Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

SKKN sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.84 KB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân

Người thực hiện: Trần Ngọc Bình
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn

X

Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác.

Có đính kèm:
Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh

Năm học 2012 - 2013

Hiện vật khác


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

Thống Nhất, ngày 13 tháng 3 năm 2013.


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013.
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).
Họ và tên tác giả: Trần Ngọc Bình Tổ: Sử - Địa .
Lĩnh vực:
Quản lí giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn x
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác.
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới.
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới phương pháp đã có.
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao.
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả.
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt

hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
( Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên và ghi rõ họ tên)


SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
- Họ và tên: TRẦN NGỌC BÌNH
- Sinh ngày: 10 - 11 -1978
- Địa chỉ: E4/002 – Nam Sơn – Quang Trung – Thống Nhất
- Điện thoại: 0988325295
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
- Học vị: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2003
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch Sử
- Số năm kinh nghiệm : 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây:
1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường Trung học
phổ thông, thực trạng và giải pháp.
2. Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước nhằm phát huy tính tích cực

của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1965 ở lớp 12
trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
3. Sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn lịch sử ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức
cơ bản về lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc, phát triển tư duy học sinh mà còn góp
phần giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Cùng với các
bộ môn khác, môn lịch sử đã góp phần to lớn trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ
thành nguồn lực to lớn cho đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ to lớn của giáo dục, dạy học nói chung và dạy học lịch sử
nói riêng đã tiến hành đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học. Việc đổi mới
phương pháp dạy học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh đó
còn tồn tại nhiều hạn chế mà điển hình chung vẫn là thầy đọc trò chép, dạy học một
chiều dẫn đến hiệu quả là học sinh thụ động, không nắm được kiến thức cơ bản,
không hứng thú với môn học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được Đảng và
nhà nước rất quan tâm coi đó là mục tiêu hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục,
tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X cũng đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới
phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực của người học, khắc phục lối truyền
đạt một chiều”.
Có thể nói rằng, một trong những phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy lịch sử việc sử dụng tài liệu văn học (TLVH) cũng là một cách để tạo nên sự
hứng thú trong học sinh. Sử học và văn học có mối quan hệ khăng khít với nhau,
Macxim Goocky đã từng nói: “Sức mạnh của văn học xét cho cùng không nằm ngoài
sự đóng góp thực tiễn của nó, tức là không nằm ngoài mối liên hệ của nó với cuộc

sống đấu tranh chung cho sự tiến bộ của xã hội… Văn học nghệ thuật không thể thay
thế được vũ khí trong cuộc đấu tranh, cũng không tự nó làm nên cách mạng. Tuy
nhiên, với khả năng cảm hóa và giáo dục của nó, văn học đã góp phần không nhỏ
cho việc sản sinh những con người biết cầm vũ khí và biết sang tạo cho xã
hội”(10;26). TLVH đã góp phần rất lớn trong việc tái hiện lịch sử một cách sinh
động, truyền cảm. Dạy học lịch sử kết hợp với việc sử dụng TLVH quả thực là một
điều rất cần thiết cho việc giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
2


Xuất phát từ những lý do đó, cùng với những kinh nghiệm khi giảng dạy lịch sử
tại trường, tôi xin được giới thiệu đề tài “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình
chuẩn)” .
2. Lịch sử vấn đề
Sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử Việt Nam không phải là đề tài mới mà đã
được đề cấp trong tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên
Trung học phổ thông bộ môn lịch sử, bên cạnh đó cũng có một số nhà nghiên cứu đề
cập đến như:
- Các tài liệu Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Viêt Nam
lấn thứ VIII (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001). Các tài
liệu này đã chỉ rõ đường lối chiến lược về giáo dục của Đảng từ năm 2001 – 2010,
việc đổi mới phương pháp dạy học…
- Các giáo trình: “Phương pháp dạy học lịch sử” Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình
Tùng, Nguyễn Thị Côi với giáo trình Nxb Đại học sư phạm 2002; “Phương pháp dạy
học ở trường trung học phổ thông” của Phan Ngọc Liên, Trần Vĩnh Tường, Đặng
Văn Hồ Nxb giáo dục 1998…Các giáo trình này đã trình bày một cách đầy đủ về
nguyên tắc và phương pháp sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử trên phương diện lý
thuyết.
Ở cách tiếp cận cụ thể, trực tiếp hơn với quá trình giảng dạy tôi xin trình bày kinh

nghiệm của mình trong việc lựa chọn, sử dụng TLVH trong giảng dạy lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1954 – 1975 qua các bài giảng cụ thể ở trường Trung học phổ thông.
Vì vậy nhiệm vụ của đề tài là phải đi sâu tìm hiểu, lựa chọn các nguồn tại liệu văn
học phù hợp vào giảng dạy các bài học trong sách giáo khoa lớp 12 giai đoạn 1954 –
1975 ( Chương trình chuẩn).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình
3


