Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

NHỮNG QUY ĐỊNH đối với góp vốn THÀNH lập CÔNG TY cổ PHẦN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ HỒNG MINH

NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GÓP VỐN
THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ HỒNG MINH

NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GÓP VỐN
THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang


HÀ NỘI - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
KHÁI LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

7

CỔ PHẦN

1.1.

Khái quát về góp vốn thành lập công ty

7

1.1.1.


Khái niệm góp vốn thành lập công ty

7

1.1.2.

Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty

8

1.2.

Góp vốn thành lập công ty cổ phần

11

1.2.1.

Khái quát về công ty cổ phần

11

1.2.1.1. Khái niệm công ty cổ phần

11

1.2.1.2. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần

16


1.2.2.

Những vấn đề chung về góp vốn thành lập công ty cổ phần

24

1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của góp vốn thành lập công
ty cổ phần

24

1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ phát sinh khi góp vốn thành lập công ty
cổ phần

29

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP

36

CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1.

Lịch sử phát triển của các quy định pháp luật về góp vốn
thành lập công ty cổ phần và sự đảm bảo của nhà nước đối

3

36



với góp vốn thành lập công ty cổ phần
2.2.

Một số quy định cơ bản về vốn của công ty cổ phần

41

2.2.1.

Vốn điều lệ

41

2.2.2.

Vốn pháp định

46

2.3.

Chủ thể góp vốn

51

2.4.

Hình thức góp vốn


59

2.4.1.

Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

62

2.4.2.

Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp

69

2.5.

Định giá tài sản góp vốn

74

2.5.1.

Ý nghĩa của việc định giá tài sản góp vốn

74

2.5.2.

Phương thức định giá tài sản góp vốn


75

2.6.

Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn

79

2.6.1.

Đối với trường hợp góp vốn bằng giá trị quyề n sử du ̣ng đấ t

80

2.6.2.

Đối với trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ

83

2.7.

Những quy định về nghĩa vụ góp vốn đối với cổ đông sáng lập

84

Chương 3:

88


MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG
TY CỔ PHẦN

3.1.

Nhu cầu hoàn thiện những quy định pháp luật về góp vốn
thành lập công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2005

88

3.2.

Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn
thành lập công ty cổ phần

90

3.3.

Một số ý kiến cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về góp vốn
thành lập công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2005

92

3.3.1.

Về chủ thể góp vốn thành lập công ty cổ phần


92

3.3.2.

Về tài sản góp vốn thành lập công ty cổ phần

95

4


3.3.3.

Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn

96

3.3.4.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về
góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng và các thiết chế
kinh tế, xã hội

97

3.3.5.

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan đăng ký kinh
doanh nói chung cũng như các cơ quan nhà nước khác


99

3.3.6.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho người dân và nâng cao văn hóa pháp lý, đạo đức
kinh doanh cho doanh nghiệp

101

KẾT LUẬN

103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Mức vố n pháp đinh
̣ theo loa ̣i hình công ty c
nước châu Âu

ủa một số

47

2.2

Mức vố n pháp đinh
̣ đố i với doanh nghiê ̣p tư nhân , công
ty trách nhiê ̣m hữu ha ̣n, công ty cổ phầ n ở Việt Nam

49

6


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, công ty cổ phần có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay
và đã khẳng định được vị thế, tính ưu việt so với các loại hình doanh nghiệp
khác. Trong số các loại hình doanh nghiệp thì công ty cổ phần là hình thức tổ
chức kinh doanh huy động vốn có cơ chế mở và linh hoạt nhất, có khả năng
huy động vốn một cách rộng rãi, có khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy
mô lớn; do đó, tạo điều kiện và môi trường thúc đẩy vốn luân chuyển linh

hoạt trong nền kinh tế, giúp cho các nguồn lực được phân bổ và sử dụng hợp
lý, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, ở nước ta, mô hình công ty cổ phần đang được
coi là một hướng quan trọng trong chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Điều
này đã được thể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X:
Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu
mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần thông qua việc đẩy mạnh
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp
cổ phần mới, để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỉ
trọng ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta [14, tr. 231].
Với tinh thần đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã được ban hành và
nhờ đó, địa vị pháp lý của công ty cổ phần đã được hoàn thiện một bước. Luật
Doanh nghiệp cùng với các văn bản pháp luật có liên quan về đầu tư, chứng
khoán và thị trường chứng khoán, kế toán, kiểm toán… cơ bản đã tạo thành
hành lang pháp lý cho công ty cổ phần tồn tại và phát triển.
Và gần đây, tinh thần này một lần nữa được khẳng định trong Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, trở thành một trong những mục tiêu quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước ta:

