Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

SKKN NÂNG CAO NĂNG lực NHẬN THỨC và HỨNG THÚ học tập môn hóa học CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.56 KB, 33 trang )

NÂNG CAO NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHÓA
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hội nghị lần thứ hai của ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII đã đề ra
bốn giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cho ngành giáo dục và đào tạo, mà
một trong bốn giải pháp đó là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học”.
Dự thảo báo cáo chính trị tại đại hội X của Đảng đã nêu: “Một nền giáo dục
hiện đại phải dạy cho con người biết học cách học, học cách làm, học cách tổ chức
các tri thức, liên kết các tri thức nhằm nâng cao hiệu quả hành động của mình”.
Trước những yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của giáo dục và đào tạo nước nhà, mà
trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học nhằm phát huy
vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao nhận thức của người học, giúp người
học vừa lĩnh hội được hệ thống tri thức khoa học phổ thông, vừa cập nhật được
những tri thức khoa học mới, hiện đại để khi bước vào đời không bị bỡ ngỡ trước sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, việc tăng nội dung thực hành
trong dạy học hóa học không những tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lĩnh hội hệ
thống tri thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy, mà còn giúp học sinh
hình thành thế giới quan khoa học đúng đắn. Trong hoạt động dạy học nói chung và
hoạt động dạy học hóa học nói riêng, hứng thú học tập là động lực thúc đẩy tính tích
cực, tự giác trong học tập, lòng say mê, ham hiểu biết tri thức khoa học. Thực tiễn
chứng tỏ rằng thiếu hứng thú học tập làm cho tinh thần mệt mỏi, làm giảm khả năng
tư duy, giảm khả năng lĩnh hội tri thức và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự
yếu kém trong học tập.
Do khối lượng kiến thức của nhân loại là một kho tàng khổng lồ và ngày càng
được bổ sung, trong khi đó thời gian học trên lớp chưa đáp ứng được việc tiếp cận
toàn bộ lượng kiến thức này. Chủ trương của bộ giáo dục và đào tạo là tăng thời
gian học tập trên lớp nhằm giảm tải và đưa thêm một lượng kiến thức mới vào


chương trình sách giáo khoa mới so với bộ sách cải cách giáo dục. Nhưng còn một
lượng tri thức khoa học lớn cần hiểu, cần biết mà chưa có điều kiện để đưa vào
chương trình. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này đối với bộ môn hóa học thì việc tổ
chức hoạt động ngoại khóa hóa học có ý nghĩa thiết thực.
Thực tiễn hoạt động ngoại khóa hóa học ở trường THPT Sông Ray đã được chú
trọng. Nhưng nội dung và hình thức tổ chức chưa phong phú nên phần nào đã ảnh
hưởng đến năng lực nhận thức và hứng thú học tập bộ môn hóa học của học sinh.
Với những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực nhận
thức và hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh trung học phổ thông qua
hoạt động ngoại khóa”.
1


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. C S LÍ LUẬN VÀ THỰC TI N C A VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
NHẬN THỨC VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.1: Hoạt động nhận thức.
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người,
là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể.
- Nhận thức không phải là cái gì khác, mà là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào trong bộ óc của con người.
- Con người có thể nhận thức thế giới vật chất, có những sự vật, hiện tượng mà
con người chưa biết, nhưng trải qua thời gian với sự phát triển của khoa học kĩ thuật
và thực tiễn, con người rồi sẽ nhận thức được. Không có cái gì là không thể nhận
thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được, nhưng rồi sẽ nhận thức
được.
- Khẳng định sự phản ánh hiện thực khách quan là một quá trình biện chứng, tích
cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó xảy ra theo trình tự từ chưa biết đến
biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc

đến bản chất sâu sắc hơn.
- Nhận thức không phải là sự phản ánh đơn giản, nhất thời mà là quá trình biện
chứng, quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn.
- Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “Nhận thức là quá trình phản ánh
biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc của
con người, trên cơ sở thực tiễn”. V.I. Lênin đã vạch rõ quy luật chung của hoạt động
nhận thức là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự
nhận thức hiện thực khách quan”.
* Hoạt động nhận thức có 2 hình thức:
- Nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng).
- Nhận thức lí tính (khái niệm, phán, đoán, suy luận).
Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập là một quá trình vận
động không ngừng, từ chổ chưa biết đến biết được, từ chổ biết chưa đầy đủ, chưa
đúng đắn đến đầy đủ hơn, đúng đắn hơn, sự hoạt động đó phải trải qua nhiều con
đường khác nhau.
Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động tìm tòi và tiếp thu những kiến
thức trong kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì vậy, hoạt động nhận thức đóng vai
trò rất quan trọng, ban đầu từ những cảm giác, tri giác, biểu tượng tiếp theo là
những khái niệm, phán đoán, suy luận học sinh dần dần biết, hiểu và vận dụng kiến
thức thành thạo.
1.2:Hứng thú học tập.
A.G. Covaliop cho rằng: “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đ c biệt
2


của chủ thể với đối tượng của hoạt động học tập về sự cuốn hút về tình cảm và ý
nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân”.

iểu hiện của hứng thú học tập: Hứng thú học tập được biểu hiện ở m t sau:
- Về m t nhận thức: Người học nhận thức được vai trò của đối tượng hoạt động,
trong cuộc sống, trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Về m t xúc cảm: Ham học, chờ đón kiến thức mới, nhận thức và lí giải các
nguyên nhân tạo ra sự yêu thích ấy của chủ thể.
- Về m t hành động: Là tính tìm kiếm tích cực (biết giả định, biết tìm cách khắc
phục khó khăn để giải quyết vấn đề). Quá trình tích cực suy nghĩ là hạt nhân của
hứng thú học tập.
Vai trò của hứng thú học tập.
Về phương diện tâm lí học: Hứng thú được xem như là một cơ chế bên trong,
sự biểu hiện của động cơ thúc đẩy quá trình nhận thức của con người. Trong đó,
hứng thú nhận thức được xem là biểu hiện của động cơ chủ đạo trong hoạt động học
tập của người học.
Kết quả học tập của người học không chỉ phụ thuộc vào đ c điểm trí tuệ của cá
nhân, mà còn phụ thuộc vào động cơ, thái độ và hứng thú học tập của người học.
Hứng thú học tập có tác dụng nâng cao tính tích cực, tự giác và làm tăng hiệu quả
của quá trình nhận thức, hứng thú học tập tạo ra sự say mê nghiên cứu, tìm tòi kiến
thức, nhu cầu cần hiểu biết về một lĩnh vực, một bộ môn khoa học nào đó, giúp
người học có thể vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích nhanh nhất.
Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học nói riêng
hứng thú học tập có vai trò đ c biệt quan trọng, nó là động lực thúc đẩy học sinh tìm
tòi, hiểu biết và vận dụng kiến thức một cách linh động. Tài nghệ sư phạm và nhân
cách của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự duy trì và phát triển hứng thú
học tập cho học sinh.
* Phương pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Nghiên cứu lí thuyết xen kẽ với thực nghiệm.
- Tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn.
- Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm, các tư liệu lịch sử hóa học, tính hấp dẫn
của các tình huống và tính chất các nguyên tố, các hợp chất.
- Kết hợp dạy học chương trình nội khóa và ngoại khóa, tăng cường mối liên

hệ liên môn học.
1.3:Hoạt động ngoại khoá.
1.3.1: Khái niệm hoạt động ngoại khoá.
Hoạt động ngoại khoá được hiểu là những hoạt động học tập, giáo dục học sinh
mà được tổ chức ngoài chương trình học bắt buộc và tự chọn, do giáo viên điều
khiển có sự hỗ trợ của các đoàn thể và xã hội.
1.3.2: Mục đích của hoạt động ngoại khoá.
- Nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin
khoa học cho học sinh.
3


- Củng cố, mở rộng, nâng cao và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- ước đầu cho học sinh tập làm quen với nghiên cứu khoa học, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Hình thành ở học sinh những đức tính tốt đẹp của người lao động.
1.3.3: Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khoá hoá học.
- Phát triển hứng thú học tập, nâng cao và mở rộng kiến thức hoá học, phát
triển kĩ năng thực hành, thí nghiệm, kích thích lòng ham hiểu biết hoá học.
- Phát triển tính tích cực, sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề
khoa học, trí thông minh của học sinh.
- Chuẩn bị cho học sinh đi vào hoạt động thực tiễn, hướng nghiệp, phát triển và
bồi dưỡng tài năng về hoá học.
- Huy động học sinh tham gia vào các hoạt động công ích có mang nội dung hoá
học.
- Tổ chức vui chơi, giải trí một cách văn hoá, có trí tuệ, bổ ích.
1.3.4: Nguyên tắc hoạt động của ngoại hoá học khoá.
- ảo đảm tính mục đích và tính kế hoạch của toàn bộ các hoạt động ngoại
khoá.

