BM 01-Bia SKKN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VĨNH CỬU
Mã số: ................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC VIÊN CHƯA NGOAN
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VĨNH CỬU
Người thực hiện:
HÀ VĂN HOÀNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác: .........................................................
Có đính kèm:
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Năm học: 2012- 2013
Hiện vật khác
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
BM02-LLKHSKKN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
HÀ VĂN HOÀNG
2. Ngày tháng năm sinh:
6 tháng 8 năm 1963
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/
0613961454
6. Fax:
E-mail:
0613961454
(NR); ĐTDĐ: 0902601269
7. Chức vụ: Q.Giám Đốc
8. Đơn vị công tác: Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Cửu, tỉnh ĐN
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý Giáo dục
Số năm có kinh nghiệm: 25 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
+ Quản lý giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp
2
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
BM03-TMSKKN
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC VIÊN CHƯA NGOAN TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VĨNH CỬU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã mở rộng
thương mại quốc tế, thu hút nhiều nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế xã
hội, nâng cao đời sống cho nhân dân , khẳng định vị thế của dân tộc ta trên
trường quốc tế. Tuy nhiên chính sự biến đổi sâu sắc và toàn diện nói trên đã làm
cho giá trị đạo đức xã hội thay đổi nhanh chóng và diễn biến hết sức phức tạp,
đặc biệt là đối tượng học viên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên. Một
bộ phận nhỏ học viên không phấn đấu rèn luyện, có biểu hiện không đúng về
nhận thức, đạo đức, lối sống. Ngại học tập, trong thi cử còn đối phó, chạy theo
lối sống thực dụng, buông thả, đua đòi. Thực trạng nói trên là mối lo của toàn xã
hội, các bậc cha mẹ học viên và trung tâm.
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang tiếp tục cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng, nhất là trong nhận thức, tạo cho chúng ta niềm tin và quyết tâm khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm để nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển nhanh, bền
vững. Cùng với toàn xã hội, ngành giáo dục đang triển khai cuộc vận động “Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”, phong trào “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là dịp để những người làm công
tác giáo dục và bản thân tôi tự rèn luyện bản thân mình, đồng thời tìm ra những
giải pháp để giáo dục đạo đức học viên và nhất là quản lý giáo dục đạo đức học
viên chưa ngoan.
Như vậy, nhiệm vụ giáo dục đạo đức học viên chưa ngoan là một nhiệm
vụ thiết yếu góp phần giáo dục toàn diện trong Trung Tâm Giáo dục Thường
xuyên.
2.Với mong muốn tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện
3
cho học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Vĩnh Cửu, tôi đã
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: ”Quản lý giáo dục đạo đức học viên chưa
ngoan tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Cửu” như là một cách thể
hiện trách nhiệm trước sự nghiệp giáo dục thường xuyên tại huyện nhà.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận lợi
Giáo dục đạo đức cho học viên được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm.
Điều đó được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Chính phủ, các cơ quan, các
Bộ liên quan
Được sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Sở Giáo
dục đã thành lập phòng Công tác Chính trị học sinh, để chỉ đạo thực hiện một
phần nhiệm vụ này.
Công tác giáo dục đạo đức học viên chưa ngoan được sự quan tâm đặc
biệt của Chi bộ, chính quyền, các đoàn thể Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
Vĩnh Cửu.
Cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng
của việc giáo đục đạo đức cho học viên chưa ngoan.
Đoàn Thanh niên và giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình
Có sự phối kết hợp giáo dục chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng trong và ngoài Trung tâm.
Cơ sở vật chất của Trung tâm được đầu tư, xây dựng mới.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn những bất cập hạn chế:
Ý thức trách nhiệm của một vài giáo viên đôi lúc chưa cao, chưa thực sự
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác giáo dục đạo đức học viên chưa ngoan.
Nội dung giáo dục còn chậm đổi mới, hình thức nghèo nàn, chưa thực sự
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hấp dẫn
Việc kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên. Công tác thi đua khen thưởng
chưa đổi mới, chưa phát huy nhằm động viên khuyến khích mọi người
Nhiều giáo viên nhà ở xa Trung tâm, việc đi lại ảnh hưởng nhiều đến sức
4
khoẻ và khó khăn trong việc sâu sát học viên.