chuẩn). Đề tài chọn giai đoạn lịch sử 1954 – 1975, đây là giai đoạn mà nhân dân Việt
Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, một giai đoạn hào hùng của dân tộc
ta.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không đi sâu nghiên cứu lý luận dạy học mà đi sâu vào nghiên cứu việc sử
dụng TLVH trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung
học phổ thông (Chương trình chuẩn).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích
Đề tài nghiên cứu nội dung và phương pháp sử dụng TLVH trong dạy học lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông một cách hợp lý,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đó đề tài có nhiệm vụ:
- Tiến hành điều tra thực tế việc sử dụng TLVH đối với giáo viên và học sinh lớp 12
trường THPT.
- Sưu tầm, lựa chọn TLVH phù hợp với nội dụng bài học.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng TLVH để giảng dạy lịch sử giai đoạn 1954 – 1975 ở

lớp 12 trường THPT (Chương trình chuẩn).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận của đề tài lý là luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về dạy học nói chung và về dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói riêng.
- Nghiên cứu nội dung SGK lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, lựa chọn các
đoạn tài liệu văn học tiêu biểu, phù hợp với nội dung giai đoạn lịch sử đó.
- Nghiên cứu lý luận dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng và các tài liệu văn
học để xậy dựng nội dung đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện tốt các biện pháp sử dụng TLVH như đề tài đề xuất, thì sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 lớp 12 ở
trường THPT.
4


7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm
ba chương:
Chương I: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt nam giai đoạn
1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) – Lý luận và
thực tiễn.
Chương II: Tài liệu văn học được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
Chương III: Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình
chuẩn).

5



B. NỘI DUNG
Chương 1: SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG –
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục đã được Đảng và nhà nước ta chỉ rõ: “Đào tạo thế hệ trẻ thành
người lao động làm chủ nước nhà. Có trình độ văn hóa cơ bản, đáp ứng những yêu
câu phát triển kinh tế, xã hội, những người thông minh, sáng tạo,có phẩm chất đạo
đức tốt…Con người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự đào
tạo này chi phối nội dung và phương pháp dạy học” (20; 11, 12)
Đặc biệt, muốn đào tạo được những thế hệ trong tương lai giàu tri thức thì giáo
dục cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Vấn đề này được nghị quyết Trung ương
II khóa VIII khẳng định “Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm
bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, bồi dưỡng phương
pháp tự học, đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.
Một trong những phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh là sử dụng tài
liệu nói chung và TLVH nói riêng trong dạy học lịch sử. Do đặc trưng của dạy học
lịch sử, nên các tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc tái hiện hình ảnh
quá khứ. Nó là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, cụ thể phong phú của
sự kiện mà học sinh cần thu nhận giúp các em khắc phục việc hiện đại hóa lịch sử
hoặc hư cấu sai sự thật…Việc sử dụng tài liệu tham khảo còn giúp học sinh có cơ sở
để nắm rõ bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những qui luật của lịch
sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử.
Tài liệu tham khảo là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn SGK, góp phần nâng
cao chất lượng day học.
Đặc trưng lịch sử là các sự kiện, nhân vật lịch sử…đều diễn ra trong quá khứ,
muốn tái hiện cần dựa vào các tài liệu. Vì thế, tài liệu càng đầy đủ thì tri thức càng
chính xác, phong phú và sâu sắc. Với ý nghĩa việc sử dụng TLVH để giảng bài trên
6



lớp cũng như cung cấp kiến thức mới, ôn tập, làm bài kiểm tra hay các hoạt động
ngoại khóa ….thông qua hình tượng văn học, thông qua những áng văn thơ tuyệt tác
dễ đi vào lòng học sinh. TLVH sẽ góp phần khôi phục, làm sáng tỏ lịch sử và đáp ứng
nhu cầu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong việc dạy học lịch sử hiện nay.
1.2. Quan niệm chung về tài liệu văn học
Những tác phẩm phản ánh đời sống con người trong quá khứ, có giá trị sử dụng
cho mục đích nghiên cứu, dạy học lịch sử …được gọi là TLVH. Tác phẩm văn học
phản ánh đúng thực tế cuộc sống xã hội loài người dưới những góc độ khác nhau,
thông qua lăng kính thẩm mỹ của tác giả, tất cả đã được hư cấu, sự thật ngoài đời
được chuyển vào những trang văn thơ lấp lãnh, sinh động. Có thể nói rằng: “Tác
phẩm văn học là bức tranh sinh động và phong phú về đời sống xã hội. Trong khi xây
dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật văn học, tác giả đã dựa vào tư liệu thực tế đời
sống và những tư liệu của sử học… Vì vậy, qua tác phẩm văn học có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp thấy được các tư liệu khác về vật chất và tinh thần của xã hội… thấy
được những hiện tượng văn hóa sống động trong xã hội, trong những cuộc đời, tức là
những hiện tượng văn hóa gắn với cách ứng xử của những cộng đồng người và của
từng con người đang đấu tranh cho vận mệnh của mình” (14, 72, 73)
Tác phẩm văn học thể hiện phản ảnh xã hội thông qua hệ thống ngôn từ, chứa
đựng yếu tố chủ quan của tác giả, bởi thế trong TLVH bao hàm cả sự thật cuộc sống
và hư cấu nghệ thuật. Khi sử dụng TLVH cần sàng lọc để nhìn thấy sự thật lịch sử
được phản ánh trong đó.
TLVH có nhiều loại: thơ, văn xuôi, ca dao, tục ngữ… mỗi thể loại có những
đặc điểm riêng, song tất cả đều góp phần phản ánh lịch sử một cách sinh động, phong
phú.
* Đặc điểm văn họcViệt Nam nửa sau thế kỷ XX
Văn học nửa sau thế kỷ XX đã kế thừa truyền thông của văn học dân tộc trong
những giai đoạn trước, lại ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc chiến đấu chống
giăc ngoại xâm, cho nên có những nét độc đáo, rất đáng chú ý.

