Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

skkn rèn kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH lớp 10 QUA một số GIỜ đọc HIỂU văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nam Hà
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10
QUA MỘT SỐ GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ TI NA
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn:.........VĂN............ 
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
Có đính kèm:Các sản phẩm không thể hiện trong bản in Báo cáo NCKHSPƯD
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2015 - 2016

1


BM02-LLKH

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:



NGUYỄN THỊ TI NA

2. Ngày tháng năm sinh:

15/ 09/ 1978

3. Nam, nữ:

nữ

4. Địa chỉ: 57 A1, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại:

0918445466

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ:

giáo viên

8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc
chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): giảng dạy môn Văn
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:


Thạc sĩ

- Năm nhận bằng:

2013

- Chuyên ngành đào tạo:

văn học Việt Nam

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:

văn

- Số năm có kinh nghiệm:

15

- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng đã có trong 5 năm gần đây:
+ Vận dụng trò chơi trong giảng dạy phân môn tiếng Việt
+ Ứng dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong
dạy đọc hiểu văn bản dân gian lớp 10

2


MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 5

1. Lý do khách quan ................................................................................................. 8
2. Lý do chủ quan ..................................................................................................... 8
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 7
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 8
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... .8
a. Thuận lợi ......................................................................................................... 8
b. Khó khăn ........................................................................................................ .8
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ................................................... .9
1. Các kĩ năng sống cơ bản ................................................................................... .10
2. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua một số giờ đọc hiểu văn bản.. .10
3. Tổ chức thực hiện giải pháp .............................................................................. .11
a. Tiến trình dạy học ……….. .............................................................................. .11
b. Tiến hành tại lớp ............................................................................................... .12
c. Giáo án thực nghiệm .......................................................................................... 12
IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI ....................................................................................... .19
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ......................................... .23
1. Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... .23
2. Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài ......................................................... .23
Kết luận ................................................................................................................ 24
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................. 25

3


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐC:

đối chứng

GV:


giáo viên

HS:

học sinh

KNS:

kĩ năng sống

THPT:

trung học phổ thông

TN:

thực nghiệm

UNESSCO: (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa

4


RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA MỘT SỐ
GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan
Nếu có theo dõi báo chí hoặc tin tức trong những chương trình thời sự

gần đây, ta dễ dành nhận thấy: giới trẻ hiện nay còn thiếu các kỹ năng sống cần
thiết. Đã có nhiều trường hợp, các em HS ở lứa tuổi cấp III, thậm chí là cấp II,
tự tử, mang thai ngoài ý muốn, tử vong do tai nạn, hỏa hoạn, đuối nước… Hoặc
nhiều bạn trẻ gặp khó khăn lớn trong việc vượt qua các khủng hoảng tâm lý,
việc làm chủ và bảo vệ bản thân... đều là do thiếu KNS. Ở các thành phố lớn
nói chung, Biên Hòa nói riêng, HS có nhiều điều kiện để tham gia các hoạt
động, các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Do đó, các em thường dễ gặp
các rủi ro, vướng vào các tệ nạn xã hội, dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật
cũng cao hơn các khu vực khác.
Bên cạnh đó, môi trường xã hội, văn hóa Đồng Nai vừa phát triển khá
năng động, sáng tạo vừa là môi trường phức tạp. Thực tế này đòi hỏi sự tăng
cường xây dựng và rèn luyện KNS cho học sinh. Để làm được điều đó không
đâu thích hợp hơn môi trường giáo dục. KNS trở thành một phần không thể
thiếu của bài dạy ở các bộ môn khác nhau. Tuy nhiên, việc làm này chỉ dừng ở
mức độ tích hợp và cũng chưa có những nội dung cụ thể, chủ yếu phát xuất từ
chính tâm huyết của giáo viên dẫn đến việc rèn kĩ năng sống ở mỗi môn học,
mỗi giáo viên còn mang tính gượng ép, làm lấy lệ, qua loa. Thậm chí không có
cũng chẳng sao bởi mục tiêu của giáo viên là dạy bài dể học sinh có thể đáp ứng
nhu cầu thi cử là chính.
Môn Ngữ văn là một trong ba môn học công cụ nên có thể kết hợp nhiều
nội dung giáo dục trong quá trình dạy học. Ngoài việc trang bị kiến thức, bồi
dưỡng cảm xúc thẩm mỹ. Nhiều bài học hướng đến việc giúp học sinh nhận
thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn
hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống. KNS là yếu tố cần
thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu
đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lồng ghép kỹ năng sống vào trong chương trình
học của học sinh.
Trong “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020”
(Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến

của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động
lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp
phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh
trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết
vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa,

5


vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Với tính chất là một môn học công cụ, môn
Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp,
nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ,
môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm
mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung, đặc
biệt là năm học 2014 – 2015 khi dạy môn Ngữ văn lớp 10, tôi thấy phần văn
bản 10 là kho kĩ năng sống nếu người giáo viên biết cách khai thác. Điều này
tuy không khó nhưng để thực hiện được thì đòi hỏi người giáo viên phải thật sự
tâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu mới có khả năng giáo dục
các em tự tìm tòi, học hỏi, tự vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc
sống.
2. Lý do chủ quan
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, sự hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh
hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Tình
trạng xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có
cả học sinh đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Các em đánh nhau, thậm chí là
cư xử vô lễ với giáo viên và những người xung quanh. Lí do ấy đến từ đâu nếu
không phải vì sự thiếu hụt các kĩ năng sống?
Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã xác định lại

