Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ỐC CẠN (Gastropoda) TẠI XÃ ĐẠI ĐÌNH, HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ THÙY LINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ỐC CẠN
(Gastropoda) TẠI XÃ ĐẠI ĐÌNH, HUYỆN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC

1

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ THÙY LINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ỐC CẠN
(Gastropoda) TẠI XÃ ĐẠI ĐÌNH, HUYỆN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC

Ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành : D850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

2



HÀ NỘI, 2016

TS. HOÀNG NGỌC KHẮC
TS. NGUYỄN ĐÌNH TỨ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.
Hoàng Ngọc Khắc, TS. Nguyễn Đình Tứ cùng một số thầy cô giáo trong Khoa Môi
Trường đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thực tế, phương pháp luận,
đôn đốc kiểm tra trong suốt quá trình nghiên cứu của em. Em xin gửi lời cảm ơn
tới Ban lãnh đạo trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân
viên trong khoa đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã và người dân xã Đại Đình, huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo diều kiện giúp đỡ, cung cấp những tài liệu, thông
tin cần thiết cho bài khoá luận của em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và tất cả những người bạn,
những anh chị em đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và ủng hộ em về mặt
tinh thần và vật chất trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm
còn ít, nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô.
Sinh viên thực hiện
1
Trần Thị Thùy Linh

3



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong Đồ án là trung thực, khách quan và chưa
từng để bảo vệ ở bất kỳ hội đồng nào.
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Đồ án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong Đồ án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thùy Linh

4


5


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC HÌNH

7



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt/ký hiệu
ĐDSH
KBTTN
KVNC
NR-RV
OM
RTNTNĐ
UBND
VQG
VT

8

Nội dung diễn giải
Đa dạng sinh học
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu vực nghiên cứu
Nương rẫy và ruộng vườn
Ô mẫu
Rừng tự nhiên trên núi đất
Ủy ban nhân dân
Vườn Quốc gia
Vị trí


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế giới sinh vật trong đất vô cùng đa dạng và phong phú. Trong môi

trường đất ta có thể gặp đại diện của hàng chục ngành động vật có xương và
không xương sống khác nhau. Động vật không xương sống nói chung, động vật
Thân mềm nói riêng vô cùng đa dạng về hình thái, tập tính, sinh lý nên thích nghi
với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau.
Thân mềm (Mollusca) được biết đến với khoảng 130.000 loài, phân bố rộng
khắp. Trong ngành Thân mềm, lớp Chân bụng (Gastropoda) là lớp đa dạng và
phong phú nhất, có khoảng 90.000 loài, chiếm khoảng 70% tổng số loài Thân mềm.
Lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là một trong 7 lớp thuộc Ngành thân
mềm (Mollusca) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái và giá trị thực tiễn
đối với con người. Trong lớp Chân bụng có 3 phân lớp: Phân lớp Mang trước
(Prosobranchia), phân lớp Mang sau (Opisthobranchia) và phân lớp Có phổi
(Pulmonata). Trong 3 phân lớp này, phân lớp Mang sau hoàn toàn ở biển, phân lớp
Mang trước tỷ lệ loài sống ở nước chiếm phần lớn còn một số ở cạn, phân lớp
Pulmonata sống trên cạn. Đặc biệt nhóm ở cạn với các môi trường sống đặc trưng
đã hình thành nên đa dạng cao. Rất nhiều loài trong số chúng là nguồn thực phẩm
quan trọng đối với con người [4]. Trong hệ sinh thái, ốc cạn là thành phần không
thể thiếu trong chuỗi và lưới thức ăn, đặc biệt với một số loài chim, loài thú ăn thịt
nhỏ. Trong chu trình phân giải vật chất, ốc cạn là nhóm ăn thực vật bậc thấp và
mùn bã ở tầng thảm mục. Tuy nhiên nhiều loài trong số chúng là vật chủ trung
gian, lan truyền gây bệnh cho con người và động vật [31]. Ngoài ra, một số loài có
thể phá hoại mùa màng (ốc sên - Achatina fulica) [31]. Ở Việt Nam các nghiên
cứu về Thân mềm Chân bụng còn hạn chế, nhiều vùng chưa có dẫn liệu. Các
nghiên cứu tuy từ rất sớm nhưng kéo dài nhiều thế kỷ, kết quả nghiên cứu chưa
phản ảnh đầy đủ về đa dạng, đặc trưng về hình thái, kích thước, phân loại, phân
bố, giá trị trong thực tiễn.
9


