Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

SKKN phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.39 KB, 23 trang )

Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền giáo dục của Việt Nam hiện nay đang có những thay đổi đáng kể. Với tư
tưởng làm đổi mới tư duy trong ngành giáo dục, đưa nền giáo dục nước ta bước
sang một giai đoạn mới. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã thực hiện nhiều chính sách
cải cách giáo dục. Hiện nay, chương trình SGK ở các cấp đã được đổi mới cả về
nội dung và hình thức. Đi đôi với việc thay đổi SGK nhiều phương pháp dạy học
mới được khuyến khích áp dụng. Là một cư nhân tốt nghiệp ngành sư phạm Địa Lí
trường ĐHSPTP Hồ Chí Minh, tôi không ngừng suy nghĩ để tìm ra các phương
pháp dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh, để lại ấn tượng sâu sắc sau những
tiết dạy.
Chương trình sách địa lí lớp 10, 11 và 12 với nội dung và kiến thức tương đối
nhiều, kênh hình, bản đồ và biểu đồ tương đối hạn chế. Đòi hỏi giáo viên phải có
các phương pháp dạy học để tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tiếp thu kiến
thức một cách nhanh chóng và tích cực. Ví dụ: phương pháp dạy học bằng giáo án
điện tử; phương pháp dạy học có sử dụng đồ dùng dạy học. Nhưng hiện nay giáo
án điện tử mang tính chất trình chiếu, làm học sinh không tiếp thu kiến thức, bài
dạy lướt qua rất nhanh, học sinh có thể vui lúc đó, thực tế sau đó là sự trống rỗng
về kiến thức như câu tục ngữ: “cỡi ngựa xem hoa”. Vậy làm sao để biến một giáo
án điện tử trở thành một bài giảng kích thích được tính tư duy và hứng thú của học
sinh. Với suy nghĩ trên trong quá trình học tập ở Đại học và thực tế của việc đứng
lớp, tôi đã thử phương pháp dạy học mới kích thích được khả năng tích cực, chủ
động và tư duy của học sinh. Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui
trong chương trình địa lí lớp 11”

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm tìm hiểu:
- Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa


lí lớp 11.

Trang 1


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

- Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi, của học sinh về việc học môn Địa lí
lớp 11.
- Từ đó đề ra giải pháp, kiến nghị hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
môn Địa Lí nói chung.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến: “phương pháp dạy học tích
cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11”.
- Tìm hiểu thực trạng “phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui
trong chương trình địa lí lớp 11”.
- Tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về phương pháp dạy học
tích cực bằng hình thức đố vui.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích
cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống…
- Phương pháp điều tra xã hội: phương pháp điều tra
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nêu ra “phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong
chương trình Địa Lí lớp 11 cho học sinh Trường THPT Kiệm Tân”.

III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quan niệm về phương pháp dạy học
Hiện nay, chúng ta thường gặp ba cách định nghĩa về phương pháp dạy học

như sau:
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người giáo viên để truyền
thụ kiến thức, rèn luyên kĩ năng và giáo dục học sinh theo mục tiêu của nhà trường.
Đây là Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Phương pháp dạy học là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện làm việc
của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, nhằm đạt tới những mục đích
giáo dục. Đây là Phương pháp dạy học mang tính giao thoa giữa phương pháp dạy
học cũ và mới.
Trang 2


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

- Phương pháp dạy học là cách hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ
chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh dẫn tới việc học
sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển
năng lực nhận thức. Đây là Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Định nghĩa thứ 3 thể hiện quan điểm mới nhất gần đây từ sau khi xuất hiện lí
thuyết về sự lĩnh hội tri thức. Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là vai trò
chủ động. Nói khác đi thì các phương pháp dạy học, xuất phát từ các quy luật của
sự lĩnh hội tri thức, quyết định hoạt động của giáo viên, phương pháp dạy học của
giáo viên.
2. Đặc điểm hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 11
THPT
Lứa tuổi học sinh lớp THPT, đây là lứa tuổi mà các em cảm thấy mình đang
trở thành người lớn thực sự. Nhiều vấn đề tâm lí nảy sinh. Nhiều em không chú ý
đến việc học tập ở trường. Chính tâm lí đó đã làm cho các em thấy nhàm chán
trong các tiết dạy. muốn thoát khỏi vỏ bọc là trẻ em để chứng tỏ mình là người lớn.
Các em cư xử như người lớn nhưng hành động và suy nghĩ vẫn là trẻ con. Do đó,
phải có một phương pháp dạy học thu hút được sự chú ý của các em. Phải làm sao

