Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP đổi mới QUẢN lý ở TRƯỜNG THPT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.45 KB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ
TỔ CHUYÊN MÔN: THIẾT BI,THƯ VIỆN, QUẢN LÝ
****
Mã số: ………………..………

Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN
LÝ Ở TRƯỜNG THPT NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Người thực hiện : Nguyễn Đăng Tình
Lĩnh vực : Quản lý giáo dục
Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lý giáo dục………………… 
Phương pháp dạy học……………. 
Phương pháp giáo dục…………… 
Lĩnh vực khác ....................………



Có đính kèm :

 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

NĂM HỌC : 2012-2013


1

 Hiện vật khác


BM 02-LLKHSKKN

SƠ LƯC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1.Họ và tên

2.Ngày tháng năm sinh
3.Nam, nữ
:
4.Đòa chỉ
:
5.Điện thoại
6.Fax
:
7.Chức vụ
:
8.Đơn vò công tác

: Nguyễn Đăng Tình
: 01-01-1954
Nam
Trường THPT TÂN PHÚ Huyện Đònh Quán
:
0613. 851195; DĐ: 0919472090
E-mail :

Hiệu Trưởng
: Trường THPT TÂN PHÚ

II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-Học vò (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học
Sư Phạm
-Năm nhận bằng: 1977
-Chuyên nghành đào tạo: Đại Học Sư Phạm Khoa Sử-Đòa.
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lónh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Quản lý dạy-học
- Số năm có kinh nghiệm
: 12
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :









Hiệu Trưởng quản lý thiết bò, đồ dùng dạy học nâng
cao chất lượng.
Phát huy vai trò giáo viên đổi mới phương pháp giảng
dạy.
Quản lý chỉ đạo dạy học theo phương pháp họat động nhóm,
nhằm năng cao chất lượng giáo dục.
Quản lý, tổ chức bồi dưỡng HSG ở trường phổ thơng.
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh THPT gắn với

cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
Hiệu trưởng phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp
học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong cơng
tác hành chính-văn phòng

Sáng kiến kinh nghiệm.
2


Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ
Ở TRƯỜNG THPT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
.
A. Phần thứ nhất
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1- Tính cấp thiết của đề tài
Để công tác quản lý đạt hiệu quả đáp ứng được yêu cầu sự phát triển
của xã hội, thì phải sử dụng các phương pháp hữu hiệu. Bởi vì các phương pháp
quản lý là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý.
Trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo đạt chất lượng cao và có hiệu quả thật
sự cần phải sử dụng phương pháp quản lý phù hợp với đối tượng giáo dục và các
tình huống thực tiễn trong quản lý giáo dục và đào tạo.
Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đề ra công cuộc đổi mới đất nước đã
đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước nói chung và ngành giáo dục nói
riêng. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, chất lượng
giáo dục vẫn còn nhiều điều bất cập. Các văn kiện chính thức của Đảng, Nhà
nước và của ngành đều khẳng định: Giáo dục - đào tạo nước ta còn nhiều yếu
kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng kịp

những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nguồn nhân lực của việc thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010 cũng đã nêu vai trò, trách nhiệm của cán
bộ Quản lý giáo dục “Cán bộ quản lý giáo dục là chủ thể tham gia hoạt động
giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc tổ chức
quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục giúp cho hoạt động giáo dục diễn
ra đúng pháp luật.” Tuy trực tiếp tham gia không nhiều vào hoạt động dạy học,
nhưng cán bộ quản lý bằng những hoạt động của mình tác động vào quá trình
giáo dục nhằm hướng cho hoạt động dạy và học đạt được những mục tiêu, yêu
cầu của giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011-2020 Quốc hội đã thông
qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đã nhấn mạnh là: “Phải đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Để đáp ứng được
vai trò nhiệm vụ quan trọng đó, giáo dục cần phải có bước chuyển biến mạnh
mẽ, phải đổi mới, trước hết là đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, thực hiện tốt các “Cuộc
vận động và các phong trào thi đua của ngành giáo dục đã phát động và chỉ đạo”.
Một trong những nguyên nhân: Công tác quản lý giáo dục - đào tạo có những
mặt yếu kém, bất cập; có nhiều thiếu sót trong việc quản lý chương trình, nội
dung và chất lượng; thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá chất
lượng đào tạo... Nhiều ý kiến cho rằng, công tác quản lý giáo dục ở nước ta vẫn
còn nặng về quản lý hành chính, vấn đề quản lý chất lượng giáo dục đào tạo chưa
thực sự được quan tâm đúng đắn. Trong quản lý giáo dục phổ thông, việc quản lý
3


chất lượng vẫn theo kinh nghiệm truyền thống cho nên thiếu hiệu quả. Để sự
nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu cần phải thay vào cách quản lý khoa học, bằng

một hệ thống các phương pháp, quy trình quản lý chất lượng mang tính khoa học
và hiệu quả.
Năm 2009-2010, Bộ GD&ĐT thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, ngành giáo dục Đồng Nai và Huyện
Định Quán nói riêng đã có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của
việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi trường
học, mỗi đơn vị cơ sở. Trong công tác đổi mới giáo dục đào tạo, đổi mới công
tác quản lý là sức bật đầu tiên để nâng cao chất lượng nhà trường. Chất lượng
giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đội ngũ, cơ sở vật chất, đầu vào và công
tác quản lý v.v… trong đó công tác quản lý giữ vai trò quan trọng vì trong điều
kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, đầu vào như nhau, nơi đâu quản lý tốt thì nơi đó
hoạt động có chất lượng tốt hơn. Vì vậy, đổi mới quản lý giáo dục phải bắt đầu từ
các cơ sở giáo dục. Thực tế trong các cơ sở giáo dục, nhà trường phổ thông công
tác quản lý còn mang tính chất sự vụ, hành chính và kinh nghiệm chủ nghĩa, cho
nên không thúc đẩy được chất lượng các phong trào của nhà trường. Đó là một
thực tế mà Bộ GD&ĐT đã tổng kết , đánh giá và rút kinh nghiệm. Chúng ta đang
thực hiện chủ đề “đổi mới công tác quản lý”, bước vào năm thứ 4 sau 3 năm
ngành giáo dục phát động phong trào đổi mới công tác quản lý. Đây là chủ
trương cấp bách thiết thực, cần thiết mang tầm chiến lược tác động trực tiếp tới
chất lượng giáo dục toàn diện của ngành giáo dục nói chung và của từng nhà
trường nói riêng. Nhận thức sự cần thiết trong việc đổi mới quản lý giáo dục, để
có thể đáp ứng một phần yêu cầu trên, tôi rất tâm đắc và nghiên cứu, thực
nghiệm, đúc rút kinh nghiệm trong vài năm qua về công tác quản lý nhà trường.
Nhiều giải pháp linh hoạt đã thực hiện, một số cách làm có hiệu quả trong công
tác đổi mới quản lý, tính hiệu quả và những trải nghiệm trong công tác quản lý
nhà trường. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung đề cập đến
đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng trong một nhà trường, vì thế, tôi
chọn đề tài: “Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý ở trường THPT để
nâng cao chất lượng” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
đồng thời phục vụ cho công tác kiểm định đánh giá chất lượng và xây dựng

trường đạt Chuẩn quốc gia lần II. Tổng hợp lại những thành công cũng như hạn
chế trong những năm qua để làm tiền đề cho những năm về sau. Về giới hạn của
đề tài này, phần nội dung tôi chỉ đề cập đến phạm vi hẹp công tác quản lý của
hiệu trưởng ở trường THPT.
2- Tính mới của đề tài.
Đổi mới các mặt của đời sống kinh tế- xã hội nói chung, đổi mới trong
lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo nói riêng là vấn đề thực ra không phải là mới. Theo
quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, khoa học…luôn tạo ra một
bước ngoặt mới cho sự đổi thay diện mạo của đời sống như quy luật phủ định của
phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật đã chỉ ra.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi sự vật rồi cũng theo thời gian thay đổi
một cách tự nhiên theo quy luật phủ định cái cũ mất đi nhường chỗ cho cái mới
ra đời. Nhất là về mặt tư duy, nhận thức của mỗi con người hay rộng hơn là quốc
4


gia, lãnh thổ…về mặt này nếu không thay đổi thì nhất định sẽ kéo theo sự trì trệ
tất yếu của sự phát triển theo xu thế của thời đại.
Yêu cầu hiện nay Đảng ta đã chỉ rõ vấn đề nhất thiết phải đổi mới và đề ra
chủ trương đổi mới trong đó đổi mới về mặt tư duy, nhận thức được chú trọng.
Kể từ năm 1986 gần 30 năm thực hiện, công cuộc đổi mới đã đem lại nhiều thành
tựu, đổi thay lớn cho đất nước. Giáo dục và Đào tạo cũng gặt hái được nhiều
thành công và đang trên đà phát triển cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên
trong thực tế chỉ số phát triển Giáo dục và Đào tạo thì nước ta vẫn còn ở vị trí
thấp so với một số quốc gia trong khu vực. Những nguyên nhân nào cản trở hay
chưa tạo ra được động lực phát triển, chưa tạo ra được diện mạo mới của Giáo
dục và Đào tạo của nước nhà? Đấy cũng là bức xúc cần tập trung giải quyết.
Trước hết, muốn thực hiện đổi mới quản lý nâng cao chất lượng nhà
trường thì người Hiệu trưởng phải có tinh thần chủ động đổi mới, có quyết tâm
cao, phải luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi, lắng nghe; đặc biệt là phải tư duy để