- ảo đảm tính thích hợp và tính hiệu quả.
- ảo đảm sự thống nhất giữa ngoại khoá với nội khoá.
- ảo đảm thống nhất sự chỉ đạo của giáo viên, với sự tự nguyện, chủ động và
sự quan tâm hứng thú của học sinh.
- Nội dung hoạt động ngoại khoá phải linh hoạt, phong phú, huy động được tối
đa học sinh tham gia.
- Huy động được tối đa sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhà trường,
của cộng đồng xã hội trong và ngoài trường.
1.3.5: Các hình thức tổ chức của hoạt động ngoại khoá hoá học.
a) Hoạt động ngoại khoá tập thể.
- Nói chuyện có tính chất phổ biến khoa học với nội dung liên quan đến hoá
học, có thể mời chuyên gia, các nhà khoa học trình bày.
- Tham quan viện bảo tàng, nhà máy, xí nghiệp, phòng truyền thống.
- Chiếu phim về các đề tài hoá học.
b) Ngày hội hoá học.
c) Tổ ngoại khóa.
- Tổ tìm hiểu lịch sử hóa học.
- Tổ tìm hiêu những tiến bộ về khoa học và công nghệ hóa học đầu thế kỷ 21.
- Tổ tìm hiểu từng ngành của hoá học: Hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa môi
trường, hóa lí...
- Tổ thí nghiệm và phòng thí nghiệm.
- Tổ thiết kế hóa học: Nghiên cứu, chế tạo đồ dùng trực quan.
- Tổ giải toán hóa học.
1.4: Thực tiễn hoạt động ngoại khóa hóa học ở trường THPT Sông Ray.
1.4. : Mục đích đi u tra.
4


Chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực tiễn hoạt động ngoại khóa hóa học ở các Lớp
của trường THPT Sông Ray để nắm các nội dung sau:

- Tình hình tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học ở trường từ năm 2
đến
2013.
- Nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động ngoại khóa hóa học.
- kiến góp ý của giáo viên và học sinh để hoàn thiện hơn hoạt động ngoại
khóa hóa học.
Từ kết quả của các nội dung tìm hiểu, chúng tôi có cơ sở thực tiễn cho vấn đề
nghiên cứu và định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
1.4. : K t uả đi u tra ph ng v n.
1.4.2.1:V nhận thức của học inh.
- Phần lớn ( , ) học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa của hoạt động ngoại
khóa hóa học như:
- Tạo được sân chơi giải trí khoa học, bổ ích.
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng thêm kiến thức.
- èn luyện thêm nhiều kĩ năng và hình thành những đức tính tốt đẹp cho bản
thân
1.4.2.2: Đ i v i giáo viên.
- Một số giáo viên ( , ) nhận thức chưa đúng về hoạt động ngoại khóa hóa
học và cho rằng đây là hoạt động ngoài chương trình chính khóa nên không cần
thiết lắm.
- ,
giáo viên hóa học ít quan tâm, đầu tư cho hoạt động ngoại khóa.
1.4.2.3: Đ i v i ban giám hiệu nh trường.
- an giám hiệu các trường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động ngoại khóa
nói chung và hoạt động ngoại khóa hóa học nói riêng và lấy lí do rằng nếu trong
một năm học mà môn nào c ng tổ chức hoạt động ngoại khóa thì tốn kém kinh phí,
không có nguồn chi, không có nguồn tài chính hỗ trợ... Nên trong kế hoạch hoạt
động của năm học, hoạt động này c ng chỉ đề cập chung chung, không đưa ra chỉ
tiêu.
1.4.2.4: Một nguyên nhân chủ y u l m cho hoạt động ngoại khoá hoá học ở

Trường THPT còn hạn ch
- Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa hóa
học
- Một số giáo viên thiếu nhiệt tình, sợ tốn thời gian, công sức cho việc chuẩn bị
và tổ chức hoạt động ngoại khóa.
- Năng lực của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học còn
hạn chế.
- Chưa nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể và xã hội.
2:Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đ t i.
2.1: Nội dung.
Chúng tôi đã sưu tập, xây dựng, chọn lọc được một số thí nghiệm hoá học vui,
câu hỏi hoá học vui có nội dung liên quan đến các hiện tượng hoá học trong thiên
5


nhiên, trong cuộc sống, bài tập có tác dụng phát triển tư duy logic, bài tập thực tiễn
của hoá vô cơ, hoá hữu cơ và bài tập dùng cho câu lạc bộ giải toán hoá học. Sau
đây là một số ví dụ tiêu biểu.
2.1.1: Thí nghiệm hoá học vui.
Thí nghiệm : Không có lửa m lại có khói.
* Dụng cụ và hóa chất:
Cốc thủy tinh, đĩa thủy tinh, đ a thủy tinh, bông, dung dịch NH 3 25% và dung
dịch HCl đ c.
* Tiến hành thí nghiệm:
Có thể tiến hành thí nghiệm này bằng 2 cách:
a) Dùng hai đ a thủy tinh, ở mỗi đầu đ a có quấn một nhúm bông. Nhúng một
đ a vào dung dịch NH3 đậm đ c và nhúng đ a thứ hai vào dung dịch HCl đậm đ c,
đưa hai đ a lại gần nhau (đ a nhúng dung dịch NH3 ở dưới, còn đ a nhúng dung
dịch HCl ở trên). Khói trắng sẽ xuất hiện ở hai đầu đ a thủy tinh.
b) Dùng bông tẩm dung dịch NH3 đ c, bôi lên đáy và thành cốc thủy tinh, lấy

nhúm bông khác tẩm dung dịch HCl đ c, bôi lên m t trong của đĩa thủy tinh, rồi úp
đĩa thủy tinh lên cốc thủy tinh. Khói trắng sẽ xuất hiện ở trong cốc.
* Giải thích hiện tượng:
Khi đưa hai đầu đ a thủy tinh lại gần nhau sẽ có phản ứng giữa NH 3 và HCl,
tạo ra những hạt nhỏ li ti NH4Cl (giống khói trắng).
NH3 + HCl
NH4Cl
Thí nghiệm : Lửa v khói.
* Dụng cụ và hóa chất:
Đĩa thủy tinh, bông, dung dịch NH3 2
và dung dịch HCl đ c.
* Tiến hành thí nghiệm:
Đ t miếng bông vào đĩa thủy tinh, các miếng bông đã được tẩm các dung
dịch sau: Miếng thư nhất tẩm cồn, miếng thứ hai tẩm dung dịch NH3 đ c, miếng thứ
ba tẩm dung dịch HCl đ c, miếng thứ tư tẩm dung dịch benzen.
- Châm lửa đốt bông tẩm cồn, cồn cháy có lửa mà không có khói.
- Gắp bông tẩm dung dịch HCl, bỏ lên bông tẩm dung dịch NH3, có khói mà
không có lửa.
- Châm lửa đốt bông tẩm benzen, benzen cháy có cả lửa và khói.
* Giải thích hiện tượng:
- Cồn cháy gần như hoàn toàn nên có lửa mà không có khói.
C2H5OH + 3O2
2CO2 + 3H2O
- Phản ứng giữa NH3 và HCl tạo ra những hạt nhỏ li ti NH4Cl (giống khói
trắng), có khói mà không có lửa.
NH3 + HCl
NH4Cl
- Benzen cháy không hoàn toàn, tạo ra muội than nên có cả lửa và khói.
2C6H6 + 15O2
12CO2 + 6H2O

Thí nghiệm 3: “Mưa lửa”
* Dụng cụ và hóa chất:
6


ình thủy tinh, miếng sắt tây, dung dịch NH3 và bột Cr2O3.
* Tiến hành thí nghiệm:
ót 1 ml dung dịch NH3 vào bình thủy tinh miệng rộng, sau đó đổ từ từ vào
bình bột Cr2O3 đã được đun nóng trên miếng sắt tây. Những đốm lửa sáng như sao
lả tả rơi xuống, giống như trận “mưa lửa”.
* Giải thích hiện tượng:
Khi có Cr2O3 làm xúc tác, NH3 bị oxi hóa bởi oxi không khí. .
,t
4NH3 + 5O2 CrO

 4NO + 6H2O
Phản ứng này xảy ra trên bề m t của các hạt Cr2O3 và tỏa ra rất nhiều nhiệt,
làm các hạt này nóng và sáng lên.
Thí nghiệm 4: Trứng chui v o lọ.
* Dụng cụ và hóa chất:
ình cầu cổ dài, giá sắt, kẹp sắt, trứng, dung dịch NH3 đậm đ c và nước.
* Tiến hành thí nghiệm:
ình cầu làm khô, thu đầy khí NH3, đậy bình bằng nút kín. Trứng gà luộc chín,
bóc vỏ sao cho lòng trắng không bị sứt để sẵn bên cạnh. Mở nút bình cầu và cho
nhanh khoảng - ml nước vào bình, rồi đậy nhanh bằng quả trứng (thao tác này
phải tiến hành nhanh và đầu nhỏ của quả trứng hướng vào trong), lắc nhẹ bình cầu,
trứng sẽ từ từ chui vào cổ bình. Khi trứng chui vào gần cuối cổ bình thì hơ nóng
bình cầu (phần có nước), trừng lại từ từ chui ra khỏi bình.
* Giải thích hiện tượng:
Khí NH3 tan rất nhiều trong nước (ở điều kiện thường 1 thể tích nước hòa tan

được khoảng
thể tích khí NH3), làm cho áp suất trong bình giảm xuống rất thấp,
áp suất không khí ngoài bình lớn hơn, sẽ đẩy quả trứng chui vào bình cầu.
Khi hơ nóng bình cầu (phần có nước) thì khí NH3 được tạo ra nhiều, nóng lên
và nở ra, sẽ đẩy quả trứng chui ra.
* Chú ý: có thể thay khí NH3 bằng khí HCl hoặc khí CO2 và dung dịch NaOH
o

