SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI
Mã số: ................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY VÀ HỌC
THEO CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2015-2016
TẠI TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI
Người thực hiện: HOÀNG THỊ KIM THAO
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: .............................
- Lĩnh vực khác: .......................................................
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Đĩa CD (DVD)
Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2015-2016
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: HOÀNG THỊ KIM THAO
2. Ngày tháng năm sinh: 24/05/1977
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Túc Trưng, Định Quán, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613639043 (CQ)/ 0613638146 (NR); ĐTDĐ: 0984857630
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: quản lý công việc chuyên môn, giảng dạy môn
văn, lớp 12
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Điểu Cải
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
Số năm có kinh nghiệm: 10
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 02
2
Ngữ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY VÀ HỌC THEO CHỦ ĐỀ
NĂM HỌC 2015 - 2016 TẠI TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học ngày nay không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà loài người
đã tích lũy được và đã hệ thống hóa lại mà còn phải có nhiệm vụ phát triển năng lực
sáng tạo của thế hệ trẻ và kĩ năng tự hoàn thiện tri thức của họ. Đặc điểm cơ bản của
phương pháp dạy học mới thể hiện ở chỗ biến hoạt động dạy của giáo viên vốn là hoạt
động thông báo tri thức trước đây thành hoạt động tổ chức, điều khiển để học sinh lĩnh
hội, tìm kiếm tri thức.
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở
các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần
Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi
Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT
tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội
ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học
theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Dạy học theo chủ đề là một trong những chủ trương của giáo dục hiện nay hướng
đến “tích hợp, liên môn”. Đó là cách tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến
thức, nội dung bài học, chủ đề,... có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở
các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong môn học hoặc các hợp
phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài
học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực
tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng
vào thực tiễn. Đây là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học
truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà
giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính
3
tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội
dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.
Đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường có điều kiện khó khăn, chất
lượng giáo dục còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, học sinh yếu kém còn chiếm
tỉ lệ khá lớn, yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách
quan, bình tỉnh để tìm kiếm giải pháp tích cực, sát với thực tế để từng bước dạy và học
nâng cao chất lượng đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp
ứng mục tiêu đổi mới.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo dạy
và học theo chủ đề năm học 2015-2016 tại trường THPT Điểu Cải ”, thiết nghĩ
chúng tôi có thể góp thêm một kinh nghiệm nhỏ trong việc tổ chức quản lý dạy và học
theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong Nghị quyết 29 NQ/TƯ hướng đến dạy học "tích hợp, liên môn" trong thời gian tiếp theo.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Thế nào là dạy học theo chủ đề?
Dạy học theo chủ đề là cách tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức,
nội dung bài học, chủ đề,... có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dực trên cơ sở các
mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong môn học hoạc các hợp phần
của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học có
liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn,
nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực
tiễn.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại,
ở đó giáo viên không chỉ dạy học bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ
yếu hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các
nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
4
Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp
học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học
mà giáo viên giữ vai trò trung tâm. Bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính
tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội
dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.
Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết
những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em
thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.
Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện
được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh
họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp
tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ
bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.
Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức,
làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung
những ứng dụng kĩ thuật vào đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn,
hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ, đó là việc "thổi hơi thở" của cuộc sống vào những kiến
thức cổ điển, nâng cao chất lượng "cuộc sống thật" trong các bài học.
Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thược về nội dung dạy học chứ
không phải là phương pháp dạy học nhưng chính khi đã xây dựng nội dung dạy học
theo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọn
phương pháp nào là phù hợp, hoạc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp với nó.
Vì là dạy học theo chủ đề nên căn bản quá trình xây dựng chủ đề tạo ra quá trình
tích hợp nội dung (đơn môn hoặc liên môn) trong quá trình dạy.
1.2. Ưu thế của dạy học theo chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền
thống hiện nay
5
Mọi sự so sánh giữa mô hình hay phương pháp dạy nào cũng trở nên khập khiễng
bởi mỗi một mô hình hay phương pháp đều có những ưu thế hoạc hạn chế riêng.
Tuy nhiên, nếu đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục hiện nay là: Làm thế nào để nội
dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học
tập phải nhằm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đạc biệt là các vấn đề đa
dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạy kiến thức theo từng bài thì học học sinh mới
hiểu và vận dụng được kiến thức? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được
cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức của việc dạy và học
thực sự là thế giới mới cho những người học?
Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục, mô
hình dạy học trong thời đại mới. Đồng thời, cũng sẽ chỉ ra cho thấy những lợi thế nhất
định của từng mô hình khi áp dụng vào giảng dạy.
Rõ ràng, nếu căn cứ vào việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi này thì dạy học
theo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay, sễ có
những ưu điểm sau:
Dạy học theo cách tiếp cận truyền thống
Dạy học theo chủ đề
hiện nay
1- Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo 1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học
chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa sinh quyết định chiến lược học tập với sự
học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa học... do chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên
giáo viên(SGK) áp đặt (GV là trung tâm)
(Học sinh là trung tâm).