7


Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền nổ ra đã đem lại một
chuyển biến mạnh mẽ trong sáng tác. Tất cả các nhà văn lúc này đều tập trung vào
thể hiện Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của mọi tầng lớp nhân dân ta trong chiến đấu
và sản xuất nhằm bảo vệ và xây dựng CNXH trên miền Bắc, đấu tranh giải phóng
miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà. Có thể nói, tất cả đều hướng vào chủ đề
mới đó hoàn toàn là một cách tự nhiên, không có chút băn khoăn ngần ngại. Tất cả
đều vì tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ” như lời hiệu triệu của Hồ Chủ Tịch.
Sự phong phú về đề tài cũng là một trong những nét nổi bật của văn học Việt
Nam trong giai đoạn này. Nếu như giai đoạn 1946-1954, trước yêu cầu của thực tế và
khả năng của nhà văn, văn học mới chỉ tập trung vào đề tài chủ yếu là chiến tranh
chống đế quốc – thực dân, thì trong giai đoạn này với điều kiện cuộc sống và những
cố gắng mới của nhà văn, văn xuôi đã có thể mở rộng tầm khái quát nghệ thuật, xây
dựng được những bức tranh cuộc sống rộng lớn, đa dạng, đề cập tới nhiều vấn đề
khác nhau của xã hội và con người. Văn học trong giai đoạn này, trong sự phát triển
đa dạng của nó đã bám chắc vào ba nguồn mạch chính, những vấn đề trung tâm của
quá khứ, hiện tại và tương lai: truyền thống bất khuất trong lịch sử và kháng chiến;
của cải tạo và xây dựng CNXH; sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
Lực lượng sáng tác trong giai đoạn này cũng tăng lên nhanh chóng. Với những
chủ đề khác nhau họ đã cùng nhau xông pha trên nhiều mặt trận, sáng tác nhiều tác
phẩm văn học có giá trị.
Với những đặc điểm trên đây của văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XX,
chứng tỏ văn học là những tài liệu quý, rất hữu ích cho việc dạy lịch sử ở trường phổ
thông. Vì vậy, cần phải tích cực khai thác các nguồn TLVH đề nhằm làm cho bài
giảng thêm phong phú, giúp học sinh hiểu được bài sâu hơn.
1.3. Mối quan hệ giữa tài liệu văn học và tri thức lịch sử
Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế

giới có vai trò to lớn trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
8


Giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tuy chức năng và
nhiệm vụ của mỗi ngành khác nhau, nhưng tất cả đều phục vụ cho xã hội và cuộc
sống của con người, đều phản ánh mọi hoạt động của con người và xã hội trong sinh
hoạt, trong lao động và đấu tranh chống thiên tai, đấu tranh chống ngoại xâm. Đó là
những điểm thống nhất giữa văn học và sử học.
TLVH được thể hiện dưới nhiều thể loại, mỗi thể loại có một nội dung, nghệ
thuật khác nhau. Trong khi sáng tác một tiểu thuyết (lịch sử hay tâm lý xã hội), nhà
văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử. Do đó, chính TLVH đã phần nào phản ánh
lịch sử. Cũng có không ít tác phẩm văn học mang tính chất, ý nghĩa của một tư liệu
lịch sử, như “Hịch tướng sỹ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi,
“Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… đây là những tác phẩm có giá trị
lịch sử cao có tính chính xác và khoa học. Song nhìn chung, tài liệu văn học về tính
chính xác khoa học của lịch sử không cao. Vì văn học phản ánh xã hội thông qua
nghệ thuật ngôn từ, lăng kính thẩm mỹ chứa đựng yếu tố chủ quan của tác giả, vì thế
TLVH bao hàm cả sự thật cuộc sống và hư cấu nghệ thuật. Khi sử dụng cần phải sàng
lọc để nhìn thấy sự thật lịch sử được phản ánh trong đó.
Tác phẩm văn học thực sự là nguồn tài liệu quý trong tìm hiểu và giảng dạy
lịch sử. Tri thức lịch sử là những sự kiện, nhân vật lịch sử, những biến cố lịch sử…
(Cả nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghiã, bài học kinh nghiệm, quy luật lịch sử)
được diễn ra ở một phạm vi nào đó ở một địa phương, một dân tộc, các khu vực trên
thế giới. Đây là những sự kiện, biến cố lịch sử có thật, có tính khoa học chính xác
cao, chính các tri thức lịch sử là những nguồn tư liệu làm cho giá trị của tác phẩm văn
học được nâng cao hơn và có tính hiện thực, tính khoa học cao hơn, đồng thời tài liệu
văn học lại có tác dụng tái hiện lịch sử một cách sinh động, phong phú giàu hình ảnh.
Như vậy giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít với nhau hỗ trợ cho
nhau, cùng với các ngành khoa học xã hội khác, chúng cùng nhau phản ánh sự phát

triển mọi mặt của xã hội.