cho các em chứng tỏ được bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có các em rất quan
tâm việc học của mình. Các em rất ham mê khám phá kiến thức mới, đó chính là
động lực thúc đẩy các em học tốt.
3. Đặc điểm chương trình và nội dung SGK Địa lí lớp 11
Về tổng thể, chương trình môn Địa lí ở bậc PT được xây dựng theo kiểu đồng
tâm với 3 khối kiến thức chính, lớp 10: Địa lí đại cương (TN và KT – XH); lớp 11:
Địa lí (khu vực và các nước trên thế giới); lớp 12: Địa lí Việt Nam. Các kiến thức
địa lí được đưa vào từ bậc tiểu học dưới dạng lẻ, đơn giản, rồi trở thành một môn
học độc lập ở THCS và THPT.
Như vậy, chương trình địa lí lớp 11 có sự kế thừa, nâng cao các kiến thức đã
học ở THCS và ở lớp 10, đồng thời góp phần tạo cơ sở cho việc trang bị kiến thức
địa lí Việt Nam lớp 12.

Trang 3


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

Chương trình SGK địa lí lớp 11 gồm 2 ban (cơ bản và nâng cao). Giữa 2 ban
mặc dù có sự chênh lệnh về lượng kiến thức, nhưng không đáng kể. Đề tài nay tôi
tập trung vào nghiên cứu SGK địa lí lớp 11 ban cơ bản.
Chương trình địa lí lớp 11 ban cơ bản gồm 2 phần:
A.

Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới

B.

Địa lí khu vực và quốc gia


Trang 4


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC BẰNG HÌNH THỨC
ĐỐ VUI TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 11
1. Các phương pháp dạy học tích cực
Hiện nay các phương pháp dạy học tích cực đều tập trung vào phương pháp
lấy học sinh làm trung tâm. Người thầy chỉ đóng vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học
sinh lĩnh hội tri thức. Học sinh đóng vai trò là chủ thể trong quá trình lĩnh hội kiến
thức. Nhóm phương pháp dạy học tích cực bao gồm nhiều phương pháp:
- Phương pháp khai thác tri thức từ tranh ảnh, biểu đồ và bản đồ. Đây là
phương pháp dạy học bằng hình thức giáo viên đưa ra các tranh ảnh, biểu đồ và
bản đồ để học sinh phân tích và tự tìm thấy kiến thức. Phương pháp này cần sự đầu
tư rất lớn của giáo viên như: tranh ảnh, biểu đồ và bản đồ phù hợp với nội dung
cần tìm hiểu. Câu hỏi đưa ra không quá khó, mức độ tư duy từ thấp đến cao. Nêu
phần nào học sinh chưa hiểu, giáo viên có thể đưa ra các gợi ý, các câu hỏi gợi mở,
nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở: Đây là phương pháp dùng lời nhưng dưới
hình thức trao đổi qua lại giữa thầy và trò. Thường giáo viên là người chủ động đề
ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời. Các câu hỏi phát triển tư duy của học sinh
đặt ra trong quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu.
+ Yêu cầu học sinh so sánh hai sự kiện, hiện tượng địa lí đã biết và giải thích
các sự kiện, hiện tượng Địa lí mới bằng cách vận dụng các kiến thức đã học. Quá
trình đàm thoại có thể diễn ra dưới hình thức một cuộc trao đổi liên tục giữa thầy
và trò với những câu hỏi theo cấp độ nhỏ, trong đó thầy hỏi với mục đích vừa kích
thích học sinh suy nghĩ, vừa gợi ý để học sinh trả lời. Đó là phương pháp đàm
thoại gợi mở.