2 3

Hình 2.1 : Thí nghiệm trứng chui vào lọ
Thí nghiệm 5: Thu khói v t n thu c lá.
* Dụng cụ và hóa chất:
7


Cốc thủy tinh, đĩa thủy tinh, bàn, diêm, điếu thuốc lá, lá nhôm, dung dịch NaOH
loãng, dung dịch HgCl2 đậm đ c, dung dịch NH3 đậm đ c, dung dịch HCl đậm đ c
và nước.
* Tiến hành thí nghiệm:
- Hai cốc thủy tinh rửa sạch, lau khô, và đ t ở một đầu bàn, cách nhau 2 cm,
lá nhôm ngâm vào dung dịch NaOH loãng, lấy ra, rửa lại bằng nước cất và lau khô.
- Lấy bông tẩm dung dịch HgCl2 lau thật kỹ lên m t của lá nhôm, đậy lá nhôm
lên cốc thủy tinh và cho m t lau dung dịch HgCl2 vào phía trong.
- Châm lửa một điếu thuốc lá và đ t ở đầu bàn phía bên kia.
- Lấy bông tẩm dung dịch NH3 đậm đ c, bôi vào m t trong của cốc thứ hai, lấy
nhúm bông khác tẩm dung dịch HCl đậm đ c, bôi lên m t của đĩa thủy tinh. Lấy đĩa
thủy tinh đậy lên cốc thứ hai (úp m t bôi HCl vào trong).
Khói thuốc lá sẽ “chui” vào cốc thứ hai và vài phút sau tàn thuốc lá c ng “chui”
qua lá nhôm vào cốc thứ nhất.

* Giải thích hiện tượng
- Ở cốc thu khói: Có phản ứng giữa NH3 và HCl tạo ra những hạt nhỏ li ti
NH4Cl (giống khói thuốc lá).
NH3 + HCl
NH4Cl
- Ở cốc thu tàn: Khi bôi dung dịch HgCl2 lên lá nhôm sẽ có phản ứng.
2Al + 3HgCl2
2AlCl3 + 3Hg
Thủy ngân giải phóng ra tạo thành một lớp hỗn hống Al-Hg trên bề m t lá
nhôm, lớp hỗn hống này ngăn cản không cho tạo ra trên bề m t lá nhôm màng mỏng
Al2O3 rắn chắc, vì thế, nhôm không được bảo vệ như trước. Ở từng điểm nhỏ nhôm
bị oxi hóa bởi oxi không khí, tạo thành Al2O3 dưới dạng sợi nhỏ giống tàn thuốc lá
(hiện tượng nhôm mọc lông tơ).
4Al + 3O2
2Al2O
* Lưu ý: Các muối thủy ngân đều rất độc nên khi dùng không để nó giây vào
cơ thể.
Thí nghiệm 6: Đ t cháy bằng nư c.
Thường ai c ng biết nước được dùng để dập tắt lửa, còn dùng nước để đốt cháy
các chất chắc là không thể. Thế mà ta có thể đốt cháy các chất bằng nước đấy!
* Dụng cụ và hóa chất:
Miếng gỗ, miếng sắt tây, chén sứ, dầu hỏa, nước, natri, bột nhôm và bột iot.
* Tiến hành thí nghiệm:
1) Trên miếng gỗ, đ t một mẩu natri (ho c kali) to bằng hạt đậu. Sau đó nhỏ vài
giọt nước trong cốc lên mẩu natri, natri sẽ bùng cháy.
2) Trên miếng sắt tây trộn đều bột nhôm và bột iot (theo tỉ lệ khối lượng 1:14)
thành đống hình nón, lõm ở giữa. Nhỏ 2- giọt nước vào chổ lõm, hỗn hợp sẽ bùng
cháy với ngọn lửa màu tím xen lẫn màu vàng.
) Cho dầu hỏa vào chén sứ, bí mật bỏ vào dầu hỏa một miếng kim loại natri
(ho c kali) to bằng hạt đậu. Sau đó, rót thêm nước trong cốc vào chén sứ. Chất lỏng

trong chén sứ bùng cháy.
8


* Giải thích hiện tượng:
1) Nước phản ứng mạnh với natri và giải phóng khí H2, phản ứng tỏa nhiệt
mạnh, làm khí H2 thoát ra tự bốc cháy và natri c ng cháy theo.
2Na + 2H2O
2NaOH + H2 ↑
2) Phản ứng của nhôm với iot xảy ra khi có xúc tác là nước, hỗn hợp bốc cháy
mạnh thành ngọn lửa có màu tím của iot (iot thăng hoa) lẫn màu vàng của AlI3.
2Al
+ 3I2 nước 2AlI3
) Khi rót nước vào, nước n ng hơn dầu hỏa nên chìm xuống dưới và tác dụng
với natri. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh làm khí H2 thoát ra tự bốc cháy và natri c ng
cháy theo.
Thí nghiệm 7: Đ t cháy nư c đá.
* Dụng cụ và hóa chất:
Lon sữa bò đã qua sử dụng, đất đèn (canxi cacbua CaC2) và nước đá.
* Tiến hành thí nghiệm:
Cho đất đèn vào lon sữa bò khô, nước đá đập nhỏ, bỏ lên trên đất đèn cho gần
đầy lon, châm lửa đốt, ngọn lửa bùng cháy trên m t nước đá.
* Giải thích hiện tượng:
Khi bỏ nước đá vào đất đèn (thành phần chính CaC 2), sẽ có phản ứng giải
phóng khí C2H2.
CaC2 + 2H2O
C2H2 + Ca(OH)2
Khí C2H2 thoát lên m t nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống nước đá cháy.
2C2H2 + 5O2
4CO2 + 2H2O

Thí nghiệm 8: “Ảo thuật” bi n đổi m u ắc.
* Dụng cụ và hóa chất:
Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, dung dịch H 2SO4, dung dịch
NaOH, dung dịch aCl2, ZnO, phenolphtalein và nước
* Tiến hành thí nghiệm:
Lấy ống nghiệm, lần lượt rót vào ống các dung dịch sau:
Ống 1: Đựng dung dịch NaOH loãng, thêm vào vài giọt phenolphtalein (có
màu hồng).
Ống 2: Đựng dung dịch aCl2 (không màu).
Ống : Đựng ZnO bột lẫn với nước có màu trắng đục như vôi sữa.
Lần lượt rót dung dịch H2SO4 vào các ống nghiệm.
Ống 1: Từ màu hồng chuyển thành không màu.
Ống 2: Từ trong suốt chuyển thành màu trắng như sữa.
Ống : Từ màu trắng đục như vôi sữa, chuyển thành trong suốt.
* Giải thích hiện tượng:
- Ống 1: Đựng dung dịch NaOH loãng, có vài giọt phenolphtalein nên có màu
hồng. Khi cho dung dịch H2SO4 vào trung hòa hết NaOH, nên dung dịch trở thành
không màu.
2NaOH + H2SO4
Na2SO4 + 2H2O
9


- Ống 2: Đựng dung dịch aCl2 trong suốt, khi phản ứng với axit H2SO4, tạo ra
kết tủa trắng aSO4 nên dung dịch chuyển thành trắng như vôi sữa.
BaCl2 + H2SO4
BaSO4 ↓ + 2HCl
- Ống : Đựng ZnO lẫn với nước có màu trắng đục như vôi sữa. ZnO phản ứng
với H2SO4, tạo ra ZnSO4 không màu, tan tốt trong nước.
ZnO + H2SO4

ZnSO4 + H2O
Thí nghiệm 9: Từ một ch t pha được hai m u.
* Dụng cụ và hóa chất:
Cốc thủy tinh, CoCl2 khan, axeton và nước.
* Tiến hành thí nghiệm:
Hai cốc thủy tinh, một cốc đựng axeton, một cốc đựng nước (giống 2 cốc đựng
nước). Lần lượt cho CoCl2 khan vào 2 cốc, khuấy đều, một cốc chuyển sang màu
xanh, một cốc chuyển sang màu hồng.
* Giải thích hiện tượng:
Khi hòa tan CoCl2 khan vào axeton có màu xanh, màu của CoCl2 khan. Còn khi
hòa tan CoCl2 khan vào nước sẽ có màu hồng, màu của CoCl2.6H2O.
Thí nghiệm 0: Bắn cháy t u chi n địch.
* Dụng cụ và hóa chât:
Giấy, chậu thủy tinh, natri (ho c kali), nước và phenolphtalein.
* Tiến hành thí nghiệm:
Dùng giấy thấm gấp một chiếc tàu, cho vào trong đó một mẩu natri to bằng hạt
đậu, rồi thả vào chậu nước đã chứa vài giọt phenolphtalein. Sau vài phút, tàu sẽ tự
bốc cháy và nước trong chậu từ trong suốt chuyển sang màu hồng.
* Giải thích hiện tượng:
Nước thấm qua giấy phản ứng với natri theo PTHH sau.
2Na + 2H2O
2NaOH + H2 ↑
Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt làm H2 thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH tạo
thành, làm nước trong chậu từ trong suốt chuyển sang màu hồng.
Thí nghiệm : Vòi phun nư c đổi m u.
* Dụng cụ và hóa chất:
Lọ thủy tinh (ho c bình tam giác), nút cao su kín, nút cao su có ống thủy tinh
vuốt nhọn xuyên qua (đầu nhọn hướng vào bình), chậu thủy tinh, dung dịch NH 3
đậm đ c, dung dịch H2SO4 đậm đ c, NaCl rắn, phenolphtalein, dung dịch quỳ tím
và nước.