2- Nếu thành công có thể góp phần đạt tới 2- Hướng tơi các mục tiêu: chiếm lĩnh nội
mức nhiều mục tiêu của môn học hiện nay: dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến
chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt trình khoa học và rèn luyện kĩ năng tiến
động, bồi dưỡng các phương thức tư duy trình khoa học như: quan sát, thu thập
khoa học và phương pháp nhận thức khoa thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp,
6
học: phương pháp thực nghiệm, phương phân loại, liên hệ, ... thông tin); suy luận,
pháp tương tự, phương pháp mô hình, suy áp dụng thực tiễn.
luận khoa học ...)
3- Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời 3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ
lượng cố định.
chức theo hướng tích hợp từ một phần
trong chương trình học.
4- Kiến thức thu được rời rạc, hoạc chỉ có 4- Kiến thức thu được là khái niệm trong
mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết một mối liên hệ mạng lưới với nhau.
kế chương trình học).
5- Trình độ nhận thức sau quá trình học 5- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở
tập thường theo trình tự và thường dừng mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.
lại ở trình độ biệt, hiểu và vận dụng (giải
bài tập).
6- Kết thúc một chủ đề học sinh có một
6- Kết thúc một chương học, học sinh
tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ
không có một tổng thể kiến thức mới mà
và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
có kiến thức từng phần riêng biệt hoạc có
hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo
trật tự các bài học.
7- Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà ngưởi 7- Kiến thức gần với thực tiễn mà học sinh
đang sống do sự chậm cập nhật của nội đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông
tin khi thực hiện chủ đề.
dung sách giáo khoa.
8- Kiến thức thu được sau khi học thường 8- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ
là hạn hẹp trong chương trình, nội dung đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội
dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý
học.
thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức
của học sinh.
7
9- Không thể hướng tới nhiều mục tiêu
nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ 9- Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng
năng sinh sống và làm việc: giao tiếp, hợp làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ,
tác, quản lý, điều hành, ra quyết định...
hợp tác
* Điểm tương đồng giữa dạy học chủ đề và dạy học truyền thống là VẪN
COI VIỆC LĨNH HỘI NỘI DUNG LƯỢNG KIẾN THỨC NỀN TẢNG, vì thế dạy học
theo chủ đề là mô hình dạy học có thể vận dụng vào thực tiễn hiện nay dễ dàng hơn một
số mô hình khác. Điều cần làm để có thể vận dụng nó là phải tổ chức lại một số bài học
thành một chủ đề được cho là sự tích hợp tốt hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn cách trình
bày của sách giáo khoa mà chúng ta đang có.
* Điểm khác biệt cơ bản dẫn tới nhiều khác biệt ở trên là:
Một, dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên
không được coi học sinh là chưa biệt gì trước nội dung bài học mới mà trái lại, luôn
phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tận
dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả
năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự
thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần
so với nội dung cần dạy.
Hai, dạy học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn
các nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh
giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác (ví
dụ các năng lực), trong khi dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc xây dựng kiến
thức nên chỉ nhắm tới các mục tiêu được cho là quá trình này có thể mang lại.
Ba, trong dạy học theo chủ đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong qua
trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể mới
khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu. Hơn nữa với việc học sinh
8
lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng mang lại một lợi
thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thời gian dạy, độ ứng
dụng thực tế cao hơn.
Bốn, với dạy học theo chủ đề, vai trò của giáo viên và học sinh cơ bản là thay đổi
và khác so với dạy học truyền thống. Người giáo viên từ chỗ là trung tâm trong mô hình
truyền thống đã chuyển sang là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm.
1.3. Tại sao nên quan tâm đến dạy học theo chủ đề trong tiến trình đổi mới
giáo dục hiện nay?
* Về mặt lý luận
Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm và đặt chúng ta phải nghĩ đến một
giải pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyết được ba vấn đề này, chính là:
Một, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục - trong đó chú trọng
đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của
học sinh.
Hai, tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giáo khoa và quá trình bùng
nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học
của người học.
Ba, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khả năng
để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như: tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc
sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá
trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng sống phong phú vốn
rất cần cho người học hiện nay?
Thêm vào đó, ngoài việc quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dung học
như đã có, thì đổi mới dạy học hiện nay còn có tham vọng tiến xa hơn đó là định hướng
hình thành NĂNG LỰC cho học sinh.
9
Do đó, dạy học theo chủ đề với những lợi thế về đặc điểm như đã so sánh ở trên
so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống, đặc biệt là nó có thể giải quyết được ba
vấn đề trên, chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình và sách
giáo khoa trong thời gian tới.
* Trên phương diện thực tiễn
Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển
hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì
vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cường tính vận dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó các
năng lực được hình thành.
