Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG vận ĐỘNG CHO học SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ tại TRUNG tâm NUÔI dạy TRẺ KHUYẾT tật TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.57 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT

Mã số:…………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CHO HỌC SINH CHẬM
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI TRUNG TÂM NUÔI DẠY
TRẺ KHUYẾT TẬT TỈNH ĐỒNG NAI

Người thực hiện: Thân Thị Kim Liên
Lĩnh vực/môn nghiên cứu:
Giáo dục khuyết tật: Phát triển kỹ năng vận động

Sản phẩm đính kèm
Mô hình
Phần mềm

Phim ảnh

Năm học: 2012– 2013

Hiện vật khác


SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Thân Thị Kim Liên
2. Ngày, tháng, năm sinh: 14/10/1986


3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 143 tổ 4, ấp Đoàn Kết, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh
Đồng Nai.
5. Điện Thoại: 01268734015
6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai.
Khu phố 3, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân cao đẳng
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.
- Số năm kinh nghiệm: 4 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm đã qua:
Một số biện pháp giúp học sinh chậm phát triển trí tuệ học tốt môn toán tại Trung
tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai.



MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG
CHO HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI TRUNG TÂM
NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Con người khi sinh ra và lớn lên ai cũng muốn được hạnh phúc, được quyền
sống, học tập, vui chơi...điều này thì không ai có thể phủ nhận. Như bao trẻ bình
thường khác, trẻ khuyết tật cũng có quyền được hưởng những quyền lợi bình đẳng
về chăm sóc và giáo dục. Tuy nhiên chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết

tật cũng không giống như trẻ bình thường mà trẻ cần được học theo chương trình
giáo dục chuyên biệt.
Đối với trẻ khuyết tật dạng chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) do những tổn
thương về thể chất và tinh thần đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Khi cơ
thể suy yếu thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm, ảnh hưởng tới
các lĩnh vực hoạt động khác như học tập giảm sút, tinh thần uể oải, mệt mỏi, chán
nản, hay cáu gắt, không tích cực tham gia các hoạt động…nếu chúng ta không
phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể thì tình trạng sức khỏe và thể lực
của trẻ ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí có nguy cơ phát sinh những tổn thương
khác.
Để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, chúng ta cần chú
ý đến chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, nhu cầu vui
chơi, giải trí, hình thành thói quen vận động, tổ chức các trò chơi, bài tập vận động
cho trẻ, những thói quen đúng về tư thế và một số kiến thức cơ bản về thể dục thể
thao. Từ đó có thể ứng dụng trong sinh hoạt hằng ngày, mở rộng nhận thức thế giới
xung quanh cho trẻ.
Là giáo viên dạy học sinh CPTTT tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để các
em vận động yếu có thể vận động tốt hơn như các bạn khác. Từ đó tôi đã tập trung
vào việc phát triển kỹ năng vận động cho trẻ giúp các em tự tin, mạnh dạn, nhanh
nhẹn hơn khi tham gia vào các hoạt động học cũng như vận động. Đây cũng chính
là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp phát triển kỹ năng vận động cho
học sinh Chậm phát triển trí tuệ tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng
Nai”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tiêu chí chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ
Định nghĩa theo DSM – IV (Tài liệu Chẩn đoán và thống kê các bệnh về tâm thần,
một hệ thống phân loại) và AAMR (hiệp hội về thiểu năng trí tuệ của Hoa kỳ Luckasonetal - 1992) đưa ra các tiêu chí chẩn đoán cho trẻ khuyết tật trí tuệ:
- Chức năng hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình đáng kể (chỉ số thông minh IQ
bằng 70 hay thấp hơn).

- Thiếu hay khiếm khuyết trong các hoạt động thích ứng, hạn chế ít nhất hai trong
các lĩnh vực sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sinh hoạt tại gia đình, kĩ năng xã hội và
1


liên cá nhân, sử dụng các tiện ích của cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học
đường hiệu quả, cơng việc, giải trí, sức khỏe và sự an tồn.
- Tật xuất hiện trước 18 tuổi.
* Phân loại chậm phát triển trí tuệ
Theo sự phân loại hiện đại trên cơ sở nghiên cứu, chẩn đoán tâm lý
thì sự chậm phát triển trí tuệ chia làm 4 loại:
- Loại nhẹ: IQ = 40 – 69
- Loại thường: IQ = 35 – 39
- Loại nặng: IQ = 20 – 34
- Loại trầm trọng: IQ < 20 [94].
1.2.Hoạt động nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Tư duy mang tính trực quan – cụ thể: Trẻ CPTTT nhận biết sự vật chủ yếu bằng
cách quan sát hình ảnh.
Q trình hình thành kiến thức chậm và khơng vững chắc: do chức năng vỏ não bị
suy giảm nên trẻ CPTTT gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức mới và dễ mất kiến
thức đã được tiếp thu.
Ngơn ngữ chậm hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi: trẻ CPTTT có vốn từ ít
nên gặp khó khăn khi hiểu lời nói, hoặc khơng có từ để diễn tả, phát âm sai.
Trí nhớ ngắn hạn và máy móc: trí nhớ trẻ CPTTT có đặc điểm chậm nhớ, chóng
qn và ghi nhớ bằng hình ảnh, khó ghi nhớ bằng lời nói.
Tính thụ động cao: trẻ CPTTT hay có những biểu hiện thờ ơ với sự vật xung quanh
và khơng có hứng thú học tập.
1.3.Khái niệm vận động
- Vận động thơ là những vận động cơ bản như bò, trườn, đi, đứng, chạy, nhảy…
các bài tập thăng bằng, bò, ném, trườn, trèo…là những vận động thiết yếu trong