7


Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế
và các tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của
các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa
sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Phân định rõ
quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh

nghiệp, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các doanh
nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển đa dạng,
mở rộng quy mô; có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức
kinh tế hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng thị trường, ứng
dụng công nghệ mới, tiếp cận vốn. Khuyến khích phát triển các loại
hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với
sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ
chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch
và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế
tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà
nước... [15, tr. 110].
Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho thấy nỗ lực rất lớn của Nhà nước
ta trong việc tạo ra môi trường pháp lý cho công ty cổ phần phát triển.
Như ta đã biết, góp vốn là bước khởi đầu của công việc kinh doanh, là
một yếu tố tiền đề quan trọng đối với sự ra đời, phát triển của một công ty cổ
phần, là cơ sở để phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông cũng như sự chuyển
nhượng, quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty. Vốn
nhiều hay ít là một trong các yếu tố lớn quyết định uy tín của doanh nghiệp
trên thương trường, tạo niềm tin đối với khách hàng và khả năng trả nợ của
công ty đối với chủ nợ… Do đó, các quy định pháp luật về góp vốn phải

8


khách quan, minh bạch và có tính khái quát cao; có như vậy, pháp luật mới
thực sự bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia
thành lập công ty cũng như tạo tiền đề pháp lý vững chắc cho hoạt động của
công ty cổ phần. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về góp
vốn thành lập công ty cổ phần đã bộc lộ không ít những thiếu sót, hạn chế như

pháp luật chưa dự liệu được các hình thức góp vốn đang diễn ra rất đa dạng
trong thực tế cuộc sống, một số quy định còn chưa thống nhất với các quy
định của các văn bản pháp luật khác...
Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Những quy định đối với góp vốn
thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam" với mong muốn được nghiên cứu
một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định pháp luật về góp vốn thành lập
công ty cổ phần, từ các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty cổ phần,
hình thức góp vốn thành lập công ty cổ phần, thực trạng pháp luật Việt Nam
về góp vốn thành lập công ty cổ phần… để từ đó nêu ra những điểm còn hạn
chế của pháp luật và đề ra một số phương hướng góp phần hoàn thiện các quy
định về vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của xã hội, công ty cổ phần đã trở thành mô
hình doanh nghiệp phổ biến trên thế giới và cũng đang dành được sự quan
tâm khá lớn ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, công ty cổ phần trở
thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như
kinh tế, pháp luật…, trong đó có các đề tài như:
- Nguyễn Thiết Sơn: Công ty cổ phần ở các nước phát triển. Quá trình
thành lập, tổ chức quản lý, NXB Khoa học xã hội, 1991.
- Tạ Đình Xuyên: Tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần, Nhà in
Trung tâm Thông tin KHXHKTQS, 1991.
- PGS. PTS Lê Hồng Hạnh: Cấu trúc vốn của công ty, Tạp chí Luật
học, số 03/1996.

9


- Nguyễn Đông Ba: Vấn đề tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo
Luật Doanh nghiệp, Tạp chí Luật học, số 02/2000.
- ThS. Lê Thị Châu, Tư cách pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt

động trong công ty đối vốn ở nước ta, Tạp chí Luật học, số 10/2000.
- Lê Thị Châu: Xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản
của công ty đối vốn ở nước ta, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2001.
- Lê Thị Hải Ngọc: Một số vấn đề pháp lý của công ty cổ phần theo
Luật Doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2002.
- Luật sư Nguyễn Ngọc Bích: Luật Doanh nghiệp - Vốn và quản lý
vốn trong công ty cổ phần, Nxb Trẻ, 2003.
- Nguyễn Thanh Hải: Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo
pháp luật Việt Nam, - Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2007.
...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề pháp lý
về vốn và quản lý công ty cổ phần, chưa có đề tài nào đi sâu vào vấn đề góp
vốn thành lập công ty cổ phần.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu và làm rõ những vấn đề pháp lý về góp vốn
thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam, chú trọng
nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Luận văn đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật về góp vốn thành
lập công ty cổ phần cũng như một số quy định khác có liên quan đến tài sản
và các hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này.

10


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho

Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Tham khảo pháp luật về công ty cổ phần của một số nước trên thế
giới, vận dụng những vấn đề lý luận về góp vốn, đề xuất một số giải pháp
nhằm đảm bảo áp dụng có hiệu quả Luật Doanh nghiệp vào đời sống kinh tế
và nhằm hoàn thiện các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo
Luật Doanh nghiệp.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn được cụ thể hóa bằng những nhiệm
vụ sau đây:
- Nghiên cứu những quy định về góp vốn thành lập công ty nói chung,
góp vốn thành lập cổ phần nói riêng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005.
- Nghiên cứu các quy định khác liên quan đến tài sản, đầu tư, góp vốn
thành lập doanh nghiệp trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đầu tư năm
2005, Luật Đất đai năm 2003…, pháp luật nước ngoài về công ty cổ phần và
tình hình thực tế của Việt Nam.
- Chỉ ra những điểm được và những điểm hạn chế của các quy định về
góp vốn thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005.
- Đề xuất những nội dung cơ bản để hoàn thiện các quy định về góp
vốn thành lập công ty cổ phần.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề cơ
bản trong pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh
nghiệp hiện hành. Luận văn không đi sâu nghiên cứu khía cạnh tài chính về
vốn của công ty cổ phần cũng như vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên nền tảng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp

11


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

với các phương pháp nghiên cứu hiện đại như phương pháp thống kê tổng
hợp, phương pháp so sánh phân tích, phương pháp thu thập tài liệu… nhằm
đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái luận về góp vốn thành lập công ty cổ phần.
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về góp vốn thành lập công ty cổ phần
theo pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về
góp vốn thành lập công ty cổ phần.

