Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Luận văn tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.08 KB, 75 trang )

MỤC LỤC
Khu v ực th ị trương...........................................................................................................52
TT...........................................................................................................................................52
Khu vực thị trường.................................................................................................................52
Khu vực...........................................................................................................................57
TT...........................................................................................................................................57
Khu vực..................................................................................................................................57
Bảng 4.1: Mức triết khấu theo số lượng tăng thêm................................................................73

1


Chương 1: Đặc trưng của hoạt động kinh doanh và tiêu dùng
thuốc lá.
1.1. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh thuốc lá.
1.1.1. Đặc trưng của khách hàng và thị trường.
• Khách hàng hút thuốc lá hiện nay chủ yếu là nam giới, đặc biệt ở các nước mà
tư tưởng nam giới là người chủ trong gia đình thì tỷ lệ này là rất lá ở tất cả các
lứa tuổi thuộc mọi nghành nghề, trình độ. Trong đó có cả những khách hàng
nhận thức được tác hại của hút thuốc. Ở các khu cao như các nước Việt Nam,
Trung Quốc, Nhật bản. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ nữ giới hút thuốc cũng ngày một
tăng đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển như Châu Âu khi mà người
phụ nữ tự chủ được về kinh tế cũng như các quyền lợi.
• Khách hàng hút thuốc vực thị trường khác nhau thì cơ cấu khách hàng có sự
khác nhau nhưng nhìn chung khách hàng hút thuốc lá trong độ tuổi từ 18-55 (đây
là lứa tuổi chủ động về hành vi và thu nhập).
• Quy mô thị trường tiêu thụ thuốc lá là rất lớn trải dài trên một khu vực địa lý
rộng lớn. Mặt khác mật độ tiêu dùng thuốc là cũng tương đối dày. Thuốc lá được
coi là mặt hàng tiêu dùng thông thường và người tiêu dùng thuốc lá trải khắp
trong cộng đồng dân cư.
• Việc hút thuốc lá của người dân là do những nguyên nhân:


 Do chưa nhận thức được tác hại của thuốc lá.
 Do việc muốn thể hiện mình nhiều thanh thiếu niên cho rằng việc hút thuốc lá
thể hiện bản lĩnh và phong cách của họ.
 Do ảnh hưởng của thời tiết nhiều khu vực có thời tiết lạnh và họ hút thuốc
nhằm làm cho cơ thể ấm lên.
 Do ảnh hưởng của công việc, nhiều gười làm việc căng thẳng họ cảm thấy hút

2


thuốc lá làm họ bớt căng thẳng hơn.
 Do thói quen đã hình thành từ lâu và không bỏ được nữa.
1.1.2. Đặc trưng của sản xuất.
1.1.2.1.

Công nghệ sản xuất.

Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu - Mỹ hoàn thành cách mạng công nghiệp. Các phát minh
khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và thu
được

lợi

nhuận

to

lớn

hơn


trước.

Năm 1881, James Bonsack, một người Virginia (Mỹ), phát minh ra chiếc máy có thể sản xuất
120.000 điếu thuốc/ngày. James “Buck” Duke, người mà 21 năm sau trở thành chủ tịch đầu
tiên của công ty B.A.T (Công ty Thuốc lá Anh - Mỹ), đã mua 2 máy và công ty sản xuất thuốc
lá sợi của gia đình ông đã chuyển sang sản xuất thuốc lá điếu. Thuốc lá điếu dần dần thay thế
cho các loại thuốc lá dùng tẩu, loại nhai và thuốc lá bột để hít. Cuối thế kỷ XIX, suốt thế kỷ
XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Các công ty nhỏ lần lượt phá sản hoặc
bị hút vào các công ty lớn - các tập đoàn sản xuất độc quyền - có nhiều vốn, áp dụng khoa học,
kỹ thuật tiên tiến, năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, để dần dần chiếm lĩnh thị trường.
Ngành công nghiệp thuốc lá diễn ra quá trình tập trung hóa như các ngành sản xuất khác.
Các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia như B.A.T, Philip Morris (Mỹ), Japan Tobacco
International (Nhật), Imperial và Gallaher (Anh), Tập đoàn Altadis Franco - Spanish (Pháp Tây Ban Nha)... hiện đang chi phối thị trường thế giới về trồng thuốc lá, phối chế, sản xuất
thuốc sợi, thuốc điếu, các máy móc chuyên dùng và tất cả các phụ liệu cho sản xuất thuốc lá.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập cũng chú ý phát triển
ngành công nghiệp thuốc lá, như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên, ấn Độ, Philippines, Ai
Cập, Pakistan, Việt Nam...

1.1.2.2.Nguyên vật liệu.
Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của
người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh

3


dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus,
ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn
tròn


gọi



Tabaccos.

Hàng ngàn năm trước Công nguyên, người da đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng đất mênh mông ở
Nam

Mỹ,

Trung

Mỹ,

quần

đảo

Antil



một

số

nơi

khác.


Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Roman Pano (nhà truyền đạo Tây
Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. Năm 1556, Andre Teve cũng lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem
về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Jean Nicot, Đại sứ Pháp ở Lisbon dã dâng lên nữ hoàng
Pháp Featerina Mechssi những cây thuốc lá đầu tiên. Theo ông thuốc lá có thể xua đuổi bệnh
đau đầu, bằng cách cho người bệnh ngửi bột thuốc.
Thuốc lá được trồng ở Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc viếng thăm Anh
và một số quốc gia khác đem về. Vua Sulemam cho trồng thuốc lá ở Bungari vào khoảng năm
1687.Tại Đức từ năm 1640 đã có nhà máy sản xuất thuốc lá điếu ở Nordeburg và vào năm
1788 đã có xưởng sản xuất xì gà tại Hamburg.
Tại các nước châu á, Thái Bình Dương, thuốc lá được trồng vào thế kỷ 18.
Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển rất nhanh chóng để sản xuất đa
dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng
về thuốc điếu và đặc biệt để xuất khẩu.Trong thời gian dài, thuốc lá được gọi rất nhiều tên như
La Herba Sanena (cây làm thuốc), Herba Panacea (cây thuốc trị mọi bệnh), L’Herbe etrange
(cây làm thuốc dị thường), L’Herbe d’Ambassadeur (cây kỷ niệm tên Đại sứ ở Lisbon). Sau
đó các tên mất dần chỉ còn lại tên gọi Nicotiana để kỷ niệm tên Jean Nicot, người có công
truyền bá trồng thuốc lá ở châu Âu. Ngày nay nhiều nước có tên gọi thuốc lá giống nhau là
Tabacco (Anh, Mỹ), Tabak (Đức, Nga), Trutrun (Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari), Tutun (Rumania)...
Còn tên khoa học của cây thuốc lá vàng là Nicotiana Tabacum L. Thuốc lá được trồng rộng rãi
ở các điều kiện tự nhiên khác nhau, tiêu chí khác hẳn thời nguyên thủy. Phạm vi phân bổ vùng
trồng từ 40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ độ Bắc, nhưng tập trung nhiều ở vĩ độ Bắc. Thuốc lá có tính
di truyền phong phú, tính thích ứng rộng rãi, dưới sự tác động trực tiếp của con người, ngày
nay thuốc lá có nhiều đặc trưng phẩm chất, ngoại hình khác nhau. Có thể kể đến loại thuốc lá

4


vàng sấy có hương vị độc đáo là Virginia (Hoa Kỳ, Zimbabwe...), thuốc lá Oriental - đặc sản
của vùng Địa trung Hải, xì gà nổi tiếng của Cuba và Sumatra (Indonesia).

Việc hút thuốc lá lan nhanh sang các nước châu Âu. Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ
Pháp ở Lisbone, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người bị chứng
đau nửa đầu. Bột thuốc lá gây ra hắt hơi, cơn đau của bà hoàng dịu đi. Điều đó làm giới quý
tộc Pháp ngạc nhiên, nhưng lại khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời
trang thú vị trong giới qúi tộc. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicotine.
Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã mở đường cho cuộc “Phát kiến địa lý”, dẫn
đến sự mở rộng phạm vi buôn bán thế giới và sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và
công nghiệp. Các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Bỉ cũng đua nhau đi tìm kiếm thị trường buôn bán
trên thế giới. Thuốc lá là một trong những hàng hóa quan trọng được các nước châu Âu mang
tới châu á, châu Phi.
Đến năm 1592, một thế kỷ sau khi Colombus phát hiện ra châu Mỹ, thuốc lá đã được trồng ở
Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh. Sau đó lan ra Philippines, ấn Độ, Java, Nhật, Tây Phi,
Trung Quốc và các lái buôn đã mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và Sibêri.

1.1.3. Đặc trưng của phân phối.
Phân phối sản phẩm là đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng. Việc phân phối sản phẩm như thế nào thường phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố đặc trưng của sản phẩm của ngành giữ
một vai trò hết sức quan trọng, nó chi phối tới việc thiết kế hình thành kênh phân
phối của các công ty.
Ngành kinh doanh thuốc lá là một ngành có những đặc điểm:
• Sản phẩm kinh doanh là sản phẩm mà khách hàng sãn sàn tìm mua khi có
nhu cầu
• Chính phủ các quốc gia tìm nhiều biện pháp để hạn chế sản xuất và tiêu

5


dùng nó.
• Đây là ngành kinh doanh không được phép quảng cáo truyền thông rộng rãi

• Đây là sản phẩm được tiêu dùng thường xuyên, phạm vi thị trường rộng
lớn, mật độ thị trường dày.
• Sản phẩm có thể tích nhỏ, trọng lượng bé, giá trị trên một đơn vị sản phẩm
là nhỏ.
• Sản phẩm được tiêu chuẩn hoá cao.
Chính những đặc điểm này quyết định đến những đặc trưng của việc phân
phối thuốc lá đó là:
• Sử dụng phương thức phân phối rộng rãi: Tức doanh nghiệp đưa sản phẩm
của mình đến càng nhiều nhà bán buôn và bán lẻ càng tốt.
• Phân phối thường có nhiều cấp độ trung gian bởi: Nhà máy sản xuất
thường được xây dựng ở các vùng nguyên liệu do đó có thể xa thị trường
tiêu dùng, hơn nữa sản phẩm có giá trị nhỏ được tiêu dùng trên một thị
trường rộng lớn nên cần sử dụng nhiều trung gian để giảm bớt chi phí
trong phân phối. Mặt khác sản phẩm được tiêu chuẩn hoá cao nên việc
phân phối qua nhiều trung gian không ảnh hưỏng đáng kể.
• Các công ty thuốc lá hiện nay thường áp dụng mô hình phân phối:
MH1:

MH2:

6


NHÀ SẢN XUẤT

NHÀ SẢN XUẤT

NGƯÒI BÁN BUÔN

ĐẠI LÝ


NGƯỜI BÁN LẺ

NGƯÒI BÁN BUÔN

NGƯÒI TIÊU DÙNG

NGƯỜ BÁN LẺ

NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.2. Những áp lực đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá.
1.2.1. Từ chính sách của các nước.
Các quốc gia trên thế giới nhìn chung đều có những chính sách giảm việc sản
xuất và tiêu thụ thuốc lá. Tuỳ ở mỗi quốc gia thì chính sách này có sự khác nhau,
nhưng nhìn chung chính sách của các nước sử dụng các biện pháp sau:


Áp dụng mức thuế cao đối với việc sản xuất và tiêu thụ thuốc lá.



Nghiêm cấm các hình thức quảng cáo đối với thuốc lá.



Quy định chặt chẽ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.




Quy định những nơi không được phép hút thuốc lá.