- Phương pháp nêu vấn đề: Đây là phương pháp dạy học bằng hình thức đưa
ra tình huống có vấn đề để học sinh tìm hiểu giải thích, từ đó lĩnh hội được tri thức.
Còn rất nhiều các phương pháp dạy học tích cực khác. Tuy nhiên, qua đề tài
nghiên cứu này tôi muốn đề cập tới một phương pháp rất mới: “phương pháp dạy
học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình Địa lí lớp 11”.
Trang 5


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

2. Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui.
Đây là phương pháp dạy học rất mới có thể áp dụng cho một số tiết dạy mà có
thể nói là nội dung của bài học rất khô khan, học sinh khó có thể tập trung suy
nghĩa và lĩnh hội tri thức. Hình thức dạy học theo cách tổ chức 1 cuộc thi đố vui,
vừa có tác dụng kích thích tư duy, sự tích cực và thu hút được tất cả mọi học sinh
tham gia.
Còn đối với những tiết ôn tập, nếu như cứ dạy theo phương pháp cũ thì trong
những tiết đó giáo viên là người tóm tắt lại các kiến thức đã học từ trước một các
có hệ thống. Tuy nhiên, đối với học sinh những tiết đó đa số các em không chú ý.
Vậy để làm sao cho các em tập trung vào tiết ôn tập một các có hiệu quả thì đó là
một vấn đề cần giải quyết. Đối với một số tiết học có thể tổ chức các cuộc thi đố
vui và phương pháp đàm thoại gợi mở. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ thí điểm
trên một số giáo án điển hình nhất:
3. Giáo án minh họa

BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức

- Biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của từng vùng.
- Đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với phát triển kinh
tế.
2. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân
bố dân cư, khoáng sản của Hoa Kì.
- Kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư của Hoa Kì.
3. Thái Độ.
- Yêu thích khám phá, tìm hiểu đất nước con người Hoa Kì nói chung và các
quốc gia khác nói riêng.
Trang 6


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Hoa Kì.
- Bản đồ thế giới, phóng to bảng 6.1, bảng 6.2 trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình kết hợp với Bản đồ.
- Đố vui
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn nằm ở trung tâm Bắc Mỹ, có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư. Đất

nước này đã khai thác thế mạnh của mình và tận dụng thời cơ như thế nào để trở
thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới hiện nay? Bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta trả lời câu hỏi đó.
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động 1: Phần thi khởi động (Tìm hiểu

I. Lãnh thổ và vị trí địa lí

về: Lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì).

1. Lãnh thổ

- Có 4 câu hỏi dành cho 4 nhóm, điểm tối đa

- Phần lớn ở trung tâm Bắc Mĩ,

cho mỗi câu hỏi trả lời đúng với đáp án mà

bán đảo A-la-xca và quần đảo

giáo viên đưa ra là 10 điểm.

Ha-oai.

Lưu ý: nhóm nào phất cờ trước nhóm đó được


- Phần trung tâm:

ưu tiên trả lời. nhóm trước trả lời sai nhóm sau + Rộng lớn, có diện tích 8 triệu
có thể bổ sung, nếu trả lời đúng được 5 điểm.

km2, Đông -> Tây : 4500 km;

Câu 1: Ý nào sau đây không chính xác?

Bắc -> Nam : 2500 km.

Lãnh thổ Hoa Kì gồm có:

+ Tự nhiên thay đổi từ Bắc

A. Phần đất trung tâm lục địa Bắc Mĩ.

xuống Nam, từ ven biển vào
Trang 7


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

B. Bán đảo A –la-xca

nội địa.

C. Bán đảo La-bra-đo

2. Vị trí địa lí


D. Quần đảo Ha-oai

- Nằm ở bán cầu Tây

Câu 2: Phần đất trung tâm lục địa Bắc Mĩ có - Giữa Đại Tây Dương và Thái
diện tích là bao nhiêu?

Bình Dương

A. 6 triệu km2

B. 7 triệu km2

- Giáp Canada va Mehico

C. 8 triệu km2

D. 9 triệu km2

- Gần các nước Mĩ - La - Tinh

Câu 3: Ý nào sau đây không chính xác?
Lãnh thổ nằm ở trung tâm Bắc Mĩ của Hoa Kì
có vị trí ở:
A. Giữa Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương
B. Tiếp giáp Canada va Mehico
C. Gần các nước Mĩ - La - Tinh
D. Giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng

Dương
Câu 4: Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện
tích lớn nên thiên nhiên đa dạng, hình dạng cân
đối thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển
giao thông.
A. Đúng

B. Sai

* Sau khi các nhóm trả lời xong, GV nhận xét
và cho điểm của phần thi số 1.
Bài tập: Đánh giá ý nghĩa về vị trí địa lí, lãnh
thổ đối với sự phát triển kinh tế của Hoa Kì.
Hoạt động 2: Phần thi vượt chướng ngại vật

II. Điều kiện tự nhiên

(Tìm hiểu về: Điều kiện tự nhiên của Hoa Kì).

