thực trạng công tác ỉập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn
huyện Nam Giang nói chung
Xác định rõ được tầm quan trọng trong công tác QHSDĐ đối với sự phát triển
kinh tế-xã hội, trong những năm qua các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương
luôn quan tâm chú trọng đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đến
nay công tác QHSDĐ trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả như sau.
+
+
+
+

Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện thời kỳ 2002-2010.
Quy hoạch sử dụng đất xã Chà Vàl thời kỳ 2003-2015
Quy hoạch sử dụng đất xã La Dê thời kỳ 2003-2015
Quy hoạch sử dụng đất xã Đắc Pring thời kỳ 2004-2015
25


×