Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM TRÍ CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC – HÀ NỘI NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.18 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------

VƯƠNG THỊ XUÂN

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM TRÍ CỦA HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC – HÀ NỘI NĂM 2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2009 - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------

VƯƠNG THỊ XUÂN

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM TRÍ CỦA HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VIỆT ĐỨC – HÀ NỘI NĂM 2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2009 - 2013



Người hướng dẫn:
ThS.BS. TRẦN QUỲNH ANH

Hà Nội – 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ, chỉ dạy và giúp đỡ của các
thầy cô, các anh chị, các bạn và người thân.
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành em xin được gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới:
ThS.BS Trần Quỳnh Anh – giảng viên bộ môn Sức khỏe Môi trường –
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - trường Đại học Y Hà Nội,
người cô trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo giúp em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Sức khỏe Môi
trường – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - trường Đại học Y
Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu,
hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô trường THPT
Việt Đức – Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình
thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận của mình.
Cảm ơn các bạn trong lớp Y tế công cộng khóa 2009 – 2013 đã luôn
quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ mình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng em cũng xin được cảm ơn cha mẹ và anh chị đã luôn ở bên
động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận để em có
được kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2013.


Vương Thị Xuân


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội
Phòng đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ môn Sức khỏe Môi trường – Viện đào tạo y Học dự phòng và
Y tế công cộng – trường Đại học Y Hà Nội.
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Em là sinh viên Vương Thị Xuân – tổ 42 – lớp Y4N – Y tế công cộng – Viện
đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng – trường Đại học Y Hà Nội. Em
xin cam đoan đây là nghiên cứu mà em đã tham gia.Các số liệu trong khóa
luận này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được đăng tải trên
bất kỳ tạp chí hay công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Tác giả
Vương Thị Xuân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTV

Điều tra viên

CS

Chăm sóc


CSSK

Chăm sóc sức khỏe

RNTT

Rối nhiễu tâm trí

SK

Sức khỏe

SKTT

Sức khỏe tâm trí

THPT

Trung học phổ thông

VTN

Vị thành niên

SAVY

Survey Assessment of Vietnamese Youth (Điều tra Quốc gia về
Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam)


SDQ

Strength and Difficulties Questionnaire (Bộ câu hỏi sàng lọc vấn
đề sức khoẻ tâm trí)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây vấn đề sức khỏe tâm trí (SKTT) đang là một trong
những vấn đề nổi cộm và dành được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, đặc
biệt là SKTT trẻ em và vị thành niên (VTN).Mọi trẻ em từ khi sinh ra đều có
quyền được hưởng chăm sóc (CS) y tế toàn diện cả về thể chất lẫn tinh
thần.Chăm sóc sức khỏe (CSSK) thể chất tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể
lực, chiều cao, cân nặng, hoàn thiện dần các chức năng của cơ thể, giảm khả
năng mắc bệnh tật và tránh được nguy cơ tử vong do bệnh tật. CSSK tinh thần
lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khả năng trí tuệ, phát triển mặt

xã hội, tạo ra một sự cân bằng về tâm lý tình cảm, giúp xây dựng và hình
thành một nhân cách lành mạnh, sáng tạo và chủ động. Để giúp trẻ có được sự
phát triển toàn diện, trẻ cần phải được chăm sóc cả SK thể chất lẫn SK tinh
thần.Tuy nhiên, “so với việc CSSK thể chất việc CSSK tâm thần là một lĩnh
vực mới mẻ” [31] và chưa được sự quan tâm ở mức cần thiết.
Lứa tuổi VTN là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi ấu
thơ sang tuổi trưởng thành, đây là giai đoạn nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý
nhất so với các lứa tuổi khác.Những thay đổi này vừa phức tạp, vừa đột biến
[17].Ở giai đoạn này, trẻ phải chịu rất nhiều tác động tâm lý từ chính bản
thân mình do sự phát triển của cơ thể, đồng thời cũng chịu tác động rất
nhiều từ bên ngoài ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các em như các mối quan
hệ xã hội, những kỳ vọng của gia đình, thầy cô, nhà trường… Đó là những
nguyên nhân gây ra nhiều thay đổi trong tâm tư, tình cảm của các em, nếu
những thay đổi đó không kiểm soát được sẽ gây ra những rối loạn tâm lý
cho trẻ.
Hệ thống trường học luôn phải đương đầu với các đối tượng học sinh
có VĐ SKTT như những học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh tự kỷ…