mục tiêu của giáo dục đồng thời có nhiều nỗ lực để đổi mới theo hướng tích cực
hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kĩ
năng sống vào các môn học trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với giáo
dục hiện nay.
Bản thân tôi là môt giáo viên đã có thời gian dạy văn trên 10 năm và dạy ở
cả ba khối 10,11,12 nên tôi nhận thấy: Học sinh THPT đặc biệt là các em ở đầu
cấp do sự thay đổi tâm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi và đặc biệt là việc thiếu các kĩ
năng sống nên thường có những suy nghĩ và hành động nông nổi, cảm tính, dễ
bị lôi kéo bởi những tác động xấu ... dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Như
vậy, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu cho các em là việc làm cần thiết. Đặc
biệt, với môn Ngữ văn việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các tiết học,
được tích hợp trong các giờ học và còn được trải nghiệm qua thực tế s tạo nên
hiệu ứng giúp các em trong việc tu dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng cao
năng lực học tập, sáng tạo. Từ đó, các em có nhận thức đúng đắn trong việc
thực hiện nội qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiện.
Với mong muốn được góp một tiếng nói nhỏ nhằm tạo hiệu quả thật sự
trong giờ đọc hiểu văn bản đồng thời giúp học sinh của mình nhất là lứa tuổi
đầu cấp THPT có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có
bản lĩnh có nhân cách, tôi chọn đề tài “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 10
qua một số giờ đọc hiểu văn bản”.

6


II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Chúng ta biết rằng, các em HS không phải là những chiếc bình cần
đổ đầy kiến thức mà các em là những ngọn đuốc cần thắp sáng, vậy hơn ai hết
GV cần phải cố gắng giữ và thổi bùng ngọn lửa ấy trong tâm hồn các em. Lứa
tuổi học sinh cấp III là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, ham

tìm tòi, khám phá song lại thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị tác động bởi cả những
yếu tố tích cực và tiêu cực. Chính vì thế nếu không được giáo dục, rèn luyện kỹ
năng sống các em thường dễ rơi vào lối sống ích kỷ, sự phát triển lệch lạc về
nhân cách, thậm chí là rơi vào hố đen của các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, việc
giáo dục kĩ năng sống trở thành nhiệm vụ cấp bách, bởi giúp trang bị cho HS có
những khả năng, tâm thế xã hội, để các em biết cách xử sự, ứng phó tích cực,
thể hiện mình và trau dồi nhân cách, biết sống hữu ích, tránh những va vấp
trong cuộc đời.
Theo thống kê của các nhà tâm lí học, để đạt thành công trong cuộc sống
kĩ năng mềm còn gọi là kĩ năng sống chiếm 85%, kĩ năng cứng( trí tuệ lô-gic)
chỉ chiếm 15%. Vì vậy dạy học hiện nay nói chung, dạy văn nói riêng phải tăng
cường dạy kĩ năng sống cho HS.
Điều 2, luật giáo dục năm 2005, đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; ... hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc”.
Phương pháp dạy và học trong những năm gần đây cũng được đổi mới
theo hướng : "... phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; ...; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". [1, 17]
Như vậy có thể thấy, để phù hợp với đà tiến và yêu cầu của xã hội,
nghành giáo dục hiện nay đã có sự chú trọng đến việc trang bị những kĩ năng
sống cần thiết cho HS bởi đây là một yêu cầu cấp thiết để các em có thể đáp ứng
được nhu cầu xã hội.
Các môn học trong trường phổ thông của chúng ta hiện nay đều có khả
năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS. Trong đó, gần gũi nhất có l là
Văn học. Bởi Văn học là nhân học, từ trước đến nay đây vẫn là một bộ môn
thuận lợi để “ thay thái độ, đổi hành vi” của HS một cách dễ nhất thông qua các

bài học ý tứ, sâu sắc mà lại rất nhẹ nhàng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Các kĩ năng sống còn được giáo dục thông qua phương pháp học tập tích
cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học và sự trải nghiệm của người

7


lĩnh hội hoặc quá trình đối thoại, tương tác giữa các cá nhân với nhau. Do đó,
việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các nội dung của môn Ngữ văn tương
đối thuận lợi, không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức mà chỉ cần tích hợp
một cách khoa học để bộ môn ngày càng thiết thực, gần gũi với đời sống hơn.
Đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ
hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm Kĩ năng sống trong quá trình học
tập.
a.Thuận lợi:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi
đã có một số thuận lợi sau:
- Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ. Và
đặc biệt là sự chỉ đạo tổ chức hướng dẫn sâu sắc của Sở giáo dục, tôi luôn có
điều kiện nắm bắt các chuyên đề.
- Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai thường xuyên tổ chức các chuyên đề
văn học, các lớp tập huấn thay sách, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích hợp rèn kĩ
năng sống cho HS.
- Được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý Thầy, cô trong
tổ chuyên môn.
- Đối tượng học hiện nay cũng có nhiều điều kiện để tự chủ trong việc
tiếp cận một tác phẩm văn học.
b. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đó trong quá trình giảng dạy tôi cũng gặp
không ít khó khăn khi tích hợp rèn KNS cho HS.
- Học sinh chưa thực sự ham học, nhiều em xem ngữ văn là một môn học

khô khan, chưa thấy được sự liên hệ cần thiết giữa kiến thức với kĩ năng sống.
Vì thế, các em cũng không có sự đầu tư, chuẩn bị nhiều cho bài học,chưa mạnh
dạn trình bày suy nghĩ của mình.
- Học sinh ít có khả năng cảm nhận tác phẩm, học đối phó với việc thi cử
là chính, máy móc thiếu sự chiêm nghiệm, sáng tạo khi tiếp cận tác phẩm. Ngay
cả về phía giáo viên cũng chỉ chú trọng vào việc truyền giảng kiến thức chứ
không mấy mặn mà với việc rèn KNS cho học sinh.Thói quen chú trọng vào
kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên s là cản trở lớn khi triển khai giáo
dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng
xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống.
- Việc học Ngữ văn đã khó, học các văn bản cách thời điểm các em đang
sống quá xa lại càng khó hơn. Ngoài ra, tiếp cận một văn bản lại là mảng kiến
thức đòi hỏi các em phải có sự suy luận, có sự hiểu biết sau đó lại phải tích hợp