12


Ket-noi.com

Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Chương 1
KHÁI LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty
Theo Từ điển Luật học, góp vốn là việc nhà đầu tư đưa tài sản dưới
các hình thức khác nhau vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng
chủ sở hữu doanh nghiệp [49, tr. 312].
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005:
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở
hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể
là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử
dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật,
các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn tạo
thành vốn của công ty [34, khoản 4 Điều 4].
Góp vốn cần được xem xét trên hai phương diện: kinh tế và pháp lý.
Xét từ phương diện kinh tế, góp vốn là việc tạo ra tài sản cho công ty nhằm
bảo đảm cho những chi phí trong hoạt động của công ty và bảo đảm quyền lợi
cho các chủ nợ. Góp vốn vào công ty là điều kiện tiên quyết để cho ra đời một
công ty. Nếu không có sự tích tụ, tập trung tài sản với tính cách là các phần
vốn góp thì: thứ nhất, công ty không có năng lực tài chính và do đó cũng
không thể tự gánh vác nghĩa vụ; thứ hai, không góp vốn thì không thể đem lại

lợi nhuận. Thực tế, sức mạnh tài chính của một công ty thông thường không
chỉ căn cứ vào số vốn các cổ đông góp mà còn các khoản khác như lãi thu
được, khoản vốn vay… Tuy nhiên, số vốn mà các thành viên hay các cổ đông
góp vào công ty mới phản ánh khả năng tài chính thực sự của một công ty.

13


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Còn xét từ phương diện pháp lý, góp vốn là hành vi chuyển giao tài sản hay
đưa tài sản vào công ty để đổi lấy quyền lợi đối với công ty.
Nhìn nhận góp vốn ở góc độ pháp lý, ta nhận thấy sự tồn tại của thỏa
thuận góp vốn giữa các thành viên và bản thân hành vi góp vốn thành lập
công ty. Trong đó, thỏa thuận góp vốn là thỏa thuận giữa các thành viên xoay
quanh vấn đề liên quan đến góp vốn. Nội dung của thỏa thuận góp vốn không
chỉ liên quan đến vấn đề mỗi thành viên góp bao nhiêu phần vốn góp mà còn
giải quyết rất nhiều vấn đề khác như tài sản góp vốn, quyền rút vốn, định giá
vốn góp, phương thức giải quyết tranh chấp, chuyển nhượng vốn góp… Thỏa
thuận góp vốn thành lập công ty là trường hợp các bên của thỏa thuận góp
vốn đồng thời là những người đầu tiên tạo dựng ra các quyền lợi trong công
ty. Có khi để thành lập một công ty, các thành viên chỉ cần thống nhất với
nhau thông qua thỏa thuận miệng; tuy nhiên điều này không phủ nhận rằng
bất kỳ việc góp vốn thành lập công ty như thế nào, không phụ thuộc vào số

vốn góp và số người tham gia, ta thấy phía sau nó là một quan hệ hợp đồng
xoay quanh vấn đề góp vốn. Mục tiêu của thỏa thuận góp vốn thành lập công
ty không chỉ là sự ra đời của một công ty mà còn giải quyết các vấn đề có tính
nền tảng cho sự tồn tại, vận hành và phát triển của công ty đó sau này.
Ngoài ra, khái niệm góp vốn thành lập công ty còn được xem xét với
tư cách là hành vi pháp lý. Theo đó, góp vốn là hành vi pháp lý đa phương,
chỉ việc đưa tài sản vào công ty để đổi lấy một quyền lợi đối với công ty; bởi
vì nó xuất phát từ thỏa thuận góp vốn giữa các thành viên. Một người chỉ có
thể thực hiện hành vi góp vốn sau khi đã đạt được thỏa thuận về việc góp vốn
với các thành viên khác. Mục đích của hành vi góp vốn là một quyền lợi nào
đó đối với công ty.
1.1.2. Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty
Góp vốn thành lập công ty là một hành vi chuyển giao quyền sở hữu
hoặc quyền hưởng dụng tài sản. Khi tài sản được sử dụng làm vốn góp vào

