Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực tập đa dạng sinh học công ty trà ô long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 22 trang )

1
1
1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO

THỰC TẬP ĐA DẠNG SINH HỌC
CÔNG TY TRÀ Ô LONG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015 – 2016


2
2
2

Lời cảm ơn!
Bác Hồ chúng ta đã từng dạy chúng ta: “Học với hành phải đi đôi, học mà không
hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Thật vậy, trong những ngày
tháng chúng em ngồi trên giảng đường, kiến thức quá nhiều làm cho chúng em cảm thấy
dường như chúng ta đang xa rời thực tế. Nhưng không, chúng em đã nhận ra rằng, tất cả
những gì chúng em được học đều luôn gắn bó bên cuộc sống của chúng ta, mà vô tình
chúng ta không phát hiện chúng.
Chuyến thực tập môn “Đa dạng sinh học” vừa qua ở Nha Trang – Đà Lạt đối với
chúng em mà nói thì nó rất tuyệt vời. Em xin cảm ơn Khoa Khoa học ứng dụng đã mở ra
môn học này cho chúng em, nó mang lại cho chúng em thêm nhiều kiến thức tự nhiên, tìm
hiểu được môi trường làm việc thực tế,…… Ngoài ra, chúng em còn rất biết ơn sự nhiệt


tình, chu đáo của thầy Bùi Anh Võ và Phạm Minh Tân , thầy là người luôn đồng hành cùng
các hướng dẫn viên để đảm bảo rằng, tất cả sinh viên chúng em đều nắm vững nội dung.
Qua chuyến thực tập, chúng em nhận thấy bản thân cần trang bị thêm những kỹ năng
sinh tồn cũng như những kỹ năng sống sau khi trải nghiệm thực tế trong vườn quốc gia
Bidoup Núi Bà. Và hơn thế nữa là quang cảnh tuyệt vời khi được đứng ở Đại học Tôn Đức
Thắng cơ sở Nha Trang hướng nhìn ra biển. Có thể nói, ngoài những kiến thức hữu ích mà
chuyến thực tập mang lại cho chúng em, nó còn giúp chúng em thư giãn hơn sau những giờ
học tập căng thẳng.
Chúng em đều cảm thấy rất thích thú với chuyến thực tập vừa qua, mong là Khoa và
nhà trường sẽ mở thêm những chuyến thực tập như thế này cho chúng em. Bởi vì ngoài kiến
thức mà chúng em nhận được, mỗi chuyến đi như vậy còn mang lại cho chúng em những
trải nghiệm khi tham quan, hoặc đôi khi bị vắt cắn, bị lạc rừng, hay té trên núi,…tất cả sẽ là
những kỷ niệm đẹp trong thời sinh viên, qua đó tập thể lớp càng thêm đoàn kết nhau hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tập thể thành viên nhóm 3

TÓM TẮT BÁO CÁO


3
3
3
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học được thực tập “Đa dạng sinh học” ở Nha Trang
- Đà Lạt để hiểu rõ hơn về sự đa dạng của sinh giới, qua đó thấy được sự gần gủi giữa các
loài và sự tiến hoá của động - thực vật qua thời gian.
2. MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC:
- Công ty trà Oolong (Phân loại khoa học cây trà tới loài, quy trình sản xuất
-


trà, giải thích quy trình, hình ảnh minh họa thu nhận được trên chuyến đi).
Công ty rau sạch (Phân biệt cách sản xuất rau truyền thống, rau an toàn

-

theo quy trình GAP, quy trình sản xuất rau hữu cơ).
Viện Khoa học Tây Nguyên và Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (Cách tổ
chức và hoạt động của Viện Khoa học Tây Nguyên, Phòng Vi sinh, các mẫu

-

động thực vật trong Bảo tàng).
Viện Hải dương học (Đa dạng sinh học biển, Các mẫu vật trong Viện Hải

-

dương).
Viện Pasteur Nha Trang (Cách tổ chức và hoạt động của Viện Pasteur Nha
Trang, Hoạt động của khoa Virus, khoa Vi khuẩn, Trung tâm Kiểm nghiệm

-

thực phẩm).
Vai trò và hoạt động khoa học của Yersin.

