Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

vấn đề ô nhiễm môi trường (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.48 KB, 15 trang )

Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm
trầm trọng. Đó là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay; nó
có tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ,đặc biệt là ở các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam của chúng ta. Ô nhiễm môi trường đã
đang và sẽ là một vấn đề hết sức cấp bách, gây bức xúc trong cộng động
quốc tế. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất
và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe doạ đến sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện tại và
tương lai. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có sự hợp
tác của toàn nhân loại. Nếu có sự hiểu biết đúng đắn về môi trường, chúng ta
sẽ có giải pháp hợp lý giúp chúng ta bảo vệ môi trường thế giới ngày càng
xanh sạch đẹp .

Trong bài tiểu luận này chúng tôi sẽ cố gắng phân tích, tổng hợp từ những
hiểu của mình để phần nào nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường đối với
mọi người. Trước hết chúng tôi sẽ đề cập về một số khái niệm cơ bản về môi
trường, kế tiếp sẽ nêu lên thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta trên các
phương diện: ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Đồng thời, phân
tích một số nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn tới sự ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay. Tiếp theo chúng tôi sẽ nêu ra
một số hậu quả mà ô nhiễm môi trường đem lại đối với đời sống con người
và môi trường sinh thái. Cuối cùng tôi xinđề xuất, luận chứng một hệ thống


các giải pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm
môitrường, hướng tới cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống của
chúng ta

I : CÁC KHÁI NIỆM Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG
1: Môi trường là gì ? .
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi


trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của
thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi lưu trữ
và cung cấp thông tin cho con người. Môi trường tự nhiên cho ta không khí
để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con
người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ, cung cấp
cho cảnh đẹp để giải trí làm cho cuộc sống con người càng thêm phong phú ,
môi trường rất cần thiết cho sự sống của con người là cơ sở để sống

.
( Hình ảnh được truy cập từ mạng xã hội )

2 : Ô nhiểm môi trường là gì ? .
-Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế
giới, ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào
môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường, hay cũng có
thể hiểu ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất
hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống
khác =>> Tóm lại : Ô nhiểm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên
bị nhiểm bẩn , đồng thời các tính chất hóa học , sinh học , vật lý của môi
trường bị thay đổi gây tác hại với con người và cacs sinh vật khác .


3.Các dạng ô nhiễm môi trường :
* Có ba dạng ô nhiễm môi trường chính :
- Ô nhiểm môi trường đất .
- Ô nhiểm môi trường nước .
- Ô nhiểm môi trường không khí .

* Ngoài ra còn có một số ô nhiểm khác như ô nhiễm tiếng ồn , ô nhiễm ánh
sáng ,ô nhiễm hóa chất ……
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT :
-Là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái
vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất

( Ảnh tải từ me.zing.vn)

( Ảnh do nhóm tự chụp tại chợ …. Huế .ngày 6-2-2014.lúc 9)


-

Trên đây là một số hình ảnh minh họa thể hiện sự thiếu nhận thức của
con người đối với môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sự ô nhiễm môi
trường đất dù gián tiếp hay trực tiếp nó cũng gây hậu quả rất nghiêm
trọng đối với môi trường đất , ý thức con người là một trong những
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất cũng như các môi
trường khác .

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC :
-Là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý , hóa học , sinh học
của nước , với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng rắn làm cho nguồn
nước trở nên đọc hại đối với con người và sinh vật , làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước.
-Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện sự ô nhiểm môi trường nước ở các
ven con sông trên thành phố Huế

( khu vực ven chợ An Cựu và ven con sông An Cựu . Huế ngày 2-6-2014 lúc
10h. do nhóm đi thực tế )





Trong thời gian gần đây cho ta thấy ở hai bên bờ sông An Cựu lượng rác
thải ngày càng một gia tăng .Dòng sống đã và đang bị ô nhiễm nặng nề
,nước sông đen đục có mùi hôi thối ,rác thải lềnh bềnh trên mặt nước
=>Dòng sông trở thành địa điểm đựng rác của nhiều hộ dân sinh sống tại
đây người ta vô tư vứt rác xuống sông .
Tình trạng trên cũng được diễn ra tại các lưu vực con sông ven các chợ ở
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của khắp cả nước trên thế
giới nói chung


Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ :
-Là sự có mặt một chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần
không khí làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi , có mùi
khó chịu giảm tầm nhìn xa do khói bụi …..

II : CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG
1 :Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới
a. Nguyên nhân xã hội
1. Sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ của nền sản xuất xã hội.
Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới n
ền văn minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những nguyên nhân g
ây nên và thúc đẩy ô nhiễm môi trường. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăn
g của con người, nền sản xuất xã hội đã phải sử dụng một khối lượng tài ngu
yên thiên nhiên rất lớn và ngày càng nhiều hơn. Trong điều kiện nền kĩ thuật
và công nghệ chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, xã hội buộc phải sử dụn

g phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, nghĩa là đối vớ
i một loại tài nguyên nào đó chỉ dùng một vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ,
chẳng hạn như than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm nhiên liệu. Chính vì điều đó m
à tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác nhiều thì các chất thải bỏ độc h
ại ra môi trường ngày càng lớn. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng cá
c nguồn tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng là tài nguyên ngày càng cạn kiệt
, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn.
b. Nguyên nhân con người


Quan điểm duy nhân loại lấy con người làm trung tâm từ xa xưa, đặc biệt là
trong thế kỉ XVII- XVIII đã trở thành một quan niệm ăn vào tiềm thức của c
on người
Con người là tâm điểm của mọi sự chú ý, có quyền uy tối thượng, còn giới t
ự nhiên chỉ là một bộ máy vô tri vô giác. Con người thống trị tự nhiên nên c
ó thể tuỳ ý tác động lên nó, lấy đi của tự nhiên tất cả những gì cần thiết cho c
uộc sống của mình, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy, nhất là từ khi nổ ra c
uộc cách mạng công nghiệp. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình,
con người đã khai thác, vơ vét tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên để
đưa vào sản xuất, bất chấp các quy luật tồn tại và phát triển của chúng, miễn
là thu được lợi nhuận một cách cao nhất, nhanh nhất, khi mà lợi ích kinh tế t
rở thành mục tiêu duy nhất và cao nhất của sự phát triển xã hội, một tiêu chí
quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển. Nhưng thực chất thì lợi ích kinh tế
do đâu mà có? Phải chăng con người đã cướp bóc từ thiên nhiên và vay mượ
n các thế hệ tương lai. Những khối tài nguyên khổng lồ mà con người đem v
ào trong sản xuất lẽ ra phải được coi là cái vốn của sản xuất, thế nhưng trong
thực tế, chúng lại được xem như là thu nhập xã hội, là lợi ích kinh tế mà con
người được hưởng thụ. Điều đó cũng có nghĩa là các thế hệ mai sau khó có c
ơ hội để thoả mãn các nhu cầu của mình từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
trên trái đất.

c. Chiến tranh.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải 72 triệu
lít chất diệt cỏ trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7 triệu ha đ
ất trồng và rừng ở miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con người cũng n
hư môi trường sống cho đến nay vấn chưa tình toán được hết vì sự tàn phá k
hủng khiếp của nó. Ngay khi bị rải thuôc diệt cỏ lần thứ nhất, 30% cây rừng
bị chết ngay sau đó. Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô nhiễm, động vật chết vì nh
iễm độc, nhiều thảm rừng đến nay vấn không có loại cây nào có thể mọc đượ
c … minh chứng tiêu biểu cho sức tàn phá
chiến tranh lên môi trường tự nhiên.Thế giới của chúng ta đã phải chứng kiế
n biết bao cuộc chiến tranh có sức huỷ diệt lớn, và từng ngày từng giờ vẫn x
ảy ra những cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc, tôn giáo… Bên cạnh những t
hiệt hạỉ khủng khiếp về người và của thì hậu quả tác động đến ô nhiễm môi t
rường đang là một lời cảnh bảo.


d. Bùng nổ dân số.
Các tác động tiêu cự của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới nói
chung và sự bùng nổ dân số ở một số quốc gia và khu vực nói riêng biểu hiệ
n ở các khía cạnh: Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất
do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở,s
ản xuất lương thực, thực phẩm,sản xuất công nghiệp.. Tạo ra các nguồn thải
tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các
khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sự gia tăng dân số
đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm cho môi trường k
hu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước s
ạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư, kéo theo ô
nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên.

2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta .

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của
con người hoặc do từ các thảm họa thiên nhiên (thiên tai) như núi lửa, lũ lụt,
bão tố, sóng thần… Các tác nhân chính ô nhiễm bao gồm các chất thải ở
dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc
tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Đối
với nước ta, trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung
ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhìn nhận vấn đề còn hạn chế
nên chưa chú trọng đúng mức việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh
tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp. Từ đó, dẫn đến những
hệ quả tiêu cực về môi trường, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường
diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế - xã hội, cuộc sống sinh hoạt của con người.
*

Các nguyên nhân cụ thể như sau :

-Ô nhiểm môi trường đất :
+ Do sử dụng nông dược và phân hoá học
+ Do các chất thải rắn và xác sinh vật bị thối rửa
+ Hoạt động khai khoáng


+ Khí thải công ngiệp gây mưa axit làm hại đất
-Ô nhiễm môi trường nước :
+Do nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như
các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi
trường nước
+Do tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước
các chất thải bẩn, xác sinh vật bị thối rửa,…

-Ô nhiễm môi trường không khí :
+ Là 1 vấn đề nóng của toàn cầu :Nguyên nhân chủ yếu là do bụi, các khí
thải thoát ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt gây độc hại cho cơ thể
sinh vật.
+ Do đốt than ,dầu hay gổ (Cacbon đioxit CO2).. Từ hệ thống điều hòa
không khí hoặc tủ lạnh đốt cháy trong các nhà máy điện(Chlorofloro carbon
CFC). Nhà máy :cháy nhiên liệu như than đá và dầu ( lưu huỳnh ddioxit
SO2).