9


1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Quán triệt quan điểm đổi mới toàn diện của Đảng về Giáo dục – Đào tạo, việc tìm
tòi, vận dụng những phương pháp dạy học mới đang đặt ra cho tất cả các môn học nói
chung và môn học lịch sử nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trên cơ sở
quan điểm dạy học nêu vấn đề, lấy học sinh làm trung tâm thì người dạy cần phải có
sự đổi mới ở tất cả các bước chuẩn bị lên lớp: thiết kế bài dạy, phương pháp truyền
thụ, đồ dùng dạy học nhằm làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động,
sáng tạo. Từ đó, tạo ra cho học sinh năng lực tư duy độc lâp, tự chuyển hóa kiến thức
tiếp thu thành tri thức, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay của đất nước trong xu thế
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cao.
Nguồn tài liệu có thể sử dụng trong dạy học lịch sử rất đa dạng. TLVH với đặc
trưng của mình được thể hiện bằng những hình tượng cụ thể, hình ảnh sinh động, lời
văn, lời thơ truyền cảm dễ đi vào lòng người đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình
cảm của người đọc, người nghe. Vì vậy, nó sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả học tập
và giáo dục tình cảm cũng như phát triển tư duy, khả năng độc lập suy nghĩ của học
sinh.
* Về giáo dưỡng:
TLVH đã góp phần khắc họa bức tranh quá khứ một cách sinh động và phong
phú hơn, từ đó học sinh có thể tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc hơn tri thức lịch
sử.
Ví dụ: Khi dạy bài 21 mục V.1 “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” của đế quốc
Mỹ ở Miền Nam”. Để giúp học sinh hiểu được chính sách thực dân kiểu mới của đế
quốc Mỹ khi xâm lược Việt Nan như thế nào, giáo viên có thể tạo hứng thú cho học
sinh khi vào bài này bằng việc đọc cho học sinh nghe đoạn thơ của nhà thơ Chế Lan
Viên:

“Ghê thay! Chúng vấn có mặt người
Đúc như ta bằng chất vàng đẹp nhất
Dệt như ta tấm lụa của đời
Mặt kẻ giết người lại giống người bị giết
10


… Mặt kẻ thù ta là gương mặt hay cười” (19;68)
Tiếp theo giáo viên đặt câu hỏi: Đoạn thơ trên nói lên điều gì? Em có nhận xét
gì về đoạn thơ trên? Nếu HS trả lời được câu hỏi, có nghĩa là học sinh hiểu được bản
chất, bộ mặt thật của kẻ xâm lược, đó chính là âm mưu của đế quốc Mỹ khi vào xâm
lược miền Nam Việt Nam thực chất là thực hiện âm mưu thực dân kiểu mới của mình
đó chính là bộ mặt “giấu mặt trá hình” của chúng.
Như vậy việc sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử không những góp phần
minh họa sự kiện lịch sử, giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, mà chính
TLVH là nguồn sử liệu giúp các em hiểu sâu hơn sự kiện đó. Sử dụng TLVH trong
dạy học lịch sử còn góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh và lòng đam
mê, ham học hỏi đối với môn lịch sử.
* Về giáo dục:
Nhiệm vụ quan trọng của môn học lịch sử ở trường phổ thông là giáo dục trí
tuệ, tư tưởng chính trị và tình cảm đạo đức cho học sinh. Thực hiện nhiệm vụ đó, tức
là làm tốt ba yếu tố có mối quan hệ với nhau:
- Trình bày đúng sự kiện
- Rút ra kết luận khoa học
- Sử dụng tri thức lịch sử để chứng minh, giải thích lý tưởng, tiến hành
giáo dục tư tưởng tình cảm.
Trên cở sở lý luận dạy học cơ bản đó, ta nhận thấy rằng việc sử dụng tốt TLVH
trong dạy học lịch sử sẽ góp phần lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
* Về phát triển
Sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản của

khoa học lịch sử, giáo dục tư tưởng tình cảm mà còn góp phần phát triển năng lực tư
duy logic, tư duy lịch sử và rèn luyện phương pháp khoa học cho học sinh khi xem
xét các hiện tượng lịch sử.

11


Tóm lại, sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử có ý nghĩa rất lớn đối với việc
nhận thức quá khứ, giáo dục tư tưởng tình cảm, hành động cho học sinh cũng như
phát triển năng lực nhận thức cho học sinh.
1.5. Tình hình sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
Sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho tiết
dạy thêm sinh động, mềm mại hơn, học sinh hứng thú hơn với tiết học lịch sử. Nhưng
trên thực tế việc thực hiện này của GV như thế nào? Kết quả ra sao?...còn phụ thuộc
vào những điều kiện cụ thể của nhà trường, trình độ, lòng say mê nghề nghiệp của
giáo viên, thái độ và phương pháp học tập của học sinh.
Để nắm được tình hình, có được sự nhận xét, cái nhìn khách quan về nhận thức
của GV và học sinh trong việc sử dụng TLVH vào giảng dạy lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12, tôi đã tiến hành điều tra giáo viên và học sinh của 4 lớp
12 tại trường THPT Kiệm Tân – huyện Thống Nhất – Đồng Nai.
1.5.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra
- Mục đích: Điều tra thực tế để nắm rõ tình hình sử dụng TLVH trong dạy học
lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1974 ở lớp 12 Trung học phổ
thông (Chương trình chuẩn), để từ đó lựa chọn tài liệu, đề xuất sử dụng phương pháp
hợp lý.
- Đối tượng điều tra GV dạy lịch sử và học sinh lớp 12 Trung học phổ thông.
- Phương pháp tiến hành: Trực tiếp gặp gỡ trao đổi với GV và học sinh, sau đó
phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến.
1.5.2. Nội dung điều tra