* Tiến hành thí nghiệm:
Lấy 2 bình thủy tinh khô, bình thứ nhất thu đầy khí NH 3, bình thứ hai thu đầy
khí HCl và đậy kín bằng nút cao su.
Lấy 2 chậu thủy tinh nước, chậu thứ nhất cho vào vài giọt phenolphtalein (nước
vẫn trong suốt), chậu thứ hai cho vào vài giọt dung dịch quỳ tím (nước có màu tím).
Lấy bình đựng khí NH3, nhanh tay thay nút cao su bằng nút có ống vuốt nhọn
(khi thay để úp bình), nhúng đầu ống thủy tinh vào nước cho nước dâng lên trong
ống thủy tinh. Dùng ngón tay trỏ bịt đầu ống thủy tinh, sau đó cho vài giọt nước rơi
10


vào bình thủy tinh và nhanh chóng đưa đầu ống thủy tinh vào chậu nước thứ nhất.
Nước ở chậu thủy tinh tự phun lên bình và biến thành màu hồng.
Làm tương tự với bình đựng khí HCl, thì nước trong chậu thủy tinh thứ hai
c ng tự phun lên và chuyển từ màu tím sang màu đỏ.
* Giải thích hiện tượng:
Khí NH3 tan rất nhiều trong nước (ở điều kiện thường 1 thể tích nước hòa tan
được khoảng
thể tích NH3), làm cho áp suất trong bình thủy tinh giảm mạnh,
so với áp suất bên ngoài. Để cân bằng áp suất giữa bên trong và bên ngoài bình thủy
tinh thì nước trong chậu thủy tinh sẽ tự phun lên. Khi g p nước một phần NH 3 sẽ
phản ứng với nước.
NH3 + H2O
NH4+ + OHDung dịch NH3 có tính bazơ, làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang
màu hồng.
Tương tự khí NH3, khí HCl c ng tan rất nhiều trong nước (ở điều kiện thường 1
thể tích nước hòa tan được khoảng
thể tích khí HCl). Khí HCl tan trong nước
tạo thành dung dịch axit HCl, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.


Hình 2.2: Thí nghiệm về tính
Hình 2.3: Thí nghiệm về tính
tan của amoniac
tan của hiđro clorua
Thí nghiêm 12: Bi n nư c th nh rượu m u.
* Dụng cụ và hóa chất:
Chai nước khoáng
ml đã qua sử dụng, bông, băng dính 2 m t, nước vôi
trong Ca(OH)2 và phenolphtalein
* Tiến hành thí nghiệm:
Lấy một ít bông tẩm dung dịch phenolphtalein, rồi dùng băng dính 2 m t dính
vào m t bên trong của nút chai. Nước vôi trong cho vào khoảng ¾ chai nước
khoáng, lấy nút chai v n ch t. Lắc mạnh cho nước vôi trong tiếp xúc với nhúm
bông, nước ở trong chai chuyển từ trong suốt, sang màu hồng ( giống rượu màu).
* Giải thích hiện tượng:
Khi lắc làm dung dịch Ca(OH)2 tiếp xúc với phenolphtalein, dung dịch bazơ làm
phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
* Lưu ý: Thí nghiệm này cũng có thể biểu diễn bằng cách dùng đũa khuấy, một
đầu đũa nhúng vào dung dịch phenolphtalein trước.
11


Thí nghiệm 3: Đ t khăn không cháy.
* Dụng cụ và hóa chất:
Kẹp gỗ, khăn m t, hộp diêm, axeton (ho c ete) và nước.
* Tiến hành thí nghiệm:
Nhúng khăn vào nước và vắt thật khô, sau đó nhỏ một ít axeton lên m t khăn,
dùng 2 kẹp gỗ kéo căng khăn ra và châm lửa đốt, chiếc khăn bùng cháy. Một lúc sau
lửa tắt, chiếc khăn vẫn còn nguyên vẹn.
* Giải thích hiện tượng:

Axeton (ho c ete) là những chất bắt lửa mạnh và bay hơi nhanh. Với một lượng
nhỏ các chất trên, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước
ở trên khăn tay. Vì vậy, khăn không bị cháy.
Thí nghiêm 14: Hóa than m không cần đ t cháy.
* Dụng cụ và hóa chất:
Đĩa thủy tinh, cốc thủy tinh, H2SO4 đậm đ c và đường saccarozơ C12H22O11 .
* Tiến hành thí nghiệm:
Đổ khoảng 1 gam đường saccarozơ vào một cốc cao và hẹp, đ t lên đĩa thủy
tinh, rót vào cốc khoảng -7 ml dung dịch H2SO4 đậm đ c, rồi trộn nhanh các chất
này. Lát sau khối chất trong cốc bắt đầu hóa đen, phồng ra, dâng lên cao, cuối cùng
trào ra khỏi miệng cốc và đông đ c lại.
* Giải thích hiện tượng:
Dung dịch H2SO4 đậm đ c rất háo nước, đường saccarozơ là cacbohiđrat có
công thức phân tử C12H22O11 (viết dưới dạng ngậm nước: C12(H2O)11). Axit H2SO4
đậm đ c phân hủy đường, chiếm nước, giải phóng cacbon.
đăc
 12C + 11H2O
C12H22O11 HSO,
Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, do nhiệt độ tăng, một phần C giải phóng ra phản
ứng với dung dịch H2SO4 đậm đ c, tạo thành khí SO2 và CO2.
C + 2H2SO4
CO2 ↑ + 2SO2 ↑ + 2H2O
Các khí đó làm cho C trở nên xốp và tăng thể tích.
* Chú ý: Không để axit H2SO4 giây vào cơ thể, quần áo...
Thí nghiệm 5: Thắp đèn không cần lửa.
* Dụng cụ và hóa chất:
Đèn cồn, đ a thủy tinh, KMnO4 rắn và dung dịch H2SO4 đậm đ c.
* Tiến hành thí nghiêm:
Trộn bột kali pemanganat KMnO4 với dung dịch dung dịch H2SO4 đậm đ c
thành hỗn hợp sền sệt. Lấy đ a thủy tinh quét vào hỗn hợp trên và châm vào bấc

của đèn cồn, một lát sau đèn cồn sẽ tự bùng cháy.
* Giải thích hiện tượng:
Khi trộn kali pemanganat KMnO4 với dung dịch H2SO4 đậm đ c sẽ có phản
ứng tạo thành axit pemanganic HMnO4.
2KMnO4 + H2SO4
K2SO4 + 2HMnO4
Dưới tác dụng của dung dịch H2SO4 đậm đ c, HMnO4 mất nước tạo thành
anhiđrit maganic Mn2O7, chất này là chất lỏng màu nâu, sánh như dầu, dễ bị phân
2

4

12


hủy ở nhiệt độ thường, tạo thành MnO2 và O2.
2Mn2O7
4MnO2 + 3O2 ↑
Anhiđrit manganic là một chất oxi hóa rất mạnh, cồn, ete và nhiều chất hữu cơ
khác bốc cháy khi tiếp xúc với anhiđrit maganic Mn2O7.
Thí nghiệm 6: Sự cháy trong lòng ch t l ng.
* Dụng cụ và hóa chất:
Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, cồn, dung dịch H2SO4 đậm đ c và KMnO4 rắn.
* Tiến hành thí nghiệm:
Lấy ống nghiệm lớn, sạch, rồi rót vào khoảng ml cồn, sau đó rót thêm ml
dung dịch H2SO4 đậm đ c. Hỗn hợp chia làm 2 lớp, lớp dưới là dung dịch H 2SO4
đậm đ c, lớp trên là cồn. ắc từ từ những hạt kali pemanganat KMnO4 vào hỗn hợp.
Khoảng một phút sau, những tia lửa lóe sáng trong lòng chất lỏng như sao và có
những tiếng nổ lách tách.
* Giải thích hiện tượng:

Các hạt kali pemanganat KMnO4 rơi vào hỗn hợp, tới lớp phân cách giữa axit
H2SO4 và cồn sẽ có phản ứng.
2KMnO4 + H2SO4
K2SO4 + 2HMnO4
Dưới tác dụng của dung dịch H2SO4 đậm đ c HMnO4 mất nước tạo thành
anhiđrit maganic Mn2O7, chất này là chất lỏng màu nâu, sánh như dầu, dễ bị phân
hủy ở nhiệt độ thường tạo thành MnO2 và O2
2Mn2O7
4MnO2 + 3O2 ↑
Oxi giải phóng ra, đốt cháy cồn.
C2H5OH + 3O2
2CO2 + 3H2O
Thí nghiệm 17: Các loại mực bí mật.
* Dụng cụ và hóa chất:
Đ a thủy tinh, hồ tinh bột, dung dịch iot, nước vôi trong, dung dịch
phenolphtalein, dung dịch Na2S (ho c K2S), dung dịch Pb(NO3)2, giấy pơluya màu
hồng, giấy trắng, dung dịch CoCl2 và dung dịch H2SO4 loãng.
* Tiến hành thí nghiệm:
a) Dùng hồ tinh bột, viết lên tờ giấy trắng một hàng chữ, rồi dùng một tờ giấy
thấm, tẩm dung dịch iot, áp lên tờ giấy vừa viết chữ, sau đó mở tờ giấy thấm ra sẽ
xuất hiện những nét chữ màu xanh.
b) Dùng dung dịch phenolphtalein viết lên tờ giấy trắng một hàng chữ, rồi dùng
giấy thấm tẩm nước vôi trong, áp lên tờ giấy vừa viết chữ, sau đó mở tờ giấy thấm
ra sẽ xuất hiện những nét chữ màu hồng.
c) Dùng dung dịch Na2S (ho c K2S) viết một hàng lên tờ giấy trắng, rồi dùng
giấy thấm tẩm dung dịch Pb(NO3)2, áp lên tờ giấy vừa viết chữ, sau đó mở tờ giấy
thấm ra sẽ xuất hiện những nét chữ màu đen.
d) Dùng đ a thủy tinh, chấm vào dung dịch CoCl2, viết lên giấy pơluya một
hàng chữ (không nhìn thấy nét chữ). Hơ giấy pơluya trên bếp than, ho c bàn là, sẽ
xuất hiện những dòng chữ có màu xanh.

