Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Thiết kế kỹ thuật – dự toán xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 161 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại là
một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành Tài nguyên
và Môi trường, mà còn là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị từ
Trung ương đến địa phương cấp cơ sở.
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong
thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đã xác
định:“Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và
tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ
đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai.
Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin
đất đai”. Luật Đất đai đã quy định: "UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây
dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai ở địa
phương; cung cấp dữ liệu đất đai cho Bộ Tài nguyên và môi trường để tích
hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia".
Hệ thống cơ sở dữ liệu đất sau khi được thiết lập, xây dựng hoàn thành
sẽ là giải pháp, công cụ hữu hiệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất
đai tại địa phương; phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa
chính, giảm chi phí đo đạc, chỉnh lý biến động theo định kỳ; đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng, minh bạch trong việc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với
đất; là tài liệu phục vụ cho việc hoạch định chính sách và cung cấp thông tin,
dữ liệu đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
nghiên cứu khoa học, các nhu cầu khác của xã hội và cộng đồng; đảm bảo các

1


điều kiện cần thiết cho việc lưu trữ, bảo quản, khai thác thông tin đất đai lâu


dài và hiệu quả.
Nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng của một hệ thống thông tin
đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai , nhằm tìm hiểu kỹ vấn đề này , em nhận đề tài
“Thiết kế kỹ thuật – dự toán xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Chợ
Đồn – tỉnh Bắc Kạn”
Cơ sở dữ liệu đất đai huyện Chợ Đồn được xây dựng trên cơ sở rút kinh
nghiệm từ cơ sở dữ liệu đất đai mô hình điểm; tận dụng, chỉnh lý mọi nguồn
tài liệu bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đất đai đã có; cơ sở dữ liệu đất đai
được xây dựng đến đâu phải được đưa vào sử dụng đến đó, đảm bảo được
quản lý, vận hành ổn định, khai thác sử dụng có hiệu quả và thực hiện cập
nhật chỉnh lý biến động thường xuyên, được kết nối thống nhất từ cấp xã,
huyện, tỉnh và được tích hợp về Trung ương.

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự hướng dẫ nhiệt tình
của T.S Nguyễn Bá Dũng và các thầy cô trong bộ môn Trắc Địa Cơ Sở , cũng
như các thầy cô trong khoa Trắc địa - trường Đại học Tài Nguyên Môi
Trường Hà Nội. Mặc dù đã có nhiều cố gắng , nhưng do trình độ còn hạn chế
nên bản đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót , Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo của các thầy cô và sự đóng góp của các đồng nghiệp để bản
đồ án này được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Trường


3


MỤC LỤC

1


Danh mục các cụm từ viết tắt

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

TNMT
UBND
VPĐK
QHSDĐ
GCN
QSDĐ
CSDL
TKKT – DT
CNNT
HTTT
ĐVHC
CB


Tài nguyên Môi trường
Ủy bản nhân dân
Văn phòng đăng ký
Quy hoạch sử dụng đất
Giấy chứng nhận
Quyền sử dụng đất
Cơ sở dữ liệu
Thiết kế kỹ thuật – dự toán
Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin đất đai
Đơn vị hành chính
Cán bộ

3


Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1

cơ cấu diện tích đất đai
Hiện trạng thiết bị tại huyện Chợ Đồn.

Bảng 1.2
Bảng 1.3

Số lượng GCN đã cấp trên hệ thống bản đồ tỉ lệ 1:10000

Bảng 1.4


Số lượng GCN đã cấp trên hệ thống bản đồ tỉ lệ 1:1000

Bảng 1.5

Thống kê số liệu GCN

Bảng 2.1

Khối lượng chỉnh lý chồng lấn, hở do tiếp biên giữa bản đồ
1/1000 và 1/10000.
Khối lượng đăng ký cấp giấy thực hiện ngay sau khi tiếp biên

Bảng 2.2

hệ thống bản đồ và xây dựng xong cơ sở dữ liệu bản đồ tỉ lệ

Bảng 2.3

1:1000
Khối lượng đăng ký cấp giấy thực hiện ngay sau khi tiếp biên
hệ thống bản đồ và xây dựng xong cơ sở dữ liệu bản đồ tỉ lệ