Các nghiên cứu cho thấy vùng núi đá là nơi tập trung nhiều ốc cạn, kể cả
số lượng loài cũng như số lượng cá thể. Khu di tích danh thắng Thiền viện Trúc

Lâm – Tây Thiên nằm trải dài theo sườn Tây Bắc thuộc vùng núi Tam Đảo tại xã
Đại Đình là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Tam Đảo, với độ cao từ 250m
đến 300m so với mực nước biển. Có diện tích rộng khoảng 4,5ha, rừng ngoại vi
rộng 50ha. Với địa hình là núi là chủ yếu nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều
các dẫn liệu về Thân mềm Chân bụng ở khu vực này. Vì vậy, nghiên cứu về thành
phần loài ốc cạn góp phần cho thấy sự đa dạng sinh học ở khu vực và những tác
động của môi trường xung quanh đến môi trường sống của chúng. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn
(Gastropoda) tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo , tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Về lý luận
Xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu về đa dạng sinh học ốc cạn ) tại xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tại vị trí khu di tích danh thắng Thiền viện
Trúc Lâm – Tây Thiên qua đó đã xác định mối quan hệ giữa ốc cạn với môi
trường sống là cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương đề ra biện pháp
quản lý và phát triển đa dạng sinh học nói chung và ốc cạn nói riêng ở tỉnh Vĩnh
Phúc.
2.2. Về thực tiễn
Xác định được thành phần loài ốc cạn (Gastropoda) tại xã Đại Đình, huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tại vị trí khu di tích danh thắng Thiền viện Trúc Lâm –
Tây Thiên.
Tìm hiểu được đặc điểm phân bố của ốc cạn ở các sinh cảnh (các loại sinh
cảnh rừng, các loại độ cao - địa hình).
3. Nội dung nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu

10



+ Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài ốc cạn (Gastropoda) ) khu di
tích danh thắng Thiền viện Trúc Lâm – Tây Thiên tại xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Tìm hiểu về đặc điểm phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh, độ cao.
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của ốc cạn
(Gastropoda) ) khu di tích danh thắng Thiền viện Trúc Lâm – Tây Thiên tại xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Đề xuất biện pháp bảo tồn ĐDSH ở khu vực nghiên cứu.

- Về đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài ốc cạn (Gastropoda).
+ Địa điểm: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu tại khu di tích danh thắng
Thiền viện Trúc Lâm – Tây Thiên tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ 27/02/2016 đến 01/06/2016.

4. Bố cục của Đồ án
Phần mở đầu: Tính cấp thiết của Đồ án, mục đích nghiên cứu
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận, khuyến nghị.

11


12


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Đại Đình là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Tam Đảo, tổng diện
tích tự nhiên của xã là 3455 ha. Trong đó diện tích trồng trọt là 512ha, còn lại là
đất đồi rừng, thổ cư và ao hồ. [19]
Khu di tích danh thắng Thiền viện Trúc Lâm – Tây Thiên nằm trải dài theo
sườn Tây Bắc thuộc vùng núi Tam Đảo tại xã Đại Đình là xã miền núi nằm ở phía
Bắc của huyện Tam Đảo, với độ cao từ 250m đến 300m so với mực nước biển. Có
diện tích rộng khoảng 148ha. [19]
+ Phía Đông xã giáp Vườn Quốc gia Tam Đảo.
+ Phía Tây xã giáp xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương.
+ Phía Nam xã giáp các xã Hoàng Hoa huyện Tam Dương, xã Tam Quan
huyện Tam Đảo.
+ Phía Bắc xã giáp các xã Đạo Trù, Bồ Lý thuộc huyện Tam Đảo
Cách Hà Nội 60 km theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai rồi rẽ vào đường
đi Vĩnh Yên – Tam Đảo là đến khu di tích danh thắng Thiền viện Trúc Lâm – Tây
Thiên.
Xã có tuyến đường tỉnh lộ 302 chạy qua, tạo thuận lợi cho Đại Đình trong
quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội.

