Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận cao học Sự thật trong tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.06 KB, 11 trang )

Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỞ ĐẦU
Chân thật là tính chất cơ bản của báo chí, nếu không muốn nói là cơ
bản nhất và luôn được đề cập tới đầu tiên khi nhắc đến các tính chất của báo
chí. Cho đến nay, tính chất này vẫn liên tục được thảo luận một cách sâu rộng,
với ý nghĩa cần được quán triệt sâu sắc trong đội ngũ những người làm báo
Việt Nam. Nhất là làm báo trong thời kì đổi mới với cơ chế đặc thù theo kinh
tế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
tính chất chân thật trong báo chí càng được đề cao như một yêu cầu cơ bản
đối với mỗi người làm báo.
Vậy thế nào là chân thật? Có phải chân thật là cái gì xảy ra trong cuộc
sống đều được đưa lên báo? Tại sao có những sự kiện quan trọng xảy ra trong
thực tế lại không được báo chí đưa ngay, thậm chí không đưa, như thế có phải
là không chân thật, không khách quan? Sự thật nào có thể đưa lên mặt báo, và
sự thật nào cần được cân nhắc có nên công khai hay không và công khai đến
đâu?... Có rất nhiều câu hỏi xung quanh tính chân thật của báo chí, nhiều khi
không dễ trả lời. Đồng thời, dù cân nhắc đưa thông tin đến đâu, thì trong mọi
hoàn cảnh, nguyên tắc cơ bản của báo chí là phải bảo đảm tính chân thật,
khách quan cũng vẫn được quán triệt đến cùng, bởi báo chí là phương tiện để
phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và thông qua sự thật thúc đẩy xã hội
phát triển. Vì vậy, đảm bảo chân thật khách quan, song vẫn cân bằng được lợi
ích các nhóm đối tượng trong xã hội thực sự là một vấn đề không đơn giản
với người làm báo trong bất cứ thời kì nào.
Bên cạnh đó, việc phân biệt sự thật trong tác phẩm báo chí với sự thật
được phản ánh trong các loại hình khác cũng rất quan trọng nhằm mang tới
cho người làm báo góc nhìn, cách phản ánh và thông tin về sự thật đến độc
giả. Chân thật của báo chí là thật một trăm phần trăm, sự thật được nêu rõ bản
chất, có tên người, địa chỉ, chi tiết rõ ràng cụ thể, người đọc, người nghe,
người xem có thể tìm đến tận nơi để chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết, rút kinh




Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

nghiệm... Và chính điều này đã làm nên giá trị to lớn của báo chí mà không
lĩnh vực nào có thể thay thế được. Tính chân thật của báo chí hoàn toàn khác
với tính hiện thực của văn học - nghệ thuật, điện ảnh, hay các loại hình khác.
Với tính chân thật, không cho phép người làm báo xây dựng hình tượng, hư
cấu, bịa đặt, tưởng tượng, suy diễn... dù chỉ là chi tiết, tình tiết nhỏ nhất. Chủ
tịch Hồ Chí Minh, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam đã từng căn
dặn người làm báo: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung
chân thật và phong phú, cho nên người làm báo phải luôn viết rõ sự thật: Việc
đó ai làm, ở đâu? Ngày, tháng, năm nào... Nếu chưa điều tra, chưa nghiên
cứu, chưa biết rõ thì chớ nói, chớ viết”. Nhận thức và phân biệt được sự thật
trong tác phẩm báo chí như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi
nhà báo, để trước khi đặt bút viết, cần cân nhắc lợi ích giai cấp, nhà nước mà
mình phục vụ, lợi ích của quần chúng nhân dân, lợi ích của cơ quan chủ quản,
và cả lợi ích của chính bản thân người làm báo.


Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG
Nghề báo là nghề phản ánh và bình luận một cách khách quan các sự
kiện. Hiện thực khách quan là nguyên liệu và người làm báo chỉ có trách
nhiệm thông tin tới người đọc. Người viết báo phải tôn trọng sự thật khách
quan, và đó là điều quan trọng hàng đầu, song lại không được đồng nhất điều
đó với thái độ khách quan chủ nghĩa. Vì thực tiễn hoạt động nghề báo không

đúng như vậy. Hiện thực khách quan là nguyên liệu của báo chí, là cái có
trước. Nhưng người viết bình luận sự kiện là tỏ rõ thái độ của mình, của tờ
báo mình về sự kiện đó, nghĩa là bài bình luận đó là sản phẩm thống nhất giữa
khách quan và chủ quan. Người viết phản ánh thì bao giờ cũng phải lựa chọn
viết hay không viết về một đề tài nào đó, miêu tả chi tiết nào, bỏ chi tiết nào,
và chắc chắn là phải tỏ rõ ý kiến về sự đánh giá của mình, cho dù đó là khen
hay chê. Cho nên bài viết dù là tin, phóng sự hay điều tra... đều là sự thống
nhất giữa khách quan và chủ quan.
Tính chân thật của báo chí còn được hiểu ở một khía cạnh quan trọng
khác. Đó là không một ai, một tổ chức nào bỏ tiền, bỏ công sức ra lập tờ báo,
đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử... để bất kì ai muốn viết gì, muốn nói
gì ở đó đều được cả. Vậy ở đây tính định hướng, tính giai cấp, chính trị của
báo chí là đương nhiên. Người làm báo là người làm chính trị, không có báo
chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì thế, tính chân thật trên báo chí trước tiên
phải tuân thủ lợi ích của giai cấp, của đất nước, dân tộc. Người làm báo phải ý
thức được rằng có những sự kiện, sự việc có thể nói ra, viết ra, nhưng cũng có
sự kiện sự việc có thật nhưng chưa thể hoặc do phải giữ bí mật về chính trị,
kinh tế, quốc phòng, ngoại giao... mà không thể nói ra, viết ra ngay được.
Nhận thức được điều này, người làm báo sẽ có cơ sở để cân nhắc lợi ích các
bên trước khi quyết định đặt bút viết, quyết định có nên đưa thông tin đến với
bạn đọc, và nếu đưa thì nên đưa trung thực, thẳng thắn tới đâu.

3


Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Theo quan điểm của cá nhân tác giả, vấn đề sự thật trong tác phẩm báo
chí có liên quan mật thiết đến vấn đề lợi ích. Đó có thể là lợi ích của một

người, hoặc một nhóm người. Cao hơn tất cả, đó là lợi ích của quốc gia, dân
tộc. Về cơ bản, việc công khai sự thật có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực tới những nhóm đối tượng này. Người viết báo khi khai thác thông tin và
phơi bày trên mặt báo, cần cân nhắc về lợi ích của các nhóm này để quyết
định nên khai thác sự thật đó tới đâu, dưới góc độ nào để vừa đảm bảo khách
quan, vừa cân bằng lợi ích, hướng tới mục tiêu cao nhất là cải thiện đời sống,
khắc phục những tồn tại, yếu kém do việc giấu giếm sự thật gây ra.
Trước khi phân tích sâu về những sự thật trên tác phẩm báo chí, cần
phân định rõ thế nào là sự thật được phản ánh trên mặt báo. Có thể nói rằng,
trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người trong chúng ta luôn đối diện với hàng
trăm, hàng ngàn sự thật. Song không phải tất cả số đó đều là đối tượng phản
ánh của báo chí. Có những sự thật chỉ mang tính cá nhân giữa người với
người, hoặc một vài người với nhau. Sự thật đó không được nhiều người quan
tâm, và nó không ảnh hưởng tới lợi ích của số đông. Những sự thật kiểu như
vậy rõ ràng không thể là đối tượng phản ánh của báo chí. Để được đưa lên
mặt báo, sự thật đó tất yếu phải là vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống
của nhiều đối tượng trong xã hội. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ít
nhất là một nhóm tương đối lớn quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, thông tin
về giá xăng dầu và điều hành giá xăng dầu hiện nay có hợp lý hay không,
hoặc thông tin về độ an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 đang được tranh
cãi thời gian gần đây...
Khi đã có sự phân định về sự thật là đối tượng được phản ánh trong tác
phẩm báo chí, chúng ta cũng cần phân chia sự thật được nói và sự thật không
được nói trong báo chí. Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề nóng hổi, thời sự, tuy
nhiên nó không thể được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đó chính là những thông tin có liên quan tới bí mật quốc gia, đe dọa an ninh
quốc phòng hoặc an ninh kinh tế, chính trị của một đất nước. Trong những