Tuy nhiên, trong thực tế, diện mạo đời sống xã hội không hiện diện đầy đủ ở bất
cứ bài nào trong chương trình học. Nói cách khác, không thể gom hết toàn bộ xã hội
sinh động vào nội dung chương trình của bất kì một môn học nào như một dạng kim chỉ
nam xuyên suốt, kinh điển, giáo điều.
Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự
nhiên và xã hội, đòi hỏihọc sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến
nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên
môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học.
Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết
việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra
một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở
đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không
phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức
sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng không chỉ dừng ở mục
tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận
dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn) nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát
triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương
trình học.
10
Ngoài ra, một thực tế khác cũng đáng quan tâm: hiện nay, ít nhiều trong chương
trình học (bao gồm cả trong một bộ môn theo bậc hoặc các môn khác nhau theo một
bậc) cũng có nhiều đơn vị kiến thức có tính giao thoa, liên hệ tương đối gần hoặc trùng
lặp.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Đặc điểm của trường
Trường THPT Điểu Cải tọa lạc ở vị trí khá thuận lợi: nằm trên trục đường chính
quốc lộ 20, trung tâm của 4 xã Túc Trưng, Phú Túc, Phú Cường, Suối Nho; cách trung
tâm huyện Định Quán 24km và cách trung tâm tỉnh Đồng Nai khoảng 70km. Trường
nhận được sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của các cấp lãnh đạo: Sở GD ĐT Đồng Nai,
Huyện ủy Định Quán, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng u , chính quyền, các ban ngành
đoàn thể và nhân dân các xã trong khu vực.
Tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dưới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng là
một tập thể đoàn kết, nhất trí cao, trong công việc luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm,
đoàn kết, ý thức phê và tự phê cao. Đời sống của cán bộ giáo viên ngày một được cải
thiện và nâng lên rõ rệt. Ban lãnh đạo luôn nổ lực, phấn đấu trong công tác, năng động,
sáng tạo, ngày càng được cấp trên tin tưởng, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh tin
yêu. Cảnh quan trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp giúp giáo viên và học sinh
yêu trường, yêu lớp hơn.
Trường thuộc địa bàn miền núi, đời sống của bà con nhân dân trong các xã còn gặp
nhiều khó khăn, t lệ hộ nghèo còn cao nên khó vận động xã hội hóa giáo dục. Các xã
có diện tích khá rộng, dân cư sống phân bố không đều, việc đi lại ở một số ấp còn gặp
nhiều khó khăn; học sinh đi học qua rừng cao su, rẫy vắng, rất vất vả và nguy hiểm, nhất
là vào mùa mưa. Phần lớn học sinh phải đi học xa. Một bộ phận học sinh phải ở trọ để
đi học, thiếu sự quản lý của cha mẹ, dễ bị cám dỗ, hư hỏng, việc quản lí học tập của học
sinh cũng rất khó khăn. Trình độ dân trí thấp, tỉ lệ học sinh học tập yếu kém rất cao.
Thông tin liên lạc ngày càng tiên tiến đi đôi với những hệ lụy của nó. Trong địa bàn mọc
lên ngày càng nhiều những quán Internet đường truyền tốc độ cao, lúc nào cũng đông
11
khách hàng mà đa số là học sinh dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, cúp tiết xảy ra
thường xuyên. Học sinh mê game dẫn đến học tập sa sút, bỏ học cùng với các tác động
khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường.
Trường THPT Điểu Cải những năm trước đây chất lượng thấp, tỉ lệ học sinh yếu
kém nhiều. Nguyên nhân chất lượng học tập của học sinh yếu kém cơ bản như sau:
- Xét từ phía học sinh: Học sinh chưa tự giác học tập, chưa có động cơ học tập hoặc
chưa có quyết tâm học tập. Học sinh mất căn bản kiến thức từ lớp dưới. Nhiều học sinh
đuối sức trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả
năng tập trung của các em vào bài giảng trên lớp không bền; do các em lười suy nghĩ,
còn trông chờ vào sự giúp đỡ của thấy cô. Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa
học, hầu hết thụ động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải, học vẹt, không có khả năng
vận dụng kiến thức, trong thi cử thì quay cóp tài liệu.Một số học sinh ham chơi, nghiện
game,...
- Xét từ phía cha mẹ học sinh: Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thật quan tâm,
chăm lo, đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô.
- Xét từ phía nhà trường: Đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm, không ổn định;
lãnh đạo nhà trường chưa có nhiều giải pháp hữu ích để chỉ đạo đổi mới dạy và học; còn
nặng nề thành tích thi cử,...
Khoảng từ năm học 2010-2011 đến nay, trường đã có những bước tiến rõ rệt. Chất
lượng dạy và học ngày càng tăng, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh yếu kém
giảm đáng kể. Số học sinh thi đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh ngày một tăng, tỉ lệ thi đỗ
tốt nghiệp THPT và đỗ vào đại học, cao đẳng ngang và vượt mặt bằng chung của tỉnh.