8


với nội dung giáo dục kĩ năng sống, điều này không hề đơn giản, nhất là với đối
tượng học sinh lớp 10 chưa có nhiều hiểu biết về thực tế cuộc sống.
- Hạn chế về mặt thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng
ghép kĩ năng sống vào tiết dạy. Vì một tiết học thường đi rất nhanh để hoàn
thành phần lí thuyết, đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kĩ
năng nào. Ngoài ra, không có một tiết dạy kĩ năng sống riêng cho học sinh, điều
này cũng khó với giáo viên vì nếu quá chú trọng vào giáo dục kĩ năng sống thì
lại chậm tiến độ bài dạy theo phân phối chương trình, mà dạy cho kịp nội dung
bài đôi khi lại rất khó lồng ghép kĩ năng sống.

Khi thực hiện nhiệm vụ lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các tiết học
văn bản, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn (chưa có tài liệu cho giáo viên và
học sinh, kế hoạch thực hiện, tiêu chí đánh giá, quy định thời lượng của tiết
dạy…). Hơn nữa, tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác
với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn
học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu
lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện, điều này quả
là không dễ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống, mỗi quan niệm diễn đạt theo một
cách khác nhau, thường gắn với một bối cảnh cụ thể, với một nền giáo dục nhất
định. Theo định nghĩa của UNESSCO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là
kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như:
tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với
người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông,
tư duy bình luận phê phán, ra quyết định, giao tiếp hiệu quả và thương thuyết.
Kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội, nội dung bao gồm tri thức, thái độ, giá
trị và kĩ năng giúp con người giải quyết có hiệu quả những tình huống , những
vấn đề nhằm đáp ứng hoạt động của cuộc sống một cách tích cực (Hội thảo
khoa học tiếp tục đổi mới quản lí giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo các tỉnh phía Nam).
Có nhiều kĩ năng sống khác nhau, tùy hoàn cảnh, môi trường sống, điều
kiện sống mà GV cần định hướng cho HS một cách phù hợp. Đối với học sinh
đầu cấp THPT thì việc tác động ấy phải dựa trên tâm lí, khả năng học tập của
từng đối tượng. Muốn vậy người thầy vừa phải có khả năng sư phạm vừa phải
có nghệ thuật giao tiếp. Trên cơ sở đó, giúp học sinh nắm được gía trị của văn
bản, để tiếp tục trang bị, hoàn thiện thêm vốn sống trong cuộc đời.
Để tích hợp rèn kĩ năng sống cho HS, GV cần dựa trên nguyên tắc 5 chữ
T: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi, thời gian. Trong đó, kĩ
năng tương tác hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu, tổ chức cho

học sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo viên và với nhau trong quá
trình giáo dục. Trải nghiệm có nghĩa là người học cần được đặt vào các tình

9


huống để trải nghiệm và thực hành.Tiến trình giáo dục kĩ năng sống không thể
hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận
thức dẫn đến hình thành thái độ sau đó mới là thay đổi hành vi. Giúp người học
thay đổi hành vi theo hướng tích cựclà mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng
sống. Để đạt được điều này thì việc giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện xuyên
suốt quá trình học tập và rèn luyện của các em.
1. Các kĩ năng sống cơ bản :
Có nhiều kĩ năng sống khác nhau. Trong phạm vi đề tài, tôi tạm xếp các
kĩ năng thành ba nhóm cụ thể nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực phù hợp
với thực tiễn, đặc điểm học sinh của từng lớp, mà tiến hành việc rèn kĩ năng
sống cho các em.
- Nhóm kĩ năng nhận thức
- Nhóm kĩ năng xã hội.
- Kĩ năng quản lí bản thân.
Để lồng ghép trọn vẹn các nhóm kĩ năng sống là điều khó, vì vậy trong
quá trình thực nghiệm, tôi thường chú trọng rèn cho các em hai nhóm kĩ năng
cơ bản là kĩ năng nhận thức và kĩ năng quản lí bản thân. Bởi tôi xét thấy đây là
hai nhóm kĩ năng các em phải sử dụng trong nhiều tình huống của cuộc sống.
2. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua một số giờ đọc hiểu
văn bản
Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho các em biết thế nào là đúng
thế nào là sai như ta thường làm. Cũng không phải là rao truyền những lời hay
ý đẹp để học sinh s quên nhanh. Các phương pháp cổ điển như giảng bài, đọc
chép s thất bại hoàn toàn vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin đến

nhận thức để thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng
sống là giúp HS nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau.
Quyết định phải phát xuất từ chính các em. Vì thế nội dung bài học phải hết sức
gần gũi với cuộc sống hay tồn tại ngay trong cuộc sống. HS cần có điều kiện để
cọ xát những ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp
dụng một cách chủ động có thế các em mới thay đổi hành vi.
Xuất phát từ yêu cầu trên, nhiều phương pháp được áp dụng để đem lại
hiệu quả trong việc rèn kĩ năng sống như sinh hoạt hay thảo luận theo nhóm,
theo cặp, động não, sắm vai, phân tích tình huống, tranh luận, trò chơi, huy
động tối đa nghe, nhìn, vận động… góp phần nâng cao khả năng tiếp nhận và sự
tương tác giữa kiến thức tại lớp với thực tế cuộc sống. Điều này giúp đem lại
hiệu quả và sự hứng thú trong quá trình học tập của các em. Dưới đây là một số
phương pháp tiêu biểu mà tôi áp dụng trong quá trình đứng lớp của mình để
hình thành kĩ năng sống cho HS
- Phương pháp động não.