1:10000( LN)
Bảng 2.4 Bảng danh mục các trường hợp sử dụng (Usecase)
Bảng 2.5 Tổ chức đào tạo CB
Bảng 2.6 Danh mục các thiết bị hạ tầng CNTT cần đầu tư mua sắm
Bảng 2.7 Khối lượng xây dựng cơ sở dữ liệu 1:1000
Bảng 2.8 Khối lượng xây dựng cơ sở dữ liệu 1:10000
Bảng 2.9 Tổng hợp khối lượng xây dựng CSDL huyện Chợ Đồn
Bảng 2.10 Tổng hợp khối lượng xây dựng CSDL huyện Chợ Đồn theo

bước công việc
Tổng hợp khối lượng đầu tư xây dựng phần mềm ứng dụng,
Bảng 2.11 tập huấn và trang thiết bị hạ tầng CNTT để triển khai HTTT
Đất đai
Sản phẩm CSDL địa chính được đóng gói theo từng đơn vị xã
Bảng 2.12 theo quy định

4


Bảng 3.1

Tổng hợp kinh phí các hạng mục

5


Danh mục hình vẽ
Hình 1.1

Bản đồ hành chính huyện Chợ Đồn
Hệ thống CSDL địa chính hiện đang được sử dụng tại

Hình 1.2

trung tâm CNTT sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Hình 2.1

Bắc Kạn

Hệ thống thông tin đất đai TMV.LIS

Hình 2.2

Hệ thống thông tin đất đai TMV.LIS

Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6

Phân hệ quản trị hệ thống
Phân hệ khai thác dữ liệu
Phân hệ đăng ký cấp giấy chứng nhận
Phân hệ đăng ký biến động

Hình 2.7

Thiết kế mô hình triển khai hệ thống

Hình 2.8

Quy trình xây dựng CSDL huyện Chợ Đồn

6


7



CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý:
Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn,
có diện tích tự nhiên là 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh
Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có 22 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 21 xã). Vị trí
địa lý từ 105025’ đến 105043’ kinh độ Đông, từ 21057’ đến 22025’ vĩ độ Bắc.
+ Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.
+ Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.
+ Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên
Quang.
Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thành phố Bắc Kạn
khoảng 45km theo tỉnh lộ ĐT257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao 1ien1
khá đầy đủ với đường tỉnh lộ ĐT254, ĐT254B, ĐT255, ĐT257… và các
tuyến đường 1ien xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao
lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch…
Huyện Chợ Đồn hội tụ khá đầy đủ các điều kiện, yếu tố cần và đủ về vị
trí địa lý, đặc biệt là đường bộ để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền
vững, từng bước phát triển trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi, vùng cao, có độ cao giảm dần từ
Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:
Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi
LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt

1



phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1.000m (núi Phjia Khao xã
Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 25 0 đến 300. Đây
là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.

2


Hình 1.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Chợ Đồn

3


Địa hình núi đất: Các xã phía Nam của huyện phần lớn là núi đất có độ
cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 20 0 đến 250. Địa hình
chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.
Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy
núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh
tác nông lâm nghiệp kết hợp, cây ăn quả, cây đặc sản.
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi, vùng cao, có độ cao giảm dần từ
Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:
Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi
LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt
phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1.000m (núi Phjia Khao xã
Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 25 0 đến 300. Đây
là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.
Địa hình núi đất: Các xã phía Nam của huyện phần lớn là núi đất có độ
cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 20 0 đến 250. Địa hình
chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.
Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy

núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh
tác nông lâm nghiệp kết hợp, cây ăn quả, cây đặc sản.
1.1.1.3. Khí hậu:
Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc
Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay
thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa
đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không
khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm,
mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2 0c (Nhiệt độ không khí