1.2.2. Công ước khung quốc tế.
 Mục tiêu của Công ước:
Nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức
khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói
thuốc.
 Giới thiệu về công ước khung

7


• Văn bản này đã được đưa ra tại phiên họp toàn thể cuối cùng của vòng đàm
phán thứ sáu Cơ quan Đàm phán Liên Chính phủ vào ngày 1 tháng 3 năm 2003.
Hội nghị đã đồng ý rằng văn bản này và được thông qua tại Đại Hội đồng Y tế
Thế giới lần thứ 56 vào tháng 5 năm 2003.
• Quyết tâm dành ưu tiên cho quyền bảo vệ sức khoẻ công cộng.
• Nhận thức rằng sự lan rộng của nạn dịch thuốc lá là một vấn đề toàn cầu với
những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ công cộng, đòi hỏi phải có sự hợp
tác quốc tế và sự tham gia rộng rãi nhất của tất cả các nước trong một nỗ lực
quốc tế hữu hiệu, phù hợp và toàn diện để đối phó với nạn dịch này.
• Phản ánh mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về các hậu quả tàn phá trên qui
mô toàn thế giới về sức khoẻ, xã hội, kinh tế và môi trường do việc tiêu thụ
thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc gây ra.
• Hết sức lo ngại về sự gia tăng trong tiêu thụ và sản xuất thuốc lá và các sản
phẩm thuốc lá khác trên toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển, cũng như
trước gánh nặng mà tình trạng này gây ra đối với các gia đình, người nghèo và
các hệ thống y tế quốc gia.
• Nhận thức rằng các bằng chứng khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng
rằng việc sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc là nguyên nhân dẫn đến

tử vong, bệnh tật và tàn phế và rằng có một khoảng cách về thời gian từ khi bắt
đầu phơi nhiễm với khói thuốc và những sử dụng khác của sản phẩm thuốc lá
đến khi có các biểu hiện về các bệnh tật liên quan đến thuốc lá.
• Cũng nhận thức rõ rằng thuốc lá và một số sản phẩm khác chứa thuốc lá
được chế tạo một cách tinh xảo nhằm mục đích tạo ra và duy trì sự phụ thuộc
vào thuốc lá và rằng nhiều hợp chất chứa trong thuốc lá và khói do thuốc lá sinh
ra có hoạt tính dược lý, độc hại, gây biến đổi gen và gây ung thư, và rằng riêng

8


sự phụ thuộc vào thuốc lá đã được xếp loại là một tình trạng rối loạn trong các
phân loại về bệnh tật của quốc tế .
• Công nhận rằng có bằng chứng khoa học rõ ràng cho thấy việc phụ nữ có thai
phơi nhiễm với khói thuốc sẽ gây hại đối với sức khoẻ và điều kiện phát triển
của trẻ em,
• Lo ngại sâu sắc về sự gia tăng trong việc hút thuốc lá và các hình thức sử
dụng thuốc lá khác ở trẻ em và thiếu niên toàn cầu, đặc biệt là việc hút thuốc ở
các lứa tuổi ngày càng trẻ.
• Báo động về tình trạng gia tăng hút thuốc và các hình thức sử dụng thuốc lá
khác trong phụ nữ và thiếu nữ trên toàn thế giới và nhận thức rõ nhu cầu phải có
sự tham gia đầy đủ của phụ nữ tại tất cả các cấp của quá trình hình thành và thực
hiện chính sách và nhu cầu phải có các chiến lược chú trọng tới vấn đề giới trong
kiểm soát thuốc lá.
• Lo ngại sâu sắc về mức độ cao về hút thuốc lá và sử dụng thuốc lá dưới các
dạng khác trong những người bản xứ.
• Lo ngại sâu sắc về tác động của tất cả các hình thức quảng cáo, khuyến mãi
và tài trợ nhằm khuyến khích sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
• Nhận thức rằng cần phải có hành động hợp tác nhằm xóa bỏ tất cả các hình
thức buôn bán bất hợp pháp thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác, bao gồm

buôn lậu, sản xuất bất hợp pháp và sản xuất thuốc lá giả.
• Nhận thức rõ rằng việc kiểm soát thuốc lá ở tất cả các cấp và đặc biệt là tại
các nước đang phát triển và tại các nước có nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đòi
hỏi phải có đủ các nguồn lực tài chính và kỹ thuật tương xứng với các nhu cầu
hiện tại và nhu cầu dự báo cho các hoạt động kiểm soát thuốc lá,.
• Nhận rõ sự cần thiết xây dựng những cơ chế phù hợp nhằm giải quyết các hệ

9


luỵ lâu dài về kinh tế và xã hội của các chiến lược giảm cầu thuốc lá thành
công.
• Quan tâm đến những khó khăn về kinh tế và xã hội mà các chương trình kiểm
soát thuốc lá có thể gây ra trong thời gian trung hạn và dài hạn tại một số nước
đang phát triển và các nước có nền kinh tế trong thời kỳ quá độ và nhận thức rõ
nhu cầu được hỗ trợ về tài chính, và kỹ thuật của các nước này trong các chiến
lược phát triển quốc gia bền vững.
• ý thức rõ về việc làm có giá trị mà nhiều Quốc gia đang tiến hành để kiểm
soát thuốc lá và ca ngợi vai trò lãnh đạo của TCYTTG cũng như nỗ lực của các
tổ chức và cơ quan khác trong hệ thống Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế
các tổ chức liên chính phủ khu vực khác trong việc xây dựng các biện pháp kiểm
soát thuốc lá.
• Nhấn mạnh sự đóng góp quan trọng đặc biệt của của các tổ chức phi chính
phủ và các thành viên khác trong xã hội dân sự không gắn kết với ngành công
nghiệp thuốc lá bao gồm các hội chuyên môn y tế, các tổ chức phụ nữ, thanh
niên, các nhóm về môi trường và người tiêu dùng và các cơ sở y tế và các viện
nghiên cứu vào các nỗ lực kiểm soát thuốc lá quốc gia và quốc tế, và tầm quan
trọng thiết yếu của sự tham gia của các tổ chức này trong các nỗ lực kiểm soát
thuốc lá quốc gia và quốc tế.
• Nhận thức nhu cầu phải cảnh giác đối với bất kỳ cố gắng nào của ngành công

nghiệp thuốc lá nhằm làm suy yếu hoặc phá hoại các cố gắng kiểm soát thuốc lá
và nhu cầu cần được thông tin về các hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá
mà những hoạt động này có tác động tiêu cực đối với các nỗ lực kiểm soát thuốc
lá.
• Nhắc lại Điều 12 của Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Văn hoá và Xã