10

Thực tế cho thấy, trong nhà trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có VĐ
SKTT. Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt Nam là 15, 94%, khảo sát dọc
trong một năm học là 1,6% các em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học
sinh các cấp học[11].Nghiện ma tuý ở trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 8% [3].Lạm
dụng chất đang tăng nhanh chóng với số thanh thiếu niên chiếm 70% số người
nghiện. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10 đến 17 [19].
Các VĐ SKTT ởVNTđang có xu hướng ngày càng gia tăng, nếu không
được quan tâm phòng ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả cho
cá nhân, gia đình và xã hội. Một trong những hậu quả nghiêm trọng là trẻ có

thể có ý định tự tử và thực hiện hành vi tự tử. VĐ SKTT cũng ảnh hưởng lớn
tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè; ảnh
hưởng đến kết quả học tập tại trường; năng suất lao động cũng như sự phát
triển cá nhân nói chung. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn, xác định rõ ràng
VĐ SKTT và phòng ngừa, chăm sóc, điều trị sức khoẻ tâm thần cho trẻ VTN
có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn.
Trong những năm gần đây, nước ta đã có một sốnghiên cứu đánh giá về
vấn đề SKTTnhưngnghiên cứu về SKTT của học sinh Trung học phổ thông
(THPT) còn hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này tại
trường THPT Việt Đức – Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường trung học phổ
thông Việt Đức – Hà Nội năm 2012” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường THPT Việt
Đức – Hà Nội năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm trí của học sinh tại
trường THPT Việt Đức – Hà Nội năm 2012.


11

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Sức khỏe
Tuyên ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1982 tại Alma Ata đã
đưa ra khái niệm về sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng tháihoàn toàn thoải mái
về mặt thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay
thương tật” [17].
1.1.2. Sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần là trạng thái không chỉ không có các rối loạn và dị

tật tâm thần mà còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Một sự
tin tưởng vào giá trị của bản thân, vào phẩm chất giá trị của người
khác. Có khả năng ứng xử với thế giới nội tâm về tư duy, cảm xúc,
quản lý cuộc sống và chấp nhận sự nguy hiểm. Có khả năng tạo dựng,
phát triển và duy trì thỏa đáng các mối quan hệ cá nhân. Có khả năng tự
hàn gắn sau các sang chấn tâm thần [18].
- Rối loạn tâm thần là một nhóm các triệu chứng hoặc hành vi có thể
nhận ra được về mặt lâm sàng trong đa số các trường hợp, kết hợp với
sự đau khổ và với việc cản trở các hoạt động cá nhân [18].
1.1.3. Sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần là một khái niệm ám chỉ tình trạng tâm thần và cảm
xúc tốt của mỗi cá nhân.Theo tổ chức y tế thế giới, không có định nghĩa chính
thức cho sức khỏe tinh thần.Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ
quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định nghĩa
về khái niệm "sức khỏe tinh thần".Mặt khác, tình trạng thoải mái, không có
rối loạn nào về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh thần[1].


12

Có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần là xem xem một người thể
hiện chức năng của mình thành công tới mức nào. Cảm thấy có đủ khả năng
tự tin, có thể đối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường,
luôn giữ được các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập,
và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn... đều được coi là các dấu hiệu
của một sức khỏe tinh thần.
1.1.4. Rối nhiễu tâm trí (RNTT)
1.1.4.1. Định nghĩa
Rỗi nhiễu tâm trí là một trong những triệu chứng bất thường về tâm lý
(hoặc mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng, chúng xảy

ra ở một cá nhân và liên quan đến những stress tiêu cực hoặc liên quan đến
việc làm mất năng lực cá nhân hoặc làm tăng đáng kể sự nguy hiểm cho cá
nhân qua việc phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực (như ám ảnh về cái
chết, sự đau khổ, sự mất năng lực) hoặc sự mất mát đáng kể sự tự do của cá
nhân [4].
1.1.4.2. Những biểu hiện rối nhiễu tâm trí[4]
- Không có khả năng tiếp xúc lâu dài với người khác.
- Bỏ bê các hoạt động ở trường.
- Miễn cưỡng đến trường hay tham gia các hoạt động khác.
- Hiếu động, không ngồi yên một chỗ, đôi khi xung động, rối loạn
-

khả năng tập trung.
Không vâng lời, bướng bỉnh.
Thiếu năng lượng và động lực hoạt động.
Dễ nổi cáu.
Cách ly xã hội.
Khóc quá nhiều.
Cảm giác thất vọng, vô dụng.
Ý tưởng hoặc hành vi kỳ quặc.