4


trung bình cao nhất 26,50c và thấp nhất là 20,80c). Các tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28 0c - 290c), nhiệt độ trung bình thấp
nhất vào các tháng 1 và 2 (13,50c), có năm xuống tới - 20c. Nhiệt độ cao tuyệt
đối là 39,50c. Tổng tích nhiệt cả năm bình quân đạt 6800 0c - 70000c. Mặc dù
nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115 mm/năm. Các tháng có
lượng mưa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340 mm/ngày; thấp nhất là
vào tháng 12 và tháng 1 năm sau 1,5 mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 và chiếm tới 75-80 % lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung
bình 82%, thấp nhất vào tháng 2 với 79 % và cao nhất vào tháng 7 tới 88 %.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 830 mm, thấp nhất vào tháng 1 với 61
mm và cao nhất là 88mm vào tháng 4. Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1.586
giờ, thấp nhất là tháng 1 có 54 giờ, cao nhất là 223 giờ vào tháng 8.
Chế độ gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và
gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra các trận mưa
lớn về mùa hè.
Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á

nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần
đề phòng mưa lũ và hạn hán.
1.1.1.4. Thuỷ văn:
Huyện Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc, nhưng đa số là các
nhánh thượng nguồn sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy với đặc điểm chung
là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường
sông không phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Một số suối cạn
nước vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh
hưởng xấu đến đời sống nhân dân.

5


1.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a). Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê, huyện Chợ Đồn có cơ cấu diện tích đất đai như
sau:
Bảng 1.1 Cơ cấu diện tích đất đai
Loại đất



Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên
91135,65
100
Nhóm đất nông nghiệp

NNP
85430,83
93,74
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
6137,68
6,73
Đất lâm nghiệp
LNP
78786,91
86,45
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
506,24
0,56
Nhóm đất phi nông nghiệp
PNN
4533,26
4,97
Đất ở
OCT
318,77
0,35
Đất chuyên dùng
CDG
3515,48
3,86
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
0,45

0,0005
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
34,02
0,04
Đất sông, ngòi, kênh rạch, suối
SON
662,99
0,73
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
1,56
0,002
Nhóm đất chưa sử dụng
CSD
1171,57
1,29
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
670,89
0,74
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
152,08
0,17
Đất núi đá không có rừng cây
NCS
348,61
0,38
(Nguồn tài liệu: theo báo cáo kiểm kê năm 2014.)


Về thổ nhưỡng, theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn huyện
Chợ Đồn có các loại đất:
+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc
huyện từ thị trấn Bằng Lũng đến xã Nam Cường.
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất;
phân bố ở vùng đồi, núi thấp thuộc các xã phía Nam.

6


+ Đất dốc tụ và phù sa: sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của các
sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối.
Nhìn chung đất đai của huyện phong phú, diện tích đất chưa sử dụng có
một lượng lớn với nhiều chủng loại, kiểu địa hình khác nhau, thuận lợi cho
phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.
b). Tài nguyên nước
- Nước mặt: Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Chợ Đồn có nhiều
khe suối. Các khe suối có nguồn nước mặt khá dồi dào. Tuy nhiên, do địa
hình núi đá vôi, độ dốc lớn nên vùng núi phía Bắc thường thiếu nước, ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Mặc dù nguồn nước
khá phong phú nhưng do khả năng điều tiết của rừng kém, địa hình dốc, thảm
thực vật bị suy giảm, thực bì nhỏ, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng nhiều
nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, mùa khô thiếu nước, đất bị xói mòn, rửa
trôi ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Nước ngầm: Độ dày tầng chứa nước biến động từ 60-160m, trung bình
100m và giảm dần từ Bắc xuống Nam. Mực nước ngầm phong phú, có thể
khai thác phục vụ sản xuất nông, công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn
nước mặt ở những vùng khó khăn.

Thời gian gần đây do canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản nên mực
nước ngầm và chất lượng nước đã thay đổi. Ở huyện Chợ Đồn mực nước
ngầm thấp hơn giai đoạn 1980 khoảng 2 - 3m, trong nước có Nitric và Nitrat
hàm lượng thấp do bón phân vô cơ cho cây thấm xuống đất, hiện nay chưa
ảnh hưởng đến việc sử dụng nước ngầm. Nếu không bảo vệ môi trường, xử lý
chất thải thì nước ngầm sẽ bị ô nhiễm.
c). Tài nguyên rừng:
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích tự nhiên của huyện Chợ Đồn là
91135,65 ha, trong đó:

7


Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của huyện có 64.731,22ha đất
lâm nghiệp, chiếm 71,04% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong
đó rừng sản xuất có 47.444,31ha, chiếm 52,07% tổng diện tích tự nhiên, rừng
phòng hộ có 15.498.91ha, chiếm 17,01% tổng diện tích tự nhiên, rừng đặc
dụng có 1.788,00ha chiếm 1,96% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng của
huyện Chợ Đồn khá nhiều, độ che phủ đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các
xã, thị trấn. Tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, keo,
mỡ và một số loại gỗ quý hiếm.
Để phát triển được quỹ rừng, được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và
các tổ chức quốc tế, huyện Chợ Đồn đã tiến hành nhiều chương trình, dự án,
trong đó có các chương trình 135, 134, dự án 327, dự án PAM 5322, dự án
hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam – Hà Lan, dự án 661, dự án 147, định canh
định cư, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.... kết quả, độ che phủ đã được tăng
lên hơn 57% năm 2010.
d). Tài nguyên khoáng sản:
Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của
tỉnh, khoáng sản có tiềm năng hơn nhất là sắt, chì, kẽm và vật liệu xây dựng

có trữ lượng lớn. Những mỏ đã được thăm dò và có trữ lượng lớn là mỏ Bằng
Lũng khoảng 5.032 nghìn tấn có hàm lượng Pb 3,71 - 4,61% và Zn 1,31 1,60% với quặng ôxít và Pb 5,51 - 9,5% Zn 3,33 – 4,25% với quặng sunphua,
mỏ Chợ Điền thuộc xã Bản Thi khoảng 10 triệu tấn với hàm lượng 3-24%
(Pb+Zn). Nhóm phi kim loại theo đánh giá sơ bộ huyện có nhiều núi đá vôi,
đất sét, đá hoa cương... Tại vùng Bản Khắt (xã Quảng Bạch) có khoảng 200
triệu m2 chiếm gần 70% trữ lượng đá vôi của tỉnh, thôn Phiêng Liềng (xã
Ngọc Phái) triệu 32m3, Bản Nà Lược 21 triệu m 2, đây là nguồn nguyên liệu
lớn để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, Chợ Đồn còn có các loại khoáng
sản khác, nhưng trữ lượng không nhiều.

8


Đây là những lợi thế lớn để Chợ Đồn có thể phát triển các ngành công
nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, từng bước tích luỹ và xây
dựng các ngành công nghiệp khác sau này.
e). Tài nguyên du lịch, nhân văn:
Chợ Đồn hiện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, với các nhóm ngôn
ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm
cả văn hóa vật thể và phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống
của từng dân tộc. Các phong tục tập quán như đám ma, đám cưới…và các
nhạc cụ như đàn tính, hát then… đã góp phần tạo cho Chợ Đồn một kho tàng
văn hóa phong phú và hấp dẫn. Chợ Đồn là một phần của chiến khu Việt Bắc,
hiện còn nhiều di tích lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp cần được lưu
giữ và tôn tạo, với 10 xã thuộc ATK và có nhiều danh lam thắng cảnh.
Những năm gần đây huyện đã có chủ trương tập trung khai thác các
điểm du lịch, văn hóa, lịch sử, các làng văn hóa cộng đồng..., tiến hành khảo
sát xây dựng các chương trình, tuyến liên thông các điểm du lịch của huyện
với tuyến du lịch của các huyện bạn trong khu vực và tỉnh. Các giá trị văn hóa
truyền thống được giữ gìn và phát huy, các hoạt động bảo tồn di tích lịch sử,

di tích văn hóa luôn được quan tâm.
1.1.1.6. Thực trạng môi trường
Với đặc thù là huyện miền núi, vùng cao địa hình chia cắt mạnh nên
hiện tượng suy thoái đất do xói mòn, bạc màu diễn ra trên địa bàn toàn huyện;
hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất chưa được hoàn chỉnh, rác thải y
tế chưa được xử lý triệt để, tỷ lệ nhà vệ sinh tự hoại thấp là những vấn đề tiềm
ẩn đe dọa tới môi trường sinh thái. Việc canh tác và phân bố các loại cây
trồng ở một số nơi chưa hợp lý, đất dễ bị thoái hóa. Diện tích rừng chiếm tỷ lệ
lớn diện tích tự nhiên nhưng tỷ lệ che phủ rừng chưa cao cùng với chịu ảnh