10


- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp nghiên cứu tình huống (hay còn gọi là phương nghiên cứu
các trường hợp điển hình)
- Phương pháp trò chơi
Các phương pháp này có thể vận dụng linh hoạt trong từng giờ dạy theo từng
đối tượng cụ thể.
3. Tổ chức thực hiện giải pháp
Để rèn luyện kỹ năng sống cho HS, cách hữu hiệu nhất là để cho các em
thực hành trong những tình huống cụ thể ở mỗi bài học. Và các phương pháp
hiệu quả nhất đó là: thảo luận, phân tích trường hợp điển hình, giải quyết tình

huống, đóng vai, chơi trò chơi, bày tỏ ý kiến… Qua đó, các em s được trải
nghiệm và tự rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân.
Có thể dễ dàng nhận thấy, số lượng phân môn cũng như thời gian dành
cho môn Ngữ văn tương đối nhiều, tạo điều kiện không nhỏ để giáo viên có thể
tích hợp rèn luyện các KNS cho HS thông qua các giờ dạy. Bởi đây là môn học
có khả năng rèn kĩ năng sống cho học sinh khá cao. Xuyên suốt chương trình ở
các cấp học, lớp học, gần như mỗi bài học đều có thể tích hợp rèn luyện KNS
cho HS ở những mức độ nhất định.
Tuy nhiên, với chương trình ngữ văn 10, vì hạn chế và nhiều lí do khách
quan tôi chỉ đi sâu vào việc rèn kĩ năng sống cho HS ở một số giờ đọc hiểu văn
bản tiêu biểu để giúp các em nhận thức được các giá trị cuộc sống, hình thành
lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp nhất định. Đồng
thời, giúp các em định hướng để thực hành đúng cách, điều chỉnh những hiểu
biết và kỹ năng còn sai lệch từ phía các em.
Phần văn bản ngữ văn 10 có trên 10 tác phẩm và một số đoạn trích
(không kể phần đọc thêm). Mỗi tác phẩm và đoạn trích có nội dung giáo dục
khác nhau. Do đó, giáo viên phải dựa vào tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và khai thác thêm, chọn hình thức phù hợp với mỗi bài học và đối tượng học
sinh. Ở đây, tôi xin đề xuất những giải pháp sau.
a. Tiến trình dạy học:
* Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị kĩ năng cần giáo dục thông qua bài học.
- Đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh chuẩn bị bài ở nhà.Để có một giờ
học sôi nổi, thành công, người GV cần nắm chắc mục đích, yêu cầu bài học để
chuẩn bị được một hệ thống câu hỏi khoa học.

11


Lưu ý: Khi đưa câu hỏi, giáo viên cần chú ý đến tính hệ thống và linh

hoạt của câu hỏi với đối tượng học sinh nhằm kích thích ham muốn tìm hiểu và
học tập của các em.
- Chọn lựa phương pháp, kỹ thuật dạy học, xác định nội dung cần tích
hợp, thời điểm tích hợp, cách tích hợp như thế nào cho phù hợp với từng bài
dạy.
- Giám sát, nhận xét và chốt lại vấn đề cần giáo dục.
(GV đóng vai trò là người khơi gợi)
* Sự chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh nhận câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà từ giáo viên (tìm hiểu và soạn
trước ở nhà).
- Tại lớp, khi được yêu cầu HS s trình bày vấn đề theo thời gian quy
định.
- Qua sự định hướng của GV, HS tự rút ra bài học từ đó hình thành kĩ
năng sống, và chủ động vận dụng vào cuộc sống.
b. Quá trình tiến hành tại lớp:
Có bốn bước chính để tiến hành rèn KNS cho HS qua giờ dạy tại lớp.
Trước hết là khám phá. Ở bước này, giáo viên cần tìm hiểu xem học sinh
đã biết được diều gì, còn chưa biết gì về vấn đề đặt ra trong tác phẩm, văn bản.
Sau đó cần phải có sự kết nối nội dung mới của bài dạy (muốn vậy GV và
HS phải giải quyết tất cả những kiến thức mới).
Tiếp đến là bước thực hành. Với bước này, giáo viên s lần lượt đặt ra
những tình huống, những nội dung, những trò chơi có thể vận dụng kiến thức
mới lĩnh hội.
Cuối cùng là bước vận dụng. Tùy theo từng hoàn cảnh, từng đối tượng
học sinh, giáo viên ứng dụng bài tập tình huống phù hợp để rèn KNS cho các
em .
c. Giáo án thực nghiệm:
- Xác định kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức và kĩ năng giao
tiếp ứng xử.


Tên bài
dạy
GV

- Chuẩn bị ở nhà: Xác định nội dung có thể tích hợp rèn kĩ
năng sống, sau đó đặt câu hỏi hay đưa ra tình huống giả
định với từng nhân vật:
+ Qua cảm nhận của em, An Dương Vương là một vị vua
có công hay có tội? Vì sao?
+ Nếu là An Dương Vương em sẽ xử lý thế nào khi biết

12


con gái yêu của mình chính là kẻ phản bội?
+ Trách nhiệm của chúng ta đối với Đất nước hiện nay là
gì?
+ Qua sự hóa thân của những nhân vật, em học được điều
gì về cách ứng xử trong cuộc sống của người Việt Nam?
+ Qua cảm nhận của em, An Dương Vương là một vị vua
có công hay có tội?
+ Nếu là An Dương Vương em sẽ xử lý thế nào khi biết con
gái yêu của mình chính là kẻ phản bội?
+ Trách nhiệm của chúng ta đối với Đất nước hiện nay là
gì?
+ Qua sự hóa thân của những nhân vật, em học được điều
gì về cách ứng xử trong cuộc sống của người Việt Nam?