14


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

công ty thì quyền sở hữu hoặc quyền hưởng dụng của người góp vốn được
chuyển sang cho công ty. Theo đó, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối
với tài sản góp vốn được xác lập cho công ty theo quy định của pháp luật.
Việc góp vốn vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung

của công ty thực chất là hành vi đầu tư vốn để kinh doanh và nhằm mục đích
kiếm lợi nhuận. Do đó, quyền được chia lợi nhuận là một quyền lợi quan
trọng của thành viên công ty.
Như vậy, để nhận diện một hành vi góp vốn cần dựa trên ba yếu tố: một
là, có sự chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền hưởng dụng tài sản cho công ty;
hai là, người góp vốn có mong muốn trở thành thành viên của công ty; ba là,
mục tiêu của người góp vốn là một quyền lợi đối với công ty. Trong đó, mục tiêu
đổi lại một quyền lợi đối với công ty là căn cứ quan trọng nhất để phân biệt
hành vi góp vốn với các hành vi thương mại khác như việc bán, cho thuê một
tài sản nào đó cho công ty hoặc nhượng quyền thương mại, tặng cho tài sản.
Để thấy rõ được bản chất của hành vi góp vốn thành lập công ty tôi
xin so sánh hành vi góp vốn với một số hành vi thương mại khác như bán cho
công ty một tài sản, nhượng quyền thương mại cho công ty.
Phân biệt góp vốn thành lập công ty cổ phần với bán một tài sản cho
công ty: Trong quan hệ mua bán tài sản giữa bên bán với bên mua là một
công ty, có tồn tại việc đưa tài sản vào công ty. Bởi vì thông qua một thỏa
thuận mua bán tài sản thì tồn tại nghĩa vụ của bên bán phải đưa tài sản vào
trong công ty. Tuy nhiên, trong quan hệ này thì bên bán tài sản không hề có ý
định gánh vác các nghĩa vụ tài sản đối với các khoản nợ của công ty hay nói
chính xác hơn bên bán không muốn trở thành cổ đông của công ty. Khi đã
chuyển giao tài sản vào công ty, bên bán đoạn tuyệt quyền sở hữu đối với tài
sản đã chuyển giao. Và đổi lại cho việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài
sản mua bán thì bên bán mong muốn nhận được không phải là một quyền lợi
đối với công ty mà là một khoản giá trị đối ứng với nghĩa vụ chuyển giao tài

15


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho

Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

sản vào công ty. Công ty lúc đó có nghĩa vụ chuyển giao lại cho bên bán một
khoản giá trị tương ứng. Ví dụ: A bán cho công ty cổ phần Z một chiếc xe ô
tô con với giá là 700 triệu đồng, khi đó A có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở
hữu chiếc xe ô tô này cho công ty Z và ngược lại công ty có nghĩa vụ thanh
toán cho A khoản tiền là 700 triệu đồng như thỏa thuận. Bất kể công ty làm ăn
thua lỗ hay thành công thì A cũng chỉ nhận được khoản tiền là 700 triệu đồng
mà thôi. Và đồng thời anh ta cũng không phải chịu nghĩa vụ nào với chủ nợ
của công ty. Điều này chứng tỏ A không có một quyền lợi nào (quyền tài
chính hay quyền điều hành) đối với công ty mà chỉ có thể yêu cầu công ty Z
thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã thỏa thuận.
Phân biệt góp vốn thành lập công ty với nhượng quyền thương mại
cho công ty: Nhượng quyền thương mại là trường hợp bên nhượng quyền
(franchiser) cấp cho bên nhận nhượng quyền (franchisee) quyền sử dụng đối
với tài sản trí tuệ, ví dụ như quyền sử dụng thương hiệu, bí mật kinh doanh,
công nghệ, tên thương mại… Ta thấy, giữa hành vi góp vốn thành lập công ty
và hành vi cấp nhượng quyền có một số điểm gây nhầm lẫn. Thứ nhất, trong
hoạt động nhượng quyền, bên nhượng quyền cũng đưa tài sản mà cụ thể ở đây
là quyền sử dụng tài sản trí tuệ vào công ty - bên nhận nhượng quyền. Thứ
hai, bên nhượng quyền cũng được nhận một khoản phí nhượng quyền bao
gồm chi phí cố định và một loại phí tính trên cơ sở lợi nhuận mà công ty thu
được từ hoạt động nhượng quyền. Thứ ba, bên nhượng quyền cũng có thể áp
đặt một số quy tắc về hoạt động của công ty nhận nhượng quyền về các vấn
đề như phương thức kinh doanh, nguyên tắc kế toán, các điều khoản chống
cạnh tranh, bảo mật thông tin… Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại không

phải là hành vi góp vốn vì ba lý do sau:
+ Bên nhượng quyền không phải là cổ đông của công ty;
+ Khoản phí tính theo lợi nhuận mà bên nhượng quyền nhận được không
vượt ra ngoài phạm vi số lợi nhuận có được từ hoạt động nhượng quyền;