cuộc sống của con người nhằm phát triển khối cơ bắp lớn và nâng cao hoạt động
của tồn bộ cơ thể, được sử dụng trong các hoạt động khác nhau. (Giáo dục thể
chất cho trẻ mầm non – trang 102).
- Vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến sự vận động hoặc là sự kết hợp
vận động của các cơ nhỏ của mắt và bàn tay.
1.4.Đặc điểm phát triển vận động cho trẻ CPTTT
- Trẻ học cách cử động, phối hợp nhịp nhàng, điều khiển đầu, vai, hơng, tứ chi trên
cơ thể.
- Phát triển được sức mạnh, ổn định các nhóm cơ: khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, bàn
tay, bàn chân và lưỡi.
- Có kỹ năng vững vàng trong vận động và chống chịu trọng lực của cơ thể.
- Hạn chế và phục hồi những khuyết tật về thể chất.
- Học và nâng cao sự phối hợp giữa vận động tinh và vận động thơ.
- Phát triển các cơ bắp và nâng cao sự hoạt động của tồn bộ cơ thể, đẩy mạnh các
q trình tâm lý.
- Tác động lên tồn bộ cơ thể và tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực và sức
khỏe của trẻ.
- Trong trò chơi vận động, trẻ học được cách điều kiển sự chú ý và mức độ căng
thẳng cơ bắp, tùy thuộc vào tình huống của trò chơi mà trẻ được vận động ở trạng
2


thái hoạt động hay nghỉ ngơi. Góp phần rèn luyện óc quan sát sự nhanh trí, khả
năng định hướng nhanh trong những điều kiện thay đổi thường xuyên, tìm được
cách vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, quyết định và thực hiện nhanh.
- Hoạt động vận động tích cực như vậy có tác dụng rèn luyện hệ thần kinh hoàn
thiện và cân bằng các quá trình hưng phấn và ức chế.
1.5.Một số yêu cầu khi lựa chọn bài tập, trò chơi phát triển vận động cho trẻ
CPTTT
- Trò chơi, bài tập giúp tạo nền móng và phát triển khả năng vận động của trẻ: vận

động tinh, vận động thô và vận động kết hợp tay – mắt, mắt – chân.
- Trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi và dạng tật của trẻ.
- Trò chơi phải đảm bảo tính an toàn khi trẻ chơi, gây được sự chú ý, hứng thú để
phát triển hết khả năng vận động của trẻ.
- Trò chơi phải đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục.
- Luật chơi, cách chơi phải rõ ràng, chính xác.
- Môi trường phải an toàn, sạch sẽ, thoáng mát và không ồn ào.
- Kết hợp vận động với những hoạt động thực tế hoặc vui chơi hấp dẫn giúp trẻ
thấy được mục đích của sự vận động.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Biện pháp 1: Phương pháp trực quan
Trẻ CPTTT khả năng tư duy khái quát kém, thông thường trẻ chỉ tư duy hình ảnh
cụ thể đồng thời khả năng chú ý cũng hạn chế.Tuy nhiên trẻ lại rất trội về khả năng
bắt chước người khác, trẻ học bằng thị giác dễ dàng hơn bằng ngôn ngữ.Vì vậy
trong quá trình giáo dục và dạy học cho trẻ phải sử dụng triệt để các hình thức trực
quan hoặc hoạt động để lôi cuốn sự chú ý của trẻ và giúp trẻ nắm được kiến thức
một cách tích cực, không thụ động, chống mệt mỏi.
2.1.1. Giải pháp 1: Làm mẫu động tác, bài tập
Là phương pháp thông qua thị giác để hình thành biểu tượng trực quan về
vận động.Phương pháp này sử dụng khi dạy động tác, kĩ năng mới hoặc khi ôn
luyện.
Yêu cầu:
+ Một bài tập nếu làm mẫu nhiều lần thì mỗi lần làm mẫu sẽ có tính chất
khác nhau: lần 1 cung cấp biểu tượng khái quát về động tác nên giáo viên chỉ làm
mẫu toàn bộ động tác mà không giải thích; lần 2 nhấn mạnh từng chi tiết kĩ thuật
của động tác nhưng phải theo trình tự; lần 3 nhấn mạnh điểm chính của bài tập (kết
hợp với việc giải thích, lưu ý điểm khó, điểm quan trọng)
+ Kết hợp làm mẫu, chỉ dẫn bằng lời với việc lặp lại hành động cùng trẻ.
+ Tổ chức làm mẫu phải đảm bảo trẻ được tiếp nhận mẫu bằng nhiều giác
quan(kết hợp thị giác, xúc giác, cảm giác rung, thính giác…) trẻ phải được tri giác