1.1.4.3. Các rối nhiễu tâm trí thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên
1.1.4.3.1. Rối loạn cảm xúc [4]
- Rối loạn trầm cảm:


13

+ Định nghĩa trầm cảm: là một chứng rối loạn thuộc nhóm rối
loạn khí sắc, thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động,

trong đó cảm giác buồn diễn ra nặng quá mức bình thường và
kéo dài ít nhất là hai tuần, có thể ảnh hưởng đến công việc, học
tập, cuộc sống gia đình và xã hội của con người.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD – 10F(1992)
• Có 3 triệu chứng chủ yếu:
Khí sắc trầm
Mất mọi quan tâm, thích thú
Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động
• Có 7 triệu chứng phổ biến khác:
Giảm tập trung chú ý
Giảm tự trọng và lòng tin
Có những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
Có ý tưởng và hành vi tự sát
Rối loạn giấc ngủ
Ăn không ngon miệng

- Rối loạn lo âu quá mức:
+ Trẻ lo âu quá đáng, không có cơ sở thực tế và kéo dài về các sự
kiện tương lai, luôn bận tâm lo nghĩ về năng lực và thành tích
trong các lĩnh vực học tập, xã hội, thi cử, thể thao…
+ Có nhiều rối loạn thể chất như khó ngủ, ác mộng, đau đầu, hồi
hộp, khó thở, rối loạn tiêu hóa nhưng nhiều khi không phát hiện
tổn thương thực thể nào.
+ Có thể có các biểu hiện khác như hay bằn gắt, căng thẳng, khó
tập trung chú ý, ám ảnh sợ đơn thuần, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh
sợ học đường, không tham gia các hoạt động với các bạn cùng
lứa tuổi.
- Lo âu học đường:
+ Thường than phiền là đau bụng vào mỗi sáng thứ hai.

+ Gặp khó khăn trong việc quyết định đến trường.


14

+ Thường quên đồ dùng học tập và thường đến trường muộn.
+ Ghét đi học.
+ Thường ở nhà vì “ốm đi học” và khỏe ra vào sáng hôm sau.
+ Đau đầu.
+ Bám bố mẹ.
+ Đau bụng thời gian dài.
+ Lo lắng mình hoặc người thân sẽ bị thương.
+ Ác mộng.
+ Nổi khùng khi bị ép đến trường.
+ Hay dỗi, cáu kỉnh.
+ Trốn học.
+ Cảm thấy mệt mỏi.
1.1.4.3.2. Rối loạn tăng động – giảm chú ý [4]
- Định nghĩa: trẻ biểu hiện hành vi hiếu động và kém tập trung ở
mức trầm trọng, nó tác động tới trẻ khi ở nhà, lúc tới trường và
nơi công cộng.
- Dấu hiệu:
• Hiếu động
• Cáu giận, dễ bùng nổ vì những lý do không đáng kể.
• Nghịch ngợm, nói chuyện và ngắt lời người khác.
• Khả năng chú ý giảm, hay đãng trí, kém tập trung, thiếu bền
bỉ.
• Thường bỏ dở công việc đang làm, không hoàn thành các nhiệm
vụ.
• Có tính bốc đồng.

• Không thể đợi đến lượt của mình khi chơi hat trong khi nói
chuyện với người khác.
• Gặp khó khăn trong học tập, không chú ý nghe lời thầy cô
dặn nên thường không làm bài tập về nhà.
• Sống vô tổ chức, bừa bãi, hay quên, mất đồ dùng, dụng cụ học tập.
1.1.4.3.3. Rối loạn hành vi [4]


15

Các biểu hiện chính (theo hội Tâm thần học Hoa Kỳ - 1994) các
rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên được tập hợp thành
bốn nhóm chính:
- Xâm hại người khác hay xúc vật, bao gồm:
+ Hay bắt nạt, đe dọa hay uy hiếp người khác.
+ Hay gây sự đánh nhau.
+ Dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng thân thể người khác.
+ Hành vi độc ác về thân thể với người khác, với xúc vật.
+ Ăn cắp đối mặt với nạn nhân.
+ Cưỡng dâm.
- Phá hoại tài sản:
+ Cố ý gây cháy với ý định nghiêm trọng.
+ Cố ý phá hoại tài sản của người khác.
- Lừa đảo hay trộm cắp:
- Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ.
+ Thường ở qua đêm ngoài gia đình.
+ Trốn nhà.
+ Trốn học.
1.1.4.3.4. Tự sát [4]
- Định nghĩa: tự sát là hành vi tự kết thúc cuộc đời.