3. KẾT QUẢ:
- Tham gia đầy đủ các địa điểm thực tập.
- Tường trình nội dung, hình ảnh về các sinh vật thu thập được trong quá trình
thực tập
Hiểu biết được sự đa dạng sinh học trong rừng, các sinh vật biển,...


4. KÊT LUẬN:

Các sinh vật đều có vai trò quan trọng trong tự nhiên, cần được bảo vệ để tránh
nguy cơ tuyệt chủng


4
4
4

MỤC LỤC


5

1. CÔNG TY TRÀ ÔLONG
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.2. PHÂN LOẠI KHOA HỌC CÂY TRÀ
1.3. CÁC LOẠI TRÀ THƯỜNG SỬ DỤNG
1.3.1. Chè Trung Quốc lá nhỏ
1.3.2. Chè Trung Quốc lá to
1.3.3. Chè Shan
1.3.4. Chè Ấn Độ
1.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ ÔLONG
1.4.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chè tươi
1.4.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn chè khô
1.5. CÔNG DỤNG CỦA TRÀ
1.5.1. Khử mùi hôi chân
1.5.2. Trị hơi thở có mùi

1.5.3. Trị mụn
1.5.4. Tác dụng với trẻ con
1.5.5. Huyết áp
1.5.6. Giảm cân
1.5.7. Bệnh tim
1.5.8. Chống lão hoá
1.6. NHỮNG KIẾN THỨC CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ TRÀ
1.6.1. Uống trà một cách khoa học như thế nào?


6

1.6.2. Uống trà lúc nào là thích hợp nhất?
1.6.3. Tại sao cây trà được trong nhiều ở vùng đất Tây Nguyên?
1.6.4. Cách pha trà ngon
1.7. KẾT LUẬN


7
1.1. GIỚI

THIỆU CHUNG:

Nước trà từ lâu đã gắn bó với đời sống của con người không phân biệt vùng,
miền, quốc gia. Chén trà là đầu câu chuyện từ các bậc vua chúa thường thưởng trà cho
người có công, phi tần thường ngồi vườn thượng uyển thưởng trà xem hoa cho đến các
con dân tiếp khách bằng chén trà. Cho đến ngày nay trà là thức uống thanh đạm không
thể thiếu trong mỗi gia đình, uống một chén trà vào buổi sáng ,chén trà tiếp khách,…
Đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung.

Nhờ chuyến đi thực tập tiến hóa và đa dạng sinh học tham quan nhà máy- công
ty trà oolong đã giúp nhóm em có những kiến thức về cây chè và hệ thống sự tiến hóa
và đa dạng sinh học .

* Nguồn gốc cây chè:
Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây
chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các
tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4.000 năm, người Trung Quốc đã biết
dùng chè để làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống. Năm 1823 R.Bruce phát hiện
được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh
cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc. Từ
những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc hoang dại và cây chè được trồng
trọt chăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới “Nguồn gốc của cây chè chính là ở
Việt Nam”.

1.2. PHÂN

LOẠI
KHOA

HỌC

CÂY

TRÀ:
Ngành:

Hạt kín Angiospermae.



8
Lớp:

Song tử diệp Dicotyledonae.
Bộ:

Chè Theales.

Họ:

Chè Theaceae.

Chi:
(Thea).

Chè Camellia

Loài:
sinensis.

Camellia (Thea)

Tên khoa học của cây chè được
nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng
nghĩa là: Thea sinensis L.

Hình: Mẫu lá trà được chụp ở nhà máy trà
1.3. CÁC

LOẠI TRÀ THƯỜNG SỬ DỤNG:


1.3.1. Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var.Bohea)
5. Cây bụi thấp phân cành nhiều.
6. Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 – 6,5 cm.
7. Có 6 – 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều.
8. Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường.
9. Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến -15oC.
10. Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số
vùng khác.