Học viên của Trung tâm gồm nhiều đối tượng, do vậy đặc điểm về tâm lý,
mục đích, động cơ thường không nhất quán. Những em không trúng tuyển vào
trung học phổ thông, được tuyển sinh vào Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
bước đầu học lực chỉ đạt trung bình, một số em có đạo đức trung bình, yếu, tự ti,
mặc cảm.
3. Số liệu thống kê
3.1 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Cửu hiện có 16 cb.gv.cvn
( Trong đó: Ban giám đốc: 2, Giáo viên: 10, Nhân viên:4 )
Trong những năm qua Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Cửu đã
thực hiện tốt việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tích
cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, thực
hiện tốt các phong trào thi đua.
Chất lượng giáo dục toàn diện của học viên năm học 2011- 2012 đã đạt
kết quả, như số liệu ở bảng sau:
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
31%
Giỏi
/
Khá
50.24%
Khá
2.39%
Trung bình
18.66%
Trung bình
43.54%
Yếu
/
/
/
Yếu
Kém
41.15% 12.92%
Nhìn vào bảng thống kê, chúng tôi thấy: số học viên có hạnh kiểm trung
bình cao, làm cho những người làm công tác quản lý giáo dục phải suy nghĩ,
trăn trở. Các em học viên này, có một số em lười học, ỷ lại, ham chơi, bỏ giờ, có
học lực yếu, phải rèn luyện trong hè, thi lại, lưu ban.
3.2 Danh sách một số học viên chưa ngoan đầu năm học 2012- 2013 và
những biểu hiện:
TT Họ tên học viên
1
Lê Thị Thuỳ Dương
2
Nguyễn Tuấn Anh
3
Nguyễn Ngọc An
4
Hồng Choi Minh
5
Vũ Tuấn Lộc
Lớp
Lỗi vi phạm
Ghi chú
10A Nghỉ học, trốn tiết, không đồng phục
Ngủ trong giờ học, không ghi bài, đi
10A
học trễ, trốn chào cờ
Không mang sách vở, mất trật tự
10B
trong giờ học
10C Trốn tiết, mất trật tự, nghỉ học
Nói chuyện trong lớp, nhộm tóc,
10C
không đồng phục
5
6
Trương Duy An
10C
7
Phùng T Mộng Tuyền
11
8
Lầu Dẫu Chi
11
9
Ôn Đại Dương
12A
10
Huỳnh Thu Anh
12A
11
Nguyễn Hồng Thuỵ
12A
12
Hà Lập Công
12A
13
Nguyễn Ngọc Dung
12B
14
Nguyễn Thị Thu Thuý
12B
Nghỉ học, hút thuốc, không mang
sách vở
Nghỉ học, không ghi bài, không mang
sách vở
Nghỉ học, hút thuốc, không mang
sách vở, đi học trễ
Nói chuyện, đồng phục, cúp tiết, la cà
quán xá
Đồng phục, đi trễ, cúp tiết
Nói chuyện, sử dụng điện thoại, cúp
tiết, nghỉ học
Ngủ trong giờ học, nghỉ học, đi trễ,
hút thuốc
Nghỉ học, trốn tiết, sử dụng điện
thoại, không ghi bài, đồng phục
Nghỉ học, trốn tiết, sử dụng điện
thoại, không ghi bài
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Lứa tuổi học viên vào học ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên hiện
nay có độ tuổi từ trung bình từ 16 đến 18 tuổi, thuộc lứa tuổi vị thành niên. Ở
lứa tuổi đang có sự chuyển hoá trở thành người lớn. Giai đoạn này các em đều
có sự phát triển mạnh mẽ vể thể chất và có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý.