1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm

- Dựa vào lược đồ Hoa Kì, GV hướng dẫn HS

ở trung tâm Bắc Mĩ phân hoá

xác định các phần hợp nên lãnh thổ của Hoa

thành 3 vùng tự nhiên.

Kì.


a. Vùng phía Tây.
Trang 8


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

+ Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc

- Gồm các dãy núi cao trung



bình trên 2000m, chạy song

+ Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha -oai

song theo hướng Bắc - Nam,

- Phần thi này gồm 4 gói câu hỏi, học sinh đại

xen kẽ các bồn địa và cao

diện các nhóm nhập vai hướng dẫn viên du

nguyên.

lịch giới thiệu, quảng bá về điều kiện tự nhiên

- Khí hậu: Hoang mạc và bán


của Hoa Kì.

hoang mạc.

+ Gói câu hỏi 1: Giới thiệu tự nhiên vùng phía

- Tài nguyên rừng tương đối

Tây.

lớn.

+ Gói câu hỏi 2: Giới thiệu tự nhiên vùng phía

- Có nhiều khoáng sản kim loại

Đông.

màu.

+ Gói câu hỏi 3: Giới thiệu tự nhiên vùng

- Ven Thái Bình Dương có một

trung tâm.

số đồng bằng nhỏ, khí hậu cận

+ Gói câu hỏi 4: Giới thiệu tự nhiên bán đảo


nhiệt và ôn đới hải dương.

A-la-xca và quần đảo Ha -oai

- Khó khăn: Thiếu nước trầm

Lưu ý: 4 nhóm bốc thăm gói câu hỏi để trình

trọng trong các hoang mạc.

bày (thời gian chuẩn bị 2 phút, thời gian trình

b. Vùng phía Đông.

bày 3 phút)

- Bao gồm dãy cổ Apalat, các

- Mỗi gói câu hỏi tối đa 50 điểm/5 phút chuẩn

đồng bằng ven Đại Tây Dương.

bị và trình bày.

- Khí hậu ôn đới hải dương.

* Sau khi các nhóm trả lời xong, GV nhận xét

- Có nhiều than đá, quặng sắt,


và cho điểm của phần thi số 2.

trữ lượng thủy năng dồi dào.

Bài tập: Đánh giá ý nghĩa về tự nhiên đối với c. Vùng trung tâm.
sự phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kì.

- Phía bắc gò, đồi thấp.
- Phía Nam đồng bằng phù sa
sông Mi-xi-xi-pi.
- Khí hậu ôn đới lục địa ở phía
Bắc, cận nhiệt ở phía nam.
- Có nhiều than đá và quặng sắt
ở phía Bắc, dầu mỏ khí đốt ở
Trang 9


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

phía nam.
- Có đồng bằng phù sa thuận
lợi phát triển nông nghiệp.
2. A-la-xca và Ha -oai
- A- la-xca là bán đảo rộng lớn,
địa hình chủ yếu là đồi núi, có
nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên.
- Ha - oai có tiềm năng lớn về
hải sản và du lịch.
Hoạt động 3: Phần thi tăng tốc (Tìm hiểu về: III. Dân cư

Dân cư và xã hội của Hoa Kì).

1. Gia tăng dân số.

- Có 4 câu hỏi dành cho 4 nhóm, điểm tối đa

- Dân số: Đứng thứ 3 thế giới

cho mỗi câu hỏi trả lời đúng với đáp án mà

sau Ấn Độ và Trung Quốc.

giáo viên đưa ra là 10 điểm.

- Tăng nhanh, chủ yếu do nhập

Lưu ý: nhóm nào phất cờ trước nhóm đó được

cư -> đem lại tri thức, nguồn

ưu tiên trả lời. nhóm trước trả lời sai nhóm sau vốn và lao động lớn.
có thể bổ sung, nếu trả lời đúng được 5 điểm.

- Có xu hướng già hoá
2. Thành phần dân cư

Câu 1: Hoa Kì có dân số đứng thứ mấy trên - Phức tạp: nguồn gốc châu Âu:
thế giới?

83%, Phi > 10%, Á và Mĩ la


A. Thứ 3

B. Thứ 4

tinh: 6%, bản địa 1%.