1.3.2. Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var.
macrophylla)
11. Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.
12. Lá to trung bình chiều dài 12 – 15 cm, chiều rộng 5 – 7 cm, màu xanh nhạt,
bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn.
13. Có trung bình 8 – 9 đôi, gân lá rõ.
14. Năng suất cao. Phẩm chất tốt.
15. Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).

1.3.3. Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan)
16. Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m.
17. Lá to và dài 15 – 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày.


9
18. Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè
tuyết.
19. Có khoảng 10 đôi gân lá.
20. Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao,
phẩm chất thuộc loại tốt nhất.

- Nguyên sản ở Vân Nam – Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt
Nam.

1.3.4. Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica)
-

Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa.
Lá dài tới 20 – 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá

-

hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài.
Có trung bình 12 – 15 đôi gân lá.
Rất ít hoa quả.
Không chịu được rét hạn.
Năng suất, phẩm chất tốt.
Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số

-

vùng khác.
Bốn thứ (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam,
nhưng phổ biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C.
sinensis var. Shan.

1.4. QUY

TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ ÔLONG:

Gồm hai giai đoạn:

-

Giai đoạn 1: Giai đoạn chè tươi
Giai đoạn 2: Giai đoạn chè khô


10

1.4.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chè tươi:


11

1.4.1.1. Nguyên liệu chè búp tươi
Nguyên liệu chè tươi (phải là gốc trà OoLong) sau khi hái về cần phải để nơi thoáng
mát, phơi chè lớp mỏng tránh dập mát, phơi chè lớp mỏng tránh dập nát. Chè búp tươi
phải đảm bảo 1 tôm, hai ba lá non và không để chè quá lâu sau thu hoạch. Hái chè phải
đúng kỹ thuật, lá không bị sâu, màu xanh non mượt, hái đúng ngày sinh trưởng, đúng
lúc khô sương, khi hái không được đổ dồn với độ dài khoảng 15 phân, không được
giẫm nát và khi vận chuyển chè được cho vào các giỏ nhựa 0.6m x 0.8m. Sau khi hái
xong phải chuyển ngay về nhà máy chế biến, không để quá 2 giờ sau khi hái, khi về
đến nhà máy phải được làm héo ngay.

1.4.1.2. Héo nắng:
Mục đích: Tăng cường hoạt tính của các men, để chuyển quá trình tổng hợp các
chất khi đọt chè chưa hái, thành quá trình phân giải các chất để chuẩn bị cho quá trình
lên men; tạo điều kiện cho các enzim thủy phân, phân giải các hợp chất không tan
thành các hợp chất hòa tan, tạo thành hương thơm đặc trưng sau này của sản phẩm.
Về yêu cầu lý học là giảm một lượng nước nhất định trong lá trà, tăng cường
nồng độ các chất trong dịch bào, tăng tốc độ phản ứng hóa học, đồng thời làm mất lực

tương tác của lá làm mềm dẻo đọt trà, để khi tạo hình và phá vỡ tế bào không làm cho

đọt chè bị nát vụn.
Hình: Trà đang được phơi ngoài nắng và phủ một vải mỏng để giảm cường độ sáng


12

1.4.1.3. Héo mát:
Không khí mát sẽ tác dụng lên men làm cho chè sống tiếp tục lên men từng phần từng
phần tạo ra những biến đổi hóa
học để tạo nên hương vị đặc hữu
của trà Ô Long.


13

Hình: Trà đang được làm héo mát
trong phòng điều hoà nhiệt độ


nh: Trà đang được làm héo mát trong phòng điều hoà nhiệt độ

1.4.1.4. Quay thơm:
Làm dập các lá chè, dịch tế bào chè tiếp xúc với oxy không khí tạo điều kiện
cho quá trình ôxy hóa xảy ra nhanh, giai đoạn này có ảnh hưởng đến màu sắc và
hương thơm của lá chè


14


1.4.1.5. Lên men:
Mục đich chính của giai đoạn lên men là thúc đẩy các quá trình thủy phân, oxy
hóa khử diễn ra dưới tác động của các enzim, đây là giai đoạn quyết định hương thơm,
màu sắc chủ yếu của quy trình sản xuất trà OoLong.