Nhiều em rất hăng hái tích cực trong mọi hoạt động, nhiều em lại tự ti, dể nổi
cáu, dễ mất bình tĩnh, thiếu tự tin trong trong xử lý tình huống, dễ bị kích động
dẫn đến có những hành vi không kiểm soát được bản thân. Các em đều muốn tự
khẳng định mình, đều muốn mọi người coi mình đã là người lớn. Vì vậy nếu
không hiểu được tâm lý lứa tuổi thì việc giáo dục sẽ có kết quả không theo
mong đợi. Nếu coi các em còn trẻ con quá hoặc coi các em hoàn toàn như là
người lớn đều có những thiếu sót trong giáo dục.
Các em có nhu cầu giao tiếp với bạn bè rất lớn, muốn thể hiện mình qua
nhiều hoạt động, muốn thoát khỏi sự quản lý của cha mẹ. Nếu thầy cô và gia
đình không hiểu được tâm lý lứa tuổi, không quan tâm đúng mức thì dễ bị các
em chống đối, khó giáo dục. Để thể hiện mình các em thích tụ tập chơi đùa hoặc
làm những việc dễ bị rủ rê, lôi kéo vào những hoạt động không lành mạnh như
chơi game, đánh bài,…
Học viên chưa ngoan thường có các biệt biểu hiện ở 4 nhóm :
6
- Gây gỗ, kết bè nhóm giữa học viên trong lớp, trong và ngoài trung tâm.
- Bỏ giờ trốn học dẫn đến học tập sa sút, một bộ phận học viên vì điều
kiện học tập thiếu, tiếp thu chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường
không thuộc bài, sợ bị kiểm tra ở những môn học khó, hoặc thầy cô khó, nên bỏ
giờ dần dần thành thói quen hay bỏ giờ trốn học và từ đó lực học sa sút và có
khả năng bỏ học giữa chừng hoặc do bạn bè lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ
mà bỏ giờ trốn học .
- Nghịch phá, thiếu nghiêm túc trong học tập, không tập trung nghe giảng,
tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém, thường xuyên quậy
phá, không tập trung cho việc học tập.
- Đua đòi, không nghe lời thầy cô giáo, ý thức tổ chức kỷ luật kém, không
chấp hành những qui định của lớp, khi được lưu ý nhắc nhở, có vẻ ăn năn sửa
sai nhưng rồi vẫn thường xuyên vi phạm.
Học viên vi phạm đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và năng
lực học tập. Nếu không kịp thời uốn nắn, giáo dục các em thì dễ dẫn đến từ
những vi phạm nhỏ đến việc làm không có ý thức khác, rồi bỏ học.
Học viên chưa ngoan đều có nguyên nhân của nó, ở đây chỉ nêu lên hai
nguyên nhân chính làm ảnh hưởng trực tiếp đến học viên làm cho các em trở
thành học viên chưa ngoan.
Ảnh hưởng của xã hội phát triển theo cơ chế thị trường kéo theo một bộ
phận không lành mạnh khác như dịch vụ giải trí không lành mạnh, phim ảnh ảnh
bạo lực, tình cảm lứa đôi quá trớn… Do sự quản lí không chặt chẽ của nhà nước,
các dịch vụ game, internet…lôi cuốn, hấp dẫn các em vào các trò chơi vô bổ.
Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình, thời gian hoc viên học tập,
sinh hoạt ở Trung tâm chỉ từ 4-5 giờ trong ngày, việc sinh hoạt học tập đều có sự
quản lí hướng dẫn của Quản sinh, Chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn, đó là điều kiện để các em học tập tốt và rèn luyện nhân cách. Nhưng phần
lớn thời gian các em sinh hoạt ở gia đình. Nếu các em chưa ý thức được việc học
tập, đồng thời gia đình không quan tâm và không tạo điều kiện cho các em học
tập thì việc học tập các em không đến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh
hưởng, các em học tập yếu, thua sút bạn bè dẫn đến chán học, bỏ học . Môi
7
trường giáo dục gia đình không tốt, đó là: Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái, gia đình
có cha mẹ bất hòa, không có hạnh phúc. Với môi trường giáo dục của gia đình
như vậy, học viên khó có thể trở thành con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động
viên kịp thời của bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo .
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Chi bộ và Ban giám đốc
trong quản lý giáo dục đạo đức học viên.