Sự thật trong tác phẩm báo chí

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

trường hợp này, không thể phủ nhận các thông tin có liên quan chắc chắn
sẽ vô cùng hấp dẫn và thu hút nhiều đối tượng nếu nó được đưa lên mặt
báo. Tuy nhiên, việc công khai thông tin lại gây ảnh hưởng tới lợi ích
quốc gia, dân tộc, thậm chí có ý nghĩa đối với sự tồn vong của cả một chế
đô. Do đó, dù nắm trong tay những thông tin này, người làm báo cũng
không được phép công khai.
Hiện nay, ngoài những sự thật không được phép nói ra, còn có nhiều sự
thật được phép nói, song vì nhiều lý do nó chưa được phơi bày trên mặt báo.
Đó là những sự thật được công chúng quan tâm, nếu được công khai sẽ làm
ảnh hưởng tới một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ người trong xã hội. Tuy
nhiên, vì tác động tiêu cực của nó, việc phanh phui những sự thật như vậy có
ý nghĩa vô cùng quang trọng nhằm làm cho xã hội được minh bạch hơn, lợi
ích của số đông người được đảm bảo tốt hơn. Tuy nhiên, do cá nhân người
làm báo chưa nhận thức được, hoặc chưa có đủ những bằng chứng thuyết
phục để bảo vệ cho những luận điểm của mình, nên nhiều sự thật trong số này
vẫn chưa được đưa tới công chúng. Ngoài ra còn phải đề cập tới một lý do
khác cản trở việc phơi bày sự thật, đó là cá nhân nhà báo thiếu đạo đức, đưa
tin sai sự thật nhằm trục lợi cá nhân. Hoặc nhà báo được một cá nhân, tổ chức
nào đó mua chuộc để thông tin sai sự thật. Trong khuôn khổ bài viết này, tác
giả tạm bỏ qua lý do trên để tập trung vào những yếu tố khác làm ảnh hưởng
tới việc thông tin của báo chí.
Thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều nhà báo đang ngày đêm theo đuổi
những vụ việc sai phạm để đưa sự thật ra ánh sáng. Chẳng hạn, một trạm soát
vé thu phí cao gấp 2-3 lần so với mức thông thường, với lý do là chủ đầu tư
đã phải bỏ kinh phí cao hơn, bù lại chất lượng cung đường đó cũng cao hơn
so với những cung đường khác. Để khai thác vấn đề này, đưa câu chuyện về
trạm thu phí bất hợp lý, tất yếu nhà báo cần có những bằng chứng cụ thể và
chặt chẽ thì mới có thể đưa ra kết luận về việc thu phí quá cao của trạm soát

vé này. Trong trường hợp này, có thể thấy nhà báo mới có trong tay dữ kiện
5


Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

hiển hiện là mức thu phí của trạm này cao quá mức bình thường. Đây là điều
dễ dàng nhận biết vì ai đi qua trạm này đều thấy sự thật đó. Tuy nhiên, để đáp
lại với những lời biện hộ của chủ đầu tư, nhà báo cần có các bằng chứng cụ
thể hơn để đáp trả lại những lập luận đó. Nếu chủ đầu tư cho rằng mình đổ
vốn lớn để xây đường chất lượng, thì nhà báo cần tìm kiếm những thông tin
chính xác về số tiền đã đổ vào cung đường này. Bên cạnh đó là những thông
số về kĩ thuật của con đường. Từ đó mới có thể so sánh về vốn đổ vào so với
chất lượng đường có tương xứng không, đồng thời so sánh với chất lượng và
số tiền đầu tư vào các cung đường khác để có sự đối chiếu. Bên cạnh đó, có
thể tìm hiểu về lưu lượng xe chạy qua cung đường này để tính toán thời gian
và khả năng thu hồi vốn có hợp lý hay không... Với tất cả những dữ liệu đó,
nhà báo mới có thể phân tích và kết luận mức thu phí mà chủ đầu tư đã đặt ra
là bất hợp lý hay không. Tất nhiên, để nắm được trong tay những dữ kiện dày
dặn như vậy, đòi hỏi sự tìm tòi, điều tra vô cùng khó khăn của người viết.
Điều này lý giải vì sao để đưa ra ánh sáng sự thật trong những trường hợp như
trên là điều vô cùng khó khăn mà không phải nhà báo nào cũng có đủ sức lực,
kiên nhẫn để theo đến cùng. Đặc biệt, trong điều kiện các cơ chế bảo vệ dành
cho nhà báo hiện nay còn quá mỏng, thì việc nhà báo dám dấn thân vào nhằm
đưa sự thật ra ánh sáng cũng ngày càng ít đi.
Xin được lấy ví dụ từ vụ việc nhà báo Hoàng Khương, báo Tuổi trẻ TP
Hồ Chí Minh. Để có những bài viết chân thực nhất về nạn mãi lộ trong lực
lượng cảnh sát giao thông, nhà báo Hoàng Khương đã trực tiếp dấn thân,
đóng vai để thu thập bằng chứng về việc cảnh sát giao thông vòi tiền, làm luật