16


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

+ Những quy tắc kinh doanh mà bên nhượng quyền có thể áp đặt cho
phía công ty nhận nhượng quyền chỉ giới hạn trong phạm vi của hợp đồng
nhượng quyền chứ không phải các quy tắc áp đặt cho toàn bộ hoạt động kinh
doanh của bên nhận nhượng quyền.
Bằng việc so sánh góp vốn thành lập công ty với các hành vi khác dễ
gây nhầm lẫn, một lần nữa ta đã làm rõ hơn bản chất của hành vi góp vốn
thành lập công ty. Như vậy, bản chất của hành vi góp vốn là việc đưa tài sản
vào công ty để đổi lấy quyền lợi đối với công ty.
1.2. GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

1.2.1. Khái quát về công ty cổ phần
1.2.1.1. Khái niệm công ty cổ phần
Ở các nước khác nhau, công ty cổ phần có thể có những tên gọi khác
nhau. Ở Pháp là công ty vô danh (Anonymous Company), ở Anh là công ty

với trách nhiệm hữu hạn (Company Limited), ở Mỹ nó được gọi là công ty
kinh doanh (Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ
phần (Kabushiki Kaisha)…
Công ty cổ phần đầu tiên xuất hiện ở Anh năm 1600 là Công ty Đông
Ấn (East India Company), đươ ̣c thành lâ ̣p b ởi một nhóm gồm 218 người, với
hình thức rất đơn giản, các thành viên góp vốn theo từng chuyến đi biển, sau
mỗi chuyến đi các thành viên tham gia nhận lại vốn của mình và tiền lãi; nếu
gặp rủi ro thì các thành viên chịu thiệt hại tương ứng với phần vốn mà mình
đã góp. Đến năm 1602, ở Hà Lan xuất hiện các công ty tương tự như Công ty
Đông Ấn của Anh, rồi lần lượt công ty cổ phần xuất hiện ở Thụy Điển, Đan
Mạch, Đức… Đến cuối thế kỷ XVII, công ty cổ phần bắt đầu xuất hiện ở lĩnh
vực ngân hàng. Từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, công ty cổ phần
xâm nhập vào lĩnh vực giao thông vận tải, đường sông, đường sắt… Đến năm
1962, ở Anh đã có tới 482.000 công ty cổ phần. Còn ở Mỹ, năm 1904 số công

17


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ty cổ phần chiếm 23.6% tổng doanh nghiệp cả nước, năm 1962 đã chiếm 78%.
Bắt đầu từ thời kỳ này công ty cổ phần được thành lập khắp trên nhiều lĩnh vực
ở các nước tư bản và làm cho nền kinh tế ở mỗi quốc gia phát triển [41, tr. 7].
Nếu như công ty cổ phần ra đời và phát triển ở các nước tư bản khá

sớm thì ở Việt Nam lại xuất hiện rất muộn. Từ năm 1986 trở về trước, phương
hướng phát triển kinh tế chủ yếu của nước ta là ưu tiên kinh tế quốc doanh,
còn các thành phần kinh tế khác chưa được Nhà nước thừa nhận hoặc được
thừa nhận nhưng luôn bị hạn chế phát triển. Vì vậy, trong kinh tế quản lý tập
trung thời kỳ đó không tồn tại công ty cũng như luật công ty.
Tại Đại hội Đảng khóa VI năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết
định chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần sở hữu thì công ty mới được công nhận là hình thức pháp lý
để tiến hành hoạt động kinh doanh. Đến năm 1990, Việt Nam mới có đạo luật
chính thức quy định về công ty, đó là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư
nhân ngày 21/02/1990. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thành lập công ty nói
chung và công ty cổ phần nói riêng. Tuy cả hai đạo luật trên đã được sửa đổi,
bổ sung năm 1994 nhưng vẫn chưa khắc phục được những hạn chế, bất cập.
Vì vậy, ngày 12/6/1999, Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp thay thế cho
các quy định pháp luật về công ty trước đó. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi
của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Doanh
nghiệp năm 1999 đã bộc lộ không ít thiếu sót; bởi vậy, ngày 29/11/2005,
Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005,
tạo khung pháp lý vững chắc hơn cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện
nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Luật Doanh nghiệp năm
2005 đề cập cụ thể các hình thức pháp lý để kinh doanh, trong đó công ty cổ
phần được quy định chi tiết tại Chương IV từ Điều 77 đến Điều 129.
Giống như loại hình công ty cổ phần của các nước trên thế giới, ở Việt
Nam, công ty cổ phần cũng mang những thuộc tính cơ bản sau:

18


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho

Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

+ Công ty cổ phần là một thực thể pháp lý độc lập, tách rời khỏi
những người đã lập ra nó, tức là các cổ đông. Công ty cổ phần thuộc quyền sở
hữu của các cổ đông, chịu sự chi phối, định đoạt của các cổ đông. Tuy nhiên,
sự chi phối, định đoạt này lại được quy định chặt chẽ, rõ ràng bởi pháp luật.
Công ty cổ phần có thể tồn tại lâu dài, không bị ảnh hưởng bởi sự chuyển
nhượng vốn của các cổ đông. Công ty cổ phần được nhân danh mình thiết lập
các mối quan hệ.
+ Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số tài sản đã dùng
để mua cổ phần mà không phải chịu thêm trách nhiệm nào khác nữa. Công ty
không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ giao dịch cá nhân nào của cổ đông.
Trách nhiệm hữu hạn được xem xét ở đây là khía cạnh trách nhiệm trả nợ.
Theo đó, các cổ đông của công ty cổ phần chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với
nghĩa vụ trả nợ của công ty, tức là họ chỉ có trách nhiệm giới hạn trong số tài
sản đã dùng để góp vào công ty, số tài sản khác còn lại của họ không liên
quan đến công ty cũng như các nghĩa vụ tài chính của công ty. Còn công ty cổ
phần vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản nợ của công ty bằng toàn
bộ tài sản của mình.
+ Cổ phần có thể được chào bán tự do mà không lệ thuộc vào ý chí
của các cổ đông khác. Đây là thuộc tính cơ bản, quan trọng của công ty cổ
phần. Chỉ có công ty cổ phần mới có thuộc tính này. Quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần là một quyền đặc trưng của cổ đông trong công ty cổ phần.
Trừ một số hạn chế quy định trong Điều lệ công ty và các quy định của pháp
luật, cổ đông được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác. Sự tự do chuyển nhượng này làm cho số tiền ghi ở cổ phiếu có

một giá trị và có thể chuyển đổi thành tiền mặt được. Lý do mà pháp luật cho
phép chuyển nhượng quyền sở hữu là vì tiền của cổ đông bỏ ra phải chịu rủi
ro, trong khi quyền hành của họ đối với công ty bị hạn chế; vậy họ có quyền
kiểm soát sự rủi ro của mình bằng cách đẩy nó đi khi nào muốn [3, tr. 45].

19


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

+ Công ty cổ phần có một cơ quan quyết nghị đại diện cho ý chí của
cổ đông là Đại hội đồng cổ đông; cơ quan này ủy quyền cho Hội đồng quản
trị điều hành công ty một cách tập trung, tức là trong công ty cổ phần có sự
tách bạch giữa sở hữu và điều hành. Cổ đông không có quyền trực tiếp kiểm
soát hoạt động hàng ngày của công ty mà họ chỉ có quyền bổ nhiệm các thành
viên Hội đồng quản trị - những người sẽ đại diện họ quản lý và điều hành
công ty. Hội đồng quản trị quyết định về hướng đi chung của công ty; họ kiến
nghị hay quyết định việc đó thì tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia.
Điều hành công việc hàng ngày của công ty được giao cho những Tổng Giám
đốc, Giám đốc,… theo những quy định của pháp luật.
Với những đặc trưng cơ bản như trên, công ty cổ phần có vai trò to lớn
trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần làm hoàn thiện cơ chế thị trường.
Vai trò to lớn của công ty cổ phần được thể hiện thông qua những nội dung sau:
+ Do quan hệ sở hữu trong công ty cổ phần là thuộc về các cổ đông

nên quy mô sản xuất là rất lớn. Công ty cổ phần có khả năng thu hút được các
nguồn vốn của đông đảo các nhà đầu tư.
Vốn huy động dưới hình thức công ty cổ phần khác với vốn cho vay
trên cơ sở tín dụng, bởi vì nó không cho vay hưởng lãi mà là kiểu đầu tư mạo
hiểm và rủi ro. Trong công ty cổ phần, chức năng của vốn tách rời quyền sở
hữu của nó, cho phép sử dụng các nhà quản lý chuyên nghiệp. Do đó mà hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần trở nên hiệu quả hơn.
+ Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù: Chế độ
trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong mức vốn của công ty là chia
sẻ rủi ro cho các chủ nợ khi công ty phá sản. Vốn tự có của công ty huy động
thông qua phát hành cổ phiếu là vốn của nhiều cổ đông khác nhau, do đó khi
công ty bị phá sản có thể chia sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông. Chính cách huy
động vốn của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính có
thể mua cổ phiếu, trái phiếu của các công ty ở các ngành nghề, lĩnh vực khác