Năm học 2015-2016, trường có tất cả 37 lớp nhưng chỉ có 21 phòng học nên phải
dạy học 02 ca, mỗi buổi học hầu như kín chỗ. Về đội ngũ, nhà trường có 91 cán bộ, giáo
viên nhân viên trong đó có 85 cán bộ giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Đa số giáo
viên tận tụy với công tác giảng dạy, chăm chút học sinh nhưng cũng có trường hợp chỉ
thành công đối với đối tượng học sinh khá, giỏi còn với học sinh yếu kém thì chưa hiệu
quả hoặc cho kết quả ngược lại. Một bộ phận giáo viên còn lúng túng, chưa mạnh dạn
tìm các giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề chất lượng học tập của học sinh. Hoặc có
12
giáo viên quá khắt khe làm cho học sinh lo sợ khi học giờ học của mình, thậm chí còn
làm các em thui chột tinh thần học tập.
Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến việc chỉ đạo đổi mới dạy và học, kiểm tra
đánh giá, nâng cao chất lượng của nhà trường. Đặc biệt là các giải pháp đổi mới giáo
dục toàn diện để ngày càng phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên để
thực sự đổi mới cả về phương pháp giảng dạy, cả về hình thức kiểm tra đánh giá, hình
thức sinh hoạt chuyên môn, ... là một vấn đề lớn mà lãnh đạo nhà trường tiếp tục nghiên
cứu, thực hiện qua từng năm học.
2.2. Về hoạt động chuyên môn
Năm học 2015-2016, việc đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người
học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học
sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức
và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích
hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Một trong những giải pháp chỉ đạo đổi mới mà lãnh đạo nhà trường quan tâm
trong năm học 2015-2016 là ưu tiên biên soạn chương trình, tổ chức dạy học theo chủ
đề. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà các tổ chuyên môn
xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn phân phối chương trình, soạn giáo án giảng dạy
phù hợp và có những hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm;
học trong lớp, học ở ngoài lớp... Các tổ chuyên môn cần chuẩn bị tốt về phương pháp
đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Cần sử dụng đủ và hiệu quả
các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học
13
tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích
cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Chỉ đạo thực hiện dạy học theo chủ đề thực chất không có gì mới và có phần
muộn so với tất cả các trường khác trong tỉnh nói chung, trên địa bàn nói riêng tuy
nhiên kết quả của việc chỉ đạo như thế nào, hiệu quả hoạt động ra sao, đó là điều mà
chúng tôi quan tâm. Thiết nghĩ, với những trường ở vùng khó khăn, chất lượng thấp,
điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế thì đây là một trong những giải pháp hữu ích
để đẩy mạnh đổi mới dạy học chuẩn bị cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau
năm 2016.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Chỉ đạo trực tiếp đến từng tổ chuyên môn
Rút kinh nghiệm các năm học 2013-2014, 2014-2015, trường THPT Điểu Cải chỉ
đạo tổ chuyên môn thực hiện dạy và học theo chủ đề với định hướng thiết thực và hiệu
quả. Việc chỉ đạo được thực hiện trực tiếp đến từng tổ chuyên môn, tập trung vào từng
môn học cụ thể dựa trên đặc điểm của từng bộ môn. Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà
trường đã xây dựng phương hướng hoạt động của năm học, tập trung đổi mới sinh hoạt
tổ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy,
nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Một số giải pháp cụ thể như sau:
1.1. Rà soát xây dựng PPCT
Trên cơ sở khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây
dựng, các tổ chuyên môn căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, tình hình chất lượng
học sinh từng khối lớp để rà soát lại, xây dựng lại chương trình cho phù hợp.
Việc xây dựng khung chương trình đảm bảo thời gian thực học 37 tuần, chú ý
chuẩn kiến thức kĩ năng và chương trình giảm tải do Bộ Giáo dục quy định đồng thời
chú ý đến nội dung, thời lượng cho từng khối lớp.
Chú ý biên soạn chương trình dạy học theo chủ đề đối với khối lớp 10 và 11.
Việc rà soát, xây dựng phân phối chương trình tất cả các môn phải hoàn tất trước
30/8/2015. Xây dựng chủ đề dạy tăng tiết hoàn tất trước 15/9/2015.
14
1.2. Năm học 2015-2016: tập trung xây dựng dạy học chủ đề đơn môn
Căn bản của quá trình xây dựng chủ đề là tạo ra quá trình tích hợp nội dung (đơn
môn hoặc liên môn) trong quá trình dạy. Đối với trường THPT Điểu Cải năm học 20152016, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tập trung xây dựng chủ đề đơn môn. Trước hết, thực
hiện dạy theo chủ đề ở các tiết dạy học tăng tiết. Sau đó hướng đến xây dựng chủ đề cho
các tiết dạy ôn tập, dạy học ngoại khóa,...