C. Thứ 5

D. Thứ 6

- Sự bất bình đẳng của các

Câu 2: Dân cư Hoa Kì tăng nhanh chủ yếu do nhóm dân cư gây rất nhiều khó
dân nhập cư.
A. Sai

khăn trong phát triển kinh tế B. Đúng

Câu 3: Dân cư Hoa Kì có nguồn gốc từ:

xã hội.
3. Phân bố dân cư

A. Châu Âu

- Phân bố không đều: Đông đúc

B. Châu Phi


ở vùng Đông Bắc, ven biển Đại

C. Mĩ - La - Tinh

Tây Dương, thưa thớt ở vùng

D. Châu Á

trung tâm và vùng núi phía
Trang 10


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

Câu 4: Phân bố dân cư của Hoa Kì đang thay Tây.
đổi theo xu hướng nào?

- Xu hướng từ Đông Bắc

A. Chuyển từ miền Tây sang miền Đông và chuyển về Nam và ven bờ Thái
Bình Dương.

Nam

B. Chuyển từ miền Đông Bắc sang các bang - Dân thành thị chiếm 79%
phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương

(2004), 91,8% dân tập trung ở

C. Chuyển từ miền Đông Bắc sang các bang các thành phố vừa và nhỏ.

phía Tây
D. Chuyển từ miền phía Đông và Nam sang
vùng nội địa
Hoạt động 4: Phần thi về đích (Học sinh hệ
thống lại kiến thức trọng tâm của bài).
- Trò chơi giải ô chữ:
+ Ô chữ có 6 hàng ngang ứng với 6 câu hỏi và
một từ chìa khóa (gồm 6 chữ cái)
(phụ lục)
* Sau khi các nhóm trả lời, GV nhận xét và cho
điểm của phần thi số 4. Mỗi câu trả lời đúng 10
điểm, giải được từ chìa khóa 40 điểm.
4. Củng cố.
- GV và lớp phó học tập cộng điểm 4 nhóm trong 4 phần thi.
- Đại diện lớp trao quà cho 4 nhóm.
5. Hoạt động nối tiếp
- Làm bài tập SGK.
- Đọc trước bài mới

Phụ lục 1: (Đáp án trắc nghiệm)
Phần thi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4


Khởi động

C

C

D

A

Tăng tốc

A

B

A

B
Trang 11


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

ĐÁP ÁN

Trang 12


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11


BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên dân cư và xã hội
Trung Quốc; những thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát
triển đất nước Trung Quốc.
2. Về kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn lãnh thổ Trung Quốc; miền đông, miền
tây của Trung Quốc.
- Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và biểu đồ biến động dân số Trung
Quốc..
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn của tự nhiên, dân cư, xã hội đối với phát triển
kinh tế Trung Quốc.
3. Thái Độ:
- Nhận thức được vị trí, vai trò của Trung Quốc đối với sự ổn định và phát
triển của khu vực và thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á.
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Trung Quốc.
- Một số hình ảnh về tự nhiên, con người của Trung Quốc.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đố vui
- Đàm thoại gợi mở
- Nêu vấn đề.
- Thuyết trình kết hợp với Bản đồ.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.
Trang 13


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

3. Bài mới.
Bài giảng gồm có 4 phần:
- Phần thi khởi động (tìm hiểu về: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ).
- Phần thi vượt chướng ngại vật (tìm hiểu về: Điều kiện tự nhiên).
- Phần thi tăng tốc (tìm hiểu về: Dân cư và xã hội).
- Phần thi về đích (tìm hiểu về: Học sinh hệ thống lại kiến thức trọng tâm).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Phần thi khởi động (Tìm

I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.

hiểu về: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ).

1. Vị trí địa lí.

- Có 4 câu hỏi dành cho 2 nhóm, điểm tối

- Nằm trong khoảng từ 20o Bắc đến

đa cho mỗi câu hỏi trả lời đúng với đáp án


53o Bắc và khoảng 73o Đông đến

mà giáo viên đưa ra là 10 điểm.

135o Đông.

Lưu ý: nhóm nào phất cờ trước nhóm đó

- Tiếp giáp với 14 quốc và vùng

được ưu tiên trả lời. nhóm trước trả lời sai lãnh thổ.
nhóm sau có thể bổ sung, nếu trả lời đúng

- Phía Đông giáp biển Thái Bình

được 5 điểm.

Dương.

Câu 1: Đất nước nào có diện tích đứng thứ 2. Lãnh thổ.
4 trên thế giới?