- Đối với giáo viên: Tôi đưa ra một số câu hỏi để biết được quan điểm của giáo
viên về việc sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử, cũng như đề xuất của giáo viên
trong việc sử dụng TLVH nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử nói chung và dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
- Đối với học sinh: Tôi đưa ra một số câu hỏi để học sinh phản ánh tình hình
học tập môn lịch sử, việc GV có thường xuyên sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử
giai đoạn 1954 – 1975.
12


1.5.3. Kết quả điều tra
- Đối với giáo viên:
Qua thực tế điều tra 4 GV cho thấy, tất cả GV điều nhận thức thấy mức độ cần
thiết phải sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông. Qua đó GV cũng
thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng TLVH đó là: “TLVH đã phản ánh
các sự kiện, hiện tượng lịch sử, các tiết học này trở nên sinh động hơn, gây được sự
hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em hiểu và nắm được bản chất của các sự
kiện lịch sử tốt hơn, nhận thức bài học lịch sử sâu sắc hơn”.
Về phương pháp sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử dân tộc, có 4 giáo viên
sử dụng để minh họa, cụ thể các sự kiện, nhân vật lịch sử. Có 3 GV sử dụng TLVH
để tái hiện lịch sử, giải thích một sự kiện, chỉ 1 GV sử dụng TLVH để rút ra nguyên
nhân, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm và chưa có GV nào sử dụng TLVH để ra
bài tập về nhà và tổ chức trò chơi lịch sử cho học sinh.
Về tình sử dụng TLVH trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
ở lớp 12 trường trung học phổ thông có 1 GV trả lời sử dụng thường xuyên TLVH
trong giờ dạy của mình, có 3 GV trả lời chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng TLVH trong
giờ dạy.
Về điều kiện cơ sở vật chất: Khi hỏi các thầy, cô trong giảng dạy đã gặp
những khó khăn và thuận lợi nào, trong số GV được hỏi hầu hết đều cho rằng nhà

trường và tổ bộ môn đã tạo điều kiện thuận lời cho GV sử dụng TLVH, cũng có GV
cho rằng nhà trường đã tạo điều kiện tuy nhiên tài liệu còn nghèo nàn.
Như vậy, các GV đều nhận thấy được tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng
TLVH trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lich sử Việt Nam giai đoạn 1954 –
1975 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông nói riêng. Tuy nhiên, do đặc điểm, điều
kiện cụ thể của nhà trường, từng lớp, từng GV mà việc sử dụng TLVH chưa được
tiến hành một cách rộng rãi, với những phương pháp phù hợp để đưa lại hiệu quả cao.
- Đối với học sinh:
Qua điều tra 200 học sinh của lớp 12 cho thấy:
13


Khi hỏi học sinh có thích học môn lịch sử không, có 62 học sinh trả lời là
không, 100 học sinh trả lời bình thường, số học sinh đều cho rằng môn lịch sử rất dài
và khó nhớ, có quá nhiều sự kiện khó học, đọc rồi lại quên nên học không có hiệu
quả, các em chỉ học là để thi tốt nghiệp. Có 38 học sinh trả lời là thích học lịch sử bởi
các em cho rằng môn lịch sử rất quan trọng, giúp cho các em thấy được những trang
sử hào hùng của dân tộc, biết được công lao to lớn của cha ông, qua đó thấy được
truyền thống yêu nước và ý thưc dân tộc của dân tộc ta. Việc sử dụng TLVH trong
dạy học lịch sử làm cho bài học thêm sinh động qua đó giúp các em thêm yêu thích
bộ môn lịch sử.
Khi hỏi học sinh trong dạy học GV có sử dụng TLVH không? Có 100% học
sinh trả lời là có, nhưng chỉ thỉnh thoảng và tùy thuộc vào nội dung bài học lịch sử.
Các em cũng cho rằng việc GV sử dụng TLVH trong dạy học làm cho các em hứng
thú học tập hơn, nhớ sâu hơn các sự kiện, nâng cao hiệu quả bài học hơn.
Khi hỏi, trong lúc sử dụng TLVH trong dạy học thì GV có đặt câu hỏi cho các
em trả lời không thì có 35 học sinh (17.5%) trả lời là thường xuyên, 130 học sinh
(65%) trả lời là thỉnh thoảng và có 25 học sinh (17.5%) trả lời là rất ít.
Như vậy, qua điều tra thực tế ở trường THPT Kiệm Tân, tôi thấy hầu hết các
GV đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc sử dụng TLVH trong dạy học

lịch sử. Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan và chủ quan nên việc thực hiện
chưa đầy đủ, toàn diện và chưa đem lại hiệu quả cao.
Từ thực tiễn ấy cho thấy, nếu GV có tâm huyết, chú ý đầu tư sưu tầm, biết lựa
chọn TLVH hợp lý, tiêu biểu và phù hợp với nội dung bài học, có phương pháp tốt và
sử dụng thường xuyên thì sẽ giúp học sinh học môn lịch sử có hiệu quả hơn.