Các môn dạy tăng tiết bao gồm: Toán, Văn, Anh văn cả ba khối 10,11,12; các
môn Lý, Hóa của các lớp chọn a1, a2 của cả ba khối; môn Hóa, Sinh đối với các lớp a3
của cả 3 khối. Dựa vào số tiết dạy tăng thêm hàng tuần, tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo
giáo viên trong tổ soạn chương trình giảng dạy, xây dựng giáo án và hệ thống bài tập
rèn luyện. Sau khi thống nhất trong toàn tổ, tổ trưởng nộp chương trình cho Hiệu trưởng
duyệt, triển khai soạn giáo án phù hợp với từng đối tượng giảng dạy.
1.3. Hướng đến xây dựng chủ đề liên môn năm học 2016-2017
Bên cạnh xây dựng dạy học theo chủ đề đơn môn, lãnh đạo nhà trường cũng đã
khuyến khích các tổ chuẩn bị các nội dung hướng đến tích hợp liên môn. Lãnh đạo nhà
trường cũng đã hướng đến chỉ đạo dạy học tích hợp đối với những môn học có những
bài học gần nhau, đặc biệt là các tiết ngoại khóa.
Trong cuộc họp tổ trưởng chuyên môn tháng 9/2015, lãnh đạo nhà trường định
hướng cho bộ môn Sử và GDCD xây dựng tích hợp liên môn ở phần giáo dục lịch sử
địa phương của môn Lịch sử với phần ngoại khóa của môn GDCD. Bộ môn Lịch sử và
GDCD ngồi lại với nhau để soạn chương trình, xây dựng giáo án, cụ thể như tìm hiểu về
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Điểu Cải, truyền thống anh hùng của quân và dân
Định Quán,... Từ những gợi ý đó, bộ môn Sử và GDCD chuẩn bị những yếu tố cần thiết
để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn và đưa vào giảng dạy trong năm học 2016-2017.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các bộ môn khác như Lý và Công nghệ,
Hóa - Snh, Văn - Sử... cùng nghiên cứu để xây dựng được ít nhất một chủ đề tích hợp
liên môn trong năm học 2016-2017.
2. Khuyến khích thực hiện đối với từng bộ môn
15
Sau khi chỉ đạo xây dựng phân phối chương trình, xây dựng dạy học theo chủ đề
đơn môn, trước hết tập trung vào các môn dạy tăng tiết, các lớp dạy tăng tiết, Hiệu
trưởng nhà trường phân công cho các phó Hiệu trưởng tập trung kiểm tra việc xây dựng
của các bộ môn, báo cáo khả năng thực hiện của từng bộ môn. Đối với môn nào xây
dựng xong, chương trình đảm bảo logic, khoa học, có khả năng áp dụng thì khuyến
khích đưa vào áp dụng ngay đối với việc dạy học tăng tiết.
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cũng động viên các bộ môn có tiết dạy ôn tập,
dạy ngoại khóa cũng tìm kiếm giải pháp để xây dựng dạy học theo chủ đề nhằm giúp
học sinh tự tìm tòi, khám phá, thể hiện hiểu biết của mình một cách tự giác, sáng tạo.
Chọn những tiết ngoại khóa nào có thể phát huy được kiến thức chung mà học sinh của
cả 3 khối 10,11,12 cùng có thể tham gia...
Từ những ý kiến chỉ đạo và sự quan tâm động viên của lãnh đạo nhà trường, các
tổ chuyên môn đã có sự tập trung làm việc tích cực, hoàn thành các chủ đề dạy học khá
phù hợp như môn Ngữ văn với dạy học tăng tiết theo chủ đề, môn Địa lí với ngoại khóa
cho học sinh ba khối về chủ đề biển, đảo Việt Nam, môn Lịch sử với chủ đề Hồ Chí
Minh với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, môn Toán với dạy ôn thi THPT theo
chủ đề,...
3. Kiểm tra, đánh giá bằng "sản phẩm"
Việc kiểm tra quá trình xây dựng dạy học theo chủ đề của các tổ chuyên môn
được lãnh đạo nhà trường thực hiện thông qua "sản phẩm". Sản phẩm ở đây có thể hiểu
là kết quả của quá trình xây dựng chương trình, giáo án giảng dạy và hiệu quả giảng dạy
của bộ môn đó.
Quá trình kiểm tra ghi nhận được sự tích cực của từng nhóm bộ môn, sự nhiệt
tình của từng giáo viên và sự tâm huyết trong ứng dụng, giảng dạy để tạo ra hiệu quả
như mong muốn.
Đánh giá hiệu quả giảng dạy thông qua việc thăm dò ý kiến học sinh, dự giờ tiết
dạy của giáo viên, kiểm tra hồ sơ, giáo án, kết quả kiểm tra tập trung, thi học kỳ của học
sinh.