13


Hình 1. Bản đồ hành chính xã Đại Đình – huyện Lập Thạch
tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.2. Một số nét khái quát về địa hình
Địa hình của Đại Đình khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền
núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Các vùng của xã chạy dài theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn

lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển Kinh tế - Xã hội,
nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. Nổi bật với địa hình vùng núi
bởi khu di tích danh thắng Thiền Viện Trúc Lâm – Tây Thiên, vùng rừng tạo cảnh
14


quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển
du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.
1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu, thời tiết
Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế
trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ
mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.
+Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn
về nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng Tam Đảo, có độ cao 1.000 m so với
mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 18,4 0C.
+ Lượng mưa: Vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân
bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau)
chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
+ Số giờ nắng: tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ.
Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có ít giờ nắng nhất là
tháng 3.
+ Chế độ gió: trong năm có hai loại gió chính là gió đông nam, thổi từ
tháng 4 đến tháng 9; và gió đông bắc, thổi từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm
sau.
+ Độ ẩm không khí: độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung, độ ẩm
các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa vùng núi với vùng trung du và
đồng bằng.
+ Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm. Từ

tháng 4 đến tháng 9, lượng bốc hơi bình quân trong một tháng là 107,58 mm; từ
tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.[19]
- Thủy văn :
Chủ yếu là hệ thống sông Phó Đáy và các con suối nhỏ ở các chân núi.
Những năm gần đây, rừng được bảo vệ tốt hơn nên nguồn sinh thuỷ được cải
15


thiện, nguồn nước tương đối dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi về tưới nước,
phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
+ Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu là các sông suối, ao, hồ. Hiện nay,
trên địa bàn huyện đã được xây dựng một số hồ nước tương đối lớn phục vụ cho
phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương với dung tích chứa 23 triệu m 3, Hồ Làng
Hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành dung tích 2 triệu m 3, Theo đánh giá của Công ty
khai thác các công trình thuỷ lợi cho thấy chất lượng nguồn nước mặt ở tất cả
các hồ chứa đều khá tốt, có thể khai thác, xử lý để cung cấp nước cho sinh hoạt.
+ Nước ngầm: Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về khai thác nước ngầm
nhưng qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng khoan của nhân
dân khá tốt. Do vậy có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở Tam Đảo
tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt.[19]
1.1.4. Đất đai – Thổ nhưỡng
Xã Đại Đình có tổng diện tích tự nhiên của xã là hơn 3455 ha. Trong đó
diện tích trồng trọt là 512ha, còn lại là đất đồi rừng, thổ cư và ao hồ.
Biểu 1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của xã Đại Đình [20]
Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.2 Đất lâm nghiệp
2. Đất phi nông nghiệp

2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên
dụng
3. Đất chưa sử dụng

16

Diện tích (ha)
3455,09
2729,70
525,86
2203,84
725,39
62,82
175,11
20,56
17,68

Cơ cấu (%)
100,00
79,0052
15,21986
63,78531
20,9948
1,818187
5,068175
0,595064

0,511709

449,22

13,10069

0

0


1.1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội
- Dân cư : Xã Đại Đình có diện tích 3455 ha, được chia thành 15 thôn, dân
số năm 2011 là 9436 người (dự báo 2020 là 10505 người), mật độ dân số đạt 273
người/km² [19].
- Dân tộc, tôn giáo: Toàn xã có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống
như: Kinh, Sán Dìu, Thái, Mường, Dao. Địa bàn xã có 02 đạo chính là Thiên Chúa
giáo và Phật giáo [19].
- Kinh tế - xã hội: Ngày nay trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng bộ
và nhân dân các dân tộc xã Đại Đình hăng hái thi đua lao động sản xuất, đạt
được nhiều kết quả tích cực. tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14 –
15%/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 350kg/người/năm, thu nhập
bình quân đầu người 11,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển
biến rõ rệt, nhờ có tiềm năng, lợi thế về du lịch tâmlinh, tín ngưỡng, sinh thái mà
ngành dịch vụ - du lịch ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành kinh tế.
Năm 2011, du lịch – dịch vụ chiếm 34%, nông lâm thủy sản chiếm 42% và công
nghiệp – xây dựng chiếm 24%. Giá trị sản xuất nông nghiệp 5 năm qua của xã đạt
70,7 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải đạt
40,657 tỷ đồng. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch năm năm trở lại đây đạt 60
tỷ đồng. Bằng nguồn vốn đối ứng của địa phương và hỗ trợ của nhà nước, xã đã