10


hội do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966
khẳng định quyền của tất cả mọi người được hưởng mức độ sức khoẻ về thể lực
và tâm thần cao nhất mà họ có thể đạt được.
• Khẳng định lại Lời nói đầu trong Hiến chương của TCYTTG, nêu rõ việc đạt
được mức độ cao nhất về sức khoẻ là một trong những quyền cơ bản của mỗi
người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, điều kiện kinh tế hoặc
xã hội.
• Quyết tâm tăng cường các biện pháp kiểm soát thuốc lá dựa trên việc xem
xét các điều kiện phù hợp hiện tại về khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
• Nhắc lại Công ước về Loại bỏ Mọi Hình thức Phân biệt đối xử chống Phụ
nữ do ĐHĐ Liên Hợp Quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979 quy định
rằng các Quốc gia tham gia Công ước này sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp
để loại bỏ sự phân biệt đối xử chống phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.
• Nhắc lại thêm rằng Công ước về Quyền Trẻ em do ĐHĐ Liên Hợp Quốc
thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, quy định rằng các Quốc gia tham gia
Công ước này công nhận quyền của trẻ em được hưởng mức độ sức khoẻ cao
nhất có thể có được.
 Nội dung công ước
Điều 1: Sử dụng các thuật ngữ đối với các mục đích của Công ước này:

• "Buôn bán trái phép" có nghĩa là bất kỳ việc hành nghề hoặc một hành vi

nào bị luật pháp cấm mà có liên quan đến việc sản xuất, chuyên chở, nhận , sở
hữu, phân phối, bán hoặc mua bao gồm bất kỳ việc hành nghề hoặc hành vi nào
nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động trên.
• “Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực” có nghĩa là một tổ chức bao gồm các
quốc gia có chủ quyền và đối với tổ chức này các Quốc gia Thành viên đã

11


chuyển giao năng lực trong một loạt các vấn đề bao gồm thẩm quyền đưa ra
những quyết định ràng buộc đối với các Quốc gia Thành viên liên quan đến
những vấn đề đó.
• "Quảng cáo và khuyến mãi thuốc lá" có nghĩa là bất kỳ một hình thức thông
tin, khuyến cáo hay hành động thương mại nào với mục đích, hiệu quả hoặc có
thể gây hiệu quả trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc khuyến mãi một sản phẩm
thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lá.
• "Kiểm soát thuốc lá" có nghĩa là một loạt các chiến lược giảm cung, cầu, và
tác hại của thuốc lá nhằm tăng cường sức khoẻ cho nhân dân bằng cách loại trừ
hoặc giảm tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá hoặc giảm phơi nhiễm với khói thuốc
lá.
• "Công nghiệp thuốc lá" có nghĩa là các cơ sở sản xuất , các đại lý phân phối
bán buôn và các nhà nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá.
• "Các sản phẩm thuốc lá" có nghĩa là các sản phẩm được hoàn toàn hoặc phần
nào tạo ra từ vật liệu lá thuốc được sản xuất để dùng cho việc hút, mút, nhai
hoặc hít.
• "Tài trợ của các hãng thuốc lá" có nghĩa là bất kỳ hình thức đóng góp trực
tiếp hay gián tiếp nào vào bất kỳ sự kiện, hoạt động hoặc cá nhân nào với mục
đích, hiệu quả hoặc có thể gây hiệu quả để khuyến mại cho một sản phẩm thuốc
lá hoặc sử dụng thuốc lá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Điều 2: Mối quan hệ giữa Công ước này và các hiệp ước và các văn kiện


pháp lý khác
• Để bảo vệ tốt hơn cho sức khoẻ con người, các Bên được khuyến khích thi
hành các biện pháp khác ngoài các biện pháp được yêu cầu trong Công ước này
và các nghị định thư có liên quan, và không có qui định nào trong các văn kiện

12


này ngăn cản một Bên áp đặt những yêu cầu chặt chẽ hơn nhất quán với các
điều khoản của các văn kiện đó và phù hợp với luật pháp quốc tế.


Các điều khoản của Công ước này và các nghị định thư có liên quan hoàn toàn không ảnh

hưởng đến quyền của các Bên tham gia vào các hiệp định song phương hoặc đa phương, bao
gồm cả các hiệp định khu vực hoặc tiểu khu vực, về các vấn đề phù hợp hoặc bổ sung cho
Công ước và các nghị định thư có liên quan, với điều kiện là các hiệp định đó tương xứng với
nghĩa vụ của các Bên theo Công ước và các nghị định thư có liên quan. Các Bên liên quan sẽ
truyền đạt các hiệp định như vậy với Hội nghị các Bên thông qua Ban Thư ký.