lựa chọn và thực hiện đồng bộ các giải pháp thật sự phù hợp với thực tế nhà
trường mà mình quản lý, làm sao khơi dậy cho tất cả thành viên trong nhà trường
đồng lòng cùng với Hiệu trưởng thực hiện việc đổi mới quản lý trong nhà trường.
Phải chăng xuất phát điểm ngay từ những cơ sở, trường học phổ thông mà ở đó
người Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng. Các giải pháp nhằm thực hiện đổi
mới công tác quản lý trong nhà trường đều có mối liên quan hữu cơ, luôn gắn kết
và thúc đẩy nhau để phát triển. Do vậy người HT cần phải triển khai thực hiện
đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả thiết thực, biết chọn điểm nhấn rút ngắn qui
trình nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nhà trường. Đổi mới
công tác quản lý là khâu đột phá quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường.
Qua tập huấn, học tập bồi dưỡng cán bộ quản lý và qua thực tiễn trải
nghiệm nhiều năm công tác Quản lý nhà trường. Bản thân tôi nhận thấy rõ hơn về
vấn đề tính cấp thiết phải đổi mới sự lãnh đạo và quản lý trường THPT ở địa bàn
Đồng Nai. Đây là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, trong đó bao gồm
nhiều mặt của một vấn đề như: Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ
thông; xây dựng, phát triển văn hoá nhà trường; lập kế hoạch chiến lược phát
triển nhà trường, phát triển đội ngũ, huy động nguồn lực phát triển nhà trường.
v.v… góp phần hỗ trợ nhà trường hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên đổi mới như thế nào thì tại các cơ sở giáo dục không thể ngồi
chờ từ sự chỉ đạo cụ thể sâu sát của các cấp quản lý cấp trên, hoặc đánh giá chưa
có sự chuẩn bị hướng dẫn thực hiện chủ đề này. Song bằng sự nổ lực của bản
thân, chủ động của cơ sở lãnh đạo nhà trường nhạy bén xây dựng phương hướng
nhiệm vụ đổi mới của trường. Trong những năm học qua cán bộ quản lý nhà
trường đã có nhiều cố gắng tạo nên sự thay đổi trong công tác điều hành tạo ra
hiệu quả được thể hiện qua hai mặt giáo dục và các hoạt động giáo dục toàn diện
trong nhà trường.
Hiện nay, một điều đã từng được khẳng định là: phương thức quản lý quá
trình làm ra một sản phẩm dù cho là vật chất hoặc tinh thần như thế nào sẽ quyết
định chất lượng của sản phẩm như thế ấy. Do vậy, vấn đề quản lý chất lượng đã

trở thành mối quan tâm hàng đầu, đang thực sự mở ra một thời kỳ mới cho việc
nâng cao chất lượng thành phẩm. Nên chỉ có như vậy mới có thể thật sự và nhanh
5


chóng nâng cao chất lương giáo dục của nhà trường. góp phần làm cho chất
lượng giáo dục tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung đuổi kịp ngang tầm
với những yêu cầu của thời đai.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu phân tích thực trạng nhà trường, việc hiệu trưởng đổi
mới công tác quản lý, đồng thời tìm ra những giải pháp có hiệu quả để nâng chất
lượng của hiệu trưởng trong công tác quản lý tại trường THPT Tân Phú.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Phân tích thực trạng việc sử dụng các phương pháp quản lý cán bộ quản
lý ở trường THPT Tân Phú .
- Tìm hiểu cơ sỏ lý luận của đề tài
- Đề xuất các giải pháp cải tiến và rút ra các bài học kinh nghiệm trong
việc sử dụng các biện pháp quản lý trong chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng nhà
trường.
4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Nội dung, phương pháp quản lý trong nhà trường là một vấn đề quản lý rất
rộng lớn, trong phạm vi hẹp, đề tài chỉ xin chỉ trình bày một bộ phận của công
tác quản lý nhà trường đó là: “Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý ở
trường THPT để nâng cao chất lượng”.
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Được sử dụng để tìm hiểu những vấn đề
lý luận cơ bản làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát kết hợp nghiên cứu sản phẩm.
- Nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ bản thân trong công tác quản lý tại
trường THHP Tân Phú. Tham khảo, trao đổi với các đồng nghiêp.

B- Phần thứ hai giải quyết vấn đề:
I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI.
a. Tình hình công tác quản lý trường THPT TÂN PHÚ.
1)Vài nét về lịch sử trường :
Trường THPT Tân Phú hiện tại nằm trên đất Thị Trấn Định Quán – Huyện
Định Quán – Tỉnh Đồng Nai nơi có hào khí lịch sử chiến thắng La Ngà. Trường
được thành lập theo quyết định số 63/QĐ/UBT của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng
Nai, tháng 8/1976. Trường THPT Tân Phú từ chỗ phải mượn tạm Trường THCS
Phú Lâm để học, thầy và trò của trường lần lượt phải di dời qua nhiều địa điểm,
cho đến năm 1980 mới ổn định ở xã Gia Canh. Năm 2000, trường dời về ấp Hiệp
Quyết (thị trấn Định Quán), được sự quan tâm của UBND Tỉnh Đồng Nai, trường
xây dựng kiên cố, quy mô 1 trệt 3 lầu gồm 36 phòng học, 9 phòng chức năng,
trong khuôn viên rộng gần 1,7 ha. Ngôi trường này cũng đã “thay hình đổi dạng”
6


nhiều lần, từ những lán nhà tạm làm bằng tranh, tre- nứa, lá (1976 – 1980) rồi
mái tôn – vách gỗ (1981–1985) đến mái ngói – tường xây (1986–1999). Năm
2000, trường được tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Suốt từ năm
1998 - 2005, trường đều có học sinh đạt giải cấp quốc gia. Năm 2005, trường
được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia. Liên tục nhiều năm qua, trường
luôn có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
*Về cơ sở vật chất.
a) Khối hành chính quản trị: gồm 01 lầu, 01 trệt ; có 01 phòng hội đồng, 01
phòng Hiệu Trưởng, 03 phòng phó Hiệu trưởng; 01 phòng văn thư, 01 phòng tài
vụ, 01 phòng công đoàn; 1 phòng Chi Bộ, 01 phòng đoàn TN, 2 khu nhà vệ sinh
giáo viên ở đoạn giữa khu hiệu bộ và hội trường. Cạnh bên cổng trường là nhà
truyền thống
b) Khối phục vụ học tập: Là dãy tầng dưới cùng kế tách hẳn khu hành chánh

gồm 01 trệt 03 lầu, có 45 phòng gồm 01 thư viện (01 phòng đọc), 03 phòng học
bộ môn, 01 phòng học giảng dạy môn ngoại ngữ trang bị công nghệ thông tin, 01
phòng máy tính.
c) Khối lớp học: Dãy lầu gồm 03 lầu gồm 36 phòng học, khu vệ sinh ở cuối
mỗi dãy.
Năm học 2012- 2013 trường có 36 lớp với 1553 học sinh, mỗi khối có 12 lớp
ổn định từ nhiều năm đến nay.
Trường PTTH Tân Phú có tổng số 92 cán bộ giáo viên, công nhân viên. Trong
đó: CBQL: 04; Giáo viên: 80; trong đó có 9 thạc sĩ; Công nhân viên: 8 kể cả hợp
đồng. Tổ chuyên môn chia thành 8 tổ; 1 tổ hành chính- quản trị.
- Cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định (có 1 thạc sĩ). Có bề
dày kinh nghiệm trong quản lý nhiều năm.
Trường THPT Tân Phú nhiều năm được công nhận là trường tiến tiến, nhiều
chỉ tiêu hằng năm, tỉ lệ xếp loại 2 măt không những được giữ vững mà còn tăng
đều. Hiệu trưởng luôn quan tâm đến vấn đề quản lý sự thay đổi, tạo động lực cho
bộ máy hoat động. Quan tâm xây dựng bồi dưỡng đội ngũ và nhân lực dạy học
như: bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ;
tạo điều kiện cho GV đi đào tạo trên chuẩn. Thường xuyên động viên về tinh
thần, khen thưởng và bồi dưỡng vật chất trong khả năng có thể của nhà trường,
vân động các lực lượng khác ngoài nhà trường, ban ĐD cha me học sinh, hội
khuyến học, hội cựu học sinh, hỗ trợ khen thưởng các cá nhân đạt thành tích cao
trong dạy-học.
- Việc quản lý nề nếp học tập của học sinh, nhà trường đã làm tốt thông qua
công tác Đoàn, tổ chức thi đua, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực xây dựng các chuẩn nội quy về nề nếp học trên lớp và thực hiện kiểm tra
chung có hiệu quả.
2.Thuận lợi: (Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài) .
- Hiệu trưởng, cán bộ, GV-CNV trong trường đều nhận thức đúng đắn về
tính cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý hiện nay, nhận thức được vai trò
quan trọng của hiệu trưởng trong việc tổ chức đổi mới các hoạt động nhằm nâng

cao chất lượng toàn diện. Cán bộ quản lý nhà trường có tinh thần trách nhiệm
7


không đều trong công tác, tận tụy với nghề, tích cực tự học, tự rèn, chủ động nắm
vững và am hiểu công việc mình phụ trách, nhất là tập trung vào mảng công nghệ
thông tin.
- Đội ngũ giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên 10% có trình độ
Thạc sĩ, có khả năng cập nhật kiến thức và vận dụng phương pháp dạy học tích
cực, ý thức phấn đấu của đại bộ phận giáo viên và học sinh ngày càng được nâng
cao. có kinh nghiệm và tay nghề vững vàng, gần 30% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
- Chương trình giảng dạy được thực hiện nghiêm túc, có biện pháp theo
dõi, kiểm tra thường xuyên, không có hiện tượng dồn ép, cắt xén chương trình
giảng dạy, thực hiện đúng tiến độ, đúng thời gian quy định theo lịch báo giảng.
- Duy trì chế độ kiểm tra đánh giá chuyên môn thường xuyên. Xác định cụ
thể trách nhiệm cho hiệu phó, tổ trưởng trong việc phụ trách công tác chuyên
môn cũng như trong cách đánh giá, xếp loại. Đã chú ý biểu dương, khen thưởng
kịp thời, đồng thời nhắc nhở phê bình những biểu hiện chưa nghiêm túc, những
vi phạm về giờ giấc, tiêu cực trong dạy thêm học thêm làm ảnh hưởng đến chất
lượng.
- Đoàn TNCS HCM hoạt động đều tay, có hiệu quả, tổ chức thi đua, kiểm
tra nền nếp học tập của trò phát huy tác dụng hỗ trợ tích cực đến công tác quản
lý chỉ đạo dạy và học của nhà trường.
- Trong công tác quản lý của nhà trường, luôn được sự quan tâm của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD-ĐT tỉnh
Đồng Nai, Phòng GD TrHPT. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập
từng bước được sự quan tâm của Sở GD&ĐT. Phòng KH-TC ưu tiên hỗ trợ cho
nhà trường nhiều thiết bi dạy học giúp đổi mới phương pháp dạy-học. Trường có
phòng dạy ngoại ngữ, 3 phòng học bộ môn, hệ thống bảng tương tác điện tử, thư
viện đạt chuẩn 01 đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy-học trong nhà trường.