16
Khi đã có kết quả, lãnh đạo nhà trường có bước chỉ đạo tiếp theo trong việc ứng
dụng "sản phẩm" đó như thế nào. Cách làm này gắn với hiệu quả làm việc của từng bộ
môn trong nhà trường đồng thời góp phần giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng dạy và
học của từng bộ môn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Tác động đến ý thức của từng giáo viên
Nếu như những năm trước đây nhiều giáo viên chưa quan tâm nhiều tới việc sinh
hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, xây dựng chương trình dạy học theo
chủ đề, ứng dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy... với lí do
học sinh yếu, ý thức tự học không cao, áp lực thi cử nặng nề, cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học không đáp ứng... thì từ sự chỉ đạo thiết thực, gần gũi của lãnh đạo nhà trường trong
năm học 2015-2016, giáo viên của trường đã có chuyển biến tích cực hơn.
Giáo viên đã nhận thấy rõ việc dạy học theo chủ đề, tập trung xây dựng chủ đề
đơn môn, áp dụng trước hết cho các tiết dạy tăng tiết, các tiết ôn tập, ngoại khóa vừa dễ
dàng xâu chuỗi kiến thức, thuận tiện để cho học sinh tiếp thu những kiến thức tổng hợp,
tránh được nhàm chán sáng học xong chiều học lại vừa thuận tiện cho giáo viên soạn
giáo án tổng hợp, đi sâu vào rèn luyện bài tập theo chủ đề cho học sinh, có thời gian để
kiểm tra đánh giá kiến thức tổng hợp và ứng dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại.
Ngay từ đầu năm học, các tổ bộ môn đã giao nhiệm vụ cho từng nhóm giáo viên
phối hợp để xây dựng dạy học theo chủ đề và tất cả các tổ đều thực hiện một cách tích
cực, một số bộ môn như Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí đã tạo được những sản phẩm
phù hợp để ứng dụng giảng dạy trong năm học.
2. Cải tiến được việc ứng dụng các phương pháp dạy học truyền thống và kết
hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Nhận thức được việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học
trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học
cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức
có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng
phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Nhiều
17
giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình
thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
Nhiều giáo viên đã vận dụng dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy
học nhận biết và giải quyết vấn đề) nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết
và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống
chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh
hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Trong thực tiễn dạy học, giáo viên đã
định hướng cho học sinh chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn gắn với thực
tiễn giúp các em vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn cuộc sống một cách tích
cực.
Bên cạnh đó giáo viên cũng đã vận dụng dạy học theo tình huống, dạy học định
hướng hành động. Sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ
dạy học
3. Cải tiến được hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn
Một hạn chế cơ bản của sinh hoạt chuyên môn lâu nay chưa giải quyết dứt điểm
là sinh hoạt theo sự vụ, ít đầu tư trao đổi về chuyên môn. Trong năm học 2015-2016,
các tổ chuyên môn của nhà trường đã tập trung nhiều cho việc rà soát, xây dựng phân
phói chương trình, xây dựng các chủ đề dạy học, biên soạn giáo án chung, dự giờ trao
đổi kinh nghiệm, thử nghiệm các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại.
Đa số các tổ chuyên môn đã đầu tư chuyên sâu hoạt động dạy học theo chủ đề,
biên soạn được hệ thống kiến thức, hệ thống đề kiểm tra đánh giá học sinh và đánh giá
được hiệu quả của từng chủ đề thông qua các bài kiểm tra chung, các bài thi học kỳ.
Chính vì vậy hoạt động dạy học theo chủ đề đã mang lại không khí tích cực trong hoạt
động tổ chuyên môn.
Giáo viên được chủ động, linh hoạt điều chỉnh trình tự tiết dạy, điều chỉnh thời
lượng cho từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh, dung lượng kiến thức của từng chủ
đề; tự xây dựng phương pháp dạy học thích hợp, xác định nội dung, kiến thức trọng tâm
18
ca tng bi, t ú, hng dn hc sinh i sõu khai thỏc nhng ni dung quan trng v
vn dng kin thc linh hot trong kim tra, thi c
4. Ci tin c cht lng dy v hc ca nm hc 2015-2016
4.1. So sỏnh kt qu hc k I v hc k II ca nm hc 2015-2016
S liu thng kờ hc k I nm hc 2015-2016
Khi
10
11
12
Tng
Tng s HS
512
433
376
1321
T l (%)
Gioỷi
55
35
29
119
9.01
Khaự
164
193
154
511
38.68
Xp loi
TB
199
170
169
538
40.73
Yeỏu
83
33
24
140
10.6
Keựm
11
2
0
13
0.98
Yeỏu
86
24
19
129
9.86
Keựm
14
0
0
14
1.07
S liu thng kờ hc k II nm hc 2015-2016
Khi
10
11
12
Tng
Tng s HS
509
424
375
1308
T l (%)
Gioỷi
40
61
36
137
10.47
Khaự
163
185
182
530
40.52
Xp loi
TB
206
154
138
498
38.07
ỏnh giỏ : T l hc sinh gii tng 1.46%; khỏ tng 1.84% , TB gim 2.66%, t
l yu gim 0.74%; kộm tng 0,09% so vi hc k I .