- Dấu hiệu:
+ Thất vọng.
+ Giảm sút năng lực học tập, khả năng chăm sóc.
+ Viết hoặc làm các việc liên quan đến cái chết hoặc tự tử.
+ Cảm giác vô vọng.
+ Không tham gia nhóm bạn bè.
1.2. Đặc điểm của lứa tuổi vị thành niên (VTN).
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vị thành niên nằm trong độ tuổi từ
10 đến 19, cũng có một số nước coi VTN là từ 13 – 20 hoặc 15 – 24 tuổi
[17].Đây là giai đoạn đặc biệt duy nhất của con người được đánh dấu bằng
những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp, bao
gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ
xã hội nhằm đáp ứng các nhiệm vụ phát triển. Đây cũng là giai đoạn nảy sinh
nhiều RNTT nhất so với các lứa tuổi khác.


16

Ở giai đoạn này trẻ có những biến đổi cả về thể chất và tâm lý xã
hội.Những biến đổi về thể chất quan trọng nhất là quá trình dậy thì. Các công
trình nghiên cứu ở lứa tuổi này cho thấy đa số các em bước vào tuổi dậy thì
không có khủng hoảng phát triển, chỉ có khoảng 20% trẻ em độ tuổi này có
khó khăn trong sự phát triển tâm lý [17]. VTN là giai đoạn có nhiều trạng thái
căng thẳng đối với mọi người, trẻ rất quan tâm đến hình ảnh của cơ thể mình
và các mối quan hệ với gia đình và bạn bè. Sự bối rối, xấu hổ, mối quan tâm
và lo lắng của trẻ ảnh hưởng đến cảm giác về giá trị bản thân.
Do các đặc điểm của hệ thần kinh và nội tiết đang phát triển nên VTN
dễ mất cân bằng về tâm lý và cảm xúc, các biểu hiện và nhịptim đập nhanh,
huyết áp tăng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, dễ nổi nóng. Đôi khi trẻ cảm thấy
khó khăn trong việc tự kiềm chế khi bị kích động và gây nên những phản ứng

không mong muốn. Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn thử sức mình và khám
phá cái mới để khẳng định mình là người lớn; có xu hướng tư tưởng hóa vị
tha (định hướng vào cái tôi xã hội), quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển
các kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với
môi trường xã hội ngày càng mở rộng.
1.3.Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh THPT hiện nay
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, lứa tuổi VTN chiếm khoảng 20-30% dân số, trong đó có
tới 7 đến 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn tâm thần cần
điều trị [10]. Tỷ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông dân có nhiều yếu tố xã
hội không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Những trạng thái tâm lý bệnh học
trẻ em thường gặp là: Hành vi gây rối và chống đối xã hội (những rối loạn bên
ngoài) có tỷ lệ mắc là 3-5%; rối loạn cảm xúc (những rối loạn bên trong) có tỷ
lệ gặp là 2-5%; những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể chiếm 1-3%.
Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát triển nói
chung (bệnh tự kỷ) gặp 0,1% [32]. Những rối loạn hành vi gây rối và chống


17

đối xã hội thường gặp ở trẻ trai nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái. Tỉ lệ giữa nam
và nữ tương đồng hơn với các rối loạn cảm xúc. Trẻ gái lại hay gặp trầm cảm
và chứng biếng ăn nhiều hơn so với trẻ trai.
Những nghiên cứu gần đây đã cho biết mức độ phổ biến của các rối
loạn tâm lý ngày càng gia tăng. Theo ước tính của WHO, trên 25% dân số thế
giới bị rối loạn tâm trí và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời[35].
Năm 1996, nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của thế giới của Đại học
Harvard, WHO và Ngân hàng thế giới cho biết gánh nặng toàn cầu của các rối
loạn tâm thần chiếm 10,5% gánh nặng bệnh tật, tuy nhiên vẫn được cho là
thấp hơn so với thực tế. Cũng trong nghiên cứu này, ước tính gánh nặng bệnh