- Diện tích: 9,6 triệu km2, đứng thứ

Câu 2: Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Á, 4 thế giới.
em hãy xác định vị trí địa lí của Trung - Bao gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4
Quốc?

thành phố trực thuộc trung ương, 2


+ Nằm ở khu vực nào của Châu Á?

đặc khu hành chính.

+ Vĩ độ địa lí?

- Đảo Đài Loan, mặc dù đã tách

+ Tiếp giáp?

khỏi Trung Quốc năm 1949, những

Câu 3: Dựa vào bản đồ hành chính Trung

vẫn được coi là một bộ phận của

Quốc, trình bày đặc điểm lãnh thỗ Trung

Trung Quốc.

Quốc?
Câu 4: Em hãy đánh giá những thuận lợi
và khó khăn của Vị trí địa lí, giới hạn lãnh
thổ của Trung Quốc trong quá trình phát
Trang 14


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

triển kinh tế xã hội?

* Sau khi các nhóm trả lời xong, GV nhận
xét và cho điểm của phần thi số 1.
Hoạt động 2: Phần thi vượt chướng ngại II. Điều kiện tự nhiên.
vật (tìm hiểu về: Điều kiện tự nhiên của

1. Khái quát.

Trung Quốc).

- Trung Quốc là nước có tự nhiên

- Dựa vào lược đồ Trung Quốc, GV hướng và tài nguyên thiên nhiên rất đa
dẫn HS xác định kinh tuyến 105o, là ranh
giới tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây
của Trung Quốc.
- Phần thi này gồm 2 gói câu hỏi, học sinh

dạng.
+ Địa hình: Núi và cao nguyên
chiếm phần lơn điện tích.
+ Khí hậu: Có sự phân hóa từ Bắc

đại diện các nhóm nhập vai hướng dẫn

tới Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp

viên du lịch giới thiệu, quảng bá về điều

lên cao.


kiện tự nhiên của Trung Quốc.

+ Sông ngòi: Có các sông thuộc

+ Gói câu hỏi 1: Tự nhiên miền Đông,

loại lớn của thế giới như Trường

đánh giá.

Giang, Hoàng Hà, có giá trị về

+ Gói câu hỏi 2: Tự nhiên miền Tây, đánh

nhiều mặt.

giá.

+ Khoáng sản: Có nhiều loại với

Lưu ý: 2 nhóm bốc thăm câu hỏi để trình

trữ lượng lớn như: Than đá, dầu

bày (thời gian chuẩn bị 3 phút, thời gian

mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim

trình bày 5 phút)


loại màu quý hiếm.

- Mỗi gói câu hỏi tối đa 50 điểm/5 phút

2. Tự nhiên có sự khác nhau giữa

trình bày.

miền Đông và miền Tây.

* Sau khi các nhóm trả lời xong, GV nhận

a. Miền Tây.

xét và cho điểm của phần thi số 2.

- Địa hình: Gồm nhiều dãy núi cao
hùng vĩ, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn
bồn địa.
- Khí hậu: Ôn đới lục địa và núi
cao.
- Sông: là thượng nguồn các con
Trang 15


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

sông lớn của Trung Quốc.
- Cảnh quan: Rừng đồng cỏ xen lẫn
các hoang mạc và bán hang mạc.

- Khoáng sản: Than, sắt, dầu mỏ,
khí tự nhiên.
b. Miền Đông.
- Địa hình: Vùng núi thấp và các
đồng bằng châu thổ lớn màu mỡ.
- Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa và ôn
đới gió mùa.
- Sông ngòi: Nhiều sông, là hạ lưu
của nhiều sông lớn.
- Cảnh quan: Rừng, đồng cỏ.
- Khoáng sản: Khí đốt, dầu mỏ,
than, sắt.
Hoạt động 3: Phần thi tăng tốc (tìm hiểu III. Dân cư và xã hội.
về: Dân cư và xã hội).

1. Dân cư.

- Có 5 câu hỏi dành cho 2 nhóm, điểm tối

a. Dân số:

đa cho mỗi câu hỏi trả lời đúng với đáp án

- Là quốc gia đông dân nhất thế

mà giáo viên đưa ra là 10 điểm.

giới, hơn 1,3 tỉ người năm 2005.

Lưu ý: nhóm nào phất cờ trước nhóm đó


- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có

được ưu tiên trả lời. nhóm trước trả lời sai giảm, 0,6% năm 2005, song số
nhóm sau có thể bổ sung, nếu trả lời đúng

người tăng mỗi năm vẫn cao.