14


Chương 2: TÀI LIỆU VĂN HỌC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 Ở TRƯỜNG THPT
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.1. Một số nguyên tắc khi lựa chọn tài liệu văn học
Tài liệu văn học có liên quan đến tri thức lịch sử khá phong phú trong kho tàng
tri thức. Vì vậy, để lựa chọn được TLVH đưa vào dạy học lịch sử Việt Nam nói
chung và giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 nói riêng có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu
quả chất lượng dạy học bộ môn, đòi hỏi người GV phải tuân thủ một số nguyên tắc
sau:
2.1.1. Tài liệu văn học phải chính thống và có giá trị phản ảnh lịch sử cao
Đây là một yêu cầu rất quan trọng vì nó đảm bảo độ tin cậy cũng như chất
lượng của tài liệu sử dụng. Giá trị lịch sử ở đây được hiểu là những nhân vật, sự kiện
lịch sử được phản ánh trong các tác phẩm văn học, sau khi loại bỏ phần hư cấu sẽ
đúng hoặc gần đúng với thực tế sự kiện lịch sử diễn ra. Nhân vật, sự kiện lịch sử là có
thật, đã diễn ra, nhà văn chỉ dùng công cụ ngôn ngữ và biện pháp nghệ thuật để xây
dựng thành hình tượng văn học. Như vậy giá trị lịch sử ở đây là cốt yếu, là “bộ
khung”, chất liệu chính của nhà văn. Đảm bảo nguyên tắc này, GV phải ưu tiên lựa
chọn những TLVH mà tác giả là người trong cuộc, trực tiếp tham gia, chứng kiến
hoặc sống gần thời điểm xảy ra sự kiện. Mặt khác, đó phải là những tác phẩm văn học
của những nhà văn mà tên tuổi họ đã được đất đước tôn vinh, nhân dân công nhận, có
sức lan tỏa, được phổ biến rộng rãi. Hơn nữa, thông thường những tác phẩm này được

xuất bản bởi những nhà xuất bản nổi tiếng như nhà xuất bản Văn học, nhà xuất bản
Giáo dục, nhà xuất bản Công an nhân dân, nhà xuất bản Quân đội…, và được công
nhận bởi những cơ qua chức năng có thẩm quyền. Trong thời đại hiện nay, thông tin
trở thành một thứ hàng hóa – tri thức có tính chất toàn cầu với nhiều kênh thông tin
rất đa chiều, đa hệ, thậm chí trái ngược nhau. Nhiều lúc, chỉ một sự kiện, một nhân
vật cụ thể nhưng vẫn tồn tại nhiều cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau. Vì lẽ đó,
nguyên tắc đảm bảo chính thống và giá trị lịch sử của nguồn tư liệu giúp có được độ
tin cậy cao nhất về những tài liệu được trực tiếp sử dụng.
15


2.1.2. Tài liệu văn học phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Người GV giảng bài trên bục giảng có thể nói là một phát ngôn viên. Họ phải
chịu trách nhiệm về những gì mình giảng, mình trình bày, mính nói với học sinh. Khi
sử dụng TLVH, người GV phải chứng minh được nguồn gốc của tài liệu đó. Nguyên
tắc này đảm báo cho người GV chuẩn bị kỹ bài giảng, không được chủ quan, càng
không được xem thường học sinh. Khi sử dụng cần tránh những điều như: “nếu tôi
nhớ không nhầm...” hay như “hình như tác phẩm này…”. Những tài liệu mà GV trích
dẫn phải có lai lịch và thông số cơ bản như tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm
xuất bản, trang, nơi xuất bản… Nếu không đảm bảo, khẳng định được xuất xứ của tài
liệu thì không nên sử dụng. Đã có nhiều trường hợp “lấy râu ông nọ cắm cằm bà
kia” trong việc sử dụng tài liệu. Vì vậy, tốt nhất GV nên chuẩn bị sẵn tài liệu trước
khi lên lớp.
2.1.3. Tài liệu văn học sử dụng trong dạy học lịch sử phải đa dạng về thể loại
Mỗi thể loại văn học đều có những ưu thế của nó. Đối với thể loại thơ, ngôn
ngữ hàm súc cô đọng nhưng giàu hình tượng. Lợi điểm này, câu thơ dễ tác động trực
tiếp ngay lập tức đến người đọc, người nghe, dễ thấm vào lòng người. Mặt khác thơ
có vần điệu suôn sẽ (ngoại trừ thể thơ tự do), đặc biệt là thơ lục bát truyền thống của
dân tộc nên dễ đọc, dễ nhớ và nhớ lâu. Không phải ngẫu nhiên mà ông bà, cha mẹ
chúng ta không biết chữ mà vẫn thuộc Truyện Kiều của Nguyễn Du và hàng trăm câu

ca dao. Văn xuôi với ưu thế về dung lượng ngôn từ, về bố cục, về nghệ thuật đắc
trưng như miêu tả, phép tu từ…sẽ có lợi thế trong việc tường thuật diễn biến, cung
cấp số liệu, sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể, chi tiết, giúp học sinh nhận thức
dễ dàng hơn. Vì vậy, để sử dụng TLVH một cách có hiệu quả, GV phải trang bị cho
mình một số “vốn” văn học tương đối toàn diện, đầy đủ thể loại: thơ, tiểu thuyết,
truyện, ký sự, hồi ký…Sẽ là phiến diện, bị động nếu GV chỉ thiên về một lợi thế nào
đó, vì như vậy sẽ không phát huy được tính da dạng, phong phú của TLVH. Đương
nhiên trong thực tế, không phải lúc nào các dòng văn học cũng phát triển đầy đủ các
thể loại.
16