13


e) Dùng đ a thủy tinh chấm vào dung dịch H2SO4 loãng, viết lên tờ giấy trắng
một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu. Hơ bức thư lên bếp than ho c bàn là,
những dòng chữ màu đen của bức thư xuất hiện.
* Giải thích hiện tượng:
a) Dung dịch iot làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh.
b) Dung dịch bazơ Ca(OH)2 làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
c) Na2S sẽ phản ứng với Pb(NO3)2 tạo thành PbS kết tủa, màu đen.
Na2S + Pb(NO3)2
PbS ↓ + 2NaNO3
d) Dung dịch CoCl2.6H2O có màu hồng nên khi ta viết lên giấy pơluya màu
hồng sẽ không nhìn thấy nét chữ. Hơ giấy pơluya trên bếp than ho c bàn là, nước
bay hơi, chuyển CoCl2.6H2O, thành CoCl2 khan, có màu xanh.
e) Hơ bức thư lên bếp than ho c bàn là nước ở nét chữ sẽ bay hơi, làm cho dung
dịch H2SO4 loãng, thành H2SO4 đậm đ c. H2SO4 đậm đ c nó chiếm nước của
xelulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm xuất hiện nét chữ
màu đen.
đăc
 6nC + 5nH2O
(C6H10O5)n HSO,
Thí nghiệm 8: Trứng tự uay.
* Dụng cụ và hóa chất:
Chậu thủy tinh, 2 quả trứng, nước, natri hiđrocacbonat NaHCO 3 rắn và axit
oxalic H2C2O4 rắn.
* Tiến hành thí nghiệm:
Châm thủng 2 lỗ ở 2 đầu quả trứng và hút hết lòng trứng ra. Trộn axit oxalic
H2C2O4 và muối natri hiđrocacbonat NaHCO3 theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Cho
hỗn hợp trên vào trong quả trứng đến khoảng 1/ thể tích quả trứng (nếu cho nhiều

quá trứng sẽ chìm). Lấy sáp gắn kín 2 đầu quả trứng lại, quả thứ nhất châm thủng 1
lỗ nhỏ bên sườn quả trứng ở phần chìm dưới nước, quả thứ 2 châm thủng 1 lỗ ở đầu
chìm dưới nước. Thả 2 quả trứng vào chậu nước, quả thứ nhất nó sẽ quay tít, còn
quả thứ 2 nó sẽ nhảy nhấp nhô.
* Giải thích hiện tượng:
Nước qua lỗ thủng chảy vào trong quả trứng hòa tan axit oxalic H2C2O4 và natri
hiđrocacbonat NaHCO3. Trong dung dịch 2 chất này sẽ phản ứng với nhau.
H2C2O4 + 2NaHCO3
Na2C2O4 + 2CO2↑ + 2H2O
Khí CO2 thoát ra mạnh, qua lỗ thủng, gây ra những lực đẩy, làm cho quả trứng
quay tròn ho c nhảy nhấp nhô.
Thí nghiệm 9: Pháo hoa trên miệng ng nghiệm.
* Dụng cụ và hóa chất:
Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, KMnO4 rắn, than và diêm.
* Tiến hành thí nghiệm:
Nghiền mịn KMnO4, than và trộn đều (mỗi loại lấy khoảng ½ thìa). đổ hỗn hợp
vào ống nghiệm và hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn, một lúc sau từ miệng ống
nghiệm sẽ bắn ra những tia sáng rực rỡ như chùm pháo hoa.
* Giải thích hiện tượng:
2

4

14


Khi đun nóng KMnO4 bị phân hủy giải phóng ra oxi.
2KMnO4
K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
Oxi được giải phóng, sẽ đốt cháy các hạt than rất nhỏ, đã được nung nóng. Khí

oxi thoát ra từ ống nghiệm làm bắn tung tóe các hạt than đang cháy.
Thí nghiệm 0: Đun ôi không cần lửa.
* Dụng cụ và hoá chất:
ình cầu, chậu thuỷ tinh, nút cao su có gắn ống dẫn khí, dung dịch H 2SO4 đậm
đ c, ete và nước.
* Tiến hành thí nghiệm:
ót vào bình cầu khoảng 2 ml ete, đậy nút cao su có gắn ống dẫn khí, rồi đ t
nó vào trong chậu nước. Lúc này trong bình không có hiện tượng gì xảy ra.
Dùng pipep rót dung dịch H2SO4 đậm đ c vào chậu thuỷ tinh đựng nước, thấy
ete trong bình sôi lên và có khí thoát ra ở ống dẫn khí, châm lửa đốt, khí trong ống
dẫn khí cháy sáng.
* Giải thích hiện tượng thí nghiệm:
Khi hoà tan H2SO4 đậm đ c vào nước, dung dịch toả nhiệt, làm nhiệt độ nước
trong chậu thuỷ tinh tăng lên đến mức làm cho ete trong bình sôi và bay hơi (nhiệt
độ sôi của ete thấp).
2.1. : Câu h i hóa học vui hiện tượng hóa học trong thiên nhiên v trong cuộc
ng.
Câu 1: ằng kiến thức hóa học hãy giải thích câu ca dao sau:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng Sấm động, phất cờ mà lên”
- Khi trời mưa dông có Sấm, Sét tạo ra tia lửa điện, là điều kiện để nitơ N2 và
oxi O2‫‏‏‬phản ứng với nhau.
N2 + O2 tia lửa điện
2NO
- NO sinh ra kết hợp với oxi trong không khí tạo ra NO2.
2NO + O2
2NO2
- NO2 sinh ra phản ứng với nước mưa trong điều kiện có oxi tạo thành HNO3.
4NO2 + 2H2O + O2
4HNO3

- HNO3 theo nước mưa rơi xuống (không phải là mưa axit vì nồng độ H+ bé)
phản ứng với các kim loại, ion kim loại có trong đất tạo thành muối nitrat, các muối
nitrat là nguồn cung cấp phân đạm cho cây trồng. Vì vậy, cây trồng phát triển xanh
tốt.
Câu 2 :Thế nào là “Hiệu ứng nhà kính” ? Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng
“Hiệu ứng nhà kính” ?
- “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất nóng dần lên bởi khí CO 2, NO2,
O3... (chủ yếu khí CO2) có trong khí quyển.
- Khí CO2 chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại (bức xạ nhiệt) của M t
Trời và cho các tia có bước sóng λ từ
đến 1
A chiếu xuống M t Đất.
Những bức xạ nhiệt phát ngược lại từ M t Đất có bước sóng λ >1
A, bị
khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại M t Đất, làm cho Trái Đất nóng lên. Về m t
15


hấp thụ nhiệt, lớp khí CO2 trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh ở các nhà
kính dùng để trồng hoa ở xứ lạnh. Nên hiện tượng Trái Đất nóng lên bởi khí CO2
còn được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”.
- Nguyên nhân của sự làm tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển là do việc
ch t phá rừng bừa bãi, sử dụng nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, các nhà
máy ở các khu công nghiệp...
Câu 3: Tầng ozon O3 ở độ sao nào ? Ozon là chất bảo vệ hay chất gây ô nhiễm ?
- Tầng ozon ở phía trên tầng đối lưu và phần dưới của tầng bình lưu, ở độ cao
khoảng 2 - km so với M t Đất.
- Ở trên cao, tầng ozon đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó có tác dụng như lá
chắn bảo vệ sự sống trên Trái Đất, ngăn không cho tia cực tím từ M t Trời chiếu
xuống M t Đất. Trên tầng cao của khí quyển ozon O3 được hình thành từ oxi O2.