xây mới được 05 trường học (02 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường
THCS) trong đó có 01 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Xây
dựng trạm y tế xã bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tỷ
lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1- 1,2%/năm. Hệ thống mạng lưới điện được nâng
cấp cải thiện, hệ thống đường giao thông cơ bản được bê tông hóa trục chính tạo
thuận lợi cho nhân dân trong xã giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ
cho phát triển du lịch.
An ninh, trật tự an toàn xã hội luôn đảm bảo. Hàng năm xã thực hiện tốt
công tác dân vận, hoàn thành tốt việc quyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và

17


công tác huấn luyện dân quân tự vệ, nhiều năm ban CHQS xã được cấp trên khen
thưởng và tặng nhiều bằng khen.
Xã Đại Đình được tỉnh, huyện đầu tư nhiều công trình trọng điểm như: Khu
trung tâm Văn hóa lễ hội Tây Thiên, Bảo Tháp, chùa Thiên Ân, làng văn hóa du
lịch cộng đồng (thôn Đồng Thỏng), quy hoạch, trùng tu tôn tạo lại các nhà đền
thuộc Khu danh thắng Tây Thiên…hiện nay, các hạng mục công trình đang được
triển khai xây dựng và hoàn thiện. Khi đi vào hoạt động đây sẽ là những điểm du
lịch tâm linh, tín ngưỡng thăm quan thắng cảnh lý tưởng thu hút du khách thập
phương trong và ngoài nước. Dự kiến trước năm 2020 Tây Thiên sẻ trở thành thị
trấn và là Trung tâm lễ hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khu di tích danh thắng Thiền viện Trúc Lâm – Tây Thiên tại xã Đại Đình là
một xã tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14 – 15%/năm, lương thực
bình quân đầu người đạt 350kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người 11,2
triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt, nhờ có tiềm
năng, lợi thế về du lịch tâm linh, tín ngưỡng, sinh thái mà ngành dịch vụ - du lịch
ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành kinh tế. Năm 2011, du lịch – dịch
vụ chiếm 34%, nông lâm thủy sản chiếm 42% và công nghiệp – xây dựng chiếm

24%. Giá trị sản xuất nông nghiệp 5 năm qua của xã đạt 70,7 tỷ đồng, giá trị sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải đạt 40,657 tỷ đồng. Tổng thu
nhập từ hoạt động du lịch năm năm trở lại đây đạt 60 tỷ đồng [19].
1.2.

Tổng quan về ốc cạn

1.2.1. Đặc điểm phân loại

Ốc cạn là một tên gọi chỉ chung cho bất kỳ trong vô số các loài ốc sống trên
đất. Ốc đất là động vật thân mềm bụng có vỏ sống ở trên cạn (những con không có
vỏ được gọi là sên trần.) Trong thực tế nhiều trường hợp khó để phân loại vì một số
loài ốc có thể sống được trong hai môi trường cả nước và đất.
Các loài ốc cạn được phát hiện có thể xác định ngay dựa vào các đặc điểm
hình thái của vỏ, các dấu hiệu được sử dụng nhiều trong mô tả, sự xoắn của vỏ
ốc là tính chất phức tạp trong vỏ ốc. Sự tiến hóa hay thoái hóa của dạng ống đã
tạo nên vỏ xoắn quen gọi là vòng xoắn. Các vòng xoắn chụm lại ở giữa trục
(axis), trục này chạy xuyên suốt trung tâm gọi là trụ giữa (central pillar) của vỏ.
18


Vòng xoắn có thể rộng nhanh hay chậm và được tách ra thành đường liên
tục gọi là đường xoắn (suture). Một vài loài vỏ mỏng có đường thứ sinh hay một
đường rộng (broad), thêm vào một dãy mờ đục (opaque) bên cạnh đường xoắn
như đường xoắn kép. Hầu như trong các mẫu vỏ, vòng xoắn rộng nhất là vòng
xoắn cuối (last whorl). Đỉnh của vòng xoắn (apex), đối diện với đáy (base). Phần
mở ra bên ngoài của vỏ gọi là miệng vỏ (aperture) [9], [12].