được 5 điểm.

- Thành phần dân tộc đa dạng, trên

Câu 1: Dân số Trung Quốc đứng thứ mấy 50 dân tộc.
trên thế giới?

b. Phân bố dân cư.

Câu 2: Nguyên nhân nào làm cho tỉ lệ gia - Dân cư tập trung đông đúc ở miền
tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm Đông, thưa thớt ở miền Tây.
mạnh?

- Dân cư nông thôn chiếm 63%, dân

Câu 3: Chính sách dân số đã tác động như thành thị 37% dân số.
Trang 16


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

thế nào đến dân số Trung Quốc?


2. Xã hội.

Câu 4: Dân cư trung quốc tập trung chủ - Trung Quốc chú trọng đầu tư cho
yếu ở miền nào?

giáo dục.

Câu 5: Trung Quốc có các phát minh giá - Tỉ lệ người biết chữ cao, đạt gần
trị nào?

90% năm 2005.

* Sau khi các nhóm trả lời xong, GV nhận - Là quốc gia có nền văn minh lâu
xét và cho điểm của phần thi số 3.

đời.
- Có nhiều phát minh giá trị: Lụa tơ
tằm, giấy, chữ viết, la bàn, thuốc

Hoạt động 4: Phần thi về đích (Học sinh súng, in…
hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài).
- Trong thời gian 5 phút, 2 nhóm hoàn
thành sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung kiến
thức trọng tâm của bài học.
- Mỗi sơ đồ hoàn thành xong đạt 30 điểm
(nếu sơ đồ có tính sáng tạo được cộng
thêm 10 điểm)
* Sau khi các nhóm vẽ xong sơ đồ, GV
nhận xét và cho điểm của phần thi số 4.

4. Củng cố.
- GV và lớp phó học tập cộng điểm 2 nhóm trong 4 phần thi.
- Đại diện lớp trao quà cho 2 nhóm.
5. Hoạt động nối tiếp
- Làm bài tập SGK.
- Đọc trước bài mới
Phụ lục 1:
Phần thi khởi động

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Nhóm 1
Nhóm 2
Phụ lục 2:
Trang 17


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

Phần thi vượt chướng ngại vật

Nhóm 1

Nhóm 2


Thời gian 5 phút (5 điểm)
Hình thức (10 điểm)
Hình ảnh minh họa (10 điểm)
Nội dung (25 điểm)
Phụ lục 3:
Phần thi tăng tốc

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Nhóm 1
Nhóm 2
Phụ lục 4:
Phần thi về đích

Nhóm 1

Nhóm 2

Thời gian 5 phút (5 điểm)
Nội dung (25 điểm)
Tính sáng tạo (10 điểm)

Phụ lục 5:
Phần thi

Khởi

Vượt chướng

Tăng

Về

động

ngại vật

tốc

đích

Tổng điểm

Nhóm 1
Nhóm 2

II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Kết quả của những tiết dạy địa lí thực nghiệm được đánh giá trên cơ sở lấy số
học sinh có hứng thú với bài giảng và điểm số các bài tập, bài thực hành của học
sinh sau khi học tiết học đó.
1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm đề tài.
* Thực trạng ban đầu của các lớp:

Trang 18


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

Số học sinh

Số học sinh
Lớp

Tổng số

chú ý nghe

học sinh

giảng và hiểu

chưa chú ý
Tỉ lệ %

nghe giảng và

Tỉ lệ %

không hiểu

bài

bài


11C2

37

28

75,7%

9

24,3%

11C3

36

25

69,4%

11

30,6%

11C7

37

27


72,9%

10

27,1%

2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm đề tài.
Số học sinh

Số học sinh
Lớp

Tổng số

chú ý nghe

học sinh

giảng và hiểu

chưa chú ý
Tỉ lệ %

nghe giảng và

Tỉ lệ %

không hiểu


bài

bài

11C2

37

37

94,6%

2

5,4%

11C3

36

35

97,2%

1

2,8%

11C7


37

35

94,6%

2

5,4%

Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui
trong chương trình địa lí lớp 11 thu được kết quả như sau:
- Về tâm lí: Đã từng bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học
tập môn Địa lí ở học sinh lớp 11.
- Về kiến thức: Học sinh biết cách sử dụng số liệu, bản đồ để chiếm lĩnh
kiến thức một cách nhanh chóng và chắc chắn.
- Về kĩ năng: Kĩ năng xử lí số liệu xác định - cách vẽ biểu đồ được thuần
thục, chính xác. Qua đó hình thành và nâng cao kĩ năng xác lập mối quan hệ quy
luật, biện chứng, mối quan hệ nhân quả... ở học sinh.
Đồng thời học sinh vận dụng các kiến thức Địa lí vào cuộc sống thực tiễn
một cách dễ dàng và hiệu quả.
Trang 19