tật do bệnh tâm thần và thần kinh sẽ tăng lên với tốc độ cao hơn so với bệnh
tim mạch và chiếm khoảng 15% vào năm 2020 [34].
Theo báo cáo năm 2001 của WHO, tổn thương tinh thần chiếm tỷ lệ
khoảng 12% trên tổng số bệnh. Những năm gần đây, các quốc gia trên thế
giới đều lo ngại tỷ lệ này tăng lên, đặc biệt là số lượng những trẻ em và VTN
trải nghiệm những khó khăn, có những biểu hiện có vấn đề ở mặt SKTT trong
quá trình phát triển, trong quá trình học tập và trong cuộc sống nói chung. Ở
Mỹ vào năm 1999, tỷ lệ trẻ em từ 9 – 17 tuổi có vấn đề SKTT là 21%, ở
Canada trẻ từ 1 – 16 tuổi là 18% (năm 1989), ở Nhật Bản trẻ từ 12 – 15 tuổi là
15% (năm 1993) và ở Ấn Độ trẻ từ 1- 16 tuổi là 12,8% (năm 1999) [2]. Tỷ lệ
này được dự báo là sẽ đặc biệt tăng ở các nước đang phát triển như Việt Nam
bởi vì Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề đô thị hóa nhanh chóng
(dẫn đến ô nhiễm môi trường, thay đổi cơ cấu gia đình, số lượng lớn gia cư
không ổn định…), những thay đổi kinh tế vĩ mô (thay đổi cơ cấu việc làm,
thất nghiệp…) kéo theo các xung đột văn hóa, xã hội (phân hóa giàu nghèo,
xung đột giá trị, chuẩn mực…). Chính vì vậy WHO đã khuyến cáo chính phủ


18

các nước đang phát triển về việc chăm sóc SKTT trẻ em và VTN trong giai
đoạn mới.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH), khoảng 26%
người Mỹ trưởng thành trên 18 tuổi bị một số loại rối loạn tâm thần. Năm
1994 nghiên cứu khảo sát trên toàn quốc gia (NCS) cho biết 30% số người
được hỏi đã từng có biểu hiện triệu chứng của rối nhiễu tâm lý ít nhất một
năm trước. Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng gần một nửa số người lớn đã từng
trải qua một vài loại rối nhiễu tâm lý tại một số thời điểm trong cuộc sống
của họ. Theo kết quả một cuộc điều tra của nhóm nghiên cứu tại trường Đại
học Hokkaiddo Nhật Bản, tình trạng học sinh nước này mắc chứng trầm

cảm đang ở mức báo động với tỉ lệ 1/10 [5].
Các nghiên cứu ở Anh năm 2000 chỉ ra tỷ lệ chung trẻ em và vị thành
niên từ 4 đến 18 tuổi trong cộng đồng có rối loạn tâm thần vào khoảng 15%
trong khi đó, tỷ lệ trẻ từ 9 đến 17 tuổi ở Mỹ năm 2005 là 20,9%, ở Puerto
Rico năm 2004 là 19,8 % [10]. Các số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ
VTN có biểu hiện rối loạn tâm thần tại một số nước phát triển như Úc, Mỹ,
Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha đều trên 20% [35].
Tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi
chuyển cấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng SKTT kém ở các
học sinh Trung Quốc, không những thế áp lực học tập cao cũng có thể dẫn
đến bạo lực và các vấn đề phát triển [24].
1.3.2. Tại Việt Nam
Việt nam có dân số xấp xỉ 86 triệu người trong đó trẻ VTN chiếm
22,7% tổng dân số [17]. Tuy nhiên, hiểu biết của dân chúng về vấn đề CS
SKTT trẻ em còn nghèo nàn, chỉ có một số lượng nhỏ nhân viên làm việc
trong hệ thống này và những nhân viên này còn thiếu những kĩ năng cần
thiết.Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tỷ lệ mắc cũng như các yếu tố liên


19

quan tới vấn đề SKTT ở trẻ em đang chỉ ra rằng trẻ em Việt Nam có thể có
nguy cơ mắc vấn đề sức khỏe tâm trí tăng lên.
Đã có một số nghiên cứu đánh giá về thực trạng SKTT của trẻ em Việt
Nam. Mặc dù kết quả không hoàn toàn nhất quán nhưng các nghiên cứu cho
thấy một xu hướng rõ ràng rằng tỷ lệ trẻ em Việt Nam gặp các vấn đề sức
khỏe tâm thần là đáng kể. Theo kết quả nghiên cứu của bệnh viện tâm thần
Mai Hương năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của
học sinh trong các quận nội thành là 19,46%[37], tỷ lệ này đối với nam, nữ,
tiểu học, trung học cơ sở, nội thành, ngoại thành không có gì khác biệt.