4.2. So sỏnh kt qu nm hc 2015-2016 vi nm hc 2014-2015
S liu thng kờ cui nm hc 2014-2015
Khi
10
11
12
Toồng
Tng s HS
450
399
474
1323
T l (%)
Gioỷi
30
50
39
119
8.99
Khaự
161
147
231
539
40.74
19
Xp loi
TB
195
151
184
530
40.06
Yeỏu
60
50
21
131
9.91
Keựm
3
1
0
4
0.3
Số liệu thống kê cuối năm học 2015-2016
Khối
Tổng số HS
10
506
11
421
12
375
Tổng
1302
Tỉ lệ (%)
Giỏi
46
48
37
131
10
Khá
172
203
180
555
42.6
Xếp loại
TB
200
150
143
493
37.8
Yếu
80
20
15
115
9
Kém
8
0
0
8
0.6
Đánh giá kết quả học lực của học sinh: T lệ học sinh giỏi tăng 1%; khá tăng
1.86% , TB giảm 2.26%, t lệ yếu giảm 1%; kém tăng 0,3% so với cùng kỳ năm học
2014 -2015
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua một năm thực hiện, lãnh đạo trường THPT Điểu Cải nhận thấy, việc chỉ đạo
của nhà trường là đúng hướng, thiết thực và có tác dụng tích cực. Tuy nhiên việc thực
hiện đề tài này căn cứ trên tình hình thực tế của từng nhà trường để áp dụng. Thiết nghĩ,
đối với những trường THPT có điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng của đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên và chất lượng học sinh tương tự như trường của chúng tơi thì có
thể áp dụng được. Trong điều kiện dạy và học như hiện nay, đổi mới dạy học như thế
nào để vừa theo kịp với xu hướng chung vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ
sở là vấn đề mà tập thể nhà trường cần quan tâm.
Đối với việc dạy học theo chủ đề, cần thiết phải tập trung thực hiện song phải chú
ý đến tính hiệu quả. Khơng nên chỉ đạo chung chung, làm việc chung chung, làm qua
loa chiếu lệ.
Dạy học theo chủ đề cũng chỉ phù hợp và hiệu quả với từng bộ mơn nhất định,
cho nên trong q trình chỉ đạo cần có kiểm tra, đánh giá và khuyến khích giáo viên ứng
dụng kết quả đó thì hiệu quả mới cao, mới cải thiện được kết quả chung của nhà trường.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005)
2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
3. Trần Đình Sử, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn,
trandinhsu.wordpress.com
4. Vụ Giáo dục Trung học, Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, Hà Nội, 2014
VII. PHỤ LỤC
21
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT THEO CHỦ ĐỀ
MÔN TOÁN – NĂM HỌC 2015 – 2016
----------
10 tuần x 5 tiết = 50 tiết
CÁC CHỦ ĐỀ TỪ ĐIỂM 1 ĐẾN ĐIỂM 7
Chủ đề
Nội dung
I . KHẢO SÁT HS VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
- Tìm các khoảng đơn điệu của HS theo dấu
1. Tính đơn điệu cực
của đạo hàm
trị của hàm số
- Xác định các điểm cực trị
- Tìm gtln – gtnn trên (a;b)
2. GTLN – GTNN của
- Tìm gtln – gtnn trên [a;b]
hàm số
3. Khảo sát HS
- HS bậc ba y = ax3 + bx2 +cx +d
- HS bậc bốn y = ax4 +bx2 +c
ax b
- HS y =
cx d
4. Tương giao giữa các - Viết PT tiếp tuyến
đồ thị
- Dựa vào đồ thị biện luận số nghiệm của PT
- HS mũ và HS lôgarit
II. HÀM SỐ MŨ VÀ
- PT mũ và PT lôgarit
LOGARIT
- BPT mũ và BPT lôgarit
- Bảng các nguyên hàm
- Các qui tắc tìm nguyên hàm
III. NGUYÊN HÀM
- Công thức Newton- Leibniz
VÀ TÍCH PHÂN
- Các PP tính tích phân
- Ứng dụng của tích phân
- Các phép toán về số phức
- Căn bậc hai của số phức
IV. SỐ PHỨC
- PT bậc hai với hệ số thực
- Tọa độ véc tơ trong không gian
- PT mặt phẳng trong không gian
V. PHƯƠNG PHÁP
- PT đường thẳng trong không gian
TỌA ĐỘ TRONG
- PT mặt cầu
KHÔNG GIAN
- Góc – Khoảng cách
- Diện tích tam giác – Thể tích tứ diện
- Tính giá trị của một biểu thức
VI. LƯỢNG GIÁC
- Giải phương trình lượng giác
22
Thời
lượng
06 tiết
01 tiết
02 tiết
02 tiết
01 tiết
03 tiết
03 tiết
03 tiết
04 tiết
03 tiết
VII. XÁC SUẤT
- Xác suất của một biến cố
- Nhị thức Newton
VIII. THỂ TÍCH
KHỐI ĐA DIỆN
- Thể tích khối lăng trụ , khối chóp
- Khoảng cách từ 1 điểm dến 1 mp, khoảng
cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau
03 tiết
- Giải 02 đề ôn thi ( Từ câu 1 đến câu 7)
Tổng
06 tiết
04 tiết
35 tiết
CÁC CHỦ ĐỀ TỪ ĐIỂM 8 ĐẾN ĐIỂM 10
Chủ đề
Nội dung
I. TỌA ĐỘ TRONG
MẶT PHẲNG
II. PHƯƠNG TRÌNH
– HỆ PHƯƠNG
TRÌNH
III. GTLN – GTNN
CỦA MỘT BIỂU
THỨC
Thời
lượng
- Các bài toán liên quan đến đường thẳng và
đường tròn
05tiết
- Ứng dụng tính đơn điệu để giải phương
trình và hệ phương trình
05 tiết
- Biểu thức hai biến
- Biểu thức ba biến
05 tiết
Tổng
15 tiết
GIÁO ÁN DẠY HỌC TĂNG TIẾT THEO CHỦ ĐỀ
MÔN NGỮ VĂN
23
PHÂN MÔN VĂN HỌC – HỌC KÌ MỘT
PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Những kiến thức chung về văn học dân gian (khái niệm, đặc điểm về nội dung và nghệ
thuật).