1.2.3. C ác phong trào phòng chống thuốc lá trên thế giới.
Hiện nay có nhiều phong trào phòng chống thuốc lá trên thế giới tiêu biêu là:
• Thế giới chọn ngày 31-5 hàng năm là ngày không hút thuốc lá. Năm 1987,
các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới đã đề ra Ngày Thế giới không Thuốc lá
nhằm thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đến nạn dịch thuốc lá và các bệnh
tật, sự chết có thể phòng ngừa do thuốc lá gây ra.
• Hàng năm tổ chức y tế thế gới đề ra khẩu hiệu chống thuốc lá trong năm:
- 1990 “Thanh thiếu niên không thuốc lá”


- 1991 “Giao thông và nơi công cộng không thuốc lá”
- 1992 “Nơi làm việc không thuốc lá: an toàn hơn và khoẻ mạnh hơn”
- 1993 “Các dịch vụ Y tế không thuốc lá”
- 1994 “Truyền thông và thuốc lá: truyền thông điệp về thuốc lá tới mọi người”
- 1995 “Chi phí cho thuốc lá nhiều hơn là bạn tưởng”
- 1996 Thể thao và nghệ thuật không thuốc lá”
- 1997 “ Đoàn kết vì một thế giới không thuốc lá”
- 1998 “ Hãy từ bỏ thuốc lá”
- 2000 “Thuốc lá gây chết người, đừng bị lừa bịp”
- 2001 “Hút thuốc thụ động gây chết người, hãy giữ bầu không khí trong sạch

13


không có khói thuốc lá”

- 2002 “ Thể thao không thuốc lá”
- 2004 "Thuốc lá và đói nghèo"
- 2008 “ Thanh niên không hút thuốc”

1.2.4. Các sản phẩm thay thế.
Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ hiện đang là cảnh báo của toàn xã hội
trước tình trạng lạm dụng quá mức thuốc lá điếu. Thậm chí ngành thuốc lá cũng
đồng tình với những quy định của Bộ Y tế về việc ghi các cảnh báo độc hại do
hút thuốc lá để người tiêu dùng sử dụng quyền tự do lựa chọn của mình. Ngày
nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ thì càng có điều
kiện để phát triển các sản phẩm thay thế thuốc lá. Trên thế giới có một số sản
phẩm thay thế thuốc lá như kẹo nicotine, nước uống, miếng dán có nicotine,
thuốc lá điện tử... và hiện nay đã có một số sản phẩm thuốc lá điếu được sản xuất
ra không phải từ lá thuốc, loại thuốc lá này không có nicotine. Tất cả các sản

phẩm nêu trên đều là loại sản phẩm dùng để hỗ trợ cai nghiện thuốc lá và bước
đầu đã cho những kết quả khả quan với những người cai nghiện. Các sản phẩm
này cũng là một thách thức đối với các Doanh nghiệp đang sản xuất và kinh
doanh thuốc lá hiện nay ở nước ta.
1.2.5. Thuốc lá nhập lậu.
Do thói quen tiêu dùng và tính gây nghiện của Nicotin, thuốc lá là mặt
hàng có lợi nhuận siêu ngạch so với nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Nguồn thu
từ thuốc lá luôn được các quốc gia coi trọng và đóng vai trò trọng yếu đối với
nền kinh tế bất chấp những tuyên truyền ngày càng rộng rãi và mạnh mẽ về
chống hút thuốc. Tuy nhiên, cũng vì lợi nhuận siêu ngạch mà buôn lậu thuốc lá
hiện nay cũng là vấn nạn của các quốc gia. Nếu tính năm 1995, thuốc lá điếu qua

14


kênh buôn lậu với số lượng khoảng 300-400 tỷ điếu, chiếm 30% tổng lượng
thuốc lá điếu được nhập khẩu trên toàn thế giới, và con số này đang ngày càng
tăng nhanh do lợi nhuận siêu ngạch mà thuốc lá đem lại. Hiện nay, buôn lậu
thuốc lá thường đạt 6,0 - 8,5% tổng lượng thuốc lá điếu trên thị trường toàn thế
giới. Để hạn chế tiêu dùng thuốc, những biện pháp thường được nhiều quốc gia
áp dụng là tăng giá, tăng thuế, tăng cường tuyên truyền tác hại của thuốc lá....
Trước hết, việc tăng giá và thuế thuốc lá: về quản lý Nhà nước, đây được coi là
một thắng lợi kép (Win-win situation). Vì vừa làm tăng nguồn thu ngân sách
quốc gia, vừa đánh vào kinh tế người hút, nhằm làm giảm thói quen hút thuốc lá.
Tuy nhiên, tăng giá đến mức nào và tại sao tất cả các quốc gia đều phải cân nhắc
đến đau đầu khi muốn tận dụng thăng lợi kép này. Nguyên nhân ở chỗ thuế càng
cao bao nhiêu thì nguồn thu cho ngân sách càng cao bấy nhiêu và điều này lại
làm tăng thêm tính hấp dẫn đối với buôn lậu, kích thích buôn lậu phát triển.
Trong thực tế, đã có nhiều quốc gia áp dụng mức bán thuốc lá rất cao, đánh thuế
mạnh nhưng buôn lậu không giảm như các quốc gia phía bán cầu Bắc. Có quốc

gia lại áp dụng giá thuế thấp nhưng buôn lậu vẫn phát triển như các quốc gia
vùng Địa Trung Hải.
Từ thực tế trên, cần nhìn nhận rằng có một nguyên nhân kích thích buôn
lậu thuốc lá là lợi nhuận lớn. Trong thực tế, phần thuế trong giá của một số
thương hiệu thuốc lá nổi tiếng có thể chiếm 50-60% giá bán. Đây là mức chênh
lệch hấp dẫn các tổ chức buôn lậu thế giới. Nhưng nguyên nhân lớn hơn là tình
trạng tham nhũng của các cán bộ có liên quan. Một số quốc gia bị đánh giá là có
tình trạng buôn lậu thuốc lá phát triển do tham nhũng là Banglades, Campuchia,
Colombia. Latvia, Myanmar, Pakistan. Những nước này có lượng thuốc lá buôn
lậu đạt 30-50% lượng tiêu thụ

15


1.3.