- Sự giúp đỡ về nhiều mặt của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban đại diện
Cựu HS và các tổ chức khác đối với công tác dạy và học ở trường có xu hướng
tích cực hơn. Đã hỗ trợ kinh phí cho kiểm tra chung, chấm chéo, khen thưởng.
Kinh phí cấp phát học bổng gần 100 triệu/năm đồng giúp nhiều HS vượt qua khó
khăn trong học tập.
3. Khó khăn.
- Đội ngũ quản lý do có nhiều năm làm công tác quản lý cũng như kinh
nghiệm, công việc được lặp đi lặp lại nên có CBQL hay coi thường việc thực
hiện đầy đủ các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra,
đánh giá. Công việc thường phụ thuộc nhiều vào sự "nhắc nhở” của cấp trên nhất
là làm báo cáo, sơ kết, tổng kết, công khai,…tức là thiếu sự chủ động, sáng tạo.
- Cấp trên bố trí CBQL theo kiểu chủ quan căn cứ vào năng lực, độ tuổi,
giới tính dẫn đến những hạn chế, những bất cập trong quản lý như hách dịch,
quan liêu, bè phái, chậm tiến bộ và chậm đổi mới. Từ đây, phát sinh hiện tượng
bằng mặt không bằng lòng, mất đoàn kết nội bộ, làm giảm sút chất lượng GD.
Hơn nữa còn nhầm lẫn, đánh đồng giữa khái niệm lãnh đạo (người có quyền cao
nhất, có chức năng chỉ đạo) với khái niệm CBQL (người điều hành, tổ chức).
Người lãnh đạo có thể đồng thời kiêm chức năng quản lý, nhưng người CBQL
chưa chắc đã là lãnh đạo. Phân biệt được điều này để có sự rạch ròi không lấn
sân nhau trong công tác điều hành.
8


- Một số phần việc đã phân công, phân nhiệm cụ thể cho CBQL có lúc lại
khoán trắng cho các bộ phận giúp việc làm ảnh hưởng đến tính kế hoạch, sự chủ
động trong công việc không mang lại hiệu quả, mất đi tính cộng đồng trách
nhiệm, ảnh hưởng đến công tác chung trong nhà trường
- Việc nhận thức đổi mới của cán bộ quản lý chưa cao, chuyển đổi chưa
mạnh mẽ. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản và lâu dài chưa có tầm nhìn.
Việc quản lý chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn chưa thật đi vào chiều

sâu, nội dung các hoạt động chuyên môn chưa tập trung vào những vấn đề cụ thể,
thiết thực cho công tác đổi mới dạy-học, do nể nang, ngại đụng chạm. Vì vậy
việc đổi mới PPDH chưa thực sự thể hiện trong hoạt động dạy-học của thầy và
trò.
- Việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các tổ chức: tổ chuyên môn,
tổ chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, BĐD cha mẹ học sinh…chưa chú trọng với mức
độ thoả đáng. Các yêu cầu về đổi mới PPDH đối với giáo viên và học sinh chưa
được cụ thể hoá thành các tiêu chí thi đua. Vì vậy, chưa tạo nên một bước đột phá
trong quản lý đổi mới PPDH.
- Tính trung bình chủ nghĩa của một số giáo viên, nhân viên trong trường vẫn
còn, một số giáo viên chưa thật tận tâm với công việc nên công tác bồi dưỡng và
tự bồi dưỡng của giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đang
dừng ở mức lý luận chung, chưa đi sâu vào môn học, chưa dành nhiều thời gian,
đầu tư công sức cho chuyên môn như soạn bài, lên lớp, chấm trả bài và đánh giá
kết quả học tập HS. Việc rèn luyện hạnh kiểm của học sinh chưa được coi trọng,
chưa tâp trung rèn kỹ năng sống cho HS. Việc sử dụng, cải tiến và làm mới đồ
dùng dạy học còn hạn chế.
- Hồ sơ sổ sách công tác quản lý của BGH, của nhà trường thiếu khoa học
tập hợp cập nhật thiếu lên tục, tính hệ thống, ngăn nắp dẫn dẫn đến sự lẫn lộn,
việc lưu trữ hàng năm hay thất lạc tìm kiếm khó khăn.
- Sự phân cấp không triệt để dẫn đến nhà trường thiếu quyền chủ động. Có
lúc cấp trên thiếu quan tâm đến trường thì khó có được sự đầu tư đúng yêu cầu về
CSVC, các điều kiện để hoạt động. Vì thế cơ cấu giáo viên không đồng bộ, một
số môn còn thiếu, một số thừa, khó khăn trong việc phân công làm ảnh hưởng
đến chất lượng dạy học. Số giáo viên trẻ mới được tuyển dụng kinh nghiệm giảng
dạy còn hạn chế, tâm lý chưa yên tâm công tác, chưa thực sự chú tâm tới công
việc.
- Địa phương Định Quán điều kiện kinh tế nhiều khó khăn, nhiều dân tộc cư
trú trong khu kháng chiến cũ, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng còn
hạn chế ảnh hưởng tới tư duy và nếp nghĩ của nhân dân đối với việc dạy học của

nhà trường. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con
cháu, mải lo làm kinh tế, phó mặc nhà trường. Động cơ học tập của các em chưa
cao, nhiều em chưa có khát vọng vươn lên.
- Đại đa số học sinh có ý thức học tập tích cực, hăng say nhưng vẫn tồn tại
một bộ phận học sinh ý thức học tập chưa tốt, phương pháp học tập thụ động, ỷ
lại, không chịu khó suy nghĩ, ở nhà ít hoặc không học bài, không làm bài tập.
Thói quen này đã được hình thành nhiều năm khi các em còn học ở các lớp dưới,
đi đôi với việc các em bị hỏng các kiến thức cơ bản, khiến cho việc học tập của
9


các em kém hiệu quả và việc thay đổi thói quen này rất khó khăn. Hiện tượng học
lệch còn khá phổ biến tập trung cho thi khối A.
- Do có nhiều kinh nghiệm trong nhiều năm làm công tác quản lý cũng như
công việc được lặp đi lặp lại nên có CBQL thường không thực hiện đầy đủ các
chức năng quản lý như lập kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh
giá.
- Do thiếu quan tâm công việc của bộ phận quản lý ở vài khâu thiếu chủ
động, hay lãng quên cho đến khi có sự "nhắc nhở” của cấp trên. Chậm chạp trong
làm báo cáo, sơ kết, tổng kết, công khai,…tức là thiếu sự chủ động, sáng tạo, có
sự khoán trắng cho các bộ phận giúp việc hoặc ôm công việc, không mang lại
hiệu quả.
- Hoạt động trong nhà trường hầu như chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan
chủ quản mà không được giám sát của xã hội, của người học, từ đó công tác quản
lý của BGH sinh ra chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả.
.

II/ Giải quyết vấn đề
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Cơ sở khoa học

- Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của một tổ chức để đạt được
mục tiêu đề ra. Đối với giáo dục nhà trường, quản lý thực chất là sự tác động một
cách khoa học của chủ thể quản lý đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ vận
hành đến một trạng thái mới có chất lượng cao hơn.
- Trong thời đại ngày nay, khi vấn đề chất lượng là yêu cầu cấp bách, là đòi
hỏi gay gắt của xã hội, là sự sống còn của bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức
thì việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học quản lý nhằm
nâng cao không ngừng chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên có ý nghĩa. Do
vậy, vấn đề QLCL đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế
giới, đang thực sự bước vào một thời kỳ mới cho việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao chất lượng của các quá trình sản xuất và dịch vụ.
- Trong công tác đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay, đổi mới công tác quản
lý là khâu đột phá để nâng cao chất lượng nhà trường. Thực tế trong các nhà
trường, cơ sở GD nói chung, trường THPT nói riêng công tác Quản lý còn mang
tính chất sự vụ, hành chính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Cho nên không thúc đẩy
được chất lượng, phong trào nhà trường. Đó là một thực tế mà Bộ GD&ĐT đã
tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm. Từ năm học 2009-2010, Bộ GD&ĐT đã
xác định chủ đề của năm học là “ Đổi mới công tác quản lý , nâng cao chất lượng
giáo dục”.
- Ngành giáo dục trong những năm gần đây chất lượng có chiều hướng đi
xuống, thể hiện qua các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp, học sinh bỏ học, bạo lực
học đường. Vấn đề học sinh yếu kém, vấn đề phân luồng, cung cắp nguồn nhân
lực, thầy nhiều hơn thợ là những vấn đề nan giải cần được giải quyết.
- Tuy nhiên so với tiềm năng chúng ta đang có thì chất lượng giáo dục đạt
được trong thực tế chưa thật tương xứng, Tỷ lệ học sinh cấp THPT có học lực
yếu kém tuy có giảm song vẫn còn nhiều, kết quả học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp
10