An
Dương

Vương
– Mị
Châu –
Trọng
Thủy

- Thực hiện: Tại lớp chia HS theo nhóm hoặc cá nhân,
cho các em thảo luận và bày tỏ quan điểm với thời gian tích
hợp từ 3’ đến 5’ tùy theo tình huống hay câu hỏi.Từ việc HS
trả lời những câu hỏi trên, GV có thể rèn kỹ năng giao tiếp,
ứng xử cho HS bằng cách ứng dụng kỹ thuật viết sáng tạo
cho HS trả lời câu hỏi:
- Nếu bản thân em rơi vào tình huống tương tự như
Mị Châu em sẽ hành động thế nào? Vì sao?
- Kết quả: Qua những câu trả lời của các em, giáo dục
học sinh kỹ năng nhận thức và kỹ năng giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong cuộc sống. Đồng thời, rèn giũa cho HS kĩ
năng xác định giá trị bản thân, sống có trách nhiệm với cộng
đồng, kĩ năng giải quyết vấn đề, không thụ động để chấp
nhận nghịch cảnh. Và từ đó giúp các em trân trọng và đánh
giá đúng bản thân mình và những sự việc xảy ra xung quanh
để tìm ra cách ứng xử phù hợp.
- Thảo luận nhóm hay làm việc cá nhân tìm câu trả lời các
câu hỏi được GV đưa ra bằng các hình thức.
- Trình bày trước lớp (cá nhân hay đại diện nhóm) hay làm
bài kiểm tra nhỏ theo thời gian quy định:
Hs

+ Ở phần đầu truyện, An Dương Vương là một vị vua
sáng suốt, có công xây dựng nhà nước Âu Lạc, chế tạo vũ

khí bảo vệ nước nhà, ngăn chặn giặc phương Bắc xâm lược.
Nhưng ở phần sau, An Dương Vương đã chủ quan khinh
địch, lơ là trong công tác phòng bị, thậm chí khi quân Triệu

13


Đà tiến sát đến chân thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ.
Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến nỗi “cơ đồ đắm
biển sâu”.
+ Việc An Dương Vương chém đầu Mị Nương cho thấy
thái độ dứt khoát khi phải lựa chọn giữa việc nước với việc
nhà. Đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên mối quan hệ cá
nhân, gia đình. Đồng thời cũng phải ra sức phấn đấu, học
tập, rèn luyện để trở thành chủ nhân tương lai của đất
nước.
Tương tự như vậy, qua nhân vật Mị Châu hay Trọng Thủy
các em có thể nhận thức những vấn đề sau:
+ Với nhân vật Mị Châu, tác giả dân gian đã đặt ra bài
học đớn đau về trách nhiệm công dân với quốc gia, dân
tộc.Trước hết, nàng đã ngộ nhận về mối quan hệ tình cảm
vợ chồng riêng tư khi không có bất cứ sự nghi ngờ nào về
đề nghị của Trọng Thủy. Bởi đơn thuần, Mị Châu xem đó là
cách chứng minh cho tnh yêu chân thành của nh dành cho
chồng. Bên cạnh đó, nàng cũng rất nông nổi khi không chú
ý đến câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy khi chia tay và vẫn
làm theo tình cảm một cách mù quáng dẫn đường để Trọng
Thủy truy đuổi trên đường trốn chạy cùng vua cha. Và có lẽ
bài học đau đớn nhất đó chính là vì tình yêu cá nhân mà
nàng đã đẩy trăm dân vào cơn khốn cùng điêu linh. Mặc dù

bị Rùa vàng kết tội và chấp nhận cái chết để chuộc tội song
nàng không thể có cơ hội chuộc tội với dân, với đất nước.
Thế nhưng, truyện không kết thúc ngay sau khi Mị Châu bị
vua cha chém đầu mà còn nối dài bằng chi tiết máu Mị
Châu hóa thành trai ngọc và Trọng Thủy phải chết trong
giếng. Như vậy, qua những chi tiết này tác giả dân gian còn
gửi gắm đến chúng ta bài học về sự cảm thông với những
người trót mắc lỗi lầm nhưng đã biết nhận ra và tìm cách
sửa chữa lỗi lầm. Tuy nhiên, không phải lỗi lầm nào cũng
có thể sửa chữa và tha thứ.
- Kết quả: nhận thức được vai trò và trách nhiệm cá nhân,
không lơ là, chủ quan trong bất cứ vấn đề gì mà trước tiên
đó là việc học. Biết suy nghĩ và hành động tích cực khi gặp
căng thẳng, không làm tổn hại đến bản thân và những người
xung quanh, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp.
Nhàn

GV

- Xác định kĩ năng sống: Kĩ năng nhận thức và kĩ năng giao
tiếp ứng xử.

14


- Chuẩn bị ở nhà: Xác định nội dung có thể tích hợp rèn kĩ
năng sống, sau đó giúp HS nhận thức được giá trị của cuộc
sống đẹp một cách toàn vẹn thông qua các câu hỏi:
+ Theo em, tại sao nhân vật trữ tình lại nhận mình là kẻ
dại khi tìm đến nơi vắng vẻ? Em nhận định thế nào về cái

dại ấy?
+ Từ cách sống và quan niệm sống của nhân vật trữ tình
trong bài thơ em hiểu thế nào là sống “Nhàn”?
+ Để sống nhàn như vậy con người cần có những phẩm
chất gì? Hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân em?
Để rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử, GV có thể sử dụng một
số câu hỏi sau:
+ Nếu được lựa chọn, em có chọn cách sống như nhân vật
trữ tình trong văn bản hay em sẽ chọn cách sống khác? Vì
sao?
+ Xét về phương diện xã hội, triết lí sống nhàn của Nguyễn
Bỉnh Khiêm liệu còn phù hợp với đời sống của chúng ta
hiện nay không? Vì sao?
- Thực hiện tại lớp: cho các em thảo luận nhanh theo kỹ
thuật khăn trải bàn, cử đại diện trình bày kết quả (thúc đẩy
sự thi đua giữa các nhóm bằng hình thức cộng điểm nhóm).
- Kết quả: 35/40 HS đạt kĩ năng nhận thức, và hình thành
kĩ năng giao tiếp ứng xử. Biết cách lựa chọn thái độ sống.
Có ý thức giữ gìn nhân cách và phẩm giá.
- Học sinh suy nghĩ, giải quyết vấn đề GV đặt ra.
- Học sinh có thể thảo luận nhóm để đưa ra cách nhìn
nhận, đánh giá của bản thân, lựa chọn cách sống phù hợp
đảm bảo sự phát triển hài hòa cả thể chất và nhân cách. Có ý
thức lựa chọn cuộc sống, cách sống đẹp. Đồng thời biết trân
trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên.
Hs