với người đi đường. Tuy nhiên, do những sơ suất nghề nghiệp, và quan trọng
hơn cả là do chưa có cơ chế bảo vệ thỏa đáng, Hoàng Khương đã phải trả giá
quá đắt cho việc làm này của anh. Trở lại bối cảnh viết bài của Hoàng
Khương, có thể nói nạn mãi lộ đã trở thành hiện tượng phổ biến trên các cung
đường quốc lộ. Tuy nhiên, đó chỉ là qua phản ánh của những người trực tiếp
đi trên những cung đường này, và chưa hề có bất cứ một bằng chứng cụ thể


Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

nào về hành động ăn tiền của một số cảnh sát giao thông đứng chốt tại đây.
Muốn phản ánh chân thực hiện tượng đó, đòi hỏi nhà báo phải đưa ra những
bằng chứng có sức thuyết phục để công chúng tin tưởng, và các cơ quan quản
lý có cơ sở đối chứng, xử phạt những trường hợp vi phạm theo đúng quy định
của pháp luật. Tuy nhiên, để có được những bằng chứng này là điều không dễ
dàng, và Hoàng Khương chọn cách trực tiếp tham gia, trước là chứng kiến và
phản ánh lại việc một số cảnh sát giao thông vòi tiền của những người lái xe,
sau là dàn dựng một vụ "chạy án" với sự nhập cuộc trực tiếp của anh dưới vai
trò người đưa hối lộ. Loạt bài "Nhức nhối nạn mãi lộ" của nhà báo Hoàng
Khương được đăng tải trên báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh thời điểm giữa năm
2011 đã thực sự gây tiếng vang và thu hút sự quan tâm của đông đảo công
chúng. Mỗi bài báo đăng tải nhận được hàng trăm bình luận trực tiếp của độc
giả, đã cho thấy sức nóng của loạt bài này. Cần phải nhấn mạnh rằng, đây là
hiện tượng nhức nhối đã tồn tại từ lâu trong xã hội và được phản ánh rất
nhiều. Song sự vào cuộc xử lý của các cơ quan chức năng vẫn vô cùng hời
hợt, với lý do là chưa có bằng chứng thuyết phục để xử lý các đối tượng. Loạt
bài của nhà báo Hoàng Khương có thể nói đã tạo chấn động mạnh mẽ trong
dư luận, gây sức ép lớn và buộc các cơ quan quản lý vào cuộc điều tra những
cảnh sát giao thông trực tiếp được nêu tên trong bài báo.

Điều không thể ngờ tới trong vụ việc này là Hoàng Khương đã bị điều
tra ngược với tội danh "đưa hối lộ". Với những lời buộc tội không thể chối
cãi, anh bị quy kết là lợi dụng việc công để giải quyết việc cá nhân. Dù tự bào
chữa là mình phạm phải sai sót nghiệp vụ, song Hoàng Khương không thể
đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh mình dàn dựng vụ việc trên
với mục đích tác nghiệp đơn thuần, chứ không nhằm giải quyết việc riêng.
Bản án 4 năm tù dành cho Hoàng Khương trong phiên tòa xét xử anh hồi đầu
tháng 9/2012 thực sự đã gây nhiều tranh cãi. Dù dư luận đồng loạt lên tiếng
bênh vực, thậm chí Hội Nhà báo Việt Nam cũng đề nghị giảm nhẹ án phạt
cho Hoàng Khương, song đến nay vẫn chưa có phản hồi tích cực.
7


Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sự việc này chắc chắn sẽ gây thêm nhiều mối lo lắng và nghi ngại cho
mỗi người làm báo. Việc điều tra và đưa sự thật ra ánh sáng của nhà báo
Hoàng Khương đáng nhẽ phải là hành động được khen thưởng, được đánh giá
cao. Bởi trong thời điểm hiện nay, ít có nhà báo nào dám dấn thân như anh.
Song kết quả mà anh nhận được lại là một bản án tù thiếu công bằng. Ai cũng
hiểu rằng, đối với những hành vi tham nhũng, hối lộ, việc thu thập chứng cứ
là vô cùng khó khăn bởi nó luôn được thực hiện trong vòng bí mật. Để có
được những bằng chứng này, sự dấn thân của nhà báo mới đảm bảo thu thập
được những chững cứ đủ thuyết phục để khép đúng người đúng tội. Song ở
đây, sự dấn thân của Hoàng Khương đã được đáp trả lại bằng cú phản đòn
thiếu công bằng, không căn cứ trên phương diện anh đã phải dàn dựng một
hành động sai phạm để lôi một hành động sai phạm khác ra ánh sáng, nhằm
làm trong sạch xã hội. Nếu nhà báo không được bảo vệ một cách đầy đủ như
trong sự việc của Hoàng Khương, chắc chắn sẽ không nhiều người dám tiếp

tục dấn thân vào công cuộc điều tra, phơi bày sự thật trên báo chí.
Rõ ràng, vấn đề mãi lộ, đút lót cảnh sát là sự thật được nói và rất đáng
nói. Song để đưa những sự thật tương tự như vậy ra ánh sáng, nhà báo cần cân
nhắc và tự lượng sức mình có thể làm đến đâu và hậu quả mình nhận được
đến đâu để lựa chọn phương thức tác nghiệp có hiệu quả nhất. Quan trọng
hơn cả, chừng nào chúng ta còn chưa có cơ chế bảo vệ hiệu quả và công bằng
cho nhà báo, chắc chắn sẽ không nhiều người dám liều mình "đánh nhau với
cối xay gió" để nhận lại kết quả không đáng, mà trường hợp của Hoàng
Khương chính là bài học nhãn tiền.
Đề cập tới câu chuyện phanh phui nạn tham nhũng của một bộ phận lực
lượng cảnh sát giao thông, tác giả muốn nói rộng hơn đến nhiều vấn đề sai
phạm trong quản lý nhà nước hiện nay. Những sai phạm này có quy mô rộng
hơn, gây hiệu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với tệ nạn nhũng nhiễu nhân
dân của lực lương này. Những sai phạm này liên quan tới lợi ích nhóm nhỏ
các cán bộ quản lý, song lại gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản


Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

của nhà nước, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tuy nhiên như đã nói ở trên,
vì bị chi phối bởi vấn đề lợi ích nhóm nên có những sự thật vẫn nằm trong
vòng bí mật. Việc quản lý giá xăng dầu, việc thâu tóm hệ thống ngân hàng,
việc gây ra độc quyền trên thị trường vàng... đó đều là những vấn đề nhức
nhối, đáng được nói, và đáng nhẽ phải được nói. Song vì nó liên quan trực
tiếp tới một nhóm lợi ích nhất định, nên những vấn đề này chỉ được phản ánh
một cách chung chung, mơ hồ.
Có thể làm một phép so sánh với những sự việc tương tự ở ngay một số
quốc gia châu Á láng giềng của Việt Nam. Mới đây, Singapore lôi ra tòa một
quan chức cỡ Cục trưởng, chỉ vì món hối lộ là "4 lần quan hệ tình dục qua