- Những kiến thức về thể loại (nhất là những thể loại đã được học).
- Những kiến thức về đoạn trích hoặc tác phẩm đã học.
- Nắm được những nét cơ bản của thi pháp ca dao Việt Nam. - Hiểu được vai trò và ý
nghĩa to lớn của văn học dân gian đối với văn học viết.
- Nắm được các phương diện văn học viết chịu sự tác động to lớn của văn học dân gian (về
nội dung và nghệ thuật )
2. Kĩ năng
- Ứng dụng đặc trưng của VHDG để đọc hiểu tác phẩm VHDG trong chương trình.
- Phân tích và chỉ ra tính nhân văn trong tác phẩm truyện dân gian.
- Phân tích và chứng minh được những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao trong tương
quan so sánh với thơ trong văn học viết.
(Chủ yếu khai thác những văn bản ca dao và thơ của bộ phận văn học viết trong chương trình
Ngữ văn 10)
- Biết cách đọc hiểu ca dao theo đúng đặc trưng thi pháp của nó; thấy được cái hay cái đẹp
của ca dao...
- Nhận diện được dấu ấn của văn học dân gian trong một số tác phẩm văn học viết
- Biết phân tích, chỉ ra vai trò và tác dụng của các yếu tố văn học dân gian trong các tác
phẩm văn học viết.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
-
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-
Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-
Năng lực giải quyết những tình huống học tập
b. Năng lực chuyên biệt:
-
Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm Văn học Dân gianViệt Nam thời kỳ đổi mới theo đặc
trưng thể loại
-
Năng lực sử dụng ngôn ngữ (nói, viết) để trình bày suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm của
cá nhân về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1. Thời gian thực hiện
-
Thực hiện trong 05 tuần: tuần 3, 4, 5, 8, 10
-
Số tiết thực hiện trên lớp: 15tiết
24
2. Chuẩn b của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, SGK
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Sưu tầm các tác phẩm VHDG có liên quan.
- Đồ dùng học tập liên quan
3. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Những đặc trưng cơ Lý giải được các đặc Vận dụng đặc trưng
bản của văn học dân trưng cơ bản của văn của văn học dân gian
gian.
học dân gian
để tìm hiểu một số
sáng tác dân gian
trong chương trình.
Tìm hiểu các môtip
dân gian trong ca dao,
tip truyện Tấm Cám,
các biểu tượng trong
cadao
Tính nhân văn trong
văn học và đặc trưng
các thể loại trong
truyện cổ dân gian
Chứng minh biểu
hiện của tính nhân
văn trong các tác
phẩm đã học.
Hiểu được biểu hiện Xác định vẻ đẹp của
của tính nhân văn con người trong từng
trong các tác phẩm tác phẩm cụ thể.
dân gian đã học.
Nhận biết đặc điểm Hiểu rõ thi pháp ca
thi pháp ca dao dân dao, cách đọc và tiếp
ca
cận ca dao theo
phương pháp hệ
thống
Xác định các biểu Vận dụng thi pháp ca
tượng và ý nghĩa biểu dao để tiếp cận một
tượng trong ca dao, bài cadao cụ thể.
công thức ngôn từ
Vai trò của văn học Hiểu được giá trị của Tìm những bài thơ, Chỉ ra nét đặc sắc của
dân gian với văn học VHDG trong nền văn văn có sử dụng chất các tác giả VHV
viết
học nói chung
liệiu của VHDG.
trong việc vận dụng
sáng tạo chất liệu
VHDG
C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV tổ chức cho HS hát dân ca, đối đáp giao duyên tạo môi trường sinh hoạt dân
gian.
Hoạt động 1: Học sinh hát đơn ca một vài bài hát dân ca.
25