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

Chính vì vậy mà số học sinh khá giỏi tăng lên và số học sinh yếu kém giảm
hẳn đi.
3. Giải pháp thực hiện.
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho tiết dạy

trên lớp
- Giáo viên nghiên cứu tham khảo một số kiến thức phục vụ cho tiết dạy.
- Giáo viên hệ thống lại các lỗi học sinh sai ở tiết học trước để khắc phục
tiết sau.
- Trong tiết dạy thực nghiệm đầu tiên giáo viên phải là người dẫn chương
trình thật hoàn hảo, trong các tiết sau giáo có thể mời 1 đại diện trong lớp có năng
khiếu dẫn chương trình.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả bài làm của học sinh.

Trang 20


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

PHẦN III. KẾT LUẬN
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên bản thân tôi đã tự củng cố thêm
được phần nào kiến thức về phương pháp dạy học mang tính tích cực. Không khí
lớp tiết học trở nên sôi nổi, học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. Kết quả học
tập sau mỗi tiết dạy có hiệu quả hơn, số lượng học sinh yếu giảm, số lượng học
sinh khá giỏi tăng lên.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần thiết phải trang bị cho học sinh kỹ năng lý thuyết phải luôn đi đôi với
thực hành thì học sinh mới hiểu và nắm chắc được bản chất của vấn đề.
- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên nhằm mục đích đưa nội
dung giảng dạy vào tất cả các lớp học.
- Giáo viên phải linh hoạt khi lồng ghép phương pháp đố vui vào tất cả các
bài dạy sao cho thích hợp nhằm đạt kết quả cao.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được bản thân tôi - một giáo viên giảng dạy
Địa lý THPT - với nội dung không mới nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Những
kết quả trên đây là quá trình đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy có

được. Tuy vậy, bài viết vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của
Ban giám khảo và lãnh đạo cấp trên để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và nhất là
tạo cho tôi tự tin và vững lòng tin trong việc dạy học, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới, mong góp phần nào nhỏ bé của mình vào quá
trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý
nói riêng ở nhà trường phổ thông.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thống Nhất, ngày 14 tháng 05 năm 2013
Người viết sáng kiến

Đoàn Thanh Minh

Trang 21


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU…………………………………………………….…...Trang 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………….…………....Trang 1
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…..Trang 1
1. Mục đích nghiên cứu.……………………………………….………...…..Trang 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.……………………………………….……….…...Trang 2
3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….…….…..Trang 2
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..…..Trang 2
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………..…….Trang 2
1. Quan niệm về phương pháp dạy học……………………………….…….Trang 3
2. Đặc điểm hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 11
THPT……………………………………………….……………………….Trang 3
3. Đặc điểm chương trình và nội dung SGK Địa lí lớp 11……………….…Trang 3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……………………………………….Trang 5
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC BẰNG HÌNH THỨC ĐỐ VUI VÀ
MỘT SỐ TIẾT ÔN TẬP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 11.Trang 5
1. Các phương pháp dạy học tích cực…………………………………….....Trang 5
2. Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui và một số tiết ôn
tập…………………………………………………………………….…..….Trang 6
3. Giáo án minh họa……………………………….…………………….…..Trang 6
Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì ……………………………………….Trang 6
Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa …………………………….Trang 13
II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ………………………………………..Trang 18
1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm đề tài.…………………..……..Trang 18
2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm đề tài.………………….………..Trang 19
3. Giải pháp thực hiện.…………………………………………………......Trang 20
PHẦN III. KẾT LUẬN…………………………………………………..Trang 21

Trang 22


Phương pháp dạy học tích cực bằng hình thức đố vui trong chương trình địa lí lớp 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Địa lí lớp 11. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009
2. Sách giáo viên Địa lí lớp 11. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2008
3. Phương pháp dạy học môn Địa lí THPT. Nhà xuất bản Đại học sư phạm TP
HCM, năm 2005.
4. Sách phương pháp dạy học Địa lí lớp 11, 12. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009

Trang 23




×