THPT vẫn còn có vấn đề, thiếu ổn định, thường đột biến giữa các vùng. Số học
sinh lưu ban sau thi lại, số học sinh bỏ học có giảm nhiều song tỷ lệ vẫn còn cao.
Đây là những băn khoăn, trăn trở, lo lắng của tất cả chúng ta những người làm
công tác quản lý.
- Đổi mới không phải là cái gì đó lớn lao, phức tạp mà nó là những cải tiến,
những thay đổi có tính kế thừa về nội dung và hình thức trên các lĩnh vực giáo
dục, phong trào của nhà trường cho tiến bộ hơn, phù hợp với thực tiễn mình đang
có nhằm làm cho nhà trường cách tân hơn đáp ứng với thách thức. Tránh làm
đình đám nhưng đồng thời cũng tránh phá lệ gây xáo trộn nề nếp. Đổi mới không
phải là chạy đua cho kịp người khác, trong khi khả năng thực tế mình không có.
Phải coi trọng đổi mới và thường xuyên đổi mới đồng thời với việc không nên
quá trừu tượng hay cường điệu về đổi mới.
Ngày nay, thời đại phát triển siêu tốc và hội nhập quốc tế, thời đại nền kinh
tế tri thức, khoa học - công nghệ và cạnh tranh quyết liệt trong môi trường toàn
cầu hóa, khi vấn đề chất lượng là yêu cầu khắc nghiệt, là đòi hỏi ngày càng gay
gắt của xã hội, là sự sống còn của cơ quan, doanh nghiệp, của một tổ chức thì
việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học quản lý nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên cấp bách
.
1.2 Một số định hướng để đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng.
Công tác quản lý đòi hỏi người hiệu trưởng phải có cái Tâm và cái Tầm để
quản lý chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả. Thực hiện
tốt phân công, phân nhiệm. Sắp xếp và giao việc cho giáo viên, công nhân viên
đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng từng người để đem lại hiệu quả
công tác, giúp cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng phải gương mẫu và đi đầu trong mọi công tác,
lĩnh vực phải thật sự là con chim đầu đàn trong nhà trường.
- Biết nâng cao hiệu lực quản lý của các tổ chuyên môn trong việc thực hiện
kế hoạch, nội dung chương trình, đặc biệt đổi mới PPDH.

- Phát huy tác dụng của tổ chủ nhiệm, của Đoàn thanh niên…trong việc giáo
dục động cơ, thái độ học tập, hình thành và phát triển phương pháp học tập đúng
đắn cho học sinh.
- Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, từng
bước giúp họ đổi mới phương pháp, đề xuất cải tiến quy trình, nội dung, hình
thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, xây dựng chuẩn đánh giá
giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH. Nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện các kỹ năng tự học kể cả kỹ năng sống nhằm nâng cao chất lượng
trong học tập, hình thành nhân cách của học sinh.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực
lượng giáo dục khác để thống nhất mục đích, hỗ trợ cho nhà trường hoàn thành
nhiệm vụ.
- Tăng cường hiệu quả của CSVC–TBDH trong việc đổi mới công tác quản
lý. Huy động được trí tuệ và công sức của giáo viên và học sinh, của các lực
lượng khác trong việc tạo ra nguồn tài lực, vật lực cho dạy học nói chung và đồ
dùng dạy học nói riêng.
11


1.3: Một số khái niệm:
1.3.1: Khái niệm quản lý giáo dục:
*Quản lý
Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý tuỳ theo cách hiểu và tiếp cận.
Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những
yêu cầu nhất định”. Theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là chức năng của
những hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội học, kỹ thuật...) nó
bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. do đó quản lý là tác động hợp
quy luật khách quan, làm cho hệ thống, tổ chức vận hành, đạt đươc chất lượng và
phát triển bền vững.

Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việc
của các thành viên thuộc một hệ thống các đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực
phù hợp để đạt được những mục đích nhất định.
Quản lý vừa một là khoa học, vừa là một nghệ thuật vì vậy sử dụng phương
pháp quản lý phải chú trọng tính khoa học và cả mặt nghệ thuật. Tính khoa học
đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động
trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng.
Tính khoa học biểu hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong
thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng và cơ hội, đạt mục tiêu quản lý đề ra. Đồng
thời quản lý là hoạt động đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và mểm dẻo chủ động rút ra
những kinh nghiệm, những tri thức đã đúc kết được, người quản lý qua đó hình
thành những kỹ năng tổ chức con người và công việc. Quản lý là một nghệ thuật
là vì nó gắn liền với cá nhân chủ thể, nó phụ thuộc vào khả năng nắm vững
nguyên lý, vận dụng kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Suy cho cùng thì quản
lý và đặc biệt là quản lý giáo dục chính là nghệ thuật dùng người–phép dụng
nhân- và muốn quản lý thành công thì phải vận dụng tổng hợp thành tựu của
nhiều môn khoa học và tinh tế, tâm lý.
*Quản lý giáo dục:
Theo các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp (tổ chức,
kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cá cơ
quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thóng về số
lượng và chất lượng. Theo cuốn: Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề về
lí luận và thực tiễn” nhà xuất bản Giáo Dục năm 2006 thì: “ Quản lý giáo dục
được hiểu là hệ thống những tác động tự giác” (có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công
nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh, và các lực lượng xã hội trong và
ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu qủa mục tiêu giáo dục
của nhà trường.
Quản lý giáo dục là một quá trình điều khiển, điều hành các yếu tố tham gia
và có ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động giáo dục.

* Quản lý nhà trường:
Quản lý nhà trường THPT là một hệ thống những tác động hợp lí và có
hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, các lực lượng
xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ vào
mọi mặt hoạt động của nhà trường và hoàn thành có chất lượng và hiêu quả mục
12


tiêu đã đề ra. Quản lý nhà trường còn thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo đúng nguyên
lí giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục và đào tạo với thế hệ trẻ và với từng các
nhân học sinh.
Quản lý trường học phổ thông là quản lý hoạt động dạy và học làm sao để
hoạt động đó tiến dần đến mục tiêu giáo dục, để hoạt động quản lý nhà trường đạt
được mục tiêu và mang lại hiệu quả cao thì nhân tố quan trọng hàng đầu chính là
đội ngũ cán bộ quản lý trường học.
Phạm vi quản lý giáo dục ở nhà trường THPT được thực hiện trong phạm
vi xác định một đơn vị giáo dục nhà trường và thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo
chỉ đạo của Sở GD&ĐT phù hợp với điều lệ nhà trường, tình hình địa phương.
Đổi mới quản lý:
Như ta đã biết đổi mới chỉ là sự thay đổi, là giữ lại cái hợp lý, biết cải tiến kế
thừa, thay đổi phương pháp cũ lạc hậu không còn phù hợp bằng phương pháp
mới tiên tiến hiệu lực trong công tác quản lý hơn. Đổi mới không phải là cái gì
đó to lớn, mà nó là những cải tiến, thay đổi có tính kế thừa về nội dung và hình
thức trên các lĩnh vực giáo dục của nhà trường cho tiến bộ hơn, phù hợp với thực
tiễn mình đang có nhằm làm cho nhà trường cách tân hơn đáp ứng việc nâng cao
chất lượng, đồng thời cũng tránh phá lệ gây xáo trộn nề nếp trong nhà trường.
Đổi mới không phải là làm trội đón đầu, trong khi khả năng thực tế mình không
có. Phải coi trọng đổi mới và thường xuyên đổi mới để là quốc sách hàng đầu,
nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, xây dưng thàng công xã hội học tập.

Đổi mới công tác quản lý có ý nghĩa loại bỏ được cơ chế lỗi thời nguyên
nhân kìm hãm sự phát triển. Đổi mới công tác quản lý đòi hỏi người quản lý
không những đổi mới cách nghĩ, cách làm mà người quản lý phải biết tạo điều
kiện cho cái mới phát huy hiệu quả. Người quản lý còn biết phân biệt, nhìn ra cái
mới, quản lý được sự đổi mới và phát huy tác dụng.
Đổi mới công tác quản lý chính là sự lựa chọn các giải pháp, biện pháp
quản lý sao cho phù hợp với tình hình hiện tại, biết tận dụng lợi thế về sức mạnh
nội lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong các hoạt động giáo dục.
2.Mục tiêu đổi mới:
- Xây dựng trường trở thành trường đạt chuẩn quốc gia. Trường học thân
thiện, học sinh tích cực. thực hiện “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
*Cụ thể:
- Kiện toàn lại bộ máy quản lý hành chính theo mô hình một cửa. Phân
công phân nhiệm đúng người đúng việc một cách phoa học.
- Đổi mới quản lý, đổi mới PPDH. Tổ chức các đợt bồi dưỡng tại chỗ cho
đội ngũ, Thầy Cô chủ động sáng tạo.
- Sắp xếp ưu tiên cho dạy và học có thực hành thí nghiệm, đổi mới
phuơng pháp trên ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tập trung đầu tư cho CSVC, ưu tiên cho phòng học bộ môn, phòng thư
viện, bảo quản tốt, sử dụng hiệu quả .
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý của hiệu trưởng, hoạt
động dạy và học, công tác văn phòng.