Nghiên cứu cũng chỉ ra có 15,94% trẻ có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số
học sinh các cấp học, lạm dụng chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng.
Trong số các ca tự sát thì 10% ở độ tuổi 10 – 17. Nghiên cứu 21960 thanh thiếu
niên Hà Nội phát hiện 3,7% trẻ có rối loạn hành vi. Lứa tuổi từ 10-11 có tỷ lệ 4246% gặp khó khăn về ứng xử. Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong
ứng xử giữa học sinh nam (84,60%) và học sinh nữ (15,40%). Theo khảo sát của
dự án, quận Hai Bà Trưng có tỷ lệ học sinh gặp khó khăn về ứng xử cao nhất với
44,2%, so với các quận còn lại là Hoàng Mai (28,8%), Từ Liêm (26,9%). Điều
này cho thấy ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường sống tác động đến hành
vi ứng xử của các em [38].
Theo kết quả nghiên cứu do trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát
triển Cộng đồng tiến hành trên 1000 trẻ trong độ tuổi từ 8 - 17 ở 31 xã thuộc 5
tỉnh Lào Cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre từ năm 2001 đến năm
2005 cho thấy: Cứ 10 trẻ thì có 2 trẻ bị rối nhiễu tâm trí. Một khảo sát khác
cũng của trung tâm này trong năm 2008 với nhóm phụ nữ mang thai 3 tháng
cuối hoặc mới sinh con trong vòng 2 tháng tại Hà Nội và Hà Nam cho thấy, tỷ
lệ chị em bị rỗi nhiễu tâm trí tương ứng với mỗi tỉnh là 22% và 33%. Một


20

nghiên cứu khác tương tự của Ananda và Thuấn năm 2007 trên hai tỉnh miền
Trung cho kết quả tỷ lệtrẻ mắc các vấn đề SKTT là 9% [9].
Bác sĩ Trần Tuấn - Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng
đồng vừa cho biết qua điều tra về sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên 8-17
tuổi tại hai địa phương Đà Nẵng và Khánh Hòa, tỷ lệ bị rối nhiễu tâm trí là
11-22% [8]. Tỷ lệ mắc nói trên cho thấy rối nhiễu tâm trí thật sự là vấn đề y tế
công cộng ở Việt Nam với mức độ tương ứng với nhiều nước trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra các số liệu tương tự về tỷ lệ học sinh ở bậc trung học
phổ thông có rối nhiễu tâm trí như: Tại trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội
(niên khóa 2004-2005) có 17-19% số học sinh mắc stress và rối loạn lo âu; có

22-25% số học sinh trường THPT Chuyên Quảng Bình (niên khóa 20072008) có rối loạn lo âu [16].
Kết quả điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam năm 2008
(SAVY 2) mới được công bố cho thấy, trong số hơn 10000 thanh thiếu niên
có hơn 73% người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến
chuyện tự tử. So với số liệu cuộc điều tra trước đó vào năm 2003 (SAVY 1),
các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán
đã tăng lên. Đặc biệt, cảm giác nghĩ đến chuyện tự tử tăng lên khoảng 30%
[5].SAVY2 cho thấy thanh thiếu niên có cái nhìn lạc quan về cuộc sống trong
tương lai, không có sự khác biệt đáng kể về mức độ lạc quan giữa nam và nữ,
giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thanh niên có trình độ
học vấn khác nhau, cũng như giữa những người theo các tôn giáo khác nhau.
Mặt khác, SAVY2 cũng cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ trong số họ còn có
lúc có cảm giác tự ti (29,9%), có cảm giác thất vọng, chán chường về tương
lai (14,3%). Cuộc sống gia đình, môi trường học tập, sự hài lòng với công
việc, việc có hay không sử dụng chất gây nghiện...là những yếu tố có ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần của thanh thiếu niên [36].


21

Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh về “Tỷ lệ trẻ em và VTN miền Bắc
có các vấn đề SKTT năm 2012” cho thấy có 18% trẻ trong nghiên cứu có vấn
đề SKTT, trong đó vấn đề trầm cảm chiếm tỷ lệ lớn nhất với 6,6% còn vấn đề
về chú ý chiếm tỷ lệ ít nhất với 2,7%. Nghiên cứu cũng cho thấy nếu xét về
giới tính thì nam chiếm tỷ lệ 54,8% nhiều hơn nữ 45,2% trong tổng số các trẻ
gặp phải các vấn đề SKTT. Nếu xét về độ tuổi thì nhóm 13 tuổi chiếm tỷ lệ ít
nhất (14,3%) trong khi đó nhóm 16 tuổi và nhóm 12 tuổi cùng chiếm tỷ lệ cao
nhất (23,8%) trong tổng số trẻ mắc các vấn đề SKTT. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng tổng số trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề SKTT là 24% trong
đó tỷ lệ trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về sự chú ý là cao nhất (6%) còn tỷ lệ