Vỏ ốc

Vỏ ốc là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng quanh một trục tạo
nên các vòng xoắn. Vỏ ốc có thể lớn, trung bình hay nhỏ. Hình dáng vỏ rất đa
dạng có thể là hình cầu, hình nón, dạng xoắn, hình trụ, dạng con quay dạng quay
dạng xoắn dài, dạng cuộn trong,... Vỏ có thể dày hay mỏng, chắc chắn hay không
trong suốt hay mờ đục. Vỏ có màu sắc rất đa dạng, mỗi loài, thậm chí mỗi cá thể
trong loài có màu sắc khác nhau. Màu sắc trên vỏ ốc cạn thường được trang trí ở
hầu hết theo kiểu các dãy băng xoắn màu hẹp hay rộng hay có sọc. Vỏ có thể
không có trang trí màu gọi là không màu. Vỏ có thể đục hay mờ và bóng láng hay
xỉn. Dạng trong suốt như một dạng kết hợp giữa mờ và bóng láng giống như
mảnh thủy tinh. Màu sắc cùng với các hoa văn gặp ở hầu hết các loài ốc cạn có
thể đặc trưng cho các taxa bậc giống hay phân giống. Trong cùng một loài, vẫn
có sự sai khác đáng kể về màu sắc và hoa văn trên vỏ ốc, nguyên nhân có thể do
môi trường sống, yếu tố mùa trong năm và đáng chú ý là giai đoạn còn non có
nhiều thay đổi so với trưởng thành [1], [12], [18].
Vỏ thường xoắn hình hoặc xoắn trong một mặt phẳng, có khi có nắp vỏ
(vẩy), hoặc không có nắp vỏ. Vỏ có thể bị tiêu giảm ở nhiều mức độ: Vỏ không chứa
đủ phần thân (giống Carinaria), vỏ bé và một phần bị vạt áo phủ (giống Aplysia),
vạt áo phủ kín vỏ bé ở trong (giống Aplysia, sên trần Limax), vỏ tiêu giảm chỉ còn
vụn đá vôi rải rác (sên trần Arion) hoặc mất hoàn toàn dấu vết của vỏ [1], [3]

19


Hình 1.1. Cấu tạo ngoài của vỏ ốc cạn [12]

20


Thông thường vỏ cuộn có thể được mô tả như sau: Dạng chóp dài
(elongate - tapering) có phía bên vuốt thon rộng cho tới đỉnh. Dạng gần trụ

(subcylindric) gần như dạng cylindric nhưng cạnh bên không song song. Dạng
hình trụ (cynlindric) có hình trụ, các rãnh xoắn gần như vuông góc với cạnh bên
và có đỉnh vỏ dày. Dạng nón ôvan (conic - ovate) có dạng nón trứng. Dạng gần
ôvan (subovate) có dạng gần ôvan, phía bên của vòng xoắn lồi hơn. Dạng ôvan
dài (elongate - ovate). Dạng xoắn ốc dẹt (depressed - heliciform) có vỏ ngắn
nhưng rộng. Dạng xoắn ốc (heliciform) có chiều cao và chiều rộng xấp xỉ nhau.
Dạng xoắn ốc nón (conic - heliciform) cũng giống dạng heliciform nhưng có các
vòng xoắn hình côn nhiều hơn [12], [18].

• Đỉnh vỏ
Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng, là nơi hình thành các vòng xoắn
đầu tiên của vỏ (cong gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thường rất nhỏ
và nhắn. Đỉnh vỏ có thể nhọn, tù hoặc tầy.