13


- Chú trọng đến tạo cảnh quan, môi tường xanh, sạch, đẹp. vệ sinh môi
trường, tổ chức chăm sóc trồng cây xanh, cây cảnh và trang trí các biển hiệu, panô
Thống nhất hoàn chỉnh nội quy, quy chế hoạt động nhà trường phù hợp
với thực tế văn hoá nhà trường, địa phương và ổn định lâu dài. Giáo dục kỷ luật

tích cực cho học sinh, giáo dục tự quản. Chú trọng giáo dục pháp luật cho HS
theo đề án của UBND tỉnh Đồng Nai.
- Hoàn thiện các yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trên cơ sở lập kế hoạch phát triển văn hoá nhà trường .
Lập dự toán thu, chi tài chính rõ ràng, minh bạch sát thực tiễn, được đồng
thuận cao. Thực hiện tốt 3 công khai. Huy động dươc nhiều nguồn lực.
- Phát huy dân chủ cơ sở, vận dụng nhất quán nguyên tắc tập trung dân
chủ, phải kết hợp chế độ lãnh đạo tập trung với việc phát huy tính chủ động sáng
tạo của tập thể sư phạm nhà trường
1.2. Chất lượng giáo dục.
Chất lượng giáo dục được xem là sự phù hợp của các nhiệm vụ giáo dục và
các mục tiêu giáo dục đạt được với các chuẩn trách nhiệm. Hệ thống trách nhiệm
đặt ra các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong từng lĩnh vực mà học sinh cần nắm bắt,
thông qua các bài kiểm tra thu thập các thông tin về mục tiêu giáo dục.
Quan niệm ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng, chất lượng giáo dục
được đo bằng mức học sinh đạt các chuẩn. Đó không chỉ là việc học sinh đạt các
mục tiêu cụ thể do khoá học đặt ra mà còn phát triển khả năng tự chủ, năng lực
đáp ứng với khách quan. Sự tuyệt hảo ở đây liên quan đến các khái niệm: đẹp,
tốt, chân thật... hay nói đến khía cạnh đạo đức và thẩm mỹ của nhân cách học
sinh.
Theo quan niệm của các nhà giáo dục, thước đo chất lượng giáo dục chính
xác nhất là khả năng người học có thể cống hiến được những gì cho sự phát triển
của xã hội....
Dù chất lượng, chất lượng giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác nhau,
đến nay vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi, người ta có thể thống nhất ở một số
quan điểm rằng: chất lượng giáo dục được đo bằng các chuẩn nhằm xem xét mức
độ đạt được các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục, thể hiện ở kết quả phát triển nhân
cách của người học như thế nào.
Trong một chừng mực nhất định, chúng ta có thể hiểu: chất lượng giáo dục
là sự phù hợp của các nhiệm vụ giáo dục cụ thể và các mục tiêu đạt được về phát

triển nhân cách của mỗi cá nhân người học với các chuẩn trách nhiệm – trong
giới hạn được xã hội chấp nhận và thống nhất, thể hiện ở mức độ đóng góp của
nhân cách được đào tạo vào sự phát triển của xã hội.
Như vậy có thể thấy khái niệm chất lượng giáo dục là một khái niệm phức
tạp. Các nhà giáo dục cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục, cần tiến hành
tổng hợp các biện pháp như: xây dựng mục tiêu giáo dục cần đạt, xây dựng
chuẩn, cải cách chương trình và quá trình dạy học, tổ chức lại cơ cấu của nhà
trường, xây dựng môi trường học tập tích cực và cộng tác, sử dụng cơ chế quản
lý thích hợp....
1.2.3 Chất lượng giáo dục của một nhà trường.
14


Nhà trường là một đơn vị giáo dục cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục,
nhằm làm phát triển nhân cách của học sinh đạt đến những chuẩn mực chung mà
Nhà nước quy định. Nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là thực hiện tổng hợp
các biện pháp để thực hiện một cách tốt nhất, tối ưu nhất những nhiệm vụ mà
giáo dục đặt ra để đáp ứng được các chuẩn quy định đồng thời đáp ứng các mục
tiêu giáo dục đã đặt ra.
Để đánh giá chất lượng của một nhà trường, người ta thường dựa vào
nhiều hệ thống tiêu chí. Các hệ thống tiêu chí đánh giá cũng được phân chia theo
các loại trường học mang những nét đặc trưng như: hệ thống tiêu chí trường
chuẩn; hệ thống tiêu chí trường chuyên; hệ thống tiêu chí đánh giá trường dân tộc
nội trú; hệ thống tiêu chí đánh giá trường năng khiếu đặc biệt...
Theo công trình nghiên cứu: “Các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục”
của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, đã nghiên cứu từ năm 2003 đến
năm 2005 đã đúc kết: Các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông cấp
trường bao gồm 4 thành tố; trong mỗi thành tố có hệ thống các tiêu chí cơ bản;
Bối cảnh, Đầu vào, Đầu ra, Quá trình hoạt động quản lý, hoạt động giáo dục, hoạt
động khai thác và sử dụng các nguồn lực trong đó lại bao gồm hệ thống các chỉ

số định lượng cụ thể như sau:
- Bối cảnh, bao gồm các tiêu chí như: tình trạng dân cư, chính sách phát
triển GD phổ thông, nhận thức và thái độ của cộng đồng, tình trạng phát triển
kinh tế – xã hội của địa phương.....
- Đầu vào, bao gồm: người học, chương trình và tài liệu, người dạy, đầu tư
cơ sở vật chất của trường, bộ máy quản lý nhà trường.
- Quá trình, bao gồm: hoạt động quản lý, hoạt động giáo dục, hoạt động
khai thác và sử dụng các nguồn lực.
- Đầu ra, bao gồm: sự phát triển của người học, sự phát triển của nhà
trường, lợi ích xã hội.
Qua các chỉ số đánh giá trên, có thể hiểu: thước đo chất lượng giáo dục
của một nhà trường phổ thông được đặc trưng bởi một số nội dung cơ bản sau:
+ Tỷ lệ học sinh đạt những chuẩn về các mặt giáo dục (đức, trí, thể, mỹ..).
Các chuẩn về từng mặt được lượng hoá bằng các hệ thống tiêu chuẩn được quy
dịnh chung cho toàn quốc, được vận dụng vào việc đánh giá xếp loại đối với từng
học sinh về hạnh kiểm, học lực, sức khoẻ, năng lực....
+ Mức độ phát triển của nhà trường.
Mức phát triển nhà trường được đo bằng mức tiến bộ về chất lượng đội
ngũ giáo viên, khả năng đáp ứng những yêu cầu về giáo dục ở mức cao hơn của
nhà trường...
+ Mức tối ưu trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trong
những điều kiện có giới hạn nhất định.....
Như vậy chất lượng giáo dục của một nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào
công tác quản lý nhà trường. Chìa khoá để nâng cao chất lượng giáo dục nhà
trường là thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà trường.
Vai trò của hiệu trưởng trong nhà trường
Chúng ta biết rằng, hiệu trưởng nhà trường là thuyền trưởng con tàu. Ngôi
trường phát triển, chất lượng ngày càng nâng cao hay cầm chừng, thất bại là do
15



tài lãnh đạo- quản lý sáng suốt của hiệu trưởng. Muốn vậy hiệu trưởng cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường trong
tương lai. Phân công giáo viên đúng chuyên môn nghiệp vụ. Minh bạch thu chi
tài chính của nhà trường.
- Sẵn sàng quyết đoán mọi công việc, dám nghỉ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm công việc của mình với cấp trên, đồng thời phải gắn liền với phát huy dân
chủ cơ sở.
- Xây dựng một ngôi trường thân thiện mà ở đó mọi người biết thương yêu
và giúp đỡ lẫn nhau.
- Xây dựng các quy chế quy định đúng chức năng và quyền hạn rành mạch
của mỗi đoàn thể, tổ chức, giáo viên, học sinh trong trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ.
- Biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đóng góp của giáo viên. Làm
sao giáo viên xem trường như là nhà lớn của chung thì tập thể mới an tâm công
tác lâu dài. Cố gắng tìm cách cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho giáo
viên.
- Moi công việc trước khi hiệu trưởng ra quyết định phải bàn bạc tham
khảo ý kiến càng cẩn trong càng tốt. Tránh chủ quan công việc, nghĩ gì ra là bắt
giáo viên làm theo, vô hiệu hóa tính chủ động, sáng tạo của quần chúng. Thường
những người có năng lực thì kèm theo cá tính nên hiệu trưởng biết cách thuyết
phục chứ không tìm cách trù dập.
Phần thứ Ba
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HIỆU TRƯỞNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ.
Từ năm học 2009-2010, Bộ GD&ĐT đã xác định chủ đề của năm học là “
Đổi mới công tác quản lý , nâng cao chất lượng giáo dục”.Trong công tác quản lý
nhà trường phải xác định rõ mục tiêu. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào các yếu

tố: đội ngũ, CSVC, chất lượng đầu vào và công tác quản lý, trong đó công tác
quản lý đóng vai trò quan trọng bởi vì trong điều kiện đội ngũ, CSVC, chất lượng
đầu vào như nhau, cùng thực hiện trong hoàn cảnh chung của đất nước thì trường
nào quản lý tốt hơn, năng động hơn chất lượng GD sẽ tốt hơn. Đổi mới công tác
quản lý giáo dục là một việc làm mang tính thường xuyên, liên tục và không chỉ
dừng lại ở đổi mới cách làm việc của Ban Giám hiệu mà còn đổi mới từ giáo viên
chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn, đổi mới các tổ chức trong nhà trường và cả
từng giáo viên bộ môn đứng lớp. Có như vậy mới thực sự nâng cao được chất
lượng giáo dục. Qua trải nghiệm đổi mới công tác quản lý Trường THPT Tân
Phú đã tập trung vào các giải pháp sau:

1/ Biện pháp thứ nhất:
16


Nâng cao nhận thức cho Thầy-trò về nội dung đổi mới quản lý nâng cao
chất lượng giáo dục .
Để có thể nâng cao chất lượng trước hết phải làm thay đổi về nhận thức tạo
được trong tập thể sư phạm nhà trường một môi trường đoàn kết với tinh thần
hăng hái và ý chí quyết tâm cao, đồng tình đổi mới.
1.1.Nhà trường tổ chức học tập ngay từ đầu năm, tuyên truyền một cách kịp
thời các văn kiện, nghị quyết của Đảng về phát triển KT-XH trong tình hình hiện
nay, làm cho mọi người nắm vững và thấm nhuần quan điểm của Đảng, quyết
tâm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trong đó giáo dục đóng vai trò
cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri
thức và được coi là quốc sách hàng đầu.
1.2. Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn
bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo, Phòng GDTrH làm cho
toàn thể cán bộ giáo viên trong trường phải nhận thức đươc nôi dung văn bản ban
hành, những ưu điểm to lớn cũng như những yếu kém cần phải bàn bạc, thảo luận

khắc phục hiện nay. Phổ biến đầy đủ các văn bản, nội dung quy đinh chuẩn, nhà
trường quản lý theo chuẩn…
1.3. Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, để xác định vai trò quan trọng
của nhà trường nơi nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần cho sự phát triển của địa phương huyện Định Quán và Đồng Nai. Trường là
nơi giáo dục toàn diện cho học sinh trở thành những công dân có ích không
những cho xã hội mà cả cho Huyện nhà. Hướng dẫn phân luồng học sinh sau khi
hoàn thành chương trình THPT đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Phấn đấu cung cấp đủ nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà để năm 2020 Đồng Nai trở
thành Tỉnh công nghiệp.
1.4. Làm cho tập thể thầy trò nhận thức được vai trò thi đua dạy tốt, học tốt.
Công tác thi đua phải trung thực, dân chủ, công khai, dạy thật và học thật trung
thực với chất lượng không chạy theo thành tích. Coi trọng công tác xã hội hoá
giáo dục, lấy việc huy động nguồn lực xã hội cả về vật chất và tinh thần tạo đà
mới cho việc phát triển văn hoá nhà trường. Ngăn chận kịp thời các tệ nạn, tiêu
cực xã hội xâm nhập vào nhà trường. Loại bỏ hủ tục, tiếp nhận tinh hoa và giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
1.5. Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn,
bàn về sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, đẩy
mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy, khai thác có hiệu quả các TBDH và phòng
học bộ môn. Củng cố các họat động của các tổ nhóm CM, nội dung sinh hoạt tổ
chủ yếu TG dành cho việc trao đổi chuyên môn, đánh giá chuyên đề, rút kinh
nghiệm các giờ dự.
Phải quán triệt để giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đổi mới
cách thức tổ chức, quản lý học sinh, đổi mới cách dạy, cách học. Hơn ai hết GV
phải nhận thức rõ: Dạy cho học sinh không chỉ dạy kiến thức về văn hóa mà cần
rèn cho học sinh các kỹ năng ứng xử văn hóa, kỹ năng sống, thông minh, từ đó
mỗi giáo viên phải đề ra cho mình các cách thức tổ chức dạy học. Không chỉ mỗi
giáo viên là một nhà giáo dục, mà tất cả các cán bộ, nhân viên trong nhà trường
đều phải làm công tác giáo dục, có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu

chung.
17


2/ Biện pháp thứ hai:
Thay đổi phương pháp quản lý theo chuẩn, thông qua đó xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ. Quản lý sự đổi mới.
- Quản lý bằng pháp luật, Điều lệ trường trung học, quy chế, quy định
(thay cho quản mệnh lệnh hành chính)
Quản lý theo các chuẩn: Chuẩn là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với cá
nhân, đơn vị về một số nội dung nào đó nhằm đáp ứng hay thục hiện một nhiệm
vụ nào đó. Hiện nay các trường THPT đang được Bộ ban hành cá các văn bản
với nội dung, tiêu chuẩn như: chuẩn GV THPT (Thông tư 30), chuẩn HT, HP
(Thông tư 29), tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (Quyết định 80), tiêu
chuẩn đánh giá trường học thân thiện học sinh tích cực (chỉ thi 40), tiêu chuẩn
đánh giá trường chuẩn quốc gia (Thông tư 47), đánh giá xếp loại HS (Thông tư
58)…
Các chuẩn có tác dụng định hướng trong phấn đấu và rèn luyện của GV, HT,
HP, HS và các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng dựa vào các yêu cầu của
chuẩn và điều kiện thực tế của đơn vị để lập kế hoạch phù hợp, xây dựng lộ trình
thực hiện để mang lại hiệu quả thiết thực. Tổ chức đánh giá, xếp loai theo đúng
yêu cầu các văn bản trên.
- Sau khi nghiên cứu nội dung các văn bản, thống nhất trong ban giám hiệu,
Hiệu trưởng Phổ biến đầy đủ các văn bản, nội dung quy định, nhà trường hướng
dẫn, văn bản có hiệu lực, thực thi văn bản và quản lý nhà trường theo chuẩn…
- Trường THPT Tân Phú thông qua chuẩn GV THPT để xây dựng, phát
triển đội ngũ giáo viên thông qua việc tăng cường năng lực giáo viên, đội ngũ sư
phạm nhà trường. Đây là một biện pháp căn bản vì nếu chúng ta tiến hành đổi
mới giáo dục mà không bắt đầu từ chính đội ngũ người thầy đã được đào tạo theo
cách đổi mới thì kết quả sẽ hạn chế. Vì GV là người giữ vai trò then chốt và trực

tiếp tạo nên chất lượng bởi mỗi người lao động là một mắt xích quyết định trong
hệ thống quản lý chất lượng
- Hằng năm tổ chức đánh giá GV phấn đấu thực hiện theo chuẩn GV THPT.
Rút kinh nghiệm bản thân, chủ động tự điều chỉnh theo những tiêu chuẩn, tiêu chí
chưa đạt được.
- Nhà trường đã xác định phát triển đội ngũ giáo viên theo một định hướng
mới là phát triển năng lực nghề nghiệp thay cho định hướng trước đây là phát
triển kỹ năng và kiến thức của người thầy theo yêu cầu đổi mới PPDH.
- Quản lý theo mục tiêu chất lượng và hiệu quả công tác: gắn chỉ tiêu về chất
lượng và hiệu quả công việc cho từng cá nhân, tập thể và các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường. Mỗi cá nhân, tập thể phải nỗ lực phấn đấu để đạt các chỉ tiêu,
tiêu chí theo chuẩn đã đăng kí.
- Căn cứ vào các chuẩn, nhà trường cải tiến việc xây dựng các quy định,
quy chế trong công tác quản lý nội bộ nhà trường: (Quy chế quản lý, quy chế thi
đua khen thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ…) Việc xây dựng các nội quy, quy chế
thực chất là triển khai cụ thể hoá của kế hoạch nhà trường do đó vị trí tầm quan
trọng cách thức xây dưng, cách áp dụng vận dụng. Hằng năm có những điều
chỉnh sửa đổi những quy định không còn phù hợp hoặc hạn chế tác dụng…
18


- Các quy chế phải xây dựng hết sức cụ thể tỉ mỉ khoa học trong đó phân
công từng thành viên cụ thể, cách đánh giá, xếp loại…trong quá trình thực hiện
coi đây là văn bản chính thống tâp thể phải tuân thủ chấp hành. Nếu trong khi
thực hiện phát hiện có điểm nào đó bất cập có ý kiến chỉnh sửa bổ sung vào hoàn
chỉnh để quy chế, quy định ngày càng phù hợp. Có như vậy thì mọi thành viên
mới tích cực tự giác tham gia góp ý vì có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của bản
thân mỗi người. Hơn nữa nội dung các quy chế không phải do một người đặt ra
lại chỉ mang tính dự thảo. Một khi đã được mọi người phân tích thảo luận đồn
tình chấp nhận, từ đó mọi người phải thực hiện nghiêm túc theo văn bản và đây

chính là đang thực hiện đổi mới công tác quản lý).
- Nhà trường xây dựng quy chế hoạt động cho từng tổ chức, bộ phận thật chi
tiết, cụ thể, việc thực hiện sẽ thuận lợi vì đã có cơ sở để cán bộ giáo viên lấy đó
làm thước đo, cán bộ phụ trách dễ dàng đánh giá công bằng, dân chủ và giảm
được thời gian họp hành bàn cãi không cần thiết trong quá trình thực hiện (đang
đổi mới nội dung họp hành - hội nghị sao cho giảm thời gian vô ích để cán bộ
giáo viên có thời gian cho nghiên cứu chuyên môn…). Việc xây dựng quy chế
như trên người lãnh đạo sẽ bị giảm bớt quyền lực vì không được tuỳ ý đánh giá
xếp loại mà bản thân lãnh đạo cũng phải theo quy chế (đổi mới công tác quản lý
theo hướng tích cực có hiệu quả, chứ không đổi mới một cách chung chung).
- Để thay đổi công tác lãnh đạo, hoạch định về chiến lược, tầm nhìn sứ mệnh
của nhà trường. Người Lãnh đạo không chỉ làm đúng, làm tròn kế hoạch mà cần
có chiến lược sáng tạo riêng. Người Lãnh đạo tìm ra cơ chế quản lý để phát huy
mọi khả năng của từng cá nhân, của các bộ phận. Sự tương tác đó sẽ tạo ra sức
mạnh tổng hợp để phát triển theo chiều hướng đi lên.
- Đổi mới quản công tác thi đua: Trong công tác thi đua đảm bảo tính khoa
học, công bằng, công khai ngay từ khi xây dựng các tiêu chí, triển khai thực hiện
và kiểm tra đánh giá, kiêm quyết khắc phục bệnh thành tích, hình thức. Gắn liền
việc khen và thưởng một cách hợp lý, sao cho phong trào thi đua thực sự trở
thành động lực thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực chất đây có
thể xem là việc bình công cho các thành viên trong nhà trường, do đó phải thật sự
khách quan dân chủ đúng công trạng của từng thành viên nhất thiết phải theo quy
chế thi đua đã được tập thể xây dựng không tuỳ tiện, thiên vị.
- Có phương thức đánh giá xếp loại theo thứ tự từ trên xuống và tất cả phải
trên nguyên tắc lấy hiệu quả công việc làm thước đo, lấy thi đua làm động lực
thúc đẩy phong trào và tất nhiên là kèm theo không chỉ là những lời động viên
không, mà còn kèm theo các quyền lợi về kinh tế mà họ đáng được hưởng thụ.
Tránh tình trạng khi làm thì nhìn vào những người có năng lực, khi hưởng thụ thì
cào bằng nếu như vậy sẽ không những không khuyến khích những người có tài,
tích cực mà còn tạo điều kiện cho những thói chây lười phát triển, lan rông làm

hạn chế phong trào.
- Để đổi mới công tác quản lý có hiệu quả thiết thực cần khai thác triệt để
các phương tiện hiện đại và khoa học tiên tiến vào công tác quản lý. Như các
phần mềm quản lý học sinh, quản lý chất lượng học sinh trong đó tất cả các biểu
mẫu, các loại danh sách dùng trong nhà trường (phần mềm cung cấp cho giáo
viên biểu mẩu (không phải kẻ, viết) tiết kiệm thời gian.
b/ Quản lý sự đổi mới.
19