mẫu ở nhiều phía khác nhau đặc biệt là đối với những động tác khó.
+ Sắp xếp vị trí của mỗi trẻ để đảm bảo mọi trẻ đều được tri giác mẫu hoàn
chỉnh.
+ Có những động tác không làm mẫu được, giáo viên phải hướng dẫn cho 1
đến 2 trẻ làm mẫu cho cả lớp xem.
Ví dụ: Bài tập vận động “Bật nhảy” tôi làm mẫu cho trẻ quan sát, sau đó vừa
3


làm mẫu vừa giải thích cho trẻ hiểu. Tư thế chuẩn bị (hai chân đứng thẳng, đứng ở
tư thế nghiêm), tư thế bật của chân (hai chân chùng xuống)... Khi trẻ nắm được các
phần cơ bản của bài tập thì giáo viên cho 1 đến 2 trẻ làm mẫu trước lớp cho cả lớp
quan sát mẫu của bạn mình rồi tự nhận xét hoặc giáo viên có thể tập trước cho 1
đến 2 trẻ làm mẫu thay cô.
Điều mà giáo viên chúng ta cần chú ý khi làm mẫu là cần phải chọn vị trí tập
sao cho tất cả các trẻ đều nhìn thấy và nhận đúng mẫu.
2.1.2 Giải pháp 2: Mô phỏng (bắt chước)
Trẻ nhỏ thích bắt chướcvì thế giáo viên có thể đưa các bài tập dưới dạngcác
hiện tượng thiên nhiên, xã hội, đặc điểm lao động của con người, hành động của
con vật…để trẻ tập theo.
Ví dụ: Trò chơi “Con thỏ” với các động tác mô phỏng.
Mục đích: Luyện vận động
Cách chơi: Vừa đọc thơ vừa làm vận động.
Con thỏ (hai tay đặt lên đầu, các ngón tay ngoắc qua ngoắc lại giống như tai
thỏ).
Ăn cỏ (taytrái để ngửa đặt trước mặt, tay phải chụm các ngón lại, đặt vào
lòng bàn tay của tay trái rồi đưa lên miệng).
Uống nước (một tay nắm lại đưa lên miệng giống như đang cầm ly uống
nước).
Chui vào hang (các ngón tay của hai tay chụm lại, đặt vào tai).

Nằm ngủ (hai bàn tay đặt sát nhau, áp tay vào tai như đang nằm ngủ).
Sáng dậy rồi (hai tay đưa lên cao rồi hạ xuống).

Hình minh họa trò chơi con thỏ
Ví dụ: Trò chơi “Gia cầm”.
Mục đích: Luyện kỹ năng vận động thô, luyện phát âm các âm khác nhau...
Cách chơi: Tất cả các bạn chơi đứng thành vòng tròn. Giáo viên là người
quản trò làm động tác mô phỏng kêu tiếng con gì thì các bạn ở vòng tròn phải làm
theo, ai làm sai bị đứng lùi ra phía sau vòng tròn. Ví dụ: Hai tay để trước miệng
kêu “cạp cạp” như vịt và lưng đi lom khom, miệng kêu “chip chíp” như chim và
hai tay vẫy như bay hoặc miệng kêu “cục cục”, “ò ó o” như gà và đi nhón chân, hai
tay chống hông.
2.1.3. Giải pháp 3:Sử dụng vật định hướng thị giác
Giúp trẻ sử dụng vật định hướng bên ngoài và cơ thể trẻ để thực hiện vận
động chính xác, nhanh nhẹn hơn.
4


Những vật chuẩn thị giác như các bộ phận trên cơ thể trẻ(ngón tay, ngón
chân, đầu gối) và những vật bên ngoài (cờ, bóng, đồ chơi…).
Ví dụ: Trò chơi “Gắp cua bỏ giỏ”.
Mục đích: Phát triển kỹ năng vận động tinh, khả năng chú ý…
Chuẩn bị: Những viên sỏi, hòn bi hay hạt me…
Cách chơi: Để các viên sỏi trên nền nhà, các ngón tay đan xen vào nhau rồi
nắm lại, hai ngón trỏ duỗi thẳng, dùng hai ngón trỏ để gắp những viên sỏi rồi bỏ
vào lòng hai bàn tay. Bạn nào gắp được nhiều sẽ được chơi tiếp, bạn gắp được ít sẽ
không được chơi nữa.

2.1.4.