III : HẬU QUẢ CỦA VIỆC Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG GÂY
RA
-Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống sinh
hoạt của con người. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết
đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp, mà còn là trách nhiệm của hệ
thống chính trị và của toàn xã hội.
* Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và sinh vật
+Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người chết do các bệnh
liên quan như viêm màng kết, tiêu chảy ngày càng tăng. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ
em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước cũng rất cao
+ Dùng nước bị ô nhiễm trong sinh hoạt có thể gây bệnh ung thư


+Ô nhiễm không khí có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm
vùng họng, đau ngực, tức thở
+Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng
+ Động vật không có nơi ở, chỗ trú ngụ .bị chết rất nhiều , Cây cối chết khô
vì đất ô nhiễm


+Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của
ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ
biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng
6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
*Đối với hệ sinh thái :
+Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng
+ Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời, làm mỹ quan môi trường bị
xấu đi:


+Tăng hiệu ứng nhà kính , làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên , làm nhiệt độ
toàn cầu tăng dẩn tới các hệ quả :băng tan , hạn hán , cháy rừng ,mức nước
biển tăng ảnh hưởng đến sinh thái toàn cầu .

,
+Điôxit lưu huỳnh và các oxit nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ ph của đất ,
*Ảnh hưởng đến ao hồ và hệ thủy sinh: Làm rửa trôi chất dinh dưỡng, thay đổi độ
pH trong ao hồ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thủy sinh vật


* Ảnh hưởng lên thực vật và đất: Các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp
chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp
thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây.
*Ảnh hưởng đến con người: Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí
acid lên người bao gồm các bệnh về đường hô hấp như: suyển, ho gà và các triệu
chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng ... Các tác hại gián tiếp sinh ra do
hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực
phẩm bị nhiễm các kim loại này

* Ảnh hưởng đến vật liệu: Mưa acid cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quý
giá. Hệ thống thông khí của các thư viện, viện bảo tàng đã đưa các hạt acid vào
trong nhà và chúng tiếp xúc và phá hủy các vật liệu nói trên.
* Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc: Các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và
các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng
*Ảnh hưởng đến khí quyển: Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển sẽ
làm hạn chế tầm nhìn. Các sương mù acid làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền
ánh sáng Mặt trời.

,

IV : BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


-Để

có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động
thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với
công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường. Nếu không có một chính sách
đúng đắn về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng
như lâu dài.
=> Chính vì vậy mà bảo vệ môi trường sinh thái là yêu cầu cấp thiết đặt ra
đối với cả hệ thống chínhtrị, các cấp, các ngành chức năng và cộng đồng
-Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm
môi trường, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
+ Một là : hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường với những
chế tài đủ mạnh, bao gồm cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự tuỳ theo
mức độ vi phạm, đảm bảo tính nghiêm minh và đủ sức răn đe. Bên cạnh đó,
cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các
khu côngnghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời, tổ chức giám sát chặt

chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốtđẹp và thân thiện hơn với con người.
+ Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về
môi trường (thườngxuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng
cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp
thời,triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.
+Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính
toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp.
Đối với các khu công nghiệp, cần bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải
xây dựnghệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được
phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử
lý nước thải, rác thải tại đó.
+ Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh
giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư; trên cơ sở đó, cơ quan
chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định
việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư.


+Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong
toàn xã hội nhằm tạo sựchuyển biến và nâng cao tinh thần chấp hành pháp
luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của ngườidân, doanh nghiệp
trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; làm cho mọi người nhìn nhận một
cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con
người - xã hội.
=>> Bảo vệ môi trường không chỉ là của riêng một ai đó, khi làm gì đó hãy
nghĩ rằng mỗi việc làm của chúng ta đều tác động tới môi trường. Nếu đó là
tác động tốt thì chúng ta nên tích cực và phấn đấu nhiều hơn nữa. Còn nếu
tác động xấu nhưng ta không thể tránh được thì hãy làm sao cho tác động đó
là tối thiểu, bởi môi trường đó chưa hẳn đã tác động đến chúng ta mà nó có

tác động rất lớn đến con em chúng ta,thế hệ tương lai nói riêng và con người
nói chung. Môi trường ô nhiễm là hiểm họa đối với tương lai phát triển của
tất tả các quốc gia trên thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng

Bài tiểu luận của chúng em đến đây là kết thúc . Song vẩn còn nhiều thiếu
xót rất mong cô góp ý kiến để chúng em hoàn thiện về sự hiểu biết của mình
về vấn đề ô nhiễm môi trường hơn .





×