Để nâng cao chất lượng giáo dục học viên chưa ngoan, phải được sự quan
tâm chỉ đạo thể hiện trong Nghị quyết của Chi bộ, cũng như nghị quyết chuyên
đề. Mọi đảng viên và cán bộ giáo viên phải hiểu và thống nhất quan điểm giáo
dục như trên. Mọi chủ trương phải được chi bộ định hướng chỉ đạo. Việc thực
hiện được sự kiểm tra giám sát thường xuyên, chặt chẽ của Ban giám đốc, có sự
thống nhất từ trên xuống trong tập thể cán bộ, giáo viên trung tâ.
2.2 Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên và quản sinh:
Đoàn Thanh niên và Quản sinh có vai trò quan trọng trong việc tham gia
tổ chức các hoạt động ngoài giò lên lớp để thu hút học viên vào các hoạt động
lành mạnh, giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng nề nếp, đáp ứng đượng
nhu cầu giao lưu, nhu cầu thích vận động của học viên. Đoàn thanh niên còn là
lực lượng tổ chức các phong trào thi đua của học viên, là lực lượng theo dõi
giám sát việc thực hiện nề nếp nội quy của từng lớp, từng học viên.
Trên cơ sở phân loại các đối tượng học viên chưa ngoan gồm: chưa ngoan
về hoàn cảnh gia đình, chưa ngoan về học tập ( học lực kém, thiếu ý thức học
tập ), Chưa ngoan về đạo đức. Đoàn Thanh niên phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm tiến hành tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh gia đình các học viên chưa ngoan
như: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc không? Có nhiều thành kiến gây ra xào
xáo bất đồng... mục đích là để hiểu rõ học viên này. Nên xử lý mềm
mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học viên cá biệt này, nếu không sẽ
không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía
học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc phải cứng rắn: chẳng hạn như
8
trong vấn đề xử phạt. Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan
tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học viên học tập, có thái độ thân
thiện với học viên. Tạo cho học viên cảm thấy gần gũi với giáo viên,
chứ không phải sợ bị la mắng. Không tạo cho học viên có tâm lý bất
cần. Phải tạo cho học viên có cảm giác giáo viên như là một người bạn
thân, sẵn sang lắng nghe ý kiến, khi học viên khi vui, khi buồn đều có
thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ học viên khi g ặp khó khăn trong gia
đình, bế tắc trong học tập. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc
mà học viên hỏi, tránh để học viên cảm thấy mình bị lạc lõng, cảm giác
vì học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm
chơi, không ai để ý đến mình. Phải giáo dục từng bước, chậm rãi từ từ
những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không đi
học trễ, học yếu thì nên chịu khó, siêng năng làm bài tập hơn các bạn,
khi nào làm bài tập thấy mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi
làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào
ạt khi chưa hỏi han lý do mà đã la mắng học viên cho dù học viên đó
có vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những
học viên cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không
đối với học viên không quan trọng mà học viên vào lớp chỉ là trốn
tránh công việc gia đình hàng ngày, không phải làm những công việc
mặng nhọc bằng tay chân ở nhà. Phải tác động vào động cơ học tập, để
các em thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh
ảnh về nạn thất học, phải làm những công việc nặng nhọc của người
lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không
đủ mặc. Ngược lại, những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng,
càng ngày càng tiến thân , bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi,
cha mẹ được nở mày, nở mặt.
2.3 Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng nòng cốt quan trọng nhất trực tiếp quản
lý giáo dục đạo đức học viên. Trước hết phải xây dựng được đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao, có đủ năng lực và kinh nghiệm để quản
9
lý và giáo dục học viên cá biệt. Nếu giáo viên chủ nhiện không nhiệt tình, không
có trách nhiệm cao, thiếu kinh nghiệm giáo dục học viên chưa ngoan thì hiệu
quả không thể đảm bảo được. Thực tế trong những năm qua Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên Vĩnh Cửu đã xây dựng được một độ ngũ giáo viên đáp ứng ngày
càng tốt cho nhiệm vụ này.