2.1.4. Tài liệu văn học phải có giá trị giáo dưỡng, giá trị giáo dục và giá trị văn
học
Tài liệu văn học mà GV sử dụng phải là tài liệu giúp cho học sinh nhận thức
bài học lịch sử được toàn diện, sâu sắc hơn. Thông qua việc cung cấp tài liệu của GV
trong bài giảng, học sinh sẽ ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử bền vững hơn. Bức
tranh lịch sử trong quá khứ được khôi phục rõ nét hơn. Từ chỗ “biết”, “ghi nhớ”,
TLVH phải giúp cho học sinh “hiểu” được lịch sử. Tiến lên một bước cao hơn, thông
qua phương pháp này, trường hợp sử dụng tài liệu của GV, học sinh sẽ có nhận thức
đúng đắn về nội dung lịch sử, mối liên hệ bản chất của các sự kiện lịch sử. Những nội
dung có tính khái quát cao cũng sẽ được sáng tỏ hơn sau khi sử dụng TLVH. Đó
chính là giá trị giáo dưỡng của TLVH.
Về giá trị giáo dục, cũng như tài liệu lịch sử, TLVH có nguồn tri thức góp phần
trong nhiệm vụ giáo dục. Thông qua những áng văn, thơ ngợi ca về đất nước, về vị
lãnh tụ, về anh bộ đội Cụ Hồ… học sinh sẽ hiểu rõ hơn về những trang sử chói lọi,
những chiến công của dân tộc ta. Từ đó, lòng tự hào dân tộc, lòng kính yêu lãnh tụ và
lòng biết ơn các vị anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng nền
độc lập của Tổ quốc Việt Nam sẽ được hình thành một cách tự nhiên trong tâm hồn
của các em.

Mặt khác, không thể gọi TLVH nếu không giáo trị văn học. Ngoài giá trị lịch
sử, giá trị văn học của tài liệu chính là yếu tố tạo nên phần “chất” của nó. Vấn đề của
GV là lựa chọn những tài liệu có giá trị thì hiệu quả sử dụng càng cao. Giá trị văn học
được minh chứng bằng những giải thưởng văn học do cơ quan chức năng của Nhà
nước trao tăng nếu những tác phẩm văn học đó tham gia những cuộc thi sáng tác trên
qui mô lớn. Giá trị văn học còn được đo bằng sự công nhận và hoan nghênh của
người đọc đương thời cũng như hậu thế do sức sống lan tỏa của tác phẩm.

17


2.2. Hệ thống tài liệu văn học được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
2.2.1. Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc
Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
Mục
Kiến thức lịch sử cơ bản
Tài liệu văn học sử dụng
I. Tình hình và - Ngày 10/10/1954, quân ta về - GV sử dụng đoạn truyện
nhiệm vụ cách tiếp quản Thủ đô.
mạng nước ta

kể “Trở lại thủ đô”
(Xem phụ lục III.1)

sau Hiệp định
Giơnevơ

1954


về Đông Dương - Mĩ : Âm mưu thay chân Pháp ở
miền Nam, dựng lên chính quyền - GV sử dụng bài thơ: Cầu
tay sai Ngô Đình Diệm, hòng chia Hiền Lương
cắt Việt Nam thành thuộc địa kiểu

(Xem phụ lục III.2)

mới.
Đặc điểm thình hình nước ta
sau Hiệp định Giơnevơ:
- Đất nước ta bị chia cắt làm 2
miền với 2 chế độ chính trị xã hội
khác nhau :

II.1.Hoàn
thành cải cách
ruộng đất, khôi

- Từ 1954 – 1956 diễn ra 6 đợt

phục kinh tế,

giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng

hàn

đất ở 22 tỉnh đồng bằng và trung

gắn


thương

vết
chiến

du

tranh (1954 –
18


1957
III.2.

Phong

Nguyên nhân :

trào đồng khởi - Năm 1957 – 1959, cách mạng
1959 – 1960

miền Nam gặp muôn vàn khó

- Giáo viên trích đoạn thơ
(Xem phụ lục III.3)

khăn, tổn thất.
- Tháng 1/1959, Hội nghị Trung
Ương lần 15 hop.
* Diễn biến :

....
- Tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.
Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xã
thuộc huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã
nổi dậy, sau đó cuộc nổi dậy mau
chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre.
* Kết quả : cuối 1960 ta làm chủ :
600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829
thôn trung bộ, 3200/ 721 thôn Tây
Nguyên.
* Ý nghĩa :
....
- Từ trong khí thế của phong trào, - Giáo viên trích dẫn đoạn
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền

thơ: (Xem phụ lục III.4)

Nam Việt Nam ra đời ngày
(20/12/1960.
IV.1. Đại hội - Thời gian : từ 5 – 10/9/1960 tại
đại biểu toàn

Thủ đô Hà Nội.
19


quốc lần thứ Nội dung :
III của Đảng ....
- Thông qua báo cáo chính trị,


(9/ 1960)

Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng và
thông qua kế hoạch Nhà nước 5
năm lần thứ nhất (1961 – 1965).
IV.