Hình ảnh minh họa trò chơi “Gắp cua bỏ giỏ”
Giải pháp 4: Sử dụng vật định hướng thính

giác
Trực quan thính giác bao gồm vận động thường xuyên của âm nhạc, âm
nhạc có tác dụng nâng cảm xúc của trẻ, xác định tính chất vận động và điều chỉnh
nhịp điệu, âm điệu của nó giúp trẻ điều hòa tốc độ vận động, điều khiển vận động.
Ngoài ra ca từ trong bài hát còn giúp trẻ hiểu sâu hơn về chủ đề mà giáo viên cần
cung cấp, giúp trẻ càng hứng thú hơn trong vận động. Một số vật định hướng âm
thanh như trống lắc, trống, đàn, tiếng vỗ tay, lục lạc…
Ví dụ:Trò chơi “Chúng ta chơi cái gì”
Mục đích: Rèn luyện khả năng định hướng, tập trung chú ý.
Chuẩn bị: Những vật có thể tạo ra âm thanh khác nhau (tiếng đập, tiếng leng
keng, sột soạt, tiếng còi…).
Cách chơi: Chọn một trẻ làm thủ lĩnh, trẻ này đứng quay lưng vào những
người còn lại, những người còn lại xếp thành một nhóm cách xa người kia 2 – 3m.
Một người trong nhómtiến tới gần người thủ lĩnh đồng thanh nói: Chúng ta chơi
cái gì” và bắt đầu làm phát ra âm thanh khác nhau (rung chuông hoặc thổi còi…).
Thủ lĩnh cần phải xác định âm thanh phát ra từ những vật gì?Nếu người thủ lĩnh
nói đúng sẽ được nhập vào nhóm và có quyền chỉ định người khác thay thế vào vị
trí thủ lĩnh.Còn nếu nói sai thì người này lại tiếp tục làm thủ lĩnh cho đến khi chịu
thua.

5


Hình minh họa trò chơi Chúng ta chơi cái gì
2.1.5. Giải pháp 5: Sử dụng tính trực quan của cảm giác cơ
Sử dụng các dụng cụ trong hoạt động vận động tạo nên sự nỗ lực về cơ bắp,
gây hứng thú cho trẻ.

Dụng cụ sử dụng gồm 2 loại:
+ Những dụng cụ đảm bảo tính chính xác của động tác và lượng vận động
(ghế thể dục, túi cát, bóng, vòng…)
+ Những dụng cụ gây hứng thú, tăng tính tích cực khi thực hiện bài tập (cờ,
nơ, lục lạc…)
Ví dụ:Bài tập “Ném túi cát”
Cách thực hiện: Giáo viên kẻ một vạch thẳng làm mốc. Yêu cầu trẻ xếp
thành hàng ngang đứng ngay vạch kẻ, tay cầm túi cát, khi nghe hiệu lệnh 1, 2, 3 bắt
đầu thì các em ném túi cát về phía trước, bạn nào ném xa hơn thì sẽ được thưởng.
Động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ vận động.

Hình minh họa bài tập ném túi cát
2.2. Biện pháp 2: Nhóm phương pháp dùng lời
Trẻ CPTTT thường rất nhạy cảm với lời nói của người khác, tuy nhiên trẻ lại gặp
khó khăn trong việc hiểu nghĩa bóng của câu nói, hạn chế trong việc hiểu các chỉ
dẫn phức tạp bằng lời. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lưu ý dùng
các từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, cô đọng và tập trung vào ý chính cần đề cặp; không
sử dụng câu quá dài dòng, bao hàm nhiều ý, nói bóng gió hay lý luận. Ngoài ra lời
nói của giáo viên phải có ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh, nội dung cần truyền đạt,
tạo tình huống khi nói, thuyết phục và gây hứng thú với trẻ.
6


2.2.1. Giải pháp 1: Gọi tên bài tập
Gọi tên bài tập gợi lên ở trẻ những hình ảnh, biểu tượng về vận động, phát
huy khả năng tưởng tượng và trí nhớ của trẻ.
Giáo viên phải xây dựng hình ảnh phù hợp với tên gọi của bài tập, làm mẫu,
giải thích, chỉ ra sự tương ứng giữa tên gọi và vận động.Từ đó dần dần hình thành
mối liên hệ chặt chẽ giữa tên gọi và biểu tượng vận động, củng cố bằng cách gọi
tên nhiều lần cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ gọi tên.

Ví dụ: Khi dạy cho trẻ động tác bụng, để giúp trẻ gọi tên động tác, tôi thực
hiện qua các bước:
+ Làm mẫu động tác:
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời vỗ hai bàn tay
vào nhau ở phía trước, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 2: Cúi người, vỗ hai tay vào nhau ở dưới thấp, chân thẳng, mắt nhìn
theo tay.
Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên
+ Yêu cầu trẻ đoán tên cho động tác.
+ Giáo viên gọi tên “động tác bụng”
+ Yêu cầu trẻ nhắc lại tên động tác mà giáo viên vừa nêu.
2.2.2. Giải pháp 2: Giảng giải, giải thích
Dùng lời nói để diễn giải, giải thích những động tác mới, dựa trên sự hiểu
biết của trẻ và củng cố khi trẻ chưa nắm rõ động tác.
Lời giải thích là những tư liệu ngôn ngữ cần phải được chọn lựa phù hợp với
mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Khi giảng giải, giải thích cần phải đảm bảo mọi trẻ có thể nhìn thấy cô,
khoảng cách từ 1.5 – 2 mét. Lời giải thích phải to, rõ ràng, nhấn mạnh được những
từ quan trọng và phải kết hợp nhuần nhuyễn, chính xác với động tác đang giải
thích.
Ví dụ: Khi thực hiện vận động “chơi cầu tuột”, muốn trẻ thực hiện tốt vận
động này, giáo viên phải nhắc nhở trẻ khi leo cầu tuột các con phải cẩn thận, tay
giữ vào thành cầu để không bị té và chỉ tuột khi đã ngồi ngay ngắn.