Kích thước vỏ
Kích thước vỏ là đặc điểm dùng nhiều trong mô tả và nhận dạng các taxon
bậc, loài, giống. Các số đo quan trọng về kích thước của vỏ ốc cạn gồm: chiều cao
hay chiều dài (tính từ đỉnh vỏ đến vành miệng, không tính bờ vành môi), chiều
rộng (khoảng cách rộng ngang lớn nhất), chiều cao tháp ốc, chiều cao và chiều
rộng miệng vỏ. Dựa vào kích thước vỏ có thể phân chia ốc cạn thành: nhóm kích
bé (dưới 20 mm) và nhím kích thước lớn (trên 20 mm).



Các vòng xoắn
Các vòng xoắn bao gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối
cùng, trừ lỗ, miệng. Các vòng xoắn có thể là thuận hay ngược chiều kim đồng hồ,
có nhiều loài ốc xoắn ngược và có nhiều loài có cả hai kiểu xoắn; tròn đều, phồng
lên hay phình ra ở phần dưới. Các vòng xoắn có khi nhẵn, có khía; gờ dọc, gờ

vòng hay gờ hình cánh cung. Trên các vòng xoắn có thể có hay không có hoa văn
trang trí, đường viền có gai hay nốt sần, có lông hoặc không [12], [18]. Số vòng
xoắn của vỏ ốc cũng thay đổi từ con non đến con trưởng thành [3].
21




Miệng vỏ
Miệng vỏ là nơi vỏ ốc thông với bên ngoài. ở vùng miệng vỏ có thể phân
biệt bờ trục (bờ trong hay bờ ngoài) và vành miệng ngoài (bờ ngoài hay bờ trên).
Có thể phân biệt góc trên và góc dưới lỗ miệng vỏ. Hình dạng lỗ nguyệt thay đổi;
có thể xiên, bầu dục, hình thoi, hình thang, hình ovan, hình bá nguyệt, hình quả
lê,.. Bờ viền của miệng là môi, được chia thành bốn khu vực: bên ngoài môi, gốc
môi (basa lip), trụ môi (columellar lip) và môi trong vách (parietal lip). Trong
hầu hết các vỏ, môi trong vách không phân biệt, được tách rời hay nối liền đi
trước vòng xoắn và chỉ với một lớp mỏng có thể chai. Phía ngoài và gốc môi
trong đặc thù có thể dày, loe ra hay cuộn lại. Miệng có thể một hay nhiều hơn các
mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo vị trí của chúng. Gờ vành
miệng ngoài có thể kiên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ. Lỗ miệng có nắp miệng hay
không [9], [12].



Trụ ốc và lỗ rốn
Trụ ốc là do các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên. Trụ ốc có thể rỗng
và mở ra ngoài gần miệng tạo thành lỗ rốn, có khi trụ ốc lại đặc không tạo lỗ rốn.
Lỗ rốn có thể rộng hay hẹp, có thể nông hay sâu. Trong phân loại và nhận dạng,
có thể phân biệt các dạng lỗ rốn: dạng đóng, dạng viết lõm. Ngoài tỷ lệ giữa kích
thước lỗ rốn so với chiều rộng vỏ cũng là đặc điểm rất có giá trị chẩn loại. Lỗ rốn

được hình thành do trụ ốc rỗng và mở ra ngoài gần miệng vỏ, có khi trụ ốc không
rỗng vì thế vỏ không có lỗ rốn. Trong định loại và nhận dạng, có thể phân biệt 3
dạng lỗ rốn: dạng đóng, dạng vết lõm và dạng mở (rộng hoặc hẹp). Ngoài ra, tỷ lệ
giữa kích thước lỗ rốn so với chiều rộng vỏ là đặc điểm rất có giá trị chẩn loại.