2.

Miền - Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch là

Bắc thực hiện : ra sức phát triển công nghiệp,
kế hoạch nhà nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã
nước

5

- Giáo viên trích dẫn

năm hội chủ nghĩa, ....

truyện kể “Quê hương

- Kết quả:

năm tấn: (Xem phụ lục

(1961 – 1965)

+ Công nghiệp: được ưu tiên xây


III.5)

dựng...
+ Nông nghiệp: xây dựng hợp tác
xã bậc cao...
.....
- Ý nghĩa: Bộ mặt Miền Bắc có
nhiều thay đổi....
V.1. Chiến lược * Âm mưu và thủ đoạn:
“Chiến

tranh Chiến tranh đặc biệt” là hình thức

đặc biệt” của

chiến tranh xâm lược thực dân



mới, được tiến hành bằng quân

Nam.



miền

đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố
vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị,

phương tiện chiến tranh của Mĩ
…..
20


V. 2. Miền Nam
chiến

đấu

chống

chiến *

Trên mặt trận chống “Bình

“chiến định”:

lược

tranh đặc biệt” Cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và
70% dân vẫn do cách mạng kiểm

của Mĩ.

- Giáo viên trích dẫn ca
dao: (Xem phụ lục III.6)

soát
* Trên mặt trận quân sự :

2-1-1963 quân dân ta giành thắng
lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ
Tho).
....
* Trên mặt trận chính trị : Phong
trào đấu tranh của nhân diễn ra sôi
nổi ở các đô thị lớn
....
2.2.2. Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
Mục

Kiến thức lịch sử cơ bản

Tài liệu văn học sử dụng

I. 1. Chiến lược Âm mưu và thủ đoạn:
“Chiến
cục

bộ”

Mỹ



Nam.

tranh


- là loại hình chiến tranh xâm

của lược thực dân mới, được tiến hành
miền bằng lực lượng quân Mĩ, quân một
số nước Đồng minh của Mĩ và
quân đội Sài Gòn. Mỹ âm mưu - Giáo viên trích tác phẩm:
nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh

“Rừng xà nu”

lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ

(Xem phụ lục III.7)
21


lực của ta, giành lại thế chủ động
trên chiến trường, đẩy quân ta trở
về phòng ngự , tiến tới kết thúc
chiến tranh.
….
I. 2. Chiến đấu
chống
lược

chiến * Quân sự:
“Chiến - Tháng 8/1965, quân ta đã đẩy

tranh cục bộ”


lùi cuộc hành quân của 9000 tên
địch ở thôn Vạn Tường (Quảng
Ngãi)
....
* Trên mặt trận chính trị :
- Phong trào đấu tranh chính trị ở - GV trích dẫn bài thơ “Ê
các đô thị dâng cao như Huế, Đà – my – ly, con” – Tố Hữu
Nẵng, Sài Gòn....

(Xem phụ lục III. 8)

* Cuộc tấn công tết Mậu Thân
1968 làm thất

bại chiến lược

“Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chấm
dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc
và chấp nhận đến đàm phán với ta
tại hội nghị Pa-ri.
II.1. Mỹ tiến - Ngày 5/8/1964, sau khi dựng lên
hành

chiến “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Mĩ cho

tranh

bằng máy bay ném bom một số nơi ở

không


quân, miền Bắc.

hải quân phá ...
hoại miền Bắc.

- Giáo viên trích dẫn bài
thơ: “Tấm ảnh” – Tố Hữu

- Miền Bắc làm tốt nghĩa vụ hậu (Xem phụ lục III.9)
22


phương của mình...
Âm mưu – Thủ đoạn

III. 1. Chiến
lược

“VIệt Việt Nam hóa chiến tranh” được

Nam hóa chiến tiến hành bằng lực lượng quân đội
tranh” và Đông Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối
Dương
chiến

hóa hợp về hỏa lực và không quân, hậu
tranh” cần của Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy
bằng hệ thống cố vấn.


của Mĩ.

....
III. 2. Chiến
đấu
chiến

chống *Trên mặt trận chính trị :

- Giáo viên trích dẫn một

lược - Ngày 6/6/1969 Chính phủ cách số câu ca dao

“Việt nam hóa mạng lâm thời Cộng hòa Miền
chiến
và“Đông
dương
chiến
của Mỹ.

(Xem phụ lục III. 10)

tranh” Nam Việt Nam thành lập
....
hóa * Trên mặt trận quân sự:
tranh” - Từ 30/4 đến 30/6/1970, đập tan
cuộc

hành


quân

xâm

lược

Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và
quân đội Sài Gòn.
......
- Thắng lợi của cuộc tấn công
chiến lược trong năm 1972 giáng
đòn nặng nề vào chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ
phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại
chiến tranh xâm lược.
23


×