Tình hình sản xuất và kinh doanh thuốc lá trên thế giới thời qua.
Sản xuất và tiêu thụ thuốc lá hàng năm trên toàn thế giới khoảng 5.500 -

5000 tỷ điếu thuốc lá (275 - 280 tỷ bao) .
Bảng 1.1: Sản lượng thuốc lá sản xuất của 20 quốc gia hàng đầu thế giới
Quốc gia
Trung Quốc
Mỹ
Nga
Nhật Bản
Indonesia
Đức
Anh
Thổ Nhĩ Kỳ

Hà Lan
Brazil
Nam Triều Tiên
Ấn Độ
Philipin
Ukraina
Ai Cập
Ba Lan
Việt Nam
Tây Ban Nha
Pakistan
Mê hi cô
Tổng
Toàn thế giới

Thứ
tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20

Năm
1998
1.674,7
674,7
210,7
269,8
232,2
181,0
163,5
119,3
116,3
183,1
101,0
98,0
67,1
58,8
56,5
96,7
43,9
79,5
48,2
47,2

4.522,2
5.621,6

Năm
1999
1.644,0
610,2
283,1
269,0
233,2
204,6
134,6
119,4
122,0
122,0
96,2
97,0
68,6
53,7
59
94,6
42,8
73,2
51,6
47,2
4.424,6
5.499,9

Năm
2000

1668,2
594,3
341,4
260,0
237,1
206,8
126,1
122,2
123,1
118,7
98,8
97,0
73,2
57,9
62,1
83,3
50,9
71,6
48,5
47,2
4.448,4
5.376,1

Năm
2001
1.699,5
562,3
374,0
258,9
236,6

213,8
126,1
124,1
120,4
118,7
97,7
86,3
79,0
69,4
74,9
80,6
63,3
62,3
58,1
46,9
4.552,9
5.650,2

Năm
2002
1.722,3
534,5
381,8
251,0
214,8
212,5
133,0
127,4
126,3
122,0

93,8
90,0
81,0
80,9
79,7
79,3
68,5
62,8
60,1
46,9
4.521,7
5.660,8

% sovới tổng số
năm 2002
30,4
9,4
6,7
4,4
3,8
3,8
2,3
2,3
2,2
2,2
1,7
1,6
1,4
1,4
1,4

1,4
1,1
1,1
1,1
0,8
79,88
100

(Nguồn: Tobaco: Suply and Diman 2003)

16


Bảng 1.2. Sản lượng thuốc lá tiêu thụ của 20 quốc gia hàng đầu thế giới
Quốc gia
Trung Quốc
Mỹ
Nga
Nhật Bản
Indonesia
Đức
Thổ Nhĩ Kỳ
Brazil
Italia
Tây Ban Nha
Nam Triều Tiên
Ukraina
Ba Lan
Ấn Độ
Philipin

Pháp
Anh
Việt Nam
Ai Cập
Pakistan
Tổng
Toàn thế giới

Thứ
tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20


Năm
1998
1.655,1
465,0
260,0
336,6
215,1
152,8
109,3
105,0
93,5
89,9
106,6
87,0
92,7
96,8
70,2
83,8
84,0
47,0
55,5
51,7
2.602,5
5.621,6

Năm
1999
1.666,0
435,0

270,0
332,2
216,2
153,9
115,5
105,1
95,3
89,9
95,5
88,0
90,4
96,0
71,6
83,7
84,0
48,0
59,1
55,4
3.584,8
5.499,9

Năm
2000
1.687,8
430,0
280,0
324,5
221,1
153,8
115,5

104,4
100,5
91,6
104,9
89,0
90,0
95,9
72,7
82,5
81,5
54,0
61,8
52,2
2.665,9
5.576,1

Năm
2001
1.689,0
425,0
320,0
319,3
214,4
155,5
116,0
109,8
101,5
93,1
98,9
90,0

89,4
85,4
81,2
83,5
79,0
62,0
63,7
60,2
2.647,9
5.650,2

Năm
2002
1.697,4
420,0
340,0
312,6
194,8
155,6
115,5
105,5
102,4
94,3
91,2
90,0
89,4
89,0
84,0
80,5
76,0

68,0
65,1
61,8
2.635,7
5.660,8

% so với tổng số
năm 2002
30,7
7,6
6,1
5,7
3,5
2,8
2,1
1,9
1,9
1,7
1,6
1,6
1,6
1,6
1,5
1,5
1,4
1,2
1,2
1,1
47,6
100


( Nguồn: Tobaco: Suply and Diman 2003)

Qua bảng trên ta thấy:

17


• Việc sản suất và tiêu dùng phát triển mạnh ở khu vực Châu Á. Trong 20 nước
sản xuất hàng đầu thì có khoảng 8 nước thuộc Châu Á chiếm khoảng 50% sản
lượng tiêu thụ. Đặc biệt là Trung Quốc chiếm gần 1/3 sản lượng sản xuất và tiêu
thụ toàn thế giới
• So sánh 20 quốc gia, có thể thấy một số thay đổi như Hà Lan và Mexicoo có
tên trong danh sách 20 quốc gia sản xuất lớn nhất, nhưng thay 2 quốc gia này
trong danh sách 20 quốc gia tiêu thụ nhiều nhất lại là Italia và Pháp. Tây Ban
Nha đứng thứ 18 trong danh sách sản xuất, nhưng lại ở vị trí thứ 10 trong tiêu
thụ. Nước Anh sản xuất đứng thứ 7 nhưng tiêu thụ ở vị trí thứ 17. Việt Nam sản
xuất ở vị trí thứ 17, tiêu thụ ở vị trí thứ 18, giữa sản xuất và tiêu thụ không có
biến động về vị trí. Như vậy sản xuất và tiêu thụ ở các quốc gia không tương
ứng.
• Giai đoạn 1992 - 2002, mức tiêu thụ thuốc lá điếu tăng khoảng 1,007 lên
trong suốt 10 năm, nghĩa là mức tăng hàng năm trung bình khoảng 0,7%.