1.4.1.6. Xào:
Mục đích là diệt men giữ cho màu nước xanh tươi, diệt men càng nhanh càng
tốt. Dùng độ nóng cao phá vỡ hoạt tính của enzim lên men, giảm độ ẩm của lá trà để
phục vụ cho giai đoạn tạo hình và làm dập tế bào lá trà

Hình: Công cụ giúp “thức tỉnh” lá trà

1.4.1.7. Vò chuông:
Vận dụng lực xoay tròn của máy làm cho trà chuyển động và tự ma sát lẫn
nhau, tạo sự phá vỡ từng phần của các tổ chức tế bào, làm chất hòa tan tiết ra ngấm
phủ lên bề mặt lá để khi pha các chất của trà dễ hòa tan trong nước.

Ngoài ra, vò chuông còn có tác dụng làm cho cọng và lá chè mềm, giúp cho giai đoạn
tạo hình dễ dàng hơn và cũng là giai đoạn định hướng cho chè thành phẩm


15

1.4.1.8. Sấy sơ bộ:
Sấy ở nhiệt độ cao có thể phá vỡ
tàn dư của chất lên men còn lại
khi vò chuông, làm cho tác dụng
lên men và phản ứng sinh hóa
hoàn toàn bị đình chỉ, hương

thơm được ổn định.

1.4.2. Giai đoạn 2:
Giai đoạn chè khô

Hình: Máy sấy sơ bộ

1.4.2.1. Giai đoạn tạo hình:
Giai đoạn này có các công đoạn: sấy nóng, tạo dáng dạng viên, đánh tơi…Các giai
đoạn trên được lặp lại liên tục từ 14-15 lần, trong khoảng thời gian 5 tiếng, cho đến khi
ngoại hình chè Ô Long bán thành phẩm có viên tròn hình cầu hoặc bán cầu là được.


16

Hình: Máy tạo hình viên trà

1.4.2.2. Sấy:
Sử dụng hơi nóng của máy
sấy để làm khô chè, nhiệt độ
từ 100-105oC. Sức gió thổi
vào máy 1.200 rpm, vận tốc
của tua máy 800 rpm. Sấy 3
lần, thời gian sấy từ 3-4giờ.
Ngoài ra, sấy để chuyển hóa
vị chè, phát huy hương thơm
của chè và mùi vị đặc trưng.
Hình:
Máy sấy trà


1.4.2.3. Chè bán thành phẩm:
Chè OoLong bán thành phẩm có dạng hình cầu, bán cầu và có mùi thơm rất đặc trưng.
Sau giai đoạn vò viên cứng là chè đã có thể sử dụng được, nhưng để xuất khẩu thì phải
qua phân loại và đóng gói, độ ẩm của chè 5-6%.


17

Hình: Chè sau khi qua chế biến

1.4.2.4. Phân loại:
Được tiến hành bằng tay, kết hợp với máy thổi, máy sàng phân loại, sản phẩm sau khi
phân loại gồm có: chè dạng viên và chè cám.
Chè Oolong dạng viên được đem đi sấy, hút ẩm, hút chân không, sau đem đóng gói
thành chè thành phẩm. Đóng gói bằng bao bạc hoặc gói giấy bạc hút chân không.
Ngoại hình: vo viên khoảng 5-8mm, màu xanh đen
Màu nước: xanh vàng, trong, không có gợn
Mùi: thơm đặc trưng của chè, không có mùi lạ
Vị: đậm, dịu, có vị ngọt hậu, không có vị lạ

Hình: Trà không đạt chuẩn
sẽ phân loại riêng

1.4.2.5. Đóng bao sản phẩm:
Chè OoLong bán thành phẩm được đưa sang công đoạn tinh chế tiếp theo hoặc đóng
bao bảo quản để tiêu thụ.