UV
3O2 (phóng điện trong cơn dông) 2O3
- Ở dưới thấp (trên M t Đất) thì ngược lại ozon là chất gây ô nhiễm. Nó cùng
với các hợp chất nitơ oxit gây nên mù quang hóa, bao phủ bầu trời thành phố trong
những ngày hè không có gió. Mù quang hóa gây đau cơ bắp, cuống họng, đó là
nguồn gốc của bệnh khó thở, ozon O3 c ng giống như khí cacbonic CO2 là chất gây
nên “Hiệu ứng nhà kính”.
Nếu nồng độ O3 trong khí quyển tăng lên gấp 2 lần thì nhiệt độ Trái Đất tăng
thêm 1oC.
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng tầng ozon bị thủng ?
Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tầng ozon là do sử dụng
các hợp chất CFC (Cloflocacbon) như: CCl2F2, CClF3,... có tên chung là freon.
Freon là chất sinh hàn, được dùng trong tủ lạnh, máy điều hòa.... Khi thải CFC
vào tầng đối lưu, nó khuếch tán dần sang tầng bình lưu, ở đây dưới tác dụng của tia
cực tím, nó bị phân hủy thành gốc tự do Cl.
CCl2F2 UV Cl. + .CClF2
Gốc tự do Cl., phá hủy tầng ozon.
Cl. + O3
ClO. + O2
ClO. + O3
Cl. + 2O2
Gốc tự do Cl. sinh ra, lại tiếp tục thực hiện phản ứng dây chuyền với O 3. Mỗi
gốc Cl. phá hủy hàng nghìn, hàng chục nghìn phân tử O3, gây ra hiện tượng thủng
tầng ozon. Khi tầng ozon bị thủng, tia cực tím của ánh sáng M t Trời qua lỗ thủng
này chiếu xuống M t Đất, gây ra một số bệnh cho con người như: Ung thư da, hủy
hoại mắt...
Hiện nay công ước quốc tế về môi trường đã cấm sản xuất hợp chất CFC,
nhưng với khối lượng CFC đã thải vào khí quyển trước đây, hiện có trong khí quyển
nó sẽ tiếp tục phá hủy tầng ozon tới hàng trăm năm sau.
Câu 5: Giải thích sự tạo thành thạch nh trong các hang động đá vôi ?

Trong các hang động như: Động Hương Tích (Chùa Hương), động Thiên Cung,
hang Đầu Gỗ (Vịnh Hạ Long), động Phong Nha (Quảng ình) và các hang động ở
16


nhiều địa phương khác có nhiều thạch nh hình dáng khác nhau, trông lạ mắt và rất
đẹp.
Sản phẩm này là kết quả lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 muối canxi
hiđrocacbonat Ca(HCO3)2 và canxi cacbonat CaCO3. Thành phần chính của núi đá
vôi là CaCO3. Khi g p nước mưa và khí cacbonic CO2 trong không khí, CaCO3
chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua khe đá vào trong hang động.
Dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn, không tan. Quá trình này xảy
ra liên tục, lâu dài tạo nên thạch nh với những hình thù khác nhau.
CaCO3 + CO2 + H2O
Ca(HCO3)2

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit ? Tác hại của mưa axit ?
Sù t¹o
thµnh
nhòmưa axit là do khí thải công nghiệp và
Nguyên nhân
chủ yếu
gây rath¹ch
hiện tượng
Th¹ch
khí thải của các
động nhò
cơ đốttrong
trong (ôhang
tô, xe ®éng

máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2...
Các khí này tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác của oxit kim
loại (có trong khói, bụi nhà máy) ho c ozon tạo ra axit sunfuric H 2SO4 và axit nitric
HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O
2H2SO4
4NO2 + O2 + 2H2O
4HNO3
Axit H2SO4, HNO3 tan vào trong nước mưa, gây ra hiện tượng mưa axit.
* Tác hại của mưa axit:
- Làm giảm năng suất cây trồng.
- Phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá
vôi, đá phiến (các loại đá này có thành phần chính là CaCO3).
- Làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất...

Tác hại của mưa axit
2.1.3: Hiện tượng hóa học trong trong cuộc ng.
Câu 1: Những chân ruộng đất chua, người nông dân thường dùng chất gì để khử
chua cho đất ? Giải thích ?
- Dùng vôi sống CaO để bón.
- Đất chua là do trong đất có [H+] lớn, bón CaO vào chân ruộng đất chua sẽ có
phản ứng.
17


CaO + H2O
Ca(OH)2
+
H
+ OH

H2O
+
[H ] trong đất giảm  độ chua của đất giảm.
Câu 2: Vì sao cồn diệt được vi khuẩn ? Dùng cồn ở nồng độ nào
có tác dung diệt khuẩn tốt nhất ?
Trước khi tiêm, người thầy thuốc dùng bông tẩm cồn xoa lên
da bệnh nhân để sát trùng chổ tiêm. Vì sao vậy ?
Vì cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào
trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein làm cho vi khuẩn chết.
Ở nồng độ cao (cồn 9 o) sẽ làm cho protein trên bề m t của vi
khuẩn đông tụ nhanh, tạo ra lớp màng ngăn không cho cồn thẩm
Cồn y tế
thấu vào bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn. Còn ở nồng độ
thấp, khả năng làm đông tụ protein giảm. Vì vậy, hiệu quả sát trùng kém. Thực
nghiệm cho thấy cồn o có tác dụng sát trùng tốt nhất.
Câu 3: Các đồng vị phóng xạ có những ứng dụng gì ?
M c dù mãi đến năm 1 9 , hiện tượng phóng xạ mới được nhà bác học người
Pháp Bec-cơ-ren ( ecquerel) phát hiện, nhưng các đồng vị phóng xạ đã nhanh
chóng đóng vai trò đáng kể trong lịch sử phát triển của thế kỉ XX và thế kỉ chúng ta
đang sống. Sau đây là những ứng dụng của các đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực kĩ
thuật và đời sống.
a) Trong nghiên cứu sinh học và nông nghiệp.
Trong những thành tựu rực rỡ gần đây của di truyền học, giải mã gen, tìm hiểu
sự vận chuyển các amino axit trong cơ thể sinh vật,.. vai trò của các nguyên tử đánh
dấu là rất quan trọng. Các tia phóng xạ có năng lượng lớn, gây ra các đột biến gen,
tạo thành các giống mới với nhiều tính chất ưu việt. Đây là cơ sở của cách mạng
xanh trên thế giới. Tia γ của đồng vị 60Co là tác nhân tiệt trùng, chống nấm mốc hữu
hiệu trong bảo quản lương thực, thực phẩm và các loại hạt giống.
b) Trong lĩnh vực y học.
Các đồng vị phóng xạ được dùng rộng rãi trong các hoạt động nghiên cứu,

chẩn đoán và điều trị, các hợp chất đánh dấu hóa phóng xạ cung cấp các thông tin
giải phẫu học về nội tạng con người, về các hoạt động của cơ quan riêng biệt, phục
vụ cho chẩn đoán bệnh.
Tia phóng xạ được phục vụ cho chụp cắt lớp. Từ lâu người ta đã sử dụng đồng
131
vị I trong chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp. Tia γ có thể hội tụ thành chùm
tia có năng lượng lớn, được sử dụng như một lưỡi dao sắc (dao gama) trong các ca
mổ không chảy máu đối với các khối u nằm sâu trong não, mà bệnh nhân không cần
phải gây mê và có thể đi lại được ngay sau khi mổ... Năm 2
một thiết bị “dao
gama” như vậy đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam (tại bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Huế).
c) Trong công nghiệp và nghiên cứu khoa học.
Phương pháp nguyên tử đánh dấu được dùng rộng rãi để theo dõi sự di chuyển
của nước m t, nước ngầm, kiểm tra tốc độ thấm qua đê, thăm dò dầu khí, nghiên
18


cứu cơ chế của các phản ứng phức tạp và đo đạc các hằng số hóa lí.
Tia γ (với khả năng đâm xuyên mạnh) cho phép kiểm tra độ đ c khít của bê
tông và các vật liệu kết khối, phát hiện các vết nứt, gãy nằm sâu trong vật liệu mà
không phải phá mẫu. Năng lượng của tia phóng xạ có thể gây ra nhiều biến đổi hóa
học, biến tính nhiều vật liệu, tạo ra các vật liệu mới với những tính chất cực kì độc
đáo. Các phương pháp hạt nhân có khả năng phát hiện tạp chất ở nồng độ rất nhỏ
(10-9 - 10-8) đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của hóa học phân tích hiện đại. Phân
tích đồng vị cho phép xác định tuổi của mẫu đất, đá ho c mẫu hóa thạch...
Câu 4: Trong các loại phân đạm sau: NH4Cl, NH4NO3, (NH2)2CO, (NH4)2SO4. Nên
dùng loại phân nào để bón cho những chân ruộng đất chua ? Vì sao ?
- Dùng (NH2)2CO.
- Vì nếu dùng loại phân còn lại để bón sẽ làm cho đất càng chua thêm.

NH4Cl
NH4+ + ClNH4NO3
NH4+ + NO3(NH4)2SO4
2NH4+ + SO42Ion NH4+ có phản ứng thủy phân.
NH4+ + H2O
NH3 + H3O+
H3O+ (H+) sinh ra làm cho đất chua thêm.
Câu 5: Vai trò của axit clohiđric HCl đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể ?
Axit clohiđric HCl có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ
thể, trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric HCl với nồng độ khoảng 1 -4 10-3M. Ngoài vai trò hòa tan các muối khó tan, axit clohiđric HCl còn là chất xúc
tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein
(chất đạm) thành các chất đơn giản hơn, để cơ thể hấp thụ.
Khi trong dịch vị dạ dày của người có nồng độ axit lớn hơn hay nhỏ hơn mức
bình thường thì người đó bị mắc bệnh. Nếu trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có
nồng độ nhỏ hơn 1 -4 M (pH > ) thì mắc bệnh khó tiêu. Ngược lại nếu axit
clohiđric có nồng độ lớn hơn 1 -3 M (pH < ) thì mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc
chữa dạ dày (bệnh do thừa axit HCl) có chứa muối natri hiđrocacbonat (còn gọi là
thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt axit clohiđric HCl trong dạ dày.