18


Chương 2: Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thuốc lá tại thị
trường Việt Nam.
2.1. Đặc điểm của khách hàng và thị trường.
2.1.1. Khách hàng.

Ở Việt Nam người hút thuốc phần lớn là nam giới hút thuốc ở độ tuổi từ
21-50 tuổi chiếm gần 50%, đây là độ tuổi chủ động về hành vi, thu nhập và chi
tiêu:
Bảng 2.1: Tỷ lệ nam giới hút thuốc theo độ tuổi.
Độ tuổi nam giới hút thuốc lá Tỷ lệ%
Từ 18 - 20 tuổi
1,9
Từ 21 - 30 tuổi

24,8

Từ 31 - 40 tuổi

36,0

Từ 41 - 50 tuổi

27,3

Từ 51 tuổi trở lên

10,0

( Nguồn: Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam)

Nam giới hút thuốc lá có nghề nghiệp đa dạng, đủ loại, đủ các cấp độ và

19



ngành nghề khác nhau ở Việt Nam hiện nay. Tập trung vào một số ngành nghề
như: Buôn bán nhỏ, công nhân viên, thợ thủ công, lái xe ô tô, nông dân… Bên
cạnh đó, cũng có một số bộ phận chưa có việc làm cũng hút thuốc lá. Ngoài ra
giới lãnh đạo, quản lý hiện nay cũng hút thuốc lá.
Bảng 2.2: Phân bố nam giới hút thuốc theo ngành nghề
Nghề nghiệp đang làm
Tỷ lệ (%)
1. Buôn bán nhỏ
11,4
2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý
5,9
3. Nhân viên, viên chức
3,7
4. Công nhân
7,7
5. Giáo viên, huấn luyện viên
2,2
6. Lái xe
6,1
7. Chủ cơ sở tư nhân
5,9
8. Chạy xe thồ, xe ôm
6,8
9. Thợ các loại
25,0
10. Nông dân, ngư dân
3,5
11. Lao động phổ thông, lao động tự do 5,8
12. Sinh viên, học sinh
1,6

13. Hưu trí, mất sức
2,5
14. Thất nghiệp
6,6
15. Nghề nghiệp khác
4,9
(Nguồn: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam)

Nếu chia theo trình độ học vấn thì phần lớn nam giới hút thuốc lá có trình
độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học trở xuống.

Bảng 2.3: Phân bố nam giới hút thuốc lá chia theo trình độ học vấn.

20


Trình độ học vấn
1. Từ phổ thông cơ sở trở xuống (cấp II)
2. Phổ thông trung học
3. Trung học chuyên nghiệp
4. Cao đẳng
5. Đại học trở lên

Tỷ lệ (%)
49,2
36,3
3,3
1,2
10,0


(Nguồn: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam )

Nếu chia theo mức thu nhập thì khoảng 2/3 nam giới hút thuốc lá có mức
thu nhập bình quân từ 500.000 – 2.000.000đ/tháng. Một bộ phận khác có thu
nhập trên 2.000.000đ/tháng. Ngoài ra những nam giới có mức thu nhập dưới
500.000đ/tháng hoặc thấp hơn cũng hút thuốc lá tập trung vào nông dân, người
lao động tự do, về hưu, thất nghiệp…
Bảng 2.4: Phân bố nam giới hút thuốc lá theo thu nhập
Thu nhập bình quân
1. Dưới 500.000đ/tháng
2. Từ 500.000đ - 1.000.000đ/tháng
3. Từ trên 1.000.000đ - 2.000.000đ/tháng
4. Từ trên 2.000.000đ - 3.000.000đ/tháng
5. Trên 3.000.000đ/tháng

Tỷ lệ (%)
24,7
44,5
22,3
4,6
3,9

(Nguồn: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam)

2.1.2. Thị trường.
• Thị trường nông thôn:
Thị trường nông thôn tiêu thụ khoảng 60% tổng số sản lượng tiêu thụ
thuốc lá trên thi trường. Do thu nhập thấp, tiêu thụ thuốc lá tại thị trường nông
thôn là sản phẩm thuốc lá không đầu lọc và sản phẩm thuốc lá đầu lọc cấp thấp.


21


Với mức giá từ 800 đồng đến 2000đ/bao. Loại thuốc lá này tiêu thụ chiếm
khoảng 90% tổng số tiêu thụ tại thị trường nông thôn.
Các loại thuốc lá cấp trung bình (mức giá 2000 – 6000đ/bao) tiêu thụ ít hơn (57%) và các loại thuốc lá trung cao cấp (mức giá 6000đ/bao trở lên) được tiêu thụ
nhất tại thị trường nông thôn.
• Thị trường các đô thị (thị trấn, thị tứ, thị xã, thành phố):
Thị trường các đô thị Việt Nam tiêu thụ khoảng 40% tổng sản lượng tiêu
thụ trên thị trường. Xu hướng tiêu dùng chuyển dần tiêu thụ thuốc lá cấp thấp
sang cấp cao. Do thu nhập của người dân ở đây ngày càng tăng.
Các loại thuốc lá cao cấp được phối chế từ nguyên liệu thuốc lá vàng (gout Anh)
như Vinataba, “555” Craven A, White horse, Virginia gold, Sài Gòn, Dunhill,
Cotap…và các loại thuốc lá điếu được sản xuất từ nguyên liệu tổng hợp
Virginia, Burbley, Oriental (gout Mỹ) như Marlboro ngày càng được người tiêu
dùng chấp nhận và tiêu thụ tăng lên.
• Xuất khẩu thuốc lá:
- Xuất khẩu nguyên liệu:
Hàng năm ngành thuốc lá xuất khẩu được một số nguyên liệu (lá thuốc lá, sợi
thuốc lá). Tuy nhiên xuất khẩu nguyên liệu không ổn định. Vì nguyên liệu thuốc
lá ở Việt Nam chất lượng không cao do đầu tư cho trồng thuốc lá thấp, thổ
nhưỡng, khí hậu không phải là vùng để tạo ra nguyên liệu có chất lượng tốt. Giá
xuất khẩu tuy không cao, nhưng đem lại lợi nhuận cho nông dân và ngành thuốc
lá.
Năm 2003 toàn ngành xuất khẩu được: 6.836 tấn nguyên liệu.
Trong đó:
 Tổng Công ty: 6771 tấn