Giáo viên bộ môn là những người trực tiếp giảng dạy các bộ môn từng tiết
học, từng ngày, trong từng lớp học. Đây cũng là lực lượng trực tiếp quản lý và
giáo dục học viên chưa ngoan. Giáo viên bộ môn ngoài việc có chuyên môn
vững vàng, có phương pháp dạy học tốt để đảm nhiệm việc giảng dạy cho các
đối tượng học viên chưa ngoan. Giáo viên bộ môn phải cùng giáo viên chủ
nhiệm tham gia trực tiếp quản lý giáo dục ý thức học viên chưa ngoan trong
từng tiết học và trong cả quá trình năm học. Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn
và giáo viên chủ nhiệm phải chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả.
Ghi chép đầy đủ các hoạt động của lớp, của từng học viên trong sổ chủ
nhiệm, đối với học viên yêu cầu mỗi em phải có một cuốn sổ, tự học viên phải
ghi vào để biết công việc của tuần tới, biết những sai phạm của tuần qua, biết
những buổi phụ đạo các môn,…
Thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học
viên học tập, có thái độ thân thiện với học viên, nhất là học viên chưa ngoan.
Điều quan, trọng là làm sao tạo cho học viên có cảm giác giáo viên như là một
người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui
buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ khi gặp khó khăn trong gia đình, bế
tắc trong học tập.
Trong quá trình chủ nhiệm, cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học viên
hỏi, tránh để học viên thấy mình lạc lõng, cảm giác vì học dở nên không ai quan
tâm, ai cũng khi dể mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình.
2.4 Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như văn nghệ, thể thao có tác
dụng rất lớn đến học viên chưa ngoan. Học viên trong trung tâm và nhất là học
viên chưa ngoan thường có nhu cầu hoạt động cao. Trên thực tế tổ chức hoạt
động các em rất tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động này, thông qua các
10
hoạt động tập thể lành mạnh có tác dụng quản lý và giáo dục học viên rất cao.
Đây là một ưu thế để quản lý và giáo dục học viên chưa ngoan cần được phát
huy mạnh mẽ trong trung tâm
2.5 Kết hợp quản lý giáo dục giữa trung tâm, gia đình, xã hội
Mối quan hệ trong quản lý giáo dục học viên chưa ngoan của sự phối hợp
giữa giữa trung tâm, gia đình, xã hội rất quan trọng. Học viên đang tồn tại và
chịu sự tác động của ba môi trường giữa trung tâm, gia đình, xã hội. Trung tâm
và xã hội là hai môi trường quản lý giáo dục quan trọng. Để quản lý giáo dục
đạo đức học viên có hiệu quả thì việc quan trọng là phải có sự phối hợp thống
nhất với gia đình, nếu không sẽ rất khó có hiệu quả. Trung tâm thường xuyên
thông qua đội ngũ giáo viên có thông tin trao đổi với gia đình những nội dung
quan trọng và cần cung cấp cho gia đình những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi
để phụ huynh hiểu được các em hơn trong cách thức giáo dực con cái. Ngược lại
phụ huynh sẽ cùng với trung tâm quản lý thời gian học tập, sinh hoạt đồng thời
đôn đốc động viên, tạo điều kiện cho con cái học tập, thường xuyên trao đởi
thông tin về con cái cho giáo viên. Sự tác động của xã hội thông qua chính sách,
chế độ, sự quan tâm và sự tham gia của các lực lượng giáo dục khác ngoài trung
tâm. Để quản lý giáo dục học viên trung tâm, các lực lượng trên không thể tách
rời mà phải phối hợp chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau.
2.6 Xây dựng tập thể học viên tự quản tốt
Giáo dục nhân cách trong tập thể, bằng tập thể là nguyên tắc cơ bản của
giáo dục xã hội chủ nghĩa. Chỉ thông qua tập thể , mỗi học viên mới thấy rõ lợi
ích tập thể, thấy rõ nghĩa vụ và danh dự của chính bản thân mình. Chỉ có thể xây
dựng nhân cách con người dựa vào sinh hoạt của tập thể, tố chức đúng đắn, có
kỷ luật, biết tự chủ và tự hào. Xây dựng tập thể học viên tự quản tốt là giải pháp
hết sức quan trọng trong việc quản lý hoạt động giáo dục học viên chưa ngoan.