- Kết quả: qua quá trình tham gia hoạt động, làm việc
cùng nhau, các em s tự hình thành kỹ năng giao tiếp ứng
xử với môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên. Trong

hoàn cảnh hiện nay, đất nước hòa bình, dân chủ. Mỗi người
trong chúng ta đều có điều kiện làm chủ bản thân. Trong
mọi lúc, mọi nơi hãy sống và cống hiến! Hãy tránh xa
những mưu toan tính toán, tranh giành thiệt hơn. Hãy phấn
đấu trong công việc nhưng không đặt nặng danh lợi, vì danh

15


lợi mà đánh mất mình! Hãy sống thân thiện, gắn bó với
thiên nhiên. Đó là một lối sống đẹp.
- Xác định kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức và kĩ năng giao
tiếp ứng xử.
- Chuẩn bị ở nhà:
Để rèn kĩ năng nhận thức, GV cần hướng học sinh đến
chỗ: nhận thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của thanh
niên trong đời sống. Xác định được những giá trị bản thân
từ đó hướng đến cách sống có bản lĩnh.
Một số câu hỏi có thể áp dụng để đạt đến đích nhận thức
cho HS:
+ Em hãy cho biết những nhân tố nào tạo nên vẻ đẹp
của trang nam nhi thời Trần?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến nỗi thẹn của nhân vật trữ
tình trong văn bản?
+ Có khi nào em cảm thấy thẹn không? Vì sao? Liên hệ
với nỗi thẹn của nhân vật trữ tình trong văn bản em rút ra
bài học gì cho bản thân?
+ Mặc dù đã lập được nhiều chiến công vang dội nhưng
vì sao nhân vật trữ tình vẫn cảm thấy thẹn khi nghe người
đời nhắc đến chuyện Vũ Hầu? Em suy nghĩ về nỗi thẹn ấy?

GV

+ Từ nỗi hổ thẹn của nhân vật trữ tình trong bài hãy
trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của tuổi trẻ
hiện nay.
- Thực hiện tại lớp: cho các em thảo luận nhanh theo kỹ
thuật khăn trải bàn, cử đại diện trình bày kết quả (thúc đẩy
sự thi đua giữa các nhóm bằng hình thức cộng điểm nhóm).
Cuối cùng để đánh giá quá trình hiểu và vận dụng của các
em, tôi cho các em làm một bài kiểm tra nhỏ (15 phút).

Tỏ
Lòng

- Kết quả: 36/40 HS có thể nhận ra những kĩ năng sống
thông qua văn bản và ứng dụng những KNS ấy vào trong
cuộc sống thực tiễn của bản thân.

HS

Từ những vấn đề GV đặt ra, HS thảo luận và xác định
cách nhìn nhận đánhgiá đúng về trách nhiệm bản thân đối
với môi trường xã hội xung quanh, với bản thân gia đình và
rộng hơn là quốc gia, dân tộc. Có ý thức rèn luyện, phấn đấu
tài năng và phẩm chất để có thể trở thành rường cột nước
nhà. Như vậy quan niệm lập công danh của người xưa rất

16



gần gũi với việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống của thanh
niên hiện nay.
- Xác định kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức và kĩ năng ứng
xử.
- Chuẩn bị ở nhà: xác định nội dung có thể tích hợp rèn kĩ kĩ
năng nhận thức cho HS, từ tấm gương phẩm hạnh của Kiều,
GV sử dụng một số câu hỏi gợi mở :
+ Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Kiều là gì?
+ Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh và cách ứng xử
của Kiều trong đêm trao duyên qua mười hai câu đầu?
“Cậy em, em có chịu lời
.....................................
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
+ Từ cách thức Kiều thuyết phục và trao duyên cho
Vân, em học tập điều gì khi phải thuyết phục người khác?
+ Qua quyết định trao duyên của Kiều, em thấy gia
đình có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
GV

+ Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với
nhau là gì?
+ Theo em xã hội hiện nay còn những hoàn cảnh như
Thúy Kiều không? Có nên học tập theo cách ứng xử của
Kiều không? Em rút ra bài học gì từ nhân vật Thúy Kiều
trong đêm trao duyên?
Giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Một số câu hỏi
có thể sử dụng:
+ Trong thực tế nếu có người dùng vật chất để muốn
em trở thành người yêu của họ, thì em sẽ ứng xử như thế
nào?


Trao
Duyên

+ Nếu gặp phải người có hoàn cảnh như Kiều em sẽ
đối xử với họ như thế nào?
- Kết quả:
GV có thể nhận xét để định hướng cho HS: trong bi
kịch tình yêu của Kiều và Kim Trọng, người chịu nhiều đau
khổ nhất là Kiều nhưng nàng không nghĩ đến bản thân mình
mà chỉ nghĩ đến Kim Trọng. Kiều đã quên mình để nghĩ tới
người khác, đó là một sự hi sinh cao qúy trong tình yêu.