22



 Các đơn vị khác: 65 tấn
 Với giá trị: 13.873.385USD.
- Xuất khẩu thuốc lá điếu:
Xuất khẩu thuốc lá điếu có lợi nhuận cao hơn xuất khẩu thuốc lá nguyên
liệu. Nhưng xuất khẩu thuốc lá điếu phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt về
chất lượng, uy tín sản phẩm với các tập đoàn thuốc lá mạnh trên thế giới. Đồng
thời, các nước trên thế giới đều cấm, hạn chế, đánh thuế cao đối với mặt hàng
thuốc lá. Vì vậy xuất khẩu thuốc lá điếu là rất khó khăn.
Những năm trước đây, Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông
Âu theo Hiệp định thư. Năm 1986, nước xuất khẩu đạt mức cao nhất, với sản
lượng 291,5 triệu bao. Sau khi Liên Xô và hệ thống XHCN tan rã, việc xuất khẩu
theo hiệp định thư không còn. Xuất khẩu thuốc lá điếu khó khăn. Từ năm 1990,
sản lượng xuất khẩu thuốc lá bao sang thị trường này giảm mạnh. Năm 1992, chỉ
xuất được 03 triệu bao thuốc lá. Một số nhà máy Trung ương và địa phương xuất
thuốc lá điếu qua con đường tiểu ngạch (chủ yếu sang Trung Quốc) với mức
khoảng vài triệu bao thuốc lá đầu lọc/năm.
Thời gian gần đây, Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam đã tập trung đổi mới công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác chào hàng, tiếp thị,
cử cán bộ đi khảo sát thị trường nước ngoài. Nên đã mở ra thị trường xuất khẩu
thuốc lá điếu, đó là Châu Phi, Trung Đông. Năm 2002, xuất khẩu được gần 100
triệu bao thuốc lá các loại, giá trị 10 triệu USD. Năm 2003, xuất khẩu được
172.220.000 bao, giá trị 14.105.697USD. Dự kiến 2004, xuất khẩu đạt 250 triệu
bao trở lên, với giá trị 30 triệu USD
2.2. Môi trường ảnh hưởng.
2.2.1. Phân tích ảnh hưởng của luật pháp – chính sách đến sản xuất và tiêu

23



thụ thuốc lá.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với
con người như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hô hấp...
Theo số liệu điều tra năm 1997, ở Việt Nam tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là 50% và nữ giới là
3,4%, ước tính 10% dân số (khoảng trên 7 triệu người chết do các bệnh có liên quan đến thuốc
lá, trong đó 3,7 triệu người chết ở tuổi trung niên). Theo dự báo của tổ chức Y tế Thế giới, đến
năm 2020 số người chết trên thế giới vì thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, lao,
tai nạn giao thông đường bộ. Ngoài những tác hại đối với sức khoẻ con người thì hút thuốc lá
còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế của từng gia đình và toàn xã hội. Vì vậy mà Chính
phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, chỉ thị... về phòng chống tác hại của
thuốc lá và các chính sách giảm sản xuất, sử dụng các sản phẩm thuốc lá như:
Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính Phủ và thông tư số 37/VHTT ngày
1/7/1995 hướng dẫn thi hành Nghị định quy định cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 12/5/1999 của Thủ tướng Chính Phủ quy định về tổ chức
sắp xếp ngành hàng thuốc lá.

Quyết định 175/1999/QĐ-TTg ngày 25/8/1999 của Thủ tướng Chính Phủ
về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước.
Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14/8/2000 về “Chính sách quốc gia phòng, chống
tác hại của thuốc lá” trong giai đoạn 2000 – 2010.
Nghị định của Chính Phủ số 76/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 về hoạt động sản xuất
và kinh doanh thuốc lá.

Quyết định số 08/2002/QĐ-BVGCP ngày 24/1/2002 của Ban vật giá

24



Chính phủ về giá bán tối thiểu thuốc bao sản xuất trong nước.
2.2.1.1. Các chính sách nhằm giảm sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
 Đẩy mạnh thông tin, giáo dục và truyền thông:


Thường xuyên tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá trên
báo, đài phát thanh, truyền hình và trong các cuộc mít tinh, diễu hành trong các dịp lễ,
tết.



Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá hàng năm từ
ngày 25 đến ngày 31 tháng 5. Nội dung hoạt động tập trung vào việc tuyên truyền về
tác hại của thuốc lá.



Viết tài liệu tuyên truyền, giáo dục và truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá.



Ban hành các quy định, tài liệu giảng dạy về phòng chống tác hại của thuốc lá và triển
khai giảng dạy và tổ chức các cuộc vận động phòng chống tác hại của thuốc lá trong hệ
thống các trường học.




Xây dựng chương trình giáo dục sức khoẻ từ xa về phòng chống tác hại của thuốc lá.



Tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá, lồng ghép với các hoạt động giáo dục
sức khỏe tại địa phương, đặc biệt với lứa tuổi thanh thiếu niên và



thông qua các hoạt động giáo dục trong trường học.



Gắn các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá với cuộc vận đông “toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cộng đồng.



Tuyên truyền và tư vấn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân dân về tác hại
của thuốc lá và cách cai nghiện thuốc lá.



Tổ chức hội thảo khoa học trong nước và các hội thảo quốc tế tại Việt Nam về phòng
chống tác hại của thuốc lá.

 Quản lý chặt chẽ quảng cáo, khuyến mại và các hình thức tài trợ:


Cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu

tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các dịch vụ không liên quan đến

25


×