9


hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho tình trạng khô hạn ngày càng
tăng, gây thiệt hại cho nền kinh tế của huyện.
Vì vậy song song với quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị, cần
có ngay các biện pháp kiểm soát và quản lý đi kèm như gìn giữ cảnh quan
môi trường, xử lý các chất thải công nghiệp, xử lý rác thải, cấp thoát nước cho
các khu dân cư, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, lựa chọn công
nghệ, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng thành tựu
khoa học vào sản xuất theo hướng phát triển bền vững.
1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá 1994) thời kỳ 2011- 2015 đạt
15,0%, trong đó:
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 6,0%;
+ Khu vực kinh tế công nghiệp tăng 23,0%;
+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 17,0%.
GDP bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá 1994) thời kỳ 2016 - 2020 ước

tính đạt 12%, trong đó:
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 5,0%;
+ Khu vực kinh tế công nghiệp tăng 16,0%;
+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 12,0%.
GDP bình quân đầu người đạt 44,7 triệu đồng.
1.1.2.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng
trong

nền kinh tế của

huyện trong những năm qua. Năm 2010, GDP của ngành nông, lâm nghiệp và

10


thủy sản đạt 108,4 tỷ đồng và đến năm 2015 ước đạt 145,0 tỷ đồng (theo giá
so sánh 1994).
Trong những năm qua, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp liên tục
tăng qua các năm, từ 176 tỷ đồng năm 2005 lên 323 tỷ đồng năm 2010 và đến
năm 2015 ước đạt 560 tỷ đồng, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng bình quân
đạt 12%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015. Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển
đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, biện
pháp thâm canh được ứng dụng vào sản suất tuy nhiên đến nay sản xuất nông
nghiệp vẫn còn bị chi phối lớn bởi điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất.
+ Khu vực kinh tế công nghiệp: Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp
được 149.002 triệu đồng, trong đó: công nghiệp khai thác ước được 126.548
triệu đồng, công nghiệp chế biến được 8.794 triệu đồng, công nghiệp sản xuất
và phân phối điện ước được 13.660 triệu đồng. Trong giai đoạn 2011 - 2015
giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân là 20%/năm.

+ Khu vực kinh tế dịch vụ: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng qua
các năm; năm 2005 đạt 45 tỷ đồng, năm 2010 đạt 291 tỷ đồng và năm 2015
ước đạt 1.007 tỷ đồng, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng hàng năm là
18%/năm (giai đoạn 2011 - 2015).
1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin.
1.2.1. Hiện trạng hạ tầng tại Trung tâm công nghệ thông tin - Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bắc Kạn.
Trung tâm công nghệ thông tin sử dụng hệ thống CSDL địa chính như
sau:

11


Hình 1.2: Hệ thống CSDL địa chính hiện đang được sử dụng tại trung
tâm CNTT sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn
Hiện tại hệ thống TMV.LIS được triển khai tại Trung tâm công nghệ
thông tin tỉnh Bắc Kạn. Hệ thống gồm các cụm máy chủ SQL SERVER và
DOMAIN CONTROLLER và máy chủ WEB, máy chủ APP. Trong đó
- Máy chủ WEB và APP đang được triển khai riêng biệt, chưa hỗ trợ cân
bằng tải và dự phòng khi một trong hai máy chủ gặp sự cố.
- Cụm máy chủ SQL SERVER đã được triển khai theo mô hình
FailOver theo công nghệ SQL FailOver Cluster của Microsoft. Dữ liệu được