- Để thực sự đổi mới công tác quản lý là người quản lý phải biết khơi dậy
phong trào đổi mới trong đơn vị mình và biết cách “quản lý sự đổi mới”.
- Phương thức quản lý nhà trường là tương tác, lấy nhà trường làm trung tâm
(thay cho phương thức 1 chiều từ trên xuống, thay cho quyền lực, độc đoán)
- Đổi mới công tác quản lý không phải là chỉ ở người đứng đầu cơ quan, mà
sự đổi mới đó phải được mọi thành viên trong đơn vị thực hiên một cách tự giác
trong mọi việc làm, mọi thời điểm.
- It nhất mỗi năm học, từng tổ chức, từng bộ phân, mỗi cá nhân phải có một
việc làm thay đổi mang lại hiệu quả trong công tác mình được phân công.
- Yêu cầu đổi mới không phải đòi hỏi một cái gì đó lớn lao ghê gớm, mà đổi
mới từ những những việc làm bình thường trong công việc, hàng tuần, hàng
tháng ở tất cả mọi người, những gì không còn phù hợp hoặc ít tác dụng thì thay
bằng cái phù hợp hơn, tác dụng hơn, hiệu quả hơn.
- Đổi mới công tác quản lý cũng có nghĩa là những người lãnh đạo trong đơn
vị biết khai thác cái mới của mọi thành viên, bộ phận trong đơn vị, biết khích lệ
mọi người tìm ra cái mới, vận dụng cái mới. Người lãnh đạo biết quản lý cái mới
hay nói một cách khác là biết “quản lý sự đổi mới”. Có như vậy thì mới thực sự
đổi mới và đổi mới có hiệu quả.

3/ Biện pháp thứ ba:.

Thay đổi phương pháp dạy-học, thay đổi về cách kiểm tra đánh giá học
sinh, thay đổi về việc kiểm tra định kỳ.
a. Thay đổi phương pháp dạy-học
- Vấn đề cốt lõi thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với phương châm lấy
học sinh làm trung tâm, hướng dẫn kích thích nỗ lực tự học, tự tìm hiểu của học
sinh. Làm thế nào để phát huy vai trò tích cực của HS, hướng tới HS làm việc
nhiều nhất, thầy đóng vai trò hướng dẫn.
+ Đổi mới PPDH theo hướng vừa phát huy tính tích cực tự giác, chủ động
sáng tạo của học sinh, vừa bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho HS.
+ HP chuyên môn trên cơ sở chuẩn đánh giá giờ dạy của ngành GD, thay đổi
xây dựng theo hướng đổi mới PPDH, tổ chức học tập, thảo luận tiêu chuẩn theo
hướng đổi mới, ban hành tổ chức thục hiện.
+ Đổi mới viêc dự giờ: Ngoài việc quy định số tiết cần dự trong từng học kỳ,
năm học, việc tổ chức dự giờ cần có mục đích, yêu cầu rõ ràng về nội dung và
phương pháp. Ban kiểm tra chuyên môn- kiểm tra lao động sư phạm tăng cường
dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề, đánh giá rút kinh nghiệm.
+ Bồi dưỡng cho GV về PPDH thông qua các hình thức hội thảo chuyên đề,
lấy sinh hoạt tổ chuyên môn làm nòng cốt. Sử dụng có hiệu quả các phương pháp
dạy học phù hợp với đối tượng, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy, khai
thác có hiệu quả các TB-DH và phòng học bộ môn. Củng cố các họat động của
các tổ nhóm CM, nội dung sinh hoạt tổ chủ yếu dành cho việc trao đổi chuyên
môn, đánh giá chuyên đề, rút kinh nghiệm các giờ dự…
20


+ Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng về đổi mới PPDH cho đội ngũ giáo
viên các môn thông qua tổ chuyên môn:
* Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế các bước

hoạt động, hệ thống câu hỏi, hệ thống thao tác thực hành, tổ chức thảo luận…cho
học sinh theo đặc điểm của từng môn học.
* Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy học trên lớp: kỹ năng tổ chức, hướng
dẫn học sinh hoạt động, kỹ năng tạo tình huống cú vấn đề, kỹ năng thực hành, thí
nghiệm, kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm..
* Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng chung mang tính công cụ: sử dụng phương
tiện kiểm tra hiện đại, sử dụng phần mềm hỗ trợ, khai thác thông tin, đọc sách,
nghiên cứu tài liệu tham khảo…
* Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy học cho phòng dạy-học ngoại ngữ, sữ
dung thành thạo các phần mềm, bảng tương tác, các phương tiện kỷ thuật trong
phòng.
* Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên PP tự học, tự nghiên cứu…
b. Thay đổi kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng;
+ Tổ chức học tập, chỉ đạo, kiểm tra chung thực hiện quy chế kiểm tra, cho
điểm, xếp loại…Thành lập ngân hàng đề, tổ chức thi nghiêm túc theo đề chung.
Tổ chức cho giáo viên học tập đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh đảm bảo yêu cầu.
+ Nội dung kiểm tra có kỹ năng vận dụng kiến thức và sáng tạo để học sinh
không học vẹt, học đối phó với điểm số. Giảm thiểu kiểm tra tái hiện kiến thức,
+ Đổi mới hình thức kiểm tra : khuyến khích giáo viên sử dụng nhiều hình
thức kiểm tra khác nhau: trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận, hay kết
hợp các hình thức khác nhau, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, phương tiện kỹ
thuật trong kiểm tra (thi trên máy), hội thoại vấn đáp đối với môn ngoại ngữ.
* Đổi mới khâu chấm sửa bài, đánh giá chất lượng học sinh: giáo viên hướng
dẫn cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, để tự điều chỉnh cách học. Trong
kiểm tra hàng ngày, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia đánh
giá lẫn nhau. Trong các đợt kiểm tra học kỳ, kiểm tra chất lượng nhà trường nên
tổ chức chấm chung một cách nghiêm túc, đảm bảo tính chính xác khách quan.
* Tổ chức kiểm tra 3 chung: Đề chung, chấm chung, đánh giá chung. Các
bước tiến hành thực hiện kiểm tra chung như sau:

+ Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra chung vào mỗi chiều thứ 4 hàng tuần
cho các môn toán, lý, hóa, AV, Sinh, theo kế hoạch phân phối chương trình, có
thể điều chình trể sớm một tuần cho kịp tiến độ giữa các lớp.
+ Bước 2: Sinh hoạt nhóm chuyên môn ra đề kiểm tra. Trước khi kiểm tra ít
nhất là một tuần: Nhóm chuyên môn phải thống nhất được mục đích yêu cầu;
các đơn vị kiến thức cơ bản cần được kiểm tra đánh giá. Lập ma trận đề, đáp án
+ Bước 3: Tổ chức kiểm tra.
Công việc tổ chức kiểm tra 1 tiết chung là nhiệm vụ của toàn Hội đồng sư
phạm. Việc tổ chức kiểm tra được sắp theo vần, phân theo phòng coic, Thầy cô
coi kiểm tra chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế thực hiện an toàn buổi kiểm tra
tập trung. BGH kiểm tra tình hình giáo viên coi thi và học sinh làm bài thi, ghi
chép vào biên bản kiểm tra tập trung cụ thể.
+ Bước 4: Giai đoạn chấm, trả bài theo phương thức: Phân công chấm chéo.
21


+ Bước 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm: GV chấm trả bài, sửa bài rút kinh
nghiệm, Tổ và nhóm chuyên môn lưu trữ kết quả, phục vụ cho việc sinh hoạt tổ
nhóm và rút kinh nghiệm qua kiểm tra: Từ khâu ra đề kiểm tra, coi và chấm bài,
kết quả bài làm của học sinh, để trao đổi thống nhất: Nội dung, phương pháp, yêu
cầu trong việc dạy các bài tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
* Để tổ chức kiểm tra chung, nhà trường vận động tài lực từ BĐD cha mẹ học
sinh phục vụ chi phí in ấn, hỗ trợ một phần cho giám thị.
b) Đối với các bài không kiểm tra 1 tiết tập trung:
Tất cả các bài kiểm tra từ 15 phút trở lên mà không có trong kế hoạch kiểm
tra chung thì giáo viên bộ môn chủ động tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch
kiểm tra của tổ chuyên môn theo phân phối chương trình quy định.
c. Tăng cường quản lý các hoạt động học tập của học sinh
+ Giáo viên bộ môn cùng GVCN hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu, nội
dung học tập tương ứng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tăng cường giáo dục

động cơ, thái độ học tập đúng cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải liên kết,
phối hợp với giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh nhằm hướng dẫn, kiểm tra, uốn
nắn hoạt động tự học của học sinh.
+ Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có khả năng bồi dưỡng PP tự học, rèn
luyện kỹ năng tự học cho học sinh thông qua việc thiết kế bài dạy và cách thức tổ
chức cho học sinh hoạt động trong giờ học. Hình thành PP tự học ngay trên lớp,
như tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ tư duy, khả năng diễn đạt, rèn luyện kỹ
năng phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tượng…Từ đó tạo cho học sinh PP tự
nghiên cứu, tự đọc sách và tài liệu.
+ Thiết kế nội dung bài học thành chuỗi các tình huống có vấn đề ở các môn
học (đảm bảo tính vừa sức), kỹ năng lập bảng đồ tư duy để hàng ngày học sinh
có thể giải quyết, tự học.
+ Sau mỗi đợt sinh hoạt ngoài giờ như: ngoại khóa, thăm quan, cắm trại…cần
hướng dẫn học sinh làm thu hoạch, báo cáo, trao đổi, thảo luận để rèn luyện các
kỹ năng tự học như: quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng phán đoán, nhận
định, đánh giá một vấn đề, rèn luyện cách diễn đạt, cách bộc lộ bản lĩnh cá
nhân…
Với các biện pháp như trên quá trình thực hiện đã đạt được những kết quả
rất tích cực vừa đánh giá năng lực học tập của từng học sinh vừa rút các tồn tại,
hạn chế . Đồng thời đã thúc đẩy được các tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt với
nhiều nội dung thiết thực, phục vụ cho nâng cao chất lượng dạy-học.
4/ Biện pháp thứ tư:
Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên cơ sở chú
trọng phát triển văn hoá nhà trường
Trước hết, cần hiểu rõ những khái niệm về văn hoá nhà trường, đó là một tập
hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử... đặc trưng của một
trường học, tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường kia. Mỗi nhà trường