đường miệng" và hành vi là "tiết lộ ngân sách có hàng trăm ngàn USD".
Trung Quốc thời gian qua còn đang nóng với vụ án Bạc Hy Lai, bí thư tỉnh
Trùng Khánh - một quan chức tầm cỡ. Còn ở Việt Nam, đó là 34,2% số án
treo dành cho những “con sâu” đang lợi dụng vai trò quản lý Nhà nước để
trục lợi cá nhân.
Cũng trong dòng sự kiện này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã
công khai tuyên bố: “Không có sự che đậy nào được khoan nhượng, dù quan
chức đó có cao cấp đến mấy, hay dù vụ việc có đáng hổ thẹn đến đâu đi chăng
nữa. Thà phải chịu sự hổ thẹn và giữ cho hệ thống trong sạch một cách lâu dài
còn hơn là giả vờ rằng không có gì sai trái và để sự thối nát lan rộng”. Đây
không phải là những tuyên bố xa lạ. Ngay tại Việt Nam, những tuyên bố kiểu
như vậy đã quá phổ biến. Chúng ta không thua các quốc gia gia ở những lời
tuyên chiến mạnh miệng với nạn tham nhũng, song điều khác biệt chính là ở
quyết tâm hành động. Cụ thể hơn, đó là việc chúng ta chưa chấp nhận việc
đưa những sự thật này ra ánh sáng dù đây đều là những vấn đề công chúng
quan tâm, và có liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân, đến sự phát triển
kinh tế xã hội của cả đất nước. Đây chính là sự thật đáng nói nhưng không
được nói. Việc giấu kín những sự thật này chắc chắn sẽ gây ra hậu quả tiêu
cực. Bởi chúng ta đều có thể thấy rằng, với sự phát triển không ngừng của
9


Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

khoa học hiện đại, công chúng ngày càng có điều kiện tiếp cận với các nguồn
thông tin khác nhau. Đặc biệt, với sự xuất hiện của mạng internet, việc tìm
kiếm thông tin chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Điều này là một thách thức lớn
trong định hướng dư luận, đặc biệt với những quốc gia thiếu tính công khai,
minh bạch trong việc đưa thông tin.

Thời gian qua, sự xuất hiện của hàng loạt trang mạng xã hội với
những bài viết, bình luận công khai nhằm bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta
đã gây khá nhiều xôn xao trong dư luận. Có thể nói, việc công chúng tìm
đến các trang thông tin này là điều tất yếu, bởi họ không thể tìm thấy
những thông tin tương tự trên báo chí chính thống trong nước. Điều này
cũng phù hợp với đòi hỏi chính đáng cần được biết sự thật của công
chúng. Đây rõ ràng là điều nguy hại, song cũng là xu thế khách quan.
Bởi chính sự thiếu thông tin của báo chí trong nước đã khiến công chúng
phải tìm tới những nguồn này để đảm bảo nhu cầu tiếp nhận thông tin
của mình. Do đó, sự phát triển nở rộ các trang mạng xã hội trong thời
gian qua là điều dễ hiểu. Đối với một đất nước mà việc đưa sự thật ra
ánh sáng vẫn gặp phải nhiều trở ngại, không thể vượt qua những ranh
giới vô hình của lợi ích nhóm như Việt Nam, thì sự phát triển mạnh các
kênh thông tin không chính thống là điều dễ hiểu. Bởi đây đều là những
vấn đề đáng được nói, song chúng ta lại đang né tránh. Và công chúng có
quyền được biết, được tìm hiểu những thông tin đó trên bất cứ kênh nào
mà họ thích.


Sự thật trong tác phẩm báo chí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

KẾT LUẬN
Trong đời sống hàng ngày còn tồn tại rất nhiều sự thật đang nằm trong
vòng bí mật và cần được phản ánh trên báo chí. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà
cho tới nay, những sự thật đó vẫn chưa được phơi bày. Đó có thể là do nhà
báo chưa biết về sự có mặt của sự thật đó, cũng có thể do nhận thức của nhà
báo chưa đủ để phản ánh sự thật, hoặc do đã biết về sự thật nhưng chưa có dủ
căn cứ để đưa nó ra ánh sáng... Tuy nhiên, có những sự thật tuy đã biết rõ
mười mươi, song vẫn không thể công khai tìm hiểu và vạch trần đến cùng để

mọi khía cạnh của sự thật ấy được công chúng tỏ tường. Sở dĩ có hiện tượng
này là bởi đang tồn tại lợi ích nhóm khiến quá trình đưa thông tin bị cản trở.
Để đảm bảo một xã hội công bằng, minh bạch, những sự thật có liên
quan đến vấn đề lợi ích nhóm như đã nói ở trên cần được công khai. Đây mới
chính là những sự thật đáng được phản ánh trên báo chí nhất. Việc công khai,
minh bạch những sự thật này sẽ đảm bảo cho lợi ích số đông người, tiến tới
xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp cho những người tiên phong mang sự thật ra ánh sáng - đặc biệt là
đội ngũ những người làm báo, cũng là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay.

11



×