18


Hình: Một số loại trà được bán ngoài thị trường
1.5. CÔNG

DỤNG CỦA TRÀ:

1.5.1. Khử mùi hôi chân
Để xua tan mùi hôi chân và lấy lại tự tin không phải là quá khó, chỉ đơn giản
bằng cách bạn hãy hình thành thói quen ngâm chân với nước chè tươi vào mỗi buổi tối
trước khi đi ngủ.
Cách đơn giản này sẽ giúp bạn không những khử được mùi hôi chân mà còn
hạn chế quá trình tiết mồ hôi chân - một trong những “thủ phạm” gây nên mùi khó
chịu cho đôi chân của bạn.
Bên cạnh công dụng có thể khử mùi hôi chân, trà xanh còn có khả năng làm dịu
mát những vết bỏng rát.
Nếu chân bạn bị cháy nắng do tiếp xúc quá lâu dưới nắng hoặc đi chân trần trên
cát nóng ở bãi biển thì bạn nên ngâm chân vào nước trà xanh, cảm giác đau rát sẽ
nhanh chóng tự rút lui.

1.5.2. Trị hơi thở có mùi
Cách đơn giản để đầy lùi mùi hôi này đó là đun 100 gam trà xanh với một cốc
nước lớn trong vòng 30 phút.
Sau đó bạn hãy thêm một thìa soda vào trong dung dịch đó và dùng để đánh
răng thường xuyên.


19
Bí kíp này không chỉ giúp bạn có được hơi thở thơm tho mà chất còn giúp bạn
có được hàm răng trắng, nướu khỏe.

1.5.3. Trị mụn

Bước vào tuổi dậy thì bạn luôn lo lắng vì những đốm mụn trứng cá đáng ghét
có thể “gõ cửa” bạn bất cứ lúc nào. Vậy phải làm sao đây?
Nước trà xanh được xem như một loại kháng sinh, có khả năng kháng khuẩn,
làm sạch cặn bã và các chất bụi bẩn bám vào lỗ chân lông - là “thủ phạm” gây nên
mụn trứng cá.
Thêm vào đó, các bác sĩ khuyên bạn nếu có lựa chọn các sản phẩm như sữa rửa
mặt, kem dưỡng da hay kem ngừa mụn cũng nên chọn loại có chứa tinh chất trà xanh
vì hiệu quả của nó sẽ cao hơn nhiều so với những loại khác.

1.5.4. Tác dụng với trẻ nhỏ
Với một liều lượng vừa đủ, nước trà cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ.
Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 - 3 ly (0.5 - 2g trà/ ly), uống vào buổi sáng và uống
khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất fluoride cho cơ thể.
Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp các em thanh
nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích
hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn
có thể ngừa sâu răng.
Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá
để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da mịn
màng hơn.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý liều lượng trà mỗi ngày của trẻ. Trẻ càng nhỏ càng
phải lưu ý về liều lượng. Uống nhiều nước trà sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể các
em tăng lên, tăng gánh nặng cho tim và thận. Uống trà quá đậm, sẽ làm cho trẻ hưng
phấn thái quá, nhịp tim tăng nhanh, dẫn đến mất ngủ.

1.5.5. Huyết áp
Uống trà giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích
thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng
lợi tiểu.
Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết

áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.


20

1.5.6. Giảm cân
Trà có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, có thể giúp ích trong việc
giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà có thể nâng cao lượng tiết ra của dịch dạ dày,
giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường năng lực phân giải mỡ thừa.
Những chất hỗn hợp vitamin trong trà giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể. Tuy
nhiên hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng
mình.

1.5.7. Bệnh tim
Hợp chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng
mỡ trung tính và cholesterol trong máu; vitamin C và P cũng có tác dụng xúc tiến vào
bài tiết cholesterol.
Caffeine, theophylline và pentoxifylline có trong trà kích thích tim một cách
trực tiếp, mở rộng huyết quản, để máu có thể truyền vào tim một cách đầy đủ.