22



có một phong cách văn hoá riêng, không có hai nhà trường có cùng một nền văn
hoá hoàn toàn giống nhau.
Mục tiêu chung nhất của văn hoá nhà trường là xây dựng trường học lành
mạnh, cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng thật, rõ ràng tầm quan trọng của
việc phát triển văn hoá nhà trường là yếu tố quan trọng để học sinh có nhiều cơ
hội phát triển trong môi trường tốt; quan hệ thầy trò lành mạnh góp phần nâng
cao chất lượng GD của nhà trường. Người đứng đầu nhà trường giữ vai trò quyết
định và chi phối việc xây dựng, phát triển văn hoá nhà trường; là người cùng với
tập thể lãnh đạo xác định, tập hợp, tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường qua
việc xây dựng tầm nhìn và sức mạnh của nhà trường; tổ chức thực hiên để có
được kết quả ngày càng tốt hơn.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng
“trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013, Trường THPT
Tân Phú ngoài nội dung chung đã lồng ghép thêm vào 5 nội dung về phong trào
thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bao gồm:
- Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn
nhau giữa các giáo viên
- Tạo lập bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất
lượng, hiệu quả giáo dục; triển khai tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm
gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Tạo ra môi trường thân thiện ở các mối quan hệ trong nhà trường, đảm
bảo trường học an toàn; khuyến khích học sinh thể hiện mình trong học tập, rèn
luyện
Đối với học sinh, giúp các em hình thành kỹ năng tự quản các kỹ năng ứng
xử có văn hoá qua các phong trào tự quản của lớp: Chủ đề: “3 xanh, 3 sạch, 3
chăm”
* 3 Xanh: Giờ học xanh, Lớp học xanh, Trường học xanh.
* 3 Sạch: Bản thân sạch, Lớp học sạch, Cảnh quan trường sạch.
* 3 Chăm: Chăm sóc cộng đồng, Chăm sóc gia đình, Chăm sóc bản thân.

- Đảm bảo nề nếp-kỷ cương nhà trường, giáo dục HS về mục đích, động cơ
và thái độ học tập; quyền lợi và nghĩa vụ học tập và là nơi các em thể hiện giá trị
của mình.
- Xây dựng trường học “Xanh-sạch-đẹp”, hình thành ý thức, hành vi về
văn hóa cho học sinh: bảo vệ môi trường sống, bảo vệ của công, biết sinh hoạt
nơi công cộng… loại trừ các thói quen xấu cố hữu trong đời sống của từng thành
viên. Đặc biệt là tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như kỹ năng tự bảo
vệ bảo vệ bản thân, kỹ năng rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tệ nạn xã
hội.
- Hiệu trưởng với vai trò quyết định và chi phối phát triển văn hóa trường
học do vậy kế hoạch và cách thức phát triển văn hóa nhà trường tại đơn vị, bao
gồm:
+ Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ, hỗ trợ
và tôn trọng lẫn nhau.
+ Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi
người nỗ lực làm việc.
23


+ Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều có kế hoạch công tác và
thực hiện đúng nghĩa vụ, chức trách.
- Hiệu trưởng tăng cường trao đổi với giáo viên về phương pháp giáo dục
học sinh, việc đổi mới PPDH.
Tổ chức tốt các phong trào rèn luyện trong học sinh nhà trường, khuyến
khích học sinh vươn lên trong học tập.
- Phân công, phân cấp và chia sẻ quyền lực đến các thành viên trong nhà
trường.
- Khuyến khích CMHS tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường,
làm cho CMHS hiểu rõ vai trò của họ.
- Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường bao gồm nhiều việc, nhiều

cách làm theo đặc thù của cấp học, từ bối cảnh kinh tế xã hội địa phương nhưng
tất cả đều bắt đầu từ lãnh đạo nhà trường và sự nỗ lực phấn đấu của các thành
viên!.
- Từng bước giao cho các tổ chuyên môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp tự
quản tự chịu trách nhiệm về các hoạt động giảng dạy và giáo dục trên lớp.

5/ Biện pháp thứ năm:
Phối hợp chặt chẽ hoạt động của Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng
giáo dục khác hỗ trợ đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và
kinh phí cho việc đổi mới công tác quản lý.
- Thông qua BĐD CMHS làm cho cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn về vai trò
GD–ĐT trong giai đoạn hiện nay, truyền đạt đến họ yêu cầu cơ bản về đổi mới
PPDH, đặc biệt đổi mới PP học tập của học sinh để phụ huynh có biện pháp giáo
dục, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
- Phối hợp chỉ đạo hoạt động của Hội, tổ chức họp định kỳ để thông báo tình
hình học sinh, nhà trường, đồng thời nắm tình hình học tập rèn luyện của học
sinh tại gia đình và cộng đồng. Thống nhất nhiệm vụ, nội dung và biện pháp giáo
dục giữa gia đình và nhà trường.
- Tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tư vấn về PP dạy con em tự học,
PPGD đạo đức cho học sinh, trang bị cho phụ huynh một số kiến thức về giáo
dục gia đình . Tổ chức cho cha mẹ học sinh báo cáo điển hình về PP giúp con em
học tập tốt.
- Tham mưu với hội cha mẹ học sinh khen thưởng, học sinh giỏi, hỗ trợ học
sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để khuyến khích, động viên
(trị giá khoảng 50 triệu đồng/ năm).
- Cơ sở vật chất của nhà trường là một trong những phương tiện để nâng cao
chất lượng dạy và học. Do vậy phải có những biện pháp cụ thể để hoàn thiện dần
cơ sở vật chất của nhà trường: như tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều
nguồn, nhiều phía.
- Xây dựng kế hoạch về tài chính, kế hoạch bổ sung và sử dụng hệ thống

CSVC–TBDH phục vụ cho việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học,
có kế hoạch để tạo ra nguồn kinh phí cho hoạt động đổi mới PPDH, từng bước
hoàn thiện hệ thống CSVC–TBDH theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
24


* Đảm bảo từng bước một hoàn thiện CSVC đồng bộ, tạo cảnh quan, môi
trường sư phạm, có sân chơi, bãi tập, vườn thực hành…
* Nhà trừơng trang bị đầy đủ SGK, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành
cho thư viện.
* Đã xây dựng 3 phòng học bộ môn,1 phòng thực hành, phòng thí nghiệm, 1
phòng vi tính, 1 phòng học ngoại ngữ dạy chương trình tiếng Anh…
- Tổ chức chỉ đạo bảo quản sử dụng có hiệu quả CSVC–TBDH hiện có và tự
làm đồ dùng dạy học.
- Nhân viên thiết bị thực hiện đầy đủ sổ ghi chép, theo dõi chế độ kiểm tra
định kỳ, đột xuất để ngăn chặn tình trạng dạy chay không sử dụng TBDH.
- Huy động về trí tuệ, chất xám từ các nguồn học sinh cũ của trường, các giáo
viên giỏi, động viên giáo viên tiếp tục học sau đại học và thu hút GV có trình độ
cao về trường công tác.
- Huy động được nhiều nguồn tài chính, công khai hoá các khoản thu chi
trong nhà trường minh bạch và xử dụng nguồn tài chính có ích mang lại hiệu quả.
- Để đổi mới công tác quản lý có hiệu quả thiết thực cần khai thác triệt để các
phương tiện hiện đại và khoa học tiên tiến vào công tác quản lý. Bảo quản tốt đồ
dùng thiết bi đi đôi với sử dung có hiệu quả thiết thưc, kịp thời sửa chữa hư hỏng.
- Nội dung công việc của tổ, nhóm chuyên môn nhiều, song nhờ có các
loại sổ sách, biểu mẫu in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận tiện, đơn
giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy
học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạyhọc, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp.
6/ Biện pháp thứ sáu:
Gắn đổi mới với việc sử dụng tổng hợp đồng thời các phương pháp quản

lý.
Mỗi một phương pháp quản lý đều có những mặt ưu và khuyết của nó nếu chỉ
sử dụng riêng một phương pháp quản lý thì quá trình quản lý về lâu dài hiệu quả
mang lại sẽ thấp. Trong quá trình quản lý phải thể hiện sử dụng đồng bộ các
phương pháp quản lý bổ sung cho nhau để phát huy thế mạnh.
6.1. Phương pháp kinh tế:
+ Là sự tác động một cách gián tiếp tới đối tượng quản lý bằng cơ chế kích
thích lao động thông qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung
và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong trường học, thực chất của phương
pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của
cán bộ giáo viên và học sinh ghi trong điều lệ nhà trường, quy chế chuyên môn...
và những kích thích có tính đòn bẩy trong nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần
phải tổ chức hết sức hợp lý mới có tác dụng động viên, khích lệ và có tính giáo
dục cao:
- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức cho từng loại lao động trong
nhà trường để thưởng cuối năm nguồn trích từ quỹ tiết kiệm, quỹ tự có, quỹ khen
thưởng. Định mức tùy theo nguồn thu mỗi năm cụ thể như: Giáo viên giỏi cấp
trường, Giáo viên giỏi cấp tỉnh, Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, Giáo viên có học sinh
giỏi cấp tỉnh, Lao động tiên tiến.
25


×