17


Nàng đã cho đi và không nghĩ mình được nhận lại gì. Đoạn
thơ đã đem đến cho chúng ta bài học thật ý nghĩa trong cuộc
sống. Đó là bài học cho và nhận. Liên hệ giáo dục HS trong
thực tế khi tiếp xúc với những hoàn cảnh không may phải có
thái độ cư xử phù hợp.
- Học sinh suy nghĩ, giải quyết vấn đề GV đặt ra.
- HS s động não, thảo luận và trình bày ý kiến theo yêu
cầu và thời gian quy định của GV.
- Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ rút ra bài học kĩ
năng sống cho bản thân.

HS

- Kết quả: nhận thức tình cảm gia đình, đạo hiếu làm

người, lòng kính yêu cha mẹ, anh chị em trong gia đình, tình
yêu chung thủy và sự quan tâm chăm sóc chu đáo đối với
người mình yêu ngay cả khi bản thân phải chịu sự hi sinh
thiệt thòi.
Biết cảm thông chia sẻ với những người xung quanh nhất
là những người thân trong gia đình. Khi phải đối mặt với
những khó khăn trong cuộc sống không được đổ lỗi cho
hoàn cảnh hay ngụy biện không dám vượt qua nghịch cảnh.
Đồng thời, giúp HS có thái đô ứng xử khéo léo trước mọi
tình huống, cẩn thận trước những cám dỗ của xã hội.

Ngoài ra, GV có thể ứng dụng những thao tác trên để giúp hình thành kỹ
năng sống cho HS ở những văn bản khác của lớp 10 và cả những văn bản ở lớp
11 hoặc 12.
Ví dụ:
Bình ngô đại cáo:
GV có thể giúp HS nhận thấy:
Quan niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi : yên dân – trừ bạo (xuất phát từ
quan niệm nho giáo) không khô khan, xa lạ với cuộc sống hiện nay. Hay đó là
tư tưởng, quan niệm quá to lớn, ngoài tầm suy nghĩ không thiết thực với đời
sống đương thời. Thật ra, trong cuộc sống hiện nay, nhân nghĩa đơn giản là sống
tử tế. Cách ứng xử có văn hóa giữa con người với con người như biết nói lời
cảm ơn và xin lỗi, biết cảm thông, chia sẻ với người khác. Từ đó, HS có hướng
phấn đấu trở thành công dân tốt.
Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên:
Bằng câu hỏi nhỏ, GV giúp HS nhận thức và rèn kỹ năng ứng xử (hình
thức tự luận, có thể thay bằng bài kiểm tra 15 phút) ngay sau giờ đọc hiểu.

18



- Nếu được viết lại phần kết thúc chuyện em s viết như thế nào? Tại sao
em chọn cách kết thúc như vậy?
Tùy vào ý kiến của các em, GV s định hướng để HS rút ra những kỹ
năng sống cho bản thân.
- Kỹ năng nhận thức: Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi con người biết
đấu tranh với cái xấu, cái ác và sự gian tà. Từ đó củng cố niềm tin của các em
vào l phải bởi l chính s thắng tà. L phải, công lí cũng không lệ thuộc vào số
lượng người giữa hai phái chính tà. Bè cánh xấu xa chỉ tồn tại nhất thời. Chính
nghĩa s thắng miễn là người quân tử có ý chí và không ngại sự thiệt hại đến
bản thân mình.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: thể hiện rõ trong câu kết văn bản. Người anh
hùng không thể hèn kém khư khư ôm cái thiện cho riêng mình “Kẻ sĩ không nên
kiêng sợ sự cứng cỏi...”. Thực tếđể tồn tại và phát triển đôi khi con người phải
trả giá, hy sinh. Trong thực tế cuộc sống, người tốt, người dám làm việc chính
nghĩa chưa chắc s nhận kết quả tốt đẹp trước mắt nhưng không vì thế mà sống
hèn kém, nhu nhược, không dám đấu tranh.
Chí Khí anh hùng:
Giúp HS nhận thấy, quan niệm anh hùng khác xưa: Anh hùng là những
người dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ. Tuy nhiên cũng phải xác
định mục tiêu sao cho phù hợp với năng lực bản thân và hoàn cảnh thực tế để có
thể thành công trong cuộc sống.
Qua quá trình thực nghiệm, người thực hiện nhận thấy tuy có sự hỗ trợ rất
lớn từ BGH và tổ chuyên môn xong vẫn còn tồn tại một số khó khăn như sau:
Hiện nay hoạt động giảng dạy mới chỉ nhằm mục đích chủ yếu là truyền
thụ kiến thức và đánh giá qua kiểm tra, thi cử với tỷ số lên lớp, tốt nghiệp, đỗ
cao đẳng, đại học mà chưa có tiêu chuẩn, tiêu chí về giáo dục KNS cho
HS. Việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS đa phần là dựa vào kinh nghiệm và bản
lĩnh đứng lớp của GV vì thế để đạt hiệu quả, GV cần phải thực hiện theo các
bước mang tính hệ thống. Muốn vậy câu hỏi và tình huống giả định đưa ra cho

các em cần phải đi từ mức độ thấp đến cao, từ dễ đến khó và có sự liền mạch
giữa các khối lớp. Tránh tình trạng đánh trống bỏ dùi hay liên hệ một cách
khiên cưỡng, khập khiễng trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó cũng cần chú
ý đến tính thời đại của vấn đề đưa ra cho các em HS rèn luyện KNS.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Để đánh giá kết quả, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp 10C8
(40 HS) và lớp đối chứng 10C9 (42 HS). Mẫu được chọn khảo sát chất lượng là
bài kiểm tra 15 phút bằng hình thức tự luận (phụ lục). Sau khi chấm, tôi tiến
hành phân loại điểm của các bài kiểm tra ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
như sau:

19


Bảng tổng hợp phân loại điểm kiểm tra 15 phút trước tác động
Điểm số

Lớp thực nghiệm (10C8)

Lớp đối chứng (10C9)