Hình minh họa trẻ chơi cầu tuột
2.2.3. Giải pháp 3: Chỉ dẫn
7



Chỉ dẫn để trẻ độc lập thực hiện các động tác cần luyện tập.Phương pháp
này có mối liên hệ chặt chẽ với phương pháp trực quan làm mẫu.Lời chỉ dẫn
thường đi kèm với trực quan làm mẫu, giúp trẻ tri giác hành động mẫu của giáo
viên rõ ràng hơn. Lời chỉ dẫn chủ yếu được sử dụng độc lập nhằm giúp trẻ tự thực
hiện được động tác đã học.Lời chỉ dẫn thông báo cho trẻ biết phải làm gì, làm như
thế nào, theo trật tự.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản “Đi nhón gót” lần đầu cho trẻ làm quen thì
giáo viên phải làm mẫu toàn bộ động tác cho trẻ quan sát, sau đó cho trẻ đứng tư
thế chuẩn bị, tư thế đứng nhón gót, hai tay chống hông, cuối cùng là đi. Khi trẻ
nắm được các phần cơ bản của bài tập thì giáo viên mời 1, 2 trẻ khá lên làm mẫu
trước lớp, cả lớp quan sát và nhận xét bạn. Giáo viên nhận xét và sửa sai cho trẻ
nếu trẻ làm sai.
2.2.4. Giải pháp 4: Ra hiệu lệnh
Khẩu lệnh: Sự chỉ dẫn bằng lời phát ra dưới dạng xác định với nội dung
chính xác. Khẩu lệnh gồm dự lệnh và động lệnh. Dự lệnh là phần trước, chỉ ra cần
làm gì và làm như thế nào (bên phải, bước sang trái một bước…); động lệnh là
phần yêu cầu thời điểm thực hiện phát ra ngắn gọn, nhanh (quay, bước…).
Ví dụ: Trong bài tập đội hình, tôi cho trẻ xếp đội hình hàng dọc, yêu cầu trẻ
thực hiện khẩu lệnh bên phải quay. Khi nghe khẩu lệnh bên phải thì trẻ phải định
hướng đâu là bên phải và nghe khẩu lệnh quay thì trẻ mới thực hiện động tác quay
về bên phải của mình.
Mệnh lệnh: Là yêu cầu giáo viên tự nêu ra, đòi hỏi trẻ phải thực hiện nhằm
định hướng động tác cho trẻ (tiến về phía cửa, cầm bóng, ném bóng…).
Ví dụ: Trò chơi “Chuyền bóng”
Chuẩn bị: Bóng
Cách chơi: Cho trẻ đứng theođội hình vòng tròn, bạn giữ bóng dùng chân đá
nhẹ quả bóng để chuyển cho các bạn. Khi nghe cô đếm 1, 2, 3 chuyền bóng cho
bạn thì trẻ mới chuyền bóng.


Hình minh họa trò chơi chuyền bóng
2.3. Biện pháp 3: Nhóm phương pháp thực hành
Phương pháp thực hành được sử dụng trong giảng dạy trẻ CPTTT là rất có hiệu
quả vì đối với trẻ CPTTT nghe và nhìn không chưa đủ mà điều quan trọng hơn là
trẻ phải được thực hành trong điều kiện thực tế. Do khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn trong các tình huống khác nhau ở trẻ CPTTT là rất hạn chế vì vậy
8


việc học các kỹ năng cần được lồng ghép vào từng hoạt động trong thực tế. Mặt
khác, khả năng khái quát hóa ở trẻ CPTTT cũng rất khó khăn. Trẻ sẽ không tự
động chuyển hiểu biết của mình từ vấn đề này sang vấn đề khác. Thế nên một khi
đã học được kỹ năng mới thì kỹ năng này cần được ứng dụng vào nhiều khung
cảnh, những tình huống hay những dụng cụ khác nhau… Trẻ sẽ cần sự trợ giúp để
khái quát hóa kỹ năng mới bằng những cách như làm theo gương, làm cùng, dùng
lời nhắc nhở trợ giúp… Phương pháp thực hành còn được áp dụng thông qua các
trò chơi hay thi đua cũng rất có hiệu quả. Bởi lẽ trẻ CPTTT khi được vui chơi hay
thi đua, trẻ sẽ cố gắng hết mình, hào hứng và tích cực hơn trong hoạt động; qua đó
trẻ sẽ nắm bắt và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học một cách tự nhiên, dễ
dàng và hiệu quả.
2.3.1. Giải pháp 1: Luyện tập
Sử dụng khi dạy trẻ thực hiện các động tác nhằm chính xác hóa động tác,
giúp trẻ vận động đúng.Được tiến hành sau khi giáo viên làm mẫu bài tập.
Số lần tập phụ thuộc vào lứa tuổi, mức độ phức tạp của bài tập.
Với những bài tập khó, giáo viên cần chia bài tập thành những phần độc lập,
từ dễ đến khó.Cần chú ý đến tư thế của trẻ khi luyện tập.
Ví dụ:Trong bài tập “Ném xa” tôi hướng dẫn trẻ luyện tập theo các bước từ
dễ đến khó.
+ Bước 1: Tôi cho trẻ thực hiện ném tự do.
+ Bước 2: Cho trẻ thực hiện lại cách ném ở bước 1, sau đó hướng dẫn trẻ