Một tập thể học viên tự quản tốt là tập thể học viên vững mạnh, có truyền thống
tốt, có dư luận tích cực, sẽ tiếp nhận một cách chủ động sáng tạo những ảnh
hưởng bên ngoài tập thể, gạt bỏ những tiêu cực làm cho bầu khí tập thể trong
sáng lành mạnh. Ngược lại một tập thể học viên yếu kém, vô tổ chức, vô kỷ luật,
tự quản yếu thì những tiêu cực bên ngoài xâm nhập một cách dễ dàng và ảnh
11
hưởng đến sự phát triển nhân cách học viên.
IV. KẾT QUẢ
Qua sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng tập thể cán bộ giáo viên Trung
tâm. Công tác giáo dục đạo đức học viên chưa ngoan đã thu được kết quả tốt:
1. Đa số các học viên đều tham gia tốt các hoạt động của Trung tâm
Không có học viên phải đưa ra hội đồng kỷ luật Trung tâm
Quan hệ thầy trò ngày càng được thắt chặt
Uy tín Trung tâm, nhà giáo ngày càng được nâng cao, tạo được niền tin
trong phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương
2. Chất lượng giáo dục toàn diện của học viên, năm học 2012- 2013 đạt
kết quả, như số liệu ở bảng sau:
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
53.23 %
Giỏi
/
Khá
44.09 %
Khá
4.3 %
Trung bình
2.69 %
Trung bình
76.88 %
Yếu
/
Yếu
16.67 %
/
/
Kém
2.15 %
Tỉ lệ học viên có hạnh kiểm tốt tăng 22.23 %, không có học viên hạnh
kiểm yếu, kém. Học viên có học lực khá tăng 1.91 % , học lực yếu giảm 24.48%
học lực kém giảm 10.77 %
Một số học viên chưa ngoan đầu năm học 2012- 2013 nay đã tiến bộ và
trở thành học viên có hạnh kiểm khá ( 13/14 học viên so với số liệu đầu năm
học)
TT
Họ tên học viên
Lớp
1
Lê Thị Thuỳ Dương
10A
2
Nguyễn Tuấn Anh
10A
3
4
Nguyễn Ngọc An
Hồng Choi Minh
10B
10C
5
Vũ Tuấn Lộc
10C
6
Trương Duy An
10C
7
Phùng Thị Mộng
Tuyền
11
8
Lầu Dẫu Chi
11
9
Ôn Đại Dương
12A
Tiến bộ trong năm học
Đi học đầy đủ, ngoan lễ phép, tỏ vẻ thích thú
với các môn học,
Có thái độ học tập đúng đắn, ghi chép bài đầy
đủ, đi học đúng giờ, không trốn chào cờ
Ghi chép bài đầy đủ, trật tự trong giờ học
Đi học đầy đủ, ngoan lễ phép
Chú ý nghe giáo viên giảng bài, giữ gìn trật tự
lớp, đồng phục nghiêm túc, ngoan,lễ phép
Đi học đều, không hút thuốc, mang sách vở đầy
đủ
Tập trung cao độ trong học tập, đi học đầy đủ,
có động cơ học tập đúng đắn
Đi học đều, không hút thuốc, ghi chép bài đầy
đủ, đi học chuyên cần
Chú ý nghe giáo viên giảng bài, giữ giàn trật tự
12
10
Huỳnh Thu Anh
12A
11
Nguyễn Hồng Thuỵ
12A
12
Nguyễn Ngọc Dung
12B
13
Nguyễn T Thu Thuý
12B
lớp, đồng phục nghiêm túc, ngoan lễ phép, có ý
thức vươn lên trong cuộc sống
có động cơ học tập đúng đắn, đi học đầy đủ,
đồng phục nghiêm túc,
Tập trung cao độ trong học tập, đi học đầy đủ,
có động cơ học tập đúng đắn
Tập trung cao độ trong học tập, đi học đầy đủ,
sáng tạo, yêu thích nghệ thuật, đồng phục
nghiêm túc
Có ý thức trong học tập, đi học đầy đủ, ngoan lễ
phép, đúng tác phong học sinh
Trong số 14 học viên chưa ngoan đầu năm học, đến nay còn 1 học viên
chưa tiến bộ nhiều:
TT
Họ tên học viên
Lớp
Lỗi còn vi phạm
1
Hà Lập Công
12A
Ngủ trong giờ học, nghỉ học, đi trễ
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Tranh thủ sự lãnh đạo của Chi bộ
- Xây dựng tập thể đoàn kết, đội ngũ cán bộ- giáo viên- công nhân viên có
phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có năng lực chuyên môn cao, gương mẫu nhiệt
tình trong công tác.