1

0

0

2

0


0

3

0

0

4

2

1

5

6

6

6

10

11

7

13


14

8

8

10

9

1

0

10

0

0

Tổng

40

42

Biểu đồ phân bố điểm trước thực nghiệm

20



Dựa vào bản thống kê tần số điểm kiểm tra trước tác động của hai lớp ĐC
và TN, tôi tiếp tục phân loại kết quả kiểm tra như sau
Điểm yếu
<5

Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

Tổng cộng

5- 6

7–8

9 - 10

Lớp
TN

2

16

21


1

40

Lớp
ĐC

1

17

24

0

42

Nhận xét: Qua bảng thống kê, ta có thể thấy, trước tác động điểm của hai
lớp khá đồng đều nhau. Sau khi dạy xong các văn bản thuộc giai đoạn văn học
Lí – Trần, tôi tiến hành kiểm tra bài viết tự luận 1 tiết tại lớp, kết quả như sau:

Bảng phân loại điểm kiểm tra 15 phút sau tác động
Điểm số

Lớp thực nghiệm (10C8)

Lớp đối chứng (10C9)

1


0

0

2

0

0

3

0

0

4

0

0

5

1

4

6


11

14

7

16

15

8

8

8

9

4

2

10

0

0

Tổng


40

42

21


Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra 15 phút sau tác động

Từ bảng thống kê tần số điểm kiểm tra sau tác động của lớp ĐC và lớp TN,
tôi tiếp tục phân loại kết quả kiểm tra như sau.
Điểm yếu
<5

Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

Tổng cộng

5- 6

7–8

9 - 10

Lớp
TN


0

12

24

4

40

Lớp
ĐC

0

18

23

2

42

Nhận xét: từ kết quả phân loại và thống kê trên ta thấy, sau tác động, lớp
thực nghiệm có số điểm khá giỏi nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc học
sinh lớp thực nghiệm cảm thụ kiến thức và vận dụng kiến thức tốt hơn.

22



Bảng so sánh điểm trung bình trước và sau tác động

Với những kết quả trên, tôi có thể khẳng định rằng, việc giáo dục kĩ năng
sông cho học sinh qua một số giờ đọc hiểu văn bản đã giúp HS có một số kĩ
năng sống cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
V.ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Bài học kinh nghiệm:
- GV phải lựa chọn bài giảng, nắm bắt mục tiêu bài học và vận dụng linh hoạt
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để rèn luyện kỹ năng sống
cho HS một cách linh hoạt.
- GV cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thật tốt để có thể tích lũy kiến thức
và kỹ năng qua từng văn bản.
- GV phải đóng vai trò tác động tích cực đến hoạt động của các em tại lớp, phát
huy năng lực ở mỗi học sinh để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
2. Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của việc rèn KNS cho HS.
Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung theo hướng hoàn thiện
hơn.
- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, nhằm đánh giá đúng năng lực cảm thụ và
ứng dụng vào đời sống thực tế.
- Tăng cường sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường để nâng cao hiệu
quả việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại
“học để biết, học để làm, học để chung sống”.

23


KẾT LUẬN
Như vậy việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng

là học sinh THPT để rèn luyện KNS cho học sinh vẫn chủ yếu dựa vào phương
pháp đổi mới trong giảng dạy bộ môn nhưng mọi vấn đề giáo viên đưa ra để dẫn
dắt học sinh tìm hiểu và cảm thụ tác phẩm cần rõ ràng, ngắn gọn cụ thể và phù
hợp với hoàn cảnh, đối tượng học sinh. Giáo viên cần không ngừng học hỏi, rèn
luyện để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tạo sự tác động đến suy nghĩ và cách nhìn
nhận của học sinh về việc học môn Ngữ Văn. Kết quả trong giờ học Văn chính
là kết quả của thầy và trò cùng hoạt động trong một thời gian dài tìm hiểu,
tương tác lẫn nhau. Tuy phải trải qua một thời gian dài tương tác nhưng kết qủa
lại bền vững.
Người giáo viên dạy Ngữ văn phải tạo được sự đồng cảm, tin yêu học
sinh. Làm được điều đó có nghĩa là thầy đã hướng học sinh đến đích học tập
chủ động, tích cực, đồng thời có thể biến những kiến thức sách vở thành những
bài học bổ ích trong cuộc sống của bản thân.
Tóm lại qua mỗi tác phẩm văn học, qua mỗi bài giảng, GV s liên hệ một
đôi điều vừa có tác dụng giáo dục kĩ năng sống, vừa giáo dục đạo đức nhân
cách, giúp các em có khả năng đối diện hội nhập tốt cuộc sống, tránh được
những va vấp không đáng có đồng thời chuẩn bị tốt cho tương lai. Câu nói của
Mac-xim Gooc-ki quả thật chính xác “Văn học là nhân học”. Văn là người. Dạy
văn cũng là dạy làm người. Để đối diện khó khăn, trở ngại và vươn lên trong
cuộc sống, con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần có kiến thức, mà còn
cần phải có kĩ năng mềm để giao tiếp, ứng xử, thể hiện bản lĩnh.... Thông qua
các giờ dạy, giáo viên văn phải truyền được cho các em những bài học này. Nó
là hành trang cho các em bước đi ở chặng đường tiếp theo. Trái tim luôn có
những cung bậc cảm xúc khác nhau. Gõ nhẹ vào nơi ấy s có vô vàn điều bí
mật. Hãy chọn lựa, làm mới mỗi bài dạy để thấm thía hơn lời nói “ Văn học là
nhân học”
Cuối cùng, trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi sai sót, tôi kính
mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và sự trao đổi
kinh nghiệm của các đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Biên Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ti Na

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005), Luật giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - tập 1, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 10 - tập I1, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008),Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục - Đào tạo ( 2010),Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở
trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục - Đào tạo ( 2011),một số kĩ năng cần thiết dành cho học sinh
trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25


×