1.5.8. Chống lão hóa
Rất nhiều tư liệu trên thế giới hiện nay đều chứng minh được điều này. Trà có
tác dụng chống lão hóa là nhờ vào các chất vitamin và amino acids khác nhau, vì thế
uống trà thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B..

1.6. NHỮNG

KIẾN THỨC CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

1.6.1. Uống trà một cách khoa học là như thế nào ?

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim,
thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn
trọng. Bệnh nhân thiếu máu và cơ tim bị tắc nghẽn nên uống trà xanh. Người cao tuổi
bị tháo dạ không nên uống hồng trà, ngược lại, những người cao tuổi thể chất yếu thì
nên uống hồng trà.
Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà. Bởi những
người ăn chay rất dễ mắc chứng thiếu chất sắt và đản bạch chất.

* Lưu ý:
Uống trà đậm lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương khi về già. Vì hàm lượng
caffeine trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thu calcium và làm gia tăng lượng calcium


21
bài tiết theo đường nước tiểu, như thế chất calcium sẽ bị mất đi trong xương mà còn
không được bổ sung, dẫn đến bị loãng xương.

1.6.2. Uống trà vào lúc nào là thích hợp nhất?
Khi thức dậy nên uống một tách trà. Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một
lượng nước đáng kể, uống một tách trà vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung
lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp.
Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà. Đản bạch chất trong những thức ăn
nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng
hồ, vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói.
Sau khi ăn mặn nên uống trà. Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh
chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa.
Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà. Lao động thể lực quá
Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà. Trong trà có
caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ,
nâng cao hiệu quả công việc.

Người bị đái tháo đường nên thường xuyên uống trà. Uống trà có thể hạ đường
huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông
thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong
một ngày.

1.6.3. Tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng đất Tây Nguyên?
Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm nhiệt đới độ ẩm cao , thổ nhưỡng đất đỏ bazan của
núi lửa tắt đặc trưng đã tạo điều kiện tốt cho cây chè phát triển, truyền thống lâu đời
của các dân tộc nơi đây. Trà cùng cới cà phê đã trở thành nguồn việc làm cũng như thu
nhập chính của miền đất Tây Nguyên.

1.6.4. Cách pha trà ngon.
Lấy khoảng 20gr trà oolong cho vào bình pha trà 150ml thêm khoảng 20ml
nước sôi tráng qua trà rồi đổ đi. Chế đầy bình rồi đợi trà ngấm trong 3 phút. Rót ra ly
và thưởng thức.

Lưu ý:
-

Nếu không uống được trà đặc có thể pha thêm nước.
Dùng hết trà có thể đổ thêm nước và sử dụng thêm được 3-4 lần nữa.
Trà ban đầu có dạng vo cục sau khi pha xong bã trà sẽ mở ra hình búp trà
oolong đẹp mắt.


22

1.7. KẾT

LUẬN:


Đi trên các con đường của thành phố Bảo Lộc nghe được đâu đó mùi trà kết hợp
cùng mùi hoa lài thơm nhè nhẹ, mùi cà phê rang nồng. Cùng với cà phê, trà đã trở
thành người con tinh thần, nguồn thu nhập chính của đồng bào Tây Nguyên. Trà có
vai trò to lớn trong đời sống. Trà luôn có mặt trên tủ bếp của mỗi gia đình và mời
khách bằng nước trà đầu tiên, mỗi ngày nhâm nhi một li trà cũng đã trở thành một nét
văn hóa truyền thống lâu đời của con người Việt Nam. Người con Tây Nguyên khi đi
xa vẫn sẽ luôn nhớ mùi thơm nhè nhẹ ấy lan tỏa trên các nẻo đường và luôn tự hào loại
đặc sản này cũng như nét văn hóa “ chén trà là đầu câu chuyện”.



×