A: Dạng đóng
22

B: Dạng vết lõm

C, D: Dạng mở


Hình 1.2. Hình dạng các kiểu lỗ rốn [12]
1.2.2.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Trên thế giới hiện nay, đặc điểm sinh học và sinh thái học của ốc cạn ngày
cành được chú ý nghiên cứu, đặc biệt là những loài có giá trị thực tiễn và những
loài thường xuyên gây hại. Các loài ốc cạn phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình và
sinh cảnh khác nhau. Trên môi trường cạn, ốc và sên trân thường ưa sống ở
những nơi ẩm ướt, giàu mùn bã thực vật, rêu và tảo. Kích thước cơ thể của ốc
cạn dao động trong khoảng tương đối lớn, từ một hoặc vài mm (ở họ
Vertiginidae, Euconulidae) hàng chục cm (Camaena, Achatina, Amphidromus)
[1], [5]. Phần lớn các loài ốc cạn trong lớp Mang trước thường đơn tính, trong
khi ở phân lớp Có phổi thì lưỡng tính. Đối với các loài ốc can đơn tính, có ít sự sai
khác về hình thái ngoài giữa con đực và con cái, tỷ lệ đực cái trong quần thể cũng
thường ít giao động [1], [6].
Trong số các môi trường sống, rừng tự nhiên rừng trên núi đá granit, đá
vôi có nhiều yếu tố thuận lợi cho ốc cạn sinh sống, tầng thảm mục dày, độ ẩm cao,

có nhiều khe đá ẩm ướt, hàm lượng canxi cao giúp hình thành lớp vỏ. Vào mùa
mưa, các hoạt động kiếm ăn, sinh sản diễn ra mạnh hơn. Trong khi đó với mùa
lạnh và khô, do môi trường sống không thuận lợi (về nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn…)
chúng có thời kỳ ngừng hoạt động (ngủ đông). Nhiều loài trong nhóm ốc có phổi,
lỗ miệng không có nắp miệng được bít kín bằng một màng được làm bằng chất
nhày do chúng tiết ra [8].
Đặc điểm phân bố theo vành đai độ cao của ốc cạn phụ thuộc vào điều kiện
sống như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, nguyên liệu tạo lớp vỏ. Ở vùng núi, phần lớn
các loài ốc cạn tập trung phân bố (cả số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi
loài) ở khu vực chân núi và sườn núi, tính đa dạng giảm rõ rệt ở khu vực đỉnh núi
[6]. Các sinh cảnh tự nhiên như rừng, núi, đá vôi, hang động... có rất nhiều yếu tố
thuận lợi cho ốc cạn sinh sống. Ngược lại, môi trường tác nhân như nương rẫy,
khu dân cư, đất trồng trên nền rừng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn
ngày... Tính đa dạng sinh học giảm đi do tác động của con người thường theo
hướng bất lợi cho sinh vật, nhiều đặc tính của môi trường bị biến đổi. Phân bố
23


của ốc cạn giữa sinh cảnh tự nhiên và nhân tác có sự khác nhau rõ rệt. Sự phát
tán của ốc cạn thường mang tính chủ động, chúng di chuyển và mở rộng khu vực
sống và tìm môi trường thích hợp để sinh sống. Trong tự nhiên, các loài ốc cạn
thường hoạt động mạnh vào ban đêm.
1.3.

Lịch sử nghiên cứu ốc cạn

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ốc cạn trên thế giới

Việc nghiên cứu ốc cạn trên thế giới về khía cạnh phân loại học, đặc điểm
sinh học, phân bố và sinh sản đã được tiến hành khá sớm và rộng rãi ở nhiều