luyện tập cách cầm và ném bóng đúng cách.
+ Bước 3: Cho trẻ thực hiện lại 2 bước trên, rồi hướng dẫn trẻ tư thế đứng
ném đúng.
+ Bước 4: Luyện tập hình thành cách ném đúng.
2.3.2. Giải pháp 2: Thi đua
Thể hiện yêu cầu cao đối với sức mạnh thể chất và tinh thần của người tập,
tạo nên sự căng thẳng nhưng làm tăng hứng thú và khả năng vận động của trẻ.
Thi đua được sử dụng khi trẻ đã nắm được động tác.Giúp trẻ hoàn thiện các
kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện tinh thần đồng đội, thi đua còn làm tăng hứng
thú, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc luyện tập.
Có thể thực hiện hình thức thi đua cá nhân và thi đua tập thể.Cần chú ý chia
nhóm đồng đều, phân xử thắng thua công bằng, mang tính chất khích lệ khi thực
hiện thi đua tập thể.
Ví dụ: Trò chơi “Hái quả”
Chuẩn bị: Một cây, hình quả có các số từ 1 đến 5.
Luật chơi: Trẻ phải hái những quả có mang số 5.
Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm, yêu cầu các nhóm xếp thành một hàng
dọc, lần lượt từng bạn trong nhóm lên hái quả có mang số 5. Sau thời gian nhóm
nào hái được nhiều quả có mang số 5 thì nhóm đó sẽ thắng.
2.3.3. Giải pháp 3: Trò chơi
Trò chơi vừa là hoạt động độc lập của trẻ vừa là phương tiện, phương pháp
giáo dục của người lớn.Vì vậy giáo viên cần quan tâm phát triển trò chơi như hoạt
động của trẻ và cần biết sử dụng trò chơi để đạt được mục đích giáo dục của mình.
Trò chơi thường có hình ảnh, gây hứng thú cho trẻ, tăng tính tự giác khi thực
9


hiện vận động của trẻ, thường được thực hiện dưới dạng lồng yếu tố trò chơi vào
bài tập. Trò chơi vận động cũng có thể là vừa đồng thanh đọc bài thơ, bài đồng
dao, vừa hát vừa vận động…

Trò chơi ngón tay – những trò chơi ngón tay có vai trò đặc biệt trong sự phát
triển vận động tinh, là dạng luyện tập nhằm phát triển các cơ nhỏ của bàn tay.
Những trò chơi này có thể điều chỉnh vận động của bàn tay, luyện tập tính chính
xác của các phản xạ vận động, phát triển xúc giác. Tổ chức trò chơi ngón tay như
một hình thức thư giãn tích cực vào đầu các giờ học hoặc sau những công việc đòi
hỏi sự căng thẳng thị giác và hoạt động trí não. Nếu những trò chơi được kèm theo
thơ, đồng dao, ca hát thì ngôn ngữ và cảm giác nhịp điệu đều được phát triển ở trẻ.
Ví dụ: Trò chơi “Xâu hạt”.
Mục đích: Phát triển kỹ năng vận động tinh, khả năng chú ý…
Chuẩn bị: Dây, hạt, rổ…
Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ một sợi dây và rổ hạt, tay trái cầm đầu của sợi
dây, tay phải cầm hạt, xâu hạt vào sợi dây. Giáo viên mở nhạc nhẹ cho trẻ nghe,
sau khi kết thúc bản nhạc thì trẻ phải dừng lại không được xâu nữa.So sách các sợi
dây trẻ vừa xâu được, sợi dây của bạn nào dài hơn thì sẽ được cô tặng sợi dây mà
mình vừa xâu được.

Hình minh họa trò chơi xâu hạt
Khi chơi trò chơi vận động hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ
thể trẻ trở nên rắn chắc hơn, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc
rèn luyện thể lực. Ở tiết học vận động chúng ta cần quan sát trẻ một cách tổng thể
trong mọi hoạt động, cần tạo mối quan hệ gần gũi với trẻ, động viên, khuyến khích
những trẻ nhút nhát, rụt rè, tạo môi trường hòa đồng để trẻ cùng tham gia hoạt
động với nhóm bạn, giúp trẻ tích cực trong các hoạt động.
2.4. Biện pháp 4: Đưa vận động vào hoạt động giảng dạy
Vận động giúp trẻ tự tin, thoải mái, xoa dịu những mệt mỏi, căng thẳng trong
giờ học. Vì thế tôi đã áp dụng biện pháp đưa vận động vào hoạt động giảng dạy
nhằm giúp trẻ tự tin, thoải mái tham gia các hoạt động học tập, vận động và tiếp
thu kiến thức ở các tiết học tốt hơn.
Ví dụ: Trong giờ học Toán bài “Số 5” tôi đã lồng ghép vận động vào các hoạt
động giảng dạy như:


10


Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Gieo hạt”
2. Bài cũ:
- GV đưa ra các thẻ số 1, 2, 3, 4 yêu cầu hs đọc.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV đưa 4 quả bóng và hỏi: Cô có bao nhiêu quả bóng?
- Yêu cầu hs quan sát và đếm.
- GV đưa ra thêm một quả bóng nữa và nói có bốn quả cô
thêm một quả nữa vậy cô có mấy quả? (Năm quả bóng)
- Hôm nay cô và lớp mình làm quen với số 5.
- GV viết tên bài lên bảng
b. Hoạt động 2: Giới thiệu số 5.
Bước 1: Lập số 5.
- GV gắn hình lên bảng, yêu cầu hs quan sát và trả lời.
- Có bốn cây kem, thêm một cây kem nữa. Tất cả có mấy
cây kem?
- Bốn cây kem thêm một cây kem là tám cây kem. Tất cả
có năm cây kem.
- Gọi hs nhắc lại: “Có năm cây kem”
- Có bốn hình tròn, thêm một hình tròn. Tất cả có mấy
hình tròn?
- Bốn hình tròn thêm một hình tròn là năm hình tròn. Tất

cả có năm hình tròn.
- Gọi hs nhắc lại.
- GV chỉ vào hình vẽ, yêu cầu hs nhắc lại: “Có năm cây
kem, năm hình tròn”.
- GV hỏi: Các nhóm này đều có số lượng là mấy? (năm).
Bước 2: Nhận biết thứ tự của số 5 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5
- GV hướng dẫn hs đếm từ 1 đến 8 rồi đọc và ngược lại.
- Số 5 đứng ở đâu trong dãy số từ 1 đến 5?
- Số 5 đứng sau số mấy? (số 5 đứng sau số 4)
c. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV chia lớp thành hai nhóm.
- GV hướng dẫn cách chơi: Hai nhóm thi đua tìm và gắn
vào những số còn thiếu trong dãy số, sau thời gian 7 phút
nhóm nào làm xong trước thì chạy thật nhanh gắn bài của
nhóm mình lên bảng. Nhóm nào xong trước và đúng thì
nhóm đó sẽ thắng.
- GV làm mẫu.
11

Hoạt động của HS
- HS chơi cùng cô.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét bạn.
- HS lắng nghe.

- HS quan sát và trả
lời.
- HS đếm.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát và trả
lời.

- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS đếm .
- HS trả lời.
- HS chia nhóm.
- HS lắng nghe.

- HS chú ý theo dõi.


- Yêu cầu hai nhóm thực hiện.
- Yêu cầu hs nhận xét nhóm bạn
- GV nhận xét hai nhóm.
4. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu hs nhắc lại tên bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những hs tham gia
tích cực, nhắc nhở những hs chưa chú ý.

- HS thực hiện.
- HS nhận xét nhóm
bạn.

- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe.

Ví dụ: Trong giờ học Âm nhạc bài “Ngã tư đường phố” không những dạy trẻ
hát mà tôi còn hướng dẫn trẻ cách vận động theo lời bài hát như:
Trên sân trường, chúng em chơi giao thông (mỗi trẻ cầm một vòng tròn xoay
qua xoay lại giống như cầm vô lang).
Đi vòng quanh qua ngã tư đường phố (chạy vòng quanh lớp).
Đèn bật lên, màu đỏ thì em dừng lại (cô đưa bảng hiệu đèn đỏ thì trẻ phải
dừng lại).
Đèn bật lên, màu xanh nhanh nhanh qua đường (cô đưa bảng hiệu đèn xanh
thì trẻ sẽ chạy thật nhanh).Tương tự cô đưa bảng hiệu đèn màu vàng thì trẻ phải đi
chậm chậm.Cứ chơi như vậy cho đến khi nhạc kết thúc.
2.5. Biện pháp 5: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh
Trẻ lớn lên trong gia đình, bố mẹ là những người trực tiếp sinh ra và nuôi dạy trẻ,
hiểu trẻ hơn ai hết. Vì vậy, giáo dục trẻ CPTTT cần có sự cộng tác, gần gũivà liên
kết với phụ huynh cùng những người thân của trẻ.
Qua trao đổi, tôi có chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với phụ huynh, giúp phụ
huynh rèn luyện cho trẻ cách học vận động tốt hơn như:
- Cung cấp các phương tiện học tập, đồ dùng cho trẻ tham gia vận động: bóng,
vòng, đồ chơi lắp ghép, xâu hạt…
- Hướng dẫn phụ huynh một số trò chơi, bài tập phát triển vận động
- Dành thời gian để quan tâm, trò chuyện, vui đùa với trẻ, giúp trẻ có cảm giác an
toàn, tự tin hơn.
- Học mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống.
- Thường xuyên khen ngợi, động viên khi trẻ làm tốt.
- Sử dụng lời nói với trẻ ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua những phương pháp, biện pháp đã nêu trên tôi áp dụng vào cho học sinh lớp