Thuốc muối dạ dày (Natri hiđrocacbonat)
Câu 6: Vì sao phèn chua có tác dụng làm trong nước ?
Phèn chua là muối sunphat kép của kali và
nhôm ở dạng tinh thể ngậm 2 phân tử nước
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (KAl(SO4)2.12H2O).
Khi hòa tan phèn chua vào nước.
19

PhÌn
chua



KAl(SO4)2
K+ + Al3+ + 2SO42Ion Al3+ có phản ứng thủy phân.
Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + 3H+
Nhôm hiđroxit Al(OH)3 kết tủa ở dạng keo, kết hợp với các hạt lơ lửng trong
nước đục thành hạt to, n ng và chìm xuống, làm trong nước. Nên trong dân gian có
câu.
“Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh, nước nào c ng trong”
Câu 7: Vì sao bôi vôi tôi vào chổ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?
Trong nộc độc của ong, kiến có chứa axit fomic HCOOH. Vôi tôi Ca(OH) 2 là
bazơ nên trung hòa axit, làm giảm đau.
2HCOOH + Ca(OH)2
Ca(HCOO)2 + 2H2O
Câu 8: Vì sao khi nấu cơm, cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một ít
than củi ?
Than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm, làm cho cơm
giảm mùi khê.
Câu 9: pH và sâu răng có liên quan với nhau như thế nào ?
ăng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng ,2 mm, lớp men này là hợp
chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng.
5Ca2+ + 3PO43- + O HCa5(PO4)3OH
(1)
Quá trình tạo ra lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người, chống lại
bệnh sâu răng. Sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng phân huỷ các thức ăn còn lưu lại
trên răng, tạo thành các axit hữu cơ như: Axit axetic, axit lactic. Thức ăn có hàm
lượng đường cao, tạo điều kiện tốt cho sự sản sinh ra các axit đó. Lượng axit trong
miệng tăng, làm cho phản ứng sau xảy ra.
H+ + OHH2O

Khi [OH ] giảm, theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng của Lơ-Sa-tơ-li-ê thì cân
bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu
răng phát triển.
iện pháp tốt nhất để phòng sâu răng là ăn những thức ăn ít chua, ít đường,
đánh răng sau khi ăn. Trong thuốc đánh răng, người ta trộn thêm NaF hay SnF 2, vì
F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra.
5Ca2+ + 3PO43- + FCa5(PO4)3F
(2)
Hợp chất Ca5(PO4)3F trong men răng sẽ thay thế một phần Ca5(PO4)3OH để bảo
vệ răng.
Người xưa có thói quen ăn trầu là bảo vệ tốt cho răng, vì ăn trầu có thêm vôi tôi
(chứa Ca2+ và OH-) làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
Câu 10: Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc ?
Ăn sắn hay măng bị ngộ độc do trong chúng có chứa nhiều axit xianhiđric
HCN. Ở dạng tinh khiết HCN có vị đắng và rất độc, tan tốt trong nước, ete, ancol và
là một axit rất yếu.
Sắn luộc hay măng luộc, măng xào có vị đắng nhiều là chứa nhiều HCN, nếu ta
20


ăn vào có nguy cơ bị ngộ độc. Để giảm lượng HCN có trong sắn ho c trong măng
trước khi dùng cần ngâm chúng trong nước khoảng 12 - 2 giờ, khi luộc xong, mở
vung để HCN bay hơi.
Câu 11: Vì sao không nên dùng đồ dùng bằng nhôm để đựng dung dịch kiềm ?
ình thường đồ dùng bằng nhôm được bảo vệ bởi một lớp nhôm oxit Al 2O3 rắn
chắc, khít bên ngoài, làm cho nhôm không bị phá hủy.
Khi ta dùng đồ dùng bằng nhôm để đựng dung dịch kiềm như: NaOH ho c
Ca(OH)2... Do nhôm oxit Al2O3 có tính lưỡng tính nên có phản ứng.
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O
2Na[Al(OH)4]

(1)
Lớp nhôm oxit bảo vệ bên ngoài bị phá hủy, để lộ ra lớp nhôm bên trong nên có
phản ứng.
2Al + 6H2O
2Al(OH)3 + 3H2 ↑
(2)
Nhôm hiđroxit Al(OH)3 là hợp chất lưỡng tính nên tiếp tục có phản ứng.
Al(OH)3 + NaOH
Na[Al(OH)4]
(3)
Các phản ứng (2) và ( ) tiếp tục xảy ra xen kẽ nhau, làm cho đồ dùng bằng
nhôm bị phá hủy.
Câu 12: Tại sao khí CO2 được dùng để đập tắt đám cháy ?
Khí CO2 n ng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó có tác dụng
ngăn không cho các vật cháy tiếp xúc với oxi không khí. Do đó khí CO 2 được dùng
để dập tắt các đám cháy.
Câu 13: Vì sao ban đầu mới lên sống ở độ, cao con người thường bị chứng đau đầu,
chóng m t, buồn nôn, mệt mỏi ?
Quá trình sinh lí bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Sự thay đổi đột ngột
về độ cao có thể gây ra đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và khó chịu. Đây là triệu chứng
của sự thiếu oxi ở trong các mô, sống ở độ cao vài tuần ho c vài tháng sẽ dần dần
vượt qua được chứng say độ cao và thích nghi dần với nồng độ oxi trong không khí
ở độ cao. Sự kết hợp của oxi với hemoglobin (Hb) được biểu diễn một cách đơn
giản như sau:
Hb + O2
HbO2
(Hemoglobin)
(Oxihemoglobin)
HbO2 đưa oxi đến các mô, biểu thức của hằng số cân bằng là:
Kc = HbO2 


HbO2 

Ở độ cao km, áp suất riêng phần của oxi vào khoảng ,1 atm so với khoảng
,2 atm ở ngang mực nước biển. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng của Lơ- Satơ-li-ê thì nồng độ oxi giảm làm cho cân bằng trên chuuyển dịch sang trái, gây ra
hiện tượng thiếu oxi trong các mô. Hiện tượng này buộc cơ thể phải sản sinh ra
nhiều phân tử hemoglobin hơn và cân bằng sẽ chuyển dịch từ trái qua phải, tạo điều
kiện cho việc hình thành oxihemoglobin.
Câu 14: Thành phần của bột gi t ?
Trong bột gi t ngoài thành phần chính là muối của axit ankylbenzensunfonic, còn
có khoảng 2
chất hoạt động bề m t, còn lại là các chất phụ gia gồm:
21


- Các muối silic, photphat tạo môi trường bazơ yếu để loại trừ tính axit của chất
bẩn.
- Chất độn Na2SO4 làm cho bột gi t tơi xốp.
- Chất tẩy trắng là những chất oxi hoá tẩy được màu nhưng không ảnh hưởng
đến vải và phẩm nhuộm như: Peborat Na O3.4H2O ho c NaClO.
- Các enzim làm xúc tác cho việc phá vỡ và loại trừ các chất bẩn có nguồn gốc
protein.
- Chất tạo huỳnh quang để tạo vẻ trắng hơn.
- Hương liệu để tạo cảm giác dễ chịu cho người m c.
Câu 15: Kể tên một số chất gây nghiện, chất ma tuý ?
Moocphin: Có trong cây thuốc phiện còn gọi là cây anh túc. Moocphin có tác
dụng làm giảm ho c mất cảm giác đau đớn. Từ moocphin lại tinh chế được heroin
có tác dụng mạnh hơn moocphin nhiều lần, độc và rất dễ gây nghiện.
* Cafein (C8H10N4O2): Có nhiều trong hạt cà phê, lá chè. Cafein là chất kết tinh,
không màu, vị đắng, tan trong nước và ancol. Cafein dùng trong y học với lượng

nhỏ có tác dụng kích thích thần kinh, nếu dùng cafein quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ
và gây nghiện.
* Nicotin (C10H14N2): Có nhiều trong cây thuốc lá, nó là chất lỏng sánh như
dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tan được trong nước. Khi hút thuốc lá nicotin đi
vào phổi, thấm vào máu. Nicotin là một trong những chất độc mạnh (từ 1 đến 2 giọt
nicotin có thể giết chết một con chó), tính độc của nó có thể so sánh với axit
xianhiđric HCN. Nicotin chỉ là một trong số các chất hoá học độc hại có trong
thuốc lá (trong khói thuốc lá có chứa tới 1
hợp chất hoá học khác nhau). Dung
dịch nicotin trong nước được dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng. Những người
nghiện thuốc lá thường mắc bệnh ung thư phổi và những bệnh ung thư khác.
Hassish: Là hoạt chất có trong cây cần sa (còn gọi là bồ đà), có tác dụng
chống co giật, chống nôn mửa. Nhưng có tác dụng kích thích mạnh và gây ảo giác.
Thuốc an thần như: Seduxen, meprobamat... Có tác dụng chữa bệnh mất ngủ,
làm dịu cơn đau, nhưng gây nghiện.
Amphetamin: Chất kích thích hệ thần kinh, dễ gây nghiện, gây choáng, rối
loạn thần kinh nếu dùng thường xuyên.
ượu (thành phần chính là C2H5OH): Tuỳ thuộc nồng độ và cách sử dụng,
rượu có thể tác dụng tốt ho c làm suy yếu nghiêm trọng sức khoẻ con người, với
nhiều người chỉ cần uống một lượng rượu nhỏ c ng dẫn đến phản ứng chậm chạp,
xử lí kém linh hoạt, thần kinh dễ bị kích động, gây ra những trường hợp đáng tiếc
như: Tai nạn giao thông, hành động bạo ngược... Trong rượu thường chứa một
lượng nhỏ chất độc hại là etanal CH3-CHO, gây nôn nao, khó chịu, nếu nồng độ cao
có thể dẫn đến tử vong.
Câu 16: Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường không khí ?
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
Có 2 nguồn cơ bản gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên: Khói bụi tạo ra do hoạt động của núi lửa.
22