quốc gia thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước xung quanh Việt Nam
như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan… Nghiên cứu
sớm nhất có thể kể đến nhà khoa học người Hy Lạp, Aristotle (384-322 trước
công nguyên) và sau đó người đưa ra hệ thống phân loại sinh vật chuẩn xác hơn
là nhà khoa học nổi tiếng Linnaeus trong ấn phẩm “Hệ thống tự nhiên”, xuất bản
lần đầu tiên năm 1735 [26]. Đây là giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu cơ bản về
sinh vật nói chung và về ốc trên cạn nói riêng vì thế số lượng nhà nghiên cứu còn
ít, trong phạm vi nghiên cứu hẹp, chủ yếu thực hiện trong các nhà bảo tàng và
một số quốc gia Châu Âu [27].
Từ giữa cuối thế kỷ XVIII, bằng việc sắp xếp hệ thống tên cho các bậc phân
loại, Linnaeus (1758) đã định tên cho ngành Thân mềm (Mollusca), Cuvier (1795)
đã xác định tên cho lớp Chân bụng (Gastropoda). Trong thế kỷ XVIII, kết quả
nghiên cứu về ốc cạn chỉ mới dừng lại trong phạm vi xây dựng hệ thống phân
loại tới ngành và lớp là chủ yếu, các nghiên cứu sâu hơn về giải phẫu học và phân
loại tới giống, loài hầu như chưa làm được [22], [27].
Đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XXI là thời kỳ phát triển mạnh của ngành
khoa học nghiên cứu cơ bản về sinh vật nói chung và ốc cạn nói riêng.
Hiện nay, Thân mềm Chân bụng đang là đối tượng được khai thác rất
nhiều. Điển hình, Pháp là một trong những quốc gia nuôi ốc sên từ những năm 80
của thế kỷ XX. Điều này vừa mang lại những giá trị kinh tế rất lớn cho người
Pháp vừa có tác dụng trong việc bảo tồn nguồn gen của ốc sên. Sản lượng ốc sên
của Pháp lên tới 40.000 tấn năm. Tuy nhiên các cơ sở chế biến của Pháp vẫn phải
24


nhập khẩu ốc sên từ các nước khác như: Hi Lạp, Indonesia, Thổ Nhĩ Kì, Cộng hòa
Séc, Philippine Islands [21]
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ốc cạn ở Việt Nam

Việc nghiên cứu ốc cạn ở Việt Nam và Đông Dương nói chung diễn ra từ rất

sớm nhưng còn nhiều hạn chế, chủ yếu do các tác giả nước ngoài thực hiện, nghiên
cứu đầu tiên được biết đến là từ đầu thế kỷ XIX. Theo tài liệu của Fischer và
Dautzenberg (1891), các dẫn liệu đầu tiên về ốc cạn ở Việt Nam đã có trong các công
trình khảo sát về trai ốc vùng Đông Dương của Souleyet trong thời gian từ 1841 đến
1842. Trong giai đoạn này, những dẫn liệu về ốc cạn ở khu vực phía Bắc Việt Nam
còn rất ít. Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam, đã phát hiện 448 loài và
phân loài ốc cạn, đã công bố trong 83 tài liệu công bố từ năm 1841 đến 1900. Tuy
nhiên thành phần loài ốc cạn ở Việt Nam trong thời gian này còn chưa đầy đủ và
cần phải xem xét về phân loại học [17].
Trong thời gian đầu thế kỷ XX, từ 1901 đến 1975, chiến tranh vẫn diễn ra ở
Việt Nam, việc nghiên cứu ốc cạn cũng như các nhóm ốc khác ở Đông Dương hầu
như ngừng lại. Các công trình trong giai đoạn này bổ sung 82 loài cho khu hệ ốc
cạn ở Việt Nam trong tổng số 103 loài thống kê được ở Việt Nam. Trong đó nhiều
loài mới được tìm thấy trên các đảo ven bờ và vùng núi Nghệ An. Các nghiên cứu
cũng chỉ tập trung vào xác định thành phần loài. Ngoài ra, căn cứ dùng trong
phân loại nhóm ốc cạn có nhiều thay đổi vì vậy những số liệu của giai đoạn này
và trước đó cần được xem xét [17].
Sau chiến tranh rất lâu, các công trình về ốc cạn mới tiếp tục được nghiên
cứu, với một số công trình của các tác giả nước ngoài. Tiêu biểu cho giai đoạn
này là công trình khảo sát về thành phần loài và phân bố ốc cạn ở một số khu vực
phía Bắc Việt Nam như: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa), vườn
quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Phủ Lý (Hà Nam), một số đảo thuộc Vịnh Hạ
Long, dãy núi đá vôi khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) và ở đảo Cát Bà của
Vermeulen và Maassen (2003) trong chương trình khoa học quốc tế FFI (Flora
and Fauna International). Tuy thời gian khảo sát không dài và địa bàn khảo sát
hạn chế, song công trình đã công bố 259 loài và phân loài thuộc 23 họ, 77 giống.
25



×