20


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

nhau để giảm bớt tổn thất khi bị phá sản so với việc đầu tư tài chính vào một
số công ty cùng ngành.
+ Việc ra đời của các công ty cổ phần với việc phát hành các loại
chứng khoán và việc mua bán, chuyển nhượng chứng khoán đến một mức độ

nhất định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng
khoán. Thị trường chứng khoán ra đời lại là nơi để cho các nhà kinh doanh có
thể tìm kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh
doanh, là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm của những người tích lũy đến
các nhà đầu tư và là cơ sở quan trọng để thông qua đó Nhà nước sử dụng các
chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục
tiêu lựa chọn.
+ Công ty cổ phần tạo điều kiện tập hợp được nhiều lực lượng khác
nhau vào hoạt động chung nhưng vẫn tôn trọng sở hữu riêng về quyền, trách
nhiệm và lợi ích của các cổ đông theo mức vốn góp. Mở rộng sự tham gia của
các cổ đông vào công ty cổ phần, đặc biệt là người lao động là cách để họ
tham gia vào hoạt động của công ty với tư cách là chủ sở hữu thực sự chứ
không phải là người làm thuê. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công
tác quản lý.
Bên cạnh những ưu điểm thể hiện ở vai trò to lớn đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, công ty cổ phần có những hạn chế nhất định, đó là:
Công ty cổ phần với chế độ trách nhiệm hữu hạn đã đem lại những thuận lợi
cho công ty nhưng đồng thời lại chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ. Công ty cổ
phần có đông đảo các cổ đông tham gia, nhưng trong đó đa số các cổ đông
không quen biết nhau, nhiều người trong số họ không am hiểu kinh doanh, do
đó mức độ ảnh hưởng của các cổ đông là không giống nhau, điều đó có thể
dẫn đến việc lợi dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hóa lợi ích giữa các
nhóm cổ đông khác nhau. Công ty cổ phần tuy có cơ cấ u t ổ chức chặt chẽ
nhưng việc phân công về quyền lực và chức năng của từng bộ phận cho hoạt
động của công ty có hiệu quả lại rất phức tạp.

21


Ket-noi.com

Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Từ những thuộc tính cơ bản của công ty cổ phần, người ta đã luật hóa
tạo nên các đặc điểm pháp lý của loại hình doanh nghiệp này.
1.2.1.2. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
Theo quy định của khoản 1 Điều 77 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là
cổ phần;
b. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối
thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp;
d. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81
và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp [34].
Đây là một định nghĩa khá đầy đủ về công ty cổ phần. Từ định nghĩa
này ta có thể rút ra một số đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần.
• Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần
Cổ phần là một công cụ giúp công ty huy động vốn; trong giai đoạn
thành lập công ty cổ phần, cổ phần tạo nên vốn điều lệ của doanh nghiệp. Cổ
phần là số vốn tối thiểu mà một cổ đông tham gia đầu tư vào công ty cổ phần.
Chỉ có ở công ty cổ phần thì vốn điều lệ mới được chia thành các phần bằng
nhau (cổ phần). Đây là một đặc trưng pháp lý riêng có của công ty cổ phần.

Trong các loại hình công ty khác (như công ty trách nhiệm hữu hạn hay công
ty hợp danh) vốn điều lệ thường được chia theo tỷ lệ phần trăm (%). Ví dụ:
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank năm 2010

22


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

có vốn điều lệ là: 9.179.230.130.000 đồng, được chia thành 9.179.230.13 cổ
phần, mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng [21, tr. 16].
Theo Luật Doanh nghiệp, cổ phần được chia thành hai loại chính là cổ
phần phổ thông và cổ phần ưu đãi; cổ phần ưu đãi lại bao gồm nhiều loại như
cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức…
Cổ phần phổ thông không thể được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Ngược
lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông khi hết thời hạn 3 năm kể từ khi công ty được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh; các loại cổ phần ưu đãi khác cũng có thể được
chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ
đông (khoản 3, khoản 6 Điều 78 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Theo tập tục
và luật pháp của nước Anh và Mỹ, khi nói cổ phần ưu đãi người ta sẽ hiểu là
cổ tức của loại này được bảo đảm khi so sánh với cổ tức được chia theo cổ
phiếu phổ thông (họ dùng việc hưởng cổ tức làm cơ sở để phân loại các loại
cổ phần). Nhưng ở Việt Nam, chúng ta dường như không theo tiêu chuẩn đó,

bởi có loại cổ phần ưu đãi biểu quyết. Các nhà làm luật ở ta coi quyền biểu
quyết là một ưu đãi. Còn ở các nước khác, quyền biểu quyết luôn đi theo cổ
phiếu phổ thông, người ta không coi nó là một ưu đãi. Việc ấn định các quyền
lợi cho cổ phần ưu đãi ban đầu là do các công ty tự đề ra cho các cổ đông
nhằm bảo đảm sự bình đẳng về lợi ích giữa họ với nhau, sau này mới được
điển chế thành luật. Các quyền lợi của những người nắm giữ cổ phần ưu đãi
được đặt ra ngay từ đầu khi mới lập công ty bằng cách quy định trong Điều lệ
hoặc sau này bằng các văn bản và được coi như là hợp đồng của người nắm
giữ cổ phần ưu đãi ký kết với công ty. Các quyền của họ bị giới hạn bởi các
điều khoản của hợp đồng và họ ít có quyền nào nằm ngoài hợp đồng này. Nếu
được ưu đãi về mặt cổ tức thì người sở hữu sẽ được nhận cổ tức hàng năm
trước người sở hữu cổ phần phổ thông; còn ưu đãi khi giải thể thì họ sẽ được
lấy tài sản của công ty theo phần của mình trước những người sở hữu cổ phần
phổ thông, nhưng chỉ lấy sau các chủ nợ. Có loại cổ phần chỉ ưu đãi về mặt cổ