- Nguồn do hoạt động của con người: Đây là nguồn chủ yếu gồm.
+ Khí thải công nghiệp: Do quá trình đốt nhiên liệu, và sự rò rỉ, thất thoát khí
trong quá trình sản xuất. Các chất thải công nghiệp thường có nồng độ cao và tập
trung.
+ Khí thải do hoạt động giao thông vận tải, các chất khí độc hại phát sinh
trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ, kèm theo khói, bụi và tiếng ồn làm
ô nhiễm không khí trên các tuyến đường giao thông.
+ Khí thải do sinh hoạt: Chủ yếu phát sinh từ đun nấu, lò sưởi do sử dụng
nhiên liệu kém chất lượng, nguồn thải các chất khí nhỏ, nhưng phân bố dày đ c, cục
bộ trong từng không gian hẹp nên gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
* Tác hại của ô nhiễm không khí: Tác hại của ô nhiễm không khí là rất lớn.
- Trước hết là gây “hiệu ứng nhà kính” do sự tăng nồng độ của các khí CO 2,
NO2, O3, CFC,... làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên. M t trái của “hiệu ứng nhà
kính” là gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, l lụt ảnh hưởng đến môi
trường và cuộc sống của con người.
- Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người: Gây ra bệnh tật, đ c biệt là các
bệnh về phổi, tim. Không khí bị ô nhiễm n ng có thể gây ra tử vong cho con người.
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật: Khí SO 2
đ c biệt có hại đối với cây lúa mạch, cây bông, cây thông, các loại hoa, cây ăn quả...
- Phá huỷ tầng ozon là lá chắn tia cực tím cho Trái Đất.
- Ô nhiễm không khí có thể tạo mưa axit, gây ra tác hại lớn đối với cây trồng,
sinh vật sống trong ao, hồ, sông ngòi, phá huỷ các công trình xây dựng, các tượng
đài, các di tích lịch sử văn hoá...
Câu 17: Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường nước ?
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
Môi trường nước bị ô nhiễm có thể do nguồn gốc tự nhiên ho c nhân tạo.
- Ô nhiễm nước do nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, bão, l lụt... Nước
mưa rơi xuống m t đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu công nghiệp,.... kéo
theo các chất bẩn lắng xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước.

- Ô nhiễm nước do nguồn gốc nhân tạo: Chủ yếu là do nước thải từ các vùng
dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.
* Tác hại của ô nhiễm môi trường nước.
Tuỳ theo mức độ ô nhiễm khác nhau, các chất gây ô nhiễm có tác hại khác nhau
đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật, ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người. Ví dụ: Các kim loại n ng và các chất nguy hại khác, chậm phân huỷ sẽ tích
luỹ theo thức ăn vào cơ thể động vật, con người gây nên những tác hại cho sức
khoẻ. Các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh theo nguồn nước bị ô nhiễm lan truyền
bệnh cho người và động vật.
Hiện tượng thăm dò, khai thác dầu, hiện tượng rò rỉ dầu từ các giàn khoan,
hiện tượng tràn dầu trên biển là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm
trọng.
23


Câu 18: Hàn the là chất gì ?
Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa ho c
nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 1 phân tử H2O (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể
trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 9 o.
Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh
phở, bánh cuốn,... để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn. Từ năm
19 , Tổ chức Y tế thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực phẩm vì
nó độc, có thể gây sốc, truỵ tim, co giật và hôn mê.
Câu 19: Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước ?
Là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng ra clo.
Clo tác dụng với nước tạo ra HOCl.
Cl2 + H2O
HOCl + HCl
HOCl dễ hấp thụ trên màng sinh học của vi sinh vật, phá huỷ protein của màng,

cản trở tính bán thấm của màng, thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào và làm chết
vi khuẩn, nấm.
HOCl có tính oxi hoá rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi
sinh vật, làm cho vi sinh vật chết.
Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất
này.
Câu 20: Dầu chuối là chất gì ?
Dầu chuối là este của axit axetic và ancol amylic: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
Câu 21: Thuốc chuột là chất gì ?
Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy
thuốc chuột là chất gì ? Chất gì đã làm chuột chết ? Nếu sau khi ăn thuốc mà không
có nước uống nó chết mau hơn hay lâu hơn ?
Thuốc chuột là Zn3P2, sau khi ăn Zn3P2 bị thuỷ phân rất mạnh, hàm lượng nước
trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
Zn3P2 + 6H2O
3Zn(OH)2 + 2PH3 ↑
Chính PH3 đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra càng nhiều → chuột
càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột chết lâu hơn.
Câu 22: 2,4-D; 2,4,5-T và đioxin là những chất gì ?
Vào những năm 19
-19 , người ta phát hiện thấy rằng axit 2, điclophenoxiaxetic (2, -D), axit 2,4,5-triclophenoxiaxetic (2,4,5-T) ở nồng độ cỡ
phần triệu có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của thực vật, nhưng ở nồng độ cao
hơn chúng có tác dụng tiêu diệt cây cỏ. Từ đó chúng được sản xuất ở quy mô công
nghiệp, dùng làm chất diệt cỏ, phát quang rừng rậm. Trong quá trình sản xuất 2, -D
và 2,4,5-T luôn tạo ra một lượng nhỏ tạp chất đioxin. Đó là một chất cực độc, tác
dụng ngay ở nồng độ cực nhỏ (cỡ phần tỉ), gây ra những tai hoạ cực kì nguy hiểm
(ung thư, quái thai, dị tật...).
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Đế quốc Mỹ rãi xuống Miền Nam nước ta
hàng vạn tấn chất độc màu da cam trong đó chứa 2,4-D; 2,4,5-T và đioxin mà hậu

24


quả của nó vẫn còn cho đến ngày nay.
Câu 23: Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo ra CO2, phản ứng toả nhiệt. Nhiệt
toả ra được tích góp dần, khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.
Câu 24: Đối với cơ thể, muối có vai trò như thế nào ?
Để cơ thể khoẻ mạnh, con người cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá
học cần thiết. Có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng lớn và có
những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng nhỏ (vi lượng). Iot là một
nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Theo các nhà khoa học, mỗi
ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.1 -4 đến 2.1 -4 gam iot.
Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có sẵn
trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhưng việc thiếu hụt iot vẫn thường xảy
ra. Hiện nay, tính trên toàn thế giới 1/ số dân bị thiếu iot trong cơ thể. Ở Việt Nam,
theo điều tra mới nhất có 9
số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau.
Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại như: Làm não bị hư hại nên
người trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây
ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đ c biệt nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ
em. Để khắc phục trình trạng thiếu iot, người ta cho thêm hợp chất của iot vào thực
phẩm như: Muối ăn, sữa, kẹo...
Muối iot là muối có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot (thường là KI,
KIO3). Ví dụ: Trộn 2 kg KI vào một tấn muối ăn.
Việc dùng muối iot thật dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, hợp chất iot bị phân
huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy, phải thêm muối iot sau khi thực phẩm đã được nấu chín.
Câu 25: Vì sao rượu giả có thể làm chết người ?
Uống rượu giả có thể bị ngộ độc, có trường hợp mù cả mắt, thậm chí tử vong.
Những người làm rượu giả không phải đem rượu trắng trộn thêm nước, vì làm như

vậy rượu sẽ nhạt. Thường bọn chúng dùng rượu metylic để thay một phần rượu
etylic. Loại rượu giả này rất độc. ượu etylic và rượu metylic cùng dãy đồng đẳng
nhưng tính chất của chúng khác nhau. ượu etylic là chất lỏng trong suốt, mùi thơm
dễ chịu, không độc. ượu metylic là chất lỏng trong suốt, rất độc, nó có nhiều ứng
dụng, nó có thể thay xăng làm nhiên liệu nhưng không dùng để pha đồ uống.
ượu metylic rất độc đối với cơ thể người. Nó tác động vào hệ thần kinh và
nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hoá của cơ thể gây nên sự nhiễm độc. Sau
khi uống khoảng giờ bắt đầu có triệu chứng: Đau đầu, hôn mê, bất tỉnh, co giật,
mờ mắt, nôn mửa, thị lực giảm nhanh, trường hợp n ng có thể bị mù hẳn. Nghiêm
trọng hơn là mạch đập nhanh và yếu, hô hấp khó khăn cuối cùng dẫn đến tử vong
2.1.4: B i tập d ng trong ngoại khóa hóa học.
2.1.4. : B i tập phát triển tư duy logic.
Câu 1:Chọn 1 trong nguyên tử ho c ion sau điền vào dấu ...cho phù hợp quy luật ?
Na+
Ar
FK+
Ne
...
2+
3+
A. He
B. Mg
C. Al
D. Cl25


×