trẻ mắc các vấn đề lo âu/trầm cảm là thấp nhất (2,6%). Và nếu xét theo giới
thì trong tổng số những trẻ thuộc nhóm nguy cơ, nam chiếm tỷ lệ ít hơn nữ
(nam là 46,4% và nữ là 53,6%) [6].
Tại hội nghị “Triển khai đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng
cho người tâm thần, người RNTT dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2012”
tại Đà Nẵng ngày 27 tháng 11 năm 2012 vừa qua, WHO đã công bố số người
bị tâm thần và rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam chiếm 10% dân số (khoảng 9 triệu
người), trong đó có 200 nghìn người bị tâm thần phân liệt và hơn 2,4 triệu
người mắc các chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng, còn lại là những người
mắc các chứng rối loạn thường gây hậu quả về sức khỏe tâm thần như chứng
động kinh, khuyết tật thần kinh, tổn thương não…[7].Một nghiên cứu khác
của Nguyễn Văn Siêm tại một phường của Thành phố Đà Nẵng, khảo sát toàn
bộ các hộ trong phường với tổng số hộ dân là 23758 cho kết quả: Tỷ lệ mắc
chung là 0,52 – 0,61% dân số; tỷ lệ mắc điểm là 0,49 – 0,53%. Một số nghiên
cứu khác về trầm cảm như của Nguyễn Văn Siêm (2010) cho biết tỷ lệ mắc
bệnh trầm cảm của một làng ven sông Hồng là 8,35%[15].Bùi Hồng Tâm và
Cao Tiến Đức khảo sát tại Quảng Ninh cho biết tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt


22

là 0,21%; động kinh là 0,12%; chậm phát triển tâm thần là 0,15%; nghiện rượu là
0,25%; sa sút trí tuệ là 0,05% [14]. Nghiên cứu của Mckelvey và cộng sự về tỷ lệ
của các vấn đề hành vi, cảm xúc và các điểm mạnh của trẻ từ độ tuổi 4 đến 18 tuổi
sống tại Hà Nội cho thấy: Nếu dựa trên điểm tiêu chuẩn của Mỹ, từ độ tuổi 4-11
có 5,3% trẻ nam và 7,7% ở trẻ nữ; độ tuổi từ 12-18 có 9,5% trẻ nam và 10,1% trẻ
nữ được coi là mắc các RLTT [26]. Nghiên cứu của Amstadter đánh giá mức độ
các RLTT ở thanh thiếu niên Việt Nam cho kết quả có 9,1% thanh thiếu niên
được cho là mắc phải các vấn đề về tâm thần [21].
Kết quả nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố

liên quan ở học sinh trường Phổ thông Trung học quận Cầu Giấy, Hà Nội”
của Vũ Thị Hoàng Lan cho thấy có 22,9% học sinh được xác định có rối loạn
SKTT chung, trong đó 16,5% học sinh có rối loạn nhẹ. Trong 5 phân nhóm
rối loạn SKTT (cảm xúc, hành vi, tăng động, quan hệ nhóm bạn và giao tiếp
xã hội), rối loạn về quan hệ nhóm bạn có tỷ lệ cao nhất (25,4%) và rối loại
cảm xúc chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,7%). Loại rối loạn SKTT có tỷ lệ rối loạn
nặng cao nhất là rối loạn tăng động (tỷ lệ rối loạn nặng 10,2%). Nghiên cứu
cũng chỉ ra một số yếu tố nguy cơ đối với SKTT của học sinh như giới (học
sinh nữ có nguy cơ mắc rối loạn SKTT cao hơn học sinh nam gấp 2,41 lần với
p = 0,02); những học sinh có từ 2 bạn thân trở lên có nguy cơ mắc rối loạn
SKTT hơn so với những học sinh chỉ có một bạn thân hoặc không có bạn thân
nào (OR = 0,39; p = 0,01); những học sinh tự đánh giá kết quả học tập của
bản thân không thường xuyên tiến bộ có nguy cơ mắc rối loạn SKTT cao hơn
so với những học sinh tự đánh giá thường xuyên có chuyển biến tốt trong kết
quả học tập (OR = 2,11; p = 0,02); những học sinh mà cha có trình độ học vấn
THPT trở lên thì nguy cơ mắc rối loạn SKTT thấp hơn nhiều so với những
học sinh cha có trình độ học vấn dưới THPT (OR = 0,48; p = 0,03) [8].