23


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

tức mà không ưu đãi lúc giải thể và ngược lại. Trong loại ưu đãi cũng có thể
có quyền lợi khác nhau. Sự khác nhau này tùy theo khả năng và mức độ chấp
nhận của thị trường.
Người nắm giữ cổ phần gọi là cổ đông, họ được coi là người sở hữu

công ty. Mỗi cổ đông có thể mua một hay nhiều cổ phần; nhưng đôi khi số
lượng cổ phần tối đa mà một cổ đông nắm giữ có thể bị hạn chế bởi Điều lệ
công ty (nhằm tránh việc một cổ đông nào đó có thể nắm quyền kiểm soát
công ty). Cổ đông có thể là cá nhân hoặc các tổ chức. Cổ phần cho cổ đông
quyền hạn tùy theo loại. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi có thể có những
quyền lợi và nghĩa vụ khác với cổ đông phổ thông, ví dụ như được ưu đãi về
phiếu biểu quyết, được trả cổ tức ổn định hoặc cao hơn mức trả cho cổ đông
phổ thông, hoặc được yêu cầu công ty hoàn lại vốn góp theo các điều kiện đã
thỏa thuận (Điều 81, 82, 83 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Tuy nhiên, tương
ứng với những ưu đãi đó, quyền của các cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi
cũng có những hạn chế nhất định như cấm chuyển nhượng đối với cổ phần ưu
đãi biểu quyết (khoản 3 Điều 81 Luật Doanh nghiệp); mất quyền dự họp và
biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, mất quyền đề cử người vào Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát trong công ty (khoản 3 Điều 82, khoản 3 Điều 83 Luật
Doanh nghiệp năm 2005). Để đảm bảo quyền bình đẳng giữa cổ đông nắm
giữ cùng một loại cổ phần, pháp luật quy định mỗi loại cổ phần của cùng một
loại đều tạo ra các quyền, nghĩa vụ, lợi ích ngang nhau đối với cổ đông chiếm
giữ chúng (khoản 5 Điều 78 Luật Doanh nghiệp năm 2005).
• Công ty cổ phần có nhiều chủ sở hữu
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên
có sự liên kết của nhiều thành viên. Công ty cổ phần được xem là mô hình
công ty hiệu quả nhất nhằm mục đích huy động vốn kinh doanh. Trên thế giới,
có những công ty cổ phần có quy mô rất lớn với số lượng cổ đông lên đến
hàng triệu người như công ty IBM, GMC của Mỹ. Ngay như ở Việt Nam,

24


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho

Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank tính đến năm 2010, số cổ đông
khoảng 74.896 [21, tr. 17], và còn nhiều các công ty cổ phần khác có số lượng
cổ đông rất lớn như Công ty cổ phần viễn thông FPT, Công ty cổ phần sữa
Việt Nam…
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định số lượng cổ đông của công
ty cổ phần tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông có thể là
tổ chức hoặc là cá nhân. Cổ đông trong công ty cổ phần có thể là các cá nhân
đầu tư đơn lẻ cũng có thể là người làm công trong công ty, có thể là các tổ
chức (các quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm, ngân hàng - loại cổ đông này được gọi là
cổ đông thiết chế) hoặc là các cơ sở kinh doanh cung cấp vật tư, nguyên vật
liệu, hỗ trợ công nghệ có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của
công ty (thường được gọi là cổ đông chiến lược)…
Về số lượng cổ đông tối thiểu, cũng giống như Việt Nam, các nước
trên thế giới cũng có quy định này. Ví dụ số lượng cổ đông tối thiểu trong
công ty cổ phần theo quy định của pháp luật nước Anh là 7, Pháp là 7 cổ đông
và Singapore là 2 cổ đông…
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây thì việc quy định số lượng cổ
đông tối thiểu trong công ty cổ phần đang trở nên lạc hậu vì pháp luật có thể
quy định công ty cổ phần phải có số lượng cổ đông tối thiểu, nhưng trên thực
tế lại không ngăn cản đươ ̣c tiǹ h tra ̣ng cổ phầ n thực tế chỉ tập trung vào một cổ
đông duy nhất.
Chính vì công ty cổ phần có hàng trăm, hàng triệu cổ đông nên việc
tất cả họ cùng tham gia điều hành công ty là điều không thể. Do đó, đòi hỏi
phải có một cơ quan đại diện cho các cổ đông quản lý, điều hành công ty, đó

là Hội đồng quản trị và cơ quan này chịu sự giám sát bởi các cổ đông.
• Trách nhiệm hữu hạn
Trong công ty cổ phần, các cổ đông chịu trách nhiệm đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số cổ phần đã

25


×