mình và sau một thời gian, tôi nhận thấy trẻ có những tiến bộ như sau:
- Trẻ đã tự tin và mạnh dạn hơn khi thực hiện các bài tập, trò chơi vận động, không
còn rụt rè, nhút nhát như trước.
- Trẻ đã biết thực hiện các bài tập, trò chơitheo yêu cầu: ném, chạy, nhảy…
- Thể hiện tinh thần đồng đội cao.
- Trẻ đã biết lắng nghe, biết chờ đợi đến lượt của mình thực hiện các trò chơi.
Sau đây là Bảng xếp loại giáo dục của lớp ở hai thời điểm Giữa học kì I và
Cuối học kì II trong năm học 2012 – 2013:
Tổng số: 6 học sinh.
12


STT

TÊN

1
2
3

Nguyễn Trường An
Nguyễn Thế Anh
Phạm Hồng Hân
Lê Nguyễn Hoàng
Oanh
Nguyễn Ngọc Thạch
Châu Trần Anh Thư
TỔNG SỐ

4

5
6

GIỮA HỌC KÌ I
Giỏi Khá TB Yếu
x
x
x
x

0

0

2

CUỐI HỌC KÌ II
Giỏi Khá TB Yếu
x
x
x
x

x
x
4

1

x

x
3

2

0

Khi vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp trong việc phát triển kỹ năng
vận động của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách rõ rệt về nhiều mặt, trẻ tham gia học
tập một cách tích cực, hứng thú hơn, các kỹ năng vận động của trẻ cũng thành thạo
hơn.
Trong quá trình giáo dục vận động cho trẻ không chỉ góp phần nâng cao về
thể chất mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ có nhiều khả
năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình
cảm xã hội…từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để trẻ có những điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên
cơ sở nghiên cứu tôi xin có một số đề xuất sau:
1. Đối với giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Luôn tìm tòi sáng tạo, kết hợp linh hoạt các biện pháp, phương pháp, hình thức tổ
chức cho các hoạt động thật phong phú, lôi cuốn, phát huy tính sáng tạo, tích cực
của học sinh.
- Tạo mọi điều kiện trẻ được tự do vận động, giao tiếp và tiếp xúc với thế giới
xung quanh.
- Khuyến khích, động viên trẻ kịp thời.
- Sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho phụ huynh, trẻ và đồng nghiệp trong phạm vi chuyên
môn của mình.
- Chọn chủ đề chơi phù hợp với trẻ có yếu tố kích thích, sống động, màu sắc và thu
hút trẻ.
- Lập mục tiêu dựa trên mức độ vận động của trẻ; Cần nắm được tâm lý, kĩ năng,

trình độ của từng em.
- Giáo viên là quản trò đồng thời là một người bạn của trẻ.
- Cần động viên khuyến khích trẻ kịp thời;Tạo cho trẻ tính tự tin chủ động trong
khi chơi.
- Khi chọn trò chơi cần xem xét đến việc lấy trẻ làm trung tâm.
2. Đối với Trung tâm và các cấp quản lí
- Cải cách các phòng học thành phòng cách âm để học sinh không bị chi phối âm
thanh khi học tập.
13


- Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn,
tham gia các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung
và giáo dục trẻ CPTTT nói riêng.
- Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, đồ chơi, tranh ảnh, … các phòng hỗ trợ phục hồi
chức năng cho học sinh.
3. Đối với gia đình và cộng đồng
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường.
- Phụ huynh cần quan tâm đến việc tổ chức trò chơi cho trẻ tại gia đình.
- Quan tâm hỗ trợ đúng mức về mọi mặt cho sự tiến bộ của học sinh.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng tránh phân biệt đối xử,
kì thị người khuyết tật.
Trên đây là một số biện pháp giúp phát triển kỹ năng vận động cho học sinh
CPTTT mà cá nhân tôi rút ra trong quá trình hướng dẫn.Sáng kiến còn nhiều thiếu
sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong nhận được sự đóng góp của Hội
đồng khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề thêm hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Đề cương bài giảng giáo dục học trẻ chậm phát triển trí tuệ” – giảng viên Trần
Phương Dung khoa giáo dục đặc biệt.

2. Tài liệu bài giảng: “Giao dục thể chất cho trẻ khiếm thính” – giảng viênNguyễn
Thị Chung khoa giáo dục đặc biệt.
3. “Giáo dục đặc biệt mầm non” – thạc sĩ: Trương Xuân Huệ _TPHCM (2004)
4. “Trò chơi thơ ca câu đố” – Nguyễn Hồng Thu – Vũ Minh Hồng, nhà xuất bản
giáo dục.
5. “Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố” – Lê Thu Hương, Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam.
6. Phan Thị Thu “Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non” _
NXBGD.(Tr 102 – 103, 114 – 130)

Biên Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN

ThânThị Kim Liên

14



×