- Đoàn Thanh niên và Quản sinh, xây dựng kế hoạch, bám sát học viên
chưa ngoan, báo cáo và tìm biện pháp phối hợp giáo dục
- Giáo viên chủ nhiệm phải: điều tra nắm rõ nguyên nhân của các hiện
tượng, nắm rõ tâm lý từng đối tượng để đề ra biện pháp thích hợp, khi tiến hành
các biện pháp giáo dục cần tránh việc nêu tất cả các khuyết điểm ra cùng một
lúc hay nôn nóng muốn giải quyết được tất cả những sai phạm của các em cùng
một lúc, mà nên phân thời gian và chọn ra những sai phạm mang tính cấp bách
hay cơ bản thì giải quyết trước, không yêu cầu quá cao, nên có sự thông cảm
chia sẻ với các em, luôn tạo mối quan hệ gần giũ, cảm hoá các em, cần kết hợp
nhiều tác nhân phối hợp giáo dục
VI. KẾT LUẬN
Giáo dục học viên chưa ngoan là một việc làm khó khăn, phức tạp, kiên
trì, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải luôn nhiệt tình, năng động, sáng
tạo. Tất cả sự cố gắng của người làm công tác giáo dục sẽ là chìa khoá cho các
13
em bước sang một cuộc đời mới với sự nhìn nhận tích cực về thực tế và có ý
thức rèn luyện để trở thành người công dân tốt trong tương lai, con người mới xã
hội chủ nghĩa
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số khái niệm về quản lý giáo dục- Đặng Quốc Bảo, Trường CBQL Giáo
dục-Hà Nội, 2001.
2.Chỉ thị số 2516/CT.BGDĐT ngày 18.5.2007 về việc thực hiện cuộc vận động
“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.
3.Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2012 ),
( Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ)
4.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng Sản Việt Nam, NSB
Sự thật, Hà Nội.
5. Khoa sư phạm vĩ đại, Komenxky, NXB Giáo dục, 1998
6.Phát triển con người toàn diện thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất
nước, Phạm Minh Hạc, NXB Chính trị quốc gia, 1999
7.“Kế hoạch tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho
học sinh trong trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ nay đến năm 2015, Sở
Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai ( công văn số 177/KH.SGDĐT ngày 28.1.2013
của Sở GD&ĐT Đồng Nai )
8.Quy chế hoạt động TTGDTX, Bộ Giáo dục và Đào tạo ( Thông tư số 01/ 2007
/BGDĐT ngày 2.1.2007 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm
Giáo dục Thường xuyên
9. Báo cáo tổng kết năm học của TTGDTX Vĩnh Củu các năm 2010- 2011, 2011
- 2012, 2012- 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
14
BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Trung Tâm GDTX
Vĩnh Cửu
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Cửu, ngày
tháng
năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 – 2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý giáo dục học viên chưa ngoan tại
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Cửu
Họ và tên tác giả: HÀ VĂN HOÀNG
Chức vụ: Quyền Giám Đốc
Đơn vị:Trung Tâm GDTX Vĩnh Cửu
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác:…………......................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-
Có giải pháp hoàn toàn mới
-
Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
-
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng,
có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị
và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Đã ký)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Đã ký)
15
16