Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những sai lầm khi cho con uống thuốc có thể "lấy mạng" trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.96 KB, 5 trang )

Những sai lầm khi cho con uống thuốc có thể "lấy mạng" trẻ
Với tâm lý lo lắng mỗi khi con bị bệnh, bởi vậy nhiều cha mẹ thường tìm mọi
cách để cho con nhanh khỏi bệnh, kể cả việc nghe theo những lời mách bảo
của hàng xóm, người thân,... Nhưng họ không ngờ rằng cho con uống thuốc
không đúng cách, đúng bệnh không khỉ khiến thuốc mất tác dụng mà con gây
nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con. Dưới đây là những sai làm hầu
như mẹ nào cũng mắc khi cho con uống thuốc gây hại cho con, các mẹ nên
biết để phòng tránh.
Ngại đưa con đến bệnh viện khi trẻ có biểu hiện đau ốm vì sợ mất thời gian, lây
nhiễm chéo,... không ít gia đình ngày nay thường dựa vào kinh nghiệm đã có trước
đây hoặc nghe theo lời khuyên của người thân quen để tự mình mua thuốc cho con
uống.
Cho trẻ tự ý uống thuốc không theo chỉ định của bác sỹ đã là không đúng, vậy
nhưng nhiều bà mẹ còn mắc phải những sai lầm tai hại hơn thế. Uống thuốc không
đúng cách không chỉ khiến thuốc mất tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm
cho trẻ.
Dưới đây là những sai lầm tai hại mà rất nhiều bà mẹ mắc phải khi chăm sóc con
ốm và cho con uống thuốc
1. Véo mũi, ấn lưỡi ép con uống thuốc
Trẻ nhỏ không chịu uống thuốc là chuyện thường gặp. Và trong hầu hết mọi
trường hợp, khi nịnh nọt, dỗ dành, đe doạ không còn công hiệu, nhiều chị em đã
phải đi đến cách cuối cùng là bóp mũi hoặc dùng thìa ấn lưỡi cho con mở họng để
đút thuốc vào.
Các bác sĩ cho biết, đây là một phương pháp sai lầm, thậm chí có nguy cơ gây
nghẹt thở, sặc đường hô hấp dẫn đến tử vong.
Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này, đó là cha mẹ nên kiên nhẫn giải

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


thích cho con về lợi ích của thuốc, cũng có thể chuẩn bị một phần thưởng nho nhỏ


cho bé để con hợp tác tốt hơn với mẹ trong việc uống thuốc.

2. Nói với con "Thuốc này ngọt như kẹo!"
Để con chịu uống thuốc, nhiều chị em khác lại hay dỗ dành bé bằng câu nói dối
quen thuộc "Thuốc này ngọt như kẹo". Trong trường hợp thuốc đắng, khó uống,
trẻ sẽ dần cảm thấy mất lòng tin với cha mẹ, lần tiếp theo bạn định cho con uống
thuốc sẽ trở nên khó khăn gấp bội.
Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này, đó là mẹ hãy thẳng thắn nói với con,
thuốc này có vị hơi khó uống, hơi đắng nhưng con sẽ uống rất nhanh thôi và sau
đó là hết ngay.
3. Cho trẻ dưới 5 tuổi nuốt viên thuốc
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hầu hết các loại thuốc đều được sản xuất
dưới dạng chất lỏng. Tuy nhiên khi bé lớn hơn một chút, có thể bạn sẽ gặp phải
trường hợp thuốc dạng viên. Vừa uống thuốc vừa uống nước để trôi là một kỹ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


năng không phải bé nào cũng thực hiện được và có thể xảy ra trường hợp viên
thuốc bị kẹt lại trong đường tiêu hoá, gây nguy cơ tổn hại niêm mạc. Nếu không
chắc chắn về khả năng nhai nuốt thuốc của con, mẹ nên nghiền viên thuốc thành
dạng bột và pha nước cho bé uống.
4. Tự ý thay đổi liều lượng
Một số cha mẹ cảm thấy rất khó khăn để cho con uống thuốc nên khi thấy cho bé
uống được vài lần, triệu chứng bệnh thuyên giảm thì quyết định tự ngừng uống
thuốc giữa chừng hoặc khi thấy triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn thì lại tự ý
tăng liều lượng. Hành động này rất nguy hiểm bởi thuốc nào cũng có tác dụng phụ
và nếu uống sai liều lượng có thể gây ra ngộ độc cấp tính nghiêm trọng.

5. Tự ý kê thuốc cho con theo lời mách bảo

Thói quen thường thấy ở các gia đình Việt là tin lời hàng xóm, người thân hay
thậm chí một người vu vơ tư vấn trên mạng xã hội hơn là lời bác sĩ. Khi con ốm,
nhiều bà mẹ thường tự ý kê thuốc cho con theo lời mách bảo của những người có
con cái từng bị bệnh hoặc có triệu chứng tương tự. Chúng ta không thể biết được
những đứa trẻ có cùng triệu chứng bệnh có thực sự là cùng do một nguyên nhân
hay không, do đó, đừng dại dội cho con mình uống thuốc mà không có sự tư vấn
của bác sĩ.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


6. Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Theo quy định của bác sĩ và quy định của mỗi hãng dược phẩm, từng loại thuốc lại
có một cách uống khác nhau. Trước khi cho em bé uống thuốc,mẹ cần kiểm tra tên
của túi thuốc, ngày, số lượng, chú ý thời gian uống trước hay sau bữa ăn...
7. Cho con uống chung thuốc với sữa
Một số mẹ thích cho thuốc trộn chung với sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, các
nghiên cứu chỉ ra rằng, không nên chọn cách này. Trong sữa có nhiều chất khoáng
nên có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. Chưa kể, do sữa nhiều canxi nên
canxi khi tác dụng với thuốc, sẽ tạo thành kết tủa khó tan, khiến cơ thể không hấp
thu được.

8. Cho con uống thuốc Bắc và thuốc Tây cùng thời điểm
Khi con bị ốm, nhiều mẹ lo lắng “có bệnh vái tứ phương” nên ai mách gì cũng
nghe. Bởi thế, không ít trường hợp trẻ bị cảm mạo, ho được điều trị theo phương
pháp Đông - Tây y kết hợp.
Sự thật, một số loại thuốc bắc sẽ không phát huy hết khả năng nếu bị kết hợp với
các loại thuốc tây y trong cùng một thời gian. Ngoài ra, thuốc bắc và thuốc tây y
có thể cùng phản ứng với nhau và gây ra sự phản tác dụng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



9. Dùng nhầm thuốc người lớn
Rất nhiều loại thuốc người lớn có tác dụng phụ không thích hợp dùng cho trẻ em.
Nếu không hiểu rõ đặc trưng của các loại thuốc này tuỳ tiện cho trẻ em uống sẽ
dẫn đến những hậu quả khôn lường.
10. Phối hợp không đúng
Có một số thuốc chỉ uống mỗi một loại thì an toàn cho bé nhưng nếu kết hợp uống
với các loại thuốc khác có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt, hay nói cách
khác là kiêng kỵ phối hợp sử dụng.

11. Phán đoán bệnh sai
Rất nhiều các bệnh truyền nhiễm như: Bệnh sởi, sởi cấp tính ở trẻ em, bệnh viêm
màng não, viêm cơ tim do vi rút,… triệu chứng khởi đầu của các bệnh này giống
như là bị cảm mạo, nếu không phát hiện kịp thời sẽ kéo dài thời gian điều trị của
bé.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×