23

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thanh Hương và cộng sự về “Một số
yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với vấn đề trầm cảm và lo âu của học sinh 2
trường Trung học cơ sở thành phố Hà Nội” cũng chỉ ra rằng học sinh nữ có
mức độ lo âu cao hơn nam trong khi đó không có sự khác biệt giữa 2 giới về
mức độ trầm cảm. Các em học sinh ở nội thành có mức độ trầm cảm và lo âu
cao hơn các em ở khu vực ngoại thành.Không có sự khác biệt về mức độ trầm
cảm và lo âu khi so sánh giữa 3 khối lớp.Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số
yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với vấn đề trầm cảm và lo âu của học sinh. Cụ
thể, đối với vấn đề trầm cảm thì việc bị trêu ghẹo/bắt nạt ở trường là yếu tố

nguy cơ trong khi đó sự gắn kết với nhà trường, chăm sóc của mẹ là yếu tố
bảo vệ (p = 0,01). Đối với học sinh nam thì số lượng anh/chị em, hiện tại sống
với ai, nghề nghiệp của mẹ và chứng kiến cha mẹ cãi nhau cũng có mối liên
quan với vấn đề trầm cảm.Nam học sinh không có anh/chị em có điểm trầm
cảm cao hơn nhóm có anh/chị em.Tuy nhiên không có sự khác biệt về mức độ
trầm cảm giữa nhóm có 1 anh/chị em với nhóm có từ 2 anh/chị em trở
lên.Nam học sinh sống với cha và/hoặc mẹ có điểm trầm cảm thấp hơn một
cách có ý nghĩa thống kế với điểm của nam học sinh không sống với cha/mẹ
đẻ. Nam học sinh có mẹ là cán bộ nhà nước cũng có điểm trầm cảm thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm nam học sinh có mẹ làm các nghề khác. Các
em nam chứng kiến cha/mẹ cãi nhau ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên
có mức độ trầm cảm cao hơn so với nhóm còn lại.Đối với học sinh nữ thì địa
bàn trường học và kết quả học tập có liên quan với vấn đề trầm cảm.Nữ sinh
ở nội thành có mức độ trầm cảm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ sinh ở
ngoại thành (điểm trầm cảm trung bình là 18,259 so với 14,736).Nữ sinh có
mức học trung bình và kém có mức độ trầm cảm cao hơn các em có lực học
khá và giỏi.Cũng có sự khác biệt về các yếu tố liên quan đến lo âu ở nam và
nữ trong nghiên cứu này.Với học sinh nữ thì bị trêu ghẹo/bắt nạt ở trường và


24

mẹ bảo vệ quá mức là yếu tố nguy cơ đối với lo âu ở học sinh nữ.Ngược lại
sự gắn kết với nhà trường lại là yếu tố bảo vệ.Những em sống với cả cha lẫn
mẹ có mức độ lo âu thấp hơn so với các em không sống với cả cha lẫn mẹ
hoặc chỉ sống với cha hoặc mẹ đẻ.Các em chưa bao giờ chứng kiến cha mẹ
cãi nhau hoặc không có mâu thuẫn với anh/chị em có mức độ lo âu thấp hơn
so với các em khác [6].



25

Chương2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Việt Đức - số 47 Lý
Thường Kiệt – quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.
Nằm ở giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, trường THPT Việt Đức được
thành lập ngày 3/3/1955. Trải qua 58 năm xây dựng và phát triển, hiện nay
trường có tổng số hơn 120 cán bộ giáo viên, với khoảng 2200 học sinh.
Trường Việt Đức luôn là một trong những lá cờ đầu của ngành giáo dục Phổ
thông tại Hà Nội. Trong những năm qua trường đã đạt được một số thành tựu
đáng khích lệ như: 80% học sinh của trường được xếp loại khá giỏi, 99% có
hạnh kiểm khá - tốt. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt xấp xỉ 100% và
trên 70% đỗ vào đại học. Nhiều em đạt thành tích cao trong các kỳ thi học
sinh giỏi cấp thành phố và Quốc gia, được nhiều tổ chức quốc tế của các nước
như Đức, Anh, Nhật, Úc, Singapo... cấp học bổng. Trường có 12 thầy cô có
trình độ Thạc sỹ, nhiều người đã đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi
cấp Thành phố.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 10, khối 11 và khối 12 của trường THPT Việt Đức.
- Giáo viên chủ nhiệm của những lớp được chọn vào nghiên cứu.
2.3.Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 năm 2012 đến hết tháng 5 năm 2012.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu



×