12


lưu trữ trên thiết bị chuyên dụng SAN do đó dữ liệu luôn được an toàn. Hệ
thống đảm bảo tính dự phòng và sẵn sàng khi một trong hai máy chủ gặp sự
cố.
- Cụm máy chủ DOMAIN CONTROLLER cũng được cấu hình theo cơ

chế dự phòng của Microsoft. Khi một máy chủ gặp sự cố thì máy chủ còn lại
sẽ tự động được kích hoạt và hệ thống vẫn hoạt động bình thường.
Ngoài ra thiết bị lưu trữ SAN của hệ thống cũng chưa đáp ứng được nhu
cầu sử dụng do dung lượng ổ cứng ít. Thiết bị lữu trữ SAN đã được kết nối
với các máy chủ trong hệ thống nhưng mới chỉ sử dụng cho cụm máy chủ
SQL SERVER.
Hệ thống chưa được trang bị thiết bị cân bằng tải cho các ứng dụng triển
khai trên cụm máy chủ WEB SERVER và APP SERVER. Do đó cụm máy
chủ WEB và APP SERVER không dự phòng được cho nhau cũng như chưa
tận dụng được hết khả năng của các máy chủ trong hệ thống.
Thiết bị bảo mật (Firewall) của hệ thống cũng đã quá cũ, cấu hình thấp,
tốc độ xử lý chậm không đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong tương lai.
1.2.2. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin tại huyện Chợ Đồn.
- Hạ tầng mạng LAN, mạng Internet tại phòng Tài nguyên và Môi
trường: Hiện tại phòng TNMT sử dụng mạng Internet của nhà cung cấp
VPNT (một đầu vào kết nối cho 06 máy vi tính).
- Các phần mềm hiện đang sử dụng trong nghiệp vụ tại phòng TNMT:
+ Phần mềm kế toán.
+ Phần mềm thống kê, kiểm kê: TK05.
+ Phần mềm MicroStation, Mapinfor.
+ Phần mềm viết GCN: Vilis, TMV.LIS, Access.
Thời gian gần đây, 100% các cơ quan đều đã sử dụng giao dịch qua
mạng Internet;

13


- Hạ tầng tại các huyện, xã, thị trấn: 100% các xã đều có Intrernet với
tốc độ đường truyền tối thiểu là 15 Mbps và tối đa là 75 Mbps.
Các thiết bị tại cấp xã đã được trang bị từ khá lâu nên cấu hình không

cao, không thể đáp ứng được nhu cầu để sử dụng các phần mềm đồ họa và
khai thác cơ sở dữ liệu theo mô hình tập trung tại tỉnh. Vỉ vậy cần có kế hoạch
đầu tư các thiết bị mới phù hợp cho cấp xã và huyện để khai thác có hiệu quả
hệ thống cơ sở dữ liệu.

Bảng 1.2 Hiện trạng thiết bị tại huyện Chợ Đồn
Số máy tính
STT

Tên đơn vị

(TNMT)
Máy
Máy
bàn

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


Bằng Phúc
Đồng Lạc
Xuân Lạc
Nam Cường
Tân Lập
Lương Bằng
Nghĩa Tá
Quảng Bạch
Bản Thi
Bình Trung
Ngọc Phái
Phong Huân
Yên Mỹ
Yên Nhuận

Máy

Máy

in A4

in A3

laptop

1
1
1
1


1
1
1
1

14

Thiết
bị đo
đạc

Máy
photo

Đường
truyền
Intrenet
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x


15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Yên Thượng
1
1
x
Yên Thịnh
1
1
x
Rã Bản
1
1
x
Đông Viên
1
1

x
Phương Viên
1
1
x
Đại Sảo
1
1
x
Bằng Lãng
1
1
x
TT. Bằng Lũng
1
1
x
Phòng TNMT
5
4
x
VPĐK
4
3
1
1
x
Tổng cộng
21
19

1
1
0
(Số liệu theo báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn
năm 2014 ).
1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai
Trong thời kỳ 1993 - 2013, cùng với các địa phương trong tỉnh, Đảng bộ
và Nhân dân huyện Chợ Đồn đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Nhà
nước và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bước hạn chế được
những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý, sử dụng đất. Sau khi Luật đất
đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện
tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ và kế hoạch của
ngành cũng như của huyện, được thể hiện ở các mặt sau:
1.3.1. Thực hiện chính sách pháp luật
1.3.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất.
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều
Luật Đất đai năm 2013, UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa
phương trong huyện thực hiện việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy định. Tổ

15


×